1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhịp ngắt trong truyện kiều của nguyễn du nghiên cứu và ứng dụng

178 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhịp Ngắt Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du - Nghiên Cứu Và Ứng Dụng
Tác giả Đinh Thị Luyên
Người hướng dẫn PGS. TS Phạm Thị Phương Thái
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 2,82 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (5)
    • 1. Lí do chọn đề tài (5)
    • 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu (6)
    • 3. Mục đích nghiên cứu (8)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
    • 6. Đóng góp của luận văn (10)
    • 7. Bố cục luận văn (10)
  • B. NỘI DUNG (11)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (11)
    • 1.1. Tác giả Nguyễn Du với Truyện Kiều (11)
      • 1.1.1 Nguyễn Du- cuộc đời (11)
      • 1.1.2 Tác phẩm Truyện Kiều (19)
    • 1.2. Nhịp ngắt (23)
      • 1.2.1 Nhịp ngắt là gì (23)
      • 1.2.2 Vai trò của nhịp ngắt (25)
      • 1.2.3 Nguyên tắc ngắt nhịp (27)
      • 1.2.4 Đặc trưng nhịp ngắt trong thơ lục bát (30)
  • CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC LOẠI NHỊP NGẮT TRONG TRUYỆN KIỀU (10)
    • 2.1. Thống kê, phân loại các kiểu nhịp ngắt trong Truyện Kiều (35)
    • 2.2 Đánh giá vai trò, hiệu quả của các loại nhịp ngắt (37)
      • 2.2.1 Cách ngắt nhịp chẵn (37)
        • 2.2.1.2 Cách ngắt nhịp chẵn: 2/6; 6/2 (52)
      • 2.2.2 Cách ngắt nhịp lẻ (56)
      • 2.2.3 Tiểu đối trong Truyện Kiều (65)
  • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG NHỊP NGẮT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (35)
    • 3.1 Trích đoạn "Trao duyên" (81)
    • 3.2 Trích đoạn "Anh hùng đã tiếng gọi rằng" (93)
    • C. KẾT LUẬN (104)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (107)
  • PHỤ LỤC (109)

Nội dung

đều tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng về Truyện Kiều ở nhiều phương diện thi pháp, phong cách...Tuy nhiên để khám phá được những vẻ đẹp đa diện nhiều chiều của một kiệt tác thì Truyện Kiều c

NỘI DUNG

1.1 Tác giả Nguyễn Du với Truyện Kiều

Nguyễn Du (1765-1820), thời đại Nguyễn Du sống là thời kì chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng toàn diện và sâu sắc Đó là thời đại có nhiều biến động dữ dội trong lịch sử Sự phá sản của ý thức hệ phong kiến, đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt, cuộc sống của nhân dân điêu đứng khổ cực, sự xa hoa hưởng lạc của giai cấp thống trị Nguyễn Du đã chứng kiến sự hưng thịnh và suy vong của những triều đại và tập đoàn phong kiến: Lê, Trịnh, Tây Sơn và chúa Nguyễn

Lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là giai đoạn thể hiện sự phá sản của ý thức hệ phong kiến chính thống (Nho giáo) Thời đại biến thiên với nhiều phen thay đổi sơn hà Các phe phái phong kiến tranh giành nhau khiến cho tình trạng đất nước vô cùng rối ren loạn lạc Hơn nữa tình trạng chúa Nguyễn đàng trong, chúa Trịnh đàng ngoài, vua Lê, chúa Trịnh cùng tồn tại song song là thực trạng trái ngược với nguyên tắc "Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân" (Trên trời không có hai mặt trời, trong nước không có hai vua) Mãi đến giữa năm 1788 đất nước mới căn bản được thống nhất khi Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến: Nguyễn- Trịnh- Lê thiết lập triều đại mới Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại được lâu, sau khi Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Nguyễn năm 1802

Sự phá sản của ý thức hệ phong kiến không chỉ thể hiện ở sự rối ren của bộ máy nhà nước trung ương mà còn biểu hiện ở sự băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống Những tư tưởng tiến bộ ít nhiều khả thủ của Nho giáo bị mất dần, còn lại chỉ là những bầy tôi dối trên lừa dưới, con bất hiếu, anh em bất nghĩa, bất tình tất cả vì một ngai vàng, một chức tước hay vì tiền bạc Phạm Đình Hổ trong "Vũ trung tùy bút" từng than: " Đời suy thói tệ, thế đạo ngày một

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Tác giả Nguyễn Du với Truyện Kiều

Nguyễn Du (1765-1820), thời đại Nguyễn Du sống là thời kì chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng toàn diện và sâu sắc Đó là thời đại có nhiều biến động dữ dội trong lịch sử Sự phá sản của ý thức hệ phong kiến, đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt, cuộc sống của nhân dân điêu đứng khổ cực, sự xa hoa hưởng lạc của giai cấp thống trị Nguyễn Du đã chứng kiến sự hưng thịnh và suy vong của những triều đại và tập đoàn phong kiến: Lê, Trịnh, Tây Sơn và chúa Nguyễn

Lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là giai đoạn thể hiện sự phá sản của ý thức hệ phong kiến chính thống (Nho giáo) Thời đại biến thiên với nhiều phen thay đổi sơn hà Các phe phái phong kiến tranh giành nhau khiến cho tình trạng đất nước vô cùng rối ren loạn lạc Hơn nữa tình trạng chúa Nguyễn đàng trong, chúa Trịnh đàng ngoài, vua Lê, chúa Trịnh cùng tồn tại song song là thực trạng trái ngược với nguyên tắc "Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân" (Trên trời không có hai mặt trời, trong nước không có hai vua) Mãi đến giữa năm 1788 đất nước mới căn bản được thống nhất khi Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến: Nguyễn- Trịnh- Lê thiết lập triều đại mới Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại được lâu, sau khi Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Nguyễn năm 1802

Sự phá sản của ý thức hệ phong kiến không chỉ thể hiện ở sự rối ren của bộ máy nhà nước trung ương mà còn biểu hiện ở sự băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống Những tư tưởng tiến bộ ít nhiều khả thủ của Nho giáo bị mất dần, còn lại chỉ là những bầy tôi dối trên lừa dưới, con bất hiếu, anh em bất nghĩa, bất tình tất cả vì một ngai vàng, một chức tước hay vì tiền bạc Phạm Đình Hổ trong "Vũ trung tùy bút" từng than: " Đời suy thói tệ, thế đạo ngày một sút kém", "danh phận lung tung không còn biết đâu mà phân biệt thuận với nghịch nữa"

Trên thực trạng suy đồi của luân lí đạo đức phong kiến, con người không được đánh giá theo "tam cương ngũ thường" mà dựa vào yếu tố khác để đánh giá con người Trong hoàn cảnh ấy tầng lớp nho sĩ là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tư tưởng, họ rơi vào bi kịch về lý tưởng, về

"chí nam nhi" Họ không biết nên làm gì và làm thế nào cho đúng Chỉ thấy lẻ tẻ vài người còn theo "con đường mẫu mực" như Lý Trần Quán- kẻ "ngu trung cuồng tín", hay hăm hở thực hiện chí nam nhi như Nguyễn Công Trứ, hoặc đứng hẳn về phía nhân dân như Cao Bá Quát, còn lại hầu hết các nho sĩ đều rơi vào tâm trạng bế tắc, chán chường do mất niềm tin vào chính quyền, minh chúa và đôi khi là với chính mình

Mặt khác, đây còn là thời kỳ mâu thuẫn giai cấp xa hội trở nên gay gắt Biểu hiện của mâu thuẫn không thể hòa giải đó là khởi nghĩa nông dân Có thể nói chưa bao giờ khởi nghĩa nông dân lại diễn ra quyết liệt rộng lớn như thời kì này vì vậy đây là thời kì được mệnh danh là "thế kỷ nông dân khởi nghĩa" Khí thế sức mạnh của thế kỷ nông dân khởi nghĩa kết tinh vào cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771) do lãnh tụ Nguyễn huệ chỉ huy Cuộc khởi nghĩa quét sạch ba tập đoàn phong kiến (Nguyễn- Trịnh- Lê), đánh tan sự xâm lược của quân Xiêm

(1785) và quân Thanh (1788) thống nhất đất nước, lập nên triều Tây Sơn Cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa vô cùng lớn lao, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng thời đại làm cho tư tưởng thời đại có sự thay đổi Đó là sự xuất hiện của trào lưu dân chủ trong xã hội- cơ sở của chủ nghĩa nhân văn đẹp đẽ trong văn học, tác động tới thế giới quan và nhân sinh quan của người nghệ sĩ

Sự hỗn loạn của xã hội dẫn đến cuộc sống điêu đứng cơ cực của nhân dân, người dân phải chịu cảnh thuế khóa nặng nề, thêm vào đó thiên tai lũ lụt dịch bệnh thường xuyên xẩy ra, đói kém mất mùa nạn đói hoành hành Rồi hàng loạt các tệ nạn xã hội xảy ra: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo Hậu quả của "nạn trời ách đất" là nông dân "không còn thước đất cắm dùi" phải bỏ làng phiêu tán khắp nơi Đối lập với cuộc sống của nhân dân là cuộc sống của giai cấp thống trị ngày càng xa hoa- một cuộc sống đế vương trên nền thống khổ của nhân dân Bọn chúng vừa chuyên quyền, sâu mọt ham mê tửu sắc, lo ăn chơi hưởng lạc hơn lo việc trị nước Chính cảnh sống đối lập ấy dẫn đến lòng người mong mỏi cho loạn lạc, mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt Đó là sự tất yếu của quá trình lịch sử Điểm qua đôi nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội đương thời ta thấy đây là giai đoạn cực kì khủng hoảng của lịch sử dân tộc Đúng như Xuân Diệu nhận xét: "Đây là thời kì tê đi tái lại cắt không ra một giọt máu đỏ của niềm vui" Những biến động đó của lịch sử có thể xem như trận cuồng phong, khủng khiếp và dữ dội Chính từ thời đại "bể dâu" ấy nên văn học quan tâm đến số phận con người Như một sự ngẫu nhiên, Nguyễn Du được sắp đặt cạnh "mắt bão", từ vị trí ấy ông có cơ hội quan sát, đánh giá, phân tích nhận xét guồng chuyển biến của thời đại Nhưng không chỉ là người chứng kiến, ông còn là người chịu tác động trực tiếp của những sự kiện ấy, ông cũng trải qua phong trần trong cơn giông tố ấy nên khiến ông là người luôn "mang nhiều tâm sự" Cũng chính từ sự trải nghiệm ấy góp phần lí giải vì sao Nguyễn Du sử dụng thể thơ lục bát để sáng tác Truyện Kiều tạo ra sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phù hợp với việc kể cho nhau nghe những câu chuyện dài, trải qua nhiều sóng gió, biến động của cuộc đời, số phận con người Bên cạnh đó những yếu tố của thời đại cũng góp phần lí giải vì sao Nguyễn Du lại có cách ngắt nhịp vô cùng linh hoạt, sáng tạo khi sử dụng thể thơ lục bát Bên cạnh nhưng nhịp chẵn (truyền thống), đại thi hào lại xem lẫn nhiều nhịp lẽ với tiết tấu đa dạng để diễn đạt nhiều cung bậc tâm trạng trong cuộc đời nhân vật, cũng là những sắc thái cảm xúc mà Nguyễn Du từng trải trong cuộc đời nhiều giông bão của mình Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh nói "lấy hồn tôi để hiểu hồn người"

Bên cạnh đó, những yếu tố về gia đình, quê quán và những biến cố trong cuộc đời cũng góp phần làm nên yếu tố đa tiết điệu phù hợp với cách ngắt nhịp linh hoạt trong Truyện Kiều

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại Phường Bích Câu- Thăng Long (nay thuộc Hà Nội ) Kinh thành Thăng Long là nơi phồn hoa đô hội, trung tâm chính trị của cả nước đồn thời cũng là nơi tập trung lưu giữ tinh hoa, bản sắc văn hóa của người Việt Quê cha Nguyễn Du ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân- Hà Tĩnh, đây là vùng đất có truyền thống hiếu học và đến thời- hồi cuối Lê, thế kỉ XVIII, làng Tiên Điền hẻo lánh xưa đã trở thành nơi đô thị nhất nhì xứ Nghệ Sách cổ chép rằng thời ấy, quanh đầm Phổ Quán, lầu gác, dinh thất tráng lệ mọc nối tiếp nhau, hàng chục đình miếu, đền chùa được xây dựng khắp các thôn xóm, trong đó có nhiều công trình văn hóa có tiếng tăm Bởi thế quê cha cũng là nơi quy tụ nền văn hóa đặc trưng của một vùng Quê mẹ ở xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), là nơi thắm đượm những câu hát quan họ, không gian văn hóa Kinh Bắc Quê Vợ Nguyễn Du ở làng An Hải, Huyện Quỳnh Côi trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), là cái nôi của những làn điệu chèo truyền thống Vì vậy Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc Vì thế Giáo sư Vũ Khiêu từng nói " Nguyễn Du là sự kết tinh của văn hóa Hà Tĩnh, văn hóa Kinh Bắc với văn hóa Tràng An để rồi hòa nhập vào văn hóa thế giới với khuôn mặt không thể trộn lẫn Với những tác phẩm chất chứa tinh thần nhân đạo, ngòi bút đầy rung cảm và tài năng văn chương lỗi lạc, nhất là Truyện Kiều Nguyễn Du đã làm đẹp thêm văn văn hóa Hà Tĩnh, văn hóa Việt Nam"

Nguyễn Du xuất thân trong gia đình đại quý tộc có thế lực vào bậc nhất lúc bấy giờ Cha ông là Nguyễn Nghiễm (1708- 1755), là một đại quan văn võ song toàn Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), quyền hạn bổng lộc nhiều Tuy nhiên, người ảnh hưởng nhiều đến tâm hồn, tư tưởng đặc biệt là khơi nguồn cho tài năng văn chương của Nguyễn Du lại là người mẹ Trần Thị Tần Bà là con gái của ông Trần Ôn làm Câu kê (kế toán) trong phủ Tể tướng, một người con gái đẹp người, nết na thùy mị, có tài ca hát nhất là những câu ca quan họ của xứ Kinh Bắc Năm đó Tể tướng Nguyễn Nghiễm đã có hai bà vợ nhưng ông lại đem lòng “ngẩn ngơ” trước cô thôn nữ hồn nhiên Bỏ qua lễ nghi, bỏ qua chức phận quan trên người dưới, Tể tướng Nguyễn Nghiễm đã hỏi cô Trần Thị Tần về làm trắc thất (vợ ba) Thật đúng như là “trai anh hùng gặp gái thuyền quyên” Về sau này người dân Kim Thiều đã có câu “Trai Tiên Điền tinh anh Hồng Lĩnh/ Gái Kinh Bắc thanh sắc Tiêu Tương”

Cũng chính từ người mẹ xứ Kinh Bắc cùng những làn điệu quan họ thắm thiết ngọt ngào đã ảnh hưởng sâu sắc đến một thiên tài bởi tất cả đã ngấm ngay từ khi ở trong bụng mẹ Đến khi sinh ra và lớn lên những thanh âm quê hương cứ ngày ngày gieo vào lòng cậu bé Nguyễn Du bởi những lời ru, khúc hát, đưa tâm hồn con người về với cái tiêu tao réo rắt, ngọt ngào của những câu lục bát Mặt khác những kẻ ăn người ở trong Phủ Tể tướng đều là dân Kinh Bắc, họ đã hát, đã kể cho cậu bé Nguyễn Du nghe Thời thơ ấu, Nguyễn Du tuy sống ở Kinh Thành trong Phủ của cha nhưng hay được mẹ dắt về thăm quê ngoại Những lần về thăm quê ngoại ngắn ngủi đã gieo vào lòng thi nhân tương lai những xúc cảm, những mối tương tư Trong tâm hồn thi nhân đã in đậm những câu ca lời hát quan họ dìu dặt đêm trăng, đã khắc sâu tình thôn nghĩa lúa

Dù không có nhiều cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào không gian văn hóa Kinh Bắc Tuy nhiên như nhà thơ Nguyễn Duy nói "Sữa nuôi phần khát, hát nuôi phần hồn", chừng ấy cũng đủ ảnh hưởng sâu sắc đến đại thi hào

Khi kiệt tác Truyện Kiều ra đời, người đọc đã thấy ở trong đó những dư âm của quan họ Kinh Bắc Đọc Kiều, có những câu thơ giống câu quan họ đến ngỡ ngàng như:

" Ngọn đèn khi tỏ khi mờ Khiến người ngồi đó cúng ngơ ngẩn sầu"

" Khi tựa gối, khi cúi đầu Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày"

Có thể nói Nguyễn Du đã vận dụng dụng thành công lời ca quan họ vào

Truyện Kiều một cách tự nhiên

Thêm nữa, lối ứng xử nhã nhặn lịch thiệp kiểu văn hóa Kinh Bắc mà cậu bé Nguyễn Du từng được mẹ dạy bảo cũng đã "vào Kiều" một cách không thể

"Sinh rằng: Hay nói dè chừng Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao"

"Nữa khi giông tố phũ phàng Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây"

KHẢO SÁT CÁC LOẠI NHỊP NGẮT TRONG TRUYỆN KIỀU

Thống kê, phân loại các kiểu nhịp ngắt trong Truyện Kiều

Để đánh giá được hiệu quả của các loại nhịp ngắt, người viết đã tiến hành thống kê và phân loại các kiểu nhịp ngắt trong Truyện Kiều Tuy nhiên, sự phân loại cũng chỉ mang tính tương đối bởi thực tế có những dòng thơ, câu thơ có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau mà vẫn đảm bảo được nội dung ngữ nghĩa, đảm bảo được nguyên tắc ngắt nhịp Kết quả thu được như sau:

Nhịp ngắt Số lượng Tỉ lệ Ghi chú

Nhịp ngắt Số lượng Tỉ lệ Ghi chú

Nhà thơ Sóng Hồng đã khẳng định vai trò của nhịp ngắt trong thơ khi cho rằng "Vần hay không tôi cho là thừ yếu/ Âm thanh không réo rắt đố thành thơ" Thơ có thể không có vần, không có quy luật bằng trắc nhưng không thể không có nhịp ngắt Nhịp ngắt còn góp phần làm nên đặc trưng của từng thể thơ Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng thể thơ lục bát, tức là ông đã chọn thể thơ truyền thống của dân tộc có cội nguồn từ dân gian Như đã nói ở trên, trong thơ lục bát ưa cách ngắt nhịp chẵn Nhịp chẵn đem lại cho câu thơ tính nhịp nhàng, bằng phẳng, uyển chuyển, nhẹ nhàng, cân đối phù hợp với tự sự Vì vậy khi kể về cuộc đời người con gái "hồng nhan bạc mệnh" Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn

Du đã sử dụng chủ yếu là cách ngắt nhịp chẵn Theo như thống kê ở trên, cách ngắt nhịp chẵn ở câu lục là 1446 câu/1627 câu (chiếm 88,8%), cách ngắt nhịp chẵn ở câu bát là 1534 câu/1627 câu (chiếm 94,3 %) trong đó cách ngắt nhịp 4/4 chiếm số lượng nhiều nhất (725 câu, có 313 tiểu đối) (xem phụ lục trang 106) Như vậy, là Nguyễn Du đã lựa chọn cách ngắt nhịp phù hợp với thể loại

Tuy nhiên, khi vận dụng vào thể loại truyện thơ có dung lượng dài 3254 câu lục bát, nếu nhà thơ chỉ sử dụng cách ngắt nhịp chẵn dễ dẫn đến sự đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán Nó sẽ giống như một bản trường ca dài mà các nốt nhạc đều đều từ đầu đến cuối, không thu hút được người đọc Bên cạnh đó cũng không diễn tả hết những biến cố dữ dội, những tâm trạng đau đớn, giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật Và như thế thì Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không có gì là độc đáo mới mẻ so với các truyện Nôm khác (Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự) Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng :"Nhịp một bài thơ cũng như nhịp trong một bản nhạc Trước hết phải có một nhịp cơ bản , rồi trên cái nhịp cơ bản ấy tạo ra những biến thiên khác để đem đến tính đa dạng" [26, tr.269] Nguyễn Du đã kế thừa những giá trị của các truyện Nôm trước đó, cùng với tài năng nghệ thuật và đặc biệt là tấm lòng thấu hiểu nội tâm con người thì trên cái nhịp cơ bản của thơ lục bát là nhịp đôi, trên cái nền của thể loại, căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa, nhà thơ đã đan xen vào các nhịp khác để phá vỡ tính đơn điệu tẻ nhạt của lời thơ Nó giống như một bản trường ca có tiết tấu đa dạng, các nốt trầm, bổng đan xen tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút và biểu đạt được sâu sắc nhất tình ý của tác giả Vì vậy Nguyễn Du đã sáng tạo đan xen vào các nhịp chẵn là các nhịp lẻ Trong câu lục, số câu ngắt nhịp lẻ là 180 câu (chiếm 11,1%), đặc biệt cách ngắt nhịp 3/3 là 101 câu (trong đó có 49 tiểu đối) Trong câu bát, số câu ngắt nhịp lẻ là 93 câu (chiếm 5,7%) (xem phụ lục trang 106)

Như vậy với việc sử dụng cách ngắt nhịp chẵn xen lẫn nhịp lẻ đã mang đến cái ngọt ngào tình tứ và đưa thơ lục bát Việt Nam lên một tầm cao mới Đặc biệt Nguyễn Du đã sử dụng điêu luyện cấu trúc tiểu đối mang đến những sắc thái và cách biểu đạt mới mà trước đó chưa nhà thơ nào làm được Nói như nhà nghiên cứu Phan Ngọc "Nếu bài lục bát dài vài chục câu mà không có cấu trúc đối xứng 3/3 hay 4/4 thì nghe nó sẽ như vè, mất sắc thái thơ" [14, tr 259]

ỨNG DỤNG NHỊP NGẮT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trích đoạn "Trao duyên"

( Trích Truyện Kiều ) - Nguyễn Du

*Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác,

- Vận dụng hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản đoạn trích trong Truyện Kiều

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản “Trao duyên” muốn gửi đến người đọc: Cảm nhận được diễn biến tâm lí phức tạp của Kiều, qua đó hiểu được tình yêu sâu nặng, bi kịch và nỗi đau của Thúy Kiều trong đêm trao duyên

- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, sự điêu luyện, tinh xảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ

- Thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm

- Thái độ yêu thích văn chương, yêu thích Truyện Kiều hơn

- Cảm thông với bi kịch tình yêu dang dở của Thuý Kiều

- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua đoạn trích

B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần

Bước 1:chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Trong thơ lục bát, nhịp cơ bản là nhịp gì?

Câu 2: Em hãy ngắt nhịp những câu thơ sau trong Truyện Kiều? Nêu tác dụng

- Hỏi tên: rằng mã Giám Sinh

Hỏi quê: rằng Huyện Lâm Thanh cũng gần

- Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Dự kiến sản phẩm của hs:

Câu 1: Trong thơ lục bát nhịp cơ bản là nhịp đôi (câu lục 2/2/2; câu bát 2/2/2/2) Câu 2: Ngắt nhịp những câu thơ trong Truyện Kiều:

- Hỏi tên/: rằng/ mã Giám Sinh Hỏi quê/: rằng/ Huyện/ Lâm Thanh cũng gần

Cách ngắt nhịp 2/1/3, 2/1/5 trong cách xưng hô của gã họ Mã vừa cộc cằn thô lỗ, bộc lọc bản chất thiếu văn hóa, đối lập với từ “Giám Sinh”, với từ “viễn khách” ở phần giới thiệu trước đó Còn thì nhịp 5 trong “Huyện Lâm Thanh cũng gần” gợi cho người đọc sự mơ hồ dối trá của gả họ Mã

- Người lên ngựa/, kẻ chia bào Rừng phong/ thu/ đã nhuốm màu quan san

Hay nhịp 3/3, 2/1/5 trong trong cuộc chia tay của Thúy Kiều và Thúc Sinh Có gì gấp gáp vội vàng ở người lên ngựa, có gì níu kéo ở kẻ chia bào Phải chăng có cái gì đó thiếu minh bạch trong suy nghĩ của Thúc Sinh, có gì đó vô vọng trong tâm hồn Thúy Kiều Nhịp thơ có phần mạnh mẽ mà day dứt Bởi đến cùng mối tình của Thúc Sinh – Thúy Kiều cũng chỉ là mối tình vụng trộm “sắn bìm chút phận con con” Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV dẫn vào bài : Toàn bộ Truyện Kiều là một tấn bi kịch Đoạn trích Trao duyên là một bi kịch nhỏ mở đầu cho chuỗi bi kịch đầy đau đớn trong cuộc đời Kiều Những đau đớn, mâu thuấn giằng xé trong tâm trạng Kiều khi Trao duyên được bộc lộ không chỉ qua từ ngữ điêu luyện, mà còn bới cách ngắt nhịp linh hoạt sáng tạo Tất cả cùng mang đến sự dồi dào cho bút lực miêu tả phân tích tâm lí nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Phiếu học tập 01: Tìm hiểu chung văn bản “Trao duyên”

(Chuẩn bị trước tiết học)

Nội dung tìm hiểu Văn bản Trao duyên

Bối cảnh, vị trí đoạn trích

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn cách đọc văn bản:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc diễn cảm theo nội dung cảm xúc, chú ý sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang đan xen giữa đối thoại và độc thoại, đọc đúng nhịp thơ và đọc diễn cảm

- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích

SGK, giải thích các từ khó hiểu

2 Tìm hiểu kiến thức chung về VB:

Yêu cầu:HS thảo luận cặp đôi trong thời gian tối đa 03 phút về Phiếu học tập

01 đã chuẩn bị trước ở nhà

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi để trao đổi, hoàn thiện về PHT 0

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện một số cặp đôi phát biểu

- Các cặp khác nhận xét, bổ sung

I TÌM HIỂU CHUNG Bối cảnh, vị trí đoạn trích

- Sau đêm thề nguyền, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương;

- Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha, phụ tình Kim Trọng

- Trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình kết duyên để trả nghĩa cho chàng Kim

*Vị trí: từ câu 723 đến câu 756

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức chung về văn bản

Nguyễn Du đã có sự thay đổi vị trí của sự kiện trao duyên so với Kim Vân Kiều truyện Nếu KVKT để màn trao duyên diễn ra trước khi Mã Giám Sinh đến mua Kiều thì Nguyễn Du lại để sự kiện trao duyên sau khi việc bán mình đã thực hiện Đây là sự thay đổi hợp lí của

- “Duyên”: phần được cho là trời định dành cho mỗi người trong quan hệ tình cảm Ở đây chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng

- “Trao duyên”: gửi tình, gửi duyên của mình cho người khác

=> Nhan đề báo hiệu bi kịch tình yêu tan vỡ, cảm hứng nhân đạo và tài năng phân tích tâm lý nhân vật của Nguyễn Du

3 Chủ đề Đồng cảm trước bi kịch của con người (bi kịch tình yêu tan vỡ)

+ Phần 1 (12 câu thơ đầu) : Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng

+ Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Thuý Kiều để lại những kỉ vật tình yêu cho Thuý Vân và dặn dò em + Phần 3 (8 câu cuối): Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều

2.2 Hoạt động 2.2 Đọc hiểu văn bản

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM

Thao tác 1: Tìm hiểu 12 câu thơ đầu: Thuý Kiều thuyết phục Thuý

Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

Phần 1 (12 câu thơ đầu): Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng a) 2 câu đầu: Lời nhờ cậy đặc biệt

Cậy em/ em có/ chịu lời,

GV chia lớp thành 04 nhóm:

Hoạt động nhóm: Thời gian 05 phút

- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về 2 câu đầu –

PHT số 01a:Lời nhờ cậy của

Cách ngắt nhịp ở hai câu đầu có gì đặc biêt? Cùng với Từ ngữ nói lên tâm trạng gì của Kiều khi trao duyên?

2 Tại sao Kiều phải “lạy” em?

Hành động đó có trái với đạo lý không?

- Nhóm 3, 4: Hoàn thành PHT số 1b:

Ngồi lên cho chị/ lạy/ rồi sẽ thưa

* Cách ngắt nhịp câu lục: 2/2/2 tạo nhịp điệu chậm rãi, trầm lắng khoan thai -> Từng từ từng chữ nói ra được Kiều cân nhắc kĩ lưỡng + Từ “cậy”: sự nhờ vả gửi gắm niềm tin tưởng, hi vọng của Thúy Kiều với Thúy Vân + Từ “chịu”: nài ép, bắt buộc, không nhận không được

=> Nhịp thơ 2/2/2 cùng với từ ngữ

“cậy”,“chịu”: 2 thanh trắc khiến câu thơ trĩu nặng, diễn tả sự quằn quại, đau đớn, đồng thời cho thấy sự hệ trọng của vấn đề

* Cách ngắt nhịp câu bát: 4/1/3 (đây là một biến nhịp tách từ "lạy" ra một nhịp riêng) nhấn mạnh vào hành động "lạy- thưa"

- “Lạy”, “thưa”: thường là hành động của kẻ dưới với người trên, hành động của kẻ chịu ơn với ân nhân bằng thái độ kính cẩn, trang trọng

- Ở đây, chị lạy, thưa em => Đây là hành động bất thường, trái đạo

+ Tạo nên không khí thiêng liêng, quan trọng của cuộc trao duyên

+ Cho thấy sự khéo léo, tinh tế của Kiều, biết ơn Vân như vị ân nhân của đời mình

Hai câu đầu, Nguyễn Du đã lựa chọn cách ngắt nhịp sáng tạo vừa tuân theo vừa biến đổi nhịp cùng ngôn ngữ chọn lọc chính xác để thể hiển thái độ khẩn khoản, tha thiết của Kiều, phù hợp để nói vấn đề tế nhị: “tình chị duyên em” b) 6 câu tiếp: Kiều giãi bày cảnh ngộ

Ngắt nhịp 6 câu thơ tiếp để thấy

Kiều đã giải bày cảnh ngộ của bản thân, kể lại vắn tắt mối tình của mình cho Thuý Vân nghe như thế nào? (chú ý tiểu đối và các thành ngữ, biện pháp ẩn dụ,…)

2 Ngắt nhịp 4 câu thơ cuối đoạn để chỉ ra những lí lẽ đặc biệt của

Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho chàng

Kim? Những lí lẽ đó có thuyết phục không?

Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ và thảo luận nhóm nội dung PHT số 01 và PHT số 02 theo phân công

- GV quan sát, hỗ trợ góp ý

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

Bước 4:Đánh giá, kết luận

“Giữa đường/ đứt gánh tương tư Keo loan/ chắp mối tơ thừa/ mặc em”

- Ngắt nhịp 2/4, 2/4/2 là nhịp chẵn phù hợp trong việc kể lể, giãi bày:

+ Kiều kể tình cảnh dở dang tình yêu tan vỡ

" Đứt gánh tương tư"-> Khơi gợi sự cảm thông

+ Kiều xin em hãy chắp mối tơ thừa để trả nghĩa cho chàng Kim “Mối tơ thừa”: cách nói nhún mình vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em + Hai chữ “mặc em”được tách riêng một nhịp: nhấn mạnh thái độ dứt khoát phó mặc, ủy thác; vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời

 Cách ngắt nhịp chẵn đã góp phần tạo nên sự thành công của lời giãi bày tâm sự, để Thúy Vân thấu hiểu, đồng cảm

* Kể lại vắn tắt mối tình với Kim Trọng:

Kể từ khi/ gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước/ khi đêm chén thề.(TĐ)

- Ngắt nhịp 3/3 là một biến nhịp-> tạo sự ngập ngừng, nghẹn ngào quặn thắt xót xa của Kiều khi kể về mối tình sâu nặng mà phải trao đi

- Câu thứ hai ngắt nhịp 4/4 với cấu trúc tiểu đối tạo ra sự cân xứng Hình ảnh "quạt ước",

"chén thề", điệp từ "khi" (kết hợp với các từ chỉ thời gian ngày, đêm) : diễn tả tình yêu sâu nặng, gắn với những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ -> Đó là mối tình tự do tự nguyện đẹp đẽ, sâu đậm, thiêng liêng

* Giãi bày cảnh ngộ hiện tại

Sự đâu/ sóng gió bất kì Hiếu tình/ không lẽ/ hai bề vẹn hai

- Cách ngắt nhịp 2/4 kể lại sự việc “sóng gió bất kì” chỉ cơn tai biến bất ngờ

- Câu bát ngắt 2/2/4 nhăc đến sự lựa chọn của Kiều, nàng phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu

=> cách ngắt nhịp đã góp phần tạo nên lời bày tỏ chân thành, mong Vân thấu hiểu cho lí do nhờ cậy trao duyên của mình c) 4 câu cuối: Thuý Kiều thuyết phục Vân

Ngày xuân/ em hãy còn dài, Xót tình máu mủ/ thay lời nước non.(TĐ) Chị dù/ thịt nát/ xương mòn,

Ngậm cười chín suối/ hãy còn thơm lây

* Đoạn thơ chủ yếu vẫn là cách ngắt nhịp chẵn 2/4, 2/2/2, 4/4 đã đưa ra các lí lẽ thuyết phục của Kiều:

+ Ngày xuân: nói đến tuổi trẻ của Vân

+ Tiểu đối: Xót tình máu mủ/ thay lời nước non: tạo nên sự cân đối hài hòa hợp tình hợp lí trong lời nói, vì tình chị em "tình máu mủ" mà hãy thay chị đáp nghĩa chàng Kim "lời nước non"

+ Thành ngữ "thịt nát xương mòn", "ngậm cười chín suối”: nếu phải chết, Kiều cũng thanh thản, mãn nguyện khi thấy em và chàng Kim nên duyên

=> Lời thuyết phục thông minh khéo léo, có lí có tình khiến Vân không thể chối từ

Trích đoạn "Anh hùng đã tiếng gọi rằng"

ANH HÙNG TIẾNG ĐÃ GỌI RẰNG (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du

*Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác,

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong đoạn trích

Truyện Kiều như: từ ngữ, hình ảnh, đối, nhân vật

- Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải

- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích

- Giáo dục HS sống có lí tưởng, có mơ ước

- Tôn trọng sự công bằng, biết đấu tranh vì sự công bằng

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Sắp xếp trật tự sự kiện:

Yêu cầu: GV cho 5 sự kiện liên quan đến cuộc đời Kiều HS phải sắp xếp các sự kiện theo trình tự trước sau theo thời gian diễn ra: a Vì cứu cha và em trai, Thuý Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh, phụ tình chàng Kim Trọng b Kiều lại vào lầu xanh lần thứ hai, chịu cảnh sống ô nhục c Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và hành hạ d Kiều rơi vào tay Tú Bà, bị ép vào lầu xanh e Kiều được Từ Hải chuộc ra khỏi lầu xanh và giúp nàng báo ân báo oán

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV dẫn vào bài mới:

Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh thì

Từ Hải bỗng xuất hiện và cứu vớt Kiều khỏi cảnh sống ô nhục… Dưới cái nhìn của Nguyễn Du, Từ Hải hiện lên là một trang anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh) Nhịp ngắt trong đoạn thơ "Anh hùng đã tiếng gọi rằng" sẽ góp phần bộc lộ sự phi thường ấy

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Phiếu học tập 01: Tìm hiểu chung văn bản “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”

(Chuẩn bị trước tiết học)

Nội dung tìm hiểu Văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Bối cảnh, vị trí đoạn trích

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn cách đọc văn bản:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: đọc đúng nhịp thơ và đọc diễn cảm đoạn trích theo ngôn ngữ nhân vật

(đối thoại giữa Thuý Kiều – Từ

Hải) và theo ngôn ngữ của người kể chuyện

- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK, giải thích các từ khó

I TÌM HIỂU CHUNG Bối cảnh, vị trí đoạn trích

- Thuý Kiều gặp Từ Hải khi ở lầu xanh lần hai và được người anh hùng cứu thoát khỏi chốn ô nhục

- Khi đã lập nên sự nghiệp lẫy lừng, Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán

- Đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” tiếp ngay sau hiểu

2 Tìm hiểu kiến thức chung về

Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi trong thời gian tối đa 03 phút về

Phiếu học tập 01 đã chuẩn bị trước ở nhà

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi để trao đổi, hoàn thiện về PHT 0

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện một số cặp đôi phát biểu

- Các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức chung về văn bản

Nguyễn Du đã nhận thức và xây dựng lại nhân vật Từ Hải so với Từ

Hải trong Kim Vân Kiều truyện:

Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện có nhiều dấu hiệu của một tên cướp, một tên giặc cỏ… Nguyễn

Du đã lược bỏ tất cả mọi hành trạng, việc làm có hại cho phẩm chất anh hùng của Từ Hải, ảnh hưởng tới mĩ cảm của người đọc, để miêu tả nhất quán Từ Hải hiện lên là một bậc anh hùng phi cuộc trả ân, báo oán của Thuý Kiều

*Vị trí: từ câu 2419 đến câu

Nhan đề do người biên soạn SGK đặt, lấy y nguyên một câu thơ trong đoạn trích

=> Nhan đề khái quát lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải

3 Chủ đề Thể hiện lí tưởng về người anh hùng của Nguyễn Du

Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều – Từ Hải

+ Phần 2 (14 câu thơ còn lại):

Hành động và kì tích của người anh hùng Từ Hải thường Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ, khát vọng công lí của

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM

Thao tác 1: Tìm hiểu phần 1 (18 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều –

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS thảo luận theo bàn, hoàn thành

PHT số 02: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều – Từ Hải

Ngắt nhịp trong lời nói của Kiều có gì đáng chú ý?Cách xưng hô của Thuý

Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ

Hải có gì đặc biệt? Từ đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều?

2 Ngắt nhịp những câu thơ tái hiện lời của Từ Hải nói với Kiều ?từ đó chỉ ra tình cảm mà Từ Hải dành cho Kiều như thế nào?

3 Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm để trao đổi, hoàn thiện về PHT 02

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Phần 1 (18 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều – Từ Hải

*Hoàn cảnh đối thoại: Sau khi Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán

*Lời nói của Thuý Kiều:

Tạ ân/ lạy trước Từ công:

“Chút thân bồ liễu/ nào mong có rày! Trộm nhờ/ sấm sét ra tay,

Tấc riêng/ như cất gánh đầy/ đổ đi, Chạm xương/ chép dạ/ xiết chi

Dễ đem gan óc/ đền nghì trời mây”

- Ngắt nhịp chẵn 2/4, 2/2/2, 4/4, 2/4/2 tạo âm điệu êm đềm phù hợp với lời nói dịu dàng, thể hiện được phần nào tấm chân tình của Kiều

- Cách xưng hô của Thuý Kiều:

+ Khi nói về mình: “bồ liễu": người phụ nữ yếu đuối

+ Khi nói về Từ Hải: "sấm sét": người ra tay nhanh chóng, rõ ràng, quyết đoán

=> Đề cao Từ Hải của Thuý Kiều

- Âm điệu nhẹ nhàng uyển chuyển còn phù hợp với cách nói khiêm nhường: chút thân… mong có rày; trộm nhờ…; chạm xương chép dạ…; đền nghì trời mây,…

=> Cách ngắt nhịp chẵn phù hợp với tư

- Chỉ 02 nhóm hoàn thành nhanh nhất mới được báo cáo sản phẩm học tập để giành điểm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện 2/4 nhóm thuyết trình

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức chung về văn bản cách là một người chịu ơn đối với ân nhân của đời mình

 Bằng cách ngắt nhịp chẵn tạo âm điệu nhẹ nhàng sâu lắng cho thấy Kiều là là một cô gái thông minh, chân thành, khiêm tốn và đầy tình nghĩa Kiều kính trọng, đánh giá cao tài năng nhân phẩm người anh hùng

*Lời nói của Từ Hải:

Từ rằng:/ “Quốc sĩ xưa nay Chọn người tri kỉ/ một ngày được chăng? Anh hùng/ tiếng đã gọi rằng:

Giữa đường/ dẫu thấy bất bằng/ mà tha Huống chi/ việc cũng việc nhà,

Lọ là thâm tạ/ mới là tri ân

Xót người/ còn chút song thân, Bấy nay/ kẻ Việt/ người Tần cách xa

Sao cho/ muôn dặm một nhà Cho người thấy mặt/ là ta cam lòng”

- Cách ngắt nhịp chẵn 2/4, 4/4, 2/4/2 tạo âm điệu nhịp nhàng khoan thai phù hợp với lời giãi bày lòng mình của Từ Hải:

+Từ Hải coi mình là "quốc sĩ", “anh hùng”: ý thức tài năng phẩm giá hơn người

+ Lý tưởng: đã mang tiếng là “anh hùng” thì phải luôn ra tay nghĩa hiệp, giúp đỡ kẻ yếu thế, chống lại việc bất bằng trong xã hội

=> Cách nói của Từ Hải khiêm nhường nhưng ẩn chứa sự hiểu mình, ý thức sâu sắc giá trị, trách nhiệm của bản thân mình với cuộc đời

- Đề cao tình nghĩa vợ chồng Từ Hải – Thuý Kiều:

“Huống chi/ việc cũng việc nhà,

Lọ là thâm tạ/ mới là tri ân Đây là những lời nói thấm tận tim gan về tình nghĩa vợ chồng của Từ Hải

- Từ Hải hiểu được nỗi niềm của Kiều, trân trọng Kiều:

Xót người/ còn chút song thân, Bấy nay/ kẻ Việt/ người Tần cách xa

Sao cho/ muôn dặm một nhà Cho người thấy mặt/ là ta cam lòng

+ Từ hiểu được ước muốn thầm kín của vợ là mong được đoàn tụ với gia đình, trở về cố hương Chàng muốn bù đắp những thiệt thòi mà nàng phải gánh chịu bấy lâu

=> Cách ngắt nhịp chẵn cho thấy: là một quan võ nhưng Từ Hải không mang vẻ thô kệch, sỗ sàng mà trái lại, rất mực nho nhã và tinh tế

Thao tác 2: Tìm hiểu phần 2 (14 câu còn lại): Hành động và kì tích của người anh hùng Từ Hải

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau:

? Ngắt nhịp phần còn lại của văn bản?

Cách ngắt nhịp ấy đã góp phần miêu tả hành động và kì tích của Từ Hải như thế nào?

? Qua đó, em thấy Từ Hải hiện lên là một người như thế nào?

2 Phần 2 (14 câu còn lại): Hành động và kì tích của người anh hùng Từ Hải

* Hành động: Cuộc dấy binh trên chiến trường, giữa dọc ngang trời đất

Vội truyền/ sửa tiệc trung quân, Muôn binh/ nghìn tướng/ hội đồng tẩy oan Thừa cơ/ trúc chẻ/ mái tan,

Binh uy từ đấy/ sấm ran trong ngoài

Triều đình/ riêng/ một góc trời (2/1/3) Gồm hai văn võ/ rạch đôi sơn hà (TĐ)

- Cách ngắt nhịp chẵn(2/4, 2/2/4) xen biến nhịp lẻ (2/1/3) và tiểu đối (4/4): vừa kể, vừa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi để trao đổi, hoàn thiện về PHT 0

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện một số cặp đôi phát biểu

- Các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá, kết luận

GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức chung về văn bản diễn tả hành động oai hùng, uy dũng của

Từ Hải trên phông nền chiến trường đậm chất sử thi hoành tráng

+ Các hình ảnh ước lệ đầy quyển uy: muôn binh nghìn tường, trúc trẻ mái tan, binh uy, rạch đôi sơn hà, năm toà cõi Nam,…

+ Các hình ảnh mang cảm hứng vũ trụ kì vĩ, hoành tráng: sấm ran trong ngoài, gió quét mưa sa,một cõi biên thuỳ, một phương hải tần,…

+ Hình ảnh “phong trần mài một lưỡi gươm” - lưỡi gươm công lý, mũi kiếm tự do biểu hiện ý chí và khát vọng cao quý của Từ Hài

+ Một loạt các động từ mạnh diễn tả hành động mạnh mẽ, dứt khoát, đầy uy lực có thể thay đổi thời thế: vội truyền, trúc chẻ, mái tan, sấm ran, rạch đôi, gió quét mưa sa, huyện thành đạp đổ, nghênh ngang, hùng cứ, ,

+ Cách ngắt nhịp 2/1/3 khẳng định “giang sơn riêng” của Từ Hải và 4/4 (tiểu đối) ->Giọng điệu đầy ngang tàng, thách thức, mang khẩu khí anh hùng

Từ Hải hiện lên với hành động dứt khoát, quyết đoán, phi thường, mang tầm vóc lớn lao, sánh ngang vũ trụ

*Kì tích của người anh hùng: Đòi cơn/ gió quét/ mưa sa, Huyện thành/ đạp đổ/ năm toà cõi Nam Phong trần/ mài một lưỡi gươm,

Những loài/ giá áo/ túi cơm/ sá gì!

Nghênh ngang/ một cõi biên thùy, Thiếu gì cô quả/, thiếu gì bá vương!

Trước cờ/ ai dám tranh cường?

Năm năm/ hùng cứ/ một phương hải tần

- Cách ngắt nhịp 2/2/2, 2/4, 2/2/2/2, 4/4, 2/2/4 lại mang âm hưởng "anh hùng ca" kể lại quá trình Từ Hải đã xây dựng lên một

“giang sơn” riêng cho mình

- Hình ảnh thiên nhiên kì vĩ: “gió quét”,

- Động từ mạnh: “đạp đổ”, rạch đôi”, vội truyền"

-> chân dung Từ Hải hiện lên đẹp rực rỡ như bức tượng đài sừng sững sánh ngang trời đất

- Những cụm từ “Đòi cơn”,“sá gì”,“Thiếu gì”,“ai dám” -> khẩu khí ngang tàng, gai góc ở người anh hùng trăm trận trăm thắng

- Cách gọi bọn gian thần trong triều : “loài giá áo túi cơm” – những kẻ vô dụng, bất tài

=>Sự tương phản đối lập giữa cá nhân người anh hùng >< tập đoàn phong kiến-> giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái đẹp và sự phàm tục

=> Càng làm nổi bật bản lĩnh, tài thao lược, hành động phi thường của Từ Hải nhằm giao tranh, đạp đổ, trật tự phong kiến của triều đình, tự tay lập nên một trật tự của riêng mình

Nguyễn Du đã mô tả Từ Hải như một anh hùng sử thi với vẻ ngoài oai phong lẫm liệt hành động phi thường, kì tích lớn lao

- Bằng cách ngắt nhịp linh hoạt, bút pháp lãng mạn, lí tưởng hoá, đoạn trích đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải mang vẻ đẹp phi thường, tầm vóc của vũ trụ, trời đất

- Cách ngắt nhịp chẵn xen một số nhịp lẻ và tiểu đối làm nổi bật Vẻ đẹp của Từ Hải là kết hợp giữa khiêm nhường- xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ - phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đầy uy vũ

- Thái độ của Nguyễn Du: Trân trọng ngợi ca đề cao, Từ Hải là giấc mơ lớn của Nguyễn Du- Giấc mơ công bằng chính nghĩa

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Xác định chủ đề của đoạn trích Đoạn trích có vị trí như thế nào trong tác phẩm

?Nhận xét nghệ thuật miêu tả người anh hùng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động thảo luận trong bàn

GV quan sát, khích lệ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ

Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

III TỔNG KẾT Nội dung

- Ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng

- Thông qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn

Du thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của mình

- Ngôn ngữ: bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật

- Nghệ thuật tả người anh hùng: Dùng bút

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hoá, vừa mang tính ước lệ, vừa mang cảm hứng vũ trụ

- Cách ngắt nhịp linh hoạt, âm điệu thay đổi lúc nhẹ nhàng khoan thai, lúc hào hùng mang âm hưởng sử thi

3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS trình bày sản phẩm học tập

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV cung cấp HS bảng kiểm:

STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt

1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 10 –

2 Đoạn văn đúng chủ đề: cảm nghĩ về hình tượng người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng :

- Người anh hùng mang tầm vóc phi thường, chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng thể hiện qua lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích

- Gửi gắm khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du

4 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn

5 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp

Từ việc ứng dụng nhịp ngắt vào Đọc hiểu hai trích đoạn trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông 2018, ta nhận thấy: Để ngắt nhịp đúng ta phải dựa vào hai yếu tố là âm luật và ngữ nghĩa Trong đó âm luật là căn cứ còn ngữ nghĩa mới mang tính quyết định nhịp ngắt trong thơ Nhịp điệu gắn liền với chỗ ngừng, chỗ ngắt được phân bố hợp lý theo mạch cảm xúc để diễn đạt nội dung thẩm mỹ Theo Trần Thiện Khanh trong Nguyên lý cấu trúc của thơ (nguồn google.com) cho rằng: “Nhịp điệu trở thành ngôn ngữ đặc biệt của thơ, nó biểu hiện được bao ý tình mà từ ngữ không thể nói hết được Nhịp điệu - một khi được cảm xúc hoá, cá tính hoá sẽ mài sắc cảm nhận, cảm giác của người đọc Đọc bài thơ giàu tính nhạc, người đọc như được sống trong cảm giác mới mà trước đó chưa từng biết” Cảm nhận được nhịp điệu của thơ sẽ tạo nên sự khám phá mới, thú vị

KẾT LUẬN

Giá trị của tác phẩm văn chương nằm ở cái tài và cái tâm của người cầm bút Người nghệ sĩ phải ngụp lặn trong đời sống lấy cái tâm thấu cảm cuộc đời và cái tài phủ lên cảnh vật Đại thi hào Nguyễn Du bằng những trải nghiệm trong cuộc đời nhiều sóng gió, bằng tấm lòng của một người "đau nỗi đau của con người như nỗi đau của chính mình", bằng tài năng nghệ thuật thiên bẩm, ông đã tạo nên "tập đại thành của văn học nước nhà" Với Truyện Kiều của

Nguyễn Du góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại Làm nên niềm tự hào ấy, phải kể tới những sáng tạo của Nguyễn Du trên phương diện "nhịp ngắt" Maiacốpxki cho rằng: “Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng của câu thơ", nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì khẳng định "nhịp điệu là xương sống của thơ" Thơ có thể không có vần, bỏ quy luật bằng trắc nhưng nhất định không thể bỏ nhịp điệu

Nhịp ngắt trong tác phẩm có thể được xem như một dạng từ đa nghĩa, một dạng từ đặc biệt không tồn tại trên cơ sở vỏ vật chất của từ ngữ, không tồn tại trong lớp vỏ âm thanh mà vẫn có nghĩa, nó làm tăng thông tin thẩm mĩ của bài thơ Nhịp ngắt là yếu tố của hình thức để đi vào khám phá tình ý mà tác giả gửi gắm Việc tổ chức nhịp ngắt trong mỗi tác phẩm chịu nhiều yếu tố chi phối ngoài ý chủ quan của tác giả Căn cứ vào luật bằng- trắc, yếu tố tâm sinh lí của người sáng tác và người tiếp nhận và đặc biệt là căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa của câu thơ, với cách ngắt nhịp khác đi, câu thơ đã có một nghĩa khác

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng thể thơ lục bát có khả năng truyền tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ Tuy nhiên nhà thơ đã có cách sáng tạo hơn so với những người đi trước để làm phong phú cho thể lục truyền thống Bên cạnh sử dụng cách ngắt nhịp đôi (nhịp cơ bản của thơ lục bát), nhà thơ đã tạo ra các biến nhịp Theo như thống kê ở trên, cách ngắt nhịp chẵn ở câu lục là 1447 câu / 1627 câu (chiếm 88,9%), cách ngắt nhịp chẵn ở câu bát là 1534 câu/ 1627 câu (chiếm 94,3 %) trong đó cách ngắt nhịp 4/4 chiếm số lượng nhiều nhất (725 câu, có 313 tiểu đối) Thống kê trên cho thấy

Nguyễn Du đã lựa chọn cách ngắt nhịp phù hợp với thể loại Truyện Kiều có dung lượng dài 3254 câu lục bát, nếu nhà thơ chỉ sử dụng cách ngắt nhịp chẵn dễ dẫn đến sự đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán Vì vậy Nguyễn Du đã sáng tạo đan xen vào các nhịp chẵn là các nhịp lẻ Trong câu lục, số câu ngắt nhịp lẻ là 180 câu (chiếm 11,1 % ), đặc biệt cách ngắt nhịp 3/3 là 100 câu (trong đó có 49 tiểu đối) Trong câu bát, số câu ngắt nhịp lẻ là 93 câu (chiếm 5,7%)

Cách ngắt nhịp chẵn tạo nên giọng đều đều, êm đềm, nhẹ nhàng, cân đối, cái giọng điềm tĩnh của người kể chuyện Vì thế, cũng là cách ngắt nhịp chẵn, nhưng cách ngắt nhịp đôi lại thiên về kể nhiều hơn tả, nó mang cái thong dong chậm rãi của người vừa đi đường vừa kể chuyện Còn các nhịp gộp 2/4, 4/2, 2/2/4, 4/2/2, 2/4/2, 4/4 vừa kể chuyện, vừa tả cảnh, tả người, miêu tả cuộc sống bình thường từ đó phát huy tối đa hiệu quả bút pháp "tả cảnh ngụ tình" Đây là điểm mà không phải truyện Nôm nào cũng làm được Mặt khác với cách ngắt nhịp chẵn cũng góp phần diẽn tả tâm trạng của nhân vật, nhất là nỗi nhớ và cảm hứng tự thương của nhân vật

Bên cạnh cách ngắt nhịp chẵn còn có cách ngắt nhịp lẻ, các ngắt nhịp lẻ 3/3, 1/5, 2/1/3, 1/3/2,1/1/4 trong câu lục là 180 câu (chiếm tỉ lệ 11,1% tổng câu lục) Đặc biệt cách ngắt nhịp 3/3 có 100 câu thì có tới 49 câu có tiểu đối Trong câu bát, số câu ngắt nhịp lẻ 3/5, 3/3/2, 3/1/4, 2/1/5, 2/1/3/2, 4/1/3 là 93 câu (chiếm 5,7%) Nhờ sự biến nhịp ra các nhịp lẻ giúp lục bát trong Truyện

Kiều giàu âm điệu, tiết tấu, tránh được sự đơn điệu thường tình để diễn tả biến cố, những thay đổi đột ngột bất ngờ trong cuộc đời nhân vật Hay muốn nhấn mạnh một sự việc, đặc điểm, một quan điểm nào đó Điều đặc biệt là trong các loại nhịp ngắt thì cách ngắt nhịp 3/3 và 4/4 tạo ra tiểu đối So với các sáng tác cùng thời thì tiểu đối là một hiện tượng đặc biệt trong ngôn ngữ văn học nói chung và trong Truyện Kiều nói riêng Trong tác phẩm tiểu đối chiếm 49% ( cách ngắt nhịp 3/3) và 44,6% (cách ngắt nhịp 4/4) Tính tổng trong Truyện Kiều thì tiểu đối chiếm 11,1% cách ngắt nhịp toàn tác phẩm Đó là một tỉ lệ khá cao mang lại giá trị biểu đạt thẩm mĩ to lớn Các hình thức tiểu đối đã tạo dựng lên được tính nhạc, tiết tấu đa dạng, đậm đà cho những dòng lục bát vốn hài hoà, đều đặn, bằng phẳng Những hình tượng nghệ thuật như hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên, nhờ có sự tham gia của các hình thức tiểu đối khác nhau trở nên gợi cảm, sinh động, hoàn chỉnh mang tính điển hình để lại ấn tượng đậm nét hơn trong lòng người đọc Những biến thái tinh vi của nội tâm, những xúc cảm đỉnh điểm của nhân vậtcùng những biến cố thay đổi của đời sống cũng được miêu tả hết sức tinh tế, tài tình thông qua phép tiểu đối

Nhịp ngắt là thành quả sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du ở phương diện hình thức, nó cũng mang trong mình đặc trưng của thể loại truyện thơ Vì vậy trong quá trình giảng dạy các trích đoạn Truyện Kiều ở trường THPT, giáo viên cần cho học sinh đọc đúng theo cách ngắt nhịp, ứng dụng vai trò của nhịp ngắt để tạo nên hứng thú, phát huy vai trò chủ động của học sinh khi đọc hiểu tác phẩm

Như vậy nhịp ngắt và các thủ pháp tu từ nghệ thuật khác đem lại cho

Truyện Kiều một sức sống trường cửu Chọn nhịp ngắt trong Truyện Kiều làm đối tượng nghiên cứu, người viết không có tham vọng gì lớn hơn ngoài việc góp thêm một ý kiến, một tiếng nói khẳng định tài năng văn chương cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du, thấy được tấm lòng thiết tha với văn hóa dân tộc của đại thi hào Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa văn học Việt Nam vượt ra ngoài bờ cõi, trở thành một bộ phận của văn học thế giới Ngoài ra, với kết quả khảo sát bước đầu về nhịp ngắt trong Truyện Kiều, người viết mong muốn đó sẽ là nguồn tư liệu cần thiết cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học có điều kiện hiểu sâu thêm về tác phẩm này.

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w