1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng iot vào quản lý nhiệt độ trong xe ô tô bằng smartphone

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng IoT vào quản lý nhiệt độ trong xe ô tô bằng Smartphone
Tác giả Đinh Hoàng Phúc, Tiêu Hiền Nhân
Người hướng dẫn Th.S Vũ Đình Huấn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 10,68 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (18)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (18)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu (20)
      • 1.2.1. Ngoài nước (20)
      • 1.2.2. Trong nước (21)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (23)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (23)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (23)
    • 1.7. Cấu trúc đề tài (24)
  • Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1. IoT và các ứng dụng trên ô tô (25)
      • 2.2.1. Định nghĩa (25)
      • 2.2.2. Ưu điểm, nhược điểm (26)
      • 2.2.3. Đặc tính của Internet Of Things (IoT) (26)
      • 2.2.4. Các ứng dụng của IoT trong lĩnh vực ô tô (27)
    • 2.2. Lý thuyết về truyền nhiệt (33)
      • 2.2.1. Các nguồn nhiệt xâm nhập vào xe (33)
      • 2.2.2. Tính toán lượng nhiệt xâm nhập vào xe (34)
    • 2.3. Các phương pháp giải quyết vấn đề (37)
      • 2.3.1. Đối lưu không khí bằng cách hạ cửa kính ô tô (37)
      • 2.3.2. Sử dụng bạt che kính lái (37)
      • 2.3.3. Khởi động xe cung cấp năng lượng cho điều hòa hoạt động (38)
      • 2.3.4. Lựa chọn giải pháp (38)
  • Chương 3. NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG (24)
    • 3.1. Thiết bị phần cứng (39)
      • 3.1.1. Bộ phận điều khiển (39)
      • 3.1.2. Bộ phận cảm biến (DHT 11) (44)
      • 3.1.3. Cơ cấu chấp hành (46)
      • 3.1.4. Các linh kiện khác (47)
    • 3.2. Thiết bị phần mềm (47)
      • 3.2.1. Phần mềm Arduino (47)
      • 3.2.2. Ứng dụng Blynk IoT (48)
      • 3.2.3. Phần mềm EasyEDA (49)
    • 3.3. Mạch tổng quát của hệ thống (50)
  • Chương 4. THỰC HIỆN MÔ HÌNH (24)
    • 4.1. Thiết kế hệ thống (51)
      • 4.1.1. Thiết kế mạch điều khiển trung tâm (51)
      • 4.1.2. Thiết kế bộ điều khiển Step Motor (52)
    • 4.2. Viết chương trình điều khiển (54)
      • 4.2.1. Chương trình điều khiển cho ESP8266 (54)
      • 4.2.2. Chương trình điều khiển cho ATTINY13A (57)
    • 4.3. Cài đặt giao diện Blynk IoT (60)
      • 4.3.1. Cài đặt giao diện Blynk IoT trên Web (60)
      • 4.3.2. Cài đặt trên điện thoại (64)
    • 4.4. Hoàn thành sản phẩm (68)
      • 4.4.1. Hoàn thành sản phẩm (68)
      • 4.4.2. Các chế độ hoạt động của sản phẩm (72)
    • 4.5. Kết quả thực nghiệm (74)
      • 4.5.1. Chọn thời gian đo khảo sát (74)
      • 4.5.2. Tiến hành đo (78)
  • Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (24)
    • 5.1. Kết luận (98)
      • 5.1.1. Kết quả đạt được (98)
      • 5.1.2. Hạn chế của đề tài (98)
    • 5.2. Kiến nghị (98)
      • 5.2.1. Hướng phát triển đề tài (98)
      • 5.2.2. Kiến nghị (99)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (100)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPNGHÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ GVHD: Th.S VŨ ĐÌNH HUẤN SVTH: ĐINH HỒNG PHÚC TIÊU HIỀN

TỔNG QUAN

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhiều công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng vào trong ngành ô tô thế giới để tạo ra những chiếc ô tô thông minh giúp tăng sự tiện nghi và an toàn cho người ngồi trên xe Tuy nhiên, ở Việt Nam nước ta thì việc ứng dụng các công nghệ vào trong ô tô để giải quyết các nhu cầu sử dụng của người dùng vẫn còn khá hạn chế, điển hình như nhu cầu ổn định nhiệt độ trong xe sau một khoảng thời gian đậu ở ngoài trời nắng vẫn chưa được ứng dụng công nghệ để giải quyết

Sau một khoảng thời gian đậu xe ngoài trời nắng thì nhiệt độ của không khí và các thiết bị, nội thất trong xe sẽ nóng lên, gây ra một cảm giác rất khó chịu cho người dùng bởi sau khi quay lại xe, phải mất một khoảng thời gian nhất định thì hệ thống điều hòa mới đưa nhiệt độ trong xe về mức thoải mái

Hình 1 1: Xe ô tô đậu ngoài trời nắng

Hình 1 2: Ánh sáng mặt trời chiếu vào khoang xe Ngoài ra, một lượng dư chất hóa học mà các nhà sản xuất sử dụng trong quá trình sản xuất xe ô tô và các bộ phận nội thất sẽ tồn đọng lại bên trong xe Lượng hóa chất này bắt đầu phát ra trong quá trình xe được đưa vào sử dụng Các khí độc này tạo nên một mùi mà mọi người thường gọi là “mùi xe mới” Sau một thời gian sử dụng, mức độ dư thừa và nồng độ các hóa chất trên xe giảm dần Đó cũng là lúc không còn ngửi thấy mùi đặc trưng này khi đi xe Tuy vẫn còn bám ở trong xe, nhưng nồng độ các khí này thấp hơn rất nhiều và thường ở ngưỡng an toàn với tất cả mọi người Tuy nhiên, thời tiết với nhiệt độ cao lại là tác nhân khiến các loại khí độc này có nguy cơ gia tăng trở lại Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ cao và việc tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời sẽ khiến các hóa chất này dễ bốc hơi và có nguy cơ tăng cao trở lại Có đến 275 loại hóa chất có ảnh hưởng đến sức khỏe con người được dùng trong quá trình sản xuất xe hơi, mà chủ yếu là sản xuất các vật liệu nội thất Trong đó, có khoảng 50 loại phổ biến Đáng kể đến là Vinyl - một loại vật liệu plastic dùng trong sản xuất các loại ghế giả da Kế đến là Formaldehyde được dùng trong sản xuất bảng đồng hồ, tay nắm cửa, tay vịn Hầu hết các loại này chỉ được sử dụng ở những xe rẻ tiền Ngoài ra, cũng trong một nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học cảnh báo, chính các chi tiết nội thất được làm từ nhựa trong xe ô tô (như bảng táp lô, ốp cửa, ống dẫn khí lạnh hay dầu mỡ) đều phát tiết

Benzen, một chất gây ung thư cực mạnh khi bị tác động bởi mức nhiệt cao Các nhà khoa học còn chỉ ra rằng Benzen còn có thể ảnh hưởng tới xương hay gây ra các bệnh thiếu máu, bạch cầu…

Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ để tạo ra một hệ thống có thể theo dõi và hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong xe để có được cảm giác thoải mái cũng như bảo vệ sức khoẻ người dùng là một trong các vấn đề lớn cần được quan tâm nghiên cứu

Ngày nay, với sự hiện đại và phát triển nhanh chóng, rất nhiều công nghệ mới đã được đưa vào phục vụ con người trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục , và cả trong đời sống, IoT là một trong những công nghệ nổi bật, được áp dụng khá phổ biến Việc ứng dụng IoT để quản lý và giám sát thông minh là một trong những đề tài công nghệ được áp dụng rất nhiều, tuy nhiên việc áp dụng chúng trên ô tô còn rất hạn chế

Do vậy, nhóm chúng em quyết định thực hiện đề tài “Ứng dụng IoT vào quản lý nhiệt độ trong xe ô tô bằng Smartphone” để nghiên cứu Nó sẽ là nền tảng cho việc phát triển thêm các hệ thống quản lý nhiệt độ trên xe ô tô với chi phí rẻ để đáp ứng các nhu cầu của người dùng sau này.

Tổng quan nghiên cứu

Restomod Air đã nghiên cứu và tạo ra ứng dụng kiểm soát nhiệt độ đầu tiên trên thế giới có tên là Restomod Switch cho phép người dùng điều khiển không dây hệ thống điều hòa của xe ô tô từ thiết bị di động mà không cần dây cáp

Hình 1 3 Ứng dụng Restomod Switch trên Google Play

Hình 1 4: Các chế độ hoạt động của ứng dụng Restomod Switch Ứng dụng này cho phép người dùng điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió và tốc độ quạt theo mong muốn Tuy nhiên, ứng dụng này điều khiển điều hòa thông qua kết nối Bluetooth, do đó nó không thể điều khiển được điều hòa ở khoảng cách xa Ngoài Restomod Air thì có một vài cá nhân đã nghiên cứu chế tạo ra ứng dụng trên điện thoại cho phép khởi động xe và bật điều hòa và điều khiển nhiệt độ mong muốn Tuy nhiên, việc cho xe chạy không tải trong và bật điều hòa và quạt gió để làm mát lại ảnh hưởng rất lớn đến mực tiêu thụ nhiên liệu của động cơ, đồng thời lượng CO2 thải ra bên ngoài cũng tăng lên đáng kể, gây ô nhiễm môi trường

Nguyễn Tiến Hán, Nguyễn Xuân Khoa, Chu Đức Hùng (2018), Nghiên cứu thiết kế bộ tự động giảm nhiệt độ trong xe ô tô khi đỗ xe ngoài trời nắng, Số 49.2018 - Tạp chí Khoa học

Nghiên cứu này tạo ra bộ giảm nhiệt độ trong xe ,thành phần cấu tạo chủ yếu của bộ tự động giảm nhiệt độ là: Chíp TEC1-12706 (còn gọi là sò nóng lạnh) và quạt tản nhiệt giúp lưu thông trao đổi nhiệt giữa bên trong và bên ngoài khoang xe Nguồn năng lượng phục vụ cho bộ tự động giảm nhiệt độ được cung cấp từ hệ thống pin mặt trời được lắp trên nóc xe Các cảm biến nhiệt độ được lắp trên xe, khi đỗ xe ngoài trời nắng, nhiệt độ bên trong khoang lái tăng lên đến nhiệt độ đặt trước, bộ giảm nhiệt độ sẽ hoạt động

Hình 1 6: Bộ tự động giảm nhiệt độ không khí trong xe Tuy nhiên với việc sử dụng 02 chíp làm lạnh, độ giảm nhiệt độ cho một khoang không khí với thể tích là 50 dm3 là 7 o C trong khi nguồn nhiệt vẫn liên tục xâm nhập vào trong khoang dẫn đến hiệu quả vẫn chưa tối ưu và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn

Mục tiêu nghiên cứu

Ứng dụng hệ thống Internet of Things để xây dựng hệ thống quản lý nhiệt độ trên xe tiêu tốn ít năng lượng, có khả năng điều khiển từ xa và hạn chế được nguồn nhiệt xâm nhập vào xe.

Đối tượng nghiên cứu

− Lý thuyết về truyền nhiệt

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu ứng dụng trên xe Ford Focus 2019.

Phương pháp nghiên cứu

− Phương pháp thu thập thông tin:

+ Tìm hiểu và tổng hợp những nghiên cứu đã thực hiện về IoT trên ô tô

+ Tìm hiểu về module điều khiển thông qua mạng wifi

+ Tìm hiểu cách lập trình một phần mềm điều khiển trên Smartphone

+ Đo khảo sát quá trình tăng nhiệt độ trong xe ô tô sau một khoảng thời gian đậu xe dưới trời nắng

+ Đo khảo sát quá trình tăng nhiệt độ trong xe ô tô sau một khoảng thời gian đậu xe ngoài trời nắng có kết hợp giải pháp

− Phương pháp phân tích và tổng hợp

+ Phân tích tổng hợp các dữ liệu đã đo đạt và thu thập được để đưa ra hướng phát triển hợp lý hơn

Cấu trúc đề tài

Công trình nghiên cứu gồm 83 trang, 12 bảng 80 hình Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 5 mục như sau:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

IoT và các ứng dụng trên ô tô

Hình 2 1: Định nghĩa IoT Khái niệm Internet of Things (mạng kết nối vạn vật) được đưa ra vào năm 1999 bởi Kevin Ashton nhằm để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết cũng như sự tồn tại của chúng IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet Theo đó, ta có thể hiểu IoT là mọi vật đều có thể kết nối với nhau qua Internet, người dùng có thể kiểm soát đồ vật của mình qua một thiết bị thông minh như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh

Theo howstuffworks.com, Internet of things hay còn được biết đến với cái tên Internet of Everything (IoE), là tập hợp của tất cả các thiết bị có thể kết nối với các trang web, cho

9 phép thu thập, gửi và xử lý thông tin ở môi trường xung quanh chúng Các thiết bị này được tích hợp với các bộ cảm biến, bô ̣xử lý của máy tính và những phần mềm có thể tương tác với nhau Các nhà khoa học gọi chúng là những thiết bị “được kết nối” hay những thiết bi ̣“thông minh” Dữ liêụ từ những thiết bi ̣thông minh đươc ̣ truyền tới các thiết bi ̣khác taọ thành một quá trình được goị là M2M (machine-to-machine)

2.2.2 Ưu điểm, nhược điểm Ưu điểm:

− Truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị

− Cải thiện việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối

− Chuyển dữ liệu qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc

− Khi nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị, thì hacker có thể lấy cắp thông tin bí mật cũng tăng lên

− Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức

− Nếu có lỗi trong hệ thống, có khả năng mọi thiết bị được kết nối sẽ bị hỏng

− Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau

2.2.3 Đặc tính của Internet Of Things (IoT)

Hệ thống IoT có tính ứng dụng cao, ở mỗi lĩnh vực sẽ có yêu cầu và đặc tính khác nhau Tuy nhiên, các đặc trưng cơ bản của IoT sẽ bao gồm những yếu tố sau:

Mọi yếu tố (Things) tham gia IoT đều được định danh: thiết bị, phương tiện hay con người đều được định danh bằng các mã riêng Hoạt động định danh nhằm phân biệt các nhóm đối tượng, từ đó giúp quá trình thu thập thông tin, xử lý dữ liệu diễn ra chính xác hơn

2.2.3.2 Thông minh/ tự động hóa

Các yếu tố trí tuệ nhân tạo, tự động hóa được tích hợp, ứng dụng trong hệ thống IoT Thiết bị và toàn bộ hệ thống có thể hoạt động chủ động trong 1 điều kiện môi trường nhất định, và tình huống thực tế

IoT là hệ thống phức tạp với nhiều thiết bị không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau cũng như network khác nhau Chúng có thể tương tác với nhau nhờ liên kết mạng, trên cùng 1 nền tảng internet Do vậy, vận hành hệ thống IoT khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí

Hệ thống IoT có thể gồm hàng trăm nghìn đến hàng tỷ thiết bị cùng kết nối trên 1 nền tảng internet Mỗi đối tượng sẽ đóng 1 vai trò nhất định, thực hiện nhiệm vụ chức năng khác nhau, chia sẻ và sử dụng tài nguyên chung Và số lượng thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người

Các thiết bị điện tử, máy móc linh hoạt thay đổi trạng thái như ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi, và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi tùy vào cách mà chúng ta muốn

2.2.4 Các ứng dụng của IoT trong lĩnh vực ô tô Ứng dụng IoT trong lĩnh vực ô tô đang thay đổi nhanh chóng ngành công nghiệp này nhằm nâng cao trải nghiệm di chuyển và khả năng quản lý, đồng thời mở ra một tương lai của các phương tiện thông minh, tự hành

2.2.4.1 Hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (ADAS)

ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) là hệ thống được thiết kế nhằm mục đích đảm bảo độ an toàn và thoái mái cho người lái xe

Các chức năng Hỗ trợ người lái nâng cao ADAS trong hệ thống buồng lái kỹ thuật số hoạt động dựa trên dữ liệu về hình ảnh của các đối tượng tham gia giao thông thu thập từ camera đa tính năng kết hợp với các cảm biến xung quanh thân xe Dựa vào những thông tin

11 đó, ADAS phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra cảnh báo hoặc chủ động can thiệp trong những trường hợp khẩn cấp

Một số chức năng hỗ trợ người lái nâng cao phổ bến trên xe:

− Cảnh báo va chạm phía trước

− Phanh khẩn cấp tự động

− Kiểm soát hành trình thích ứng

− Cảnh báo chệch làn đường

− Hỗ trợ giữ làn đường

− Cảnh báo giao thông cắt ngang phía sau

− Hỗ trợ đỗ xe/ tự đỗ xe

− Đèn pha thích ứng hướng theo xe

− Đèn pha tự động kích hoạt và làm mờ đèn pha

Hình 2 2: Một số chức năng của hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (ADAS)

Một trong những tính năng tuyệt vời của IoT ô tô là nó giúp bạn chuẩn bị cho tương lai Một loạt các chip máy tính và cảm biến được đặt trong một chiếc ô tô được kết nối sẽ thu thập dữ liệu hiệu suất, dữ liệu này được xử lý trên đám mây để dự đoán khi nào một bộ phận có thể cần bảo trì lâu trước khi nó xuất hiện Trong một môi trường được kết nối thực sự (hay còn

Lý thuyết về truyền nhiệt

2.2.1 Các nguồn nhiệt xâm nhập vào xe

Hình 2 6: Các nguồn nhiệt xâm nhập vào xe Lượng nhiệt xâm nhập vào xe được chia làm hai loại là nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩm thừa, tổng lượng nhiệt xâm nhập vào xe là:

Tổng lượng nhiệt = Nhiệt hiện thừa + Nhiệt ẩm thừa 2.2.1.1 Nhiệt hiện thừa

Khi có một dòng nhiệt đi vào không gian kín → nhiệt hiện thừa xuất hiện Nhiệt hiện thừa bao gồm nhiệt do bức xạ mặt trời, nhiệt do hệ thống điều hòa cung cấp, nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên trong khoang xe với khoang động cơ, với đường ống xả và với không khí bên ngoài

− Truyền nhiệt: Nhiệt truyền từ trần, thân xe vào bên trong do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên trong và bên ngoài xe

− Bức xạ mặt trời: Nhiệt từ bức xạ mặt trời được truyền tới xe qua các các dạng là bức xạ trực tiếp, bức xạ phản xạ và bức xạ khuếch tán Chúng xâm nhập vào khoang xe theo 2 cách:

+ Trực xạ: Các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp lên bề mặt kết cấu bao che và nội thất trong xe, làm chúng nóng lên và toả nhiệt vào không khí trong xe

+ Tán xạ: Năng lượng từ các tia bức xạ mặt trời được hơi ẩm, bụi và không khí trong xe hấp thụ

Khi có hơi nước xâm nhập vào không khí của không gian kín, nhiệt ẩm thừa xuất hiện Nguyên nhân:

− Hơi ẩm của không khí ngoài trời thẩm thấu vào khoang xe

− Hơi ẩm toả ra từ người

− Hơi ẩm từ thức ăn được đặt trong xe

→ Do khoang xe được thiết kế là một không gian tương đối kín, và trường hợp xét là lúc xe đang đậu ngoài trời nên lượng nhiệt ẩm thừa xâm nhập vào khoang xe rất nhỏ so với nhiệt hiện thừa, nên coi như bằng 0

→ Tổng lượng nhiệt  nhiệt hiện thừa

2.2.2 Tính toán lượng nhiệt xâm nhập vào xe

Nhiệt thừa được xác định như sau: Q ht = Q tỏa + Q tt (W)

Q ht : Nhiệt thừa trong xe, (W)

Q tỏa : Nhiệt toả ra trong xe, (W)

Q tt : Nhiệt truyền qua khoang xe do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên trong và bên ngoài xe, (W)

Cụ thể, nhiệt thẩm thấu và nhiệt tỏa trong xe được xác định như sau:

Trong đó: k: Hệ số truyền nhiệt qua vách, (W/m 2 K)

F: Diện tích vách (S1), (m 2 ) φ: Hệ số xét đến vị trí của vách;

Ban đầu thì Tngoài >Ttrong => Qtt > 0 (nhiệt sẽ truyền từ ngoài môi trường vào trong xe)

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian đậu xe ngoài trời nắng thì Ttrong sẽ bắt đầu tăng lên, đến khi Ttrong ≥ Tngoài => Qtt ≤ 0 (nhiệt sẽ truyền từ trong xe ra ngoài môi trường)

Do đó ta thấy rằng Qtt không ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng nhiệt độ không khí trong xe nên ta bỏ qua (1)

Q 1 : Nhiệt toả từ máy móc:

Do phạm vi hoạt động là khi xe đang đỗ, nên khi đó động cơ và các thiết bị điện khác không hoạt động Mặc dù động cơ sau khi ngừng hoạt động vẫn ở nhiệt độ cao tuy nhiên đã có phần cách nhiệt giữa khoang động cơ và hành khách, nên nhiệt này không ảnh hưởng đến khoang hành khách Phần nhiệt này ta bỏ qua trong tính toán, Q 1 = 0

Q 2 : Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng:

N cs : Tổng công suất của tất cả các đèn chiếu sáng, (W)

F: Diện tích sàn, (m 2 ) q: công suất chiếu sáng yêu cầu cho mỗi m 2

Theo tiêu chuẩn chiếu sáng, lấy trên mỗi m 2 là q = 10 W/m 2

Tuy nhiên do không bật đèn nên phần nhiệt này ta bỏ qua trong tính toán, Q 2 = 0

Trong đó: q: Nhiệt tỏa từ một người, q = 125 W/người; n: Số người

Tuy nhiên do không có người nên phần nhiệt này ta bỏ qua trong tính toán, Q 3 = 0

Q 4 : Nhiệt tỏa từ thành phẩm mang vào

Trên xe không có thành phẩm thải ra nhiệt thừa như các phân xưởng chế biến, sản xuất, do đó Q 4 = 0

Q 5 : Nhiệt tỏa từ bề mặt thiết bị nhiệt

Trên xe không có các thiết bị trao đổi nhiệt trong không gian điều hòa (trừ dàn lạnh của máy điều hòa không khí), Q 5 = 0

Q 6 : Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính:

R: Nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính trên mặt đứng, phụ thuộc hướng địa lý,

F k : Diện tích cửa kính chịu bức xạ, (m 2 ) ε ds : Hệ số xét tới ảnh hưởng của độ chênh lệch nhiệt độ đọng sương, ts = 24,5˚C ε ds = 1 + 0,13.(ts - 20)/10 = 1,0585 ε mm : Hệ số xét tới ảnh hưởng của mây mù, ở đây ta xét tới trường hợp nóng nhất là trời không mây, lấy ε mm = 1 ε kh : Hệ số xét tới ảnh hưởng của khung kính, với khung kính của xe ô tô được làm bằng kim loại nên ε kh = 1,17 ε k : Hệ số kính, phụ thuộc màu sắc và loại kính lấy theo bảng Trên thực tế xe ô tô thí nghiệm dùng kính chống nắng, màu xám, 6mm có ε k = 0,73 ε m : Hệ số mặt trời Hệ số này xét tới ảnh hưởng của màn che tới bức xạ mặt trời Trường hợp này trên xe không có màn che nên ε m = 1

Q 7 : Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che (trần xe, thân xe):

Trong đó: k: Hệ số dẫn nhiệt, (W/m 2 K)

F: Diện tích nhận bức xạ của bao che, (m 2 )

20 φ m : Hệ số màu của vật liệu bao che

Q 8 : Nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa:

G 8 : Lượng không khí rò lọt qua mở cửa hoặc khe cửa, (kg/s)

I N , I T : Enthalpy không khí ngoài xe và trong xe, (J/kg)

Coi như xe kín hoàn toàn và không có sự rò lọt không khí Nên phần nhiệt này coi như bằng không trong quá trình tính toán, Q 8 = 0

 Q tỏa =Q 6 + Q 7 (phụ thuộc nhiều vào bức xạ mặt trời) (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra được nhiệt hiện thừa trong xe (Q ht ) sẽ phụ thuộc phần lớn vào lượng bức xạ mặt trời truyền vào trong xe, do đó việc hạn chế được lượng bức xạ mặt trời xâm nhập vào xe sẽ giúp giảm được nhiệt hiện thừa trong xe, từ đó giảm được sự tăng nhiệt độ của không khí trong khoang xe.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG

Thiết bị phần cứng

Module ESP8266 là module wifi được đánh giá rất cao cho các ứng dụng liên quan đến Internet và Wifi, nó cung cấp giải pháp WiFi tích hợp cao đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng IoT (Internet of Things) như chi phí thấp, sử dụng năng lượng hiệu quả, hiệu suất đáng tin cậy và thiết kế nhỏ gọn ESP8266 cung cấp một giải pháp kết nối mạng Wi-Fi hoàn chỉnh và khép kín, cho phép nó có thể lưu trữ các ứng dụng hoặc để giảm tải tất cả các chức năng kết nối mạng Wi-Fi từ một bộ xử lý ứng dụng Khả năng lưu trữ và xử lý mạnh mẽ cho phép nó được tích hợp với các bộ cảm biến, vi điều khiển và các thiết bị ứng dụng cụ thể khác thông qua GPIO (General Purpose Input Output) với chi phí tối thiểu và một PCB tối thiểu

3.1.1.1.2 Cấu tạo của NodeMCU ESP8266

Module ESP8266 có các chân dùng để cấp nguồn và thực hiện kết nối

Chức năng của các chân như sau:

− Tx: Chân Tx của giao thức UART, kết nối đến chân Rx của vi điều khiển

− Rx: Chân Rx của giao thức UART, kết nối đến chân Tx của vi điều khiển

− RST: chân reset, kéo xuống mass để reset

− 10 chân GPIO từ D0 – D8, có chức năng PWM, IIC, giao tiếp SPI, 1-Wire và ADC trên chân A0

− Kết nối mạng wifi (có thể là sử dụng như điểm truy cập hoặc trạm máy chủ lưu trữ), kết nối internet để lấy hoặc tải lên dữ liệu

Hình 3 2: Sơ đồ chân của Module NodeMCU ESP8266

3.1.1.1.3 Tính năng của NodeMCU ESP8266

− Wi-Fi 2.4 GHz, hỗ trợ WPA/WPA2

− Điện áp hoạt động: 5VDC

− Chuẩn giao tiếp nối tiếp UART với tốc độ Baud lên đến 115200

− Tích hợp ngăn xếp giao thức TCP / IP

− Tích hợp chuyển đổi TR, balun, LNA, bộ khuếch đại công suất và phù hợp với mạng

− Tích hợp PLL, bộ quản lý, và các đơn vị quản lý điện năng

− Tích hợp cảm biến nhiệt độ

− Hỗ trợ nhiều loại anten

− Wake up và truyền các gói dữ liệu trong 5){ if (bt1_state==HIGH) { digitalWrite(nano1,HIGH);

Blynk.virtualWrite(V1,HIGH); bt1_state=LOW; delay(50); } if (bt3_state==HIGH) { digitalWrite(nano3,HIGH);

Blynk.virtualWrite(V3,HIGH); bt3_state=LOW; delay(50); } if(bt2_state==HIGH) { digitalWrite(nano2,HIGH);

Blynk.virtualWrite(V2,HIGH); bt2_state=LOW; delay(50);}

} if (t

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w