1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1

79 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1
Tác giả Trung Tâm Dịch Vụ Công Ích
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 4,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (9)
    • 2. Tên cơ sở (9)
      • 2.1. Tên cơ sở (9)
      • 2.2. Công tác về môi trường được thực hiện tại cơ sở từ khi thành lập cho đến nay (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (12)
      • 3.1. Công suất của cơ sở (12)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (14)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (22)
      • 4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở (22)
      • 4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (22)
        • 4.2.1. Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện (22)
        • 4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước (22)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (23)
      • 5.1 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện cơ sở (23)
      • 5.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của cơ sở (23)
      • 5.3 Các hạng mục công trình của cơ sở (26)
        • 5.3.1 Hạng mục công trình chính (26)
        • 5.3.2. Danh mục công trình bảo vệ môi trường đã đầu tư xây dựng và đang vận hành 19 Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (27)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (29)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải21 1. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải (29)
      • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải22 2.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải rắn (30)
  • Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (32)
    • 1.1. Công trình thu gom, thoát nước mưa (32)
    • 1.2. Công trình thu gom, thoát nước thải (35)
      • 1.2.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt (khu vực văn phòng điều hành, Trạm XLNT tập trung) (38)
      • 1.2.2. Công trình thu gom, thoát nước thải từ các doanh nghiệp (39)
    • 1.3. Xử lý nước thải (39)
      • 1.3.1. Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ (40)
      • 1.3.2. Các công trình, thiết bị xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung (41)
    • 2.1. Khống chế tác động của khí thải từ quá trình hoạt động của các nhà máy (57)
    • 2.2. Khống chế tác động của khí thải của phương tiện giao thông vận tải (58)
    • 2.3. Khống chế tác động của mùi hôi phát sinh từ Hệ thống xử lý nước thải của các Nhà máy thành viên và từ Trạm XLNT tập trung (58)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (59)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại; chất thải công nghiệp phải kiểm soát phát sinh thường xuyên (60)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (62)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (63)
      • 6.1. Các biện pháp an toàn và giảm thiểu rủi ro trong lao động (63)
      • 6.2. Kiểm soát sự cố tràn đổ hóa chất, chất thải lỏng (0)
      • 6.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ (0)
      • 6.4. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với trạm XLNT tập trung KCN Hoà Hiệp (0)
        • 6.4.1. Phương án quản lý lưu lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp thứ cấp (65)
        • 6.4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa (66)
        • 6.4.3. Công trình ứng phó sự cố đối với nước thải (0)
        • 6.4.4. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải trong các trường hợp sau đây (0)
    • 7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (0)
  • Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (69)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (69)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (69)
      • 1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (69)
        • 1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải (69)
        • 1.2.2 Vị trí xả nước thải vào nguồn tiếp nhận (69)
        • 1.2.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa (69)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn độ rung (71)
      • 2.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (71)
      • 2.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (71)
      • 2.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (71)
  • Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (72)
  • Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (73)
    • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (73)
    • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (73)
    • 2.3 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại (74)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (74)
  • Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (75)
  • Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (76)

Nội dung

Danh mục công trình bảo vệ môi trường đã đầu tư xây dựng và đang vận hành 19 Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG .... Sự phù hợp của cơ sở đối

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1

- Địa điểm cơ sở: Phường Hoà Hiệp Bắc và phường Hoà Hiệp Trung, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Sở xây dựng tỉnh Phú Yên

+ Quyết định số 702/QĐ-TTg ngày 11/8/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Hiệp, tỉnh Phú Yên

+ Quyết định số 804/QĐ-BXD ngày 13/7/1999 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Hòa Hiệp, tỉnh Phú Yên

+ Quyết định số 789/QĐ-BXD ngày 12/6/2000 của Bộ Xây dựng về việc Chấp thuận thiết kế kỹ thuật một số hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Hiệp, tỉnh Phú Yên

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 2

+ Quyết định số 164/UB ngày 16/01/2001 của UBND tỉnh Phú Yên về việc Duyệt thiết kế KT-TC - Dự toán một số hạng mục Công trình Mạng kỹ thuật hạ tầng KCN Hòa Hiệp thuộc Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Hiệp

+ Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên

+ Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các loại giấy phép môi trường thành phần của cơ sở:

+ Quyết định số 485/QĐ-BKHCNMT ngày 4 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hoà Hiệp – Phú Yên”

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 53/GP-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên cấp (thời hạn giấy phép 10 năm)

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 06/GP-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên cấp (thời hạn giấy phép 10 năm)

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020): Cơ sở thuộc số thứ tự 1, mục I, Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ (Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ) Cơ sở thuộc nhóm I

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Cơ sở thuộc điểm 3, mục I, Phụ lục I Phân loại cơ sở Đầu tư công, ban hành kèm nghị định 40/2020/NĐ-CP Do đó, cơ sở thuộc nhóm A

2.2 Công tác về môi trường được thực hiện tại cơ sở từ khi thành lập cho đến nay:

- Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 được Thủ tướng chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng theo Văn bản số 702/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 1998 về việc thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Hiệp, tỉnh Phú Yên

- Cơ sở nằm trong danh mục các Khu công nghiệp được phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm

2020 theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/08/2006

- Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Hiệp – Phú Yên” đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường phê chuẩn báo cáo đánh giá

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 3 tác động môi trường tại Quyết định số 485/QĐ-BKHCNMT ngày 4 tháng 4 năm 2000

- Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 có địa chỉ tại phường Hoà Hiệp Bắc và Hoà Hiệp Trung, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên bắt đầu hoạt động từ năm 2004 với tổng diện tích là 101,5ha Đến nay đã có 30 dự án thứ cấp được thu hút đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư tại khu công nghiệp Hòa Hiệp với tỷ lệ lấp đầy hiện nay khoảng 86,7%

- Năm 2003, Ban quản lý đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 6.000m 3 /ngày.đêm đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm 03 Mô-đun Trong đó:

+ Mô-đun I: Được đầu tư xây dựng hạ tầng và công nghệ hoàn chỉnh với công suất xử lý là 2.000 m 3 /ngày.đêm và hiện tại Trung tâm đang sử dụng mô-đun này để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại khu công nghiệp Hoà Hiệp Đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B (Kq = 1,3; Kf = 1,0) trước khi xả ra môi trường là vùng nước biển

+ Mô-đun II: Được đầu tư xây dựng hạ tầng và công nghệ hoàn chỉnh với công suất 2.000 m 3 /ngày.đêm và hiện nay Công ty TNHH Một thành viên Masan Brewery

PY thuê lại mô-đun này với Trung tâm Dịch vụ Công ích theo Hợp đồng số 35/HĐTM2 ngày 25/6/2015

+ Mô-đun III: Đã đầu tư xây dựng hạ tầng và công nghệ hoàn chỉnh với công suất 2.000 m 3 /ngày.đêm và hiện nay do lượng nước thải đưa về trạm ít và được toàn bộ nước thải được xử lý tại mô-đun I nên mô-đun III đang trống và được Trung tâm tận dụng để làm công trình ứng phó sự cố môi trường cho Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất của cơ sở

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hoà Hiệp, tỉnh Phú Yên có diện tích 101,5 ha đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 485/QĐ-BKHCNMT ngày 4 tháng 4 năm 2000 Trạm XLNT tập trung được phê duyệt với tổng công suất 6.000 m 3 /ngày.đêm, đã thực hiện xây dựng gồm:

+ Mô-đun I: công suất 2.000 m 3 /ngày.đêm (đang vận hành)

+ Mô-đun II: công suất 2.000 m 3 /ngày.đêm (đang cho thuê)

+ Mô-đun III: công suất 2.000 m 3 /ngày.đêm (đang làm công trình sự cố) Theo quy hoạch được Bộ Xây dựng ban hành số 804/QĐ-BXD ngày 13/7/1999 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Hòa Hiệp, tỉnh Phú Yên thì Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hòa Hiệp - Phú Yên được phân thành các khu chức năng trong đó đối với đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp gồm 6 cụm công nghiệp ký hiệu từ C1 - C6

- Cụm C.1 và C.6: diện tích khoảng 21,74 ha, chia thành 20 lô đất (cụm C.1 - 9,0 ha chia thành 8 lô; cụm C.4 - 12,74 ha chia thành 12 lô), quy mô trung bình mỗi lô 1,06-1,41 ha dành để phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy sản;

- Cụm C.2: diện tích khoảng 7,18 ha chia thành 6 lô đất, quy mô trung bình mỗi lô 0,86 - 1,34 ha dành để phát triển công nghiệp phát triển các ngành công nghiệp chế biến hoa quả, thực phẩm;

- Cụm C.3: diện tích khoảng 10,59 ha chia thành 10 lô đất, quy mô trung bình mỗi lô từ 0,96 - 10,6 ha dành để phát triển các ngành cơ khí điện tử;

- Cụm C.5: diện tích khoảng 9,34 ha chia thành 6 lô đất, quy mô trung bình mỗi lô 1,55 ha dành để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng

- Cụm C.6: diện tích khoảng 12,74 ha chia thành 12 lô đất, quy mô trung bình mỗi lô 1,06 ha dành để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 5

Hình 1: Quy hoạch chi tiết sử dụng đất tại cơ sở

❖ Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Các ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Hiệp (kèm theo mã ngành kinh tế theo Quyết định số 27/2018/QĐ - TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ):

+ Theo nội dung báo cáo ĐTM dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hoà Hiệp - Phú Yên” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định 485/QĐ-BKHCNMT ngày 4 tháng 4 năm 2000 và theo thực tế hiện trạng thì các ngành nghề thu hút đầu tư đã và đang hoạt động tại KCN bao gồm:

Bảng 1: Thống kê ngành nghề, mã ngành nghề thu hút đầu tư

TT Ngành nghề Mã ngành

1 Hoàn thiện công trình xây dựng F433

2 Hoạt động thiết kế chuyên dụng M741

3 Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia C1103

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 6

TT Ngành nghề Mã ngành

4 Sản xuất sản phẩm từ plastic C2220

5 Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng C3250

6 Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh C2310

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm rạ và vật liệu tết bện

9 Sản xuất, chế biến thực phẩm C10 (trừ mã

10 Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan C3211

11 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học C26

12 Dệt (không có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) C13

14 Sản xuất hoá dược và dược liệu C21002

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Với đặc thù là dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, vì vậy công nghệ sản xuất của cơ sở liên quan đến quá trình quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng KCN Trong quá trình vận hành dự án, Chủ dự án đóng vai trò đơn vị đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, việc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện theo các dự án riêng trên cơ sở thỏa thuận với Chủ dự án theo hình thức hợp đồng thuê lại đất và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật Quy chế quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp được mô tả, bao gồm: a) Quản lý hoạt động đấu nối hạ tầng kỹ thuật

- Đấu nối hệ thống thu gom và thoát nước thải: Hoạt động đấu nối hệ thống thu gom nước thải của các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN tuân thủ theo quy chế quản lý chung và quản lý của chủ dự án về đấu nối hạ tầng Yêu cầu về quản lý chất lượng nước thải từ các nhà máy xí nghiệp khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý tập trung của KCN, bao gồm:

+ Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy trong KCN được thu gom và xử lý tách loại dầu mỡ, xử lý sơ bộ tại bể tự hoại trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN

+ Đối với nước thải sản xuất công nghiệp: Các nhà máy xí nghiệp trong KCN đảm bảo thu gom và xử lý nước thải công nghiệp đáp ứng Tiêu chuẩn đấu nối với hệ

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 7 thống nước thải của khu công nghiệp

- Thu gom rác thải và vệ sinh môi trường: Các nhà máy trong KCN có trách nhiệm tự thu gom, quản lý và hợp đồng với đơn vị có năng lực xử lý theo qui định b) Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật

- Chủ cơ sở trực tiếp đầu tư và quản lý vận hành các hạng mục công trình hành chính dịch vụ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bao gồm:

+ Các công trình hành chính dịch vụ gồm toàn bộ các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng và văn phòng

+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ của khu vực bao gồm: Hệ thống giao thông; Hệ thống cấp điện, cấp nước; Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường; Hệ thống PCCC; Hệ thống cây xanh; Hệ thống thông tin liên lạc

- Quy trình quản lý vận hành các hạng mục công trình này tuân thủ theo các quy định của Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các quy định liên quan khác

3.3 Sản phẩm của cơ sở

- Sản phẩm của cơ sở là hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN và các doanh nghiệp được thu hút đầu tư vào KCN

- Hiện nay có 30 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư và thu hút đầu tư tại KCN Hòa Hiệp 1 Trong đó: 22 doanh nghiệp đang hoạt động, 06 doanh nghiệp đang triển khai dự án, 02 doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động Hiện nay, tất cả các dự án thứ cấp đầu tư tại KCN đã hoàn thành việc đấu nối vào mạng lưới thu gom, thoát nước thải của KCN Hòa Hiệp; để dẫn nước thải về Trạm XLNT tập trung xử lý theo đúng quy định trước khi dẫn xả ra môi trường

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 8

Hình 2: Một số hình ảnh hố ga đấu nối của các doanh nghiệp

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 9

- Danh sách thống kê thông tin về các doanh nghiệp được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 2: Thống kê thông tin các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1

TT Tên cơ sở Loại ngành nghề

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

12.707,3 25,0 20,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất các sản phẩm từ nhựa Đã đấu nối

7.799,0 1,25 1,0 Sinh hoạt Đang hoạt động

Thuê Mô-đun 2, tự quản lý và vận hành

19.304,5 500,0 400,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

8.649,0 19,0 15,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

17.588,1 82,0 65,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

6 Công ty CP ĐT NN phát triển Chế biến bột cá Đã đấu nối

5.494,0 2,5 2,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 10

TT Tên cơ sở Loại ngành nghề

Chế biến ngọc trai Đã đấu nối 5.500,0 1,5 1,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất kính mắt Đã đấu nối

12.594,0 5,0 4,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

19.595,0 44,0 35,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất kính hoa Đã đấu nối

15.598,0 52,5 42,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

11 Công ty CP CN Gỗ

Sản xuất các sản phẩm từ gỗ Đã đấu nối

63.774,0 5,0 4,0 Sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

9.273,0 37,5 30,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

11.641,0 10,0 8,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 11

TT Tên cơ sở Loại ngành nghề

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

10.660,6 32,5 26,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Phú Quý Chế biến bao bì Đã đấu nối 3.022,0

4,0 3,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Công ty TNHH SX và TM Hoàng Long

Chế biến bao bì Đã đấu nối

17.799,0 5,0 4,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Chế biến hạt điều Đã đấu nối

42.989,0 16,5 13,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

10.629,7 34,0 27,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

19 Công ty CP đồ hộp

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

11.641,0 37,5 30,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất ngọc trai Đã đấu nối

5.748,0 5,0 4,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 12

TT Tên cơ sở Loại ngành nghề

Sản xuất chế biến thủy sản Đã đấu nối

21.258,0 88,0 70,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

22 Cty CP Asta Sản xuất dược phẩm Đã đấu nối

54.933,50 19,0 15,0 Sản xuất và sinh hoạt Đang hoạt động

Sản xuất chế biến thủy sản -

25 Công ty CP chế biến thực phẩm Phú Yên

26 Cty TNHH MTV Cơ khí XD Ausabaco

Sản xuất cơ khí xuất khẩu -

Sản xuất chế biến thủy sản -

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ Công ích Trang 13

TT Tên cơ sở Loại ngành nghề

Công ty TNHH công nghệ cao Modun home miền trung

Lắp đặt nhà, lắp ghép và trang trí nội thất

29 Công ty CP Điều PY Chế biến hạt điều Đã đấu nối 42.019,1 - - - Ngưng hoạt động

Sa Vi Na - Đã đấu nối 21.553,5 - - - Ngưng hoạt động

(Nguồn: Trung tâm Dịch vụ công ích)

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 14

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở

Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho cơ sở chủ yếu là hóa chất phục vụ cho máy xử lý nước thải, được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3: Khối lượng hóa chất và định mức sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải

Khối lượng hóa chất sử dụng Định mức với công suất 2.000 m 3 /ngày Nhu cầu sử dụng

(Nguồn: Trung tâm Dịch vụ công ích) 4.2 Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện

- Nguồn điện được lấy từ lưới điện 110KV của quốc gia chạy theo KCN và cấp vào trạm 110kV Từ trạm 110KV sẽ cấp cho trạm xử lý nước thải tập trung bằng các đường dây 22KV

Bảng 4: Nhu cầu sử dụng điện của KCN Hoà Hiệp 1

Nhu cầu sử dụng điện cho Khối lượng điện (kW)

Cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động

Các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN mua điện từ nhà cung cấp điện bên ngoài Điện vận hành Trạm XLNT 60.320 kW/tháng Điện sử dụng tại khu hành chính, nhà bảo vệ 757 kW/tháng Điện chiếu sáng cho KCN 7.347 kW/tháng

4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước

* Nguồn cung cấp nước của KCN:

Nguồn nước cấp cho KCN Hoà Hiệp 1 lấy từ Công ty CP cấp thoát nước Phú Yên

* Nhu cầu sử dụng nước của KCN:

Bảng 5: Nhu cầu sử dụng nước của KCN Hoà Hiệp 1

TT Đối tượng sử dụng nước Lưu lượng nước cấp

1 Nước cấp khu điều hành, khu hạ tầng, nhà bảo vệ 0,9

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 15

TT Đối tượng sử dụng nước Lưu lượng nước cấp

2 Nước cấp sinh hoạt và sản xuất của các doanh nghiệp 1.026,75

3 Nước rửa đường, tưới cây 7

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện cơ sở

- Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 có tổng diện tích 101,5 ha có các giới cận như sau: + Phía Bắc giáp: khu phố Phước Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

+ Phía Tây giáp: khu phố Phước Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

+ Phía Đông giáp: biển Đông

+ Phía Nam giáp: khu phố Phú Phọ I, phường Hoà Hiệp Trung, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

Hình 3: Vị trí Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1

5.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của cơ sở:

Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 được đầu tư xây dựng với tổng diện tích là 101,5ha là nơi tập trung dành để xây dựng các doanh nghiệp, nhà máy thứ cấp thuộc các ngành như chế biến nông lâm thuỷ sản, lắp ráp cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử may mặc, Trong đó cơ cấu sử dụng đất được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và theo quyết định số 804/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 13/7/1999 như sau:

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 16

Bảng 6: Quy hoạch sử dụng đất trong KCN

TT Các khu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất xây dựng các nhà máy 61,59 60,63

3 Đất xây dựng khu trung tâm điều hành dịch vụ 2,96 2,92

4 Đất cây xanh, mặt nước 14,42 14,21

5 Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 2,96 2,92

- Với diện tích 101,5 ha đã hoàn thành GPMB và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Cơ sở đã thu hút được 30 doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào khu công nghiệp, trong đó có

22 doanh nghiệp đang hoạt động, 06 doanh nghiệp đang xây dựng, 02 doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động Qua đó, Trung tâm đã đạt được những kết quả tích cực và có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên, giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động địa phương và các tỉnh lân cận

- Một số hình ảnh về hiện trạng hạ tầng đã đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp:

Hình 4: Cổng chính của KCN Hoà Hiệp 1

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 17

Hình 5: Trạm XLNT tập trung của KCN

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 18

Hình 6: Hệ thống đường giao thông trong KCN 5.3 Các hạng mục công trình của cơ sở

- Với tổng diện tích đất đã được phê duyệt quy hoạch 101,5 ha có 61,59 ha là đất xây dựng nhà máy Hiện nay diện tích đất nhà máy đã cho thuê là 53,2 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 86,37%

5.3.1 Hạng mục công trình chính

- Hệ thống đường giao thông: Hệ thống đường bố trí phù hợp với từng lô đất đáp ứng giao thông liên hoàn không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các nhà máy thứ cấp Một số tuyến chạy quanh mặt bằng tuyến B1, B6, B6E6, B1E1, E1E6, vỉa hè được xây phía trong, phía sát tường rào trồng cây xanh tạo cảnh quan, cải thiện môi trường

- Hệ thống cây xanh cảnh quan: Cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, mặt khác nó còn tạo thẩm mỹ cảnh quan khu vực Tổng diện tích cây xanh trong KCN là 14,42 ha chiếm 14,21% trên tổng diện tích đất quy hoạch của KCN Tỷ lệ cây xanh như vậy là đạt tiêu chuẩn quy định về tỷ lệ cây xanh trong khu công nghiệp Ngoài ra còn có hệ thống vành đai cây xanh dọc theo đường bao Khu công nghiệp, các diện tích trồng rừng hiện tồn tại xung quanh KCN cũng được bảo vệ và phát triển như là một vùng đệm giữa KCN và các khu vực xung quanh

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 19

- Hệ thống cấp điện: Trạm điện 110 kV KCN Hoà Hiệp 1 được lấy điện từ lưới điện 110 kV Tuy Hoà – Quy Nhơn tại khu vực núi Chóp Chài bằng 1 nhánh rẽ 110 kV lộ kép: 2x3AC – 185 dài khoảng 350m Lưới điện phân phối trong KCN sử dụng lưới điện nổi 22 kV là chủ yếu Từ trạm 110 kV KCN Hoà Hiệp 1 xây dựng 4 tuyến điện nổi 22 kV (kết hợp với lưới điện chiếu sáng đèn đường) Lưới điện 22 kV có kết cấu mạch vòng, bình thường vận hành hở, bảo đảm an toàn và độ tin cậy cấp điện cao cho các hộ phụ tải điện

- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho KCN Hoà Hiệp 1 lấy từ Công ty Cổ phần cấp thoát nước Phú Yên

- Hệ thống thông tin liên lạc: ổn định

5.3.2 Danh mục công trình bảo vệ môi trường đã đầu tư xây dựng và đang vận hành

- Hệ thống thoát nước mưa: Đã xây dựng đường ống thu gom, thoát nước mưa bằng BTCT (đường kính D800-1500mm) dọc các tuyến đường nội bộ trong KCN với tổng chiều dài là 6.485m Dọc các tuyến đường nội bộ đã bố trí các hố ga và các cửa thu nước nước mưa bề mặt (khoảng cách giữa các hố ga là 50m) Nước mưa chảy theo mạng lưới thu gom và thoát vào mương thu nước mưa có nắp đậy dọc theo các tuyến đường trong khu công nghiệp

- Hệ thống thoát nước thải: Đã lắp đặt đường ống thu gom nước thải bằng

BTCT (đường kính D300-600mm) với tổng chiều dài khoảng 6.178m để thu gom toàn bộ nước thải từ Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng và đang vận hành về nhà máy XLNT tập trung của KCN

- Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cơ sở công suất 2.000 m 3 /ngày.đêm:

Nước thải sau xử lý đạt Cột B – QCVN 40:2011/BTNMT với Kq = 1,3; Kf = 1,0 sẽ được kiểm soát lưu lượng và một số chỉ tiêu thông qua trạm quan trắc tự động, sau đó được thải vào nguồn tiếp nhận Vùng nước biển ven bờ thuộc khu phố Phước Lâm, xã Hoà Hiệp Bắc, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

- Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: Công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại hố ga nước thải đầu ra tại Trạm XLNT tập trung của KCN Hoà Hiệp và đã đưa vào vận hành bao gồm thông số đo như sau: lưu lượng đầu ra, pH, COD, TSS Hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục đã kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường và đang hoạt động ổn định

Bảng 7: Danh mục các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng

STT Tên công trình/biện pháp bảo vệ môi trường Đơn vị Số lượng

I Đối với khu vực văn phòng điều hành

1 Hệ thống thu gom nước mưa HT 01

2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải HT 01

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 20

STT Tên công trình/biện pháp bảo vệ môi trường Đơn vị Số lượng

3 Bể tự hoại ba ngăn (tại khu vực nhà điều hành và nhà bảo vệ) Bể 02

4 Thùng CTR sinh hoạt (660 lít) cái 01

II Đối với hạ tầng khu công nghiệp

1 Hệ thống thu gom nước mưa HT 01

2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải HT 01

4 Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp tổng công suất 6.000m 3 /ngày.đêm HT 01

5 Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục HT 01

7 Bể tự hoại 3 ngăn (tại Trạm XLNT) Bể 01

8 Kho CTNH (tại Trạm XLNT) m 2 18,72

9 Thùng chứa chất thải nguy hại (240lit) cái 4

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 21

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 được Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định về việc thành lập và phê duyệt Cơ sở đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1, tỉnh Phú Yên tại văn bản số 702/QĐ-TTg ngày 11 tháng

- Ngày 13 tháng 7 năm 1999 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 804/QĐ-BXD về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Hoà Hiệp, tỉnh Phú Yên: với tổng diện tích quy hoạch là 101,5ha; là điểm thu hút tập trung các doanh nghiệp, nhà máy thứ cấp thuộc các ngành như chế chiến nông lâm thuỷ sản, lắp ráp cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử may mặc,

- Quyết định số 485/QĐ-BKHCNMT ngày 4 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Hiệp, tỉnh Phú Yên”

- Khu công nghiệp Hoà Hiệp nằm trong danh mục các Khu công nghiệp được phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/08/2006 (đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo)

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 09/2022), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh Phú Yên, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do đó, chúng tôi không có căn cứ để đánh giá và không đề cập đến nội dung này trong báo cáo.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải21 1 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải

2.1 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải

- Cơ sở được UBND tỉnh Phú Yên cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 53/GP-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2011 (thời hạn cấp phép là 10 năm)

- Cơ sở được UBND tỉnh Phú Yên cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 06/GP-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2022 (thời hạn cấp phép là 10 năm)

- Nước thải sau khi xử lý tại hệ thống XLNT tập trung của khu công nghiệp với công suất là 2.000m 3 /ngày.đêm (đạt QCVN 40:2011/BTNMT Cột B với Kq = 1,3 và

Kf = 1,0), xả thải vào nguồn tiếp nhận là vùng nước biển ven bờ thuộc khu phố Phước

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 22

Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

* Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ hải văn của nguồn nước tiếp nhận:

- Khu vực nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của KCN Hòa Hiệp là vùng biển ven bờ nằm giữa hai cửa sông lớn của tỉnh Phú Yên là cửa sông Đà Rằng ở phía Bắc KCN và cửa sông Bàn Thạch ở phía Nam của KCN Trong đó:

+ Sông Bàn Thạch là một trong 3 con sông lớn nhất tỉnh Phú Yên Sông Bàn Thạch xuất phát từ núi cao ở phía Nam và Tây Nam huyện Tây Hoà trên độ cao 1000 - 1500m Sông Bàn Thạch có tổng chiều dài 58km, diện tích lưu vực 600 km 2 , dòng chảy theo hướng Tây Đông, lưu lượng trung bình 12 - 15m 3 /s, ở thượng nguồn có độ dốc 7,5%, chảy qua khu vực có độ dốc 0,2%

+ Sông Đà Rằng (thượng lưu là sông Ba) là con sông dài nhất vùng duyên hải miền Trung, bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum trên độ cao 2000 m, chảy qua huyện theo hướng Tây Đông, có lưu vực nằm trong khu vực có lượng mưa lớn nhất tỉnh, lưu lượng nước trung bình 280 m 3 /s nên thường gây lũ lụt vùng phía Nam huyện Đông Hoà

- Lưu lượng xả nước thải trung bình của trạm XLNT tập trung KCN Hòa Hiệp 1 khoảng 0,005m 3 /s và lưu lượng xả lớn nhất khoảng 0,023m 3 /s Lưu lượng xả nước thải này rất nhỏ (chỉ chiếm gần 0,007%) so với lưu lượng nước trung bình của 02 sông: sông Đà Rằng (280m 3 /s) và sông Bàn Thạch (12 – 15m 3 /s) đổ vào vùng biển ven bờ của khu vực nên việc xả nước thải của trạm XLNT tập trung KCN Hòa Hiệp 1 vào vùng biển ven bờ tại khu vực tác động không đáng kể đến chế độ hải văn tại khu vực

* Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận:

- Nguồn nước tiếp nhận tại điểm xả thải không được dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và không phải là vùng bãi tắm, thể thao dưới nước Hiện nay, Trạm XLNT tập trung của KCN Hòa Hiệp 1 đang hoạt động ổn định, chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu theo quy định trước khi thải ra ngoài môi trường (đạt cột B Kf=1,0; Kq=1,3 của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT) nên sẽ không gây tác động xấu đến chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận

2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải

Trong phạm vi hoạt động của cơ sở, các nguồn khí thải gần như không có, các nhà máy thứ cấp trong khu công nghiệp là các dự án độc lập được đánh giá riêng nên cơ sở hầu như không phát sinh khí thải có ảnh hưởng đến môi trường khu vực

2.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải rắn

Thực hiện việc thu gom, phân loại và lưu trữ chất thải rắn thông thường và chất

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 23 thải nguy hại phát sinh của KCN theo quy định Ngoài ra, đối với các loại chất thải thải phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN, tùy từng loại chất thải và chức năng xử lý các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại mà các doanh nghiệp tự ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý đúng theo quy định

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 24

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình thu gom, thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước mưa của KCN Hoà Hiệp 1 được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 7957 – 2008 với tổng chiều dài 6.485m, là hệ thống cống ngầm có đường kính D500m – 1.500m và các hố ga được bố trí song chắn rác, khoảng cách giữa các hố ga là 50m Nước mưa sẽ được tách rác, đất, cát và các chất lơ lửng tại các hố ga trước khi thải vào mương đất thoát nước khu vực, sau đó thoát ra nơi tiếp nhận qua 01 cửa xả

- Các loại thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường:

+ Đối với nước mưa từ mái khu vực nhà điều hành – cơ quan quản lý KCN: được thu gom bằng các máng và theo đường ống PVC D110mm, chiều dài 5m chảy xuống mương thoát nước mưa được xây dựng bằng đá chẻ, nắp BTCT kín đặt dưới chân công trình

+ Nước mưa chảy tràn bề mặt trên toàn bộ KCN: Nước mưa chảy tràn qua mặt

Hình 7: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước của KCN

Nước mưa chảy tràn, thu mái

Xử lý cục bộ Trạm LXNT tập trung

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 25 bằng KCN có lẫn đất cát và các chất ô nhiễm Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bằng cống hộp bê tông cốt thép về hố ga có song chắn rác 275 hố ga có kích thước 0,4×0,4×0,7m) dựng dọc theo tuyến đường đi xung quanh KCN sau đó theo đường cống đổ ra hố ga thoát nước mưa của KCN

- Để hạn chế mức thấp nhất lượng tạp chất bị cuốn trôi theo nước mưa vào môi trường, Cơ sở đã tiến hành bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ KCN, thường xuyên quét dọn, vệ sinh đường KCN Định kỳ nạo vét bùn và các hố ga để tránh tình trạng ô nhiễm, tắc nghẽn cống, hố ga thoát nước

- Vị trí đấu nối nước mưa: Nước mưa chảy tràn của Cơ sở được thu gom sau đó thoát ra hố ga thu cuối cùng tại KCN sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của thành phố rồi dẫn ra 01 cửa xả tại vùng nước biển ven bờ theo hình thức tự chảy Toạ độ: X = 1.439.742; Y = 593.693 (Theo hệ toạ độ VN-2000: kinh tuyến trục 108030’, múi chiếu 30)

- Các hạng mục chính của mạng lưới thoát nước mưa như sau:

+ Rãnh thoát nước mưa: là các tuyến rãnh hở BTCT với các tiết diện khác nhau bố trí chạy dọc theo trên dải cây xanh ven đường quy hoạch KCN nằm mép bó vỉa bên đường; Nước mưa trên mặt đường sẽ được thu vào các tuyến rãnh thoát nước mưa qua các hố thu nước ven đường

+ Mương thu nước mưa và hố ga được xây dựng bằng bê tông cốt thép, thành xây gạch chỉ dày 100cm, đan đậy mương bê tông cố thép dày từ 70cm, có kích thước rộng từ 0,7-1,2m x sâu 0,7-2m có tổng chiều dài 6.485m Cống băng qua đường hình hộp đáy và thành, đan đậy bằng bê tông cốt thép dày 100

+ Độ dốc về phía các hố thu là 1%, độ dốc của mương thu là 0,25% và mương có kích thước lớn nên khả năng thu gom và tiêu thoát nước mưa của khu công nghiệp Hoà Hiệp tốt, không gây ngập úng cục bộ

+ Hố ga thăm và thu nước mặt: Trên các tuyến đường bố trí các hố ga thăm và thu nước mặt đường khoảng cách 50m Nước mưa từ trong các lô nhà máy sẽ được đấu xả ra các hố ga của các tuyến rãnh Điểm cuối các tuyến rãnh được đấu nối với tuyến cống thoát nước chảy ra mương thoát nước

→ Hướng thoát nước mưa chính của KCN là hướng Đông, nước mưa được thu theo các tuyến cống được xây dựng dọc theo các trục đường giao thông trong KCN rồi dẫn về mương thoát nước và ra vùng biển phía Đông KCN

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 26

Hình 8: Hệ thống thu gom nước mưa tại cơ sở

- Sơ đồ thu gom, tiêu thoát nước mưa được mô tả sơ bộ như sau:

Nước mưa sân mái Nước mưa trên bề mặt Nước rửa đường, sân bãi

Hố ga thu nước có song chắn rác

Tuyến cống thoát nước mưa KCN Hoà Hiệp 1

Hố ga thu nước mưa cuối cùng tại KCN Hoà Hiệp

Vùng nước biển ven bờ

Hình 9: Sơ đồ thu gom, tiêu thoát nước mưa

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 27

Hình 10: Cửa xả nước mưa

Công trình thu gom, thoát nước thải

Cơ sở đã xây dựng hoàn thành hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất trên cơ sở đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.000m 3 /ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Kq = 1,3; Kf = 1,0) trước khi được dẫn thoát ra nước biển ven bờ

* Hệ thống thoát nước thải sẽ thu gom:

- Nước thải của doanh nghiệp: (bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) của mỗi nhà máy phải được thu gom vào hệ thống xử lý sơ bộ của nhà máy để xử lý Nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp phải được xử lý cũ bộ không vượt quá giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải (QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, Kq = 1,3; Kf

Bảng 8: Tiêu chuẩn đấu nối nước thải của cơ sở thứ cấp vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Tiêu chuẩn đấu nối nước thải

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 28

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Tiêu chuẩn đấu nối nước thải

6 Chất rắn lơ lửng mg/L 156

20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 15,6

25 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 9,36

27 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l 0,1

28 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 1,0

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 29

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Tiêu chuẩn đấu nối nước thải

31 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1

32 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0

- Nước thải từ nhà làm việc: Xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn rồi được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hoà Hiệp 1

→ Toàn bộ nước thải của KCN Hoà Hiệp 1 được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung (TXLNTTT) để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN40:2011/BTNMT cột B (Kq = 1,3; Kf = 1,0) trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành của cơ sở bao gồm nước thải sinh hoạt; nước thải sản xuất Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của Cơ sở như sau:

• Lưu lượng nước thải của KCN:

Bảng 9: Thống kê lượng nước thải của KCN Hoà Hiệp 1

TT Đối tượng Lưu lượng thải(m 3 /ngày.đêm)

1 Nước thải phát sinh từ khu hành chính, nhà điều hành, nhà bảo vệ 0,1

2 Nước thải sản xuất các nhà máy 419,0

Nước thải khu hành chính

Nước biển ven bờ (QCVN40:2011/BTNMT cột B, Kq = 1,3; Kf = 1,0)

Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hoà Hiệp 1 – Mô-đun I

Xử lý cục bộ Đường ống thép D300mm

Hình 11: Sơ đồ thu gom và thoát nước thải của cơ sở

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 30

TT Đối tượng Lưu lượng thải(m 3 /ngày.đêm)

3 Nước thải phát sinh từ Trạm XLNT 0,62

Các công trình thu gom, thoát nước thải của Cơ sở cụ thể như sau:

1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt (khu vực văn phòng điều hành, Trạm XLNT tập trung) :

- Nước thải sinh hoạt (bao gồm: nước đen là nước thải sinh hoạt từ bồn tiểu, bồn cầu, …được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại; nước xám là nước thải sinh hoạt từ bồn rửa, vệ sinh sàn, …không đi qua bể tự hoại) được thu gom bằng đường ống ngầm về Mô- đun I – Trạm xử lý nước thải tập trung có công suất thiết kế 2.000 m 3 /ngày đêm để xử lý

- Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn (Cơ sở hiện có 03 bể tự hoại, dung tích 7,5m 3 /bể) Nước thải sinh hoạt dẫn về HTXLNT tập trung của KCN cùng với nước thải sản xuất xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột

B với Kq=0,9; Kf =1,0 được dẫn xả ra nguồn tiếp nhận Vùng nước biển ven bờ

- Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước sinh hoạt khu vực văn phòng điều hành và Trạm XLNT hiện nay được thể hiện tại hình sau:

Bảng 10: Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Cơ sở

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật

1 Đường ống dẫn nước từ nhà vệ sinh về - Đường kính: D90mm

Hình 12: Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của cơ sở

Hệ thống thu gom nước thải nội bộ

Nước thải từ khu hành chính, nhà điều hành, nhà bảo vệ

Trạm XLNT tập trung 2.000m 3 /ngày.đêm – Modul I

Nước biển ven bờ (QCVN40:2011/BTNMT cột B, Kq = 1,3; Kf = 1,0)

Nước thải từ nhà vệ sinh trạm XLNT

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 31

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật bể tự hoại - Kết cấu: uPVC

2 Đường ống dẫn nước từ bể tự hoại đến hệ thống thu gom nước thải nội bộ

1.2.2 Công trình thu gom, thoát nước thải từ các doanh nghiệp:

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN Hoà Hiệp 1 bao gồm mạng lưới ống thoát nước BTCT đặt một bên vỉa hè (hoặc 2 bên tùy vào chiều rộng mặt đường), được bố trí cách hệ thống cống ngầm thu gom nước mưa 1,5m và đi qua các doanh nghiệp để thu gom nước thải Các tuyến cống nhánh sẽ dẫn nước thải của từng doanh nghiệp đến hệ thống cống chính được đặt dọc tuyến đường, sau đó dẫn về nhà máy XLNT của KCN

Bảng 11: Khối lượng công trình thu gom nước thải tại cơ sở

TT Công trình Đơn vị Khối lượng

Xử lý nước thải

- Năm 2003, khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 6.000m 3 /ngày.đêm đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm 03 Mô-đun Trong đó:

+ Mô-đun I: Được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh với công suất xử lý là 2.000m 3 /ngày.đêm và hiện tại Trung tâm đang sử dụng Mô-đun này để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại khu công nghiệp Hoà Hiệp Đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B (Kq = 1,3; Kf = 1,0) trước khi xả ra môi trường là vùng nước biển

+ Mô-đun II: Được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh với công suất xử lý là 2.000m 3 /ngày.đêm và hiện tại được Công ty TNHH Một thành viên Masan Brewery

PY thuê lại và đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc với công suất xử lý là 1.200m 3 /ngày.đêm Đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình vận hành của nhà máy để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B tại Hợp đồng số 35/HDDTM2 ngày 25/6/2015 giữa Công ty TNHH Một thành viên Masan Brewery PY và Trung tâm dịch vụ công ích trước khi

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 32 đấu nối xả thải vào hệ thống thoát nước thải của KCN Hòa Hiệp và đổ ra biển Trạm xử lý nước thải Mô-đun II được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại giấy xác nhận số 43/GXN-TCMT ngày 05 tháng 03 năm 2018 Và Công ty TNHH Một thành viên Masan Brewery PY đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường số 78/GPMT-BTNMT ngày 27/3/2023

+ Mô-đun III: Được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh với công suất xử lý là 2.000m 3 /ngày.đêm và hiện tại Trung tâm đang tận dụng để làm công trình ứng phó sự cố môi trường

1.3.1 Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ

- Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn Nước thải sau khi qua bể tự hoại được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hoà Hiệp 1 để tiếp tục được xử lý

- Hiện nay, Cơ sở đã xây dựng 03 bể tự hoại bằng BTCT, mỗi bể có dung tích 7,5 m 3

- Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ của Cơ sở được thể hiện ở hình sau:

Bể tự hoại hoạt động chủ yếu dựa vào quá trình lắng cặn, lên men cặn lắng và quá trình lọc cặn sau khi lên men

Do tốc độ nước chảy qua bể rất chậm (thời gian lưu của nước trong bể từ 1-3 ngày) nên quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh: dưới tác dụng của trọng lực bản thân các hạt cặn (bùn, phân) lắng dần xuống đáy bể và các chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí Do đó, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích Tốc độ lên men nhanh hay chậm phụ

Nước thải từ nhà vệ sinh

Hình 13: Quy trình xử lý nước thải tại cơ sở

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 33 thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải, lượng vi sinh vật có trong lớp cặn Nhiệt độ càng cao tốc độ lên men cặn càng nhanh

Các ngăn xử lý dòng hướng lên đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của dòng nước thải với lớp bùn đáy bể (chứa quần thể vi khuẩn kỵ khí) Kết quả của quá trình lên men cặn là sẽ xử lý được cặn tươi, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy thành các chất đơn giản gồm H2O, các khí CO2, CH4,

Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại thì hàm lượng BOD5, COD và SS giảm đáng kể nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn Vì vậy, nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý cùng với nước thải sản xuất của doanh nghiệp

- Công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ bố trí tại khu công nghiệp:

Bảng 12: Thông số kỹ thuật của bể tự hoại tại KCN

STT Vị trí đặt bể Số lượng Kích thước xây dựng, đặc điểm kỹ thuật

1 Khu hành chính, nhà điều hành 01 bể

- Mỗi bể có 3 ngăn chứa

- Bể được xây ngầm, được xây bằng gạch đặc, vữa xi măng M50; đáy chống thấm bằng bê tông đá 40x60 mác 100; thành bể tự hoại trát vữa xi măng mác 75 dày 15

3 Trạm XLNT tập trung 01 bể

1.3.2 Các công trình, thiết bị xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung

- Cơ sở đã sử dụng Mô-đun I - Trạm XLNT tập trung tại KCN với công suất 2.000 m 3 /ngày.đêm để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại Cơ sở, bao gồm: nước thải phát sinh từ sinh hoạt công nhân, nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, nước thải từ quá trình vệ sinh nhà xưởng,

- Hiệu quả xử lý: Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với

Kq=1,3; Kf =1,0 dẫn xả ra Vùng nước biển ven bờ

- Chế độ vận hành: Tự động

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 34

Hình 14: Điểm xả nước thải của Trạm XLNT tập trung KCN Hoà Hiệp 1

- Tóm tắt quy trình công nghệ xử lý:

+ Nước thải từ hệ thống thu gom của Khu công nghiệp → bể thu gom → bể lắng cát có song chắn rác → bể điều hoà (bể cân bằng) → bể Anoxic → bể sinh học hiếu khí 1 (Aerotank 1) → bể sinh học hiếu khí 2 (Aerotank 2) → bể lắng → bể khử trùng

→ bể chứa nước sạch → Trạm quan trắc nước thải tự động (nước thải xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B với hệ số Kq=1,3; Kf =1,0) → Vùng nước biển ven bờ + Bùn thải phát sinh từ bể lắng được tuần hoàn một phần về bể Aerotank, phần còn lại đưa về bể nén bùn sau đó chuyển đến sân phơi bùn, lượng nước thải phát sinh từ bùn thải được đưa về bể thu gom để tiếp tục xử lý

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 35 a) Sơ đồ khối công nghệ

Khống chế tác động của khí thải từ quá trình hoạt động của các nhà máy

- Chọn lựa, thu hút các ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Chủ cơ sở yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp trong KCN sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải, bảo đảm thực hiện nguyên tắc chung lựa chọn ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm của KCN đã đặt ra

- Bụi, khí thải phát sinh trực tiếp từ các nhà máy trong KCN đã được các nhà máy xử lý bởi các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, đề án bảo

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 50 vệ môi trường của các nhà máy đã được phê duyệt, xác nhận

- Các nhà máy đầu tư vào phân khu bảo đảm tỷ lệ trồng cây xanh, thảm có đạt tối thiểu 15% diện tích nhà máy nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại từng nhà máy, xí nghiệp

- Bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư trong phân khu sử dụng các nhiên liệu ít hoặc không độc.

Khống chế tác động của khí thải của phương tiện giao thông vận tải

Để hạn chế lượng bụi phát sinh do các phương tiện giao thông trên tuyến đường vận chuyển Trung tâm đưa ra một số biện pháp sau:

- Thảm nhựa các tuyến đường giao thông trong KCN để hạn chế bụi đất cuốn theo bánh xe làm phát tán bụi

- Trung tâm thường xuyên bố trí nhân viên vệ sinh quét dọn trên tuyến đường giao thông, thu gom vật liệu rời rơi vãi trên mặt đường nhằm hạn chế khả năng phát tán của bụi

- Trung tâm đã tiến hành trồng cây xanh dọc tuyến đường để hạn chế tác động của bụi và khí thải Đối với các doanh nghiệp thành viên sẽ thực hiện trồng cây xanh theo quy định, độ che phủ trung bình của cây xanh chiếm 15% tổng diện tích mặt bằng lô đất của doanh nghiệp Ngoài ra, dự án còn bố trí cây xanh tập trung tại khu vực hành lang an toàn tuyến điện để tạo dải cách li với xung quanh

- Các phương tiện vận chuyển phải có che đậy bằng bạt hoặc thùng chứa kín, không để bụi rơi vãi, phát tán trên đường Chở đúng tải trọng cho phép Các phương tiện vận chuyển được yêu cầu hạn chế tốc độ theo quy định để làm giảm lượng bụi cuốn theo xe (tối đa 40 km/h) và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

Khống chế tác động của mùi hôi phát sinh từ Hệ thống xử lý nước thải của các Nhà máy thành viên và từ Trạm XLNT tập trung

- Vận hành hệ thống đúng kỹ thuật

- Định kỳ tiến hành công tác nạo vét các hố ga thoát nước thải

- Toàn bộ hệ thống thành các bể trạm xử lý khi đổ bê tông đều được trộn thêm phụ gia chống thấm

- Đào tạo công nhân vận hành có tay nghề cao, hiểu biết sâu về các quá trình sinh học của bùn hoạt tính

- Đối với các các Nhà máy thành viên chế biến thủy sản, biện pháp mà các Nhà máy đã và đang áp dụng nhằm giảm thiểu mùi hôi:

+ Nhà xưởng được xây kín và đạt chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points: tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hiểm trong sản xuất đã được Ủy ban tiêu

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 51 chuẩn hóa thực phẩm-CODEX-chấp nhận), GMP, SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures: quy phạm vệ sinh là quy trình và thủ tục, kiểm soát vệ sinh)

+ Che chắn các bãi tập kết nguyên, nhiên vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà máy và toàn khu vực

+ Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong lao động cho công nhân như mũ vải, khẩu trang, quần áo, giầy, ủng tại những công đoạn riêng của từng phân xưởng

+ Khu vực vệ sinh và khu vực tập kết rác thải sinh hoạt được xây dựng hợp lý, sạch sẽ và an toàn,

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

• Chất thải rắn sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp trong KCN; khu hành chính và trạm XLNT tập trung

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu do quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại Cơ sở và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của các doanh nghiệp đầu tư tại KCN Hoà Hiệp mà Chủ cơ sở là đơn vị thu gom, vận chuyển đi xử lý

- Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: bao bì các loại, sành sứ thủy tinh, polymer, giấy văn phòng, túi nilon, chai lọ, vỏ hoa quả, thức ăn thừa, Những loại rác này sẽ được thu gom, phân loại và đem đi xử lý Đối với các loại chất thải rắn có thể tái chế được thu gom và bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu

- Trung tâm Dịch vụ công ích đã thành lập đội chuyên trách về môi trường, chịu trách nhiệm thu gom chất thải: chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại trạm điều hành KCN cùng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy thành viên được Trung tâm dùng xe chuyên dụng vận chuyển rác (thể tích 4,5m 3 ) thu gom với tần suất 3 lần/tuần sau đó vận chuyển đến bãi rác Thọ Vức (thôn Thọ Vức, xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa) để xử lý Trung tâm Dịch vụ công ích đã ký Hợp đồng kinh tế số 740/HĐKT về việc thuê bãi đổ và xử lý chất thải rắn sinh hoạt với Công ty TNHH MTV Môi trường

Bảng 18: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại cơ sở

TT Tên chất thải Tổng khối lượng

Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhận CTRSH

1 Rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Cơ sở 1,0 Trung tâm Dịch vụ công

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 52

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại; chất thải công nghiệp phải kiểm soát phát sinh thường xuyên

* Chất thải rắn nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát phát sinh thường xuyên bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang thải; bao bì nhựa cứng thải; dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; bùn thải từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp

* Phương án quản lý, biện pháp lưu giữ CTNH:

- Đối với doanh nghiệp trong KCN Hoà Hiệp 1: Các doanh nghiệp bố trí lưu giữ CTNH đúng nơi quy định trong phạm vi của doanh nghiệp, có trách nhiệm đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, định kỳ báo cáo khối lượng chất thải phát sinh và phương pháp xử lý Các doanh nghiệp tự chủ động hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xủ lý theo quy định

- Đối với CTNH từ khu hành chính và Trạm XLNT tập trung của KCN: Toàn bộ CTNH được thu gom, lưu trữ tại khu vực lưu trữ CTNH của Cơ sở và có dán dấu hiệu nguy hiểm theo đúng quy định Việc thu gom, phân loại, lưu trữ CTNH được thực hiện theo đúng quy định tại nghị định 08/2022/NĐ-CP và thông tư 02/2022/TT-BTNMT Trung tâm Dịch vụ công ích đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hoà số 196/23/HĐKT/MTKH ngày 02/06/2023 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tại KCN Hoà Hiệp 1 – xã Hoà Hiệp, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên Theo đó, Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hoà có trách nhiệm quản lý CTNH phát sinh từ các hoạt động của Cơ sở với tần suất thu gom là 1 lần/năm

- Bùn thải được chứa ở bể chứa bùn tiếp tục được đưa qua sân phơi bùn để làm ráo hoàn toàn

- Theo báo cáo CTNH hằng năm của Cơ sở, thành phần khối lượng chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát như sau:

Bảng 19: Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát phát sinh thường xuyên tại cơ sở Stt Tên chất thải Mã CTNH Kí hiệu

Bao bì kim loại cứng (đã chứa chất khi thải ra là

CTNH, hoặc chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoặc có lớp lót rắn nguy hại như amiang) thải

2 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính 16 01 06 NH 02 03

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 53

Stt Tên chất thải Mã CTNH Kí hiệu

3 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác 17 02 04 NH 13 05

Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải

Bao bì cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải bằng các vật liệu khác (như composit)

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp

- Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát phát sinh tại dự án sẽ được Trung tâm tiến hành phân định, phân loại theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và thu gom, xử lý đúng quy định pháp luật

- Trung tâm thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm hoặc đột xuất (trong đó cập nhật các thay đổi thông tin về phát sinh chất thải ở Bảng trên, do các thay đổi này không thuộc đối tượng phải điều chỉnh Giấy phép môi trường)

* Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

- Đã trang bị các thùng có nắp đậy, dán nhãn và dấu hiệu cảnh báo theo quy định

Bảng 20: Quy cách kho lưu giữ CTNH STT Khu vực lưu giữ Quy mô Quy cách

Kho chất thải nguy hại tại khu vực trạm XLNT tập trung

- Kho xây tường gạch, có mái che và nền gạch men; có thiết bị phòng cháy chữa cháy, có rãnh và hố thu gom chất thải lỏng, có biển dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa theo quy định

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 54

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Tiếng ồn, độ rung từ khu vực đặt máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải tập trung

- Tiếng ồn, độ rung từ máy phát điện dự phòng di động công suất 8kVA

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung:

* Để hạn chế tiếng ồn và độ rung từ khu vực đặt máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải tập trung:

- Quản lý, vận hành máy móc đúng quy trình kỹ thuật

- Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ các thiết bị máy móc; bôi trơn các bộ phận chuyển động để giảm bớt tiếng ồn Gia cố nền móng, bệ đặt thiết bị và các tấm đàn hồi cho các thiết bị phát sinh nhiều tiếng ồn và rung động

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân

- Trồng cây xanh xung quanh trạm XLNT, hai bên đường giao thông nhằm hấp thụ giảm ồn và giảm bụi, khí thải phát tán vào môi trường xung quanh Việc trồng cây xanh ở xung quanh khu cơ sở tạo thành hàng rào chắn Cây xanh không những có tác dụng giảm tiếng ồn, bụi, khí thải mà còn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp

* Đối với các doanh nghiệp, từng nhà máy thành viên: cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mức ồn cho phép tại khu làm việc và môi trường xung quanh, các biện pháp xử lý có thể thực hiện như sau:

- Hạn chế sử dụng máy móc quá cũ làm phát sinh tiếng ồn lớn bất thường Quản lý, vận hành máy móc đúng quy trình kỹ thuật

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 55

- Bố trí và vận hành máy móc trên dây chuyền sản xuất một cách hợp lý để tránh xảy ra hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn

- Nâng cao tường rào nhà máy tối thiểu 2m, che chắn thiết bị để giảm tiếng ồn đảm bảo tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam

- Bố trí thời gian vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm hợp lý, giảm mật độ giao thông vào giờ cao điểm

- Tại các khu vực phát sinh tiếng ồn và độ rung động lớn có lắp các thiết bị chống rung, chống ồn

- Tuân thủ quy định về mức ồn ở khu vực làm việc (QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc) và mức ồn ở khu vực xung quanh (QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn)

* Biện pháp áp dụng đối với toàn KCN:

- Quy hoạch trồng cây xanh ở các hành lang an toàn điện để tạo vành đai cách ly, giúp giảm thiểu lan truyền tiếng ồn ra khu vực xung quanh Ngoài ra, cây xanh còn được quy hoạch trồng thành hai dãy đối xứng trên vỉa hè tuyến đường giao thông nội bộ KCN để hấp thụ bớt tiếng ồn do hoạt động của KCN

- Giám sát các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn của các nhà máy thành viên

- Tiến hành giám sát độ ồn trong khu vực KCN định kỳ để thực hiện các biện pháp khắc phục khi cần thiết.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6.1 Các biện pháp an toàn và giảm thiểu rủi ro trong lao động Để đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động cho toàn bộ công nhân viên Nhà máy, Trung tâm Dịch vụ công ích áp dụng các biện pháp sau:

- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động

- Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các qui định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội

- Kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của công nhân theo qui định của Nhà nước

- Tập huấn định kỳ thao tác vận hành hệ thống XLNT, PCCC cho nhân viên bảo trì để nâng cao nhận thức và ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra

6.2 Kiểm soát sự cố tràn đổ hóa chất, chất thải lỏng

* Biện pháp kiểm soát sự cố:

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lưu trữ và sử dụng các loại hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất

- Tất cả công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đều được hướng

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 56 dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với hóa chất

- Khi làm việc với hóa chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn cá nhân như khẩu trang, kính, găng tay…

- Bố trí ở các khu vực có kho chứa hóa chất phải có cửa khóa và phân công nhân viên quản lý, kiểm tra, chỉ những người có trách nhiệm mới được thực hiện việc san chiết, hóa chất

- Các nhân viên lưu trữ, bảo quản hay san chiết phải được đào tạo nghiệp vụ trước khi đảm nhận công việc

- Kho lưu trữ hóa chất hay CTNH được thiết kế sao cho nguy cơ cháy nổ hay đổ tràn CTNH là thấp nhất và phải đảm bảo tách riêng các chất không tương thích

- Thường xuyên kiểm tra các khu vực hay máy móc có nguy cơ rò rỉ hóa chất

- Trang bị hệ thống thông gió, PCCC cho kho chứa hóa chất

- Bố trí các kho chứa phụ để hóa chất nhằm tránh hiện tượng bao bì bị rò rỉ ra sàn nhà

- Nếu phát hiện rò rỉ hóa chất, chủ cơ sở tiến hành khắc phục trong vòng 24 giờ bằng cách:

+ Thu hóa chất vào thùng chứa không rò rỉ bằng nhựa, đậy kín nấp đảm bảo nấp không được mở, sau đó tồn trữ một cách an toàn trong khu vực chứa hóa chất

+ Tiến hành thay thế hay sửa chữa các Bộ phận khi cần thiết

* Quy trình và hành động khi có sự cố:

- Cô lập khu vực bị ảnh hưởng;

- Thông báo về Trung tâm và địa điểm xảy ra sự cố;

- Thông báo Sở TNMT tỉnh Phú Yên, phòng TNMT huyện và tuân thủ theo hướng dẫn của các Cơ quan;

- Mặc bảo hộ có khẩu trang, mặt nạ khi đến gần khu vực;

- Thu gom chất lỏng đổ tràn bằng vật liệu thấm hút (đất sét, vỏ trấu, mùn cưa, bông, vải…) hay bằng bơm khi cần thiết;

- Xúc vật liệu thấm hút lên và cho vào hộp dán nhãn;

- Cô lập khu vực xảy ra sự cố;

- Duy trì thông tin liên lạc với Ban Giám đốc và với cơ quan chức năng;

- Người có trách nhiệm và cán bộ kỹ thuật, công nhân hỗ trợ ở lại hiện trường cùng với cơ quan có thẩm quyền để khắc phục sự cố

6.3 Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ

*Để phòng ngừa và ứng phó sự cố cơ sở sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Tại các nơi dễ cháy nổ, lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động Các phương tiện PCCC được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và luôn ở trong tình trạng sẵn sàng

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 57

- Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ và áp suất cao đều có hồ sơ lý lịch được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ

- Các loại nhiên liệu được lưu giữ trong kho được cách ly, tránh xa nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện Khoảng cách an toàn giữa các công trình là 12 - 20 m để ô tô cứu hỏa có thể tiếp cận dễ dàng

- Công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, các dụng cụ phát ra lửa trong khu vực dể cháy

- Hệ thống thu sét tại các điểm cao công trình sẽ được lắp đặt theo quy phạm của Nhà nước

* Quy trình và hành động ứng phó khi có sự cố:

- Thông báo cho phòng cứu hỏa nơi gần nhất (114);

- Thông báo Ban giám đốc Trung tâm và đội ngũ ứng phó của Trung tâm;

- Thông báo Sở TNMT tỉnh Phú Yên, phòng TNMT thị xã và tuân thủ theo hướng dẫn của các Cơ quan;

- Trang bị bảo hộ cá nhân và sử dụng bình chữa cháy để chữa cháy;

- Làm mát các thiết bị gần đám cháy bằng cách tưới nước;

- Dựng cờ hoặc biển báo;

- Cảnh báo mọi người tránh xa khỏi khu vực;

- Cô lập khu vực xảy ra sự cố;

- Bảo vệ tài liệu và thiết bị khẩn cấp để sau này sử dụng;

- Duy trì thông tin liên lạc với Ban Giám đốc và với cơ quan chức năng;

- Ở tại hiện trường cho đến khi được trợ giúp bởi người có thẩm quyền và cán bộ công nhân viên Trung tâm;

- Sau khi sự cố được dập tắt xong phải dọn dẹp và thu gom sạch sẽ hiện trường;

- Tránh hóa chất cháy nổ làm ảnh hưởng đến môi trường

6.4 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với trạm XLNT tập trung KCN Hoà Hiệp

6.4.1 Phương án quản lý lưu lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp thứ cấp trong Khu công nghiệp

Các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào KCN Hoà Hiệp 1 đều được thoả thuận rất rõ về chất lượng nước đầu vào trạm XLNT, các biện pháp kiểm tra, xử lý sự cố Do đó, Trung tâm chủ động đưa ra các biện pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào để đảm bảo đạt tiêu chuẩn đấu nối:

+ Tiêu chuẩn đấu nối nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp vào KCN: các doanh nghiệp thứ cấp nằm trong KCN phải xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Kq = 1,3; Kf = 1,2) trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung KCN Hoà Hiệp 1

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 58

+ Các tuyến cống thu gom nước thải từ các doanh nghiệp được đầu tư có các hố ga lắp đồng hồ đo lưu lượng cho phép tiếp cận và lấy mẫu, quan trắc chất lượng nước thải từ các nhà máy thứ cấp trong KCN

+ Bộ phận kỹ thuật và đội kiểm tra, giám sát và ứng phó môi trường thường xuyên, kiểm tra giám sát việc xả nước thải của Doanh nghiệp Định kỳ 01 tháng/lần, Trung tâm sẽ đi lấy mẫu nước thải của các Doanh nghiệp để kiểm tra chất lượng nước thải đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của Cơ sở

6.4.2 Biện pháp quản lý, phòng ngừa

- Để phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường nhằm giảm thiểu những tác động xấu do sự cố môi trường gây ra cho con người và nền kinh tế Việc phòng ngừa ngăn chặn sự cố môi trường luôn được Ban Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ công ích- BQL Khu kinh tế quan tâm hàng đầu, biện pháp quản lý, phòng ngừa tại Trạm XLNT tập trung KCN Hoà Hiệp 1 như sau:

+ Xác định mối nguy hiểm: Các mối nguy hiểm có thể xảy ra như Hệ thống cấp điện và đường dây tải điện bị chập, cháy nổ, rò rỉ hóa chất,

+ Đánh giá mức độ rủi ro: Nguy cơ xảy ra cháy nổ từ các mối nguy hiểm trên rất lớn, gây thiệt hại về người và tài sản của đơn vị

• Nhân viên trực tiếp vận hành hệ thống XLNT sẽ được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ

• Các phương tiện phòng cháy chữa cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng

• Trong khu vực có thể gây cháy sẽ được cấm lửa và các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện,…

• Trang bị đầy đủ hệ thống cứu hỏa

• Hệ thống điện được thiết kế, lắp đặt các thiết bị bảo vệ an toàn, thường xuyên kiểm tra, chống trường hợp đoản mạch và chập mạch

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nước thải từ các cơ sở thứ cấp trong KCN Hoà Hiệp 1

- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà điều hành của KCN Hoà Hiệp 1

- Nguồn số 03: Nước thải từ nhà vệ sinh tại nhà bảo vệ của KCN Hoà Hiệp 1

- Nguồn số 04: Nước thải sinh hoạt từ văn phòng điều hành trạm xử lý nước thải tập trung

1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

Chủ cơ sở đề nghị cấp phép 01 dòng nước thải sau xử lý của Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hoà Hiệp 1 (Mô-đun I) đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B với hệ số Kq = 1,3; Kf = 1,0 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là Nước biển ven bờ thuộc khu phố Phước Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

* Sơ đồ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến nguồn tiếp nhận

1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải

- Nguồn nước tiếp nhận nước thải: Nước biển ven bờ, khu phố Phước Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

1.2.2 Vị trí xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

- Vị trí xả nước thải: Nước thải sau xử lý được xả vào ống dẫn ngầm chảy vào vùng nước biến ven bờ phía Đông KCN Hoà Hiệp 1, thuộc khu phố Phước Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

- Toạ độ vị trí xả nước thải (theo hệ toạ độ VN-2000): X= 1.439.809(m); Y 594.114 (m) (Theo hệ toạ độ VN-2000: kinh tuyến trục 108 0 30’, múi chiếu 3 0 )

1.2.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng xả nước thải tối đa của Cơ sở là 2.000 m 3 /ngày đêm a) Phương thức xả thải:

- Nước thải sau xử lý từ Mô-đun I - Trạm xử lý nước thải tập trung công suất

Hình 27: Sơ đồ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý

Trạm xử lý nước thải công suất

Trạm quan trắc online Ống thép D300mm

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 62

2.000m 3 /ngày.đêm tự chảy theo đường ống thép D300mm dẫn ra vùng nước biển ven bờ thuộc khu phố Phước Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà, tỉnh Phú Yên

- Phương thức xả: tự chảy b) Chế độ xả nước thải:

- Chế độ xả nước thải: liên tục 24 giờ/ngày c) Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải (QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B với hệ số Kq = 1,3; Kf = 1,0), cụ thể như sau:

Bảng 24: Giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

03 tháng/lần Đã lắp đặt

3 COD mg/L 195 Đã lắp đặt

(TSS) mg/L 130 Đã lắp đặt

5 Amoni (tính theo N) mg/L 13 Chưa lắp đặt

14 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 13 -

16 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 7,8 -

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 63

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục khuẩn/100ml

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn độ rung

2.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Máy thổi khí của Trạm xử lý nước thải tập trung

- Nguồn số 02: Máy phát điện dự phòng công suất 8kVA (không cố định)

2.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

(Theo hệ toạ độ VN-2000: kinh tuyến trục 108 0 30’, múi chiếu 3 0 )

2.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn, độ rung tại Cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung) cụ thể như sau: a) Tiếng ồn

Bảng 25: Giới hạn cho phép của tiếng ồn tại Cơ sở

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 - Khu vực thông thường b) Độ rung

Bảng 26: Giới hạn cho phép của độ rung tại Cơ sở

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

Tần suất quan trắc định kỳ

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 64

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Phân tích môi trường địa chỉ số 1358/21/5G đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh có chứng chỉ năng lực Vimcerts 039, ISO/IEC 17025:2017 – định kỳ 03 tháng/lần tiến hành quan trắc, lấy mẫu nước thải Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tổng hợp theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ của công ty như sau:

Bảng 27: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ nước thải của công ty

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả Giá trị tối đa cho phép (C max = C*K q *K f )

7 Dầu mỡ tổng mg/l < LOQ

8 Cd mg/l KPH KPH KPH KPH 0,13

9 Pb mg/l KPH KPH KPH KPH 0,65

10 As mg/l KPH KPH KPH KPH 0,13

11 Hg mg/l KPH KPH KPH KPH 0,013

12 Fe mg/l KPH KPH KPH KPH 6,5

13 Cu mg/l KPH KPH KPH KPH 2,6

14 CN - mg/l KPH KPH KPH KPH 0,13

- Vị trí lấy mẫu: Nước thải đầu ra tại trạm xử lý

- Nhận xét: Qua kết quả tại bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B với hệ số Kq = 1,3; Kf = 1,0 Do vậy, có thể đánh giá hệ thống xử lý nước thải của Cơ sở đang vận hành hiệu quả

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 65

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Bảng 28: Chương trình quan trắc môi trường định kỳ tại Cơ sở

Nội dung quan trắc và tiêu chuẩn so sánh Điểm quan trắc (mã số, vị trí)

Kinh phí dự kiến (triệu đồng/năm)

Vị trí: 01 điểm nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tại hố ga đầu ra

Nhiệt độ, pH, COD, Chất rắn lơ lửng, Amoni, BOD5, Asen, Thủy ngân, Chì, Cadimi, Đồng, Sắt, Tổng xianua, Tổng dầu mỡ khoáng, Tổng nitơ, Tổng phốt pho, Coliform,

Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

Bảng 29: Chương trình quan trắc tự động, liên tục tại Cơ sở

Nội dung quan trắc và tiêu chuẩn so sánh Điểm quan trắc (mã số, vị trí)

Kinh phí dự kiến (triệu đồng/năm)

2011/BTNMT, cột B, hệ số Kf = 1,0; Kq = 1,3

01 điểm sau hệ thống xử lý nước thải pH; nhiệt độ;

Amoni; lưu lượng (đầu vào và đầu ra)

Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục sẽ được truyền dẫn thường xuyên, ổn định dữ liệu, số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 66

Yên Sau khi Cơ sở tiến hành thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục thì Cơ sở sẽ được miễn quan trắc định kỳ nước thải đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; sau thời gian này thực hiện quan trắc nước thải định kỳ đối với các thông số chưa quan trắc tự động, liên tục.

Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục

- Vị trí giám sát: khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại

- Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại và hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải

- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Bảng 30: Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Các tác động môi trường Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Giám sát khác 20 triệu/năm

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 67

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Kết quả kiểm tra thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở năm 2020

- KCN Hoà Hiệp: địa chỉ tại xã Hoà Hiệp Bắc và thị trấn Hoà Hiệp Trung, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên, hoạt động từ năm 1999 Tổng diện tích quy hoạch 101,5 ha trong đó diện tích đất đã cho thuê là 40,094 ha đạt tỉ lệ lấp đầy 66,72% Các loại hình sản xuất được thu hút đầu tư gồm: Chế biến nống sản, hải sản; Sản xuất vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng; Chế biến lâm sản, dệt may; Cơ khí điện tử, …Đến nay, đã có

30 cơ sở được gấp giấy chứng nhận đầu tư vào KCN Tổng số lượng cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong KCN khoảng 4.811 người Lượng nước sử dụng cho toàn KCN trung bình 717m 3 /ngày.đêm

- Báo cáo ĐTM cơ sở “Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 – Phú Yên” đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 485/QĐ-BKHCNMT ngày 04/04/2000;

- Trung tâm được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 53/GP-UBND ngày 07/11/2011;

- Đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Đã thực hiện chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ;

- Có bộ phận chuyên môn về BVMT đáp ứng điều kiện theo quy định;

- Đã thu gom triệt để nước thải phát sinh và rà soát vận hành ổn định Trạm XLNT tập trung;

- Đã lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục và kết nối, truyền số liệu cho Sở TNMT tỉnh Phú Yên

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 68

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

Trung tâm Dịch vụ công ích cam kết:

- Những nội dung, số liệu nêu trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là hoàn toàn đúng sự thật

- Trong quá trình vận hành cơ sở, chủ cơ sở cam kết thực hiện những nội dung dưới đây:

- Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong Khu công nghiệp Hoà Hiệp đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (Kq=1,3; Kf = 1,0) trước khi xả thải ra ngoài môi trường

- Đấu nối và vận hành mạng lưới thu gom, thoát nước mưa, đảm bảo các yêu cầu về tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động của Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 Nghiêm cấm việc xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa và ngược lại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin trong quá trình vận hành công trình xử lý nước thải

- Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả các công trình thu gom, xử lý nước thải

- Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được truyền dẫn thường xuyên, ổn định dữ liệu, số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên Thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được kiểm soát chất lượng định kỳ 01 lần/năm theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT Trường hợp hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Trung tâm Dịch vụ công ích được miễn trách nhiệm quan trắc định kỳ nước thải đến hết ngày 31 tháng

12 năm 2024; sau thời gian này, chỉ được miễn thực hiện quan trắc nước thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên để được kiểm tra, xác nhận việc kết nối truyền, nhận dữ liệu quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải theo đúng quy định của pháp luật

- Có kế hoạch lắp đặt bổ sung thiết bị cho hệ thống quan trắc nước thải tự động,

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 69 liên tục, gồm: Thiết bị lấy mẫu tự động, thiết bị đo lưu lượng nước thải đầu vào, Amoni và camera giám sát, đảm bảo hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12/2024

- Các cơ sở thứ cấp hoạt động trong Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 chỉ được phép xả nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải ra ngoài môi trường (không qua Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp) trong trường hợp đã thực hiện thủ tục tách đấu nối nước thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước đây Các trường hợp còn lại phải đấu nối nước thải vào Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1 để xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường Trung tâm Dịch vụ công ích chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong Khu công nghiệp Hoà Hiệp 1, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Trung tâm Dịch vụ công ích chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi xả nước thải không đảm bảo các yêu cầu tại Giấy phép ra môi trường

• Đối với tiếng ồn, độ rung

- Các nuồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Giấy phép môi trường

- Nâng cấp, thay thế các máy móc, thiết bị phụ trợ (khi xuống cấp) có phát sinh tiếng ồn, độ rung lớn bằng các máy móc, thiết bị hiện đại để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đến môi trường xung quanh, đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định

• Đối với chất thải rắn

- Thu gom, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình thực hiện cơ sở đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thu gom, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành cơ sở đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày

10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan

- Xây dựng, thực hiện phương án phòng chống, ứng phó sự cố rò rỉ hóa chất và

Chủ cơ sở: Trung tâm Dịch vụ công ích Trang 70 các sự cố khác theo quy định của pháp luật

- Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường

- Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong Giấy phép môi trường này Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

• Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường

- Quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Tăng cường hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường

Ngày đăng: 19/03/2024, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w