Học tập thông qua trải nghiệm đóng một vai trò trung tâm trong lí thuyết về học tập và phát triển con người, nó cung cấp các mô hình về quá trình học tập từ kinh nghiệm, trở thành xu hướ
Trang 1BÀI TẬP MÔN HỌC
LÝ THUYẾT HỌC TẬP VÀ MÔ HÌNH DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ:
THUYẾT KIẾN TẠO – HỌC THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM
Người thực hiện: Phạm Hồ Mai Thi
Lớp: GDH16B
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4
MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 3
II TIỂU SỬ CỦA DAVID A KOLB 3
II TỪ KHÓA 4
III NỘI DUNG HỌC THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM 4
1 Khái niệm học thông qua trải nghiệm 4
2 Quy trình học thông qua trải nghiệm 5
IV ỨNG DỤNG HỌC THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM 7
V KẾT LUẬN 12
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 5I MỞ ĐẦU
Học tập thông qua trải nghiệm là một tư tưởng, lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỉ 20 được đặt nền móng bằng các nhà khoa học giáo dục hàng đầu trên thế giới Học tập thông qua trải nghiệm đóng một vai trò trung tâm trong lí thuyết về học tập và phát triển con người, nó cung cấp các mô hình
về quá trình học tập từ kinh nghiệm, trở thành xu hướng, nền tảng giáo dục trong thế kỉ 21 Tuy nhiên, để hiểu sâu sắc tư tưởng, lý thuyết học tập thông qua trải nghiệm trong các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục và kết nối chúng lại với nhau là vấn đề đáng được quan tâm
II TIỂU SỬ CỦA DAVID A KOLB
David A Kolb sinh năm 1939 là một nhà lý luận giáo dục của Mỹ Ông đã xuất bản các tác phẩm tập trung vào học tập kinh nghiệm, thay đổi xã hội, phát triển sự nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp
Ông là người sáng lập cũng là chủ tịch của Experience Based Learning Systems – Hệ thống học tập dựa vào kinh nghiệm và một giáo sư danh dự về tổ chức hành vi tại trường quản lý Weatherhead, Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio
Năm 1961, ông tốt nghiệp cử nhân ở trường Knox College
Năm 1964 ông tốt nghiệp thạc sĩ và tốt nghiệp tiến sĩ vào năm 1967 tại trường Đại học Harvard, chuyên ngành Tâm lý xã hội
Trang 6III TỪ KHÓA
Experiential Learning – Học tập thông qua trải nghiệm
Experiential Learning Theory – Lý thuyết học tập thông qua trải nghiệm Model of Experiential Learning – Mô hình học tập thông qua trải nghiệm Concrete Experience – Kinh nghiệm cụ thể
Reflective Observation – Quan sát phản ánh
Abstract Conceptualization – Khái niệm trừu tượng
Active Experiementation – Thử nghiệm chủ động
IV NỘI DUNG HỌC THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM
1 Khái niệm học thông qua trải nghiệm
Để có thể hiểu rõ học thông qua trải nghiệm, trước hết cần phải hiểu về bản chất học tập Việc học tập ở con người được thực hiện dưới nhiều hình thức
và mô hình học tập khác nhau và học tập thông qua trải nghiệm là một trong số
đó Bản chất học tập chính là sự tiếp nhận kinh nghiệm và giá trị xã hội bằng hoạt động cá nhân trong môi trường xã hội và phát triển kinh nghiệm đó ở chính mình để phát triển chính mình trở thành thành viên của xã hội, qua đó góp phần phát triển xã hội Học thông qua trải nghiệm giúp con người tự tìm tòi, khám phá tri thức cũng như kĩ năng thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”,
tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm Cùng thời gian đó, ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp – Xôcrát (470 - 399 TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến
Trang 7trải nghiệm”
“Giáo dục trải nghiệm” cũng có cơ sở lý thuyết dựa trên một nghiên cứu (Edgar Dale 1946) chỉ ra rằng:
Chúng ta nhớ
- 20% những gì chúng ta đọc
- 20% những gì chúng ta nghe
- 30% những gì chúng ta nhìn
- 90% những gì chúng ta làm
2 Quy trình học thông qua trải nghiệm
Năm 1970, Tiến sĩ David Kolb đã công bố mô hình “học thông qua kinh nghiệm”, nhằm khái quát hóa chu kỳ học tập của người lớn Mô hình gồm có 4 phương pháp học tập chính:
Trang 8- Concrete Experience (Kinh nghiệm cụ thể): là giai đoạn học tập nhờ vào cảm nhận từ những kinh nghiệm đã có của người học, học từ những kinh nghiệm đặc biệt hoặc tham gia vào các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn
- Reflective Observation (Quan sát phản ánh): là giai đoạn học tập dựa trên sự xem xét kĩ lưỡng một vấn đề nào đó Người học cần có các phân tích, quan sát phản ánh nhằm kích thích học tập, xem xét vấn đề từ những khía cạnh
và hoàn cảnh khác nhau
- Abstract Conceptualization (Khái niệm trừu tượng): là giai đoạn học tập nhờ vào tư duy, bao gồm: phân tích những ý tưởng một cách hợp lí, khái quát công việc để tìm ra ý tưởng hoặc lí thuyết mới
- Active Experimentation (Thử nghiệm chủ động): là giai đoạn học tập thông qua thực hành tích cực để chuyển hóa nội dung học tập thành kinh
Trang 9hành và ứng dụng cho những vấn đề khác, giải quyết vấn đề thông qua hành động
Tùy thuộc vào trình độ của từng cá nhân mà tiến trình học tập của người học có thể được bắt đầu từ Kinh nghiệm cụ thể hoặc Quan sát phản ánh và kết thúc ở Thực nghiệm chủ động Đôi khi, một số cá nhân cũng có thể bắt đầu từ Khái quát hóa trừu tượng và kết thúc ở Thực hành tích cực Qua các giai đoạn trải nghiệm đó, người học có một quá trình suy tư, phản tỉnh (siêu nhận thức) để
có được cảm xúc tích cực cá nhân và hình thành giá trị mới từ kinh nghiệm cụ thể đã có Kết quả học tập của chu kì này là kinh nghiệm ban đầu cho chu kì học tập tiếp theo
Từ những phân tích trên cho thấy, khi tham gia vào học tập, người học luôn thực hiện một tiến trình học tập với bốn giai đoạn nối tiếp nhau, bao gồm:
- Cảm nhận đối tượng học tập từ những kinh nghiệm ban đầu;
- Quan sát, suy tư về kết quả học tập để hình thành cảm xúc và động cơ học tập tích cực;
- Hình thành khái niệm mới về lĩnh vực học tập, từ đó hiểu biết và tiếp thu kiến thức mới;
- Luyện tập chủ động dựa trên kiến thức mới để phát triển kĩ năng, qua đó hình thành kinh nghiệm mới, kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo
III ỨNG DỤNG HỌC THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM
Thuyết kiến tạo, học thông qua trải nghiệm của David A Kolb có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau:
- Quá trình học thông qua trải nghiệm diễn ra khi trải nghiệm được lựa chọn kỹ càng và sau khi thực hiện được tổng kết bởi quá trình chia sẻ, phân tích, tổng quát hoát và áp dụng
Trang 10và các quan hệ xã hội trong quá trình tham gia.
- Trải nghiệm được thiết kế để yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ,
tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được
- Học thông qua trải nghiệm giúp người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm
- Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó
- Kết quả đạt được là của cá nhân, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương lai
- Các mối quan hệ được hình thành và hoàn thiện: người học với bản thân mình, người học với những người khác, và người học với thế giới xung quanh
Bước 1 – Trải nghiệm:
Học sinh làm, thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản
về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, học sinh làm trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách làm
Trang 11Học sinh chia sẻ lại các kết quả, các chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình Học sinh học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan của chúng
Bước 3 – Phân tích:
Học sinh cùng thảo luận, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại Học sinh sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kỹ năng sống học được
Bước 4 – Tổng quát:
Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế Bước này thúc đẩy học sinh suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác như thế nào
Bước 5 – Áp dụng
Học sinh sử dụng những kỹ năng, hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình Học sinh trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác – thực hành
Sự khác biệt của phương pháp “Học thông qua trải nghiệm” với việc đơn giản chỉ học từ việc làm hàng ngày đó là các bước đúc kết sau quá trình trải nghiệm Mỗi bước bao gồm các câu hỏi mở được đưa ra để học sinh trả lời, khiến học sinh phải thực sự động não, từ đó tự rút ra bài học cho bản thân Đây cũng là lúc để đánh giá lại quá trình trải nghiệm của người học Các câu hỏi rất
đa dạng tùy theo từng hoạt động cụ thể Phương pháp và các bước có thể áp dụng với tất cả các chủ đề, lĩnh vực, tùy theo định hướng của người thiết kế
Vì vậy, một số hoạt động trong lớp học sử dụng phương pháp này là :
- Nhận biết các khái niệm thông qua các hình thức biểu đạt phong phú (truyện kể, hình ảnh, video, bài thơ, băng reo, bài hát, đóng kịch…)
Trang 12- Thảo luận, thuyết trình…
- Làm việc cá nhân/ làm việc nhóm
- Độc lập tư duy giải quyết các vấn đề xúc cảm cụ thể
- Thực hiện Triển lãm/ Biểu diễn / Dự án xã hội
- So sánh với các phương pháp khác
Đặc tính Phương pháp giáo dục
mô phạm
Phương pháp Học tập thông qua trải nghiệm
Đối tượng trung tâm Giáo viên Học sinh
Trọng tâm Nội dung bài học Nội dung và quá trình
Nhiệm vụ người dạy Truyền thụ kiến thức Sắp xếp, tổ chức để quá trình
học được diễn ra Tâm thế người học Bị động Chủ động
Quan điểm, ý kiến của
người học Không biết Biết và được sử dụng
Liên hệ với thế giới
bên ngoài Cách biệt Diễn ra trong cuộc sống
Kết luận Không thường xuyên và
từ bên ngoài vào Luôn có và từ bên trong
Sự tiến bộ của người
Lựa chọn của người
học Rất ít lựa chọn Rất nhiều lựa chọn
Yêu cầu chính với
người dạy Thuyết phục người học Nhạy cảm với người học
Tác dụng của phương pháp:
Trang 13nhìn, chạm, ngửi ) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn
- Các cách thức dạy và học đa dạng của phương pháp có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học
- Người học được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp
từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin
- Việc học trở nên thú vị hơn với người học và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy
- Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em
sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật
- Học sinh có thể học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế
Theo tôi, với phương pháp học trải nghiệm này sẽ cho học sinh chúng ta
có thể rèn luyện và học tập một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Phương pháp học mới giúp ta luyện được cả về kiến thức chuyên môn và kĩ năng học tập, tìm tòi, phân tích và áp dụng thực tiễn Bộ Giáo dục nên phát triển và áp dụng cả phương pháp này đối với việc giáo dục học sinh Phổ Thông Cơ Sở, chúng em sẽ
có được một kho tàng kiến thức vững chắc, trang bị cho bản thân kĩ năng xã hội một cách toàn diện Để có thể học được một kỹ năng từ một kinh nghiệm, người học phải thực hiện những điều sau:
- Người học sẵn sàng tham gia vào các trải nghiệm
- Người học suy ngẫm về các trải nghiệm (của mình và người khác)
- Người học phân tích vấn đề để khái quát hóa trải nghiệm
Trang 14trải nghiệm.
IV KẾT LUẬN
Học thông qua trải nghiệm không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên, để hiểu thật sâu sắc tư tưởng, lý thuyết học tập trong các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục và kết nối chúng lại với nhau là vấn đề đáng được quan tâm Học thông qua trải nghiệm bàn đến các giải pháp sáng tạo nhằm đưa các tư tưởng, lí thuyết đó vào trong thực tiễn giáo dục
Học thông qua trải nghiệm là một lý thuyết giáo dục hiện đại và được các nhà giáo dục phát triển thành các mô hình về quá trình học tập từ kinh nghiệm Các mô hình học tập này đều thống nhất quan điểm rằng, vốn kinh nghiệm của
cá nhân rất có giá trị, học tập là quá trình đưa kinh nghiệm cá nhân vào tương tác với môi trường học tập, từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm của chính họ Nghiên cứu này đã mở ra tiềm năng, hướng phát triển của học thông qua trải nghiệm trong từng lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể
V TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 https ://en.wikipedia.org/wiki/David_A._Kolb
2 http://mindworktraining.com/vi/experiential-learning/
3 http://tamlyhocnhanthuchocduong.blogspot.ch
4 http://dreamdo.edu.vn/