1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tàitìm hiểu một số loại hình du lịch

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu một số loại hình du lịch
Tác giả Đặng Ngọc Phương Như, Huỳnh Nguyễn Thanh Nhã, Dương Mỹ Hòa, Hồ Trúc Đào, Nguyễn Kim Hoa, Trần Bích Trâm, Lương Trần Công Thắng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Thanh
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Du lịch
Chuyên ngành Đại cương khoa học du lịch
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 260,79 KB

Nội dung

Khái niệmDu lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc vănhoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảovệ môi trường Luật Du

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH

*******

ĐỀ TÀI TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH

Môn học: Đại cương khoa học du lịch

GVHD: ThS Nguyễn Văn Thanh

Nhóm: 05 – Greenwood

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023

Trang 2

Đánh giá

1 Đặng Ngọc Phương Như 2356180081 Trưởng

nhóm

Tìm hiểu loại hình

du lịch Văn hóa

2 Huỳnh Nguyễn Thanh Nhã 2166182002 Phó

nhóm Tổng hợp

viên

Tìm hiểu loại hình

du lịch Sinh thái

viên

Tìm hiểu loại hình

du lịch Văn hóa

5 Nguyễn Kim Hoa 2356180027 Thành

viên

Tìm hiểu loại hình

du lịch Nông thôn

6 Trần Bích Trâm 2356180122 Thành

viên

Tìm hiểu loại hình

du lịch Sinh thái

7 Lương Trần Công Thắng 2356180103 Thành

viên

Tìm hiểu loại hình

du lịch Nông thôn

DANH SÁCH VÀ BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHÉO

*Bảng điểm đánh giá chéo được dựa trên các tiêu chí của nhóm và sự đồng tình

của các thành viên

Trang 3

MỤC LỤC

I DU LỊCH SINH THÁI (ECO TOURISM) 4

1 Khái niệm 4

2 Đặc điểm 4

3 Điều kiện phát triển 5

4 Nguyên tắc phát triển 7

5 Bài học kinh nghiệm 7

II DU LỊCH VĂN HÓA (CULTURAL TOURISM) 9

1 Khái niệm 9

2 Đặc điểm 9

3 Điều kiện phát triển 10

4 Nguyên tắc phát triển 10

5 Bài học kinh nghiệm 10

III DU LỊCH NÔNG THÔN (RURAL TOURISM) 11

1 Khái niệm 11

2 Đặc điểm 11

3 Điều kiện phát triển 12

4 Nguyên tắc phát triển 12

5 Bài học kinh nghiệm 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

I DU LỊCH SINH THÁI (ECO TOURISM)

1 Khái niệm

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo

vệ môi trường (Luật Du lịch 2017)

Du lịch sinh thái được giải thích là một loại hình du lịch đưa du khách về với thiên nhiên, đến với màu xanh của tự nhiên Tuy nhiên, du lịch sinh thái không phải là một loại hình du lịch mà là một quan điểm phát triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến với môi trường tự nhiên Vì vậy người ta còn gọi du lịch sinh thái là du lịch trách nhiệm, du lịch lựa chọn

2 Đặc điểm

Thỏa mãn về nhu cầu trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên đối với du khách.

Du khách tham quan khu du lịch sinh thái sẽ có mong muốn được trải nghiệm

về cảnh thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, với hệ sinh thái vô cùng phong phú và

có nét văn hóa bản địa Tại đây du khách sẽ được hòa mình vào môi trường tự nhiên và khám phá nền văn hóa của người dân nơi đây Vừa nghỉ dưỡng sau thời gian làm việc mệt mỏi, vừa nuôi dưỡng tâm hồn Đặc biệt sau những ảnh hưởng về sức khỏe và tinh thần do đại dịch Covid - 19 để lại, việc lựa chọn các tour sinh thái luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách du lịch

Có nhiều trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn.

+ Các khu du lịch sinh thái thường có đặc điểm là thoáng mát, gần gũi với tự nhiên Vì vậy nhiều đơn vị lữ hành đã thiết kế ra các trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn nhằm mang tới cảm giác thân thiện, gần gũi và thư giãn cho du khách Điển hình như một số trò chơi: Tát mương bắt cá, thả diều, đánh đu, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, đi qua cầu khỉ, đốt lửa trại

+ Các hoạt động, trò chơi dân gian không chỉ mang lại trải nghiệm cho du khách

mà còn đóng góp không nhỏ vào việc bảo tồn và giữ gìn các trò chơi dân gian mang tính truyền thống của Việt Nam

Loại hình du lịch thân thiện và rất gần gũi với thiên nhiên.

Trang 5

Đối với loại hình du lịch sinh thái, thiên nhiên mang tới vai trò vô cùng quan trọng Khi tham quan loại hình này du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều về thiên nhiên, cây cỏ, sông nước,…

Chi phí dành cho các tour du lịch sinh thái hợp lý.

So với các loại hình khác, du lịch sinh thái có mức chi phí “phải chăng” nhưng vẫn đáp ứng được hầu hết các nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của khách du lịch Các khu sinh thái được quy hoạch hợp lý, có sự kết nối giữa các địa điểm giúp du khách giảm thiểu chi phí đi lại, ăn uống Đồng thời tiết kiệm thời gian,

dễ dàng tận dụng những ngày nghỉ cuối tuần cho chuyến đi của mình để tham quan và trải nghiệm

Giúp hỗ trợ về bảo tồn hệ sinh thái.

Đây được đánh giá là một đặc điểm khác biệt và nổi bật của du lịch sinh thái so với những loại hình du lịch khác Tại du lịch sinh thái, hình thức, địa điểm và mức độ dành cho các hoạt động du lịch được quản lý cho sự bền vững của cả hệ sinh thái

Hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế, cộng đồng địa phương.

Du lịch sinh thái góp phần tạo ra các nguồn thu nhập ổn định cho địa phương, từ

đó duy trì, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ổn định cuộc sống cho người dân Loại hình du lịch sinh thái mang tới vai trò cải thiện đời sống tốt nhất góp phần tăng thêm những lợi ích cho cộng đồng địa phương cũng như môi trường của khu vực đó

3 Điều kiện phát triển

Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn, nhưng

có tác dụng hoà nhập môi trường tự nhiên với điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá đó Chính loại hình du lịch này cũng là loại hình du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch, nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ở vùng họ đến thăm quan, nghỉ dưỡng Đồng thời chú trọng tới việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai Một số điều kiện để phát triển:

Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.

Trang 6

+ Đa dạng sinh thái rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái và con người, bởi vì nó cung cấp cho chúng ta các dịch vụ sinh thái như sản xuất thực phẩm, duy trì năng lượng và chu trình dinh dưỡng Ngoài ra, nó còn mang lại giá trị văn hóa, tinh thần và thẩm mỹ cho con người Từ đó thúc đẩy việc phát triển các địa điểm du lịch, là nơi tham quan của du khách để chiêm nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính

đa dạng sinh học cao nói chung

Đảm bảo trình độ giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du lịch sinh thái.

+ Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm tạo mục đích đóng góp vào việc bảo vệ lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch

+ Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch việc thỏa mãn mong muốn của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với

tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của Du lịch sinh thái vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham gia

Du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về

“sức chứa” được hiểu từ 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học.

+ Ở góc độ vật lý: sức chứa được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực

có thể tiếp nhận

+ Ở góc độ sinh học: sức chứa là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt qua khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi họ sử dụng gây ra

Trang 7

+ Ở góc độ tâm lý: sức chứa là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu về sự đông đúc và hoạt động của họ

bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của du khách khác

+ Ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá

-xã hội, kinh tế - -xã hội của khu vực

4 Nguyên tắc phát triển

1 Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên

2 Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó

3 Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này

4 Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học)

5 Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể

6 Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi)

5 Bài học kinh nghiệm

Du lịch sinh thái được đánh giá là loại hình tăng trưởng nhanh nhất trong các loại hình du lịch, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia trong những năm gần đây Từ đầu những năm 90 của thế k礃ऀ 20, du lịch sinh thái là loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành công nghiệp du lịch, với tốc độ phát triển tăng khoảng 20 - 34%/năm

Trang 8

Hầu hết các nước đã xây dựng các chiến lược, chính sách riêng cho phát triển du lịch sinh thái, đây là định hướng, kim chỉ nam để thực hiện phát triển du lịch sinh thái Tại Philippine đã Thành lập Hội đồng phát triển du lịch sinh thái quốc gia, đóng vai trò là cơ quan hoạch định chính sách cho du lịch sinh thái nhằm hoạch định những kế hoạch phát triển du lịch toàn diện và bền vững

Xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các nước đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn gắn với nhiệm vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững Tại Philippines đã thiết lập các chương trình nhân giống các loài có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách nuôi nhốt tại các vườn thú Tại Hàn Quốc hơn 70% các loài động và thực vật khác nhau sống tại các Công viên Quốc gia, do vậy Chính phủ xác định các công viên này là trung tâm của việc bảo tồn đa dạng sinh học và cam kết nỗ lực hết sức để bảo vệ động vật và thực vật trong các công viên Cơ quan Công viên Quốc gia thực hiện “Hệ thống năm nghỉ ngơi (Rest Year System)” trong các khu vực Công viên Quốc gia, mục đích của việc này là để kiểm soát việc tiếp cận trong một khoảng thời gian nhất định đối với các khu vực có khả năng bị hư hại do tập trung nhiều du khách để bảo tồn hệ sinh thái

Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái, bởi cộng đồng có thể là đối tác, nhà cung cấp dịch vụ, nguồn lao động hay là người bảo

vệ các điểm du lịch sinh thái Như tại Philippine thành lập khu bảo tồn biển do người ngư dân quản lý nhằm khai thác bền vững và bảo vệ các rạn san hô Ngư dân địa phương đã nhận ra việc bảo vệ các rạn san hô không chỉ tăng thêm giá trị cho trải nghiệm du lịch (do đó, thu nhập từ phí sử dụng nhiều hơn và bền vững hơn) mà còn giúp duy trì sản lượng cá cao hơn Do đó, nâng cao trách nhiệm của người dân địa phương

Công tác truyền thông và giáo dục môi trường luôn được các nước đẩy mạnh thực hiện nhằm trang bị kiến thức pháp luật, kiến thức về du lịch sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho cộng đồng và du khách Ở các thành phố

du lịch Nhật Bản, người dân địa phương, thậm chí cả trẻ em cũng được trực tiếp đào tạo hướng dẫn du lịch Vì thế, người dân địa phương luôn cố gắng thể hiện

sự hài hòa thân thiện, sự thấu cảm và lòng trung thành với khách du lịch đến địa phương mình

→ Phát triển du lịch sinh thái bền vững sẽ góp phần tích cực trong việc thúc đẩy

sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch tại Việt Nam Để làm được điều

Trang 9

này, từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, chúng ta cần xây dựng kế hoạch và đổi mới cơ chế chính sách phát triển du lịch sinh thái, đẩy mạnh việc trao quyền cho cộng đồng trong quản lý và phát triển du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng và khách du lịch trong việc phát triền bền vững các khu du lịch sinh thái, tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường

và bảo tồn đa dạng sinh học tại các điểm du lịch sinh thái, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức trong phát triển DLST Điều này sẽ góp phần vào việc phát triển bền vững du lịch sinh thái ở Việt Nam và đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch nước nhà

II DU LỊCH VĂN HÓA (CULTURAL TOURISM)

1 Khái niệm

Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá

về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn,

về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương” Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”

Như vậy, có thể hiểu Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa trên việc nghiên cứu, phát triển và xây dựng sản phẩm gắn với tiềm năng văn hóa của một địa phương nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch

2 Đặc điểm

Du lịch văn hóa thường được diễn ra ở những địa phương có truyền thống lâu đời, có sự góp mặt của cư dân bản địa đến từ nhiều dân tộc khác nhau, có những loại hình nghệ thuật, lễ hội, các khu di tích, công trình kiến trúc độc đáo…

Du lịch văn hóa là phương tiện khôi phục, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống ở một số vùng, địa phương Du lịch được xem là một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất với văn hóa, đặc biệt là với bạn bè quốc tế Thông qua hoạt động du lịch, những con người đam mê xê dịch sẽ có cơ hội

Trang 10

được khám phá, trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa, bên cạnh đó còn được tìm hiểu và lĩnh hội giá trị của những di sản văn hóa ở nơi mà họ ghé thăm

Du lịch văn hóa mang lại nhiều giá trị cho địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch bền vững, mang lại lợi ích kinh tế, phát huy các giá trị truyền thống, góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn môi trường

3 Điều kiện phát triển

Yếu tố lịch sử, truyền thống: dãy đất hình chữ S của Việt Nam được hình thành qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, trải qua nhiều giai đoạn, triều đại lịch sử đầy biến động và thăng trầm Chính điều ấy đã tạo nên những truyền thống lâu đời, để lại nhiều giá trị văn hóa vượt thời gian

Mái nhà chung của nhiều dân tộc: hiện nay nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống khắp mọi miền tổ quốc, mỗi dân tộc lại mang cho mình một bản sắc riêng biệt, độc đáo, được thể hiện qua những giá trị văn hóa như các phong tục, tập quán, trang phục, nghệ thuật, phương tiện, ẩm thực, lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công, trò chơi dân gian, kiến trúc Đó cũng là những nền tảng tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách khi đến với địa phương

Di sản văn hóa đa dạng, phong phú: Trong số 32 di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh trong 3 thập niên qua, chỉ có 2 di sản thiên nhiên và 1

di sản hỗn hợp, còn lại là 29 di sản văn hóa (5 di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu) Một số di sản văn hóa tiêu biểu có thể kể đến như: Quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế triều Nguyễn, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đờn ca tài tử Nam bộ…

4 Nguyên tắc phát triển

1 Phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững, lấy văn hóa làm trọng tâm, phải có chính sách, chiến lược phù hợp đối với từng thế mạnh của địa phương

2 Phải giữ gìn, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa ấn tượng, thu hút thỏa mãn nhu cầu du khách, nâng cao thương hiệu quốc gia

3 Phải cân nhắc, chọn lọc những tài nguyên văn hóa để quảng bá; thận trọng và

có các biện pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w