1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng động lực hệ thống đánh giá mức độ thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng

141 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Động Lực Hệ Thống Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện An Toàn Lao Động Của Công Nhân Xây Dựng
Tác giả Trần Hải Quân
Người hướng dẫn PGS.TS. Hà Duy Khánh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 10,06 MB

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨTRẦN HẢI QUÂNỨNG DỤNG ĐỘNG LỰC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ỨNG DỤNG ĐỘNG LỰC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

SKC008420

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

- -

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN HẢI QUÂN

ỨNG DỤNG ĐỘNG LỰC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

MÃ SỐ: 60580208

Hướng dẫn khoa học:

PGS.TS HÀ DUY KHÁNH

NĂM 2023

Trang 13

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 104 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại nhà riêng: 0812.433.313

E-mail: tranhajquan@gmail.com

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:

1 Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ năm 2011 đến năm 2016

Nơi học (trường, thành phố): Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Ngành học: Kiến Trúc

2 Thạc sĩ:

Thời gian đào tạo từ 09/2018 đến 12/2020

Nơi học (trường, thành phố): Đại Học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Ngành học: Kỹ Thuật Xây dựng

Tên luận văn: Ứng dụng động lực hệ thống đánh giá mức độ thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng

Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Duy Khánh

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

12/2016 - nay Phòng Hậu cần – Công an tỉnh Đồng Tháp Cán bộ

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023

Trần Hải Quân

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn nghiên cứu em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Hà Duy Khánh giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh Cảm ơn thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo

cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Cảm ơn thầy đã dành thời gian hướng dẫn, chia sẻ những kiến thức rất bổ ích để em thực hiện hoàn thành luận văn Do năng lực chuyên môn cũng như kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong được quý thầy cô nhận xét và chỉ bảo thêm để em hoàn thiện hơn các kiến thức thực

hiện tốt nội dung cho đề tài nghiên cứu này

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023

Học viên thực hiện

Trần Hải Quân

Trang 16

TÓM TẮT ỨNG DỤNG ĐỘNG LỰC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

Mức độ thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động của công nhân xây dựng thể hiện tính chất, quy mô, trình đội của đơn vị thi công Mức độ thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng được quyết định bởi một số yếu tố như: “Trình độ học vấn” “Kiến thức an toàn lao động”, “Mức độ chấp nhận rủi ro”, “Đã từng vi phạm các nội quy an toàn lao động trước đó”, “Mức độ xử phạt vi phạm về an toàn lao động”, “Kinh nghiệm của người quản lý”, “Thường xuyên kiểm tra điều kiện

an toàn lao động và rủi ro trên công trường”, “Chương trình đào tạo an toàn lao động”, “Mặt bằng thi công khó khăn”, “Thiếu sự đổi mới về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật xây dựng”, “Thiết bị an toàn lao động không đảm bảo chất lượng”,…An toàn lao động luôn là vấn đề luôn được quan tâm khi thực hiện triển khai thi công các công trình, dự án Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu nói về vấn đề an toàn lao động

và hành vi, yếu tố, mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng cả trong nước và ngoài nước, bên cạnh đó có ít, thậm chí chưa có các nghiên cứu nào

sử dụng mô hình động lực học System Dynamics để mô hình hoá nhằm đánh giá đúng mức độ thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng

Trong nghiên cứu này tác giả đề xuất ra một phương pháp sử dụng mô hình động lực học để vẽ lại sơ đồ nhân quả thể hiện sự tác động qua lại với nhau giữa các yếu tố tác động đến hành vi, mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng bằng phương pháp tổng hợp các biến ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng từ các nghiên cứu trước và đề xuất của tác giả, sau đó tiến hành khảo sát các đối tượng có kinh nghiệm trong ngành xây dựng Nghiên cứu này thể hiện sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa các yếu tố là cơ sở quan trọng để phát triển mô hình định lượng hỗ trợ đánh giá hành vi, mức độ tuân

Trang 17

thủ của công nhân xây dựng đáng tin cậy hơn Qua đó giảm bớt gánh nặng cho công tác quản lý an toàn lao động và là một nguồn tài liệu cần thiết cho công tác quản lý an toàn lao động hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, tâm lý công nhân xây dựng Kết quả của sơ đồ mô hình động lực học cho thấy yếu tố

“Kiến thức an toàn lao động”, “Đã từng vị phạm các nội quy an toàn lao động trước đó”, “Kinh nghiệm của người quản lý”, “Mặt bằng thi công khó khăn” là bốn trong

số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân lao động Trên 23 yếu tố này điều được xác định là có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ

an toàn lao động của công nhân xây dựng

Tuy nhiên, việc kết quả nghiên cứu này còn cần phải kiểm chứng với thực tế, và cần xem xét thêm các yếu tố khác đến mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng Kết quả của nghiên cứu giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể và phân tích về các nhân tố ảnh hưởng, mức độ tuân thủ an toàn lao động và đưa ra các quyết định cũng như giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả an toàn lao động, góp phần thực hiện thành công dự án

Từ khóa: tai nạn, an toàn, nhân tố, đặc điểm nhân thân, phương pháp quản lý

ABSTRACT APPLIED DYNAMIC SYSTEMS REVIEW

LEVEL OF WORK SAFETY IMPLEMENTATION

Trang 18

"Work safety equipment does not ensure quality" Labor safety is always a matter

of concern when implementing construction works and projects Currently, many studies on labor safety issues and the behavior and level of labor safety compliance

of construction workers are being researched domestically and internationally But there have been no studies using the System Dynamics model to build a model to properly assess the level of labor safety performance of construction workers

In this study, the author proposes a method using a dynamic model to build a system dynamics diagram between factors affecting the behavior and level of labor safety compliance of workers Using the method of synthesizing elements of previous studies and the author's suggestions Next, conduct a survey of subjects with experience in the construction industry This study demonstrates the influence between factors, which is an important basis for developing a quantitative model to support more reliable assessment of worker behavior and compliance levels Thereby, reducing responsibility for labor safety management and this is a necessary resource for labor safety management to better understand the factors affecting worker behavior and psychology The results of the System dynamics diagram show the factors "Knowledge of labor safety", "Having violated labor safety rules before",

"Manager's experience", "Premises" Difficult construction" are four of many factors that affect the level of labor safety compliance of workers Above 23 factors were determined to affect the level of labor safety compliance of construction workers However, the results of this study need to be verified with reality and other factors that affect the level of labor safety compliance of workers need to be considered The results of the study help managers have an overall view and analyze influencing factors, the level of compliance with labor safety and propose appropriate decisions and solutions to improve efficiency labor safety Contribute

to the successful implementation of the project

Keywords: accident, safety, factor, personal characteristic, management method

Trang 19

MỤC LỤC

LÝ LỊCH KHOA HỌC i

LỜI CAM ĐOAN i

CẢM TẠ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. TÓM TẮT iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 3

1.2.1 Nghiên cứu trong nước 3

1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước 4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 12

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 12

1.5 Phương pháp nghiên cứu 12

1.6 Ý nghĩa của luận văn 14

1.7 Kết cấu của luận văn 14

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15

2.1 An toàn lao động 15

2.1.1.Khái niệm an toàn lao động 15

2.1.2.Sự cần thiết của sự tuân thủ an toàn lao động 16

2.1.3.Quản lý an toàn lao động 17

2.1.4.Hệ thống quản lý an toàn lao động 19

2.2 Phương pháp động lực hệ thống SD 20

2.2.1 Giới thiệu tổng quan phương pháp động lực hệ thống SD 20

Trang 20

2.2.2 Các bước xây dựng mô hình SD 22

2.2.3 Nghiên cứu SD trong quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam và Thế giới 23

2.2.4 Quy trình nghiên cứu sử dụng System Dynamics 24

2.2.5 Các bước xây dựng mô hình và sơ đồ tính toán của phương pháp động lực hệ thống 25

2.2.6 Phương pháp động lực hệ thống trong thực nghiệm 28

2.2.7 Nhu cầu áp dụng phương pháp động trong quản lý dự án 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 30

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 31

3.2 Xác định các biến ảnh hưởng từ tổng quan 32

3.3 Xác nhận các biến từ chuyên gia 37

3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 03 chuyên gia 37

3.4 Thang đo khảo sát đại trà 41

3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát đại trà 41

3.4.2 Kích thước mẫu 43

3.4.3 Thu thập dữ liệu 44

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 47

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu khảo sát chuyên gia 48

4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu khảo sát đại trà 50

4.3 Phân tích độ tin cậy thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD 52

4.3.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 52

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 55

4.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD 62

4.4.1 Nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân người lao động 62

Trang 21

4.4.2 Nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý an toàn

lao động 63

4.4.3 Nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động 64

4.4 Phương pháp động lực hệ thống SD - System Dynamics 66

4.5.1 Hệ thống bản thân người lao động 66

4.5.2 Hệ thống yếu tố liên quan đến Công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ 67 4.5.3 Hệ thống các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động 68

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Các kiến nghị 71

5.2.1 Đối với nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân người lao động 71

5.2.2 Đối với nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý an toàn lao động 72

5.2.3 Đối với nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT CHUYÊN GIA 87

PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI KHẢO SÁT ĐẠI TRÀ 89

PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮ CÁC BIẾN 90

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT 95

Trang 22

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 23

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các cách tiếp cận System Dynamics 25 Bảng 3.1 Tổng hợp các biến ảnh hưởng đến hành vi, ý thức 32 Bảng 3.2 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD 38 Bảng 4.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát chuyên gia 51 Bảng 4.2 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát đại trà 51 Bảng 4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân người lao động 53 Bảng 4.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ 54 Bảng 4.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động 55 Bảng 4.6 Kiểm định nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD 56 Bảng 4.7 Ma trận xoay các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện an toàn lao động theo phương pháp động lực hệ thống SD 60 Bảng 4.8 Các biến trong mô hình SD ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng tại Đồng Tháp 62 Bảng 4.9 Đánh giá về nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân người lao động 63 Bảng 4.10 Đánh giá về nhóm các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức, năng lực quản lý ATLĐ 64 Bảng 4.11 Đánh giá về nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động 65

Trang 24

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ vòng lặp hồi đáp của quá trình sản xuất 21 Hình 2.2: Sơ đồ Stock và Flow 22 Hình 2.3 Ví dụ vòng lặp tương tác (Feedback loop) 26 Hình 2.4.Giản đồ nhân quả trong quản lý dự án 29

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 31

Hình 4.1 Hệ thống bản thân người lao động 68 Hình 4.2 Hệ thống yếu tố liên quan đến Công tác tổ chức, năng lực quản lý

ATLĐ 69 Hình 4.3 Hệ thống các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động 70

Trang 25

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

đã thu hút rất nhiều nguồn lao động, vốn đầu tư, góp phần tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Các thành phần, nhân lực ngành xây dựng đã có những thành tựu lớn cả về số lượng lẫn chất lượng

Trong thời giai đoạn này, đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước chỉ đạt khoảng 50% Đó là kết quả của các vấn đề trong hệ thống kinh tế trong nước như: thâm hụt ngân sách, hạn chế khả năng đầu tư công của Chính phủ Do xu hướng đô thị hóa làm áp lực lên hạ tầng hiện vì thế nhu cầu xây dựng hạ tầng

ở nước ta đang rất cần thiết Việt Nam cần chi khoảng 13-14% GDP cho hạ tầng tiếp tục phát triển mức tăng trưởng hiện nay

Đối với chỗ ở, nhu cầu chậm lại do các quy định kiềm chế bong bóng bất động sản Từ đó nhiều công ty phá sản, nợ xấu các công ty tài chính tăng cao Các công ty bất động sản có chu kỳ tăng tốc kéo dài từ 2013 tới nay, cùng với một số dấu hiệu bất ổn trong thị trường gây ra lo ngại bong bóng bất động sản trở lại trong 2020 và 2022, dẫn tới các động thái kiềm chế của

cơ quan quản lý

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc

tế ngày như hiện nay, nguồn lao động là một vấn đề có vai trò rất quan trọng Trách nhiệm hạn chế ATLĐ, chăm lo sức khỏe cho công nhân lao động là những việc quan trọng ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực, nâng cao

Trang 26

chất lượng lao động của từng công ty, tạo ra một nền kinh tế bền vững cho ngành xây dựng Việt Nam Thời gian vừa rồi, công việc bảo vệ ATLĐ của nước ta có nhiều thay đổi tích cực; ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan được chú trọng, hiệu quả Khi có hoạt động lao động sản xuất thì chúng

ta phải xây dựng công tác bảo hộ lao động Bên cạnh đó thì thống kê tai nạn lao động còn có biểu đồ phức tạp trong hành vi, ý thức của công nhân lao động trong việc tuân thủ quy định về ATLĐ

Ngành Xây dựng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế cả nước Và cũng là ngành mà vấn đề về ATLĐ có nhiều khó khăn riêng: chỗ làm việc không cố định, chủ yếu là làm việc trời nắng mưa, chịu ảnh hưởng của nhiều thời tiết, việc nặng nhọc, vị trí thi công không thuận tiện, kèm theo nhiều yếu

tố nguy hiểm tiềm tàng dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy giảm sức khỏe thậm chí gây ra các bệnh nghề nghiệp cho người lao động Ngành Xây dựng chiếm tỉ lệ 14% trên tổng vụ tai nạn lao động với các nguyên nhân như sau: Công ty không chú trọng xây dựng quy trình, giải pháp làm việc cẩn thận an toàn; công nhân xây dựng không được đào tạo an toàn hoặc đào tạo sơ sài Trong năm 2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có thống kê về tình hình Tai nạn lao động (TNLĐ) Trong đó những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2019 là TP HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ngãi, Quảng Nam Thời gian hiện tại, ngành xây dựng luôn có nhiều biện pháp tổ chức và áp dụng tiến bộ khoa học để cải thiện điều kiện lao động, để hạn chế tối đa các tai nạn lao động và chăm lo sức khỏe cho công nhân lao động Một trong những vấn đề quan trọng của việc đảm bảo ATLĐ có liên quan mật thiết đến nhân tố con người Vì thế luận án nghiên cứu về ứng xử, hành vi và thái độ thực hiện ATLĐ của công nhân trên công trường xây dựng Nghiên cứu xem xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện ATLĐ để đưa ra các giải pháp ứng phó với các tình huống thực hiện ATLĐ kém của công nhân xây dựng

Trang 27

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Nghiên cứu trong nước

Trong công tác quản lý xây dựng hạn chế ATLĐ là một trách nhiệm rất quan trọng, trong tình hình tai nạn lao động còn cao, để có kết luận giải bài toán tìm biện pháp tối ưu trong việc ATLĐ buộc chúng ta cần nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật hơn nữa

Ở Việt Nam, các bài nghiên cứu về an toàn của ngành xây dựng vẫn luôn được quan tâm, đầu tư nghiên cứu Các đề tài nghiên cứu về đề tài này rất nhiều, các nghiên cứu tại nước ta đã đúc kết được kinh nghiệm và kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới Các bài nghiên cứu bước đầu tập trung nghiên cứu về phương thức, nguyên nhân, hành vi ảnh hưởng đến an toàn xây cụ thể: Trần Hoàng Tuấn (2009) [4] đã nghiên cứu và nhận xét về tình trạng mất ATLĐ còn khá cao, gây ra thiệt hại lớn về tính mạng con người và kinh tế Nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố tác động đến hành vi, mức độ của việc thực hiện ATLĐ được rút ra từ đặc điểm nhân thân của người lao động, qua đó người quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi ATLĐ Nghiên cứu định lượng được thời gian mất mát do lao động và chỉ ra thời điểm thường xảy ra tai nạn Qua đó khẳng định vai trò và tác động lớn của cán bộ làm công tác quản lý ATLĐ, vì thế các cán bộ làm công tác quản lý ATLĐ cần có trách nhiệm của họ và công nhân lao động trực tiếp cũng phải biết xây dựng văn hóa

an toàn trong lao động

Nguyễn Hiền Gia Hoàng (2016) [5] đã nghiên cứu các điều kiện về khâu tổ chức gồm việc xây dựng quy trình vệ sinh và ATLĐ như tổ chức mặt bằng thi công, tổ chức tuyển chọn, đào tạo về ATLĐ, quy trình đào tạo Biện pháp kỹ thuật nhằm bố trí vật dụng cũng như trang thiết bị cần thiết và phù hợp để người lao động có thể tránh được các tai nạn trong thi công Những biện pháp trong chống té ngã và thi công trên cao là ưu tiên của các đề xuất, các biện pháp này có thể hạn chế tối đa các tai nạn rơi từ trên cao

Trần Kiều Trang (2017) [6] nghiên cứu mối quan hệ của văn hóa an toàn

Trang 28

đến hiệu quả hoạt động của tổ chức tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc (NPC) Bằng phương pháp tổng hợp và nghiên cứu phân tích tài liệu phối hợp với bảng hỏi câu hỏi cho các đối tượng tại NPC, nghiên cứu đã nêu rõ các khái niệm, nội dung đến văn hóa an toàn, phân tích mô hình và hiệu quả của bộ máy

tổ chức Kết quả phân tích và nghiên cứu chỉ rõ văn hóa an toàn có mối quan

hệ tích cực đến năng suất hoạt động tổ chức của NPC nhờ hạn chế tối đa tai nạn và chấn thương, hạn chế tối đa được chi phí, đột phá hiệu suất làm việc của người lao động, từ đó dẫn đến lợi nhuận của Công ty được cải thiện rõ rệt Kết quả khảo sát bảng hỏi điều tra được trình bày theo bốn nội dung sau: Một

là, Hiện trạng văn hóa an toàn tại NPC Hai là, Vị trí vai trò và ảnh hưởng của văn hóa an toàn trên đến hiệu quả công việc của người lao động Ba là, Vai trò

và ảnh hưởng của văn hóa an toàn trên đến hiệu quả chung của NPC Bốn là,

Sự liên quan giữa hiệu quả của người lao động với hiệu quả chung của Công ty trong mối liên quan tổng quan văn hóa an toàn

Bùi Thanh Tùng (2016) [7] đã tìm hiểu nhằm cải thiện các hành vi tuân thủ thực hiện ATLĐ kém tại các công trường xây dựng ở TP.HCM Bài nghiên cứu này đưa ra mô hình với bốn nhóm biến liên quan đến ATLĐ hạn chế tại các công trường xây dựng ở TP.HCM: Sự hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý, triển khai và kiểm tra ATLĐ, thiếu thốn các trang bị, bảo dưỡng trang bị bảo hộ lao động không thường xuyên, dụng cụ lao động không đảm bảo và an toàn về điện thì hạn chế, sự thiếu nhận thức, tuân thủ thực hiện ATLĐ của công tác quản lý và công nhân xây dựng, kém về nhận thức

về ATLĐ của công nhân

1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước

Dongping và cộng sự (2006) [19], đã nghiên cứu với tính cơ động và phức tạp của ngành xây dựng thì xây dựng văn hoá ATLĐ là hết sức cấp thiết và quan trọng Nghiên cứu đã đặt ra những câu hỏi khảo sát môi trường an toàn toàn diện được khảo sát với tất cả các dự án và các nhân viên của một công ty xây dựng có uy tín và những nhà thầu phụ của mình tại Hong Kong Thu thập

Trang 29

được tổng cộng, 4.719 hồ sơ đã được trở về từ 54 địa điểm Sử dụng phân tích nhân tố, một cấu trúc 15 yếu tố xác định kích thước của môi trường an toàn đã được trích lập So với nghiên cứu trước đó, vai trò và tác động của đồng nghiệp, và các nguồn lực an toàn về môi trường an toàn được nhấn mạnh Các kết quả này cũng khẳng định tính khả thi của PCA các yếu tố chung của môi trường an toàn trong ngành công nghiệp xây dựng Thông qua phân tích thêm, hồi quy đã được sử dụng để PCA mối quan hệ giữa môi trường và đặc điểm an toàn cá nhân Theo thống kê các mối quan hệ có ý nghĩa giữa môi trường an toàn và đặc điểm cá nhân, bao gồm giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số lượng thành viên 27 gia đình để hỗ trợ, kiến thức an toàn, thói quen uống rượu, sử dụng lao động trực tiếp và hành vi an toàn cá nhân Nghiên cứu này là một trường hợp nghiên cứu và các kết quả được rút ra từ dữ liệu của một công ty, nhưng phương pháp luận của nghiên cứu này có thể hữu ích như là một

mô hình để nghiên cứu thêm, và kết quả có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý xây dựng và các học viên về an toàn trong xây dựng ngành công nghiệp để cải thiện văn hoá an toàn của họ

Charehzchi (2012) [20], Nghiên cứu các vấn đề về hiệu suất an toàn đã được tập trung vào các dự án xây dựng trong cả nước phát triển và đang phát triển, tổng số 28 ngành công nghiệp xây dựng đóng góp tỷ lệ đáng kể cho kinh

tế và phát triển xã hội Tuy nhiên, nó cũng được coi là ngành công nghiệp nguy hiểm nhất về an toàn và sức khỏe cá nhân Nhiều yếu tố có liên quan đến sự xuất hiện tai nạn tại công trường xây dựng Những yếu tố ảnh hưởng đến các

vụ tai nạn bao gồm: lỗi quản lý an toàn, các chương trình đào tạo kém, yếu tố con người, thủ tục đã lỗi thời và không có chính sách giám sát rõ ràng Mặc dù một số các nguyên nhân này là không thể tránh khỏi, nhưng sự xuất hiện của phần lớn nhất có thể được ngăn chặn Nguy cơ, sự cố và tai nạn là ba cấp độ phụ thuộc chủ yếu dẫn đến chấn thương Rủi ro và nguy hiểm được phân bố ở cấp độ đầu tiên có nghĩa là có nguy cơ, do đó việc xác định các mối nguy hiểm

và nguy cơ để phòng ngừa tai nạn trong giai đoạn tới là không thể tránh khỏi

Trang 30

Mục đích của bài viết này là để tập trung vào các yếu tố tác động trong việc cải thiện hiệu suất an toàn tại công trường xây dựng và đề xuất một quy trình rõ ràng để phát triển hoạt động an toàn bằng cách giảm rủi ro và nguy hiểm

Akson T-Hadikusumo (2007) [21] đã nghiên cứu và nhận định rằng các dự

án xây dựng có nhiều tai nạn lao động và chấn thương Để khắc phục các vấn

đề ATLĐ, thực hiện chương trình ATLĐ xem xét quan trọng như là một trong những phương pháp hiệu quả Nghiên cứu này đã xác định 16 yếu tố quan trọng của chương trình ATLĐ từ các tài liệu ATLĐ, nghiên cứu trướcvà sau đó được xác nhận bởi các chuyên gia trong ngành an toàn xây dựng Nghiên cứu được tiến hành thông qua các cuộc khảo sát bảng hỏi với 80 người trả lời từ các dự

án xây dựng vừa và quy mô lớn tham gia Sử dụng phân tích nhân tố, trong 16 yếu tố thành phần có thể được nhóm lại thành bốn khía cạnh: sự tham gia của người lao động; phòng chống an toàn và hệ thống kiểm soát; bố trí an toàn; và cam kết quản lý

Tam và cộng sự (2003) [22] Đã nghiên cứu và tổng hợp được một số biến liên quan cao nhất trong số tổng 25 biến ảnh hưởng đến việc thực hiện ATLĐ tại Trung Quốc bao gồm: Hạn chế nhận thức về công tác an toàn của những đối tượng đứng đầu công ty; Thiếu các khóa tập huấn đào tạo về ATLĐ; Nhận thức hạn chế về công tác an toàn của quản lý dự án; Công nhân không có các chứng chỉ làm việc; Thiết bị kỹ thuật làm việc bị hạn chế; Thiết bị bảo hộ cho công nhân hạn chế hoặc không đảm bảo chất lượng, hướng dẫn về kỹ thuật thi công hạn chế, quy tắc về ATLĐ chưa được quan tâm, các công nhân xây dựng phải làm việc tăng ca liên tục, vẫn còn sử dụng các biện pháp thi công xưa cũ chưa được áp dụng các biện pháp mới kỹ thuật công nghệ cao

El-Mashaleh và cộng sự (2010) [23] đã đưa ra chín nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ATLĐ khi thực hiện nghiên cứu tại Jordan như sau: Một là, Chính sách của công ty về công tác ATLĐ; Hai là Đào tạo, tập huấn về ATLĐ; Ba là tổ thức thường xuyên các buổi tọa đàm, hội thảo về ATLĐ; Bốn

là chất lượng của các thiết bị an toàn; Năm là công tác kiểm tra an toàn có

Trang 31

thường xuyên hay không; Sáu là chế độ lương thưởng và kỷ luật; Bảy là nhận thức về việc sử dụng các thiết bị an toàn; Tám là Tầng suất, tốc độ về năng suất lao động; Chín là tuân thủ quy định của pháp luật về ATLĐ

Prasad và Reghunath (2010) [24] Đã nghiên cứu ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện ATLĐ trong xây dựng gồm các nhóm yếu tố: Cơ cấu tổ chức, môi trường xã hội, sự đánh giá môi trường làm việc

Li và Xiang (2011) [25] đã nghiên cứu tại Trung Quốc và chỉ ra bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ATLĐ bao gồm: Bản thân người lao động, công cụ làm việc làm việc, môi trường làm việc, công tác quản lý

Choudhry và cộng sự (2012) [26] đã cộng tác nghiên cứu và đưa ra 25 biến ảnh hưởng, được phân thành 7 nhóm yếu tố tại Pakistan, bao gồm: chính sách của tổ chức, công tác tổ chức ATLĐ, tập huấn đào tạo ATLĐ, công tác kiểm tra ATLĐ thường xuyên, các hoạt động khuyến khích ATLĐ, bảo hộ công nhân lao động, phòng ngừa tai nạn và lưu giữ tài liệu

Lee và Jaafar (2012) [27] đã thực hiện nhóm tác giả đề xuất một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sự thực hiện ATLĐ gồm: công tác quản lý, hoạt động khuyến khích ATLĐ, chính sách ATLĐ, bản thân người lao động, các biện pháp kỹ thuật về ATLĐ, quy trình làm việc thuận tiện khoa học

Liên đoàn các doanh nhân Navarra (CEN) (2015) [28] đã nghiên cứu của Tây Ban Nha về ATLĐ chỉ ra rằng tỷ lệ tai nạn ở những người lao động trẻ tuổi cao hơn những người lao động còn lại, do đó cần phải thúc đẩy biện pháp an toàn và sức khỏe của nhóm tuổi này

Shin và cộng sự (2014) [29] đã nghiên cứu Sử dụng Động lực hệ thống để

mô hình hóa thái độ và hành vi an toàn của công nhân Những ảnh hưởng của

ba điều kiện để cải thiện an toàn: Đầu tiên, cung cấp thông tin cho người lao động về những hành vi ATLĐ Khi thói quen của người lao động về an toàn hành vi đã được thiết lập, đó là như một yếu tố để ngăn chặn người lao động trở nên vô cảm với rủi ro tai nạn Thứ hai, chia sẻ thông tin tai nạn giữa các công việc có thể giúp giảm sự cố tai nạn vì công nhân có xu hướng đánh giá cao khả

Trang 32

năng của họ để kiểm soát rủi ro tai nạn Cuối cùng, công nhân trở nên quan tâm hơn trong các vụ tai nạn, công nhân lao động sẽ có đánh giá rủi ro tai nạn về khả năng nó sẽ xảy ra với họ

Fang và cộng sự (2015) [30] đã nghiên cứu tác động của người giám sát ảnh hưởng đối với hành vi an toàn của công nhân trong các dự án xây dựng Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá những hành vi quản lý có thể tác động đến hành vi an toàn của công nhân Cán bộ giám sát là người tương tác với công nhân xây dựng một cách thường xuyên nhất trong tất cả các cấp quản

lý Hai khía cạnh của hành vi giám sát đã được xác định: (1) hành động huấn luyện và phòng ngừa, (2) hành động phản ứng và hỗ trợ Một cuộc điều tra câu hỏi được kiểm soát chặt chẽ trong 3 tháng đã được thực hiện trong ngành xây dựng Hồng Kông để thu thập dữ liệu Kết quả thu được từ phân tích nhân tố xác nhận và mô hình phương trình cấu trúc cho thấy tác động trực tiếp và gián tiếp của hành vi giám sát đối với hành vi an toàn của công nhân đều tồn tại Hành động phản ứng và hỗ trợ có tác động trực tiếp đến hành vi an toàn của người lao động

Guo và cộng sự (2016) [31], nghiên cứu về dự đoán hành vi ATLĐ trong ngành xây dựng: Phát triển và thử nghiệm mô hình tích hợp Dữ liệu được thu thập từ 215 công nhân xây dựng ở New Zealand bằng bảng câu hỏi Tám mô hình cạnh tranh đã được thử nghiệm bằng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Kết quả cho thấy cam kết an toàn quản lý có liên quan đáng kể đến hỗ trợ xã hội và áp lực sản xuất Áp lực sản xuất được xác định là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến hành vi an toàn và tuân thủ ATLĐ Hơn nữa, hỗ trợ xã hội cũng tác động đến hành vi an toàn như áp lực sản xuất Kiến thức ATLĐ và động lực ATLĐ có liên quan đáng kể và tích cực đến sự tham gia ATLĐ

Choi và cộng sự (2015) [32], nghiên cứu về định mức nhóm và tiêu chuẩn

cá nhân của công nhân xây dựng về hành vi an toàn: Quan điểm nhận dạng xã hội Mức độ mà thái độ và hành vi an toàn của công nhân xây dựng bị ảnh

Trang 33

hưởng bởi các quy tắc và mức độ nhận dạng xã hội liên quan đến quá trình này

Để giải quyết vấn đề này, bài viết này nhằm xác định (1) ảnh hưởng của các quy tắc nhóm đối với các tiêu chuẩn cá nhân của công nhân xây dựng đối với hành vi an toàn, (2) hiện trạng về bản sắc xã hội của công nhân xây dựng và (3) tác động của nhận dạng xã hội đối với ảnh hưởng của các tiêu chuẩn nhóm đối với các tiêu chuẩn cá nhân của công nhân xây dựng đối với hành vi an toàn Dữ liệu thực nghiệm đã được thu thập từ 82 công nhân xây dựng và 9 người quản

lý dự án từ ba địa điểm xây dựng khác nhau bằng với các cuộc khảo sát, và dữ liệu được phân tích bằng các phương pháp định lượng, như phân tích tương quan, phân tích hồi quy Các phân tích cũng chứng minh rằng các công nhân xây dựng tự nhận mình với các nhóm khác nhau (ví dụ: nhóm làm việc, công

ty, dự án,…) với các mức độ khác nhau đáng kể và sự nổi bật của bản sắc xã hội với một nhóm điều chỉnh ảnh hưởng của nhóm định mức có tiêu chuẩn cá nhân liên quan đến hành vi an toàn ở công nhân xây dựng

Cigularov và cộng sự (2010) [33], đã nghiên cứu về Tác động của môi trường quản lý lỗi và truyền thông đến ATLĐ Dữ liệu được thu thập từ 235 công nhân xây dựng công đoàn được thuê bởi 15 nhà thầu ở khu vực Trung Tây

và Tây Bắc của Hoa Kỳ Kết quả cho thấy rằng giao tiếp về ATLĐ tích cực và công tác quản lý là những đóng góp quan trọng để cải thiện an toàn tại nơi làm việc Ý nghĩa cụ thể của những kết quả này đối với nghiên cứu và thực hành an toàn của tổ chức sẽ được thảo luận

Morrow và cộng sự (2010) [34], đã nghiên cứu về Mối quan hệ giữa các khía cạnh khí hậu tâm lý an toàn và hành vi an toàn trong ngành đường sắt Mục tiêu của nghiên cứu này gồm hai mục đích: (1) để xác nhận mối quan

hệ giữa nhận thức của công nhân về tâm lý ATLĐ và hành vi an toàn của công nhân và (2) để khám phá mối quan hệ giữa các khía cạnh an toàn Nghiên cứu các vấn đề của ATLĐ (công tác quản lý ATLĐ, đồng nghiệp ảnh hưởng đến hành vi ATLĐ và áp lực ảnh hưởng đến hành vi ATLĐ)

Trang 34

Hansez và Chmiel (2010) [35], Nghiên cứu về hành vi an toàn: Nhu cầu công việc, áp lực công việc và cam kết quản lý nhận thức về an toàn Nhu cầu công việc và nguồn lực ảnh hưởng đến kết quả thông qua quá trình làm việc và quá trình tham gia công việc Nghiên cứu chỉ ra sự liên quan của căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến hành vi ATLĐ Ngoài ra, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng một cấu trúc quan trọng về an toàn cụ thể 'cam kết quản lý nhận thức về an toàn' thêm vào sức mạnh giải thích của mô hình nguồn lực nhu cầu công việc

Zhang và cộng sự (2016) [36], đã nghiên cứu về nhận thức tương tác về hành vi an toàn xây dựng: Quan điểm của người lao động Bài viết này trình bày một cách tiếp cận có hệ thống kết hợp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để nhận thức và xác minh mối quan hệ nhân quả và tương tác giữa các yếu tố hỗ trợ và mục tiêu của hành vi

an toàn của công nhân xây dựng (CWSB) Kết quả chỉ ra rằng giám sát theo định hướng quản lý và hệ thống và lãnh đạo tác động tích cực rõ ràng đến gây ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến công nhân xây dựng Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ nguyên nhân giữa các yếu tố và mục tiêu ảnh hưởng của công nhân, và kết quả có thể được sử dụng để hiểu các yếu tố mà công nhân xây dựng coi là yếu tố quan trọng trong hành vi an toàn

Clarke và cộng sự (2012) [37], đã nghiên cứu về tác động của các yếu tố

áp lực đối với hành vi an toàn của công nhân xây dựng Tầm quan trọng của các yếu tố gây áp lực nghề nghiệp như là một yếu tố rủi ro trong các vụ tai nạn

đã được công nhận từ lâu Phân tích tổng hợp được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố gây áp lực, hành vi an toàn và kết quả an Người ta đưa

ra giả thuyết rằng các yếu tố gây cản trở sẽ có tác động tiêu cực đến cả sự tuân thủ an toàn và sau đó, kết quả an toàn, trong khi các yếu tố gây áp lực sẽ có tác động tích cực Các giả thuyết liên quan đến các yếu tố gây áp lực dẫn đến giảm đáng kể cả việc tuân thủ các quy tắc an toàn Các yếu tố gây căng thẳng ở Ấn

Độ cũng liên quan đến mức độ thương tích nghề nghiệp cao hơn

Trang 35

Mohammadfam và cộng sự (2017) [38], đã xây dựng mô hình mạng Bayes

để cải thiện hành vi an toàn của nhân viên tại nơi làm việc Hành vi không an toàn làm tăng nguy cơ tai nạn tại nơi làm việc và cần được quản lý đúng cách Nghiên cứu được thực hiện trong một số dự án xây dựng nhà máy điện ở Iran

Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm cam kết quản lý, môi trường

hỗ trợ, hệ thống quản lý an toàn , sự tham gia của nhân viên, kiến thức an toàn, thái độ an toàn, động lực, phân bổ nguồn lực và áp lực công việc Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng phần lớn nhân viên không có xu hướng xem xét các quy tắc, quy định, quy trình và quy tắc an toàn trong hành vi của họ Thái

độ ATLĐ, kiến thức ATLĐ và môi trường hỗ trợ là ảnh hưởng đến hành vi ATLĐ

Choudhry (2014) [39], đã nghiên cứu An toàn dựa trên hành vi của công nhân xây dựng trên các công trường xây dựng Nghiên cứu này thông qua và phát triển một phương pháp quản lý để cải thiện ATLĐ trong môi trường công trường xây dựng Các giám sát viên được yêu cầu công nhận và khen ngợi khi

họ hành động an toàn hoặc cải thiện các hành vi quan trọng Các quan sát viên được yêu cầu thảo luận với công nhân, truy cập trang web, phân phối tài liệu đào tạo cho công nhân và cung cấp phản hồi cho nhóm quản lý và biểu đồ hiển thị Mức tăng hiệu suất an toàn rõ ràng đã đạt được trên tất cả các loại: thiết bị bảo vệ cá nhân; dọn phòng; tiếp cận độ cao; nhà máy và thiết bị, và giàn giáo Nghiên cứu cho thấy rằng điểm số về hiệu suất an toàn tại một dự án đã cải thiện từ 86% (vào cuối tuần thứ 3) lên 92,9% trong tuần thứ 9

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề ứng xử và thái độ thực hiện ATLĐ của công nhân trên công trường xây dựng

- Mục tiêu xem xét được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện ATLĐ;

- Sử dụng phương pháp động lực hệ thống (SD) xây dựng mô hình đánh giá mức độ tuân thủ ATLĐ của công nhân xây dựng

Trang 36

- Đưa ra các giải pháp ứng phó với các tình huống thực hiện ATLĐ kém của công nhân xây dựng

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khảo sát chuyên gia, đại trà và thống kê, tổng hợp các số liệu về ATLĐ của các công trình trên khu vực thành phố Cao Lãnh trong quá trình thi công:

Người quyết định đầu tư: UBND Tp Cao Lãnh;

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất Tp Cao Lãnh; Nhà thầu, tư vấn giám sát các công trình trên địa bàn Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp

Nhóm công trình: Nhóm B, nhóm C;

Phân cấp công trình: Cấp II trở xuống;

Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp;

Phạm vi thời gian: Kế thừa số liệu 2018-2020, khảo sát năm 2023

Nội dung nghiên cứu

Đề tài này phân tích nhân tố và xây dựng mô hình đánh giá mức độ tuân thủ ATLĐ của công nhân xây dựng bằng phương pháp động lực hệ thống (SD)

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Tổng quan tài liệu là để thu thập cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu và thu thập thông tin về các nghiên cứu trước để vận dụng những kiến thức nghiên cứu phù hợp vào chủ đề nghiên cứu

Mục đích của việc tổng quan tài liệu nhằm: nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của tác giả; có phương pháp luận chặt chẽ để giải quyết vấn đề nghiên cứu; có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu; tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây Nghiên cứu tiến hành tổng hợp các tài liệu có liên quan từ sách

Trang 37

chuyên khảo, giáo trình, tạp chí khoa học trong nước và quốc tế có liên quan đến ATLĐ, phương pháp động lực hệ thống (SD), các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện ATLĐ Từ đó hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu, các nhóm nhân tố và biến số đo lường các nhóm nhân tố

Xây dựng bảng hỏi có cấu trúc và tiến hành khảo sát chuyên gia Đây là phương pháp sử dụng kinh nghiệm, trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ lĩnh vực quản lý xây dựng nhằm thu thập thông tin khoa học, ghi chép các nhận định đánh giá các yếu tố làm cơ sở để bổ sung chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu

Do đó để mang lại được kết quả khảo sát cao nhất thì phải chọn được chuyên gia phù hợp Tác giả lựa chọn các chuyên gia có tiêu chí như sau: Người đại diện pháp lý cho Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất Tp Cao Lãnh các công trình trên địa bàn Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp có kinh nghiệm trên 3 năm công tác,

có chức vụ Nghiên cứu tiến hành khảo sát từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2023

Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bước quan trọng của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập

số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn Điều cốt lõi của phân tích số liệu là suy diễn thống kê, nghĩa là mở rộng những hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể, hay còn gọi là suy diễn quy nạp Muốn có được các suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua xử lý phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn Nghiên cứu này tác giả lựa chọn dùng Excel để làm sạch và mã hoá dữ liệu khảo sát và sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành thực hiện phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và thống kê khảo sát để đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi thực hiện ATLĐ của công nhân xây dựng theo phương pháp động lực hệ thống SD dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát nghiên cứu và các dữ liệu thứ cấp

Trang 38

1.6 Ý nghĩa của luận văn

ATLĐ trong ngành xây dựng luôn là một trong những vấn đề nan giải do ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan đến hành vi, nhận thức của công nhân xây dựng và các nhân tố có mối quan hệ tác động nhân quả của chúng Nghiên cứu này đã tổng hợp các biến ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ ATLĐ của công nhân xây dựng qua phương pháp khảo sát các đối tượng có kinh nghiệm, thâm niên cao trong ngành xây dựng Sau khi tiến hành phân tích thống kê, 23 nhân

tố đã được xác định là có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ ATLĐ của công nhân xây dựng Từ các nhân tố này, nghiên cứu đã sử dụng mô hình động học (System Dynamics) để vẽ sơ đồ nhân quả biểu diễn sự tác động với nhau giữa các biến với nhau và tác động đến hành vi, mức độ tuân thủ của công nhân xây dựng Nghiên cứu vẽ sơ đồ nhân quả bằng công cụ SD mục đích để thể hiện sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa các yếu tố là cơ sở quan trọng để phát triển mô hình định lượng hỗ trợ đánh giá hành vi, mức độ tuân thủ ATLĐ của công nhân xây dựng đáng tin cậy hơn

1.7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn bao gồm 05 chương

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết nhân tố mô hình động học đánh giá mức độ tuân thủ ATLĐ của công nhân xây dựng

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và các kiến nghị

Trang 39

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 An toàn lao động

2.1.1 Khái niệm an toàn lao động

ATLĐ có thể hiểu đơn giản là ngăn ngừa tất cả các loại nguy cơ và rủi ro tại nơi làm việc vì sự an toàn và sức khỏe của người lao động Với ATLĐ, mục tiêu là giảm thiểu tổn thất thông qua việc hỗ trợ duy trì và bảo vệ con người và các tài sản vật chất khác tại nơi làm việc Về cơ bản, nó liên quan đến việc giám sát và tư vấn cho người sử dụng lao động hoặc ban quản lý về những cách tốt nhất để quản lý – ngăn ngừa hoặc giảm thiểu – tổn thất Quản lý có trách nhiệm cuối cùng vì họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi tại nơi làm việc Ban quản lý có thể chịu trách nhiệm trước các cổ đông, chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Bên cạnh đó, họ có thể được hỗ trợ chịu trách nhiệm bởi các tòa án và bởi dư luận Nơi làm việc là văn phòng hoặc nhà máy thực tế hoặc bất cứ thứ gì được coi là nơi làm việc của bạn không phải là nơi duy nhất được coi là nơi làm việc, mà nó còn được tính khi bạn đang trên đường đến hoặc đi làm về và khi bạn đang làm một việc gì đó liên quan đến công việc

Một phần quan trọng của ATLĐ là phòng ngừa rủi ro, đây cũng là một công cụ quan trọng của ATLĐ Phòng ngừa bao gồm kiểm tra chẳng hạn như không gian làm việc, thiết bị và phương pháp Các phương pháp phòng ngừa rủi ro khi so sánh với các phương pháp được sử dụng sau đó thì hữu ích hơn Xét cho cùng, việc lập kế hoạch phù hợp không chỉ tạo ra các giải pháp hiệu quả hơn mà còn rẻ hơn Điểm khởi đầu để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến ATLĐ là đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro không chỉ là nghĩa vụ đạo đức của người sử dụng lao động mà còn là nghĩa vụ pháp lý Điều quan trọng sống còn

là xác định những rủi ro này và mức độ nghiêm trọng của chúng cùng với việc xác định khả năng chúng thực sự xảy ra Khi đánh giá rủi ro, điều quan trọng là cũng phải chú ý đến các trường hợp cận nguy (hãy giải thích điều đó) Ngoài

Trang 40

những vấn đề này, còn có những vấn đề khác cần được xem xét tại nơi làm việc như điều kiện làm việc, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Bên cạnh việc xem xét nơi làm việc, bản thân nhân viên cũng nên được xem xét, ví dụ như tuổi tác, giới tính và chuyên môn cùng với các đặc điểm cá nhân khác Đánh giá rủi ro được sử dụng để tìm ra những cách tốt nhất để thực hiện ATLĐ và cải thiện nó Tất nhiên, nó cũng là về cách thực hiện nó và cách thực hiện nó

2.1.2 Sự cần thiết của sự tuân thủ an toàn lao động

Sự cần thiết của ATLĐ liên quan đến việc duy trì các điều kiện làm việc tốt và đảm bảo bảo vệ người lao động, ví dụ, khỏi các vấn đề sức khỏe và tai nạn Có nhiều lý do cho nó là cần thiết ATLĐ cũng cần thiết vì các lý do đạo đức Xét cho cùng, không phải tất cả các công ty đều coi trọng tính mạng con người hơn các ưu tiên khác như mục tiêu, năng suất và lợi nhuận Năng suất và lợi nhuận có thể loại trừ sự an toàn và sức khỏe của nhân viên Các công ty có thể coi chấn thương và bệnh tật chỉ là một phần khác của công việc Tuy nhiên, những tổn thất do những điều này mang lại có thể tốn kém hơn so với việc sử dụng ATLĐ Vì vậy việc tuân thủ ATLĐ có thể được thực hiện vì nhiều lý do như tài chính, đạo đức và pháp lý Nó cũng là một phần của ATLĐ Công việc của các chuyên gia là thuyết phục ban quản lý – dựa trên các thông lệ kinh doanh lành mạnh sau khi tất cả các công ty đều cần lợi nhuận để tồn tại – sử dụng ATLĐ và thuyết phục họ không coi ATLĐ là ưu tiên thấp An toàn và lợi nhuận là điều mà các chuyên gia ATLĐ hướng tới

ATLĐ là cần thiết, chẳng hạn khi xem xét thời gian làm việc dài Công việc là nơi nhân viên thể hiện khả năng của mình, dành thời gian và công sức với hy vọng cảm thấy khỏe mạnh và an toàn Nó không chỉ quan trọng đối với nhân viên mà còn cả gia đình họ và những người khác phụ thuộc vào nhân viên

Sẽ rất có ích nếu giữ cho họ có động lực và có một nơi làm việc tích cực Những lý do này bao gồm những gì sẽ xảy ra nếu không có ATLĐ Có tất cả các loại chi phí, ví dụ như chính phủ sẽ phải cung cấp bồi thường, an sinh xã hội và điều trị y tế và tổ chức của người sử dụng lao động cũng sẽ phải cung

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w