LÝ THUYẾT KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩymạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác
Trang 1BUỔI 42: CHUYÊN ĐỀ VÙNG ĐỊA LÍ KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ
I LÝ THUYẾT
KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU:
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh
tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường
1 Khái quát chung
- Gồm 6 tỉnh, diện tích toàn vùng được xếp loại nhỏ so với các vùng khác (Chỉ chiếm 7,15% diện tích cả nước)
- Có huyện đảo Côn Sơn – là huyện đảo tiền tiêu của tổ quốc
- Vị trí địa lí:
+ Phía tây & tây bắc giáp Campuchia
+ Phía đông bắc giáp Tây Nguyên
+ Phía đông giáp Duyên Hải Nam Trung Bộ
+ Phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long
- Thế mạnh về tài nguyên khoáng sản: Dầu và khí tự nhiên trên thềm lục địa => Là vùng khai
thác dầu khí lớn nhất cả nước…
- Là vùng đi đầu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước
- Có giá trị sản xuất công nghiệp lớn thứ 2 cả nước => Vùng giàu có nhất cả nước Do khai
thác thành công thế mạnh của vùng
- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải & thông tin liên lạc
2 Trong công nghiệp
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, nổi bật: Ngành công nghiệp điện
tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm,…
- Việc phát triển công nghiệp vùng đòi hỏi:
* Tăng cường cải thiện và phát triển nguồn năng lượng (NỔI BẬT NHẤT, ƯU TIÊN
HÀNG ĐẦU):
+ Xây dựng các nhà máy thủy điện: Trị An trên sông Đồng Nai, thủy điện Thác Mơ trên sông
Bé, Cần Đơn trên sông Bé,…
+ Đường dây 500kV từ Hòa Bình vào Phú Lâm (TP.HCM) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng
+ Phát triển các nhà máy điện tuốc – bin khí: Phú Mỹ (có tổng công suất lớn nhất và quan trọng nhất), Bà Rịa, Thủ Đức
+ Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các KCN, khu chế xuất (Nhằm thu hút mạnh NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG & NGOÀI NƯỚC)
* Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài => NÂNG CAO CƠ HỘI THU HÚT VỐN, chú trọng các
ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt là ngành hóa dầu trong tương lai
Các yếu tố: Các KCN, KCN được xây dựng (THU HÚT VỐN) + Nguồn lao động (nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật) + Sử dụng công nghệ cao + Nguyên liệu nhập + Sản xuất
hướng ra xuất khẩu, TĂNG CƯỜNG CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG,… => Tạo ra sự thay
đổi lớn trong cơ cấu ngành & cơ cấu lãnh thổ công nghiệp, duy trì mức tăng trưởng công nghiệp cao ở Đông Nam Bộ
Trang 23 Trong dịch vụ
- Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng với các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng:
+ Là vùng có cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại nhất cả nước
+ Có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cao nhất cả nước
+ Có các trung tâm du lịch quốc gia và vùng,…
- Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH
4 Trong nông – lâm nghiệp
4.1 Nông nghiệp
Là vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước
Là vùng thích hợp để trồng cả 2 loại cây lâu năm và hàng năm, đặc biệt hơn cả là cây lâu năm
Là vùng trồng điều lớn nhất cả nước
Là một miền đất cao, chủ yếu là đất bazan (Thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây CN lâu năm và cây ăn quả) và đất xám phù sa cổ (Thích hợp để trồng một
số loại cây ăn quả, điều, cao su, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu lương thực, đặc biệt
là sắn), tuy nhiên, tỉ lệ đất phù sa không lớn lắm
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng (SGK & Atlat)
với vai trò giúp
Cung cấp nước tưới cho sản xuất & sinh hoạt
Giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô
Làm tăng hệ số sử dụng đất trồng
Làm tăng khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng
- VIỆC THAY ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG (Thay thế cao su già cỗi, năng suất thấp bằng các
giống cao su nhập có năng suất cao) nhờ thế sản lượng không ngừng tăng lên Ngoài ra, vùng còn trồng với quy mô lớn các loại cây khác và chiếm vị trí hàng đầu trong cả nước
4.2 Lâm nghiệp
- Diện tích rừng không còn nhiều
- Cần được bảo vệ nhất là ở vùng thượng lưu các con sông để giữ nước ngầm, môi trường sinh thái và vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
5 Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
Là vùng có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển dù chỉ có 2 địa phương giáp với biển (TP.HCM & Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Khai thác dầu khí đóng vai trò quan trọng nhất:
+ Giúp phát triển ngành công nghiệp năng lượng
+ Giúp phát triển mạnh nền công nghiệp của vùng
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng
=> Cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
- Phát triển giao thông vận tải biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu
- Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải, Cần Giờ,…
- Có xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản (Chiếm tỉ trọng thấp hơn so với các loại hình kinh tế biển còn lại)
Trang 3II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp
Câu 2: Đông Nam Bộ có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ chủ yếu do
chú trọng phát triển ngành
A lọc, hóa dầu và dịch vụ dầu khí B công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng.
C sản xuất máy móc công nghệ cao D giao thông vận tải bằng đường biển.
Câu 3: Thế mạnh tự nhiên tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ là
A dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
B tài nguyên rừng phong phú, đa dạng.
C tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa lớn.
D đất phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm
Câu 4: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng kinh tế có thế mạnh tương đồng về
A khai thác tài nguyên khoáng sản B phát triển chăn nuôi gia súc.
C trồng cây công nghiệp lâu năm D khai thác gỗ và lâm sản.
Câu 5: Đặc điểm nổi bật của lao động nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là có
A khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
B trình độ cao trong khai thác, chế biến thủy hải sản.
C kinh nghiệm trong đấu tranh, chinh phục tự nhiên.
D trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất cả nước.
Câu 6: Bản chất của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A khai thác tốt nhất các nguồn lực của vùng.
B đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
C nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.
D đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ hiện đại.
Câu 7: Sự phát triển công nghiệp của vùng không thể tách rời với xu thế
A đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp.
B phát triển tổng hợp các loại hình kinh tế biển.
C mở rộng quan hệ đầu tư, hợp tác với nước ngoài.
D phát triển thị trường trao đổi hàng hóa trong nước.
Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là
A bảo tồn sự đa dạng sinh học B có giá trị du lịch sinh thái cao.
C bảo tồn những di tích lịch sử D diện tích nuôi trồng thủy sản.
Câu 9: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra vấn đề
cấp bách là
A xây dựng cơ sở hạ tầng B tăng cường cơ sở năng lượng.
C thu hút lao động có kĩ thuật D đào tạo nhân công lành nghề.
Câu 10: Nhận xét không đúng về đặc điểm của vùng Đông Nam Bộ là
A giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất B cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước.
C nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển D giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất Câu 11: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
Trang 4B sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.
C giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hóa nền kinh tế.
D chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.
Câu 12: Việc phát triển thủy lợi ở Đông Nam Bộ không nhằm mục đích chính là
A Nâng cao hệ số sử dụng đất B Phát triển ngành thủy sản.
C Nâng cao năng suất cây trồng D Đảm bảo lương thực của vùng.
Câu 13: Lợi thế hơn hẳn của Đông Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển
tổng hợp kinh tế biển là
C nguồn lợi thủy hải sản D tài nguyên du lịch biển.
Câu 14: Cơ sở năng lượng điện là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp theo chiều
sâu ở Đông Nam Bộ chủ yếu vì
A có nhu cầu rất lớn về năng lượng.
B các nhà máy điện năng có quy mô nhỏ.
C mạng lưới điện năng kém phát triển.
D trữ lượng tài nguyên dầu khí còn ít.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?
C Cải tạo đất xám phù sa cổ D Thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 16: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng
Đông Nam Bộ bởi vì
A có quy mô dân số phân bố chưa hợp lí.
B có nền kinh tế phát triển năng động nhất
C có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.
D có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước.
Câu 17: Hoạt động kinh tế biển không chiếm chiếm tỉ lệ lớn so với các loại hình còn lại ở vùng
Đông Nam Bộ là
A khai thác, chế biến dầu khí B giao thông vận tải biển.
C phát triển đu lịch biển đảo D nuôi trồng thuỷ hải sản.
Câu 18: Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thuỷ lợi thì biện
pháp quan trọng tiếp theo là
A áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến.
B nâng cao trình độ của lực lượng lao động.
C đẩy mạnh sử dụng phân bón, thuốc thực vật.
D thay đổi cơ cấu cây trồng và giống cây trồng.
Câu 19: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một
cách bền vững ở Đông Nam Bộ là
A đẩy mạnh xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.
B tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
C phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.
D phát triển mạnh công nghiệp khai thác, dịch vụ dầu.
Trang 5Câu 20: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do
A vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.
C dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D lao động lành nghề, cơ sở vật chất hiện đại.
Câu 21: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là
C ít tài nguyên rừng D mùa khô kéo dài sâu sắc.
Câu 22: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản xuất công
nghiệp và giá trị xuất khẩu là do
A có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất B nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng.
C thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài D khai thác hiệu quả các lợi thế của vùng Câu 23: Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong ngành công nghiệp của vùng
Đông Nam Bộ là
A đầu tư, phát triển công nghiệp lọc - hóa dầu.
B phát triển hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
C tăng cường cơ sở năng lượng, thu hút đầu tư nước ngoài.
D hiện đại hóa tam giác tăng trưởng công nghiệp.
Câu 24: Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho Đông Nam Bộ hiện nay là
A các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu.
B các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
C các nhà máy thủy điện trên các sông lớn.
D các nhà máy nhiệt điện bằng tuốc bin khí.
Câu 25: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ
có hiệu quả cao là
A thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.
B trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.
C đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh.
D xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.
Câu 26: Giải pháp mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của
Đông Nam Bộ là
A khai thác và chế biến dầu khí.
B phát triển nguồn năng lượng sạch.
C phát triển nguồn điện, mạng lưới điện.
D phát triển nền công nghiệp ít nhiên liệu.
Câu 27: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp chủ yếu là do
A nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
B mức độ tập trung công nghiệp cao nhất.
C khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao.
Câu 28: Ngành nào sau đây của Đông Nam Bộ có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn nhất khi công
nghiệp dầu khí phát triển mạnh?
Trang 6A có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật
B phát triển nền kinh tế theo bề rộng
C tỉ trọng các ngành kinh tế rất đặc biệt
D có sự phân hóa không gian khá rõ rệt
Câu 30: Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A đẩy mạnh đầu tư vốn và công nghệ
B Tăng cường đầu tư lao động kĩ thuật
C sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên
D nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.
Câu 31: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A tiến hành cải tạo đất đai, mở rộng diện tích canh tác.
B mở rộng diện tích canh tác, xây dựng công trình thủy lợi.
C xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
D thay đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành cải tạo đất đai.
Câu 32: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông
Nam Bộ là
A nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội.
B thu hút vốn đầu tư, đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
C bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
D đáp ứng nhu cầu năng lượng và bảo vệ thế mạnh du lịch của vùng.
Câu 33: Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia cầm ở Đông Nam Bộ là
A chế biến thức ăn phù hợp, cải tạo đồng cỏ, sử dụng các giống tốt.
B chăn nuôi theo hướng tập trung, đảm bảo tốt chuồng trại, thức ăn.
C đẩy mạnh lai tạo giống, đảm bảo nguồn thức ăn, phòng dịch bệnh.
D áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển chuồng trại, chăn nuôi hàng hóa.
Câu 34: Thuận lợi chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ là
A nhiều lao động kỹ thuật, thị trường tiêu thụ rộng.
B đô thị hóa mở rộng, kinh tế hàng hóa phát triển.
C thu hút vốn đầu tư, hội nhập toàn cầu sâu rộng.
D sản xuất đa dạng, có nhiều thế mạnh khác nhau.
Câu 35: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ nhằm mục đích chủ yếu
A phát huy các tiềm năng có sẵn, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu.
B tăng truởng kinh tế nhanh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi truờng.
C đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giải quyết vấn đề việc làm.
D tận dụng các thế mạnh sẵn có về tự nhiên, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.