Trang 1 Hướng dẫn sử dụng LaTex cơ bản Trang 2 Mục lụcI Một số khái niệm cơ bản trong LaTex 2I.1 Cấu trúc của tập tin nhập liệu.. Khi hoàn tất việc soạn thảo, bạn sẽ thêm vàolệnh\end{do
Trang 1Hướng dẫn sử dụng LaTex cơ bản
Ngày 12 tháng 5 năm 2021
Trang 2Mục lục
I Một số khái niệm cơ bản trong LaTex 2
I.1 Cấu trúc của tập tin nhập liệu 2
I.2 Các lớp tài liệu và các tùy chọn cho lớp 3
I.2.1 Các lớp tài liệu 3
I.2.2 Tùy chọn của lớp tài liệu 3
I.3 Các gói lệnh 4
I.4 Các câu lệnh 4
I.5 Các môi trường 4
I.6 Các định dạng tệp tin thường gặp 4
II Soạn thảo văn bản bằng LaTex 4 II.1 Khoảng trắng, đoạn 4
II.2 Một số kí tự đặc biệt trong LaTex 5
II.3 Các tài liệu lớn 5
II.4 Xuống hàng và ngắt trang 6
II.5 Tựa đề, chương và các mục 6
II.6 Tạo chú thích 7
II.7 Các môi trường liệt kê 9
II.8 Tài liệu tham khảo 12
II.9 Các loại khoảng cách 14
II.10 Một số thủ thuật khác với văn bản 15
II.11 Thêm mục lục con ở từng chương 16
III Công thức toán học 17 III.1 Công thức toán học đơn 17
III.2 Nhóm các công thức toán học 18
IV Các loại ma trận và véc-tơ 21 V Các loại bảng biểu 22 VI Chèn ảnh 26 I Một số khái niệm cơ bản trong LaTex I.1 Cấu trúc của tập tin nhập liệu Gồm hai phần: 1 Phần Preamble (Phần lời tựa) - bao gồm tất cả các gói lệnh được sử dụng để định dạng văn bản, bắt đầu bởi lệnh \documentclass
Sau đó bạn có thể thêm vào các lệnh khác để định dạng cấu trúc của toàn
bộ tài liệu Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các gói lệnh để thêm vào các tính năng mở rộng không có sẵn trong LaTeX
Trang 32 Phần thân của tài liệu
\begin{document}
Bây giờ thì bạn bắt đầu soạn thảo phần văn bản kết hợp với các lệnh địnhdạng hữu ích của LaTeX Khi hoàn tất việc soạn thảo, bạn sẽ thêm vàolệnh
\end{document}
\documentclass[10pt,a4paper]{article}: Kiểu tài liệu kiểu article, cỡ chữ
10 điểm, khổ giấy A4
\usepackage[utf8]{vietnam}: Gói lệnh vietnam với tùy chọn bảng mã utf8,gọi lệnh này được dùng để soạn thảo tiếng việt
\usepackage{amsmath, amsfonts, amssymb}: Các gói lệnh này bổ sungvào LaTeX các lệnh và môi trường mới để soạn các công thức, hệ phươngtrình nhiều hàng Ngoài ra hơn một trăm kí hiệu toán học mới mà chúngkhông có trong LaTeX thông thường
\usepackage{graphicx}: Là một trong nhiều gói hỗ trợ cho việc chèn vàovăn bản các hình ảnh bên ngoài, đó là các hình ảnh được tạo bởi cácchương trình xử lý ảnh khác mà không phải là bản thân LaTeX
I.2 Các lớp tài liệu và các tùy chọn cho lớp
I.2.1 Các lớp tài liệu
article phù hợp khi soạn các bài báo trong các tạp chí khoa học, các vănbản trình diễn, các báo cáo ngắn, chương trình hoạt động, thư mời,
report phù hợp khi soạn các báo cáo gồm nhiều chương, các quyểnsáchnhỏ, luận văn,
book phù hợp khi soạn sách
I.2.2 Tùy chọn của lớp tài liệu
10pt, 11pt, 12pt Chỉnh kích thước font chữ trong cả tài liệu Nếukhông
có tuỳ chọn nào được thiết lập thì cỡ chữ mặc đinh đượcchọn là 10pt
a4paper, letterpaper, Xác định cỡ giấy, cỡ giấy mặc đinh là terpaper
Trang 4let- titlepage, notitlepage Xác định việc tạo một trang trắng ngay sau tựa
đề của tài liệu hay không Theo mặc định, lớp article không bắt đầu mộttrang trắng ngay sau phần tựa đề
onecolumn, twocolumn Tài liệu được chia làm 1 hay 2 cột
twoside, oneside Xác định xem tài liệu sẽ được xuất ra dạng hai haymột mặt Lớp article và report được thiết lập là các tài liệu một mặt.Ngược lại, lớp book là dạng tài liệu hai mặt
landscape Thay đổi cách trình bày từ kiểu trang dọc sang trang ngang
Ví dụ để viết in đậm một nhóm từ ta dùng lệnh \textbf{Nhóm từ}
I.5 Các môi trường
Để thuận tiện cho việc định dạng phần văn bản, LaTeX đã định nghĩa sẵn một
số môi trường hỗ trợ Để sử dụng, bạn cần phải nhập vào như sau:
\begin{môi trường}
văn bản
\end{môi trường}
Môi trường có thể đan xen vào nhau khi mà thứ tự đan xen là hợp lí
Ví dụ:\begin{flushleft} \end{flushleft} là môi trường canh lề trái
I.6 Các định dạng tệp tin thường gặp
*.tex Tập tin nhập liệu của LaTeX (tệp tin nguồn)
*.sty Là một tệp định dạng văn bản được tạo trước, được kết hợp vàotập tin tài liệu bằng cách sử dụng lệnh \usepackage{tên tệp}
*.pdf Tệp tin xuất bản, tệp này sẽ xuất hiện sau khi bạn biên dịch
II Soạn thảo văn bản bằng LaTex
II.1 Khoảng trắng, đoạn
Các kí tự khoảng trắng hay tab được xem như nhau Nhiều kí tự khoảng trắngliên tiếp cũng chỉ được xem là một khoảng trắng
Một hàng trắng giữa hai hàng văn bản sẽ xác định việc kết thúc một đoạnvăn Nhiều hàng trắng được xem là một hàng trắng
Đầu hàng của đoạn văn ở chế độ mặc định được thụt vào đầu dòng Để bỏtính năng này dùng lệnh \noindent
Trang 5II.2 Một số kí tự đặc biệt trong LaTex
Để sử dụng các kí hiệu đặc biệt trong tài liệu, trong phần lớn các trường hợpcần thêm tiền tố là dấu gạch chéo (\) Ví dụ: \#, \&, \$,\{,
Kí hiệu % được dùng khi cần chú thích một cái gí đó, khi LaTeX gặp một
kí tự % thì nó sẽ bỏ qua phần còn lại của hàng đang được xử lý
II.3 Các tài liệu lớn
Thông thường, khi làm việc với các tài liệu lớn, ta thường chia tài liệu ra làmnhiều phần nhỏ hơn để việc quản lý tài liệu được thuận tiện, dễ dàng hơn.LaTeX cung cấp cho bạn lệnh \include{tên tệp tin} hỗ trợ cho việc này
Ví dụ tên file là luanvan.tex, nội dung luận văn gồm có phần giới thiệugioithieu.tex, chương 1 chuong1.tex, chương 2 chuong2.tex, lời kết loiket.tex, thì nội dung file luanvan.tex là
Trang 6II.4 Xuống hàng và ngắt trang
LaTeX sẽ tự động chèn vào một cách tối ưu các khoảng trắng và kí tự xuốnghàng cho cả đoạn văn Khi cần, LaTeX cũng sẽ ngắt các từ quá dài, không nằmgọn trên một hàng Ngoài ra, việc đinh dạng các đoạn văn vẫn còn phụ thuộcvào kiểu tài liệu mà ta muốn tạo.Trong một số tình huống đặc biệt, cần yêu cầuLaTeX thực việc xuống hàng bằng lệnh sau:
\\ hoặc \newline
Lệnh sau sẽ cho phép ngắt trang sau khi xuống hàng:
\newpage
II.5 Tựa đề, chương và các mục
Nhằm giúp cho người đọc dễ dàng tìm ra những phần cần thiết trong tài liệu,nên chia nhỏ tài liệu thành các chương, mục và mục con
\subparagraph{} Đoạn con
Trong lớp tài liệu dạng article không có khái niệm chương Có thể xem tài liệudạng article như các chương của một quyển sách
LaTeX sẽ tạo ra bảng mục lục bằng cách trích lấy phần tựa đề của các mục
và vị trí trang của chúng ở lần biên dịch cuối cùng Lệnh \tableofcontents sẽ
Trang 7hiển thị nội dung của bảng mục lục tại vị trí nó được chèn vào Một tài liệu cầnphải được biên dịch hai lần để LaTeX có thể xây dựng được bảng mục lục
1 Để thay đánh số tự động các Mục từ số 1, 2, sang số La Mã I, II, tadùng định nghĩa mới cho đánh số Mục sau đây
2 Số đánh dấu chú thích có thể thay đổi (trong trường hợp thật cần thiết),
vì sự thay đổi này được thực hiện thủ công nên rất có thể bị trùng vớithứ tự chú thích được tạo tự động Dùng lệnh \footnote[số đánh dấu chúthích]{lời chú thích}
Trang 83 Lời chú thích có thể được viết ở dòng riêng, dùng nhóm lệnh \footnotemark
và \footnotetext{Lời chú thích} Mỗi một lần dùng lệnh \footnotemarkchương trình sẽ tự động tăng số chú thích lên 1 đơn vị Để dùng lại cùngmột số chú thích dùng lệnh \footnotemark[số chú thích cần dùng] với lệnhnày chương trình không tăng số đếm thêm 1 đơn vị
4 Định dạng của số chú thích có thể thay đổi bằng cách sử dụng lệnh
\renewcommand{\thefootnote}{\roman{footnote}}
Các tùy chọn ngoài roman còn có arabic, Roman, Alph, alpha, fnsymbol
Trang 9II.7 Các môi trường liệt kê
Với LaTeX, ta có các môi trường liệt kê sau:
Môi trường itemize phù hợp với việc liệt kê những danh sách đơn giản,không đánh số
Môi trường enumerate được dùng để liệt kê các danh sách các mục đượcđánh số một cách tự động
Môi trường description được dùng khi cần mô tả các mục trong danhsách
Hai môi trường itemize và enumerate đều có thể lồng vào nhau xen kẽ tùy
ý đến 4 lần
Trang 10Kí hiệu dùng cho các cấp bậc danh sách trong môi trường itemize lần lượtlà: •, −, ∗, ·
Bậc một
– Bậc hai
* Bậc ba
· Bậc bốnCác kí hiệu này có thể được thay đổi bằng cách định nghĩa lại, sử dụng câulệnh
\renewcommand{\labelitemi}{$kí hiệu mới$}
Hoặc sử dụng trực tiếp kí hiệu mới ngay sau lệnh \item: \item[$kí hiệu mới$]
Trang 12II.8 Tài liệu tham khảo
Bạn có thể tạo ra mục lục các tài liệu tham khảo thông qua môi trường bibliography Trong môi trường này, mỗi tài liệu được khai báo bằng câulệnh
số rộng hơn số 99
Trang 13Chuyển từ dạng mặc định [số] sang một số dạng khác
Dạng số không có ngoặc [ ]
Dạng chữ hoặc tên
Trang 14II.9 Các loại khoảng cách
Đơn vị khoảng cách định nghĩa theo độ rộng của chữ cái– em độ rộng của chữ M viết hoa trong font hiện tại– ex độ rộng của chữ x
Đơn vị khoảng cách trong vật lí
Trang 15II.10 Một số thủ thuật khác với văn bản
3 Đóng khung văn bản
Đóng khung đơn giản với lệnh \framebox{kí hiệu cần đóng khung}
Thêm gói lệnh \usepackage{framed} và sử dụng môi trường
\begin{framed} đối tượng cần đóng khung \end{framed}
4 Đường kẻ và thanh ngang
Đường kẻ và thanh nganh được thực hiện với lệnh $\rule[lift]{width}{height}$.Trong đó tùy chọn lift cho biết độ dịch chuyển theo chiều dọc so với các
kí tự trong hàng, tùy chọn width và height cho biết độ dài và độ dày củathanh ngang
5 Văn bản nhiều cột
Để sử dụng chức năng này thêm gói lệnh \usepackage{multicol} vào trongPhần lời tựa và sử dụng môi trường
\begin{multicols}{số cột} đối tượng cần chia cột\end{multicols}
nếu cần các cột có độ dài bằng nhau và sử dụng
\begin{multicols*}{số cột} đối tượng cần chia cột\end{multicols*}
nếu cần điền đầy trang cột thứ nhất, sau đó mới điền tiếp cột thứ 2,
Trang 16II.11 Thêm mục lục con ở từng chương
Thêm dòng lệnh \usepackage{minitoc} vào Phần lời tựa và thêm hai dònglệnh \dominitoc[n], \tableofcontents sau \begin{document}
Thêm dòng lệnh \minitoc dưới mỗi dòng lệnh \chapter{}
Trang 17III Công thức toán học
III.1 Công thức toán học đơn
Có các cách phổ biến sau để biểu diễn một công thức toán học
$ $ Công thức toán học để trong dấu $ $ sẽ xuất hiện trên cùngdòng với văn bản
\[ \] Công thức toán học để trong dấu \[ \] sẽ được viết ở dòngriêng, căn giữa và không đánh số
\begin{equation} \end{equation} Công thức toán học được đánhtrong dấu sẽ được viết ở hàng riêng, căn giữa và có đánh số thứ tự.Thêm dấu * vào sau từ equation để không đánh số công thức
\begin{multiline} \end{multiline} Một công thức dài được viết thànhnhiều hàng, đánh số hàng cuối cùng
Trang 18Trong phần này số thứ tự của phương trình không cho biết phương trìnhnày nằm trong Mục nào Để đánh số công thức kèm theo chỉ số của Mục tadùng thêm lệnh \numberwithin{equation}{section} trong Phần lời tựa
III.2 Nhóm các công thức toán học
1 Nhóm căn giữa và được đánh dấu bằng một phương trình
\begin{equation}
\begin{gathered}
Phương trình
\\
Trang 204 Nhóm căn theo một vị trí nào đó và đánh dấu một lần cả nhóm phươngtrình
Trang 21IV Các loại ma trận và véc-tơ
Có thể dùng môi trường matrix hoặc array
Loại Latex code Minh họa
1 2 3
a b c
1 & 2 & 3 & A \\
a & b & c & D
Trang 22Các phần tử trong ma trận có thể căn chỉnh vị trí, tất cả cùng vị trí nếudùng môi trường matrix (chèn các kí hiệu [l] - căn trái, [r] - căn phải, mặc định
- căn giữa), đối với môi trường array các cột khác nhau có thể căn vị trí khácnhau
V Các loại bảng biểu
Môi trường tabular
Các loại bảng đơn giản
Trang 232 Bảng với độ rộng thay đổi - Để sử dụng các tùy chọn của bảng, sử dụngthêm gói array trong Phần lời tựa
Các tham số trong bảng: Cột 1: 5em- độ rộng, m - phần tử trong bảngđược viết giữa hàng; Cột 2: rộng 2cm, p - viết trên cùng; Cột 3: rộng 1cm,
b - viết dưới cùng
Trang 24Để viết các phần tử trong một ô ở giữa cột dùng tùy chọn >{\centering}cùng với tùy chọn theo dòng, trong trường hợp này thay vì dùng \\ tadùng \tabularnewline
Trang 25trong file Tex
! Đặt bảng phải tại đây
Chú thích và chỉ dẫn tới bảng
Dùng lệnh \caption{Tên bảng} và đánh dấu bảng \label{dấu}
5 Thay đỏi màu sắc bảng
Trang 26Bổ sung gói lệnh \usepackage[table]{xcolor} vào Phần lời tựa
- Để tô toàn bộ một hàng cùng màu sử dụng \rowcolor[rgb]{r,g,b} với
0 ≤ r, g, b ≤ 1 hoặc \rowcolor{tên màu} - Tương tự cho màu của một cột,hoặc màu của một ô
Trang 27Thay đổi kích cỡ cho phù hợp với văn bản
Đối với các bức ảnh nhỏ thuận tiện hơn là văn bản xung quanh ảnh
Để sử dụng tính chất này bổ sung thêm gói lệnh
\usep-ackage{wrapfig} trong Phần lời tựa Sử dụng tùy chọn {l}
hoặc {r} để đặt bức ảnh ở bên trái hoặc bên phải văn bản
Ngoài ra cần sử dụng tùy chọn {0.25\textwidth} là kích
cỡ của khung hình (không phải kích cỡ của hình), trong
đó textwidth là chiều rộng của văn bản
Lưu ý, chức năng wrapfigure không làm việc trong môi trường danh sáchhoặc bảng
Để ghi chú thích cũng như đánh dấu ảnh để tạo liên kết tới ảnh lệnh cầnđặt câu lệnh chèn ảnh vào trong môi trường figure
Trang 28Hình 1: Hoa lan 1 Hình 2: Hoa lan 2
- Các ảnh có chung chú thích
Hình 3: Hoa lá