1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ

8 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đối với bậc tiểu học trong tất cả các môn học đều đóng vai trò rất quan trọng. Môn địa lí có vị trí ý nghĩa sâu sắc, đây là bộ môn có tác dụng giáo dục rất lớn, là một trong những yêu cầu cơ bản đầu tiên để xây dựng tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Như chúng ta đã biết, kiến thức địa lí thể hiện trên bản đồ, lược đồ. Để khai thác được kiến thức trên bản đồ, học sinh phải có kỹ năng sử dụng bản đồ. Bản đồ rất quan trọng khi học địa lí, học sinh biết tìm hiểu các kiến thức trên bản đồ như: núi, sông, ruộng bậc thang, thành phố, hồ, thác... tức là học sinh đã có kỹ năng sử dụng bản đồ một cách thành thạo, tạo điều kiện cho học sinh tự học và vận dụng kiến thức địa lí vào cuộc sống. Kiến thức địa lí được thể hiện qua kênh hình đó là nguồn tri thức đòi hỏi học sinh phải khai thác. Vì vậy giáo viên hình thành các hiện tượng, khái niệm và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh. Thực tế học sinh tiểu học (lớp 4) bắt đầu làm quen với tiết học địa lí nên các em còn có nhiều bỡ ngỡ, chưa có kỹ năng tìm hiểu kiến thức trên bản đồ. Vì thế giáo viên phải hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ ngay từ lúc đầu. Hơn thế nữa còn giúp cho các em học tốt các môn học khác như: Lịch sử, Khoa học...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Xã Tạ An Khương, ngày 31 tháng 03 năm 2023 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ - Họ và tên: Trần Thanh Nhàn - Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Thành Điền - Cá nhân thực hiện - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 05/09/2021 đến nay I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ 2 Sự cần thiết, mục đích việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu) Đối với bậc tiểu học trong tất cả các môn học đều đóng vai trò rất quan trọng Môn địa lí có vị trí ý nghĩa sâu sắc, đây là bộ môn có tác dụng giáo dục rất lớn, là một trong những yêu cầu cơ bản đầu tiên để xây dựng tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam Như chúng ta đã biết, kiến thức địa lí thể hiện trên bản đồ, lược đồ Để khai thác được kiến thức trên bản đồ, học sinh phải có kỹ năng sử dụng bản đồ Bản đồ rất quan trọng khi học địa lí, học sinh biết tìm hiểu các kiến thức trên bản đồ như: núi, sông, ruộng bậc thang, thành phố, hồ, thác tức là học sinh đã có kỹ năng sử dụng bản đồ một cách thành thạo, tạo điều kiện cho học sinh tự học và vận dụng kiến thức địa lí vào cuộc sống Kiến thức địa lí được thể hiện qua kênh hình đó là nguồn tri thức đòi hỏi học sinh phải khai thác Vì vậy giáo viên hình thành các hiện tượng, khái niệm và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh Thực tế học sinh tiểu học (lớp 4) bắt đầu làm quen với tiết học địa lí nên các em còn có nhiều bỡ ngỡ, chưa có kỹ năng tìm hiểu kiến thức trên bản đồ Vì thế giáo viên phải hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ ngay từ lúc đầu Hơn thế nữa còn giúp cho các em học tốt các môn học khác như: Lịch sử, Khoa học Do đó nên tôi đã chọn đề tài: ‘‘Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ ở lớp 4A3 trường Tiểu học Thành Điền” II NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1 Thực trạng 1.1 Thuận lợi - Được sự chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, được sự giúp đỡ nhiệt tình có hiệu quả của các cấp các ngành nhiệt tình luôn tạo điều kiện tốt nhất Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn 2 để các giáo viên phát huy những mặt mạnh cùng nhau gánh vác công việc chung để đẩy mạnh Chất lượng dạy và học - Nhà trường và lãnh đạo quan tâm trang bị đầy đủ các trang thiết bị dạy học hiện đại: máy tính, ti vi, thuận lợi cho sự quan sát của học sinh 1.2 Khó khăn - Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh tìm hiểu tri thức trên bản đồ còn lúng túng thể hiện ở chỗ: Chưa nắm vững các kí hiệu, thông tin, biểu tượng thể hiện trên bản đồ Đôi khi chỉ các hiện tượng chưa chính xác, chẳng hạn: chỉ sông trên bản đồ thì chỉ từ biển vào trong đất liền Khi chỉ đường biên giới, không chỉ theo đường biên mà chỉ sang phần đất của nước bạn - Chính vì thế, năm học 2021 – 2022 lớp tôi có tổng số học sinh là 28 em với kết quả đạt được ở đầu năm học như sau: Năm Tổng số học Chất lượng Giữa học kì I Ghi học sinh Số lượng % chú 2021 - 2022 Sử dụng bản đồ thành thạo 9em 32,14% 28 em Biết sử dụng 12em 42,86% bản đồ Chưa biết sử dụng bản đồ 7em 25% 2 Hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ Bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan cần thiết mà còn là tư liệu học tập để các em tìm ra kiến thức địa lí Để có thể sử dụng được bản đồ, khai thác tri thức trên bản đồ thì học sinh phải có kỹ năng sử dụng bản đồ Bản đồ là khâu đầu tiên trong việc hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh Hiểu bản đồ nghĩa là hiểu kiến thức về bản đồ, về đặc trưng định tính, định lượng, cấu trúc, hiểu tính chất, nội dung, chức năng, ý nghĩa của bản đồ Để hiểu được bản đồ địa lí, học sinh vừa phải nắm vững các khái niệm về bản đồ đã được quy định trong chương trình địa lí ở nhà trường phổ thông và phải dần dần hình thành được một số kỹ năng ban đầu về bản đồ 2.1 Hình thành cho học sinh các kiến thức về bản đồ Trước tiên các em phải có những kiến thức về bản đồ hay nói cách khác là muốn trả lời được câu hỏi: “bản đồ dùng như thế nào?” Thì trước tiên các em phải biết bản đồ là gì? Bản đồ được dùng để làm gì? Bản đồ có những yếu tố nào? Để dạy học sinh các kiến thức về bản đồ thì ta theo trình tự sau: + Bước 1: Cho học sinh quan sát bản đồ Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn 3 Để học sinh có hình ảnh về bản đồ, nhận biết được bản đồ thì giáo viên cho các em quan sát trực tiếp bản đồ với nhiều loại bản đồ như: bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ chiếu trên màn hình, bản đồ trong Atlat, bản đồ treo tường, lược đồ… + Bước 2: Đưa ra khái niệm Giáo viên cho học sinh biết được khái niệm của bản đồ: Bản đồ là những hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định Trong khái niệm bản đồ, để học sinh hiểu hơn về bản đồ, giáo viên cho học sinh biết thêm bản đồ được tạo ra bằng cách nào? Để vẽ được bản đồ người thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay từ vệ tinh Giáo viên hướng dẫn học sinh biết các yếu tố: Tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, bảng chú giải, bản đồ phụ Để học sinh biết về các yếu tố này, giáo viên chỉ rõ các yếu tố đó trên bản đồ một cách chậm rãi và mạch lạc + Bước 3: Củng cố Giáo viên cho học sinh quan sát một số bản đồ để tìm ra các yếu tố trên bản đồ Ví dụ: Cho học sinh quan sát bản đồ địa lí tư nhiên Việt Nam và yêu cầu học sinh tìm các yếu tố: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, bảng chú giải trên bản đồ 2.2 Hình thành cho học sinh kỹ năng bản đồ ban đầu Khi học sinh bắt đầu sử dụng bản đồ, để có những kỹ năng sử dụng bản đồ như đọc bản đồ, phân tích bản đồ,…thì yêu cầu học sinh trước tiên phải có kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ và kỹ năng tìm, chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ 2.2.1 Kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ là một kỹ năng cơ bản, quan trọng Việc xác định vị trí địa lí hoặc mô tả đối tượng địa lí trên bản đồ sẽ trở nên khó khăn hơn hoặc sai lệch nếu không nắm chắc được cách xác định phương hướng trên bản đồ Yêu cầu về kỹ năng xác định phương hướng đối với học sinh tiểu học chỉ xác định 4 hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc) Để giúp học sinh sử dụng thành thạo kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ, giáo viên đưa ra các bài tập từ đơn giản đến phức tạp và tăng độ khó, khi hình thành phương hướng cho học sinh để củng cố Ví dụ : Nối các ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B sao cho phù hợp với quy định về phương hướng trên bản đồ A B Phía dưới bản đồ Hướng Đông Phía trên bản đồ Hướng Tây Bên phải bản đồ Hướng Bắc Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn 4 Bên trái bản đồ Hướng Nam 2.2.2 Tìm và chỉ vị trí địa lí của các đối tượng địa lí trên bản đồ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách chỉ vị trí một đối tượng thế nào cho đúng, chẳng hạn khi chỉ vị trí một dòng sông, học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng ngược lại hoặc chỉ một điểm trên dòng sông Hay học sinh biết được vị trí đèo Hải Vân thì học sinh dễ dàng tìm ra vị trí hai thành phố Huế và Đà Nẵng 3 Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ Đọc bản đồ là kỹ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh tiểu học Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm hiểu kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau, tuỳ theo đối tượng và mục đích sử dụng mà rèn luyện cho từng học sinh Đọc bản đồ có ba mức độ khác nhau: - Mức độ 1: Nắm được mục đích của việc làm (ví dụ tìm sông Hồng, Thành phố Hà Nội, tỉnh Sơn La trên bản đồ) Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào các kí hiệu - Mức độ 2: Quan sát vận dụng kiến thức địa lí, kiến thức bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng - Mức độ 3: Kết hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức địa lí sâu hơn để so sánh 4 Hình thành quy trình sử dụng bản đồ cho học sinh Với mỗi bài địa lí, với mỗi nhiệm vụ của từng bài thì bản đồ địa lí lại được khai thác một cách khác nhau Tuy nhiên, để sử dụng bản đồ một cách có hiệu quả nhất thì giáo viên phải xác lập cho học sinh quy trình sử dụng bản đồ như sau: - Bước 1: Nắm được mục đích, yêu cầu làm việc với bản đồ, lược đồ: Trên bản đồ có thể hiện rất nhiều nội dung, để học sinh có thể tập trung chú ý, khai thác được những kiến thức địa lí đúng hướng, nhanh hơn thì giáo viên phải nói rõ là học sinh phải quan sát vào đâu, để làm gì, tìm những gì, so sánh, kể tên cái gì, Sau khi nói rõ nhiệm vụ giáo viên phải gọi 2 hoặc 3 em nhắc lại yêu cầu của giáo viên, đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều biết mình phải làm gì đối với bản đồ, lược đồ này - Bước 2: Đọc tên bản đồ, lược đồ: Đây là bước đơn giản nhất trong các bước sử dụng bản đồ nhưng không thể bỏ qua, vì đọc tên bản đồ để học sinh biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì Chẳng hạn “Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam” và “ Bản đồ dân số Việt Nam” sẽ thể hiện hai nội dung khác nhau - Bước 3: Xem bảng chú giải: Công việc xem bảng chú giải không chỉ dừng lại ở việc đọc các chú giải trong bảng chú giải, nhiều khi cũng không cần đọc và hiểu tất cả những gì có trong chú giải Mà học sinh phải suy nghĩ mục đích sử dụng bản đồ là gì, biết phải đọc gì, tìm gì trên bản đồ để tìm đúng kí hiệu đối tượng mà Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn 5 mình cần Khi xem chú giải học sinh phải có trí tưởng tượng để hình dung ra đối tượng địa lí thể hiện qua kí hiệu trên bản đồ rồi ghi nhớ Sau đó tìm những kí hiệu ấy trên bản đồ Qua đây thì học sinh hình thành kỹ năng xác định đối tượng địa lí trên bản đồ - Bước 4: Đọc bản đồ: Đọc bản đồ với những mức độ nào phụ thuộc vào mỗi bài học Để học sinh có thể thực hiện được những yêu cầu trên thì giáo viên phải có hệ thống các câu hỏi cụ thể hướng dẫn, định hướng cho học sinh Ví dụ minh hoạ: Trong bài “Thủ đô Hà Nội”, để tìm hiểu về đặc điểm giao thông của thủ đô Hà Nội giáo viên yêu cầu học sinh: “Hãy quan sát lược đồ Thủ đô Hà Nội và cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau: - Bước 1: Nắm rõ mục đích: quan sát lược đồ để tìm các loại đường giao thông đi từ Hà Nội đến các địa phương khác - Bước 2: Đọc tên lược đồ: Lược đồ Thủ đô Hà Nội - Bước 3: Đọc chú giải: Học sinh đọc chú giải, biết kí hiệu đường liền đen là đường sắt, điền liền đỏ là đường ô tô, đường nét gạch chấm là ranh giới tỉnh, kí hiệu máy bay chỉ sân bay… - Bước 4: Đọc bản đồ + Học sinh xác định ranh giới của Thủ đô Hà Nội (học sinh khoanh kín bằng tay theo đường ranh giới nét gạch chấm) phần có màu trên lược đồ là diện tích Thủ đô Hà Nội Chỉ và đọc tên các tỉnh giáp với Hà Nội + Kết hợp việc đọc bản chú giải, học sinh dễ dàng nhận ra hai loại đường giao thông là đường sắt và đường ô tô, đường hàng không Còn đường thủy nếu học sinh chưa nhận ra thì gợi ý hướng dẫn cho học sinh bằng các câu hỏi: Quan sát trên lược đồ các em thấy con sông lớn nào chảy qua Hà Nội? Nhờ con sông này Hà Nội sẽ có thêm loại đường giao thông nào nữa? Lúc đó học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức bản đồ từ các bài khác là đường vẽ màu xanh lục trên bản đồ biểu thị cho sông Học sinh xác định được sông Hồng, giáo viên chú ý cho các em chỉ sông Hồng theo chiều hướng chảy Liên hệ kiến thức thực tế học sinh trả lời được sông Hồng có thể phát triển giao thông đường sông + Hệ thống các câu trả lời học sinh sẽ tìm ra các loại đường giao thông của Thủ đô Hà Nội tới các khu vực khác là: đường ô tô, đường sắt, đường hàng không và đường thủy Giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh lên chỉ trên lược đồ lớn các loại đường giao thông của Hà Nội 5 Tăng cường luyện tập, thực hành cho học sinh Đi đôi với việc dạy cho học sinh cách làm việc với bản đồ thì phải tăng cường cho học sinh thực hành, luyện tập nhiều lần với bản đồ thì những kỹ năng sử dụng bản đồ mới bền vững và ngày càng hoàn thiện Ta có thể tăng cường luyện tập, thực hành kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh bằng một số biện pháp: Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn 6 5.1 Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập - Những yêu cầu khi sử dụng các câu hỏi và bài tập hướng dẫn để rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh: + Giáo viên phải có sự chuẩn bị trước những câu hỏi, bài tập một cách kỹ lưỡng để đảm bảo các bài tập, câu hỏi phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ của học sinh, bài tập bắt buộc học sinh phải động não, sử dụng những kỹ năng bản đồ + Học sinh phải tích cực, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao - Các bước sử dụng câu hỏi và bài tập hướng dẫn Bước 1: Chuẩn bị phiếu câu hỏi, bài tập + Để thiết kế được hệ thống những câu hỏi, bài tập phù hợp, đảm bảo yêu cầu thì giáo viên phải nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học,… để soạn ra những câu hỏi, bài tập phù hợp + Sau khi đã soạn ra được hệ thống câu hỏi, bài tập thì giáo viên phải dự đoán được các tình huống, đáp án mà học sinh có thể làm được, những tình huống học sinh dễ sai hoặc nhầm lẫn để có những biện pháp hỗ trợ, gợi ý cho học sinh Bước 2: Sử dụng câu hỏi, bài tập + Những câu hỏi và bài tập này được sử dụng sau để củng cố những kỹ năng sử dụng bản đồ mà học sinh đã có nên thường được sử dụng sau phần hình thành kiến thức + Giáo viên nên in bài tập theo phiếu rồi phát cho học sinh, trước khi yêu cầu học sinh thực hiện thì giáo viên có thể hướng dẫn những yêu cầu về bài tập, đảm bảo tất cả học sinh đều hiểu yêu cầu của bài tập + Giao nhiệm vụ cho học sinh trong thời gian bao nhiêu, bao giờ phải hoàn thành rõ ràng Bước 3: Đánh giá kết quả bài làm của học sinh Giáo viên thường xuyên đánh giá bài làm của học sinh để kích thích học sinh tự giác làm bài, qua bài làm của học sinh để nắm bắt khả năng của học sinh, từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời Nhận xét cho các em biết các em đã làm tốt ở đâu, chưa tốt ở phần nào và cách khắc phục 5.2 Ứng dụng công nghệ thông tin - Phần mềm PowerPoint là phần mềm được sử dụng phổ biến để soạn giảng một tiết dạy học có thiết bị trình chiếu hiện nay Đó là vì phần mềm này đã rất quen thuộc, dễ sử dụng, có nhiều tính năng vượt trội so với các phần mềm thiết kế trình diễn khác - Giáo viên có thể dùng PowerPoint cùng với thiết bị máy chiếu hoặc tivi để trình bày bản đồ, lược đồ trên màn chiếu Sử dụng các hiệu ứng để giúp học sinh dễ nhận ra các đặc điểm của các yếu tố trên bản đồ, lược đồ Cùng với các hiệu Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn 7 ứng, ứng dụng trên PowerPoint giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ III ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG 1 Tính mới Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kỉ năng địa lí như: kỹ năng quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; Kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ; Kỹ năng nhận xét, so sánh, phân tích số liệu; Kỹ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản Trong quá trình dạy - học, để tổ chức các hoạt động học tập với bản đồ, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo từ khâu chuẩn bị đến khâu thiết kế bài giảng, tìm ra phương án tối ưu để học sinh khai thác được càng nhiều kiến thức trên bản đồ càng tốt Vì thế giáo viên xác định mục tiêu của bài học, bên cạnh củng cố kỹ năng sử dụng bản đồ và phát triển kỹ năng đó 2 Tính hiệu quả và khả thi Qua quá trình thực hiện nội dung chương trình đối với phân môn địa lí ở lớp 4 năm học 2021 – 2022 Tôi đã đưa vào áp dụng một số biện pháp vừa nêu trên, kết quả giờ dạy có chất lượng khá cao Học sinh hiểu bài nhanh, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và yêu thích môn địa lí hơn Sau đây là số liệu thống kê cho thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt thể hiện cụ thể như sau: Tổng Giữa học kì I Cuối học kì I Giữa học kì II Cuối học kì II Số lượng % Số lượng % Số lượng % Năm số học học Chất lượng Số % sinh lượng Sử dụng 32,14 10em 35,71 14em 50% 17em 60,71 % bản đồ 9em % % thành thạo 2021 - 2022 28 Biết sử dụng bản 12em 42,86 13em 46,43 12em 42,8 6% 11em 39,29 % em đồ % % Chưa biết 5em 17,86 % 2em 7,14 % 0em 0% sử dụng 7em 25% bản đồ Dối với năm học 2022 – 2023 lớp tôi đạt được kết quả như sau: Năm Tổng Chất lượng Giữa học kì I Cuối học kì I học số học Số lượng % Số lượng % Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn 8 2022 - 2023 sinh 10 em 41,67 % 13 em 54,17 % Sử dụng bản đồ thành thạo 24 em Biết sử dụng bản đồ 11 em 45,83 % 11 em 45,83 % Chưa biết sử dụng bản đồ 3 em 12,5 % 0 0 % 3 Phạm vi áp dụng Sau khi áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ” không chỉ mang lại hiệu quả cao khi dạy địa lí ở khối lớp 4 mà còn áp dụng có hiệu quả ở lớp 5 của trường tiểu học IV PHẦN KẾT LUẬN Là người giảng dạy phân môn địa lí ở khối 4 bản thân luôn luôn học hỏi tìm tòi ra những biện pháp tối ưu trong công tác giảng dạy để khắc phục những mặt hạn chế về chuyên môn của mình Qua biện pháp này chúng ta thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học cho học sinh đối với phân môn địa lí cũng quan trọng không kém các môn học khác Giáo viên phải hình thành cụ thể, rõ ràng, có lôgic, không được đưa các em vào thế áp đặt, phải để các em làm chủ bài học, làm chủ kiến thức của mình, để từ đó các em chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng một cách hiệu quả nhất Đây là cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực, kỹ năng quan sát, sử dụng, nhận xét, so sánh, phân tích, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận theo mục tiêu môn địa lí Một nhà giáo phải có tinh thần tâm huyết với nghề nghiệp tận tuỵ với học sinh luôn tự học hỏi nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ vận dụng mọi sáng kiến, phương pháp giảng dạy trong tất cả các môn học đặc biệt phân môn địa lí, từ đó giảng dạy và giáo dục học sinh tốt hơn Vì đối với giờ học địa lí, nếu là một tiết học tốt sẽ đem lại cho tâm hồn trẻ những dấu ấn tốt đẹp, giúp cho trẻ có cách nhìn rộng mỡ thêm tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, yêu sự sống trên trái đất, quyết tâm đấu tranh bảo vệ bầu không khí trong lành và cùng nhau giữ gìn, bảo vệ môi trường Trên đây là những biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ đã mang lại hiệu quả khá cao Nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự quan tâm góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để những biện pháp được hoàn thiện hơn, áp dụng rộng rãi hơn XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP TRÂN THANH NHÀN Người thực hiện: Trần Thanh Nhàn

Ngày đăng: 22/03/2024, 08:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w