1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Dự án Đầu tư khai thác mỏ đá hoa tại thung Vượt, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Dự Án Đầu Tư Khai Thác Mỏ Đá Hoa Tại Thung Vượt, Xã Tân Hợp, Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An
Trường học Trường Đại Học Nghệ An
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường...664.2.8.. Tên dự án đầu t

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

Chương I 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1.Tên chủ dự án đầu tư 1

2 Tên dự án đầu tư 1

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 2

3.1 Công suất của dự án đầu tư 2

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 2

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 10

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 10

4.1 Nhu cầu sử dụng máy móc của dự án 10

4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, điện nước phục vụ vận hành dự án 11

4.2 Nhucầuxả thải của dự án 12

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 13

5.1 Vị trí địa lý 13

5.2 Hoạt động khai thác khoáng sản 15

5.3 Các hạng mục công trình xây dựng ở khu phụ trợ 31

5.4 Tổ chức quản lý và vận hành của dự án đầu tư 32

Chương II 33

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 33

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 33

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 33

Chương III 35

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁPBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 35

1.Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 35

1.1 Thu gom, thoát nước mưa 35

1.2 Xử lý nước thải quá trình sản xuất 37

1.3 Xử lý nước thải sinh hoạt 39

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 41

Trang 2

2.1 Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải phát sinh từ quá trình khai thác41

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 43

3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 43

3.1.1 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cơ bản 43

3.1.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn giai đoạn khai thác 43

3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 45

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 47

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, chấn động 49

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 50

6.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 50

6.2 Phòng chống và giảm thiểu sự cố sạt lở, trôi trượt đất đá, đá lăn và đá văng 50

4.1 Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường 55

4.1.1 Nguyên tắc hoàn phục môi trường 55

4.1.2 Hiện trạng các công trình tại thời điểm kết thúc khai thác 55

4.1.3 Phương án phục hồi môi trường 58

4.2 Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 61

4.2.1 Cải tạo, phục hồi môi trường khai trường khai thác 61

4.2.3 Công tác phục hồi môi trường khu vực bãi thải 63

4.2.4 Hiện trạng mỏ sau hoàn thổ 63

4.2.5 Kỹ thuật trồng cây 63

4.2.7 Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 66

4.2.8 Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 67

4.3 Kế hoạch thực hiện 67

4.3.1 Tổ chức quản lý cải tạo, phục hồi môi trường 67

4.3.2 Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 68

4.3.3 Xác nhận hoàn thành từng phần và toàn bộ phương án cải tạo, phục hồi môi trường 68

4.4 Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 69

4.4.1 Dự toán chi phí dự toán cải tạo, phục hồi môi trường 69

4.5 Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 79

4.5.1 Số tiền phải ký quỹ 79

4.5.2 Số tiền ký quỹ lần đầu (B) 79

4.5.3 Số tiền ký quỹ lần sau (T2) 79

4.6 Đơn vị nhận ký quỹ 79

Trang 3

Chương V 80

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 80

1.1 Nguồn phát sinh nước thải 80

1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa 80

1.3 Dòng nước thải 80

1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 80

1.5 Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận nước thải 82

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 82

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 83

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 83

Chương VI 86

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 86

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng các thiết bị đầu tư chủ yếu cho dự án 10

Bảng 1.2 Bảng các thiết bị đầu tư chủ yếu cho dự án 11

Bảng 1.3 Nhu cầu điện, nước, nhiên liệu của Dự án 12

Bảng1.4 Tổng hợp nhu cầu thu gom, xử lý nước thải 12

Bảng 1.5 Bảng tổng hợp mốc tọa độ ranh giới dự án 13

Bảng 1.6 Bảng tổng hợp mốc tọa độ ranh giới dự án 13

Bảng 1.7 Bảng các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường vận tải 18

Bảng 1.8 Bảng các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường hào dốc 19

Bảng 1.9 Tổng hợp khối lượng và thời gian cải tạo cơ bản 22

Bảng 1.10 Sản lượng khai thác hàng năm của mỏ đá hoa Thung Vượt 23

Bảng 1.11 Bảng tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác 23

Bảng 1.12 Bảng tóm tắt các thông số khoan nổ mìn 29

Bảng 1.13 Tổng hợp khối lượng, quy mô xây dựng các hạng mục công trình 31

Bảng 4.1: Thông số khai trường 56

Bảng 4.2: Kết cấu các công trình xây dựng trên mặt bằng khu phụ trợ 57

Bảng 4.3 Bảng so sánh ưu, nhược điểm của 02 phương án 60

Bảng 4.4 Bảng tổng hợp công tác cải tạo, phục hồi môi trường 65

Bảng 4.5 Nhu cầu máy móc thiết bị nguyên vật liệu sử dụng 66

Bảng 4.6 Tổng hợp các tác động ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 66

Bảng 4.7 Chi phí lương ngày công 70

Bảng 4.8 Chi phí phân bón cho 1 ha 70

Bảng 4.9 Chăm sóc rừng trồng trong 03 năm đầu 70

Bảng 4.10 Chi phí trông và chăm sóc 1ha cây keo 71

Bảng 4.11 Bảng tổng hợp chi phí phục hồi môi trường (Phương án 1, phương án chọn)73 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp chi phí phục hồi môi trường (Phương án 2, phương án so sánh) 75

Bảng 5.1 Giới hạn thông số, nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải 80

Bảng 5.2 Giới hạn thông số, nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải 81

Bảng 5.3 Tọa độ vị trí xả nước thải dự kiến 82

Bảng 6.1 Bảng dự kiến kinh phí thực hiện quan trắc môi trường 85

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến bột đá siêu mịn 7

Hình 1.2 Hình ảnh vị trí dự án 14

Hình 1.3 Hình ảnh hiện trạng dự án 14

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý 32

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước thải 38

Hình 3.2 Sơ đồ xử lý và tái sử dụng nước 38

Hình 3.3 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến 40

Hình 3.4 Hình ảnh minh họa thùng rác và xe đẩy rác 44

Hình 4.1 Mặt cắt kết thúc khai thác 56

Hình 4.2 Mặt cắt dọc hàng rào dây thép gai 62

Hình 4.3 Mặt cắt ngang bờ moong, đáy mỏ mương thoát nước & mặt bằng trồng cây 63

Hình 4.4 Sơ đồ tổ chức quản lý, cải tạo phục hồi môi trường 68

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANTT : An ninh trật tự

ATLĐ : An toàn lao động

BOD5 : Nhu cầu oxi sinh hóa

COD : Nhu cầu ô xi hóa học

CTNH : Chất thải nguy hại

CTR : Chất thải rắn

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

GPMB : Giải phóng mặt bằng

KTXH : Kinh tế xã hội

KLN : Kim loại nặng

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

GHCP : Giới hạn cho phép

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

Trang 7

UBMTTQ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốcUBND : Ủy ban nhân dân

VLNCN : Vật liệu nổ công nghiệpVLXD : Vật liệu xây dựng

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

Trang 8

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Sơn Nam

- Địa chỉ văn phòng: lô B4, khu B, Khu công nghiệp Nam Cấm, xã Nghi Xá,huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: ôngHồ Chương;

- Chức vụ: Chủ tịch HĐQT;

- Điện thoại: 0983.439.999;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 2900673869

do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp, đăng ký lần đầu tiên ngày 13/07/2005,đăng ký thay đổi lần thứ 8ngày 04/11/2019

2 Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Dự án Đầu tư khai thác mỏ đá hoa tại thung Vượt, xã TânHợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: thung Vượt, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở: Sở Công thương

+ Cơ quan cấp Giấy phép khai thác khoáng sản: Bộ Tài nguyên và Môitrường

+ Cơ quan thẩm định các loại giấy tờ liên quan đến môi trường của dự án đầutư: Sở Tài nguyên và Môi trường

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Quyết định số 2942/QĐ-UBND ngày 10/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnhNghệ An về việc phê duyệt báo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo,phục hồi môi trường của Dự án đầu tư khai thác mỏ đá hoa khu vực Thung Vượt, xãTân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

- Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Dự án có tổng mức đầu tư là 34,974 tỷ đồng, căn cứ khoản 1, điều 10 Luậtđầu tư công dự án thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản có tổng mức đầu tưdưới 120 tỷ đồngthuộc nhóm C theo tiêu chí của Luật Đầu tư công

+ Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và văn bản trả lời số432/BVMT-TĐ ngày 8/5/2023 của Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An thì Dự ánthuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường trình Sở Tàinguyên và Môi trường Nghệ Anthẩm định và cấp phép

- Các văn bản pháp lý của dự án:

Trang 9

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 2900673869

do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp, đăng ký lần đầu tiên ngày 13/07/2005,đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 04/11/2019;

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 150/GP-BTNMT ngày 22/1/2016 do BộTài nguyên và môi trường cấp;

+ Quyết định số 2709/QĐ-BTNMT ngày 17/10/2022 của Bộ Tài nguyên vàmôi trường về việc cho phép trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoángsản và điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản;

+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư

số 179/QĐ-UBND ngày 20/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An;

+ Văn bản số 743/UBND-TNMT ngày 28/04/2023 của Ủy ban nhân dânhuyện Tân Kỳ xác nhận hoàn thành công tác GPMB và đề nghị thuê đất thực hiện

dự án: khai thác khoáng sản đá hoa tại Thung Vượt, xã Tân Hợp;

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

- Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 150/GP-BTNMT ngày 22/1/2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì diện tích khu vực khai thác có diện tích 10ha,mức sâu khai thác +280m; công suất khai thác đá hoa làm ốp lát là 31.524 m3/năm;công suất khai thác đá hoa làm bột carbonat canxi là 186.439 tấn/năm; thời hạn khaithác là 30 năm kể từ ngày ký Giấy phép

- Công ty Cổ phần Sơn Nam đã xin trả lại một phần diện tích khu vực khaithác khoáng sản với diện tích khu vực trả lại là 3,7ha, trữ lượng trong phạm vi ranhgiới khu vực trả lại là 624.340m3 đá hoa làm ốp lát và 3.566.784 tấn đá hoa làm bộtcarbonat canxi và đã được phê duyệt theo Quyết định số 2709/QĐ-BTNMT ngày17/10/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy mô của dự án:

- Trữ lượng địa chất trong ranh giới khu vực tiếp tục khai thác (đến mức+280m): 891.478m3 đá hoa làm ốp lát và 5.397.543 tấn đá hoa làm bột carbonatcanxi

- Trữ lượng khai thác: đá hoa làm ốp lát là 685.436m3, đá hoa làm bộtcarbonat canxi là 4.053.568 tấn

- Công suất khai thác: đá hoa làm ốp lát là 31.524m3/năm; đá hoa làm bộtcarbonat canxi là 186.430 tấn/năm

- Quy mô xây dựng khu vực phụ trợ mỏ: kho vật tư, trạm cấp nhiên liệu, cao

1 tầng, diện tích xây dựng 200m2; nhà bảo vệ, cao 1 tầng, diện tích xây dựng 18m2;xưởng sản xuất đá khối, cao 1 tầng, diện tích xây dựng 500m2; nhà văn phòng, nhànghỉ ca, cao 1 tầng, diện tích xây dựng 200m2; hồ lắng, diện tích 400m2; bãi sảnxuất sơ chế đá bột; bãi thải

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a Công nghệ khai thác khoáng sản:

Khu vực khai thác mỏ có cao độ khai thác từ +414m xuống đến cao độ+280m, chiều cao bờ khai trường lớn nhất lên đến gần 150m Trên cơ sở tài liệuđịa chất, địa hình khu mỏ, điều kiện khai thác, hệ thống khai thác dự kiến áp

Trang 10

Tiếp nhận đá khối từ mỏ và dỡ xuống

Kho chứa

(Khối lượng

lớn)

Quá trình đẽo gọt bằng máy đẽo

Kiểm tra

để chuyển đến máy xẻ

Kiểm tra Bước II Kiểm tra

bước III.1 Quá trình xẻ

bằng máy xẻ

Quá trình định dạng kích cỡ (Máy cắt cạnh)

Quá trình cắt lát (bộ phận cắt cạnh)

Khu vực/ Kho bán hàng (Dành để chứa đá phiến và đá lát)

Chuyển đến khách hàng

Quá trình đánh bóng (Máy đánh bóng)

Các phiến đá chưa được đánh bóng

dụng cho mỏ là hệ thống khai thác hỗn hợp: “Hệ thống khai thác lớp xiên xúc

chuyển từ mức +414m xuống mức +350m và hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp từ mức +350m xuống đến mức +280m”.

Với hệ thống khai thác được sử dụng quá trình khai thác được thực hiện nhưsau: Sau khi hoàn tất thi công các hạng mục XDCB mỏ như: mở tuyến đường vậntải, đường di chuyển thiết bị, bạt đỉnh tạo diện khai thác đầu tiên Tiến hành khảosát, đánh dấu các vị trí có đá đạt chất lượng làm đá block Đá block được tách rakhỏi nguyên khối bằng dây cắt kim cương, hoặc dùng các lỗ khoan nhỏ kết hợp vớinêm để tách các khối đá ra Sau khi tách xong các khối đá, tiến hành kiếm tra, xácđịnh lại, chọn ra đá đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát cắt theo khối tiêu chuẩn Khối lượngcòn lại được nổ mìn làm tơi sơ bộ sau đó sẽ được phân loại đá dùng làm bộtcacbonat calci và đá thải làm đá thải rồi được vận tải bằng ôtô đến bãi tập kết sơ chếtrước khi chở về nhà máy chế biến và đưa ra bãi thải ngoài (đá thải)

Công nghệ khai thác: Khoan nổ mìn => xúc bốc => vận tải Khoan => cắtdây thu hồi đá khối => xúc bốc => vận tải

b Công tác chế biến đá ốp lát

Trang 11

- Quá trình tách khối đá ra khỏi nguyên khối :

Khi đá khối được đưa từ trên mỏ xuống xưởng cưa xẻ thành các khối đá nhỏhơn, ta phải tiến hành tách chúng ra bằng việc sử dụng máy đẩy thủy lực, cụ thể nhưsau:

Các túi khí được sử dụng để làm rộng khoảng cách giữa hai lớp đá và táchtảng đá bên ngoài vừa được cắt Kích thước của túi khi thông thường là 1m x 1,5mhoặc lớn hơn, được làm bằng tấm cao su có viền thép Các túi khí này được làmcăng với khí nén 7 kg/cm Sau đó máy xúc sẽ tận dụng khe hở được làm bằng túikhí để làm đổ khối đá vừa cắt

Sử dụng túi Hydro để tách các tảng đá

Hiện nay túi khí sử dụng để tách các khối đá chỉ dầy khoảng 2mm và có thểđưa xuống khe cùng lúc với dây cắt kim cương mỏng 10mm để tách các khối đá.Một ống đồng có đầu thép 6mm được gắn tại một góc của túi hydro, ống này được

sử dụng để dẫn nuớc với áp lực 0  50 barơ với sự trợ giúp của bơm áp thủy lực

Sự sử dụng túi hyđrô mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, năng lượng và

an toàn trong khai thác

- Tạo cắt các khối đá nhỏ từ tảng đá lớn theo kích thước nhất định:

Các tảng đá to đã tách ra khỏi mỏ được đo theo các kích thước cụ thể bằngnhững công nhân có kinh nghiệm sau khi nghiên cứu các vết nứt, rạn do cấu tạo địachất để có được sự sử dụng tối đa Sau khi đánh dấu, các khối đá được tách rời bằngmáy cưa dây 20 HP

Sử dụng máy khoan để cắt các khối đá theo các kích thước

Trang 12

Sử dụng máy cắt dây để cắt các tảng đá lớn thành các khối đá nhỏ.

- Quá trình sản xuất đá tấm gồm các công việc sau:

+ Tiếp nhận và kiểm tra các khối đá thô đưa về từ mỏ:

Nguyên liệu thô hay các khối đá thô tiếp nhận từ mỏ được đưa về xưởngbằng ôtô chuyên dụng;

Các giám sát viên tiến hành kiểm tra chất lượng các khối đá;

Nguyên liệu thô là sản phẩm tự nhiên và mỗi khối đá có sự khác nhau vềtrạng thái tự nhiên, bởi vậy chỉ có thể kiểm tra bằng trực giác;

Các giám sát viên là những chuyên gia về đá sẽ xác định kích cỡ để chuẩn bịcho việc xử lý các khối đá nguyên liệu thô

+ Mài, gọt các khối đá:

Bước tiếp theo là các chuyên gia đưa ra hướng dẫn cho bộ phận mài, gọt hoặcngười điều khiển thiết bị mài, gọt để mài, gọt các khối đá Khối đá được mài, gọt ởtất cả các cạnh để loại bỏ các khiếm khuyết tự nhiên

+ Quá trình xẻ đá:

Những khối đá đã được mài, gọt được chuyển đến xe goòng và đưa vào máy

xẻ nhiều hay ít lưỡi tuỳ theo kích thước của máy xẻ Khối đá được cố định lại theohướng cắt ở góc thích hợp Việc cố định các khối đá trên máy xẻ được thực hiện bởinhững chêm gỗ có kích thước đặc thù cùng với hỗn hợp thạch cao, gỗ Lúc này khối

đá đã sẵn sàng cho việc xẻ thành các tấm (phiến) đá bằng máy xẻ đá Gangsaw theocác bước công việc sau:

- Bước 1: Xe goòng của máy xẻ đá được chuẩn bị sẵn sàng cho việc xẻ đáthành phiến và được đẩy bằng tay đến máy xe;

- Bước 2: Người điều khiển cố định xe goòng vào máy Trước khi bắt đầu quátrình xẻ đá người điều khiển phải kiểm tra lại độ sắc thích hợp của các công cụ cắt.Nếu các công cụ cắt này bị mòn và độ sắc không thích hợp thì các khối bê tông đúc

Trang 13

sẵn được cắt trước khi xẻ đá để mài sắc lưỡi cưa đồng thời để kiểm tra độ căng cầnthiết của các lưỡi cưa;

- Bước 3: Trong suốt quá trình xẻ đá, người điều khiển phải đảm bảo cho quátrình xẻ đá diễn ra đúng quy cách Nếu phát hiện chất lượng xẻ đá không đúng yêucầu, người điều khiển phải dừng thiết bị và thực hiện các hành động khắc phục;

- Bước 4: Người điều khiển tắt máy khi công việc xẻ đá hoàn thành Côngnhân sẽ xếp xe goòng lại theo chỉ dẫn và giữ cho các phiến đá thẳng trên xe goòng.người điều khiển và người giám sát sẽ kiểm tra sự chắc chắn của các phiến đá trên

xe goòng;

- Bước 5: Các phiến đá trên xe goòng sẽ được đẩy đến gần kho chứa, sau đóđược chuyển vào trong kho Các phiến đá bị vỡ được chuyển đến máy cắt cạnh đểsản xuất đá lát kích thước nhỏ hơn;

- Bước 6: Nước làm nguội cho thiết bị cắt được cung cấp liên tục bằng sự tái

sử dụng nước với thiết bị xử lý dòng chảy

Các viên đá xẻ được cắt theo kích cỡ theo mong muốn được cắt từ các phiến

đá to được sản xuất ở những kích cỡ đa dạng bằng các máy cắt cạnh

Các viên đá xẻ được chuyển đến kho chứa để lưu trữ thành từng lô theo kích

cỡ và chất lượng nhằm phục vụ cho công việc tiếp thị, bán hàng

c Công tác chế biến đá cacbonat calci siêu mịn

Đá trên mỏ nổ mìn ra được phân loại chở về khu vực phụ trợ để sơ chế, chọnlọc lại 1 lần nữa trước khi chở về KCN Nam Cấm để sản xuất bột calci siêu mịn.Với công suất khai thác đá siêu mịn hàng năm là 186.430 tấn; để phục vụ công tácsản xuất bột siêu mịn cần đầu tư lắp đặt các dây chuyền sau:

- Hệ thống dây chuyền nghiền hàm PE 500 x 900; 35m3/h do Việt nam sảnxuất Sản phẩm đầu ra của dây chuyền này cung cấp cho dây chuyền nghiền mịn

HC 1000 (Trung Quốc) để nghiền ra dòng sản phẩm bột mịn từ 33m - 75m

- Hệ thống dây chuyền nghiền búa PC 1000 x 1000; 75m3/h (nghiền côn) doViệt nam sản xuất Sản phẩm đầu ra của dây chuyền này cung cấp cho dây chuyềnnghiền siêu mịn Model S.O.C.L 230/400 và phân ly 500/3 ATP-NG để nghiền radòng sản phẩm 5m - 25m

- Hệ thống dây chuyền nghiền siêu mịn gồm máy nghiền bi Model S.O.C.L230/400 và phân ly 500/3 ATP-NG do hãng Hoskasawa – Đức cung cấp đạt côngsuất và cỡ hạt đầu ra từ 5m - 25m

Trang 14

sơ đồ dây truyền công nghệ nhà máy bột siêu mịn

- Hệ thống dõy chuyền nghiền siờu mịn HC-1000 (Trung Quốc) đạt cụng suất

và cỡ hạt đầu ra từ 33m - 75m

Hỡnh 1.1 Sơ đồ dõy chuyền cụng nghệ chế biến bột đỏ siờu

mịn

Trang 15

Máy đập đá

viên đá kích thước -8''

Kích thước -3''

Băng tải Bồn chứa

Ống dẫn

Máy nghiền

Bồn chứa Máy phân loại

Máy cân, đóng gói Bột mịn kích thước 10/15/20 Micron

Nhập kho

Kích thước -4''

Bột thô

- Quy trình công nghệ được mô tả như sau:

- Công nghệ chế biến bột đá siêu mịn

Qua tìm hiểu công nghệ của một số nước tiên tiến trên thế giới và tham khảothực tế các dây chuyền sản xuất tại Nghệ An nhận thấy công nghệ chế biến bột đásiêu mịn được thực hiện theo sơ đồ nguyên lý

Quá trình sản xuất bột đá siêu mịn được thực hiện qua các công đoạn: Côngđoạn nghiền thô, công đoạn nghiền tinh, công đoạn phân ly tách sản phẩm, côngđoạn phủ trắng cuối cùng là đóng gói sản phẩm

- Công đoạn nghiền thô:

Công đoạn này bao gồm các thiết bị máy móc: Máy cấp liệu rung, máy dậphàn, máy nghiền roto hoặc nghiền búa, sàng rung, băng tải cấp liệu

Trang 16

Đá vôi trắng qua sơ tuyển có kích cỡ 100-350mm được đưa về bãi chứanguyên liệu và cấp liệu cho máy đập hàm thông qua máy cấp liệu rung.

Nguyên liệu qua máy đập hàm được nghiền 95% cỡ hạt <6mm sau đóchuyển vào máy nghiền búa hoặc nghiền roto bằng băng tải Ở máy nghiền này vậtliệu nghiền tới cỡ hạt 0,5 – 200mm và được đưa qua sàng rung lấy cỡ hạt <3mm sau

đó chuyển vào silo chứa bằng gầu tải cấp liệu cho máy nghiền siêu mịn Những vậtliệu có kích cỡ >3mm được quay trở lại bằng băng tải nghiền và sàng tiếp

- Công đoạn nghiền tinh:

Công đoạn này thiết bị chính là máy nghiền siêu mịn còn có cả thiết bị hỗ trợnhư máy nạp liệu và định lượng nguyên liệu đầu vào cho máy nghiền, máy bơmchất trợ nghiền

Máy nghiền siêu mịn sử dụng công nghệ nghiền thô theo cách thức nghiền bitrục ngang (như trong sơ đồ) hoặc nghiền cánh khuấy trục đứng Nghiền cánh khuấycho sản phẩm mịn và đồng đều hơn với nghiền bi nhưng yêu cầu nguyên liệu đầuvào nhỏ hơn, tiêu tốn năng lượng nhiều hơn Vật liệu sau máy nghiền siêu mịn đượcnghiền tới cỡ hạt nhất định tùy thuộc vào năng suất nạp liệu vào máy nghiền và yêucầu về sản phẩm

- Công đoạn phân ly tách sản phẩm:

Vật liệu sau máy nghiền siêu mịn được đưa tới máy phân ly và bằng quạt hútthông qua hệ thống đường ống khí

Thiết bị phân ly sử dụng phương pháp phân cấp cỡ hạt bằng luồng khí phânly

Thiết bị phân ly có nhiệm vụ phân cấp cỡ hạt sau máy nghiền siêu mịn theoyêu cầu sản phẩm bằng cách điều chỉnh tốc độ bánh xe phân ly và điều chỉnh luồngkhí phân ly, những sản phẩm quá cỡ được đưa trở lại máy nghiền siêu mịn bằng hệthống vít tải

Sản phẩm sau thiết bị phân ly được thu gom bằng cyclone, những sản phẩmkhông thể thu gom bằng cyclone sẽ được thu gọn bằng túi lọc

Máy lọc túi có các van khí được điều khiển đóng mở theo chu kỳ được làmsạch túi lọc bằng khí nén

Máy lọc túi có chức năng lọc bụi bẩn đã thoát qua cyclone để làm sạch triệt

để dòng khí trong chu trình trước khi thải ra ngoài môi trường

Công đoạn tráng phủ và đóng gói sản phẩm Các sản phẩm đạt yêu cầu saucyclone và sau máy lọc túi đều được chuyển tới silo chứa sản phẩm Tùy theo mụcđích sử dụng của sản phẩm, sản phẩm có thể được tráng phủ bằng axit Stearic vàvận chuyển của sản phẩm tới máy đóng bao với khối lượng thích hợp (25 hoặc50kg) theo yêu cầu của khách hàng Toàn bộ dây chuyền được điều khiển từ phòngđiều khiển trung tâm, điều khiển độc lập, từng giai đoạn của dây chuyền: Công đoạnnghiền thô, công đoạn nghiền tinh và phân ly tách sản phẩm, công đoạn tráng phủ

Trang 17

Riêng công đoạn nghiền tinh và công đoạn tráng phủ được điều khiển tựđộng hoàn toàn bằng PLC các động cơ có điều chỉnh tốc độ đều sử dụng phươngpháp điều chỉnh bằng biến tần

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Theo Quyết định số 2709/QĐ-BTNMT ngày 17/10/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc cho phép trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoángsản và điều chỉnh Giấy phép khoáng sản Trữ lượng khai thác của dự án:

- Đá hoa làm ốp lát: 685.436m3;

- Đá hoa làm bột carbonat canxi: 4.053.568 tấn

- Thời hạn khai thác: 22 năm 9 tháng

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu sử dụng máy móc của dự án

- Các loại máy móc, thiết bị được đầu tư để đảm bảo cho việc khai thác

khoáng sản được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1 Bảng các thiết bị đầu tư chủ yếu cho dự án

- Trong quá trình sản xuất, Dự án sử dụng các loại nguyên phụ liệu và hóachấtnhập khẩu từ nước ngoài hoặc thu mua từ các đại lý trong nước đảm bảo phù

Trang 18

hợp với nhu cầu sử dụng của dự án.

4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, điện nước phục vụ vận hành dự án

a Nhu cầu sử dụng nước

Trong quá trình hoạt động của dự án, nước cấp chủ yếu phục vụ mục đíchsản xuất công nghiệp, sinh hoạt, tưới cây, rửa đường Việc tính toán nhu cầu sửdụng nước của dự án được xác định dựa trên cơ sở định mức cấp nước trong dâychuyền công nghệ và nước QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềquy hoạch xây dựng như sau:

Bảng 1.2 Bảng các thiết bị đầu tư chủ yếu cho dự án

mức(L/

đv)

Nhu cầu nước(m 3 / ngđ) Đơn vị Giá trị

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án)

- Theo số liệu tính toán nhu cầu sử dụng nước của dự án khoảng 146,87

m3/ngđ, trong đó nước cấp cho sinh hoạt khoảng 4,8 m3/ngđ; nước cấp cho các hoạtđộng sản xuất khoảng 29 m3/ngđ, còn lại là nhu cầu cấp nước cho các hoạt độngkhác và dự phòng rò rỉ, PCCC,

- Nguồn cung cấp: Nước cấp nước cho dự án là nguồn cấp nước sạch hiện cótại địa phương và khai thác nước suối Ngục để phục vụ quá trình khai thác và sảnxuất

b Nhu cầu điện, nhiên liệu

Trang 19

Nhu cầu sử dụng điện, nhiên liệu của Dự án trong năm vận hành ổn địnhđược trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.3 Nhu cầu điện, nước, nhiên liệu của Dự án

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án)

Trong bảng nhu cầu sử dụng điện, nước và nhiên liệu được tính với giá trị thống

kê từ mô tả quy trình công nghệ và các trang thiết bị dự kiến đầu tư cùa dự án

4.2 Nhucầuxả thải của dự án

Tính toán nhu cầu thoát nước thải:

- Hoạt động của dự án phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt, không baogồm nước thải sản xuất, theo đó:

+ Nước thải sinh hoạt được tính tối đa bằng 100% nhu cầu cấp nước sinhhoạt

+ Nước thải sản xuất cưa cắt đá được tính tối đa bằng 80% lưu lượng nướccấp

+ Nước sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường không phát sinh nướcthải

Căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước, kết quả dự báo nhu cầu thu gom và xử lýnước thải của dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng1.4 Tổng hợp nhu cầu thu gom, xử lý nước thải

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường)

Tổng nhu cầu thu gom và xử lý nước thải khoảng 9,6 m3/ngày đêm bao gồmnước thải sinh hoạt khoảng 4,8 m3/ngđ và nước thải sản xuất khoảng 4,8 m3/ngđ.Toàn bộ lượng nước này sẽ được thu gom về hệ thống các hố lắng để xử lý trướckhi xả ra môi trường

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Trang 20

5.1 Vị trí địa lý

- Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 150/GP-BTNMT ngày 22/1/2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì diện tích khu vực khai thác có diện tích 10ha,mức sâu khai thác +280m; công suất khai thác đá hoa làm ốp lát là 31.524 m3/năm;công suất khai thác đá hoa làm bột carbonat canxi là 186.439 tấn/năm; thời hạn khaithác là 30 năm kể từ ngày ký Giấy phép

- Công ty Cổ phần Sơn Nam đã xin trả lại một phần diện tích khu vực khaithác khoáng sản với diện tích khu vực trả lại là 3,7ha, trữ lượng trong phạm vi ranhgiới khu vực trả lại là 624.340m3 đá hoa làm ốp lát và 3.566.784 tấn đá hoa làm bộtcarbonat canxi và đã được phê duyệt theo Quyết định số 2709/QĐ-BTNMT ngày17/10/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Dự án đầu tư khai thác mỏ đá hoa tại thung Vượt, xã Tân Hợp, huyện Tân

Kỳ, tỉnh Nghệ An hiện có diện tích 8,2ha trong đó diện tích khu vực khai tháckhoáng sản là 6,3ha và diện tích khu vực phụ trợ mỏ là 1,9ha

- Ranh giới chi tiết của khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi 5điểm có tọa độ theo VN2000 (kinh tuyến trục 104o45'; múi chiếu 3o) được phê duyệttại Quyết định số 2709/QĐ-BTNMT ngày 17/10/2022 của Bộ Tài nguyên và Môitrường, cụ thể:

Bảng 1.5 Bảng tổng hợp mốc tọa độ ranh giới dự án

Diện tích 6,3ha, mức sâu khai thác đến +280m

- Phạm vi, ranh giới của khu vực phụ trợ mỏ có diện tích 1,9ha cụ thể là:+ Phía Bắc giáp: Đất hoang;

+ Phía Nam giáp: Đất hoang;

+ Phía Đông giáp: Khu vực khai thác đá;

+ Phía Tây giáp: Đất hoang

Tọa độ cụ thể của khu vực này như sau:

Bảng 1.6 Bảng tổng hợp mốc tọa độ ranh giới dự án

Trang 21

Khu vực khai thác 6,3ha

Trang 22

5.2.1 Công suất và tuổi thọ dự án

* Công suất khai thác:

Theo giấy phép khai thác số 150/GP-BTNMT ngày 22 tháng 01 năm 2016 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Đá hoa làm ốp lát: 31.524 m3/năm;

- Đá hoa làm bột carbonat canxi: 186.430 tấn/năm

* Tuổi thọ (thời gian tồn tại) của dự án:

Tuổi thọ của dự án được tính theo công thức:

T = txd + td + tsx + tc , năm

Trong đó:

tsx: Thời gian mỏ khai thác ổn định theo công suất thiết kế tsx = 20 năm;

td: Thời gian sản xuất chưa đạt công suất thiết kế td = 2 năm;

txd: Thời gian cải tạo xây dựng cơ bản mỏ dự kiến txd = 0,5 năm;

tc: Thời gian khai thác vét (tận thu đáy mỏ) tc = 0,25 năm;

Vậy: T = 20+2+0,5+0,25 = 22,75 năm

Năm khai

thác Quy mô công suất

Tổng(m3/năm)

Đá hoalàm ốplát (m3)

Đá hoalàm bộtcacbonatcanxi(tấn)

Đá thải

Năm thứ 1 XDCB + 70% công suất 74.200 22.067 130.502 3.799 Năm thứ 2 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 3 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 4 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 5 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 6 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 7 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 8 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 9 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 10 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 11 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 12 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 13 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 14 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 15 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 16 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 17 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 18 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 19 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427

Trang 23

Năm thứ 20 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 21 Khai thác 100% công suất 106.000 31.524 186.430 4.427 Năm thứ 22 Khai thác 100% công suất 84.800 25.220 149.145 3.342 Năm thứ 23 Khai thác vét 25.761 7.661 45.308 1.319

2.304.76

1 685.436 4.053.568 88.004

5.2.2 Mở vỉa và trình tự khai thác

a Vị trí mở mỏ

Vị trí và sơ đồ được lựa chọn theo nguyên tắc sau:

- Đảm bảo công suất mỏ tối đa, phát huy tối đa mạng kỹ thuật hiện có (hệthống đường giao thông, đường điện, các thiết bị khai thác…)

- Công tác khai thác khoáng sản đảm bảo chắc chắn, giảm thiểu sự rủi ro choCông ty

- Hệ số tổn thất và làm bẩn mỏ là nhỏ nhất

- Đảm bảo đáp ứng đươc nhu cầu của sản xuất khi tăng sản lượng mỏ

- Giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng đến môi trường khi tác nghiệp và các yếu

tố chủ quan, khách quan khác không bị ảnh hưởng xấu

b Phương án mở vỉa

Căn cứ vị trí mở mỏ đã chọn, hệ thống khai thác áp dụng, điều kiện địa hìnhthực tế của khu vực khai thác mỏ, phương án mở mỏ được chọn là hệ thống các hàobán hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh chạy trong biên giới khai trường nối liền đường nội

mỏ và vị trí khai thác đầu tiên Thực chất của quá trình này là tạo các đường hàovận tải và đường hào dốc (đường di chuyển thiết bị) để đưa công nhân và thiết bịkhai thác (ô tô, máy xúc, máy gạt, máy khoan ) lên núi hoạt động Nội dung củacông tác mở vỉa mỏ đá hoa tại khu vực Thung Vượt, xã Tân Hợp bao gồm:

Trước tiên cần cải tạo, mở rộng tuyến đường nội mỏ

Tuyến đường hào đã mở phù hợp với máy xúc và các thiết bị bánh xích lên

mỏ Cần cải tạo hạ độ dốc dọc tuyến đường hào để phù hợp với ô tô vận tải lênnúi Công tác hạ đường đảm bảo độ đốc dọc i ≤ 12% Đường hào mở vỉa có dạngbán hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh bám theo sườn núi

Từ tuyến đường hào đã mở lên núi được cải tạo có độ dốc i ≤ 12% tiếpcận biên giới mỏ Từ điểm A có cao độ +292m mở đường hào bám theo sườn núivòng lên đỉnh phía Bắc khu mỏ điểm B tại mức cao độ +350m Tại đây mở moongkhai thác tạo bãi xúc ở mức +350m Từ điểm C trên tuyến A-B mở đường di chuyểnthiết bị lên đỉnh núi, độ dốc phù hợp với máy xúc bánh xích di chuyển lên đỉnh thựchiện công tác san gạt đá xuống Bãi xúc mức +350m

5.2.3 Công tác xây dựng cơ bản

a Công tác xây dựng đường ô tô mở mỏ

* Các căn cứ thiết kế:

Trang 24

Hệ thống đường ôtô trong mỏ được thiết kế dựa trên những cơ sở sau:

- Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên: TCVN5326- 2008

- QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

- TCVN 4054- 2005 Đường ô tô và yêu cầu thiết kế;

- Các quy trình quy phạm hiện hành khác

* Tính toán các thông số tuyến đường:

- Chiều rộng đường: Bđ = 9,0m

- Độ dốc dọc lớn nhất của tuyến đường được xác định i max ≤ 12%, những chỗvòng cua i ≤ 3%

- Góc dốc taluy sườn đườngd ≤ 600

- Giải pháp thiết kế mặt cắt ngang: Trắc ngang đường được thiết kế phù hợpvới tiêu chuẩn cấp hạng của từng đoạn tuyến

- Nền đường là nền đào đắp bán hoàn chỉnh, ta luy nền đắp 1:1

- Giải pháp thiết kế mặt đường: Mặt đường xe chạy rộng 6,0m, kết cấu bằng

đá base, trên mặt rải đá dăm, dùng lu để lèn chặt trên lớp móng nền đất được đào vàsan gạt từ sườn núi Lề đường mỗi bên rộng 1,0m được gia cố bằng đất + đá dăm

- Giải pháp thoát nước: thiết kế hệ thống rãnh dọc phía chân ta luy đào đểthoát nước mặt về cuối đường Trên cơ sở lưu lượng dòng chảy, địa chất dọc tuyến

và độ dốc dọc của đường thiết kế rãnh dọc như sau:

- Xây dựng phía mái taluy dương của đường

- Chiều rộng rãnh trên mặt: 1,0m

- Chiều rộng đáy rãnh: 0,5m

- Chiều sâu rãnh: 0,5m

- Khối lượng đất đá đào khi thi công rãnh: 210m3

* Giải pháp thi công chủ yếu

+ Vận chuyển đất đá bằng máy xúc chuyển ra lề đường phần đắp

+ Bạt mái ta luy nền đường dùng lao động thủ công

- Công tác đắp nền: Đầm đất dùng máy xúc vừa đào nền đường vừa đầm bằngtrọng lượng của máy xúc và máy gạt bánh xích Trước khi đắp đất cần dọn sạch lớpthảm thực vật, cây cỏ Đất đắp nền đường sử dụng bằng đất đá nền đào tuy nhiên cầnlựa chọn đất đủ chất lượng để bảo đảm chất lượng công trình

- Công tác làm mặt đường:

Trang 25

+ Tiến hành rải đá cấp phối trên toàn bộ tuyến đường dài 367m, sau đó rải lêntrên cùng 1 lớp đá dăm.

+ Lu lèn mặt đường dùng máy xúc bánh xích đầm chặt, sau đó dùng xe lu để

lu lèn lại 1 lần nữa cho nền đường chắc và phẳng

Bảng 1.7 Bảng các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường vận

tải

1 Tổng chiều dài tuyến đường, m 367

4 Chiều rộng mặt đường xe chạy, m 6,0

5 Góc nghiêng sườn taluy đào, độ 60

7 Chiều rộng rãnh thoát nước, m 1,0

b Thiết kế đường hào dốc

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế tuyến đường

Đường hào dốc CD được mở bắt đầu tại điểm C(+325m) trên đường đoạn A-Blên đến điểm D(+375m) đỉnh phía Bắc khu mỏ

Các thông số chính của đường hào dốc:

+ Chiều rộng đường: B đ = 5,5m.

+ Độ dốc dọci ≤ 35%.

+ Góc dốc taluy sườn đườngd ≤ 60 0

+ Trắc ngang đường được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn cấp hạng của từngđoạn tuyến

+ Nền đường là nền đào đắp bán hoàn chỉnh, ta luy nền đắp 1:1

+ Mặt đường thiết bị máy móc chạy rộng 3,0m, kết cấu bằng đá base, trênmặt rải đá dăm, dùng lu để lèn chặt trên lớp móng nền đất được đào và san gạt từsườn núi Lề đường mỗi bên rộng 1,0m được gia cố bằng đất + đá dăm

Trang 26

+ Giải pháp thoát nước mặt hệ thống đường nội bộ mỏ được thiết kế dựa trên

cơ sở điều kiện địa hình, địa chất dọc tuyến và tổng mặt bằng mỏ Trên cơ sở lưulượng dòng chảy, địa chất dọc tuyến và độ dốc dọc của đường thiết kế rãnh dọc nhưsau:

- Xây dựng phía mái taluy dương của đường

- Chiều rộng rãnh trên mặt: 0,5m

- Chiều rộng đáy rãnh: 0,3m

- Chiều sâu rãnh: 0,5m

- Khối lượng đất đá đào khi thi công rãnh: 23,4m3

* Giải pháp thi công chủ yếu

+ Vận chuyển đất đá bằng máy xúc chuyển ra lề đường phần đắp

+ Bạt mái ta luy nền đường dùng lao động thủ công

- Công tác đắp nền: Đầm đất dùng máy xúc vừa đào nền đường vừa đầm bằngtrọng lượng của máy xúc và máy gạt bánh xích Trước khi đắp đất cần dọn sạch lớpthảm thực vật, cây cỏ Đất đắp nền đường sử dụng bằng đất đá nền đào tuy nhiên cầnlựa chọn đất đủ chất lượng để bảo đảm chất lượng công trình

- Công tác làm mặt đường:Tiến hành rải đá cấp phối trên toàn bộ tuyếnđường dài 148m, sau đó rải lên trên cùng 1 lớp đá dăm

- Lu lèn mặt đường dùng máy xúc bánh xích đầm chặt, sau đó dùng xe lu để

lu lèn lại 1 lần nữa cho nền đường chắc và phẳng

Bảng 1.8 Bảng các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường hào

dốc

Trang 27

9 Khối lượng thi công, m3 1.170

c Công tác bạt đỉnh tạo diện công tác cho thiết bị

- Diện công tác đầu tiên: Khi hào dốc từ điểm C(+325m) lên đến điểm

D(+375m), tiến hành khoan nổ để tạo diện công tác đầu tiên cho máy móc, thiết bị.Diện công tác đầu tiên này nhằm đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động an toànkhi di chuyển lên đến tầng cao nhất của mỏ

- Phương pháp thi công bạt đỉnh:

+ Ðối với lớp đất đá phong hóa trên mặt sẽ dùng máy xúc để xúc trực tiếphoặc dùng máy gạt ủi xuống mặt bằng +350m rồi xúc lên xe chở ra bãi thải ngaydưới chân núi

+ Ðối với đá gốc thì sử dụng phương pháp nổ mìn lỗ khoan con, cắt tầngnhỏ, bắn bay lớp xiên Ðá nổ mìn ra nhờ xung lực của thuốc nổ sẽ tự rơi xuốngsườn núi và đọng lại ở mặt bằng +375m Một phần đá chất lượng tốt được đưa vềtrạm nghiền để xay đá phục vụ xây dựng cơ bản mỏ, phần đất đá không đạt chấtlượng được dùng để san lấp mặt bằng sân công nghiệp và cải tạo, gia cố lại tuyếnđường nội mỏ Một phần đá đạt chất lượng làm đá Block và đá xay siêu mịn sẽđược tận thu đưa về sân bãi để gia công, sản xuất đá thương phẩm

an toàn cho công nhân làm việc

+ Buộc dây an toàn cố định theo đường đi phải leo trèo có độ dốc lớn Lắpđặt đường dây dẫn khí ép từ vị trí đặt máy nén khí tới độ cao cần thiết sử dụng ở cácmỏm núi

Trang 28

* Đào hố lắng:

- Mục đích: xửa lý nước mặt từ khai trường, bãi thải trước khi thải ra ngoài

- Thông số và khối lượng thi công:

+ Kích thước 20 x 20 = 400 m2

+ Thể tích hố lắng 1.200 m3;

Số lượng hố lắng: 01 hố

Tổng khối lượng thi công đào hố lắng: V = 1.200 m3

- Biện pháp thi công: Sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược đào xúc đất

- Thời gian thi công dự kiến: 0,2 tháng

* Đào rãnh thu nước

- Thông số và khối lượng thi công: chiều dài 620 m, rộng mặt 1,5m, rộng chân0,5m, chiều sâu 1m, khối lượng thi công đào rãnh V = 620 m3

- Biện pháp thi công: Sử dụng máy xúc gầu ngược xúc đất

Thời gian thi công hoàn thành hạng mục dự kiến 0,1 tháng

Thời gian thi công hoàn thành hạng mục dự kiến 0,1 tháng

* Xác định thời gian hoàn thành cải tạo mỏ

Tổng khối lượng đá phải thi công khoan nổ trong quá trình cải tạo mỏ gồm:Khối lượng đá phá ra khi mở đường vận tải và đường hào dốc (22.262 m3); khốilượng bạt đỉnh tạo diện công tác đầu tiên (5.889 m3); khối lượng thi công khoan

nổ tạo bãi xúc bốc (10.400m3) là 38.551 m3

Thời gian hoàn thành phụ thuộc chủ yếu vào công tác khoan nổ mìn làm tơiđất đá Trong quá trình thi công khoan nổ, kết hợp xen kẽ với công tác xúc bốc vàsan gạt để tiến độ hoàn thành được đẩy lên sớm nhất

Như vậy thời gian thi công hoàn thành các hạng mục chính trong quá trìnhXDCB mỏ là 5,0 tháng

Bảng 1.9 Tổng hợp khối lượng và thời gian cải tạo cơ bản

I Công trình phục vụ khai thác

Trang 29

1 Đường hào mở vỉa 2 tháng

II Công trình bảo vệ môi trường

Các công trình được bố trí đồng thời hoặc so le nhau nên thời gian được rút

ngắn, công tác xây dựng cơ bản lấy tròn 0,5 năm

d Trình tự khai thác

Trên cơ sở tình hình thực tế ở mỏ trình tự khai thác mỏ đá hoa Thung Vượt,

xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An được tiến hành như sau:

Sau khi kết thúc cải tạo xây dựng cơ bản, tiến hành khai thác theo hệ thốngkhai thác lớp xiên xúc chuyển từ mức +414m xuống mức +350m Dự kiến kết thúckhai thác năm thứ 3 thì kết thúc khai thác theo hệ thống lớp xiên và chuyển sangkhai thác theo hệ thống lớp bằng vận tải trực tiếp từ năm thứ 4 trở đi Chiều caotầng khai thác được lựa chọn là 10m, chiều cao tầng kết thúc là 10m Trình tự pháttriển mỏ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

Trang 30

Sản lượng khai thác hàng năm của mỏ dự kiến như sau: Năm thứ nhất khaithác đạt 70% công suất thiết kế tương ứng với 74.058 m3/năm Từ năm thứ 2 trở đikhai thác đạt 100% công suất tương ứng với 105.797 m3/năm Mặt bằng kết thúckhai thác là +280m Quá trình khai thác mỏ kết thúc khi khai thác hết trữ lượng mỏtrong biên giới khai trường.

Sản lượng khai thác hàng năm của mỏ bao gồm các sản phẩm dự kiến nhưsau:

Bảng 1.10 Sản lượng khai thác hàng năm của mỏ đá hoa

Thung Vượt

Năm khai thác Quy mô công

suất

Tổng(m3/năm)

Đá hoalàm ốplát (m3)

Đá hoa làmbộtcacbonatcanxi (tấn)

Đá thải(m3)

thác

Trang 31

09 Chiều rộng mặt tầng công tác tối

e Công tác chuẩn bị đá cho khâu cưa cắt tách đá khối

Với sản lượng mỏ hàng năm là 106.000 m3/năm, sản lượng đá hoa làm ốp látphải khai thác hàng năm là 31.524 m3, thời gian hoạt động trong năm 300 ca thì khốilượng đá block cần thiết trong 1 ca là: 31.524 : 300 = 105m3/ca Với công nghệ ápdụng khi tách đá khối bằng dây cắt kim cương để cưa tách đá khối cần khoan theochiều thẳng đứng 1 lỗ khoan và chiều ngang 2 lỗ khoan để luồn dây kim cương vàotiến hành cưa và tách đá ra khỏi khối nguyên Với đặc điểm của mỏ đá trắng ThungVượt, đặc tính của máy cắt, kích thước khối đá khi thác ra khỏi nguyên khối dự kiếnlà: 10mx5mx5m, tương ứng khối đá có thể tích 250m3, do vậy số khối đá cần táchtrong ngày là 0,42 khối Chiều dài mét khoan cần thiết để tách một khối đá là: 21,5m(mỗi chiều khoan dự phòng 0,5m) Tổng số mét khoan cần thiết trong 1ca là 9,0m

f Công tác khoan nổ mìn lỗ khoan lớn

Theo tính toán ban đầu, Thiết kế lựa chọn máy khoan lớn FURUKAWAHCR1500ED của Nhật bản để phục vụ công tác khoan trên mỏ

- Đường kính lỗ khoan:

Mỏ tiến hành khai thácvới chiều cao tầng công tác là H = 10m Căn cứ vàochiều cao tầng, khả năng khoan sâu của thiết bị khoan FURUKAWA HCR1500ED,khoan nổ mìn trên 2 hàng lỗ khoan, đường kính lỗ khoan được chọn d = 90mm

do – Kích thước trung bình các khối đá riêng biệt trong nguyên khối

dkhoan – đường kính lỗ khoan d = 90mm

Thay các thông số trên vào công thức trên ta được q = 0,298 kg/m3

Lấy q = 0,3 kg/m3

- Đường kháng chân tầng (W):

Đường kháng chân tầng phụ thuộc vào mức độ khó nổ của đất đá mỏ vàđường kính lỗ khoan, lượng thuốc nổ, được tính với công thức:

Trang 32

W = 24 x d x √ Δ q , m = 24 x 0,09 x √ 0,9 0,3 = 3,74 m.(1)

Trong đó: d - Đường kính lỗ khoan d = 0,9 m

q - Chỉ tiêu thuốc nổ q = 0,3 kg/m3.Tuy nhiên để đảm bảo sau khi nổ mìn không để lại mô chân tầng thì:

a = 1,0 x W = 3,6 m

- Khoảng cách giữa các hàng khoan (b)

Để đảm bảo đá sau khi nổ mìn có thể rơi hết xuống chân tuyến, hạn chếkhối lượng đá lưu trên các mặt tầng, phải dọn dẹp bằng thủ công khi nổ mìn ra,chúng tôi bố trí khoan nổ trên 2 hàng lỗ khoan

Mặt khác, để công tác nổ mìn lỗ khoan lớn đạt hiệu quả cao nhất, thiết kếlựa chọn áp dụng mạng nổ ô vuông, do đó giá trị: b = a = 3,6 m

- Chiều sâu khoan thêm (L kt )

Phương pháp nổ : Nổ mìn vi sai, dùng kíp điện vi sai kết hợp với dây nổ,kíp điện Mật độ nạp Δ = 0,9 kg/dm3

- Khối lượng đá phá được của một lỗ khoan

Hàng ngoài: Vn = a x W x H ( m ) = 3,6 x 3,6 x 10 = 129,6m3

Hàng trong: Vtr = a x b x H ( m ) = 3,6 x 3,6 x 10 = 129,6m3

- Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan

Hàng ngoài: Q = q x V = 0,3 x 129,6 = 39 kg

Trang 33

Q: Lượng thuốc nổ một lỗ khoan;

g: Lượng mìn trên 1m lỗ khoan;

Lt: Chiều cao cột thuốc

Thay số vào ta được:

- Tính toán khối lượng thuốc nổ cho một vụ nổ

Để đảm bảo an toàn khi nổ mìn trên cao việc tính toán lượng mìn 1 đợt nổ phải phùhợp và chính xác Khối lượng thuốc nổ cho một vụ nổ được xác định như sau:

Khối lượng đá hoa (đá làm bột siêu mịn + đá thải) hàng năm của mỏ làm74.476 m3/năm, thời gian làm việc 1 năm 300 ca

Sản lượng ca Aca1 = 74.476 : 300 = 248 m3/ca

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khoan nổ và công tác xúc bốc và vậnchuyển thiết kế tính toán thời gian 4 ngày một vụ nổ Vậy khối lượng đá phải nổmìn trong 1 đợt nổ là :

Vn = 4 x 248 = 992 m3/vụ nổ

Trang 34

- Khối lượng thuốc nổ 1 vụ nổ:

Vậy khối lượng thuốc nổ tối đa cho 1 lần nổ là: Qn = 298 kg/vụ

- Xác định các khoảng cách an toàn khi nổ mìn

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiến hành công tác nổ, cần thực hiện cácbiện pháp kỹ thuật an toàn sau đây:

- Cần lưu ý từng hộ chiếu nổ mìn cụ thể, vì trong đá có hiện tượng nứt nẻ và

nổ trên địa hình núi cao

- Trong tất cả các trường hợp, khoảng cách an toàn theo QCVN01:2019/BCT, được tính cho từng đợt nổ cụ thể, nhưng phải đảm bảo khoảng cáchtối thiểu:

- Khoảng cách gây chấn động khi nổ mìn:

Xác định ảnh hưởng của chấn động được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Kc : Hệ số phụ thuộc nền công trình cần bảo vệ Công trình mỏ xây dựngtrên nền đá lẫn sỏi, đá dăm, theo QCVN 01 :2019 lấy Kc= 9

: Chỉ số phụ thuộc vào chỉ số tác động nổ (n=1), lấy  =1

Qtt: lượng thuốc khi nổ tức thời áp dụng phương pháp nổ vi sai với thời giangiãn cách t = 50 ms

Lượng thuốc nổ tức thời tương đương như sau:

3 2

N = 8 số cấp vi sai có thời gian giãn cách t = 50ms

QVS = 300 kg, lượng thuốc nổ tối đa cho 1 bãi theo phương pháp vi sai, dođó: Qtt = 158 kg

rc: Khoảng cách an toàn

rc = 9 x 1 x 3√158 = 48,7m

Trong trường hợp nổ tức thời 300kg thuốc nổ thì:

Trang 35

rc = 9 x 1 x 3√298 = 60,0 m.

Như vậy với lượng thuốc nổ sử dụng cho mỗi lần nổ tối đa cho 1 bãi là298kg thì khoảng cách an toàn chấn động đối với công trình cần bảo vệ là 48,7m(đối với nổ mìn vi sai) và 60,0m (đối với nổ mìn tức thời)

- Khoảng cách đá văng do nổ mìn

Khi nổ mìn các lỗ khoan lớn để làm tơi đất đá, bán kính vùng nguy hiểm do đávăng R được xác định theo công thức:

m W

d- là đường kính của phát mìn, tính bằng milimet, d = 90mm;

W'- là chiều sâu nhỏ nhất của phát mìn là đường ngắn nhất tính từ điểm phíatrên của phát mìn đến mặt tự do;

C- là khoảng cách từ miệng lỗ khoan đến mép tầng, C = 2m;

L- là chiều dài nút lỗ (bua), L = 4,2m;

- là góc nghiêng của sườn tầng với mặt phẳng ngang,  = 750

Thay số ta được: W’ = 3,2m Do đó R = 100m

Theo QCVN 01 :2019 Trị số bán kính vùng nguy hiểm tính được không đượcnhỏ hơn 300m (d = 90mm), nên lấy: R = 300m

- Khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí đối với nhà, công trình:

Khoảng cách để sóng không khí sinh ra do nổ mìn ở trên mặt đất, không còn

đủ cường độ gây tác hại tính theo công thức :

K

Trong đó:

Rs : là khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí, tính bằng mét;

Q: là tổng số khối thuốc nổ, tính bằng kilogam, Q = 298kg;

Ks : là hệ số phụ thuộc vào các điều kiện phân bổ vị trí độ lớn phát mìn,mức độ hư hại; (mức độ an toàn bậc I, hoàn toàn không hư hại KS = 310), lấy

KS = 10;

Thay số ta được: Rs = 67,0 m

- Bán kính an toàn về chấn động sóng không khí đối với người:

Kích thước vùng an toàn rmin về sóng không khí đối với người theo yêu cầucông việc phải tiếp cận tốt đa tới chỗ nổ mìn, có thể tính theo công thức:

rmin = 15 3 Q ,m

Trong đó: Q là khối lượng phát mìn tính bằng kilogam, Q = 300kg;

Trang 36

Thay số được: rmin = 100m.

Đối với mỏ đá hoa tại khu vực Thung Vượt theo tính toán các khoảng cáchchấn động, đá văng, sóng xung kích nêu trên đều đảm bảo khoảng cách an toàn chophép theo quy phạm trong nổ mìn đối với người là 300m, với máy móc thiết bị vàcông trình xây dựng là 150m và không gây ảnh hưởng nguy hại đến khu dân cư lâncận ở khoảng cách 300m và xa hơn

16

Khoảng cách an toàn

An toàn do đá văng đối với thiết bị Rtb m 150Khoảng cách gây chấn động khi nổ mìn rc m 60Tác động sóng không khí với nhà, công trình Rs m 67

h Công tác xúc bốc

Đá trên mỏ sau khi được cưa tách (đá khối) và khoan nổ phá vỡ (đá hoa làmbột siêu mịn và đá thải) thì được phân loại trước khi xúc lên xe chở về sân côngnghiệp để phục vụ công tác chế biến Đá khối (block) sẽ được cẩu lên xe bằng xecẩu chuyên dụng nên công tác xúc bốc chỉ tính đến công đoạn xúc đá hộc làm bộtsiêu mịn và đá thải

Công tác xúc bốc trên mỏ đá hoa tại khu vực Thung Vượt có 3 công đoạn:

Trang 37

*Công đoạn 1: Đá sau khi nổ mìn ra sau khi phân loại thành đá tốt (sản xuấtbột siêu mịn) và đá hoa không đạt chất lượng (làm đá thải) thì được máy xúc chấtlên xe và xe vận chuyển về bãi tập kết tại sân công nghiệp (loại đá sản xuất bột siêumịn) và vận chuyển về bãi thải (đá thải) Khối lượng này cũng tương đương với sảnlượng mỏ Khối lượng đá phải khoan nổ và vận chuyển hàng năm là: Aqm = Vkn =74.476 m3 Hệ số nở rời của đá sau nổ mìn Kr = 1,45, thời gian làm việc 1 năm T =

tại mỏ là Kth = 0,9, thời gian làm việc 1 năm T = 300 ca

- Xe cẩu tự hành vận chuyển đá block từ mỏ ra sân công nghiệp

- Ô tô tải vận chuyển đá hoa làm bột siêu mịn và đá thải sau khi nổ mìn ra ởkhu vực sân công nghiệp

- Vận chuyển đá hoa ko đạt chất lượng (đá thải) sau khi nổ mìn ra khu vực bãithải ngoài mỏ

- Đường vận tải nội mỏ có chiều dài trung bình 1.500m, công tác vận tải thuậnlợi

- Vận tải chủ yếu trong mỏ, công tác vận tải ngoài mỏ do khách hàng đảmnhận trực tiếp

k Công tác đổ thải

Trang 38

Đất đá thải trong quá trình sản xuất bao gồm: đá phong hóa và đá khôngđảm bảo chất lượng (88.004m3), được vận chuyển trực tiếp ra sân san lấp mặtbằng sân công nghiệp Khối lượng đá thải dự kiến dùng để san lấp, làm đường khoảng 17.792m3; Đất đá thải trong quá trình chế biến được gom lại tại mặt bằngsân công nghiệp sau đó điều ô tô vận chuyển ra san gạt mặt bằng sân côngnghiệp, sửa chữa đường nội mỏ đảm bảo điều kiện an toàn và yêu cầu môitrường

Vì khối lượng đá thải không lớn nên bãi thải bố trí không cần diện tích quálớn tuy nhiên cần đủ để chứa hết khối lượng đất đá thải này Căn cứ theo đặcđiểm địa hình của khu vực mỏ thiết kế bố trí 1 vị trí thải, cụ thể như sau:

Bãi thải có diện tích 6.790m2 đặt tại khu vực phụ trợ của mỏ Công tác đổ thảiđược tiến hành bằng xe ben tự hành, kết hợp với máy gạt Chiều cao đổ thải khoảng5÷10m tính từ chân bãi

Đổ thải theo trình tự từ thấp lên cao Đổ mỗi lớp 0,5 m được lu lèn chặt đến độ

ổn định của bờ bãi thải, mỗi độ cao 10m để lại bờ tầng rộng 5m

Công nghệ đổ thải sử dụng ô tô đổ thải vào vị trí quy định Sử dụng máy xúcthủy lực để san gạt đất đá thải cho phẳng, đầm chặt cho bãi ổn định

Bãi thải được đắp bờ chắn giới hạn đất đá không trôi ra ngoài khu vực ngoài

5.3 Các hạng mục công trình xây dựng ở khu phụ trợ

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy môi trường, Chủ dự án chưa thựchiện xây dựng công trình nào trên khu đất thực hiện dự án Chi tiết các hạng mụccông trình được thể trong bảng dưới:

Bảng 1.13 Tổng hợp khối lượng, quy mô xây dựng các hạng

mục công trình

Stt Các hạng mục công trình Diện tích đất (m 2 ) Ghi chú

3 Nhà văn phòng, nhà nghỉ ca 200 Chưa xây dựng

4 Kho vật tư, trạm cấp nhiên liệu 200 Chưa xây dựng

5 Xưởng sản xuất đá khối 500 Chưa xây dựng

7 Bãi sản xuất sơ chế đá bột 3.474 Chưa xây dựng

13 Khu vực khai thác khoáng sản 6,3ha

(Nguồn: Mặt bằng quy hoạch tổng thể)

Trang 39

5.4 Tổ chức quản lý và vận hành của dự án đầu tư

Chủ dự án trực tiếp quản lý dự án theo đúng quy định của pháp luật ViệtNam hiện hành và các quy định của giấy chứng nhận đầu tư Bộ máy quản lý đượcchia làm các bộ phận, với mô hình tổ chức như sau:

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý

- Đối với khai trường khai thác: Ngày làm việc 1ca, thời gian làm việc 8h, sốngày làm việc trong năm 300 ngày; trừ thời gian do thời tiết mưa gió, số ngày làmviệc thực tế tại khai trường khai thác là 250 ngày

- Đối với hành chính, nghiệp vụ: Nghỉ chủ nhật 52 ngày; lễ, tết 9 ngày, sốngày làm việc trong năm là 304 ngày

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NAM

Tổ khoan

-Phòng KT-TV

Trang 40

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

Địa điểm thực hiện Dự án đã được nghiên cứu phù hợp với các quy hoạch đãđược phê duyệt như: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số450/QĐ-TTg, ngày 13/4/2022: Dự án thực trên diện tích đất rừng trồng quy hoạchrừng sản xuất và đất trống, đất chưa hình thành rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loạirừng, nằm cách xa khu dân cư và các chất thải của dự án sau khi được xử lý phầnlớn sẽ được tái sử dụng và hạn chế đến mức thấp nhất xả thải và tác động đến cácmôi trường tiếp nhận;

- Dự án phù hợp với quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìnđến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023

- Dự án phù hợp và đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường được nêu tạiQuyết định số 4955/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việcban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Tân Kỳ theo quyết định

số 295/QĐ-UBND ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quyhoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Tân Kỳ

- Dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Tân Kỳ theoquyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phêduyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An và Quyếtđịnh số 491/QĐ-UBND ngày 29/08/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phêduyệt bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Tân Kỳ

- Sự phù hợp với hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An: Dự án phù hợp với quyhoạch tài nguyên nước của tỉnh Nghệ An theo quyết định số 56/2017/QĐ-UBNDngày 21/08/2017 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch tài nguyên nướctỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

2.2.1 Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải

Nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước mưa chảy tràn, nước thải từhoạt động cưa cắt đá và nước thải sinh hoạt đã đánh giá trong Báo cáo Đánh giá tácđộng môi trường của dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt:

Nước thải sinh hoạt: Toàn bộ nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoạitrước khi xả vào nguồn tiếp nhận là suối Ngục

Nước thải sản xuất: Nước thải từ hoạt động cưa cắt đá của dự án sẽ đượctuần hoàn sử dụng lại và không phát sinh xả thải ra môi trường Nước mưa chảytràn của dự án được thu gom về hồ lắng và xả ra nguồn tiếp nhận là suối Ngục

Ngày đăng: 21/03/2024, 08:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w