BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM THỊ DIỆN MSHV: 2121431 ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT DƯA LƯỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGH
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM THỊ DIỆN
PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT DƯA LƯỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG
SKC008335
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM THỊ DIỆN
MSHV: 2121431
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT DƯA LƯỚI ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU
Trang 13LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là tiểu luận nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Thị Chỉnh Các nội dung nghiên cứu và kết quả là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây, dựa trên số liệu của các đơn vị, thông tin được chính học viên thu thập các nguồn khác nhau có đề cập trong tài liệu tham khảo
Nếu có phát hiện bấy kỳ sự gian lận nào, học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tiểu luận của mình Giảng viên hướng dẫn và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền
do học viên gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
Trang 14LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP HCM và đặc biệt các vị trong Phòng đào tạo – Bộ phận Sau đại học đã giúp em hoàn thành khóa luận này Cảm ơn các giảng viên cũng như những nhân viên trong trường đã giúp em có cơ hội tiếp xúc nguồn kiến thức giá trị và thực tế, điều này rất cần thiết cho công việc hiện tại của em
Chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Thị Chỉnh đã truyền đạt cho em một lượng kiến thức quý báu và cũng là hành trang cho em trong sự nghiệp cống hiến cho đơn vị nơi em công tác sau này Đặc biệt em rất tâm đắc với phương pháp đạt kết hợp thực tế của cô, giúp em nắm bắt nội dung bài giảng rất nhanh, cũng là cơ hội để bản thân bước đầu tiếp xúc với những lĩnh vực mới mà trước đây chưa từng tìm hiểu qua Cảm ơn các chuyên gia và các ban ngành có liên quan đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp tài liệu cần thiết để tác giả viết bài Một lần nữa em chân thành cảm
ơn các thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP HCM đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua
TP.HCM, ngày ….tháng … năm 2023
Học viên
Trang 15TÓM TẮT
Cây ăn quả là sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho đời sống con người Nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được dùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm như chế biến nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp v.v… đem lại giá trị lợi nhuận rất lớn
Nông nghiệp công nghệ cao hiện nay đang là một xu thế tất yếu trong quá trình hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng Nắm bắt được tình hình đó, thành phố Châu Đốc đã thực hiện cơ chế mở cửa, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu
tư vào ngành nông nghiệp Một trong những nông sản được ưu tiên phát triển theo hướng này là dưa lưới công nghệ cao Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu sự quản lý và còn tồn tại rất nhiều vấn đề
Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để phân tích thực trạng trồng dưa lưới công nghệ cao tại thành phố Châu Đốc Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc trồng dưa lưới công nghệ cao giúp tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao thu nhập cho người trồng, góp phần bảo vệ môi trường, đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp địa phương Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới công nghệ cao trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá nhỏ về quy mô, nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng, nhận thức và ứng dụng công nghệ vào trồng trọt của các nông hộ còn khá hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Từ đó cho thấy, cần có những giải pháp phù hợp để phát triển loại nông sản này tương xứng với tiềm lực của một tỉnh mạnh về nông nghiệp
Dựa trên những phân tích thực trạng về mặt nội dung, những yếu tố và tiêu chí đánh giá hiệu quả để đưa ra những vấn đề tồn tại trong hoạt động phát triển đầu
tư trồng dưa lưới công nghệ cao trên địa bàn tỉnh làm cơ sở đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển đầu tư trồng dưa lưới công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang trong thời gian tới
Trang 16DEVELOPING HIGH – TECH CANTALOUPE AREA IN CHAU DOC
CITY, AN GIANG PROVINCE
ABSTRACT
Fruits are assential agricultural products for human life It provides a variety
of nutrients and be used as ingredients for the food industry such as beverage processing, confectionery, canned food, etc… providing a huge profit value
High - tech agriculture is currently an inevitable trend in the process of modernzing agriculture in the deeper integration context Catching that situation, Tay Ninh province has implemented an opening mechanism, supporting and creating maximum conditions to attract domestic enterprises to invest in One of the priority agriculture products to delveop is high - tech cantaloupe However, this acitivity is still carried out on a small sacle, lacks of management and exist many problems
During the research, the author used qualitative research method by collecting secondary and primary data to analysize the current planning high – tech cantaloupe in Chau Doc City, An Giang provice The results have shown planting high – tech cantaloupe help create quality products, increase income for growers, protect environment and contribute positively to local agricultural development However, the cultivation of high – tech cantaloupe today is still quite small in terms
of scale, lack of human resources, limited in farmer’s awareness and technological application to farming which affect to the industry development Therefore, it requires approriate solutions to develop this agricultural product in such a way that matching with a strong agricultural province
Depending on the analysis situation through analyzing content, factors and effective evaluation criteria to present existed problems in developing investment in planting high - tech cantaloupe in city, which is the basis propose some practical solutions to developing investment in planting high - tech cantaloupe in Chau Doc city, An Giang provice
Trang 17MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN xiii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Error! Bookmark not defined TÓM TẮT v
ABSTRAC vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH xix
DANH MỤC BẢNG BIỂU xix
DANH MỤC VIÊT TẮT ix
PHẦN MỞ ĐẦU i
1 Lý do chọn đề tài i
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của luận văn 7
8 Kết cấu của luận văn 7
Chương 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT DƯA LƯỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 8
1.1 Các khái niệm 8
1.1.1 Dưa lưới 8
1.1.2 Dưa lưới công nghệ cao 8
1.1.3 Phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao 9
1.2 Vai trò phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao 10
1.3 Nội dung phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao 11
1.3.1 Tập trung quy hoạch vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao11
Trang 181.3.2 Đẩy mạnh đầu tư, tổ chức sản xuất vùng trồng dưa lưới công nghệ cao
13
1.3.3 Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất dưa lưới công nghệ cao 14
1.3.4 Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, liên kết tiêu thụ 16
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao 17
1.5.1 Các nhân tố khách quan 17
1.5.2 Các nhân tố chủ quan 18
1.6 Kinh nghiệm phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thành phố Châu Đốc 20
1.6.1 Đối với tỉnh Ninh Thuận 20
1.6.2 Đối với thành phố Cà Mau 22
1.6.3 Đối với thành phố Hồ Chí Minh 23
1.6.4 Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Châu Đốc 25
Chương 2 28
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT DƯA LƯỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG 28
2.1 Tổng quan thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 30
2.2 Thực trạng phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 32
2.2.1 Khái quát hoạt động sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 32
2.2.2 Phân tích thực trạng hát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 34
Trang 192.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển vùng sản xuất dưa
lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 49
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 56
2.3.1 Những kết quả đạt được 56
2.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 58
Chương 3 62
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT DƯA LƯỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG 62
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 62
3.1.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam 62
3.1.2 Quan điểm phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Châu Đốc 65
3.2 Giải pháp phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 66
3.2.1 Hoàn thiện xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất dưa lưới công nghệ cao 66
3.2.2 Tập trung đầu tư, tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển vùng trồng dưa lưới công nghệ cao 68
3.2.3 Tăng cường biện pháp đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất dưa lưới công nghệ cao 69
3.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, liên kết tiêu thụ 71
3.2.5 Các giải pháp bổ trợ 72
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 83
Trang 20DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 29 Hình 2.2: Quy trình trồng dưa lưới công nghệ cao 41 Hình 2.3: Vườn dưa lưới Út Phong tại thành phố Châu Đốc 49
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kế hoạch diện tích chuyển đổi từng năm của TP Châu Đốc giai đoạn
2020 – 2022 37 Bảng 2.2: Kế hoạch diện tích trồng dưa lưới công nghệ cao theo từng vùng sản xuất thành phố Châu Đốc giai đoạn 2020 – 2022 37 Bảng 2.3: Diện tích trồng dưa lưới công nghệ cao phân loại theo đối tượng trồng thành phố Châu Đốc giai đoạn 2020 – 2022 38 Bảng 2.4: Một số dự án trồng dưa lưới công nghệ cao TP Châu Đốc 39 Bảng 2.5: Tổng hợp chi phí xây dựng nhà màng 1.000m2 (bao gồm hệ thống tưới nhỏ giọt) dự án trồng dưa lưới phường Châu Phú B 40 Bảng 2.6: Sản lượng và năng suất dưa lưới công nghệ cao phân loại theo đối tượng sản xuất thành phố Châu Đốc giai đoạn 2020 – 2022 46 Bảng 2.7: Doanh dự toán mô hình dưa lưới 1 năm với 1.000m2 nhà màng (4 vụ) 54 Bảng 2.8: Tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư mô hình dưa lưới 1 năm với 1.000m2
nhà màng (4 vụ) 54
Trang 22PHẦN MỞ ĐẦU
Những năm gầnđây, nền Nông nghiệp nướcta tăng trưởng đángkể, đãđáp ứng được cơ bảnnhu cầu đời sống nhân dân và cho xuất khẩu Tuy nhiên, chất lượng nông sản hàng hoá còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp Do vậy, cùng với xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới, nền nông nghiệp nước ta cần phảiứng dụng nôngnghiệp theo hướngcông nghệ khoa học hiện đại vào trong sản xuất nhằm tạo ra nông sản có năng suất và chất lượng cao để
có thể hòa nhập, làm chủ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường nướcngoài Đặc biệt là những loại rau ăn quả mang lại giá trị kinh tế to lớn, trong đó loại cây ăn quả như dưa lưới cũng mang lại nguồn giá trị cao và là loại trái cây tốt cho sức khỏe con người
Dưa lưới (Cucumis melo L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả
có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao Dưa lưới có quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, và nhiều tác dụng tốt khác cho sức khỏe con người Tuy nhiên, sản phẩm dưa lưới chất lượng và an toàn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, cũng như thị trường xuất khẩu
Hiện Nay ở nước ta có rất nhiều loại dưa lưới Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu trong những năm gần đây, mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ cao đang trở thành điểm sáng, đảm bảo các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn để có thể giúp hàng hóa nông sản xuất khẩu
Trang 23Thành phố Châu Đốc là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ vùng biên giới Tây Nam, là trung tâm du lịch nói riêng của tỉnh An Giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long Đặc điểm của Châu Đốc là diện tích đất nông nghiệp ít, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hầu hết là các cơ sở vừa và nhỏ, chủ yếu là các dịch vụ thương mại, du lịch… Với đặc điểm tình hình đó, lãnh đạo Đảng bộ thành phố Châu Đốc đã cụ thể hóa các Chủ trương, Chính sách của Trung ương thành Kế hoạch số 44-KH/TU ngày 01/2/2013 “Về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Châu Đốc giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch số 46-KH/TU ngày 20/3/2013 của BCH Đảng bộ thành phố Châu Đốc thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/2/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khoá XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Theo đặc điểm thổ nhưỡng, thành phố Châu Đốc có 6 nhóm đất chính; trong
đó nhóm phù sa ngọt và phù sa có phèn chiếm 72% diện tích tự nhiên Phần lớn đất đai của thành phố Châu Đốc rất màu mỡ, có độ thích nghi để canh tác, phù hợp với nhiều loại cây lương thực, cây ăn trái, một số cây công nghiệp nhiệt đới và một phần diện tích có khả năng dành cho chăn nuôi Trữ lượng nguồn nước của thành phố khá dồi dào, có thể khai thác và phục vụ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt
Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói chung và phát triển đối với riêng dòng nông sản dưa lưới nói riêng còn gặp rất nhiều khó khan Từ việc nguồn vốn còn hạn chế, công tác quy hoạch đối với nông sản dưa lưới chưa được đẩy mạnh, tổng diện tích trồng loại nông sản này chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích cây
ăn trái toàn TP Bên cạnh đó, nông hộ trồng còn gặp nhiều khó khan khác nhau từ nhân lực, chi phí, cơ sở vật chất, công nghệ ứng dụng v.v… đã làm cho việc phát triển loại cây trồng dưa lưới công nghệ cao càng khó khan Chính vì thế đòi hỏi cần phải có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa trong những năm tới để lợi thế của thành phố Châu Đốc xứng tầm trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế chú trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Trang 24Vì những lý do trên, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang” với mong muốn góp phần đưa ngành nông nghiệp của thành phố Châu Đốc
phát triển theo hướng hiện đại, trở thành vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của khu vực
Cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào có liên quan đến việc phát triển trồng dưa lưới công nghệ cao Nhưng đối với các nông sản nói chung về công nghệ cao thì đã có một vài nghiên cứu có thể kể đến như:
Triệu Hương Giang (2013), “Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội
hiện nay”, luận văn thạc sĩ kinh tế Từ những vấn đề lý luận chung về nông nghiệp
công nghệ cao, công trình nghiên cứu đi đến khảo cứu và phân tích thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội theo các tiêu chí: tiêu chí về kỹ thuật, tiêu chí về kinh tế, và tiêu chí về xã hội - môi trường Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo
Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng (2014), Đề án “Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất , chất lượng sản phẩm phục vụ đô thị” Ở đề án này, công trình nghiên cứu đã tập trung đề cập toàn
diện đến vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với các vùng, khu vực
và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dựa trên các khía cạnh: kĩ thuật sản xuất, quản lý dịch bệnh, quản lý sử dụng các đầu vào, và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, tổ chức sản xuất, hệ thống pháp lý, tổ chức quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm; trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ
Nguyễn Văn Hiệp (2016), “Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng
bền vững”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Chính trị.Công trình nghiên cứu tiếp cận theo
hướng phát triển bền vững, phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hôi và đảm bảo bền vững về môi trường ở tỉnh Hà
Trang 25Nam giai đoạn 2010 – 2015 Trên cơ sở, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững
Trần Đức Viên (2017), “Nông nghiệp công nghệ cao là con đường tất yếu để
tăng khả năng cạnh tranh”, Tạp chí Tia Sáng Ở công trình nghiên cứu này, tác giả
đưa ra quan niềm về nông nghiệp công nghệ cao, phân tích một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay; và đề xuất một số giải pháp để sử dụng khoa học công nghệ phù hợp với từng mô hình, với các điều kiện kinh tế xã hội ở từng vùng trên cả nước Ngoài ra, tác giả cũng có sự so sánh nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam với nông nghiệp thông minh của các quốc gia trên thế giới
Cùng chủ đề nông nghiệp công nghệ cao, tác giả Nguyễn Đức Viên còn có 2
công trình nghiên cứu khác, đó là: “Tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công
nghệ cao: đôi điều trăn trở” và “Tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Khuyến nghị và chính sách”, tạp chí Tia Sáng Từ việc phân tích thực trạng
tình hình tích rụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, tác giả đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực, đồng thời chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với vấn đề tích rụ ruộng đất ở Việt Nam; từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp
Nguyễn Mạnh Hồ (2017), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam:
Một số kết quả và đề xuất”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam Phát triển
nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam Qua công trình nghiên cứu, tác giả phân tích những thành công bước đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số địa phương trên cả nước như: Lâm Đồng, TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một
số giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên cả nước trong thời gian tới, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Đinh Anh Tuấn (2017), “Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển nông
nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ cao - nhìn từ góc độ cơ sở lý thuyết mô hình”,
Kỷ yếu hội thảo Quốc gia: Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa Dưới góc độ tiếp cận cơ sở lý thuyết mô hình, tác giả chỉ ra
Trang 26những tiêu chí đánh giá sự sáng tạo trong nông nghiệp qua hai mô hình NARS (nền nông nghiệp dựa trên nghiên cứu) và AKIS (nền nông nghiệp dựa trên tri thức và thông tin) Qua đó, tác giả đề xuất các nhóm tiêu chí đánh giá sự sáng tạo trong nông nghiệp gắn với bốn thành phần sau: thành phần tri thức và giáo dục, thành phần hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức trung gian kết nối hai thành phần này, có chính sách, tổ chức và điều kiện nền tảng
Nguyễn Thị Miền (2018), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Những rào
cản và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Lý luận chính trị Công trình nghiên cứu đã
khái quát tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phân tích những rào cản trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, đó là những rào cản về vốn, nhân lực, đất đai, thị trường tiêu thụ, chuyển giao công nghệ… Từ việc phân tích này, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới
Từ mục đích và mức độ tiếp cận khác nhau các công trình khoa học nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đây là những tư liệu bổ ích để tác giả luận văn tham khảo và kế thừa trong quá trình triển khai thực hiện đề tài Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại
ở vấn đề nông nghiệp công nghệ cao nói chung chứ chưa đề cập đến bất kỳ loại cây trồng ăn quả nào hay chính xác hơn là dưa lưới giống với đối tượng nghiên cứu của
đề tài Nên các nghiên cứu trên sẽ chỉ giúp cho tác giả khái quát được các vấn đề lý thuyết về việc ứng dụng công nghệ cao đối với nông nghiệp Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Châu Đốc hiện nay cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có cùng đề tài nên tác giả có thể khẳng định nghiên cứu của mình là duy nhất và chưa từng được công bố
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề đánh giá phân tích thực trạng phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Kế đó dựa
Trang 27trên kết quả phân tích, những mặt đạt được và vấn đề tồn tại để đề xuất giải pháp nhằm phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang trong thời gian tới
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng
dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu
Đốc, tỉnh An Giang
- Về không gian: Thànhphố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- Về thời gian : 2020 – 2022
- Đối với số liệu thứ cấp
Là những thông tin thu thập từ những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được công bố: báo cáo hàng năm, sách báo, các nghiên cứu trước đây, các tài liệu liên quan trên internet… Số liệu thứ cấp là những số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đã được công bố của tổng cục thống kê, Chi cục thống kê thành phố, trên báo cáo, tạp chí, các bài viết trên báo điện tử… có liên quan Những thông tin và số liệu này được thu thập, chọn lọc từ các nguồn khác nhau, góp phần làm rõ tình hình chung của địa bàn,
cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cần được nghiên cứu
- Đối với số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp khảo sát với chuyên gia, những người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao Phương
Trang 28pháp lấy mẫu được thực hiện lựa chọn bất kỳ với 12 chuyên gia là các cán bộ, công chức làm việc tại các sở nông nghiệp, hợp tác xã, chuyên gia kinh tế đóng vai trò quan trọng đến việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương
Nội dung câu hỏi xoay quanh vấn đề phát triển dưa lưới công nghệ cao trên địa bàn TP Châu Đốc theo một số nội dung nhất định Kết quả khảo sát sẽ được trình bày trong nội dung làm luận cứ bổ trợ các luận điểm của tác giả
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
Nghiên cứu các dữ liệu, thu thập và tổng hợp qua sách báo, tài liệu, internet, các công trình nghiên cứu trước đây về việc trồng dưa lưới nói chung và dưa lưới ứng dụng công nghệ cao nói riêng có liên quan đến đề tài
- Phương pháp thống kê mô tả
Dùng phương pháp này để thống kê số liệu cụ thể hoạt động trồng dưa lưới công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm phát triển vùng trồng dưa lưới công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- Phương pháp thống kê phân tích
Sau khi thu thập, tổng hợp chọn lọc các số liệu cần thiết khi viết luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thống kê kết hợp phân tích dựa trên các số liệu có được để đánh giá về thực trạng việc sản xuất, trồng dưa lưới công nghệ cao tại thành phố Châu Đốc trong thời gian vừa qua
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Được sử dụng để phân tích, đánh giá, so sánh kết quả của hoạt động trồng dưa lưới công nghệ cao tại thành phố Châu Đốc với phương hướng, nhiệm vụ đã được đề
ra trong từng thời kỳ Nêu ra được những mặt còn tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp
Trang 29Nghiên cứu thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thực hiện buổi thảo luận nhóm tham khảo ý kiến về việc phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Châu Đốc Nhóm chuyên gia là những người có kinh nghiệm, làm việc lâu năm trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao
Nội dung nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề làm sao để phát triển sản xuất vùng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của TP Tác giả đặt ra các câu hỏi xoay quanh các nội dung được đưa ra ở mục cơ sở lý luận để làm cơ sở cho các chuyên gia đưa ra các quan điểm nhận xét, cụ thể những mặt đạt được và các vấn đề tồn tại mà chuyên gia đánh giá cần phải được cải thiện trong thời gian tới để nông sản dưa lưới công nghệ cao được phát triển
- Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận, lý thuyết thực tiễn về phát triển vùng sản xuất dưa lưới công nghệ cao
- Phân tích đánh giá thực trạng vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang trong thời gian tới
- Nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu khác có cùng mối quan tâm
Cấu trúcgồm Phầnmở đầu, Phần nộidung và Tài liệutham khảo, đề tài nghiên cứu được chia thành03 chương với nội dung cụ thể, như sau:
Chương1: Cơsở lý luận về pháttriển vùng sảnxuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao
Chương 2: Thực trạng phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Chương 3: Giải pháp phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụngcông nghệ cao trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Trang 30màu xanh, khi chín thì ngả vàng và có các đường gân trắng đan xen gọi là vân lưới Thi ̣t quả dưa lưới màu vàng da cam hoă ̣c nghiêng vàng đỏ như đu đủ trông rất hấp dẫn, ăn giò n, mát và thơm ngo ̣t Quả dưa lưới có tro ̣ng lượng trung bình từ 1.5 kg đến 3.5 kg Người Ai Câ ̣p là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và
ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loa ̣i trái to và ngọt Dưa lưới sinh trưởng khỏe, khả năng phân nhánh nhiều và thích nghi tốt với điều kiê ̣n nhiê ̣t đới như ở Viê ̣t Nam Thời gian từ khi gieo ha ̣t đến khi thu hoa ̣ch tùy theo giống dưa từ 55 -80 ngày Dưa lưới hiê ̣n nay đang được trồng phổ biến rộng rãi
tại nhiều nước trên thế giới như Nhâ ̣t Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Ý, Thái Lan…Ở Viê ̣t Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây ta ̣i các khu có áp dụng công nghê ̣ cao như TP HCM, Bình Dương, Bình Thuâ ̣n tuy nhiên chất lượng đă ̣c biê ̣t là độ ngo ̣t vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng Các giống dưa lưới hiê ̣n đang trồng ta ̣i Việt Nam là: Taki Nhâ ̣t Bản, Taka Nhâ ̣t Bản, Dưa Hoàng Kim, Dưa lưới AB, Giống Thái…
1.1.2 Dưa lưới công nghệ cao
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao được xem là hướng đi được đánh giá có tính mới về khoa học và thực tiễn Mục tiêu của mô hình là xây dựng được quy trình trồng dưa phù hợp với điều kiện trồng trong nhà máng với sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, sạch và an toàn Việc canh tác trong nhà máng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là kiểu canh tác tiên tiến phổ biến hiện nay do có nhiều ưu điểm so với canh tác truyền thống; Trồng được nhiều vụ trong năm, trồng cây trái vụ, tiết kiệm
Trang 31nước và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết Do đó, sẽ nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích, góp phần tạo ra sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng
Đặc tính giống dưa lưới trồng công nghệ cao hiện nay:
+ Cây sinh trưởng tương đối ma ̣nh, cung cấp sự hình thành hoa cái ổn đi ̣nh,
đâ ̣u quả tốt Tro ̣ng lượng trái từ 1,5 kg đến 2 kg
+ Dưa lưới công nghệ cao có hình dánh đồng nhất, tròn đều Lưới dày đă ̣c và đồng đều, lưới lên đều, kể cả mùa mưa ít nắng
+ Hàm lượng đường cao, độ ngo ̣t (Brix) từ 14 -16 Thi ̣t màu cam đâ ̣m, nhiều nước
+ Ngày chín rơi vào khoảng 57 - 60 ngày trồng Ăn ngon nhất vào khoảng 3-5 ngày sau khi thu hoa ̣ch (bảo quản trong điều kiê ̣n mát mẻ)
1.1.3 Phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao
Phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao vẫn là hoạt động nông nghiệp nên đối tượng sản xuất chính vẫn là cây trồng nhưng bản chất của chúng
có thể thay đổi dưới tác dụng của khoa học công nghệ Vì thế, vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tạo ra nhữnggiống cây con mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắnhơn
Đất trồng người dần được thay thế bằng các giá thể hay dung dịch chất dinh dưỡng nhưng đất trồng ngày càng có giá trị cao hơn do diện tích ngày càng bị thu hẹp
mà các hoạt động của vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao đều tiến hành
trên nền của đất
Phát triển vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao là vùng sản xuất đượcthích hợp bởi nhiều công nghệ với trình độ chất xám cao Hoạt động của vùng sản xuất dưa lưới không chỉ đầu tư vào kiến thức nông học mà còn phải nghiên cứu vùng trồng và ứng dụng các khoa học kỹ thuật khác vào trong vùng sản xuất dưa lưới của mình Thêm vào đó, mỗi khoa học kỹ thuật mới lại liên quan đến nhiều ngành khoa học lĩnh vực khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ tác động lẫn
nhau và được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng sâu rộng
Trang 32Việc ứng dụng công nghệ cao trong ùng sản xuất dưa lưới đã tạo ra phương thức SXNN theo hướng công nghệ cao tập trung, hàng hóa được tạo ra với khối lượng lớn Các xí nghiệp sản xuất vùng trồng được xây dựng theo kiểu mới, có sự đồng nhất
về công nghệ, kỹ thuật và tính chuyên môn sâu
Quy trình sản xuất vùng trồng dưa lưới khép kín từ khâu nghiên cứu vùng trồng, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản Thị trường tiêu thụ nông sản ứng dụng công nghệ cao trong vùng sản xuất dưa lưới mang tính hàng hóa lớn và tập trung; thị trường tập trung theo kiểu “bao tiêu sản phẩm” từ thị trường đầu vào cho đến thị trường đầura và thường do một công ty hay doanh nghiệp điều hành
Việc ứng dụng kỹ thuật máy tính vào trong vùng sản xuất dưa lưới ngoài những lĩnh vực truyền thông, phân tích dữ liệu quản lý; còn giúp con người xửlý những dữ liệu sinh học và tạo ra những cây mới để mô phỏng sự phát triển của chúng
- Đối với kinh tế
Nông nghiệp nếu là thế mạnh của một địa phương thì việc phát triển nông nghiệp đó sẽ giúp mang lại nhiều giá trị kinh tế cho địa phương phát triển Việc trồng dưa lưới cũng vậy, hiệu quả trồng càng cao, giá trị nông sản càng cao càng mang lại nguồn kinh tế hữu ích cho địa phương phát triển
Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều mang lại giá trị kinh tế nhất định, đối với hoạt động trồng sản xuất dưa lưới sản xuất thuận lợi, trúng mùa, thu hoạch nhiều cùng với nhu cầu thị trường lớn cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ Nông sản bán được nhiều người trồng hay thương lái người bán cũng sẽ gia tăng được nguồn thu nhập, nguồn thu càng ổn định càng tăng sẽ càng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh loại cây trồng dưa lưới đó ở bất kỳ địa phương nào
Ngày nay việc nông nghiệp ứng dụng công nghệ đang dần phổ biến hơn, vừa giúp cho người trồng nâng cao được năng suất sản xuất, đảm bảo về chất lượng mà sản phẩm cung ứng ra thị trường cũng dễ dàng được tiêu thụ hơn điều đó càng góp phần cho kinh tế không chỉ riêng ở quy mô nhỏ hộ sản xuất mà còn là cả một ngành
Trang 33nghề riêng biệt của cả vùng sản xuất, cả địa phương đó có cơ hội phát triển
- Đối với xã hội
Việc sản xuất trồng dưa lưới nói chung giúp tạo công ăn việc làm cho người dân quanh khu vực, giảm thiểu được các hành vi xấu trong xã hội giúp đời sống người dân nâng lên đáng kể Nếu hiệu quả mang lại tốt thì cải thiện được cả bộ mặt của địa phương, văn hoá xã hội được nâng lên đáng kể
- Đối với môi trường
Ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng được quan tâm vì chúng mang tính bền vững và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của con người Mọi lĩnh vực trong đời sống hiện nay đều cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn mới về vấn đề môi trường, trong đó lĩnh vực nông nghiệp cũng được yêu cầu phải đáp ứng theo những tiêu chuẩn mới Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu được xem giảm thiểu các vấn nạn ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên Chính vì thế mà chính phủ, ban lãnh đạo địa phương ngày nay tăng cường việc tuyên truyền cũng như đẩy mạnh hỗ trợ đối với các dự án nông nghiệp có tính ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu các chất thải, các hoạt động gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực sản xuất
1.3.1 Tập trung quy hoạch vùng sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao hay dưa lưới công nghệ cao đều đòi hỏi
có tính bền vững nhất định về không gian và thời gian cho địa phương Chính vì vậy, quy hoạch là yếu tố quan trọng nhằm phát triển hoạt động sản xuất dưa lưới bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao
*Quy hoạch sử dụng đất
Phát triển theo hướng công nghệ cao là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, vùng nào có thế mạnh về cây trồng, vật nuôi gì thì phải dựa vào sự hiểu rõ về đặc điểm, thế mạnh của vùng đó Do đó, ở phạm vi cấp tỉnh, dựa trên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường
Trang 34của từng địa phương, chính quyền cấp tỉnh phải đề ra những quy hoạch về các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, phát huy được lợi thế so sánh của địa phương đó, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hình thành các vùng chuyên canh về sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nâng cao giá trị nông sản, đồng thời tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường
Đối với cây trồng dưa lưới công nghệ cao thì trước hết, quy hoạch sử dụng đất được thể hiện ở công tác dồn điền đổi thửa để tích tụ và tập trung ruộng đất Tích tụ, tập trung vùng sản xuất sẽ tạo điều kiện để thuận lợi để ứng dụng công nghệ cao vào trồng dưa lưới, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản dưa lưới trên thị trường Bên cạnh đó, tập trung vùng sản xuất dưa lưới sẽ thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất loại nông sản này, thúc đẩy tái sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh sản xuất hàng hóa, khẳng định sản phẩm nông sản dưa lưới công nghệ cao trên thị trường
Để thực hiện được điều này, cần phải có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và người nông dân, để vừa đạt được mục tiêu về tích tụ ruộng đất, vừa đảm bảo lợi ích cho người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhà sản xuất về diện tích canh tác
*Quy hoạch cơ sở hạ tầng
Bên cạnh quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch về cơ sở hạ tầng cũng là nội dung quan trọng trong quy hoạch phát triển vùng sản xuất dưa lưới công nghệ cao
Trước hết là quy hoạch về giao thông, bao gồm hệ thống giao thông cơ bản ở địa phương và hệ thống giao thông nội đồng trong nội bộ khu sản xuất, vùng trồng dưa lưới công nghệ cao Hiện nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất đòi hỏi một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất định, trước hết là việc phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi, mạng lưới điện rồi đến các điều kiện về văn hoá, giáo dục Trong đó, việc phát triển hạ tầng giao thông, thông tin đóng vai trò là yếu tố mở đường để kết nối người nông dân ở các vùng với nhau, hình thành cơ sở cho việc tăng cường giao lưu kinh tế, văn hoá, phá bỏ sự khép kín của nông thôn
Trang 35truyền thống, góp phần đưa nông dân vào một sự chuyển động chung của tiến trình phát triển hiện đại
Thứ hai, là về hệ thống điện: sửa chữa, nâng cấp, các trạm biến áp, đặc biệt là xây mới những trạm biến áp với công suất lớn phục vụ sản xuất ở những vùng sản xuất dưa lưới công nghệ cao
Thứ ba, là hệ thống thủy lợi Đối với dưa lưới công nghệ cao, nguồn nước đóng vai trò quan trọng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất Do đó, cần nâng cấp, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển dưa lưới công nghệ cao ở địa phương
Thứ tư, là quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải Phát triển dưa lưới công nghệ cao phải gắn với phát triển bền vững, do đó, cần thiết phải quy hoạch
hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh
Ngoài ra, việc quy hoạch phát triển dưa lưới công nghệ cao phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững của địa phương, gắn quy hoạch với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
1.3.2 Đẩy mạnh đầu tư, tổ chức sản xuất vùng trồng dưa lưới công nghệ cao
Để phát triển vùng sản xuất dưa lưới công nghệ cao, cần thiết phải có sự liên kết của năm nhà: nhà nước, nhà đầu tư, nhà nông, nhà khoa học và nhà băng (ngân hàng) Như vậy, nhà đầu tư có vai trò quan trọng trong quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dưa lưới
Bên cạnh đó, phát triển dưa lưới công nghệ cao đòi hỏi phải có vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất cây trồng, đào tạo nhân lực, tiêu thụ sản phẩm Ứng dụng công nghệ trong sản xuất dưa lưới chủ yếu là các công nghệ mới, vốn đầu
tư tương đối lớn Do đó, chính quyền tỉnh phải có những chính sách kết hợp các nguồn lực từ ngân sách, doanh nghiệp và người dân với các hình thức khác nhau
Xúc tiến đầu tư là nội dung thực sự cần thiết đối với chính quyền địa phương
để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào sản xuất dưa lưới Xúc tiến đầu tư sẽ đem đến
cơ hội lớn thu hút đầu tư từ phía: Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước… Từ đó, huy động được nguồn vốn cho hoạt động trồng dưa lưới công nghệ
Trang 36cao tại địa phương Việc tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư tại các tỉnh, các địa phương tạo cơ hội để thu hút các doanh nghiệp mạnh về tài chính, thị trường ổn định,
có công nghệ hiện đại đầu tư vào nông nghiệp, gia tăng giá trị sản phẩm của tỉnh, đồng thời tăng sức cạnh tranh của nông sản trong tỉnh với các địa phương khác trên thị trường
1.3.3 Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất dưa lưới công nghệ cao
Trong quá trình sản xuất, trồng dưa lưới có ứng dụng công nghệ cần đảm bảo một số tiêu chuẩn kỹ thuật về:
*Kỹ thuật trồng cây
Đối với loại cây trồng dưa lưới kỹ thuật trồng cây chủ yếu trồng trên dàn, không cần đất Trồngcây không cầnđất là phươngpháp nhân tạocung cấpgiá đỡ chocây, thay thếvai trò của đất, chủđộng cung cấpthức ăn chocây trồng thông qua dung dịch chất dinh dưỡng (đạm, lân, kali…)
Trồng cây khôngcần đất là mộttrong nhữngcách để tiếnhành sản xuấtnông sản sạch Kỹ thuậttrồng cây khôngcần đất gồm có các phương pháp chủ yếusau đây:
- Phương pháp thủy canh
Thủycanh là một trongnhững kỹ thuậttrồng cây khôngcần đất; trongđó, cây trồng được trồng trực tiếp vào dung dịch chất dinh dưỡng, đây chính là một kỹ thuật tiến bộ của nghề làm nông hiện nay Việc lựa chọn môi trường tự nhiên thích hợp cho cây trồng phát triểnchính là việc sử dụngnhững chất dinh dưỡngthích hợp cho sự sinhtrưởng và pháttriển của câytrồng
Có ba loạihệ thống thủy canhđang được sửdụng trên thếgiới hiệnnay là: hệ thống hủy canh không hồi lưu, thủy canhhồi lưu, thủy canhmàng mỏng dinhdưỡng NFT (Nutrien Film Technique)
- Phương pháp khí canh
Khí canh là một phươngpháp cải tiếncủa phương phápthủy canh; là phương pháp mà rễ cây không được nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ
Trang 37thốngbơm phun định kỳ (dạngsương), nhờ vậymà tiết kiệmđược dinhdưỡng và bộ rễđược thở tối đa
*Kỹ thuật trồng cây trên giá thể:
Là kỹthuật mà cây đượctrồng trên các loạigiá thể và đượccung cấp chất dinh dưỡng thông qua dung dịch tưới lên giá thể Có nhiều loại giá thể như: cát, sỏi, than bùn, dăm bào, vỏ trấu, bã mía…; giá thể vừa là vật đỡ cây vừa lưu giữ một phần nước, chất dinhdưỡng cungcấp cho câytrồng
*Kỹ thuật trồng cây có mái che
Nhà màng:
Đối với loại cây trồng dưa lưới cần thiết phải sử dụng nhà màng để đảm bảo tiêu chuẩn trồng Nhà màng phải được thiết kế với hệ thống cửa áp mái cố định, thông gió tự nhiên Với tấm lợp và vách xung quanh được sử dụng bằng các tấm lưới chắn côn trùng có độ dày mỏng khác nhau, tùy thuộc vào khả năng nhận ánh sáng của từng loại cây, như thế sẽ giúp cho cây trồng nhận ánh sáng tối ưu để cây sinh trưởng và phát triển tốt
Thiết kế mô hình đầy đủ cần các yếu tố quan trọng như tấm lợp mái là plastic, màng lưới bao quanh chống côn trùng từ mặt đất Đỉnh được thiết kế để lượng nhiệt trong nhà thoát ra môi trường nhanh chóng làm cho không gian bên trong nhà luôn thoáng và sạch sẽ, thích hợp cho sự phát triển các loại rau quả
Hệ thống tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế điều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống
- Máy bơm nước
- Timer hẹn giờ
- Van điện từ
- Bộ lọc
- Ống nhỏ giọt
Trang 38Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát
Ngoài ra còn có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nữa nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu, đặc điểm loại đất, v.v… theo từng vùng sản xuất mà còn có các tiêu chuẩn riêng biệt khác
1.3.4 Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, liên kết tiêu thụ
Nội dung cuối cùng của phát triển dưa lưới công nghệ cao ở bất kỳ địa phương
là xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản Dưa lưới công nghệ cao được sản xuất dựa trên một quy trình khép kín từ các yếu tố đầu vào đến sản phẩm đầu ra, phát triển theo chuỗi giá trị Do đó, việc đảm bảo đầu ra, tìm kiếm thị trường tiêu thụ là nội dung rất quan trọng
Xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản phẩm đầu ra có vai trò rất quan trọng đối với phát triển dưa lưới công nghệ cao
Thứ nhất, đảm bảo đầu ra của nông sản sẽ tạo được tâm lý yên tâm cho người
sản xuất, đặc biệt là các chủ thể sản xuất là hộ gia đình Nếu như các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn, thì các hộ gia đình khi đầu tư vốn để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm thị trường tiêu thụ Do đó, nếu chính quyền có những cơ chế đảm bảo đầu ra, tạo điều kiện để các hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp và các tổ chức khác để nông sản được tiêu thụ trên thị trường, tăng sức cạnh tranh cho nông sản; người nông dân sẽ yên tâm sản xuất, thúc đẩy phát triển dưa lưới công nghệ cao ở địa phương
Thứ hai, xúc tiến thương mại tạo cơ hội cho người sản xuất tiếp xúc với các
nhà khoa học, nhà đầu tư, từ đó có thể tiếp cận được các nguồn vốn để phát triển mô hình dưa lưới công nghệ cao, đồng thời có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệp sản xuất của các địa phương khác, giúp thay đổi tư duy
Trang 39và phương thức sản xuất dưa lưới của các hộ gia đình Từ đó phát triển sản xuất, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản dưa lưới trên thị trường
Thứ ba, liên kết tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh phải đảm bảo thực hiện cả liên kết
dọc (từ người sản xuất đến người tiêu dùng); và liên kết ngang (liên kết giữa các hộ nông dân, HTX…)
công nghệ cao
1.5.1 Các nhân tố khách quan
1.5.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trồng dưa lưới công nghệ cao vẫn dựa trên cơ sở canh tác hữu cơ, do đó phụ thuộc vào tính chất sinh học, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết và khí hậu Những yếu tố này góp phần quyết định đến chủng loại cây trồng, vật nuôi, quy mô sản xuất, cũng như phạm vi ứng dụng khoa học công nghệ
Chính vì thế, phát triển vùng sản xuất dưa lưới công nghệ cao đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, khảo nghiệm các điều kiện tự nhiên trước khi áp dụng sản xuất
Trang 401.5.1.3 Thị trường
Thị trường nông sản là một thị trường lớn, là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp công nghệ cao nói chung và đối với sản xuất dưa lưới công nghệ cao nói riêng Dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhưng với phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ thì không cung cấp đủ lương thực thực phẩm, nhân loại sẽ rơi vào nạn đói Nên, cần phải nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất các cây công trình, đặc biệt là dưa lưới nhằm tăng năng suất và sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nông sảnnói chung và nguồn cung đối với loại nông sản dưa lưới nói riêng Khi thị trường nông sảnphát triển, mang lại kinh tế cao sẽ càng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Ngày nay, các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp năng lượng, công nghiệp dệt, giày da… đang phát triển mạnh do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của các ngành công nghiệp này đang tăng cao nên cần một lượng lớn nông sản để cung cấp nguyên liệu cho thị trường công nghiệp Vì thế, càng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
1.5.2 Các nhân tố chủ quan
1.5.2.1 Nguồn lao động
Nguồn lao động là lực lượng quan trọng nhất của xã hội Chất lượng nguồn lao động trong nông nghiệp và lao động phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dưa lưới có một ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển dưa lưới công nghệ cao Nguồn nhân lực sản xuất loại dư cả số lượng và chấtlượng
Về chất lượng, nguồnlao động tham gia vào sản xuất dưa lưới công nghệ cao bao gồm cả trí lực và thể lực của người lao động, cụ thể là sức khỏe, trình độ chính trị, trình độ văn hóa nhận thức, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động Trong đó, thể lực của nguồn lao động động bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần; thể lực tốt được thể hiện ở sự nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ trong quá trình thực hiện công việc Nếu thể lực là cơ sở, nền tảng để hình thành trí lực thì trí lực là yếu tố quyết định chất lượng