1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp truong

73 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Logistics Phong Phú Vina Giai Đoạn 2015 - 2017
Tác giả Nguyễn Văn Nhật
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Thị Thúy Giang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

ùng với sự ra đời của các tổ chức liên kết quốc tế, các tổ chức liên kết châu lục, khu vực, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) thì sự phát triển kinh tế quốc tế trên toàn thế giới cũng ngày càng được mở rộng và đóng vai trò cực kì quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu rộng của mỗi quốc gia. Trong đó, hoạt động logistics là một trong những yếu tố đóng vai trò xương sống của chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn thế giới. Logistics là mắt xích kết nối tất cả các đối tượng trong giao dịch ngoại thương từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng một cách tối ưu hóa nhất, góp phần nâng cao trình độ quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối hàng hóa, thúc đẩy mở rộng thị trường và tăng cường sức cạnh tranh cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Vai trò của ngành logistics ở Việt Nam cũng ngày càng rõ nét hơn khi đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn vào GDP cả nước. Bên cạnh đó, nước ta hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin. Vì vậy, logistics được hứa hẹn sẽ là một trong những ngành mũi nhọn hàng đầu, có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian tới. Đặc thù các công ty logistics ở Việt Nam còn khá nhỏ lẻ, tuy nhiên đây lại là bộ phận đóng góp nhiều trong quá trình phát triển chung của toàn ngành. Vì vậy, việc tìm hiểu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực logistics cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này là rất cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina giai đoạn 2015 2017” làm nội dung nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

LOGISTICS PHONG PHÚ VINA

GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

GVHD: TS HUỲNH THỊ THÚY GIANG SVTH: NGUYỄN VĂN NHẬT TRƯỜNG MSSV: K154020169

TP HCM, THÁNG 05/2018

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Cấu trúc của đề tài 2

6 Hạn chế của đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3

1.1 Một số vấn đề về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 3

1.1.2 Mục đích phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4

1.1.3 Ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4

1.1.4 Yêu cầu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4

1.2 Một số lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 5

1.2.1 Lý thuyết về sự đo lường hiệu quả kinh doanh của Simsons Robert (2000) 5

1.2.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh tài chính của Ali Almazari (2011) 5

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 6

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài 6

1.3.2 Các yếu tố bên trong 8

Trang 5

1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 12

1.4.1 Phương pháp phân tích dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh 12

1.4.2 Phương pháp phân tích dựa trên các tỷ số tài chính 13

1.4.3 Phân tích mô hình SWOT 15

1.5 Kinh nghiệm phát triển logistics của một số công ty logistics nước ngoài 15

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển của công ty DHL - Mỹ 16

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển của công ty DB Schenker - Đức 16

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra 17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LOGISTICS PHONG PHÚ VINA GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 18

2.1 Giới thiệu công ty Phong Phú Vina 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 18

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 19

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 19

2.1.4 Định hướng phát triển 19

2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017) 20

2.2.1 Phân tích doanh thu 20

2.2.2 Phân tích chi phí 23

2.2.3 Phân tích lợi nhuận 24

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Phong Phú Vina (2015 – 2017) 25

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài 26

2.3.1.1 Môi trường kinh tế Việt Nam 26

2.3.1.2 Môi trường pháp lý Việt Nam 27

Trang 6

2.3.1.3 Chính sách của Nhà nước 28

2.3.1.4 Cơ sở hạ tầng logistics Việt Nam 29

2.3.2 Các yếu tố bên trong 30

2.3.2.1 Cơ cấu khách hàng 30

2.3.2.2 Phương thức thanh toán 31

2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh 31

2.3.2.4 Nguồn nhân lực 32

2.3.2.5 Cơ sở vật chất 34

2.3.2.6 Hệ thống tổ chức kinh doanh 35

2.3.2.7 Công nghệ thông tin 36

2.3.2.8 Nguồn lực tài chính 36

2.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina giai đoạn 2015 – 2017 dựa trên phương pháp phân tích tỷ số tài chính 37

2.4.1 Tỷ số thanh toán 38

2.4.2 Tỷ số hoạt động 39

2.4.3 Tỷ số đòn bẩy 41

2.4.4 Tỷ số sinh lợi 42

2.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina giai đoạn 2015 – 2017 dựa trên phân tích mô hình SWOT 43

2.5.1 Điểm mạnh - Strengths 43

2.5.2 Điểm yếu - Weaknesses 43

2.5.3 Cơ hội - Opportunities 44

2.5.4 Thách thức – Threats 44

Trang 7

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LOGISTICS PHONG PHÚ VINA 45

3.1 Giảm định mức nhiên liệu và dầu mỡ 45

3.2 Chuyển đổi hình thức đầu tư tài chính 46

3.3 Thay đổi phương thức thanh toán 46

3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 47

3.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất 48

3.6 Nâng cao năng lực tổ chức, quản lí kinh doanh 48

3.7 Phát triển công nghệ thông tin 49

KẾT LUẬN 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 58

Phụ lục 1: Công thức tính các tỷ số tài chính 58

Phụ lục 2: Tỷ trọng giá trị kinh doanh giữa Công ty Phong Phú Vina và khách hàng phân loại theo từng loại mặt hàng (2015 – 2017) 61

Phụ lục 3: Các dịch vụ của ngành logistics 62

Phụ lục 4: Cơ sở vật chất của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017) 62

Phụ lục 5: Quy trình kinh doanh của Công ty Phong Phú Vina 63

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Sơ đồ ma trận SWOT 15

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017) 20 Bảng 2.2: Tỷ trọng các mặt hàng của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)…………21 Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lời các mặt hàng của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)…22 Bảng 2.4: Các khoản chi phí của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)………23 Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tỷ trọng chi phí so với doanh thu của Công

ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)……… ……….25 Bảng 2.6: Số lượng nhân viên của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)…… ……32 Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)……….……37

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)…….……19 Hình 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (2015 – 2017)………… …26 Hình 2.3: Cơ cấu trình độ lao động của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)………33 Hình 2.4: Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)……… ………34 Hình 2.5: Các tỷ số thanh toán của Công ty Phong Phú Vina và trung bình ngành (2015 – 2017)……….38 Hình 2.6: Vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của Công ty Phong Phú Vina và trung bình ngành (2015 – 2017)……….39 Hình 2.7: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Phong Phú Vina và trung bình ngành (2015 – 2017)……….40 Hình 2.8: Tỷ số nợ trên tổng số tài sản, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty Phong Phú Vina và trung bình ngành (2015 – 2017)……… 41 Hình 2.9: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty Phong Phú Vinn và trung bình ngành (2015 – 2017)……… 42

Trang 10

CÁC TỪ VIẾT TẮT

không sở hữu tàu

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Cùng với sự ra đời của các tổ chức liên kết quốc tế, các tổ chức liên kết châu lục, khu vực,

đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của các hiệp định thương mại tự do song phương và

đa phương (FTA) thì sự phát triển kinh tế quốc tế trên toàn thế giới cũng ngày càng được

mở rộng và đóng vai trò cực kì quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu rộng của mỗi quốc gia Trong đó, hoạt động logistics là một trong những yếu tố đóng vai trò xương sống của chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn thế giới Logistics là mắt xích kết nối

tất cả các đối tượng trong giao dịch ngoại thương từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng một cách tối ưu hóa nhất, góp phần nâng cao trình độ quản lý, giảm thiểu chi phí

trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối hàng hóa, thúc đẩy

mở rộng thị trường và tăng cường sức cạnh tranh cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp

Vai trò của ngành logistics ở Việt Nam cũng ngày càng rõ nét hơn khi đóng góp tỉ trọng

ngày càng lớn vào GDP cả nước Bên cạnh đó, nước ta hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin Vì vậy,

logistics được hứa hẹn sẽ là một trong những ngành mũi nhọn hàng đầu, có xu hướng

phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian tới Đặc thù các công ty logistics ở Việt

Nam còn khá nhỏ lẻ, tuy nhiên đây lại là bộ phận đóng góp nhiều trong quá trình phát triển

chung của toàn ngành Vì vậy, việc tìm hiểu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh

vực logistics cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này là rất cần thiết nhằm đề

xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài:

“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Logistics Phong Phú

Vina giai đoạn 2015 - 2017” làm nội dung nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố

tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina

giai đoạn 2015 – 2017 Từ đó, đề xuất các giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của công ty trong thời gian tới

Trang 12

3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp tổng hợp: sử dụng để thu thập dữ liệu nhằm nắm bắt những thông tin cần thiết

phục vụ cho công tác nghiên cứu

Phương pháp phân tích, so sánh: sử dụng để phân tích, so sánh dữ liệu nhằm rút ra các nhận xét phục vụ cho công tác nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina, bao gồm: kết quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina giai đoạn 2015 – 2017

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH

Logistics Phong Phú Vina

6 Hạn chế của đề tài

Mặc dù đề tài được thực hiện với tất cả sự nỗ lực và tâm huyết của tác giả, nhưng do khả

năng và kiến thức có giới hạn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót trong quá

trình thực hiện nghiên cứu Bên cạnh đó, với kinh nghiệm nghiên cứu còn non trẻ, thời gian

nghiên cứu có giới hạn nên thông tin trong đề tài chưa sâu, chưa bao quát Tác giả sẽ tiếp

tục hoàn thiện đề tài trong những nghiên cứu sau với thông tin chính xác và đầy đủ hơn

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chương 1 trình bày tóm tắt kết quả phân tích từ các nghiên cứu đi trước để đưa ra các

khái niệm, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Đồng thời, chương 1 cũng giới thiệu một số lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh,

các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Từ đó, cung cấp cơ sở để lựa chọn phương

pháp tiếp cận phù hợp để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH

Logistics Phong Phú Vina giai đoạn 2015 – 2017 ở chương 2 một cách hiệu quả nhất

1.1 Một số vấn đề về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Luật doanh nghiệp (2005) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ bản chất

của kinh doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả

các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng

dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình

và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, phương hướng

nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Josette Peyrard, 2005) Để đáp ứng

nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hiệu quả hoạt động

kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập (Nguyễn Ngọc Quang, 2008) Còn theo Nguyễn Thị Mai Hương (2008) thì phân tích hiệu

quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lợi, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi

để đạt được mục đích kinh doanh

Trong đề tài này, tác giả sử dụng định nghĩa của Krishna G Palepu và cộng sự (2007) làm

cơ sở để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: “Phân tích hiệu quả

hoạt động kinh doanh là quá trình đánh giá kết quả kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp, phương

hướng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp”

Trang 14

1.1.2 Mục đích phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Andy Neely (2003) nhận định phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nghiên cứu,

phân tích, đánh giá tình hình kinh tế – tình hình tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến

kết quả của tình hình đó Kết quả phân tích là cơ sở dự báo, hoạch định chính sách và đưa

ra quyết định hoạt động kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế

Sau khi phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh, việc gắn liền hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp với thực trạng xã hội giúp điều chỉnh mối quan hệ cung – cầu trên thị trường, từ đó doanh nghiệp có thể nhận biết, cải tạo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và

quy mô hoạt động phù hợp với bối cảnh hiện tại (Guangming Cao và cộng sự, 2007)

1.1.3 Ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh

doanh, giúp các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những

hạn chế trong doanh nghiệp của mình, trên cơ sở này, doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu

cùng các chiến lược kinh doanh đúng đắn hơn (Andy Neely, 2007) Thông qua quá trình

phân tích, doanh nghiệp thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của vấn đề phát sinh và

có giải pháp cụ thể để cải tiến cách thức hoạt động và quản lý của doanh nghiệp (Krishna G Palepu và cộng sự, 2007) Nghiên cứu của Đỗ Huyền Trang (2012) còn nhấn mạnh phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá

hoạt động kinh doanh, đồng thời công tác phân tích đó còn là biện pháp quan trọng trong

việc phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp

1.1.4 Yêu cầu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Theo Ruth SaraAguilar (2004), muốn công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp thì công tác phân tích hoạt động kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ của nguồn

tài liệu phục vụ cho công tác phân tích, tính đầy đủ còn thể hiện phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đối tượng cần phân tích

Trang 15

Tính chính xác: chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác

về nguồn số liệu khai thác, phụ thuộc vào sự chính xác trong việc lựa chọn phương án phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích

Tính kịp thời: sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức phân tích,

đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả kinh doanh đạt được nhằm nắm bắt những mặt mạnh, những hạn chế trong hoạt động kinh doanh, thông qua đó đề xuất những giải pháp kịp thời cho thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo có kết quả cao hơn

1.2 Một số lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.2.1 Lý thuyết về sự đo lường hiệu quả kinh doanh của Simsons Robert (2000)

Theo Simmons Robert (2000), các thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể khách quan hoặc chủ quan Thước đo khách quan thường được thực hiện rõ ràng và được

kiểm định, trái ngược với chủ quan Các thước đo được chủ yếu phân loại theo hai phương

diện: tài chính và phi tài chính Thước đo tài chính thường liên quan trực tiếp đến biểu đồ

tài chính và thể hiện qua bảng sao kê lợi nhuận và thua lỗ của công ty, mức hàng tồn kho,

số dư khoản phải thu Thước đo phi tài chính có xu hướng thông qua mức độ hài lòng của

khách hàng và chất lượng sản phẩm, mức độ kỹ năng hoặc kiến thức, sáng tạo và đổi mới

của công ty Các thước đo cũng có thể mang tính chất dẫn đầu (leading) hay đi sau (lagging)

Thước đo đi sau thường dựa vào các phản hồi về kết quả trong quá khứ Thước đo dẫn đầu

theo hướng ngược lại, cung cấp một tầm nhìn hiệu quả trong tương lai, cụ thể hơn thường

về tài chính Một số khác có thể bao gồm mức độ hài lòng, niềm tin hoặc khả năng từ bỏ

sản phẩm của khách hàng trong tương lai

1.2.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh tài chính của Ali Almazari (2011)

Theo Ali Almazari (2011), hiệu quả kinh doanh tài chính chỉ ra lợi nhuận tối đa hóa công ty và giá trị gia tăng trên cơ sở cắt giảm chi phí và mở rộng doanh thu nhờ tập trung

vào việc tăng thị phần Ngoài ra, hiệu quả tài chính là một cách để thỏa mãn các nhà đầu tư

và có thể được thể hiện bằng lợi nhuận, tăng trưởng và giá trị thị trường Đo lường lợi ích

tài chính của các mối quan hệ nhà cung cấp là một nhiệm vụ khó khăn vì lợi ích không hiển

thị rõ ràng trong tài khoản tài chính của công ty Hơn nữa, không có tập hợp dứt khoát các

Trang 16

tỷ lệ tài chính để đo lường hiệu suất của một doanh nghiệp Do đó, một loạt các biện pháp

có thể được đưa ra để đánh giá các khía cạnh khác nhau của hiệu quả tài chính từ những

quan điểm khác nhau Vì thế, biện pháp chủ yếu được đưa ra bao gồm giảm chi phí, tăng thị phần và gia tăng giá trị tài chính

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau (G Buonanno và cộng sự, 2005) Theo Chuthamas Chittithaworn (2010), bên cạnh yếu tố

bên ngoài, các yếu tố bên trong tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn lao động, cơ sở vật chất, tổ chức hệ thống

kinh doanh, công nghệ thông tin, nguồn lực tài chính Mathew Philip (2010) cho rằng các

yếu tố điển hình như môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, chính sách nhà nước, cơ sở

hạ tầng,… là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Đề tài sẽ lần lượt trình bày sự cần thiết, tầm quan trọng của các yếu tố nêu trên

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài

Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể kể đến một số nhân tố chính như sau:

 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và

đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng

tiềm tàng đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Phan Thị Minh Lý, 2011)

Theo Hunter Taylor (2018) nếu một quốc gia sở hữu một nền kinh tế phồn thịnh thì người

tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, không chỉ cho những thứ thiết yếu mà còn

những thứ lớn hơn Còn Umar Farooq (2006) cho rằng lượng tiền mà quốc gia đầu tư vào

các lĩnh vực dài hạn và khả năng tài chính của người dân tạo nên sự phát triển kinh tế của

một đất nước Kinh doanh căn bản đáp ứng nhu cầu của một môi trường kinh tế - xã hội có

Trang 17

mạnh hay không Vì thế, trong tất cả các yếu tố thì kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng hơn

cả, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp

 Môi trường pháp luật và chính sách nhà nước

Pháp luật, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và chính sách quản lý nhà nước về kinh tế Việc ban hành

hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh

bình đẳng cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính,

có trách nhiệm Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng

không nhỏ tới môi trường kinh doanh, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp (Umar Farooq, 2008)

Bill Williams (2017) nhận định sự thay đổi trong pháp luật nhà nước làm thay đổi cách thức

doanh nghiệp hoạt động Nội dung của pháp luật, chính sách bao gồm các quy định pháp

luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư, kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ,

ngành nghề, địa bàn, các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá

trình hoạt động của doanh nghiệp Như vậy, nhà nước, thông qua các luật lệ và chính sách

ràng buộc, quy định cách thức các doanh nghiệp hoạt động

Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp, chính sách

ban hành và chấp hành tốt những quy định đó, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ

các điều khoản của pháp lý, chính sách mang lại và có những đối sách kịp thời trước những

nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật, tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu

biết về pháp lý trong kinh doanh (Phạm Thu Hương, 2017)

 Cơ sở hạ tầng

Nghiên cứu Wendy A Garland (2008) chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng là một hệ thống tổ chức

các nguồn lực cần thiết cho xã hội hoặc doanh nghiệp để vận hành Cơ sở hạ tầng được

phân loại thành dạng cứng hoặc mềm Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các hệ thống vật lý

cần thiết để vận hành một quốc gia, chẳng hạn như: giao thông, viễn thông, năng lượng,

cấp nước và vệ sinh môi trường Cơ sở hạ tầng mềm đề cập đến các tổ chức duy trì các tiêu

Trang 18

chuẩn về sức khỏe, kinh tế và xã hội của một quốc gia, chẳng hạn như giáo dục, tài chính,

chính phủ, cấp cứu và hệ thống chăm sóc sức khỏe Doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến

cơ sở hạ tầng cứng bởi vì nó có tác động trực tiếp; tuy nhiên, cơ sở hạ tầng mềm cũng có

tác động thứ cấp và quan trọng không kém

Hạ tầng vận chuyển là yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng của một quốc gia quyết định

sự thành công trên mọi lĩnh vực kinh doanh Vì vậy, doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội

trong sự cải tiến và phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng Lợi ích kinh tế từ việc xây

dựng cơ sở vật chất cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra Doanh nghiệp phát triển thành

công hơn khi cơ sở hạ tầng được đặt vào trọng tâm của mọi hoạt động (Amy Grant, 2017)

1.3.2 Các yếu tố bên trong

Đây là các nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác động để

phục vụ cho hoạt động kinh doanh Có thể kể đến một số nhân tố chính như sau:

khách hàng trọng tâm có đang dần thay thế những sản phẩm đã tồn tại, liệu nhu cầu khách

hàng dần đạt tới những mức độ cao hơn trước? Những thay đổi trong thị trường trọng tâm

và thị hiếu tiêu dùng là những nhân tố cơ bản giúp điều chỉnh chiến lược công ty để đáp ứng nhu cầu ngày càng mới của khách hàng

Khách hàng có thể không trung thành với một thương hiệu mà với một nhóm thương hiệu

trong một loại sản phẩm (Richard L Oliver, 1999) Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung xây

dựng lòng trung thành cho khách hàng thông qua việc đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm

(Nguyễn Hoài Long, 2014) Duy trì được một lực lượng khách hàng trung thành đông đảo

mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm: giữ ổn định sản lượng tiêu thụ và doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, thương hiệu được bảo vệ tốt hơn, những sơ suất hoặc

sai sót của doanh nghiệp dễ được chấp nhận và bỏ qua hơn (Sang M Lee và cộng sự, 2011)

Trang 19

 Phương thức thanh toán

Theo nghiên cứu của Ciani Welch (2017), phương thức thanh toán đóng vai trò quan trọng

trong mối quan hệ của công ty với khách hàng Không chỉ xác định cách mà khách hàng trả

tiền, nó còn thể hiện quyết định của khách hàng về doanh nghiệp mà họ muốn gắn bó về

lâu dài Một phương thức thanh toán linh hoạt tạo nhiều quyền lợi cho khách hàng luôn

đứng đầu trong mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của họ

Sự thay đổi quan điểm, nhận thức về hoạt động thanh toán có ảnh hưởng lớn đến quá trình

quản lý điều hành và nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Thị

Thúy, 2012) Công ty có chính sách chi trả dễ dàng hơn luôn dành được nhiều ưu ái từ

khách hàng và nhận được nhiều đơn hàng hơn với giá trị đơn hàng ngày càng cao

(Fumiko Hayashi và William R Keeton, 2012)

 Đối thủ cạnh tranh

Theo Ken S Cavalluzzo và cộng sự (2002) thì khi tham gia kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, doanh nghiệp đều phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh Vì thế, doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các chiến lược thu hút khách hàng của đối thủ trọng tâm

để có kế hoạch kinh doanh phù hợp

Còn Wei Yu (2002) cho rằng hành vi của đối thủ cạnh tranh là yếu tố chính ảnh hưởng đến

chiến lược của mỗi doanh nghiệp Ngoài việc đánh giá các hành động của đối thủ cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp phải kiểm tra những đối thủ mới tham gia vào thị trường

Theo Phạm Thu Hương (2017) nếu doanh nghiệp của bạn đang điều chỉnh chiến lược của

mình, đối thủ cạnh tranh của bạn đang phản ứng với hành động của bạn, để tận dụng tối đa

những thay đổi trong chiến lược của bạn, bạn phải suy nghĩ trước cách mỗi đối thủ cạnh

tranh có khả năng phản ứng với các điều chỉnh của bạn Sau đó, bạn có thể tiếp tục với

sự thay đổi đó trong môi trường cạnh tranh có nhiều thuận lợi hơn

Trang 20

Như vậy, nguồn nhân lực không chỉ bao hàm chất lượng nhân sự hiện tại mà còn bao hàm

cả nguồn cung cấp nhân sự trong tương lai, trình độ văn hóa, thái độ đối với công việc

Con người là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự, nhất là nguồn nhân sự cấp quản lý (Brian Becker và Barry Gerhart, 2017)

Prachi Junej (2009) cho rằng quản lý nhân lực bảo đảm những chính sách trong quản lý

con người đi đôi với những mục tiêu phát triển của công ty Vì vậy, quản lý nhân lực không

còn được coi là một phần phụ của doanh nghiệp mà là một yếu tố chủ đạo cho sự thành công, là một nguồn lực tiềm năng hiệu quả nhất trong doanh nghiệp

 Cơ sở vật chất

Theo Trần Văn Thuận (2008) thì cơ sở vật chất là nguồn tài sản cố định không thể thiếu

trong hoạt động kinh doanh của bất kể doanh nghiệp nào Đó là cơ sở đánh giá trình độ

công nghệ và năng lực sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp Việc sử dụng và quản lý cơ

sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá thành, đến khả năng

đứng vững trên thị trường và phát triển của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất: nhà xưởng, nhà kho, bến bãi, máy móc, phương tiện… có ảnh hưởng lớn

tới hoạt động kinh doanh, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Do đó, doanh nghiệp cần có sự cải tiến trang thiết bị đồng thời nâng cấp cơ sở

vật chất nhằm gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận cho

doanh nghiệp Nền tảng của việc đầu tư cơ sở vật chất là xác định doanh nghiệp cần những

gì cơ bản để vận hành một quy trình hiệu quả Vì thế, cần trả lời những câu hỏi: Những

bước nào để đưa sản phẩm tới tay khách hàng? Quy trình logic của những bước trên? Cần

những máy móc chuyên dụng gì?, để xác định những tài sản cần đầu tư nhằm đưa sản phẩm

và dịch vụ của mình tới khách hàng một cách hiệu quả nhất (Michael Jensen, 2002)

 Hệ thống tổ chức kinh doanh

Nghiên cứu Geoff Walsham (1993) khẳng định tổ chức kinh doanh là sự lãnh đạo trực tiếp

của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân viên đến hoạt động tổ chức kinh doanh

Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các

Trang 21

cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh Doanh nghiệp cần tập

trung xây dựng quy trình tinh gọn và tạo được mối liên kết vững chắc giữa các phòng ban

Xây dựng quy trình tổ chức, luân chuyển chứng từ, tài liệu kinh doanh trong doanh nghiệp

có thể đẩy mạnh hoặc cản trở kết quả lao động, phụ thuộc vào sự hiệu quả trong khâu quản

lý (Nguyễn Ngọc Tiến, Trần Thị Cẩm Thanh, 2010) Tổ chức quy trình làm việc cần mục tiêu cụ thể và sự góp ý từ nhiều phòng ban Nếu không tạo ra được sự thống nhất hiệu quả trong quy trình làm việc, nhà quản lý thất bại trong việc đạt mục tiêu nâng cao

năng suất công việc và chất lượng dịch vụ tới khách hàng (Tara Duggan, 2018)

 Công nghệ thông tin

Michael E Porter và Victor E Millar (2001) cho rằng trong thời đại toàn cầu hóa khi mà

dòng chảy thông tin diễn ra cực kì nhanh chóng, việc quản lý công nghệ thông tin rất cần thiết trong vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, vận hành và quản lý, thậm chí góp phần

xác định chiến lược cạnh tranh và hướng phát triển cho doanh nghiệp

Theo Andrew J Bernoff và Sang M Lee (2008) thì sức mạnh của internet buộc các công ty phải thay đổi chiến lược của mình và biến sức mạnh này thành một lợi thế kinh doanh Jason Lollar và cộng sự (2010) cho biết công nghệ thông tin tạo điều kiện trong

việc vận hành, nâng cao quản lý doanh nghiệp và dành được lợi thế trong cạnh tranh

Như vậy, yếu tố công nghệ thông tin có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, cần có sự cập nhật các công nghệ tiên tiến để giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian, giúp thông tin được nắm bắt kịp thời, chính xác Một ý tưởng được dựa trên công nghệ luôn dẫn đến sự phát triển lâu dài hơn cho các doanh nghiệp (Steven W Floyd và Bill Wooldridge, 2003)

 Nguồn lực tài chính

Theo Phạm Thu Hương (2017) thì nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm

bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được các

mục đích mà doanh nghiệp đã đề ra Năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của

Trang 22

doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công

trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh

Nguồn lực tài chính có thể tôn cao kẻ chiến thắng và quét sạch những ai yếu thế thua cuộc

(Jim Woodruff, 2018) Theo Richard G P Mcmahon (2001), một trong những yếu tố quan

trọng tác động đên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn vốn Bên cạnh yếu tố

về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ mạnh để thực hiện

các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra Năng lực tài chính có thể làm hạn chế

hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì tài chính vốn là tiền đề cho mọi hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên lý của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận và

nguồn lực tài chính đóng vai trò căn bản trong việc thực hiện nguyên lý đó

Nghiên cứu của Lê Thiết Lĩnh (2016) chỉ ra rằng việc gia tăng sử dụng nguồn lực tài chính

bên ngoài giúp doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đạt hiệu quả tài chính cao hơn Tuy thế,

khi nguồn lực tài chính bên ngoài chiếm vượt quá 30 phần trăm tổng nguồn lực của

doanh nghiệp, khi đó khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế

1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của

công ty như phương pháp phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phương pháp phân tích

dựa trên báo cáo thu nhập,… trong đó phương pháp phân tích dựa trên tỷ số tài chính được

sử dụng nhiều nhất (Nguyễn Ngọc Tiến, 2015)

1.4.1 Phương pháp phân tích dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh

Theo Shamsher Mohamad (2008), phương pháp phân tích dựa trên báo cáo kết quả

kinh doanh được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận

 Phân tích chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh từ việc

bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa – dịch vụ, từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường…

Trang 23

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất

kinh doanh, thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh giá được một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Phân tích chỉ tiêu chi phí

Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa,

nó là những hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vì chi phí là

chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp

 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là kết quả tài

chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh

tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là cơ sở để tính ra

các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh

doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Lợi nhuận bao gồm: lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận

từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác

1.4.2 Phương pháp phân tích dựa trên các tỷ số tài chính

báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để

xem xét khả năng tài chính của công ty Có 4 nhóm tỷ số tài chính quan trọng là tỷ số thanh

toán, tỷ số hoạt động, tỷ số đòn bẩy tài chính và tỷ số sinh lợi (chi tiết xem ở phụ lục 1)

Các phương pháp phân tích tỷ số tài chính: có nhiều phương pháp được sử dụng để

phân tích các tỷ số tài chính Trong đó, phương pháp phân tích xu hướng và phương pháp

phân tích so sánh được sử dụng phổ biến (chi tiết xem ở phụ lục 2)

Trang 24

 Phương pháp phân tích xu hướng

Phân tích xu hướng là một biến thể của phân tích theo chiều ngang Trong phương pháp này, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm Phân tích xu hướng quan trọng bởi vì có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh

 Phương pháp thay thế liên hoàn

Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân

tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi

 Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn,

nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn Nó khác ở chỗ

sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích

 Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch

và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố

và quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Trang 25

1.4.3 Phân tích mô hình SWOT

Theo Asghar Sabbaghi và Ganesh Vaidyanathan (2004), mô hình SWOT là ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong của công ty và nhận định những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài, để từ đó tổng hợp và đề ra các chiến lược kinh doanh

Nhóm chiến lược W-O:

Khắc phục các điểm yếu để khai thác các cơ hội

Các điểm yếu

chủ yếu (W)

Nhóm chiến lược S-T:

Sử dụng các điểm mạnh để né tránh các thách thức

Nhóm chiến lược W-T:

Khắc phục các điểm yếu để vượt qua/né tránh các thách thức

Nguồn: Asghar Sabbaghi và Ganesh Vaidyanathan, 2004

Các chiến lược chủ yếu đó là: (1) các chiến lược sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ

hội bên ngoài, (2) các chiến lược khắc phục điểm yếu để khai thác cơ hội bên ngoài, (3) các

chiến lược sử dụng các điểm mạnh để né tránh thách thức, (4) các chiến lược khắc phục

điểm yếu để né tránh thách thức

Phương pháp phân tích mô hình SWOT: là phương pháp phân tích các điểm mạnh

(strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats)

Điểm mạnh và điểm yếu, gọi là sở trường và sở đoản là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn lực

nào đó của công ty so với đối thủ cạnh tranh

Cơ hội và thách thức là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty

mà nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty Cơ hội và thách thức nảy sinh từ môi trường kinh

doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hóa

Trang 26

1.5 Kinh nghiệm phát triển logistics của một số công ty logistics nước ngoài

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển của công ty DHL - Mỹ

Theo Maureen Chigbo (2013), Công ty DHL (Dalsey, Hillbom, Lynn) là một công ty

chuyển phát nhanh toàn cầu, DHL là công ty của Mỹ với trụ sở đặt tại Brussels Hiện tại,

DHL vẫn đang hoạt động mạnh trong lĩnh vực này nhưng mở rộng ra vận chuyển nhiều loại

hàng hóa khác nhau Mạng lưới chuyển phát nhanh toàn cầu của DHL dựa trên vận tải

hàng không là chủ yếu, với phương tiện vận tải này, DHL có thể đảm bảo hai yếu tố quan trọng trong vận chuyển là chất lượng và thời gian

Có thể nói, mạng lưới logistics toàn cầu của DHL là dựa trên sự kết hợp của các đối tác và

các chi nhánh ở các quốc gia trên thế giới Việc kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ cho

một số hoạt động trong chuỗi logistics của mình được DHL xây dựng trên tinh thần hợp tác Mặc dù vậy, DHL luôn chịu toàn bộ trách nhiệm trong chuỗi logistics đối với

khách hàng của mình

Về việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics, DHL không ngừng tìm kiếm

các công nghệ mới, DHL dành gần 10% tổng doanh thu cho công nghệ thông tin DHL

cũng có dịch vụ cho phép khách hàng có quyền truy cập vào hệ thống để đảm bảo khách

hàng có quyền kiểm soát và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa của họ vào mọi lúc

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển của công ty DB Schenker - Đức

Theo Konica Minolta (2015), công ty DB Schenker (Deutsche Bahn Schenker) có trụ sở

tại Đức DB Schenker làm việc theo một mạng lưới kết nối và hoạt động tại địa phương

DB Schenker cung cấp dịch vụ tích hợp từ một nguồn duy nhất, đó là dây chuyền vận chuyển liền mạch của tất cả các hãng vận chuyển – bao gồm xe lửa chở hàng, xe tải,

tàu biển hoặc máy bay – được kết hợp với các dịch vụ logistics phức tạp cộng thêm

Điểm nổi bật trong kinh nghiệm phát triển logistics của DB Schenker là dịch vụ thiết kế

chuỗi logistics phù hợp với từng khách hàng Trong hoạt động Logistics, DB Schenker

cung cấp chuỗi rộng lớn các dịch vụ giá trị tăng thêm với một điểm chung là: thiết lập

giải pháp hiệu quả, thiết lập và tổ chức hoạt động chuỗi cung ứng tối ưu cho khách hàng

Trang 27

Thông thường những hoạt động này bao gồm hoạt động kho bãi, vận tải, đóng gói,

phân phối, lắp ráp theo yêu cầu của khách hàng

Bên cạnh đó, DB Schenker đã xây dựng các giải pháp nhằm liên kết các thị trường này

bằng cách sử dụng chuỗi cung ứng logistics thân thiện môi trường, liền mạch và xuyên

lục địa Để làm được như vậy, DB Schenker đã phát triển các giải pháp thích hợp door-to-door và các gói dịch vụ phức tạp bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

Thông qua hai bài học kinh nghiệm phát triển logistics của công ty DHL và công ty

DB Schenker, tác giả rút ra một số bài học như sau: trong quá trình thực hiện hoạt động

kinh doanh các dịch vụ logistics, doanh nghiệp cần chú trọng đến các vấn đề sau đây để

tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp mình: (1) chất lượng và thời gian là hai yếu tố

đóng vai trò quyết định cho sự thành công của hoạt động logistics; (2) doanh nghiệp

cần chủ động liên kết với các đối tác cùng ngành để tận dụng tốt lợi thế về quy mô; (3) công nghệ thông tin là yếu tố cần tập trung đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0; (4) kinh doanh logistics

chuỗi tích hợp nhiều dịch vụ sẽ đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho doanh nghiệp và

thu hút được sự quan tâm rất lớn từ phía khách hàng; (5) logistics xanh là xu thế chung

hướng đến của toàn ngành, doanh nghiệp cần nắm bắt và lên kế hoạch xây dựng chiến lược

kinh doanh phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Kết luận chương 1:

Chương 1 đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh,

trình bày khái quát một số vấn đề tiêu biểu liên quan đến công tác phân tích hiệu quả

hoạt động kinh doanh, đồng thời chỉ ra những yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Ngoài ra, chương 1 cũng đã

trình bày một số phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Chương 2 sẽ

dựa trên cơ sở lý thuyết của chương 1 để tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina giai đoạn 2015 – 2017.

Trang 28

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TNHH LOGISTICS PHONG PHÚ VINA GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

Chương 2 tập trung phân tích kết quả hoạt động của công ty Phong Phú Vina, phân tích

các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, chỉ ra các điểm

mạnh, điểm yếu của công ty Qua đó, đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của

công ty, làm cơ sở đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong chương 3

2.1 Giới thiệu công ty Phong Phú Vina

 Một số thông tin chung về công ty

Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina

Tên tiếng Anh: Phong Phu Vina Logistics Company Limited

Trụ sở: 73/5E Đình Phong Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP Hồ Chí Minh

Email: phongphuvina@yahoo.com

Người đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Luân, chức vụ: Giám đốc

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina (sau đây gọi tắt là công ty Phong Phú Vina)

được thành lập từ tháng 05 năm 2010 Với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ, đội ngũ

nhân viên được đào tạo, rèn luyện đi lên từ môi trường chuyên nghiệp cùng những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác nên khi thành lập công ty đã xác định

được thế mạnh về kinh doanh vận tải, nhất là vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Công ty Phong Phú Vina chính thức hoạt động vào ngày 01/08/2010 Nhờ việc không ngừng đổi mới quy trình làm việc, cải tiến phương tiện vận chuyển, đưa máy móc

thiết bị hiện đại vào hoạt động kinh doanh, do đó trong những năm qua công ty đã tạo ra

được nhiều uy tín và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường tiêu dùng dịch

vụ logistics, thu hút được rất nhiều sự hợp tác của khách hàng trong và ngoài nước Liên tục từ năm 2015 đến 2017, công ty Phong Phú Vina đã giữ vững và phát huy tốc độ

phát triển về doanh số, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực, tuy nhiên, hiện nay công ty

vẫn còn rất nhiều hạn chế trong công tác quản trị doanh nghiệp, gây ra một số trở ngại khá

lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty trong bối cảnh kinh tế mới

Trang 29

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công tác tổ chức quản lí đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, đảm bảo giám sát

chặt chẽ tình hình hoạt động của công ty, phân chia rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng cấp bậc nhân sự cũng như các bộ phận trong công ty Đối với công ty Phong Phú Vina là

một công ty nhỏ nên bộ máy tổ chức rất đơn giản, cụ thể như hình 2.1

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

Nguồn: Phòng Nhân sự, 2017

Từ hình 2.1, có thể thấy bộ máy tổ chức của công ty Phong Phú Vina khá tinh gọn, các phòng ban được phân chia phù hợp với đặc thù ngành vận tải giao nhận hàng hóa XNK,

gồm có 4 phòng ban: phòng nhân sự, kế toán, kinh doanh, vận tải và bộ phận kho bãi

Cơ cấu tổ chức sắp xếp theo chức vụ, theo đó những bộ phận ở trên có quyền hạn cao hơn

bộ phận ở dưới, những bộ phận ngang hàng có quyền hạn ngang nhau

Đến năm 2025, định hướng phát triển của công ty Phong Phú Vina là trở thành công ty

logistics tích hợp nhiều dịch vụ bao gồm dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa XNK bằng

đường biển (sở hữu đội tàu riêng); dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường

Ban Giám Đốc

Trợ Lý Giám Đốc

Phòng Vận Tải

Bộ Phận Kho Bãi

Trang 30

hàng không; dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa; dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường thủy

nội địa; dịch vụ kho bãi hàng hóa; dịch vụ thông quan hàng hóa XNK và đào tạo nguồn nhân lực XNK Lợi ích cốt lõi của công ty đến từ thị trường nội địa và hai khu vực

chủ yếu là ASEAN và Trung Quốc Đồng thời là đối tác tin cậy với những khách hàng

chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa theo tiêu chí: “Một chữ tín, vạn niềm tin” Đây là những

nền tảng quan trọng đưa công ty phát triển trong giai đoạn đến năm 2025

2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017),

đề tài sẽ tiến hành phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty, cụ thể như bảng 2.1

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

Nhìn chung tình hình kinh doanh tại công ty Phong Phú Vina từ năm 2015 đến năm 2017

không được ổn định Năm 2016 lợi nhuận thấp hơn năm 2015, tuy nhiên năm 2017 lại tăng lên đột biến Vậy những hoạt động kinh doanh nào tạo ra doanh thu cho công ty, các chi phí kinh doanh đang được sử dụng như thế nào, tỷ suất sinh lợi ra sao, đề tài lần lượt đi sâu phân tích vào những khía cạnh đó

2.2.1 Phân tích doanh thu

Từ bảng 2.1, có thể thấy doanh thu của công ty Phong Phú Vina khá ổn định, tăng dần qua

các năm Doanh thu vào năm 2016 tăng 11.88% so với năm 2015, năm 2017 tăng 21.36%

so với năm 2016 Doanh thu của công ty đến từ 4 hoạt động chính, cụ thể như bảng 2.2

Trang 31

Bảng 2.2: Tỷ trọng các mặt hàng của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

ĐVT: %

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2017

Từ bảng 2.2, có thể thấy tuy có sự biến động qua mỗi năm nhưng tỷ trọng các mặt hàng

cơ bản không có sự thay đổi đáng kể Hai hoạt động chính là giao nhận hàng hóa XNK và vận tải hàng hóa đường bộ liên tiếp áp đảo về tỷ trọng, chiếm khoảng 90% tổng số doanh thu Trong đó, hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng của công ty Tuy nhiên hoạt động này đang có xu hướng giảm dần, từ 68.48% năm 2015 giảm còn 64.45% năm 2016 và 62.78% năm 2017, nguyên nhân

là công ty đang có xu hướng chỉ tập trung khai thác các đối tác khách hàng lớn, bỏ qua khâu tìm kiếm khách hàng mới như những năm trước đây, dẫn đến không có khách hàng bổ sung thay thế cho những khách hàng đã rời đi Tỷ trọng vận tải hàng hóa đường bộ có xu hướng tăng lên, đạt 28.41% năm 2017 so với mức 24.65% năm 2016 và 21.23% của năm 2015, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng hợp tác với một số cảng, nhất là cảng Tân Thuận và công ty vận tải lớn là Gemadept Tỷ trọng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa giảm mạnh, từ 5.02% năm 2015 xuống còn 4.15% vào năm 2016 và năm 2017 chỉ còn lại 1.62%, do công ty đang

có kế hoạch ngưng hẳn hoạt động dịch vụ này vì khối lượng hàng hóa không nhiều Dịch

vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (chủ yếu là thông quan cho hàng hóa xuất khẩu)

có sự gia tăng nhưng không đáng kể do hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động giao nhận hàng hóa XNK, tăng từ 5.27% năm 2015 lên 6.75% năm 2016, và đạt mức 7.19% vào năm 2017 Để làm rõ hơn sự thay đổi tỷ trọng cơ cấu mặt hàng có phù hợp hay chưa, đề tài tiếp tục phân tích tỷ suất sinh lời của từng mặt hàng, cụ thể như bảng 2.3

Trang 32

Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lời các mặt hàng của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

ĐVT: %

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2017

Từ bảng 2.3, có thể thấy mức sinh lời từ các hoạt động dịch vụ có sự khác biệt rõ rệt Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho

công ty và đang tăng lên, mức sinh lời năm 2015 là 1.52% tăng lên lần lượt là 1.54% và

1.61% vào các năm 2016, 2017 Tuy nhiên mức sinh lời này còn chưa đạt được mức tốt

nhất do hiện nay công ty đang phải thuê tàu ngoài để chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, về lâu dài công ty có chiến lược đẩy mạnh việc sở hữu tàu đường biển để tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn Như vậy, công ty cần tập trung gia tăng tỷ trọng hoạt động

giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh tình trạng giảm tỷ trọng như những năm gần đây

Về vận tải hàng hóa đường bộ và dịch vụ thông quan hàng hóa, đây là hai hoạt động đem về mức sinh lời có mức biến động liên tục, chưa ổn định Vận tải đường bộ năm 2016

có mức sinh lời 0.28% thấp hơn năm 2015 là 1.26%, nhưng năm 2017, mức sinh lời dịch vụ này lại tăng lên 0.85%, nguyên nhân là việc quản lí chi phí nguyên vật liệu chưa tốt, chi phí thuê ngoài quá cao Tương tự, dịch vụ thông quan hàng hóa XNK năm

2015 có mức sinh lời là 1.97%, năm 2016 còn là 0.14%, năm 2017 %, tăng lên mức 0.65%,

lí do là công ty có chủ trương tạo mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty XNK nên

giảm giá dịch vụ này khi kí kết hợp đồng giao nhận vận tải hàng hóa Hoạt động vận tải

hàng hóa đường thủy nội địa có mức sinh lời thấp nhất Từ năm 2016, mức sinh lời của

hoạt động này giảm trầm trọng từ mức 1.55% năm 2015 xuống còn 0.22% vào 2016 và chỉ

còn 0.05% vào năm 2017 Nguyên nhân là công ty không cạnh tranh được về giá, chỉ cho thuê sà lan là chủ yếu, không có nhân viên lái sà lan để chuyên chở hàng hóa

Trang 33

Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng của công ty chưa phù hợp, trong thời gian đến công ty cần tập trung khai thác, gia tăng tỷ trọng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm

tỷ trọng các mặt hàng còn lại Công ty có thế mạnh về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đây cũng là định hướng phát triển trong tương lai dài của công ty Ngoài ra, một số đối tác khác của công ty đang có nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, công ty nên

có kế hoạch để bắt đầu kinh doanh ở lĩnh vực mới này bởi vì hoạt động dịch vụ vận tải hàng không mang đến lợi nhuận rất cao, xu hướng door-to-door đang phát triển thịnh hành

2.2.2 Phân tích chi phí

Từ bảng 2.1, cho thấy chi phí kinh doanh cũng có xu hướng tăng lên đáng kể qua mỗi năm, năm 2016 tăng 12.34% so với 2015, năm 2017 tăng 21.08% so với năm 2016 Nhằm làm rõ hiệu quả việc sử dụng chi phí kinh doanh của công ty Phong Phú Vina, đề tài tiếp tục phân tích chi tiết các khoản chi phí từ năm 2015 đến năm 2017, cụ thể như bảng 2.4

Bảng 2.4: Các khoản chi phí của Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

ĐVT: nghìn đồng

Trang 34

là 50.67% trên tổng chi phí, việc để chi phí này tăng lên đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Những năm qua, chi phí nhân công tăng lên do

số lượng nhân viên công ty tăng đều qua các năm và tăng lương cho một số vị trí lãnh đạo

Chi phí về khấu hao tài sản cố định vào năm 2016 tăng lên 25.00% cao hơn mức 12.34%

của tổng chi phí do công ty đầu tư mua mới thêm 1 xe container và 1 sơ mi rơ mooc, vào năm 2017 chi phí này đạt 11.11%, thấp hơn mức trung bình do công ty đã thanh lí một chiếc sà lan Chi phí thuê ngoài của công ty không ổn định, tuy có tăng cao vào năm

2016 nhưng năm 2017 tăng chậm hơn so với mức tăng trung bình của tổng chi phí Năm 2016, tỷ trọng vận tải hàng hóa đường bộ tăng lên trong khi công tác điều độ xe còn

chưa tốt và chưa có nhiều đối tác thuê ngoài nên làm tăng chi phí thuê ngoài khá cao; vào năm 2017, công ty đã cải thiện được công tác điều phối xe, sử dụng được tối đa năng suất đội xe sẵn có nên giảm được chi phí thuê ngoài, chủ yếu còn lại là chi phí thuê tàu vận tải đường biển Một số công ty liên kết đang được công ty thuê ngoài để vận tải là Ba Phương, Minh Khoa, Kim Phát với mức giá khá tốt, ổn định Chi phí tài chính

tăng rất cao những năm gần đây, năm 2016 tăng 39.04% so với năm 2015, năm 2017 tăng

98.32% so với năm 2016 Nguyên nhân chính là công ty bị thua lỗ trong hoạt động đầu tư

chứng khoán, bên cạnh đó công ty đã vay vốn khá lớn để tiến hành mở rộng quy mô hoạt động trong những năm vừa qua, làm tăng chi phí lãi vay Chi phí khác chủ yếu là thuế

thu nhập doanh nghiệp, chi phí tiếp khách và chi phí hoa hồng cho các đối tác khách hàng

Nhìn chung, chi phí kinh doanh đang có vấn đề nghiêm trọng, đa số đều tăng cao hơn so

với mức chi phí trung bình, đặc biệt là quản lí yếu kém về chi phí nguyên vật liệu và chi phí tài chính Công ty cần khắc phục các chi phí này để đảm bảo đem về lợi nhuận cao hơn trong hoạt động kinh doanh thời gian tới

2.2.3 Phân tích lợi nhuận

Từ bảng 2.1, có thể thấy lợi nhuận của công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017) không

ổn định Mặc dù trong cả 3 năm, công ty đều có lợi nhuận dương, tuy nhiên tốc độ lợi nhuận

đạt được của công ty biến động rất thất thường, vào năm 2016 là -19.00% so với năm 2015,

năm 2017 là 46.53% so với năm 2016 Nguyên nhân chính là năm 2016 chi phí bất thường

tăng cao do hoạt động đầu tư chứng khoán bị thua lỗ, năm 2017 công ty có thêm phần

Trang 35

doanh thu đáng kể từ hoạt động thanh lí tài sản (sà lan) có giá trị lớn Tỷ suất sinh lời trên

tổng doanh thu mỗi năm được tính toán ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tỷ trọng chi phí so với doanh thu của

Công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

ĐVT: %

Nguồn: Phòng Kế toán, 2017

Từ bảng 2.5, có thể thấy tỷ suất sinh lời đạt mức thấp, chưa ổn định Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu qua các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 1.49%, 1.08%, 1.30% Nguyên nhân

là do chi phí trên tổng doanh thu quá cao (chiếm trung bình khoảng gần 99% doanh thu),

thậm chí tốc độ tăng chi phí năm 2016 còn cao hơn tốc độ tăng doanh thu, năm 2017 tốc độ tăng chi phí xấp xỉ gần bằng tốc độ tăng doanh thu

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Phong Phú Vina là chưa cao

Công ty đang đạt được mức doanh thu khá tốt, tuy nhiên việc quản lí chi phí yếu kém làm

cho công ty có mức lợi nhuận thấp, điều này gây trở ngại lớn trong quá trình công ty kêu

gọi vốn để đẩy mạnh kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai Vì vậy, yêu

cầu cấp thiết là công ty cần tập trung phân tích, đánh giá những điểm hạn chế trong quản lí chi phí nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh tốt hơn

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Phong Phú Vina (2015 – 2017)

Hoạt động kinh doanh của công ty Phong Phú Vina chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố,

bao gồm yếu tố bên ngoài như: môi trường kinh tế, pháp luật, cơ sở hạ tầng… và các yếu

tố bên trong như: nguồn nhân lực, nguồn tài chính, khách hàng, cơ sở vật chất, công nghệ

thông tin,… Tiếp theo đây, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích những yếu tố đó ảnh

hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Phong Phú Vina

Trang 36

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài

2.3.1.1 Môi trường kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua có sự khởi sắc rõ rệt, các chỉ số như GDP đạt

ở mức cao, lạm phát được kiểm soát, đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm và có bước đột phá mạnh Đây là cơ hội để phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho

quá trình diễn ra hoạt động ngoại thương mạnh mẽ của Việt Nam, nhất là ngành vận tải

ĐVT: tỷ USD

Hình 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (2015 – 2017)

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2017

Giá trị kim ngạch XNK tăng qua các năm, chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu Nhu cầu

trao đổi hàng hóa quốc tế tăng sẽ gia tăng nhu cầu về sử dụng các dịch vụ logistics, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp logistics đẩy mạnh đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty mình

Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ logistics phát triển chưa đồng đều, các công ty logistics Việt Nam còn nhỏ lẻ làm cho chi phí logistics còn khá cao Điều này làm tăng cao chi phí

cho doanh nghiệp và giảm sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

165.57174.11

211.1

162.02176.63

Ngày đăng: 22/03/2024, 14:45