1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Phổ Thông Tỉnh Lào Cai Từ Năm 1991 Đến Năm 2020
Tác giả Hà Trọng Thái
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Đức Cường, TS. Duy Thị Hải Hường
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 750,9 KB

Nội dung

Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Trần Đức Cường

2 TS Duy Thị Hải Hường

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Mão

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Duy Bính

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đình Lê

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Luận án cấp Học viện họp tại

Học viện Khoa học xã hội Vào hồi phút, ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo đối với phát triển kinh tế, sự phồn thịnh của đất nước Ở Việt Nam cũng vậy, từ thời quân chủ, các vương triều đã sớm có ý thức về vai tr của giáo dục và quan niệm r ng muốn xây dựng đất nước phải m mang giáo dục, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Đông các Đại học sỹ Thân Nhân Trung thời Lê đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp B i vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc gây dựng người tài,

kén chọn kẻ sĩ bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên” Thời kỳ đổi mới, Đảng

Cộng sản Việt Nam đều khẳng định tầm quan trọng và chủ trương ưu tiên đầu tư cho giáo dục phát triển Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm

1991 của Đảng khẳng định: “Khoa học và giáo dục đóng vai tr then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” Năm 1996, tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng khẳng định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Năm 2016, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục và đào tạo nh m nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Đó là những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, là cơ s để các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp GD&ĐT đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam, được chính thức thành lập từ năm 1907, là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc ph ng, nơi hội tụ của 25 dân tộc và các nhóm người có thành phần dân tộc sinh sống như: Mông, Dao, Tày, Thái, Dáy, …Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn khát vọng vươn lên chinh phục tự nhiên, xây dựng bản làng, đánh giặc giữ nước và tạo dựng được một nền văn hóa đặc sắc

Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc vào năm 1954, giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai nói riêng được Đảng, Nhà nước cũng như Đảng bộ, chính quyền, S GD&ĐT và các ban ngành tỉnh Lào Cai quan tâm Sau khi đất nước thống nhất (1975), giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai có điều kiện khôi phục và phát triển Tuy nhiên, phải từ tháng 10-1991, tỉnh Lào Cai được tái lập trên cơ s tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000), (2001-2010), (2011-2020) giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai mới có sự chuyển mình mạnh mẽ

Có thể nhận thấy, trong suốt 30 năm (1991-2020), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai đã luôn quan tâm, đề ra nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và chỉ đạo sát sao đối với GDPT Các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm và đầu tư cho phát triển GDPT, đặc biệt ngành GD&ĐT Lào Cai đã nỗ lực, quyết tâm,

Trang 4

khẩn trương giải quyết những mục tiêu trước mắt và thực hiện chiến lược lâu dài phát triển GDPT Vì thế, GDPT tỉnh Lào Cai giai đoạn 1991-2020 phát triển toàn diện về mạng lưới, quy mô giáo dục, PCGD, giáo dục dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, đào tạo cán bộ; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông có bước trư ng thành vượt bậc cùng sự nghiệp giáo dục 30 năm; cơ s vật chất trường, lớp thay đổi căn bản, nhiều trường học khang trang, hiện đại Từ năm 1991 đến năm 2020, GDPT tỉnh Lào Cai đã thực hiện sứ mệnh “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; khẳng định vị thế “quốc sách hàng đầu” và vai tr quan trọng của sự nghiệp GD&ĐT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Nghiên cứu GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020 là hết sức cần thiết, là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc B i nghiên cứu vấn

đề này không chỉ góp phần làm sáng tỏ chiến lược phát triển giáo dục của Đảng

và Nhà nước Việt Nam, mà c n khẳng định trong thực tế đường lối đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại hóa của Đảng, Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn Quá trình nghiên cứu đề tài c n minh chứng việc đầu tư xây dựng và phát triển GDPT không những góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai, mà c n khẳng định sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong

sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Hơn nữa, nghiên cứu giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020 c n cung cấp cơ s khoa học vững chắc để thực hiện tốt hơn chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý GDPT một tỉnh vùng cao c n nhiều khó khăn

Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020 Do đó, nghiên cứu GDPT tỉnh Lào Cai không chỉ làm rõ đặc điểm, đánh giá vị trí, vai tr , kết quả đạt được trong góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, mà c n chỉ ra những hạn chế cần giải quyết cũng như đúc rút kinh nghiệm cho phát triển GDPT tỉnh Lào Cai giai đoạn tiếp theo

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020” làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành Lịch sử Việt Nam

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Phục dựng lại quá trình phát triển GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020, từ đó rút ra những nhận xét, kinh nghiệm vận dụng trong giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến GDPT tỉnh Lào Cai từ năm

1991 đến năm 2020

Ba là, làm rõ thực trạng GDPT tỉnh Lào Cai qua hai giai đoạn

1991-2000 và 2001-2020

Trang 5

Bốn là, rút ra một số nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình

xây dựng, phát triển GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020

3 Đối tư ng và ph m vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020 Bao gồm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục miền núi, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện của tỉnh Lào Cai, hệ thống trường lớp,

cơ s vật chất kỹ thuật dạy học, lực lượng giáo viên, ngân sách dành cho giáo dục phổ thông, chương trình giảng dạy, chất lượng hiệu quả giáo dục

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Luận án chọn năm 1991 là năm tái lập tỉnh Lào Cai; năm

2020 đánh dấu chặng đường 30 năm xây dựng, phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai (gắn với dấu mốc 30 năm tái lập tỉnh) Luận án chọn mốc 2000 để chia chương 2 và chương 3 vì mốc 2000 đánh dấu 10 năm đầu tỉnh Lào Cai xây dựng, ổn định hệ thống trường lớp GDPT

Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991

đến năm 2020 Trong thời gian này, đơn vị hành chỉnh của tỉnh có một số thay đổi, điều chỉnh,nhưng về cơ bản tỉnh gồm thị xã/thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu GDPT tỉnh Lào Cai trình bày

các nội dung: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, GDPT; sự vận dụng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai trong xây dựng, phát triển GDPT; quá trình xây dựng, phát triển GDPT tỉnh Lào Cai qua hai giai đoạn 1991-2000, 2001-2020 trên các mặt: Phát triển đội ngũ giáo viên; đầu tư cơ s vật chất, trang thiết bị dạy học; phát triển hệ thống trường lớp, quy mô học sinh; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Từ đó, luận án đánh giá, nhận xét về giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm

1991 đến năm 2020, nêu lên một số đặc điểm, kinh nghiệm cho phát triển GDPT nói riêng, GD&ĐT tỉnh Lào Cai nói chung trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1 Phương pháp luận

Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tư ng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT nói chung, GDPT nói riêng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, luận án sử dụng phương pháp liên ngành trong quá trình nghiên cứu, trong đó những phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê,v.v

4.3 Nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sưu tầm, hệ thống hóa nguồn tài liệu từ

Văn kiện Đảng toàn tập giai đoạn 1991-2020, Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập),

Trang 6

Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2011 có đề cập đến GD&ĐT; các công trình nghiên cứu của các cơ quan, đơn vị, một số địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học về GD&ĐT nói chung, GDPT nói riêng; cùng với đó là nguồn tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn ph ng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và S GD&ĐT tỉnh Lào Cai có liên quan đến đề tài luận án nghiên cứu Đặc biệt, các báo cáo tổng kết về GD&ĐT nói chung,

về GDPT nói riêng qua các giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2020 của UBND Lào Cai, S GD&ĐT tỉnh Lào Cai là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ quá trình nghiên cứu Luận án

5 Đóng góp của luận án

Một là, luận án cung cấp hệ thống tư liệu, tài liệu phong phú, đa dạng được

khai thác từ nhiều nơi khác nhau; là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy về GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020

Hai là, phục dựng quá trình xây dựng, phát triển GDPT tỉnh Lào Cai qua hai

giai đoạn 1991-2000 và 2001-2020; so sánh GDPT qua hai giai đoạn cũng như với một

số tỉnh miền núi khác để thấy được sự phát triển, thành tích của GDPT Lào Cai

Ba là, góp thêm nhận xét về GDPT tỉnh Lào Cai trên cả hai phương diện:

những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót c n tồn tại cũng như làm rõ nguyên nhân của những kết quả, hạn chế, trên cơ s đó làm rõ những đặc điểm chủ yếu của GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020

Bốn là, luận án rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình xây dựng, phát triển

GDPT tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020 có thể vận dụng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh giai đoạn hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Luận án góp phần làm rõ hơn chế độ, chính sách của Trung ương, chính quyền địa phương đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GDPT tỉnh Lào Cai trong 30 năm (1991-2020)

Luận án có ý nghĩa quan trọng góp phần tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy về GD&ĐT nói chung, GDPT tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Trang 7

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần M đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung

Có thể kể đến như: Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 1962; Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự thật, 1972; Phạm Văn Đồng với sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979; Nền giáo dục Việt Nam - Lý luận và thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991; Từ Bộ Quốc gia giáo dục đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (1945-1995), Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 1995; 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo 1945 - 1995, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995; Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Lịch sử giáo dục Việt Nam, Đà Lạt, 1999; Lịch sử giản lược - Hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Lịch

sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004; Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006; Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011; Đổi mới, cải cách giáo dục ở Việt Nam và nhân tố quản lý trong tiến trình đổi mới giáo dục, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2017; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2020; Lịch sử giáo dục Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020; Khát vọng giáo dục của Hồ Chí Minh, Nxb

Dân trí, Hà Nội, 2023,v.v Nhìn chung, nghiên cứu về giáo dục nói chung đến nay

đã đạt được nhiều thành tựu Tuy chưa có công trình nào đề cập trực tiếp về giáo dục phổ thông Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020, nhưng các công trình đã công

bố là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, trực tiếp giúp nghiên cứu sinh giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu luận án

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông

Tiêu biểu như Nguyễn Anh Dũng với luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sư

phạm - Tâm lý Quá trình xây dựng chương trình môn lịch sử ở trường phổ thông trung học Việt Nam (1945-1993), Hà Nội, 1996; Đặng Thị Ánh Tuyết với luận án Nhận thức, thái độ và hành vi về bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La), luận án tiến sĩ Xã hội học, Hà Nội, 2010; Nguyễn Thúy Quỳnh với đề tài Giáo dục phổ thông ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2015; Nguyễn Thị Giang với tên đề tài Thực hiện chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông ở các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2022;

Trang 8

Trương Hữu H a, Thực trạng và giải pháp phát triển thể lực cho học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Luận án Tiến

sĩ Giáo dục học, Bắc Ninh, 2022 Về các công trình đã xuất bản có thể kể đến: Giới thiệu mô hình đào tạo giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012; Nguyễn Văn Thắng với chuyên khảo Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa (1986-2006), Nxb KHXH, Hà Nội, 2022; Trần Huy Hoàng với cuốn Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông Việt Nam - Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2023,v.v Tóm lại, nghiên cứu

giáo dục phổ thông đến nay đã đạt được nhiều thành tựu Thể hiện rõ nét là giáo dục phổ thông đã thành chủ đề nghiên cứu của nhiều luận án Tiến sĩ nhiều chuyên ngành khác nhau Cùng với đó, giáo dục phổ thông c n là đối tượng nghiên cứu của nhiều cuốn sách đã xuất bản và là chủ đề nghiên cứu của nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành Tuy nhiên, hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm

1991 đến năm 2020

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về Lào Cai có đề cập đến giáo dục

Trong số các công trình đã công bố, những công trình có đề cập đến giáo dục chiếm số lượng lớn, điều đó cho thấy vai tr của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai qua các thời kỳ Có thể kể đến như:

Lào Cai - Một thế kỷ phát triển và hội nhập, Nxb Thông tấn xã, Hà Nội, 2007; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai (1947-2007), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2020; 30 năm Lào Cai sáng tạo, Nxb Lao động, Hà Nội, 2021; Lịch sử tỉnh Lào Cai (1991-2020) hoàn thành, được Nxb Lao động ấn hành năm 2022; Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai, Nxb Lý luận Chính trị, Hà

Nội, 2023,v.v Tựu trung lại, trong các công trình nghiên cứu về Lào Cai, cùng với đề cập tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc ph ng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, hầu hết các công trình đều đề cập tới GD&ĐT của tỉnh Lào Cai dưới các mức độ khác nhau Đặc biệt, có nhiều công trình đề cập về giáo dục phổ thông của Lào Cai từ khi tái lập tỉnh đến năm 2020 Tuy chỉ dừng lại mức độ mô tả về giáo dục, nhưng những công trình đã xuất bản là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp đối với Nghiên cứu sinh khi thực hiện luận án

1.1.4 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục tỉnh Lào Cai

Nhân kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam hiện đại (1945-2015), S

GD&ĐT phối hợp với Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai biên soạn cuốn Kỷ yếu lịch sử GD&ĐT tỉnh Lào Cai (1945-2014); năm 2018, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo kinh nghiệm phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo sau 25 năm tái lập (1991 -2016) Ngoài ra là các cuốn sách đã được xuất bản như: Lịch

sử ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai (1945-2020), Nxb Đại học Sư phạm,

Hà Nội, 2021; Lịch sử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai (1960 - 2020), Nxb Hà Nội, 2023 Ngoài ra c n một số bài viết như Giáo dục Singapore -

Trang 9

Kinh nghiệm và gợi ý phát triển giáo dục Lào Cai của tác giả Trương Kim Minh, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 43, năm 2009; Một cách khoán chất lượng trong giáo dục tỉnh Lào Cai của tác giả Trần Thị Kim Thuận, Tạp chí Giáo dục, số 160,

năm 2007, đã cung cấp nhiều cách tiếp cận và nguồn tư liệu mới phục vụ nghiên cứu đề tài Tóm lại, nghiên cứu về giáo dục Lào Cai đến nay đã có nhiều công trình, cuốn sách nghiên cứu khác nhau Các nhóm công trình trên không chỉ cung cấp nguồn tư liệu, tài liệu liên quan trực tiếp, gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của luận án mà c n gợi m nhiều vấn đề bổ ích, nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp khi triển khai thực hiện đề tài Các nhóm công trình trên là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ quá trình thực hiện luận án giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020

Tiểu kết Chương 1

Thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, Nghiên cứu sinh thực hiện đã làm rõ, đánh giá được kết quả nghiên cứu của các công trình trên các chiều cạnh như: khai thác, hệ thống hóa nguồn tư liệu, tài liệu; những kết quả đạt được về mặt nội dung cũng như làm rõ những phương pháp chủ yếu các công trình đã thực hiện, trên cơ s đó tìm ra những nội dung có thể chắt lọc, kế thừa trong quá trình nghiên cứu Hơn nữa, tổng quan tình hình nghiên cứu còn giúp nghiên cứu làm rõ những khoảng trống các công trình đã công bố chưa đề cập, từ đó xác định được những vấn đề để Luận án tập trung giải quyết Ngoài ra, tổng quan tình hình nghiên cứu còn giúp Nghiên cứu sinh lựa chọn được những phương pháp nghiên cứu phù hợp, khả thi với đề tài

“Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2020”; là cơ s để rút

ra đặc điểm, đánh giá thành tựu cũng như chỉ rõ những hạn chế, tồn tại và đúc kết một số kinh nghiệm đối với phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai trong giai đoạn mới

Chương 2 GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH LÀO CAI

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 2.1 Những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc, n m phía Tây Bắc của Tổ quốc; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182,086 km đường biên giới Địa hình Lào Cai có núi non trùng điệp Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Lào Cai khá đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện chủng loại Về kinh tế, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của Lào Cai phát triển Hệ thống thủy điện có sản lượng lớn, h a vào lưới điện quốc gia Kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp khai thác lợi thế tài nguyên đất

và khí hậu, tạo nên sản lượng phong phú và chất lượng Về xã hội, tỉnh Lào Cai

là nơi hội tụ của nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Thái, Mường, Mông,

Trang 10

Lào, Nùng, Giáy, Dao, Phù Lá, Pa Dí, Hà Nhì, Thu Lao, Tu Dí, Lô lô, Hoa, Kinh, Bố Y, La Ha, Kháng Tuy nhiên, cư dân của Lào Cai, nhất là vùng cao

cư trú rất phân tán, tập quán canh tác phát nương, làm rẫy, du canh, du cư tồn tại lâu đời Có thể nói, những yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội không chỉ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai mà còn tác động sâu sắc đến phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục phổ thông

từ năm 1991 đến năm 2000 trên cả hai phương diện là tích cực và tiêu cực

2.1.2 Truyền thống giáo dục

Lào Cai là tỉnh có truyền thống giáo dục từ lâu đời Trước năm 1991, tỉnh Lào Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn (theo Nghị quyết của Quốc hội Khóa V ngày 27/3/1975 (kỳ họp thứ 2) hợp nhất tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn) Đây là thời kỳ đất nước gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân Để thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, trong đó có giáo dục phổ thông, lãnh đạo tỉnh Hoàng Liên Sơn tiến hành sắp xếp lại mạng lưới trường xã, bản; Tập trung xây dựng mỗi một xã có một điểm trường chính gồm các lớp cuối cấp và các điểm phụ đặt tại các bản dành cho các lớp đầu cấp, không xây dựng tràn lan Trong hệ thống các trường phổ thông các lớp ghép, lớp chọn được bố trí ngày càng hợp lý, thu hút học sinh tới trường ngày càng nhiều Năm học 1986-1987, tỉnh Hoàng Liên Sơn có 472 trường phổ thông các cấp Những năm 1990, Bộ Giáo dục ban hành Đề án thực hiện một số mục tiêu phát triển giáo dục miền núi, vùng DTTS Ở các tỉnh miền núi phía Bắc có các tỉnh

Hà Tuyên, Cao B ng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Sơn La được đầu tư mỗi tỉnh 1 trường

2.1.3 Bối cảnh lịch sử; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

về phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, giáo dục phổ thông

2.1.3.1 Bối cảnh lịch sử

Những năm 80 của thế kỷ XX công cuộc cải tổ Liên Xô và các nước Đông Âu thất bại dần chứng tỏ mô hình chủ nghĩa xã hội đang có những khủng hoảng nghiêm trọng Trong khi đó, Trung Quốc đã chủ trương và thực hiện bốn hiện đại hóa gồm nông nghiệp, công nghiệp, quốc ph ng và khoa học kỹ thuật thành công và bước vào giai đoạn mới là cải cách m cửa Ở Việt Nam, tháng

12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt

Nam họp tại Hà Nội Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng quyết định đổi mới toàn diện đất nước Trong quá trình triển

khai Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống, tình hình thế giới biến chuyển nhanh chóng Công cuộc cải tổ Liên Xô ngày càng rơi vào khủng hoảng toàn diện và sụp đổ hoàn toàn vào tháng 12 năm 1991 Viện trợ và quan hệ kinh tế giữa Liên Xô

với Việt Nam bị thu hẹp nhanh Ở trong nước, từ năm 1991, khủng hoảng kinh tế -

xã hội vẫn chưa chấm dứt Nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ đất nước còn rất nhiều khó khăn Riêng lĩnh vực giáo dục, trong đó có giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế

Đối với tỉnh Lào Cai, những khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt

là hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh biên giới để lại là nhân tố tác động rất lớn

Trang 11

đối với giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng

2.1.3.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển

giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, giáo dục phổ thông

Tháng 6 năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội Cùng với đề ra nhiều chủ trương, đường lối quan trọng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thể hiện bước đột phá nhận thức về giáo dục và đào tạo Đại hội chỉ rõ: Khoa học và giáo dục đã đóng vai then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới…; đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển Tiếp đó, trong Nghị quyết 04-NQ/HNTW (Khóa VII) ngày 14-1-1993 của Trung ương về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo có khẳng định: “Củng cố và phát triển ngành giáo dục các vùng dân tộc thiểu số và những vùng khó khăn Thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách nh m ngăn chặn tình trạng sa sút về giáo dục miền núi Củng cố và xây dựng mới các trường phổ thông dân tộc nội trú Coi trọng việc đầu tư xây dựng

hệ thống đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số từ trung ương đến địa phương” Ngày 24-12-1996, tại Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII thông qua Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến nǎm 2000 Nghị quyết đề ra nhiệm vụ của giáo dục miền núi, vùng DTTS là: “Thanh toán nạn mù chữ cho những người trong độ tuổi 15 - 35, thu hẹp diện mù chữ độ tuổi khác, đặc biệt chú ý vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khǎn để tất cả các tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học trước khi bước sang thế kỷ 21 Xoá "điểm trắng" về giáo dục bản, ấp M thêm các trường dân tộc nội trú và bán trú cụm xã, các huyện” Ngày 9-12-2000, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” thay thế cho Bộ chương trình và sách giáo khoa lớp 1 đến lớp 12 (được áp dụng dụng từ năm học 1981-1982) Đây là những chủ trương, quyết sách quan trọng, tác động trực tiếp tới sự nghiệp giáo dục và đào tào cả nước nói chung, giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai nói riêng

2.1.4 Chủ trương, chính sách của tỉnh Lào Cai về phát triển giáo dục phổ thông

Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi, triển khai chính sách của Nhà nước, trên cơ s nhận định, đánh giá đúng tình hình, song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy Lào Cai quan tâm lãnh đạo sát sao đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo với nhiều quyết sách quan trọng Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X họp từ ngày 9 đến 11-01-

1992 ra Nghị quyết đề ra 6 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Trong phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (1991 - 1995), sự nghiệp giáo dục và đào tạo được nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo tiếp tục củng cố và phát triển với mức hợp lý theo từng vùng; cần tập trung cho chương trình chống xuống cấp, chương trình phổ cập cấp I; công tác xóa mù chữ cần phải thực hiện trên cơ s phù hợp với yêu cầu của

Trang 12

đời sống và phát triển kinh tế, không xóa mù chữ tràn lan” Đặc biệt, trên cơ s đánh giá đúng tình hình, BCH Đảng bộ tỉnh Lào Cai ra Nghị quyết số 5 NQ/TU (6-4-1993) về giáo dục với mục tiêu: “Đến hết năm 1995 xóa được các xã “trắng” về giáo dục; mỗi xã, phường vùng thấp có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ s ; mỗi xã vùng cao có 1 trường tiểu học, cụm liên xã có trường trung học cơ s ; mỗi huyện vùng cao có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú; huy động 50 - 60% trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi đến lớp” Trong giai đoạn 1996-2000, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định chủ trương và đề ra nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo là: “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” “Cần phải đầu tư thích đáng cho sự nghiệp giáo dục phổ thông các cấp; nghiên cứu và m rộng hình thức trường phổ thông bán trú; thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục ”

2.2 Giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai trong 10 năm đầu tái lập tỉnh

2.2.1 Đội ngũ giáo viên

số lượng này tăng lên 2.857 giáo viên, cán bộ, nhân viên Đến năm học 2000 -

2001, về cơ bản đội ngũ giáo viên đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học (5.002 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 73,97%) Nhìn chung, giáo viên tiểu học tăng về số lượng, phát triển về năng lực; cơ bản có trình độ sư phạm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

* Trung học cơ sở

Cũng như bậc tiểu học, năm học 1991 - 1992, tình trạng đội ngũ giáo viên THCS thiếu về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, toàn tỉnh có 861 cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ s , trong đó có 147 cán bộ quản lý, 714 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên là 18,49% Vì vậy, nhiệm

vụ xây dựng đội ngũ giáo viên THCS được xác định là nhiệm vụ quan trọng của ngành và được thực hiện b ng nhiều giải pháp cụ thể như liên kết với các trường đại học, cao đẳng để đào tạo giáo viên…Nhờ đó số lượng giáo viên phổ thông

cơ s tăng đều h ng năm tương ứng với sự phát triển quy mô học sinh THCS: năm học 1992 - 1993 có 997 giáo viên; năm học 1993 -1994 có 1.032 giáo viên; năm học 1994 - 1995 có 1.121 giáo viên Đến năm học 1999 - 2000, số cán bộ quản lý, giáo viên tăng lên 1.666 người

* Trung học phổ thông

Năm học 1991 - 1992, có 296 giáo viên THPT, đến năm học 1995 - 1996

có 361 người Để bổ sung cho sự thiếu hụt về giáo viên THPT, h ng năm tỉnh Lào Cai có nhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và tuyển dụng giáo viên B ng

sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, đến năm 2000, toàn tỉnh có 668 giáo viên THPT, tăng 2,5 lần so với năm 1991, trong đó 95,65% đạt trình độ chuẩn Chỉ tính trong

Trang 13

giai đoạn 1996 - 2000, tỉnh Lào Cai tuyển dụng 226 giáo viên THPT có trình độ đại học và sau đại học

2.2.2 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

* Trường tiểu học

Trong giai đoạn 1991-1995, việc đầu tư cơ s vật chất cho giáo dục tiểu học chiếm tỷ lệ thấp Từ năm 1996, cơ s vật chất cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ các nguồn ngân sách: Các chương trình mục tiêu của Ngành Giáo dục và Đào tạo, dự án vay Ngân hàng Thế giới, ngân sách xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh, các chương trình của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình 135, xây dựng trung tâm cụm xã, định canh, định cư và sự tài trợ của một số tổ chức phi chính phủ Tính đến thời điểm 31-12-1999, có 180 số phường, xã được xây dựng trường tiểu học kiên cố; nhiều xã vùng cao có nhà học cao tầng, các ph ng chức năng Diện mạo trường, lớp có nhiều thay đổi

* Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông

Nhờ chú trọng đầu tư xây dựng cơ s vật chất trường học, từ năm 1991 đến năm 1995, giáo dục THCS từng bước ổn định, phát triển Ở vùng thấp tách dần các trường tiểu học và phổ thông cơ s thành các trường phổ thông cơ s , các trường tiểu học Đối với THPT, sau giai đoạn đầu tái lập tỉnh (1991-1995) c n nhiều khó khăn, từ năm 1996 tr đi, cơ s vật chất, đồ dùng dạy học của hệ thống trường THPT từng bước được đầu tư xây dựng, mua sắm Trong giai đoạn 1996 -

2000, Trường Phổ thông Trung học DTNT tỉnh được ưu tiên đầu tư xây dựng

cơ s vật chất, trang thiết bị Một số trường được quy hoạch xây dựng theo quy định trường học đạt chuẩn quốc gia

2.2.3 Trường lớp, quy mô học sinh

* Tiểu học

Trước thời điểm tái lập tỉnh (1991), 14 xã chưa có trường tiểu học Năm học

1991 - 1992, số trường tiểu học là 140; trường liên cấp tiểu học và THCS có 57 trường Tổng số học sinh tiểu học năm học 1991-1992 là 47.200 người Năm học

1999 - 2000, tỉnh có 167 trường, 4.421 lớp, 107.059 học sinh (nam 58.512, nữ 48.547); trường liên cấp I, II trong những năm học tiếp theo tăng nhưng không đáng kể Một điều dễ nhận thấy là, số lượng học sinh nữ dân tộc không ngừng tăng lên Nếu năm học 1996 - 1997, học sinh nữ dân tộc là 50.236 học sinh, thì đến năm học 2000 - 2001, học sinh nữ dân tộc là 77.477 người, tăng 1,54 lần

* Trung học cơ sở

Trải qua 5 năm (1991-1995) củng cố, phát triển, giáo dục THCS không ngừng tăng lên về quy mô trường lớp, số lượng học sinh Năm học 1991 - 1992, tỉnh Lào Cai có 78 trường THCS, 346 lớp học với 8.209 học sinh Đến giai đoạn 1996 - 2000, cấp trung học cơ s tiếp tục củng cố, xây dựng mạng lưới trường học về quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn Về quy mô học sinh THCS, năm học 1996 - 1997, có 21.754 học sinh, đến năm học 2000 - 2001, số học sinh là 36.893 người, tăng gấp 1,69 lần

* Trung học phổ thông

Ngày đăng: 21/03/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN