1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mây và các sản phẩm từ mây phần 2 phương pháp thử tính chất vật lý của mây

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mây và các sản phẩm từ mây – Phần 2: Phương pháp thử tính chất vật lý
Tác giả Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Lâm nghiệp
Thể loại Tiêu chuẩn quốc gia
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 330,3 KB

Nội dung

Khi bỏ phần bẹ lá nhìn thấyđường vịng hơi nhơ ra ngồi.2.8Lóng mây rattan internode Trang 5 2.10 Biểu bì rattan epidermisLớp ngoài cùng của thân mây gồm một dãy tế bào đơn lẻ2.11 Thịt mâ

Trang 1

DỰ THẢO TIÊU CHUẨN

TÊN TIÊU CHUẨN: DĂM GỖ Phần 1: Dăm cho sản xuất bột giấy

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN XXXX-2: 2023

Xuất bản lần 1

MÂY VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ MÂY PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA MÂY

Rattan and products Part 2: Test methods of physical properties of rattan cane

HÀ NỘI – 2022

Trang 3

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn TCVN xxxx-2: 2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo LY/T 2139-2013

TCVN xxxx: 2023 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố

Bộ TCVN xxxx:2023, Mây và các sản phẩm từ mây, gồm các tiêu chuẩn sau:

TCVN xxxx-1:2023; Phần 1: Các khuyết tật và phân loại

TCVN xxxx-2:2023; Phần 2: Xác định tính chất vật lý của mây

Trang 4

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVNxxxx-2:2023 Mây và các sản phẩm từ mây – Phần 2: Phương pháp thử

tính chất vật lý

Rattan and products - Part 2: Test methods of physical properties of

rattan cane

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tính chất vật lý của mây

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa:

2.1

Mây (rattan)

Tên gọi chung cho loại thực vật thân leo, hiện tại có 13 chi, hơn 600 loài cây

2.2

Thân mây (rattan stem)

Một phần của cây mây ở trên mặt đất kết nối trực tiếp với rễ ngầm, mang lá và bộ phận sinh

sản của cây

2.3

Thân mây nguyên liệu (rattan cane)

Phần thân sau khi thu hoạch đã bỏ bẹ lá, chồi và các bộ phận khác của cây

2.4

2.5

Mây có đường kính lớn (large diameter cane)

Chủng loại mây có đường kính thân (đã bỏ bẹ lá mây) lớn hơn 18mm

2.6

Mây có đường kính trung bình (medium diameter cane)

Chủng loại mây có đường kính thân (đã bỏ bẹ lá mây) từ 10 đến 18mm

2.7

Mây có đường kính nhỏ (small diameter cane)

Chủng loại mây có đường kính thân (đã bỏ bẹ lá mây) nhỏ hơn 10mm

2 8

Mấu mây (rattan node)

Phần thân cây mây, tại vị trí tiếp giáp của bẹ lá với thân cây Khi bỏ phần bẹ lá nhìn thấy

đường vòng hơi nhô ra ngoài

2.8

Lóng mây (rattan internode)

Phần thân mây nằm giữa 2 mấu mây

Trang 5

2.10

Biểu bì (rattan epidermis)

Lớp ngoài cùng của thân mây gồm một dãy tế bào đơn lẻ

2.11

Thịt mây (rattan flesh)

Phần mây bên dưới lớp biểu bì (lớp cật mây)

2.12

Mây tươi (green rattan cane)

Mây chưa qua quá trình sấy khô có chủ ý

2.13

Mây sơ chế (pre-processed rattan)

Mây tươi đã qua sơ chế hoặc xử lý làm tăng chất lượng mây

2.14

Mây qua luộc dầu (oil-cured cane)

Mây được ngâm trong dầu nóng trong một thời gian, nhằm tạo màu và bảo quản khỏi tác nhân sinh học gây hại

2.15

Mây hun trùng (fumigated cane)

Mây đã tiếp xúc với khói hóa chất thích hợp để bảo quản hoặc tạo màu

2.16

Mây tẩy trắng (bleached cane)

Mây đã được làm sáng màu bằng chất tẩy trắng để cải thiện độ sáng bề mặt

2.17

Cạo tinh (deglazing)

Quá trình loại bỏ lớp biểu bì silic của mây

2.18

Dóc mấu (node scraping)

Quá trình tác động cơ học làm sạch mấu mây

2.19

Chà xát mây (scrubbing rinsing)

Quá trình làm sạch mây bằng mùn cưa hoặc vải bố

2.20

Trang 6

Mây đã đánh bóng (polished cane)

Mây có bề mặt nhẵn sau khi đánh bóng

2.21

Phân loại mây (grading)

Dựa theo các chỉ tiêu như đường kính, màu sắc và khuyết tật…để phân loại cấp chất lượng mây

2.22

Nắn thẳng (straightening)

Mây được xử lý gia công để duỗi thẳng

2.23

Cật mây (cane peel)

Độ dày lớp biểu bì bên ngoài của mây, thông thường không quá 2mm trên mặt cắt ngang

2.24

Thịt mây/ mây lột vỏ (corepeeled cane)

Phần mây bên trong khi đã được bỏ lớp cật, còn được gọi là mây lột vỏ

2.25

Lột cật (peeling)

Quá trình tách cật mây và ruột mây bằng phương pháp thủ công hoặc máy móc

2.26

Chẻ mây ( coring)

Quá trình chẻ phần thịt của mây theo chiều dọc cây

2.27

Sợi mây chẻ (flat core)

Qua quá trình chẻ mây tạo thành sợi mây mỏng dài như dải ruy bang

3 Thiết bị, dụng cụ

3.1 Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,001 g

3.2 Buồng sấy, phạm vi nhiệt độ 0-150 độ C, mức chia độ 2 0C

3.3 Bình hút ẩm 9-11 L, có chứa chất hút ẩm

3.4 Bình cân khối lượng (Bình có cổ thủy tinh nhám và nút đậy đảm bảo giữ độ ẩm mẫu thử) 3.5 Lưới thép không gỉ

Trang 7

3.6 Bình nước bảo ôn, độ chính xác ±2 0C

3.7 Thước Panme Micrometer, có độ chính xác 0.01mm

3.8 Thước cặp có độ chính xác 0,02mm

4 Phương pháp thí nghiệm

4.1 Xác định độ ẩm

4.1.1 Nguyên lý

Sử dụng độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối để biểu thị độ ẩm của mây

4.1.2 Chuẩn bị mẫu thử

Trên cây mây, Tại phần giữa của lóng mây, lấy một đoạn theo chiều dọc thớ có chiều dài 10mm±1 mm làm mẫu Không lấy những phần có khuyết tật rõ ràng Sử dụng các phương pháp gia công thích hợp để làm sạch lớp biểu bì, lớp mảnh vỡ của mây

4.1.3 Phương pháp thí nghiệm

Sau khi làm xong mẫu, tiến hành cân mẫu ngay, độ chính xác 0,001 g

Đưa mẫu vào buồng sấy (3.2), sấy ở nhiệt độ 103 0C ±2 0C trong thời gian 6 h, sau đó cân lần 1 Cứ sau 2 giờ cân mẫu 1 lần, đến khi trị số ở hai lần cân kế tiếp không vượt quá 0,05% khối lượng mẫu thử khô, khi đó mẫu được coi là khô tuyệt đối

Lấy mẫu từ buồng sấy ra, đặt vào trong bình cân (3.4), rồi đặt vào trong bình hút ẩm (3.3), đạy kín nắp bình Khi mẫu nguội đến nhiệt độ thường, lấy bình cân chứa mẫu ra, cân khối lượng mẫu để xác định khối lượng mẫu, độ chính xác đến 0,001 g

4.1.4 Tính toán kết quả

Tính toán kết quả theo công thức (1), độ chính xác đến 0,1% Ghi kết quả tại phụ lục A biểu A.1

W = m1− m0

m0 × 100% (1) Trong đó:

W – Độ ẩm của mẫu, tính bằng %;

m1 – Khối lượng mẫu trước khi sấy, tính bằng g;

m0 – Khối lượng mẫu khô tuyệt đối, tính bằng g

4.2 Xác định khả năng hút nước

4.2.1 Nguyên lý

Khả năng hút nước của mây là tỷ lệ phần trăm giữa lượng nước hút vào của mẫu thử khi ngâm trong nước đến khi đạt bão hòa nước hoặc trong khoảng thời gian nhất định so với khối lượng khô tuyệt đối của mẫu thử

Trang 8

4.2.2 Chuẩn bị mẫu thử

Tương tự như mục 4.1.2

4.2.3 Phương pháp thí nghiệm

Đưa mẫu vào buồng sấy (3.2), sấy ở nhiệt độ 60 0C ± 2 0C trong thời gian 6 h, tiếp tục sấy ở nhiệt độ 103 0C ± 2 0C trong thời gian 6 h Sau đó cân mẫu lần 1, độ chính xác đến 0,001 g

Cứ sau mỗi 2 giờ cân mẫu 1 lần, đến khi trị số ở hai lần cân kế tiếp không vượt quá 0,05% khối lượng mẫu thử khô, khi đó mẫu được coi là khô tuyệt đối

Lấy mẫu từ buồng sấy ra, đặt mẫu vào trong bình cân (3.4), rồi đặt vào trong bình hút ẩm (3.3), đậy kín nắp bình Khi mẫu nguội đến nhiệt độ thường, lấy bình cân chứa mẫu ra, cân khối lượng mẫu để xác định khối lượng, độ chính xác đến 0,001 g

Đưa mẫu ngâm trong bình bảo ôn chứa nước cất (3.6), dùng lưới thép không gỉ (3.5) đè để mẫu ngập hoàn toàn trong nước, đậy kín nắp, giữ nhiệt độ nước tại 20 0C± 2 0C

Ngâm mẫu trong 6 h, tiến hành cân mẫu lần 1; tiến hành cân mẫu lại sau 1; 2; 4; 8;10, 12; 20 ngày đêm, đến khi trị số ở hai lần cân kế tiếp không vượt quá 0,05% khối lượng mẫu thực, khi đó mẫu được coi là bão hòa nước

4.2.4 Tính toán kết quả

Độ hút nước của mẫu tính toán theo công thức (2), độ chính xác đến 0,1% Ghi kết quả tại phụ lục B biểu B.1

A= m1− m0

m0 × 100% (2) Trong đó:

A – Độ hút nước của mẫu, tính bằng %;

m1 – Khối lượng mẫu sau khi hút nước ở lần cân cuối, tính bằng g;

m0 – Khối lượng mẫu khô tuyệt đối, tính bằng g

Căn cứ vào độ hút nước của mẫu thử tại các mốc thời gian đo, vẽ đồ thị đường hút nước của mẫu với trục hoành là thời gian, trục tung là độ hút nước của mẫu

4.3 Xác định độ co rút

4.3.1 Nguyên lý

Biểu thị khả năng co rút của mây thông qua xác định khả năng co rút của mẫu từ độ ẩm bão hòa nước đến khô tuyệt đối, thay đổi kích thước theo phương đường kính và dọc thớ, thay đổi diện tích mặt cắt ngang và thể tích

4.3.2 Chuẩn bị mẫu thử

Tương tự mục 4.1.2, chiều dài theo chiều dọc mẫu là 20mm ±1 mm

4.3.3 Phương pháp thí nghiệm

Trang 9

Trên mặt cắt ngang, dùng thước cặp (3.8) tìm ra vị trí có đường kính lớn nhất gọi là đường kính lớn, đánh dấu vị trí điểm a, b và vị trí trung điểm o ( như Hình 1) Thông qua vị trí trung điểm o vẽ đường vuông góc với đường ab, và đánh dấu vị trí c, d, gọi là đường kính bé (như Hình 1) Dùng thước Panme Micrometer (3.7) đo tại 2 điểm trung tâm 2 đầu mẫu theo chiều dọc để xác định chiều cao mẫu (như Hình 1)

Hình 1: Phương pháp kiển tra đường kính lớn, đường kính bé và chiều cao

mẫu thí nghiệm

Ngâm mẫu thử trong trong bình nước cất (3.6) ở nhiệt độ (20 ± 2) °C cho đến khi không thay đổi kích thước nữa Cứ mỗi sau 48 h, dùng thước cặp đo kích thước đường kính lớn 1 lần, cho đến khi chênh lệch kích thước giữa 2 lần đo liên tiếp trước và sau không vượt quá 0,05

% so với kích thước mẫu thực, lúc đó kích thước đạt tới sự ổn định

Lấy mẫu thí nghiệm ra, dùng giấy thấm, thấm nước trên bề mặt mẫu và tiến hành cân khối lượng mẫu, chính xác đến 0,001 g Dùng thước cặp (3.8) đo đường kính lớn và đường kính

bé của mẫu vật theo vị trí đã đánh dấu trước đó, độ chính xác 0.02mm Dùng thước Panme (3.7) đo tại 2 điểm trung tâm 2 đầu mẫu theo chiều dọc để xác định chiều cao mẫu, độ chính 0,01 mm

Đưa mẫu thí nghiệm vào buồng sấy (3.2), sấy ở nhiệt độ 60 0C ± 2 0C trong thời gian 6 h, tiếp tục sấy ở nhiệt độ 103 0C ± 2 0C trong thời gian 6 h Sau đó cân mẫu lần 1, độ chính xác đến 0,001 g Cứ sau mỗi 2 h cân lại mẫu, cho đến khi trị số cân ở hai lần kế tiếp không vượt quá 0,05%so với mẫu khô thực, khi đó mẫu được coi là khô tuyệt đối

Sau khi mẫu khô hoàn toàn, lấy mẫu từ buồng sấy ra, đặt vào trong bình hút ẩm (3.3), đậy kín nắp bình Khi mẫu nguội đến nhiệt độ thường, lấy mẫu ở trong bình ra, xác định đường kính lớn, đường kính bé và chiều cao mẫu (phương pháp như mục 4.3.3)

Trong quá trình đo, bất kỳ mẫu nào bị cong vênh, nứt cần được loại bỏ

4.3.4 Tính toán kết quả

4.3.4.1 Tính co rút xuyên tâm

Trung điểm đường kính lớn

Đường kính lớn

Trung điểm đường kính lớn

Trang 10

Tỷ lệ co rút xuyên tâm được tính theo công thức (3), độ chính xác là 0,1 %.

βd= ( Dmax1+ Dmax 2) −( D01+ D02)

Dmax 1+ Dmax 2 ⅹ 100 %

(3) Trong đó:

βd Tỷ lệ co rút xuyên tâm, tính bằng %

Dmax1: Đường kính lớn của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm

Dmax2: Đường kính bé của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm

D01 Đường kính lớn của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

D02 Đường kính bé của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

4.3.4.2 Tính co rút theo chiều dọc thớ

Tỷ lệ co rút theo chiều dọc thớ được tính theo công thức (4), độ chính xác là 0,1 %

βh=

HmaxH0

Hmax ⅹ 100 %

(4) Trong đó:

βh tỷ lệ co rút theo chiều dọc thớ, tính bằng %

Hmax: chiều cao của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm

H0 Chiều cao của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

4.3.4.3 Tính co rút diện tích mặt cắt ngang

Tỷ lệ co rút diện tích mặt cắt ngang được tính theo công thức (5), độ chính xác là 0,1 %

Smax ⅹ 100 %

Smax=π ( Dmax1+ Dmax 2

2

2

Trang 11

(5) Trong đó:

βz Tỷ lệ co rút diện tích mặt cắt ngang, tính bằng %

Smax Diện tích mặt cắt ngang của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm2

S0 Diện tích mặt cắt ngang của mẫu khô kiệt, tính bằng mm2

Dmax1 Đường kính lớn của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm

Dmax2 Đường kính bé của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm,

D01 Đường kính lớn của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

D02 Đường kính bé của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

4.3.4.4 Tính co rút thể tích

Tỷ lệ co rút thể tích mẫu được tính theo công thức (6), độ chính xác là 0,1 % Kết quả được ghi trong bảng C1, phụ lục C

βv= VmaxV0

Vmax ⅹ 100 %

Vmax=π ( Dmax1+ Dmax2

2

Hmax

S0=π ( D01+ D02

2

H0

Trong đó:

βv: Tỷ lệ co rút thể tích của mẫu, tính bằng %

Vmax Thể tích mẫu bão hòa nước, tính bằng mm3

Dmax1 Đường kính lớn của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm

Dmax2 Đường kính bé của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm,

D01 Đường kính lớn của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

Trang 12

D01 Đường kính bé của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

Hmax chiều dài của mẫu bão hòa nước, tính bằng mm

H0 chiều dài của mẫu khô kiệt, tính bằng mm

4.4 Xác định khối lượng thể tích

4.4.1 Nguyên lý

Khối lượng thể tích được tính bằng khối lượng mẫu trên đơn vị thể tích mẫu

4.4.2 Chuẩn bị mẫu thử

Tương tự mục 4.1.2

4.4.3 Phương pháp thí nghiệm

Tiến hành thí nghiệm trong điều kiện không khí khô:Đặt mẫu vào môi trường có nhiệt độ 20±20C và độ ẩm tương đối 65% Cứ 24 h cân mẫu thí nghiệm 1 lần, cho đến khi 2 lần cân liên tiếp khối lượng so với khối lượng thực mẫu sai khác nhau nhỏ hơn 0,05%, lúc đó mẫu đạt đạt khối lượng ổn định trạng thái không khí khô

Phương pháp đo kích thước như điều 4.3.3, ghi lại kích thước đo Cân khối lượng mẫu, chính xác 0,001g

Tiến hành thí nghiệm trong điều kiện bão hòa nước: Đưa mẫu vào bình đựng nước cất (3.6), dùng lưới thép không gỉ (3.5) đè lên mẫu để mẫu được ngập nước hoàn toàn, đậy kín nắp, giữ nhiệt độ nước tại 20 0C± 2 0C Cứ sau 48 h cân mẫu 1 lần, cho đến khi giá trị 2 lần cân liên tiếp so với khối lượng mẫu thực sai lệch nhỏ hơn 0,05%, khi đó mẫu được đạt khối lượng ổn định bão hòa nước

Phương pháp đo kích thước như điều 4.3.3 ghi lại kích thước đo Dùng thước cặp (3.8) đo đường kính lớn và đường kính bé của mẫu vật tại các vị trí đánh dấu, sai số 0.02mm Dùng thước panme (3.7) đo tại trung tâm 2 đầu mẫu xác định chiều cao mẫu, sai số 0,01mm Cân khối lượng mẫu bão hòa nước, dùng giấy thấm, thấm nước trên bề mặt mẫu và tiến hành cân khối lượng mẫu, chính xác đến 0,001 g

Đưa mẫu vào buồng sấy (3.2), sấy ở nhiệt độ 60 0C ± 2 0C trong thời gian 6 h, tiếp tục sấy ở nhiệt độ 103 0C ± 2 0C trong thời gian 6 h Cứ sau mỗi 2 giờ, cân lại 1 lần đến khi sai số khối lượng ở hai lần cân kế tiếp so với mẫu khô thực không vượt quá 0,05%, khi đó mẫu được coi là khô tuyệt đối

Lấy mẫu từ buồng sấy ra, đưa mẫu đặt trong bình hút ẩm (3.3), đậy kín nắp bình, khi mẫu nguội đến nhiệt độ thường, lấy mẫu ở trong bình ra xác định đường kính lớn, đường kính bé

và chiều cao mẫu (phương pháp đo kích thước như điều 4.3.3) Cân khối lượng mẫu khô kiệt, chính xác đến 0,001 g

Trong quá trình đo, bất kỳ mẫu nào bị cong vênh, nứt cần được loại bỏ

Trang 13

4.4.4 Tính toán kết quả

4.4.4.1 Tính khối lượng thể tích khô

Khối lượng thể tích của mẫu tại độ ẩm W được tính theo công thức (7), độ chính xác 0.001 g/cm3

ρw= m Vw

w

Vw=π ( Dw 1+ Dw 2

2

Hwⅹ 10−3

(7) Trong đó:

ρw Khối lượng thể tích của mẫu thử ở độ ẩm W, tính bằng g/cm3

mw là khối lượng của mẫu thử ở độ ẩm W, tính bằng g

Vw là thể tích của mẫu thử ở độ ẩm W, tính bằng cm3

Dw1 Đường kính lớn của mẫu ở độ ẩm W, tính bằng mm

Dw2 Đường kính bé của mẫu ở độ ẩm W, tính bằng mm

Hw Chiều cao của mẫu theo phương dọc ở độ ẩm W, tính bằng mm

4.4.4.1 Hệ số co rút thể tích

Hệ số co rút thể tích được tính theo công thức (8), độ chính xác 0,001%

K= V VwV0

wW ⅹ 100 %

V0=π( D01+ D02

2

ⅹH0ⅹ 10−3

(8) Trong đó:

K Hệ số co rút thể tích của mẫu, tính bằng %

Trang 14

Vw là thể tích của mẫu thử ở độ ẩm W, tính bằng cm3

W Hàm lượng ẩm của mẫu, tính bằng %

V0 thể tích của mẫu thử ở điều kiện khô tuyệt đối, tính bằng cm3

D01 Đường kính lớn của mẫu ở điều kiện khô tuyệt đối, tính bằng mm

D02 Đường kính bé của mẫu ở điều kiện khô tuyệt đối, tính bằng mm

H0 Chiều cao của mẫu theo phương dọc ở điều kiện khô tuyệt đối, tính bằng mm

4.4.4.3 Tính khối lượng thể tích ở độ ẩm 12%

Khi độ ẩm 12%, khối lượng thể tích của mẫu được tính theo công thức (9), độ chính xác 0.001 g/cm3

ρ12=ρw⌊1−(1−K )(W−12 %) ⌋

Trong đó:

ρ12 Khối lượng thể tích của mẫu ở độ ẩm 12%, tính bằng g/cm3

ρw Khối lượng thể tích của mẫu thử ở độ ẩm W, tính bằng g/cm3

K Hệ số co rút thể tích của mẫu, tính bằng %

W Độ ẩm của mẫu, tính bằng %

Độ ẩm của mẫu tính theo công thức 7 hiệu quả tại độ ẩm 8-15%

4.4.4.4 Tính khối lượng thể tích khô tuyệt đối

Khối lượng thể tích của mẫu khô tuyệt đối được tính theo công thức (10), độ chính xác 0.001 g/cm3

Ρ0= m0

V0

Vw=π ( D01+ D02

2

H0ⅹ 10−3

(10)

Ngày đăng: 19/03/2024, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w