1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về luận điểm của nhà mỹ học nga chernyshevsky

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vẻ đẹp chính là cuộc sống, bất cứ thứ gì, bất cứ sự vật nào mà chúng ta nhìnthấy trong đời sống thực tế của mình, và nó phù hợp với nhận thức của chúng ta về cuộcsống, thì đó chính là vẻ

lOMoARcPSD|38842354 1 Bàn về luận điểm của nhà Mỹ học Nga Chernyshevsky Nhà Mỹ học Nga Chernyshevsky cho rằng: “Vẻ đẹp không nằm trong khái niệm, cũng không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, nó chỉ tồn tại trong cuộc sống thực tế của con người Vẻ đẹp chính là cuộc sống, bất cứ thứ gì, bất cứ sự vật nào mà chúng ta nhìn thấy trong đời sống thực tế của mình, và nó phù hợp với nhận thức của chúng ta về cuộc sống, thì đó chính là vẻ đẹp Bất cứ sự vật nào, nếu nó thể hiện cuộc sống hoặc làm cho chúng ta nhớ đến cuộc sống, thì đó cũng là vẻ đẹp” Lời nhận định trên đã khẳng định rằng cái đẹp là yếu tố khách quan và nó tồn tại độc lập với ý thức của con người Bên cạnh đó, Chernyshevsky cũng nhấn mạnh rằng cái đẹp chính là hiện thân của cuộc sống, nó bắt nguồn từ hiện thực muôn màu muôn vẻ để rồi chính nó - cái đẹp quay trở lại phục vụ cho đời sống con người 1.1 Cái đẹp là gì? Đã có nhiều định nghĩa về cái đẹp song tất cả chỉ đều mang tính tương đối Cái đẹp trong quan niệm của mỹ học phương Tây thì lại khác với quan niệm của mỹ học phương Đông Cái đẹp không ngừng trở thành đề tài nơi mà người ta tranh cãi, đặt ra câu hỏi rằng “cái đẹp là gì?” và “như thế nào mới là đẹp?” Những tư tưởng thẩm mỹ về cái đẹp trong quan niệm phương Tây xuất phát từ Hy Lạp - La Mã cổ đại Theo Aristotle, một đại biểu lớn nhất trong số những nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại cho rằng cái đẹp về cơ bản phải gắn với trật tự, hài hòa; ông nhấn mạnh rằng cái đẹp phải là một sự chỉnh thể và đặc biệt nhất, ông cho rằng cái đẹp có cả trong sự tĩnh lặng Mỹ học phương Tây quan niệm cái đẹp là những gì biểu hiện ra bên ngoài, là yếu tố khách quan chỉ thuộc về sự vật, hiện tượng Quan niệm này có thể bắt gặp ở phần đông mọi người ngày nay, người ta dễ dàng cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ điển, những ngọn núi cao hùng vĩ, hay khung cảnh thiên nhiên bất tận… Khác biệt với phương Tây, người phương Đông xem cái đẹp như là cảnh giới mà một con người cần đạt tới Những nhà Nho giáo quan niệm rằng “mỹ” gắn liền với “thiện”, đây được xem là yêu cầu cao nhất của đẹp - tức là cái đẹp phải đi liền với đức hạnh Theo Khổng Tử, cái đẹp chỉ hình thành khi một bậc quân tử đáp ứng được đủ các phẩm chất về nhân, lễ, nghĩa, tri, hiếu Mạnh Tử thì cho rằng “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” - con người từ khi sinh ra đã mang bản tính lương thiện; vì vậy cần phải luôn được giáo dục để tính ác không nảy sinh Đối lập với Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng con người sinh ra vốn đã ác - “Nhân chi sơ, tính bổn ác” do đó phải cậy nhờ sự dạy dỗ để tính thiện phát triển khi lớn lên và cho tính ác đi vào quỹ đạo của tính thiện Tóm lại, quan niệm về cái đẹp của phương Đông lúc bấy giờ Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 răn dạy con người ta phải luôn biết tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách, ý chí thì ắt mới trở thành một con người đẹp và có ích cho xã hội Nhìn chung, cái đẹp được tiếp nhận theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng tất cả đều hướng con người đến với lý tưởng thẩm mỹ, biết phấn đấu để vươn đến cái đẹp trong cuộc sống, trong tương lai của chính mình 1.2 Cái đẹp là yếu tố khách quan và tồn tại độc lập với ý thức của con người Từ trước đến nay, các tài liệu triết học cổ đại đều cho rằng vẻ đẹp là một chuẩn mực khách quan Điều đó có thể được hiểu rằng một ngọn núi đẹp là do vốn dĩ hình thù của chính nó chứ không hề phụ thuộc vào ý thức của con người; một sự vật đẹp là do chính sự vật đó, con người chỉ có thể nhận thức được nó thông qua hoạt động thực tiễn Theo quan điểm của Kant thì cái đẹp mang tính phổ quát, nghĩa là ai cũng phải đồng ý rằng nó đẹp Vì thế, để đánh giá một sự vật là đẹp, ta cần gạt bỏ hết những thành kiến và từ đó để cái đẹp tự nó bộc lộ ra Cái đẹp là khách quan và nó tồn tại trong chính cuộc sống của con người, con người khi đã những tri thức thực tiễn nhất định sẽ tự bản thân nhìn nhận và tìm ra được cái đẹp đang hiện diện trong đời sống xung quanh 1.3 Cái đẹp chính là cuộc sống Cái đẹp tồn tại khắp mọi nơi và cuộc sống chính là mảnh đất khởi sinh nên tất cả Cái đẹp chính là cuộc sống bởi nó xuất hiện ngay ở cảnh giới thiên nhiên tươi đẹp, nhưng không được quên rằng, cái đẹp được sinh ra từ chính đời sống của con người và xã hội Theo Karl Marx: “Con người hoạt động theo quy luật của cái đẹp, đó cũng là một quy luật mang tính người, tạo nên bản chất con người” Con người trong cuộc sống luôn không ngừng tìm kiếm bản ngã của mình, con người không chấp nhận lối mòn mà phải dựa vào sức mạnh bản thân để vươn lên Một hiện thực khắc nghiệt sẽ sinh ra con người với ý chí kiên cường, bất khuất Đó là cái đẹp hiên ngang được trui rèn bởi chính cuộc sống đầy thử thách Tuy nhiên, không phải cuộc sống nào cũng đều là cái đẹp, nó chỉ đẹp khi con người biết đấu tranh cho lý tưởng sống cao quý, buông bỏ những điều tầm thường và phấn đấu không ngừng Chính con người quyết định thái độ sống của mình và vì vậy góp phần làm cho cuộc sống càng trở nên ý nghĩa Có thể hiểu rằng cái đẹp là cuộc sống bởi nó là tấm gương phản chiếu lại tất cả điều gì mà con người suy nghĩ, hành động vì cuộc đời chính mình Chừng nào còn cuộc sống thì vẻ đẹp con người, vẻ đẹp nhân văn vẫn sẽ được hình thành và lớn lên Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 2 Phân tích một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật văn chương để làm sáng tỏ luận điểm của nhà Mỹ học Nga Chernyshevsky Trong số những loại hình nghệ thuật, con người được tiếp xúc với loại hình văn chương khá sớm Trẻ em được nghe các câu chuyện ngụ ngôn, truyền thuyết do người thân quanh mình kể lại Đến tuổi cắp sách đến trường, các tác phẩm văn chương xuất hiện trong những trang sách giáo khoa, trở thành bài học vỡ lòng về nhân đạo, lẽ sống Văn chương còn là cơ sở hình thành nên và phát triển nên nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc hay sân khấu và quan trọng nhất là nó không ngừng làm đẹp cho cuộc sống tinh thần của mỗi con người 2.1 Khái quát về loại hình nghệ thuật văn chương 2.1.1 Định nghĩa về văn chương Văn chương là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến, giữ một vị trí đặc biệt và có sức ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần của con người Hiểu theo học giả Phan Kế Bính: “Văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng Lời của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng nên gọi là văn chương” - có nghĩa là văn chương mang vẻ đẹp trong từng lời nói, từng câu văn, trong chính ngôn từ mà người ta giao tiếp thường ngày Vậy, văn chương là một loại hình nghệ thuật mà ở đó tác giả sử dụng ngôn từ để thể hiện nên những suy tưởng, trăn trở về cuộc đời, về những vấn đề và hiện tượng diễn ra thường nhật; văn chương chính là một nơi lý tưởng để các nhà văn bày tỏ cảm xúc, lòng nhân đạo của mình về một cuộc sống muôn hình vạn trạng Không dừng lại ở đó, khi được xuất bản, văn chương đến tay độc giả thành một tác phẩm hoàn chỉnh, mang những giá trị nghệ thuật riêng biệt Dưới đây là một số các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng: 2.1.2 Đặc trưng của văn chương Trước hết, văn chương phản ánh hiện thực đời sống của con người Bất kỳ nền văn nghệ nào cũng bắt nguồn từ cơ sở hiện thực nhất định và văn chương cũng là một trong số đó Hiện Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 thực cuộc sống chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật và đồng thời là nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của các tác phẩm văn chương Văn chương phải luôn gắn liền với hiện thực và cuộc sống thì mới tạo được cảm giác chân thực, gần gũi nếu không, tác phẩm ấy sẽ chẳng truyền tải được ý nghĩa, giá trị nhân văn nào đến cho độc giả Dĩ nhiên tác giả không sao chép y nguyên bức tranh của cuộc sống mà thông qua hiện thực đó bộc lộ nên những tư tưởng, thể hiện những góc nhìn xã hội mới mẻ, hiện đại Nếu như văn chương xa rời đời sống, nó chỉ là một văn bản cứng nhắc, không mang đến giá trị nghệ thuật, không có sức tác động đến suy nghĩ, nhận thức của con người Tiếp đến, văn chương chính là được hoàn thiện bởi nghệ thuật ngôn từ Ngôn từ trong văn chương không thể hoàn toàn là những thuật ngữ chuyên môn hướng đến bộ phận trí thức nhất định mà phải là những ngôn từ gần gũi nhưng đủ hiệu quả để tác phẩm truyền tải nội dung đến với độc giả đại chúng Từ những lời nói thông thường, nhà văn dùng năng lực sáng tạo của mình để nhào nặn nên ngôn từ riêng, truyền đạt ý nghĩa, gửi gắm suy tư vào trong tác phẩm Nhờ vậy mà tác phẩm văn chương mang đậm phong cách, dấu ấn riêng của tác giả, ngôn từ chính là yếu tố khiến cho người đọc cảm nhận được tài năng, sự khôn khéo của người viết 2.1.3 Cuộc sống, cái đẹp và văn chương Cuộc sống và cái đẹp là hai yếu tố luôn gắn liền với nghệ thuật chứ không riêng gì loại hình văn chương Cuộc sống luôn là chất liệu tiên quyết hàng đầu để một tác phẩm văn chương trở nên sống động và chân thực Nếu xa rời cuộc sống, tác phẩm sẽ thiếu đi tính chân thật, không thể nào đại diện để nói lên được mong muốn, khát vọng của con người Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”, chính hiện thực là khởi nguồn cho văn nghệ sinh sôi, là mảnh đất sống cho văn chương được phát triển Tác phẩm văn chương làm bất tử hóa cuộc sống, hiện thực đi qua lăng kính của tác giả gợi mở ra cái nhìn đa chiều để từ đó con người hiểu được quy luật và chân lý của cuộc sống Theo Denis Diderot: “Cái thật, cái tốt và cái đẹp rất khăng khít với nhau”, cái thật trước hết phải là cuộc sống rồi sau đó đi vào văn chương, nó bộc lộ ra chân lý cái tốt và cái đẹp vô tận Tác phẩm luôn ẩn chứa cái đẹp mà trước hết phải gắn bó với đời sống và quay lại phục vụ đời sống Nó có thể là cái đẹp giản dị, cái đẹp khuất lấp hay cái đẹp siêu việt nhưng nhìn chung đều mang lại giá trị riêng biệt, hướng con người đến lý tưởng thẩm mỹ cao cả Có những tác phẩm miêu tả cái xấu, cái bi kịch vô cùng tàn khốc nhưng ý nghĩa lớn lao sau cùng đều muốn chỉ dẫn độc giả đến với chân - thiện - mỹ, muốn độc giả phải luôn khát khao Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 sống một cách trọn vẹn, nhân ái Đó chính là sức mạnh tinh thần giúp văn chương nuôi dưỡng tâm hồn của nhân loại 2.2 Phân tích tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng 2.2.1 Đôi nét về tác phẩm “Số đỏ” Nổi tiếng là một nhà văn, nhà báo với chất giọng trào phúng châm biếm, Vũ Trọng Phụng (1912-1939) đã để lại nhiều các tác phẩm, truyện ngắn mô tả một xã hội với vô số những vấn đề thời sự nóng hổi và trong đó tiêu biểu nhất chính là tác phẩm “Số đỏ” Nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ từ một đứa bé mồ côi phải kiếm sống rày đây mai bằng đủ thứ công việc rồi bỗng chốc đổi đời, thậm chí còn tham dự vào công cuộc “cải cách xã hội” “Số đỏ” phản ánh một thực trạng xã hội tha hóa, lên án gay gắt cái thói sống lố lăng, kệch cỡm của giới thượng lưu đương thời nhưng vẫn không thiếu đi những chi tiết dở khóc dở cười được tác giả Vũ Trọng Phụng khéo léo đưa vào trong tác phẩm Nhà văn Vũ Trọng Phụng và tác phẩm “Số đỏ” 2.2.2 Chất liệu cuộc sống được đưa vào trong tác phẩm “Số đỏ” chân thực bởi vì nó là một bức tranh cuộc sống với đầy các hạng người trong xã hội, từ cá nhân thấp hèn đến cả giới nhà giàu sang trọng Tác phẩm là sự tái hiện xã hội Việt Nam trong thời kỳ đầu Âu hóa, con người được tiếp cận với nền văn minh phương Tây Trong một xã hội đang biến đổi đầy bất an, tác giả Vũ Trọng Phụng mang đến vô số những vấn đề liên tiếp được nảy sinh, từ chỗ cách tân, hiện đại hóa trang phục, vụ việc ngoại tình đến sự băng hoại đạo đức, phá vỡ giá trị truyền thống vốn có của con người Việt Nam Tiệm may Âu hóa - nơi sản sinh ra cái thời trang phóng khoáng kiểu Tây, khách sạn Bồng Lai - nơi phụ nữ “giải phóng mình”, lối sống mê tín dị đoan… cùng những nhân vật chính và phụ với tính cách riêng đã giúp cho tác phẩm trở nên sống động Những thực trạng đương thời chính là thước đo thực tế chứng minh rằng tác phẩm này đã tái hiện hoàn toàn chân thật cuộc sống hỗn loạn, thời đại mà con người học đòi, chạy theo “mốt” phương Tây, phá vỡ cái thuần phong mỹ tục để vươn đến cái mác “hiện đại” hời hợt, lố lăng Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Tóm lại, qua “Số đỏ”, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã sử dụng chất liệu cuộc sống vô cùng hiệu quả, đồng thời phê phán gay gắt cái lối sống kệch cỡm, châm biếm một xã hội nơi đồng tiền lên ngôi, con người sẵn sàng gạt đi cốt cách, giá trị bản thân mình 2.2.3 Biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên trong tác phẩm Bất kể tác phẩm văn chương nghệ thuật nào cũng đều xoay quanh bối cảnh không gian nhất định, và “Số đỏ” cũng như vậy Chốn thành thị là hiện thân tự nhiên - không gian chủ yếu nơi diễn ra các sinh hoạt đời sống, nơi mà công cuộc “cải cách xã hội” diễn ra mạnh mẽ nhất Tác phẩm tràn ngập hơi thở của nhịp sống đô thị, những hàng quán xuất hiện ở vỉa hè phố Tây đến các câu lạc bộ, sân quần vợt là nơi hội tụ, ngoại giao của những kẻ giàu có, quyền lực Bằng cách xây dựng nên bối cảnh không gian này, tác giả khiến người đọc hiểu ra được sự khác biệt giữa thế giới của những người khốn khổ với giới nhà giàu, những kẻ thuộc tầng lớp trên; cuộc sống nghèo khó của cư dân ở vỉa hè thì không bao giờ sánh được với phố xá nhộn nhịp, năng động Thông qua bối cảnh đô thị ấy, cuộc sống con người chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là Xuân Tóc Đỏ được một phen biến thành nhân vật tầm cỡ, quen mặt với giới nhà giàu 2.2.4 Biểu hiện của vẻ đẹp đời sống xã hội trong tác phẩm “Số đỏ” tái hiện nhịp sống vô cùng hối hả, ai cũng quay cuồng và buộc mình chạy theo xu hướng Âu hóa, lấy lối sống văn minh phương Tây làm tiêu chuẩn Trong cái bối cảnh hỗn loạn ấy, Xuân Tóc Đỏ được thời đổi đời nhờ những thủ đoạn gian xảo, gia nhập và mở rộng mối quan hệ với giới thượng lưu Không phải là một nhân vật chỉ có trong tác phẩm nghệ thuật, thực tế ngoài đời vẫn nhan nhản rất nhiều kẻ lưu manh, “trưởng giả học làm sang” như Xuân Tóc Đỏ, lừa dối người khác để trục lợi cho riêng bản thân mình Những địa điểm xuất hiện trong tác phẩm như: tiệm may Âu hóa của Văn Minh - nơi cho ra những bộ trang phục “tân thời”, khách sạn Bồng Lai với mục đích “giải phóng phụ nữ”… như một bộ mặt chứng tỏ trào lưu chạy theo Tây là đúng đắn; ở chính những nơi đó, giới hạn truyền thống, văn hóa bị phá hoại và chà đạp Chính trong hoàn cảnh xã hội lố lăng đó, đạo đức con người lại càng xuống dốc thê thảm: bà Phó Đoan hai lần góa chồng tự nhận mình là hư hỏng một cách khoa học, cô Hoàng Hôn cùng “bồ nhí” ngoại tình ở khách sạn, ông TYPN (Tôi Yêu Phụ Nữ) với cái danh nhà thiết kế đã những bộ đồ cổ vũ phụ nữ “phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp”, đến cả “hạnh phúc của một tang gia” trong đám tang của cụ cố Hồng… Phải nói rằng, Vũ Trọng Phụng đã vô cùng thẳng thắn khi dùng văn chương của mình tố cáo nên giai đoạn xã hội mà nhân cách con người bị biến chất, những Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 người phụ nữ sẵn sàng đánh đổi tiết hạnh, phẩm chất của mình để trở thành con người tân thời theo phong trào Âu hóa Bám sát vào hiện thực nhưng không hề khô khan, “Số đỏ” là những trang văn làm sống dậy giai đoạn xã hội Việt Nam vô cùng tha hóa, lố lăng Tuy ra đời ở thời đại cách xa chúng ta, “Số đỏ” vẫn luôn là một tác phẩm lạ lùng, tạo nên cảm giác sảng khoái cho độc giả khi lên án gay gắt cái lối sống buông thả, hư đốn nhưng không thiếu những chi tiết gây cười “Số đỏ” như một lời nhắc nhớ rằng ở thời đại nào, xã hội cũng tồn tại nhiều kẻ “lươn lẹo” như Xuân Tóc Đỏ, những con người sẵn sàng chà đạp lên hệ giá trị cuộc sống để học đòi, chạy theo lối sống không phù hợp với cá nhân mình PHẦN I: Phương thức, kỹ thuật sáng tạo được sử dụng để biểu thị cái đẹp trong “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng : nghệ thuật tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 với cái đẹp “độc” và “lạ” Cái đẹp “chỉ tồn tại trong cuộc sống thực tế của con người”-Chernyshevsky Những cái đẹp đặc sắc và độc đáo nhất được người nghệ sĩ trong quá trình tìm hiểu, nhìn nhận cũng như đánh giá đời sống, bằng đôi mắt và trái tim rung cảm với đời cùng những độc đáo trong cá tính sáng tạo chuyển thể thành câu chữ, gợi mở tới người đọc những giá trị nội dung và nghệ thuật to lớn Tuy nhiên, cái đẹp nói chung và cái đẹp trong văn chương nói riêng không thể nào tự chuyển hóa và đưa tới tay bạn đọc như những viên ngọc thô chưa qua mài dũa Cái đẹp cần một công cụ, một nấc thang để giúp nó tiến tới với độc giả trong hình hài cũng như diện mạo hoàn thiện nhất, trau chuốt và “sáng ngời” nhất có thể Bởi lẽ đó, sẽ thật thiếu sót nếu ta nhắc đến nội dung sâu cay nhưng lắng đọng của “Số đỏ” với các nhân vật đặt trong những mảnh đời riêng, phản ánh rõ xã hội lúc bấy giờ mà quên đi mất phương thức, kỹ thuật sáng tạo được sử dụng để biểu thị cái đẹp trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng - ông vua phóng sự đất Bắc bên cạnh việc mang những trang đời thường nhật nhất hóa trang văn bằng con mắt sắc sảo tinh tường thì cũng rất khéo léo khi đã kết hợp nhiều phương thức kỹ thuật để biểu thị cái đẹp một cách trọn vẹn nhất, khiến người đọc không khỏi trầm trồ và cuốn vào “Số đỏ” Ta gọi đó là Những nghệ thuật tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 - nơi cái đẹp “độc” và “lạ” 1: “Số đỏ” sử dụng những đặc trưng riêng của văn học hiện thực phê phán Có thể nói rằng mỗi giai đoạn thời kỳ văn học khác nhau sẽ để lại cho chúng ta những dấu ấn khác nhau, nhưng riêng giai đoạn 1930-1945 của văn học việt nam với nổi bật lên là những cụm từ như “kệch cỡm”, “dị hợm”, “lố lăng” thì để lại ấn tượng trong lòng người đọc mạnh mẽ và sâu sắc hơn cả 1.1: “Số đỏ” thể hiện hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt khi văn học hiện thực phê phán phát triển Xuất hiện khá sớm và gây nhiều tranh cãi nhưng đến 1930-1945, văn học hiện thực phê phán với Nguyễn Công Hoan là cây bút đầu ngành mới nhận được sự đón nhận cũng như phát triển rầm rộ Những mối quan hệ “thối nát” trong xã hội đương thời được phơi bày, những bất công của những con người không tiếng nói được phanh phui, khiến độc giả có Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 những cái nhìn hoàn toàn khác so với những giai đoạn văn học trước Cái đẹp từ thơ mộng, trữ tình, nhẹ nhàng giờ đây gai góc, bén nhọn và “thật” một cách trần trụi Xã hội Việt Nam khi Số đỏ ra đời đang hết sức rối ren và lũng loạn Thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng cường hào địa chủ là ba cái kìm bén nhọn siết nhân dân ta đến nghẹt thở Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng vang lên những tiếng kêu bi thương và chết chóc của những con người thấp cổ bé họng không thể phản kháng và không có tiếng nói Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ra đời vào thời điểm đó như một chiếc máy quay ghi lại tất cả những hiện thực nổi cộm nhất và xuyên suốt đi từ thành thị đến nông thôn Không một ngóc ngách nào của hiện thực mà người nghệ sĩ không lia ống kính đến, để rồi được thâu tóm và bằng ngôn từ hài hước của mình, Vũ Trọng Phụng gửi vào số đỏ “một xã hội thu nhỏ”, chi tiết đến cực điểm Ta có thể thấy một cái sân quần - biểu tượng mới của đô thị nơi thằng Xuân nhặt banh hay góc phố nơi hắn bán thuốc lậu - đại diện cho những nơi mà nhận thức của con người hạn hẹp… Những thủ đoạn áp bức đến tận xương tủy, những mánh khóe chiêu trò lừa bịp trong một một xã hội bất công được phác họa chân thực và sống động qua tác phẩm Chính những điều đó đã làm cho Số đỏ có được cái đẹp độc và lạ, bởi trong những rối ren lọc lừa nhất vẫn tồn tại cái đẹp, và cái đẹp được Vũ Trọng Phụng lồng ghép tài tình mà khi thật tinh ý, ta mới có thể phát hiện ra 1.2: “Số đỏ” phản ánh hiện thực cuộc sống thật đến “trần trụi”, cụ thể dù cho nhỏ nhặt, vụn vặt nhất Khó có tác phẩm nào đề cập đến những vấn đề trong xã hội cụ thể và chi tiết được như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Điều đáng nói ở đây là những hiện thực ấy là mang đậm phong vị của cuộc sống, hay nói cách khác ông vua phóng sự đất Bắc dùng ngòi bút của mình, biến nó thành công cụ để đào xới những gì bỏ bé nhất nơi cái đất Hà Thành với biết bao nổi cộm Cái hay của Vũ Trọng Phụng là ông phát hiện ra bản chất của cuộc sống, bản chất ấy cần con mắt tinh đời và sự nghiền ngẫm, suy xét kỹ càng trước khi nó được đưa vào trong tác phẩm Cụ thể, ta có thể kể đến nhiều những chi tiết dù nhỏ nhặt nhưng khi đưa vào tác phẩm dưới góc nhìn của Vũ Trọng Phụng lại trở nên hài hòa và mang giá trị vô cùng lớn Sau này, nhiều nghiên cứu về văn học nghệ thuật cùng những lời kể của những bạn văn sống cùng thời Vũ Trọng Phụng kể lại rằng rất có thể nguyên mẫu của bà phó Đoan chính là bà me Tây Bé Tý ở Hàng Bạc - một người đàn bà “phì nộn” xuất thân là một me Tây Bà là đại diện cho sự đỉnh cao giàu có của một lớp người Hà Nội cũ Với một tuổi trẻ lẫy lừng, khi về già bà dùng việc lo lót mai mối và dùng những mối quan hệ với lớp Tây có quyền thế cũng như địa vị để chạy chọt công việc Bà nổi tiếng với những thú vui “kỳ dị” và cơ ngơi đồ sộ giàu có Vũ Trọng Phụng đã rất khéo léo để vừa lột tả được những sự thật trần trụi kia vừa uyển chuyển khiến cho nhân vật trong chuyện của mình “duyên” nhưng không mất đi những đặc điểm riêng vốn có 1.3: “Số đỏ” thừa nhận những giá trị thực tế khách quan, qua đó thể hiện tư duy của tác giả Vũ Trọng Phụng không nói giảm, nói tránh mà nói đúng, nói thật và nói đủ những vấn đề của hiện thực đời sống Điều đó khiến cho tác phẩm của ông toát lên hơi thở của thời đại, nhịp đập của cuộc sống khiến cho độc giả từ những dòng đầu tiên có thể tưởng tượng ra xã hội Việt Nam những năm 1936 với những hỉ, nộ, ái, ố chân thật Tuy nhiên, cách thể hiện Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 của nhà văn khiến cho thiên tiểu thuyết không bị dung tục mà lại mang đậm tính nghệ thuật, ở đó những cái đẹp nảy nở và đơm hoa Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó trong trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia” Một đám ma nhà quyền thế với những nhân vật “máu mặt” tới tham gia, vẫn có những buồn đau của của một đám tang đúng nghĩa Nhưng bên cạnh đó là sự kệch cỡm, nhố nhăng của đám đông đưa tang cụ cố, đặt cạnh để lấn át đi bản chất của một đám tang, từ đó làm nổi bật lên được rằng bên cạnh đáng tang “thực tế” thì những phỉnh nịnh giả dối bên trong là điều khiến người ta chú ý hơn cả Những điều đó góp phần làm cho tư duy của Vũ Trọng Phụng nổi bật hơn, ông nhìn trực diện qua những hiện thực đời sống để thâm thúy chỉ ra những bất cập mà ít người nhìn tới Tư duy của ông còn thể hiện ở chỗ dẫu đào lên những “ung nhọt” của xã hội nhưng bằng giọng điệu châm biếm hóm hỉnh, sâu cay vẫn khiến người đọc vừa nhìn nhận ra cái gọi là “ cuộc đời” đang trôi chảy trong từng trang sách, vừa phải bật cười bởi cách ông vua phóng sự diễn đạt thực sự khôi hài 1.4: Ngôn ngữ nghệ thuật trong “Số đỏ” Ở Số đỏ, ta thấy được ngoài những yếu tố như nội dung, tư tưởng, thủ pháp nghệ thuật được dùng thì ngôn ngữ được sử dụng của tác giả trong toàn bộ thiên tiểu thuyết nói chung và của các nhân vật nói riêng cũng góp phần làm cho tác phẩm có được cái đẹp “độc” và “lạ” - cái mà những áng văn cùng thời chưa thấy xuất hiện Cảm xúc và thái độ của từng con người trong tác phẩm được thể hiện bằng những câu thoại ngắn, lời lẽ đơn giản đời thường, ngắn gọn và đậm chất Hà Nội xưa Giàu sắc thái biểu cảm không thôi chưa đủ, ta thấy được cái “đời”, cái trần trụi, cái hiện thực nghiệt ngã và những số phận được khắc hoạ rõ ràng trong từng lời nói của nhân vật Vũ Trọng Phụng đã rất thành công với việc kết hợp nhiều lớp từ lại với nhau để tạo nên một bức tranh hài hoà về tổng thể, vừa sống động tới từng chi tiết Từ những lớp từ thông tục, những ngôn ngữ vỉa hè thường nhật; cho tới những ngôn ngữ “Âu hoá”, “tạp nham”, “ sính ngoại” như “boa”, “toa”, “madam” Ta thấy được sự dân giã của xã hội Việt Nam nơi những tầng lớp nghèo khổ; vừa thấy được thói “trưởng giả học làm sang” của những kẻ mang danh “cải cách” Ngoài ra, những thành ngữ, tục ngữ cũng được kết hợp, qua đó thấy được rằng ông vua phóng sự đất Bắc Vũ Trọng Phụng dựa vào cái nền truyền thống cùng những diễn biến đương thời kết hợp với nhau tạo nên hệ thống ngôn từ trong Số đỏ - hay và vô cùng độc đáo Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 2: “Số đỏ” sử dụng thể loại và cách xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình 2.1: Thể loại tiểu thuyết Với thể loại là tiểu thuyết, dung lượng dài, tác phẩm 20 chương này đủ để ghi lại hết những vấn nạn trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Tất cả những sự thật, những hiện tượng, những sự kiện được cuốn tiểu thuyết gói gọn lại trong mình, khiến cho người đọc khi lật trang sách ra sẽ hiểu được ngay bối cảnh lịch sử, con người, nơi chốn cũng như các sự kiện mà nhân vật trải qua một cách rõ ràng, cụ thể nhất Bức tranh xã hội lúc bấy giờ trong văn Vũ Trọng Phụng được vẽ bằng những nét vẽ vô cùng thú vị Từ cảnh làng quê tiêu điều xơ xác, những con người bần hèn trở thành nạn nhân của xã hội sau những đẩy đưa của cuộc đời; đến những con ngõ nơi thành thị chứa những sự kệch cỡm, “âu hóa” rởm đời ở những bộ trang phục “cách tân” Tất cả trong thiên tiểu thuyết được Vũ Trọng Phụng pha trộn hài hòa với nhau, để vẫn thấy “đẹp” và “độc đáo” 2.2: Xây dựng nhân vật điển hình - nghệ thuật điển hình hóa Một tác phẩm muốn hay và đặc sắc thì cần phải ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc với những nhân vật điển hình, đặt trong những hoàn cảnh điển hình Một nhân vật điển hình phải là một nhân vật vừa mang những nét độc đáo riêng của bản thân chúng, vừa phải mang những nét chung của thời đại, hai điều đó phải bổ xung và tác động, nâng đỡ lẫn nhau Và trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng quả thực đã làm rất tốt điều đó, mà tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật trung tâm - Xuân tóc đỏ Xây dựng nhân vật Xuân tóc đỏ là một nghệ thuật mà tới bây giờ, giới văn chương vẫn không khỏi thán phục Vũ Trọng Phụng bởi cái tài của ông Bút pháp biếm họa nổi bật lên hơn cả Xuân tóc đỏ - được miêu tả là một thằng bé vô học, mồ côi cả cha lẫn mẹ, và lý lịch nhuộm đen bởi tội ăn cắp Đó là điển hình cho một lớp người thiếu tri thức, hoàn cảnh bất hạnh, bần cùng tới mức túng quẫn mà làm liều trong xã hội xưa Tuy nhiên, leo lên lên đỉnh cao danh vọng bằng sự thông minh, ứng biến giỏi: cái tân thời phải là cái gì lố lăng, hắn có thể xoay chuyển tình thế bằng sự luồn lách, nhanh trí và mưu mẹo của mình Và cái hay ở chỗ, hắn biến cái bất lợi thành cái có lợi, cái không thể thành có thể, thu phục và thao túng người khác Đó cũng là điển hình cho lớp người chuyên luồn cúi, xu nịnh, gió chiều nào che chiều đó hòng mưu cầu danh lợi cho bản thân mình trong giới Hà Nội xưa Nhân vật Xuân tóc đỏ trong bộ phim Trò đời - lấy nguyên tác từ nhân vật cùng tên trong tiểu thuyết “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng Sự điển hình trong nghệ thuật bắt nguồn từ điển hình trong đời sống Và nhân vật điển hình cần một mảnh đất màu mỡ để có thể phát huy toàn bộ những vẻ đẹp của mình Ở Số đỏ, ta có thể thấy không ít những hoàn cảnh oái oăm, khôi hài mà mỗi nhân vật sẽ phản ánh xã hội, đời sống theo cách riêng Điển hình như tình huống Xuân tóc đỏ được trao huân chương Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 “Bắc đẩu bội tinh”, bởi những chiêu trò lừa lọc báo giới của mình Được Văn Minh dẫn đi thi đấu tranh giải quần vợt Đông Dương, đang trên đà chiến thắng thì trớ trêu thay hắn nhận được thông tin phải thua vua Xiêm nhằm tránh chiến tranh diễn ra Được thời, hắn hô hoán và “diễn thuyết” cho dân chúng nghe rằng mình đã “chối từ danh vọng riêng”, “cứu vãn hòa bình tổ quốc” Hắn được trao huân chương, được ca tụng, được mời vào “Hội Khai trí” và được cố Hồng tuyên bố hứa gả cô Tuyết cho Hắn bước chân vào giới thượng lưu đường hoàng bằng sự lừa dối và những mánh khóe của mình Vũ Trọng Phụng đã phơi bằng những chiêu trò của xã hội với những kẻ hợm hĩnh lừa lọc xã hội nơi có những người dân thường kém hiểu biết Tiểu kết: “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là thiên tiểu tiểu thuyết giàu giá trị hiện thực Ở đó, cái đẹp được nhìn bằng con mắt vừa chân thực vừa sâu sắc, được soi chiếu dưới nhiều những phương pháp, kỹ thuật khác nhau như điển hình hóa, nghệ thuật trào phúng sâu cay, tương phản đối lập, tình huống đẩy nhân vật đến cao trào… Ta vừa thấy được những đặc trưng của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 dưới góc nhìn của Vũ Trọng Phụng, vừa thấy được những cái đẹp “độc” và “lạ” thể hiện trong tác phẩm này PHẦN II: Lý tưởng thẩm mỹ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng - cái đẹp được soi chiếu đa chiều 1: Lý tưởng thẩm mỹ Lý tưởng thẩm mỹ là một khái niệm của mỹ học Nó thể hiện “cảm tính về sự phát triển tự do, và đầy đủ nhất những khả năng thể chất và tinh thần của con người, về vẻ đẹp hài hòa của đời sống thiên nhiên và xã hội, về chuẩn mực cao nhất của sự hoàn thiện hoàn mỹ, và còn đường để vươn tới đó” Chính vì lẽ đó, nó đa dạng, được nhìn nhận theo cách khác nhau dưới những góc độ khác nhau Mỗi người sẽ có những lý tưởng thẩm mỹ cho riêng mình Tuy nhiên, lý tưởng thẩm mỹ đó phải phù hợp với những quy chuẩn, không vượt ra ngoài chuẩn mực đạo đức Cái đẹp khi phù hợp mới có thể truyền sống và tồn tại không chỉ trong các tác phẩm văn học mà còn trong nhiều loại hình nghệ thuật khác nữa 2: Lý tưởng thẩm mỹ trong “Số đỏ” - cái đẹp được soi chiếu nhiều chiều Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Trong tác phẩm "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng, khái niệm "lý tưởng thẩm mĩ" có ý nghĩa quan trọng và đa chiều Với tác giả, lý tưởng thẩm mĩ không chỉ là về vẻ đẹp bề ngoài, mà còn bao gồm cả sự chân thật, tinh túy và sự phản kháng Đầu tiên, trong tác phẩm "Số đỏ", Vũ Trọng Phụng tạo ra các nhân vật sống động và phong phú, từ những người giàu có đến những người nghèo khổ Tuy nhiên, những nhân vật này đều có những lát cắt và mặt trái của con người Tác giả không tạo ra những nhân vật hoàn hảo, đẹp toàn diện , mà nhằm tạo ra sự chân thật và thể hiện sự đa chiều của con người, khiến ta phải chấp nhận và đối mặt với bản chất sâu thẳm nhất nơi những nhân vật đang mang Những sắc thái tâm lý nhân vật được “phanh phui” phát hiện Điển hình nhất là Xuân tóc đỏ, nhân vật thâu tóm với hai vai trò luân phiên nhau, từ một người nghèo khổ đến một kẻ đường hoàng bước vào giới thượng lưu Tuy nhiên những mặt trái của nhân vật được phanh phui, Xuân vẫn bị coi là kẻ ăn cắp, kẻ “nhìn trộm các cô” thay đồ, và vẫn khiến người đọc bật cười bằng những “mánh nghề” lừa đảo bịp bợm xã hội Thứ hai, trong việc xây dựng các tình tiết và sắc thái tâm lý trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng tạo ra một bức tranh xã hội đầy mâu thuẫn và bi kịch Ông phản ánh các vấn đề như đạo đức giả, tham nhũng, bất công xã hội và cuộc sống vụn vặt của người dân nghèo Từ những tình tiết này, tác giả tạo ra sự phản kháng và góp phần xây dựng lý tưởng thẩm mĩ Những tình tiết như Xuân được bà Phó Đoan cứu ra khỏi sở cẩm, hay đám tang cụ cố Hồng, Xuân được trao huân chương danh dự… Tất cả đều góp phần phản ánh bức tranh xã hội và đẩy tâm lý nhân vật lên tầm cao nhất Cuối cùng, lý tưởng thẩm mĩ trong "Số đỏ" được thể hiện qua việc tìm kiếm và khám phá vẻ đẹp trong cuộc sống khắc nghiệt Vũ Trọng Phụng không chỉ đề cao sự tự do và sự chống lại cái ác, mà còn khám phá vẻ đẹp trong những tình huống khó khăn và những con người bị đè nén Qua đó, ông khẳng định rằng vẻ đẹp có thể tồn tại và trỗi dậy từ những góc khuất của xã hội Tiểu kết: Trong tác phẩm "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng, "lý tưởng thẩm mĩ" được hiểu là một khái niệm về cái đẹp, cái tinh túy trong nghệ thuật và văn học Tác giả xây dựng lý tưởng thẩm mĩ của mình thông qua việc tạo ra các nhân vật sống động, các tình tiết đầy mâu thuẫn và sắc thái tâm lý phức tạp Qua đó, ông đề cao sự tự do, sự chân thật và sự chống lại cái ác trong xã hội Lý tưởng thẩm mĩ trong "Số đỏ" nhấn mạnh việc khám phá và tạo ra vẻ đẹp từ cuộc sống đầy khốn khó và bi kịch 2 Biểu hiện của cái đẹp tự nhiên và đời sống xã hội trong tác phẩm nghệ thuật 2.1 Cái đẹp      Xét theo Từ điển Tiếng Việt của Gs.Hoàng Phê, cái “đẹp” nghĩa là “có hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú đặc biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính phục”.“Cái đẹp” tiếng Pháp là (le) beau, tiếng Anh là (the) beauty, được xem là một phạm trù cơ bản của mỹ học Theo đó, Trong cuốn Dẫn luận về cái đẹp (có thể dịch là vẻ đẹp), triết gia người Anh Roger Scruton cho rằng: “Cái đẹp có thể an ủi hay náo loạn, có thể thiêng liêng hay trần tục Nó có thể làm phấn chấn, lôi cuốn, tạo cảm hứng, hoặc ớn lạnh Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Nó có thể tác động đến chúng ta theo vô số cách khác nhau Nhưng nó chưa bao giờ bị nhìn nhận với sự thờ ơ cái đẹp đòi hỏi phải được chú ý, nó nói trực tiếp với chúng ta bằng giọng nói thân tình Nếu có người thờ ơ với cái đẹp, chắc chắn là vì họ không cảm nhận được nó” [19, tr.7] Như thế cái đẹp đã được xem là sự cứu vớt để hoàn thiện nhân loại và vũ trụ      Tuy nhiên, để trả lời một cách rành mạch cho câu hỏi “cái đẹp là gì?” lại chẳng phải là điều dễ dàng Cổ nhân khi tả mỹ nhân đã từng nhận xét rằng “thêm vào một phân thì cao quá, bớt đi một phân lại thấp quá, đánh phấn thì trắng quá, tô son thì đỏ quá ” Cái đẹp đích thực sẽ khiến ta bất ngờ nín thở, sững sờ, say đắm, mơ màng còn có thể mang lại sự rợn ngợp trong tâm tưởng Thế nhưng, e rằng trên đời chẳng cô gái nào có được vẻ đẹp tuyệt đối như vậy! Theo truyền thuyết, “tứ đại mỹ nhân” Trung Hoa cổ đại: Tây Thi trầm ngư, Chiêu Quân lạc nhạn, Điêu Thuyền bế nguyệt, Quý Phi tu hoa Nhưng các nàng cũng chẳng thể làm say lòng hết thảy tất cả mọi người Vì vậy, cái đẹp nói chung và người đẹp nói riêng thường hiếm có khó tìm, muôn người vạn ý Nói như thế nhưng không thể hoàn toàn coi "cái đẹp" là cái "bất khả tri" Đành rằng, cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ - lịch sử cụ thể Có thể sự vật, hiện tượng này có thể gợi lên những xúc cảm thẩm mỹ tích cực với người này trong khoảng không gian, thời gian này nhưng cũng có thể gợi lên cái tiêu cực với người khác ở khoảng không gian và thời gian khác Chính vì thế, từ cổ đại đến hiện đại, từ Tây phương sang Đông phương, con người vẫn không ngừng khám phá bản chất của cái đẹp, cũng như tìm cách lí giải định nghĩa về cái đẹp bằng tri nhận mỹ quan đặc thù của cá nhân, dân tộc và văn hóa      Theo quan niệm của các nhà mỹ học phương Tây, cái đẹp không phải là sẵn có mà được tạo ra với tư cách sản phẩm lao động mà con người đã thay đổi và cải tạo thiên nhiên thành cái đẹp “Cái đẹp chân chính trước hết là sản phẩm lao động đem lại một hứng thú phổ biến cho chủ thể tính hoàn thiện, tính hình tượng và tính xã hội của nó." Đối với phương Đông, đặc trưng của cái đẹp được xác định ở mối quan hệ của nó với các giá trị thực dụng (lợi ích), nhận thức (chân lí) và đạo đức (cải thiện) Trong mối quan hệ đó, cái đẹp phải được tiếp nhận cách vô tư, vượt qua những dung tục và vị kỉ Cái đẹp (trong quan điểm phương đông) còn được xem như cái đẹp của sự dịu dàng, uyển chuyển mang tính âm hay cái đẹp của sự khoáng đạt, mạnh mẽ và dứt khoát mang tính dương Cái đẹp cần có hình thức lôi cuốn, hấp dẫn và cân đối, hài hoà      Hiện nay, con người đã có quan điểm toàn diện, biện chứng về bản chất của cái đẹp Qua đó, cái đẹp được nhìn nhận trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt khách quan và chủ quan Ngay trong cái khách quan đã hàm chứa sự đánh giá chủ quan của con người và ngay trong quan niệm chủ quan của con người cũng không phải là sự chủ quan thuần túy được bắt nguồn từ những nhân tố khách quan, đồng thời cũng không tránh khỏi những qui ước bởi những tiêu chuẩn thực tiễn mang tính khách quan Do vậy, sự cảm thụ cái đẹp chẳng những đòi hỏi sự tồn tại khách quan, hiển nhiên của cái đẹp trong hiện thực mà còn đỏi hỏi sự phong phú, chủ quan của thế giới tinh thần của con người 2.2 Biểu hiện của cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật Các nhà Mỹ học cũng cho rằng: “Cái đẹp trong nghệ thuật là sự tái hiện hoàn hảo của cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội” Vì vậy, vẻ đẹp tự nhiên và đời sốngxã hội đã Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 được khai thác một cách triệt để trong các tác phẩm nghệ thuật, với đủ các góc nhìn của mỗi người nghệ sĩ 2.2.1 Vẻ đẹp tự nhiên trong các tác phẩm nghệ thuật (đặc biệt là phương diện hội họa)      Nói tới cái đẹp trong tự nhiên là nói tới cái đẹp do tạo hóa "sáng tạo" ra, tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhân loại Đó là những cái đẹp thuộc về thế giới tự nhiên vô sinh như "bức tranh" tứ bình của thiên nhiên, phong, hoa, tuyết, nguyệt tương giao Nó cũng bao gồm cả những cái đẹp của thế giới hữu sinh như cỏ cây, hoa thơm, chim bay, bướm lượn… trong đó thì cái đẹp của hình thể con người cũng là một đặc ân mà tạo hóa ban tặng     Thế giới tự nhiên quanh ta đa dạng bao nhiêu thì sự hiện hữu của cái đẹp cũng phong phú bấy nhiêu nhưng nó rời rạc, không có sự tinh tuyển Đặc trưng thẩm mỹ của cái đẹp trong lĩnh vực này được biểu hiện qua những đặc tính vật chất của các sự vật, hiện tượng như hình dáng, màu sắc, đường nét, thanh âm được cấu tạo một cách cân đối, hài hòa ở một mức độ và tỉ lệ hợp lí, có khả năng tác động mạnh vào giác quan của con người gây nên những xúc cảm thẩm mỹ nhất định Trong thẩm mỹ quan của con người, cái đẹp trong tự nhiên có một vai trò phi thường trọng yếu Nếu như mỹ học duy tâm phủ nhận cái đẹp trong tự nhiên, thì ngược lại, mỹ học duy vật không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp trong tự nhiên mà còn coi đây là cội nguồn của tất cả cái đẹp      Quan điểm về cái đẹp của con người luôn vận động và biến đổi theo thời gian Con người khi ấy gần gũi với thiên nhiên, thường lấy thiên nhiên làm "khuôn vàng thước ngọc" cho tiêu chuẩn về cái đẹp của mình Tuy nhiên, khi nghệ thuật bắt đầu chuyển hóa hình thức từ mô phỏng, bắt chước cách tự nhiên đến sáng tạo những hình thức mới, con người dần tin tưởng, xác quyết vào trí tuệ siêu việt của mình sẽ mang lại những giá trị thẩm mỹ chưa từng có trong tự nhiên Trong khi đó, tư tưởng Thiền Tông và Lão Trang lại đề cao tính thẩm mỹ của thế giới tự nhiên, chủ trương hòa hợp cùng với thiên nhiên với những triết thuyết cổ xưa Đông phương, đặc biệt quan tâm tới xúc cảm, tình cảm của chủ thể thẩm mỹ khi đến với thiên nhiên, trong tâm tình trở về với nguồn cội sự sống Có thể thấy đặc trưng đó trước hết trong tranh sơn thủy Trung Hoa phương Đông, điển hình là "Thiên lý giang sơn đồ" (Non nước ngàn dặm) của họa gia Vương Hy Mạnh Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 (Tranh: qua Chinawhisper)   "Thiên lý giang sơn đồ" áp dụng phối cảnh phân tán thành ba điểm, khắc họa cảnh sông núi ngàn dặm hùng vĩ, rợn ngợp, kiến trúc độc đáo và cuộc sống thật thanh bình, an nhàn của con người Theo Thevalue, khi ra đời, tác phẩm được ca tụng là "mọi điểm, chi tiết của bức tranh đều hoàn mỹ Núi xa và nước gần, núi đồi và làng mạc, cây cầu và sóng nước, những con thuyền trên sông và chim trên trời, bóng người ẩn hiện khắp nơi, chỉ một điểm nhỏ, tất cả đều có sự tỉ mỉ và cầu kỳ"      "Thiên lý giang sơn đồ" cho những người nhìn ngắm nó như được hòa mình vào thiên nhiên, đắm mình vào cảnh sắc thư thái, tiêu dao của vùng non nước ấy, mang lại cảm giác tự tại, quen thuộc khi được trải nghiệm chuyến du hành thời gian trở về với cội nguồn cuộc sống - mẹ thiên nhiên Tuy nhiên cảm giác quen thuộc ấy còn có một nguyên nhân sâu xa khác bắt nguồn từ chỗ họa gia "họa sĩ Trung Hoa không nhằm tách mình ra khỏi thiên nhiên rồi đặt thiên nhiên đối diện để quan sát, mà ngược lại, anh ta dùng hội họa để làm sống động mối dây liên hệ bản lai của mình với thiên nhiên” (F.Jullien, Đại tượng vô hình (Trương Quang Đệ dịch), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2004, tr.181- 182) Tức là, mỗi lần vẽ một bức tranh sơn thủy là mỗi lần người họa sĩ đi ngược về quá khứ Với quyền năng của người nghệ sĩ, anh ta tìm cách tái sinh những hình ảnh trong tâm thức, thể hiện những gì anh ta cảm thấy hơn là mô tả một cách trung thực những gì anh ta quan sát bằng thị giác và chỉ bằng cách đó, anh ta mới có thể đánh thức cái "khoái cảm thẩm mỹ" thuần khiết trong tâm hồn Và điển hình như họa gia Vương Hy Mạnh đã thể hiện qua kiệt tác duy nhất được lưu truyền của ông là "Thiên Lý Giang Sơn đồ"      Phương thức sáng tạo mà Vương Hy Mạnh đã sử dụng ở đây chính là họa gia họ Vương đã "phác thảo đường viền chung bằng loại mực nhạt, sau tô mực và màu tạo ra khung cảnh hoàn chỉnh với nhiều tầng, nhiều lớp Vương Hy Mạnh dùng màu azurite (lam sẫm) và xanh ngọc làm chủ đạo, biến chuyển mức độ đậm, nhạt ở từng bối cảnh Đỉnh núi được bao phủ bởi lớp màu lam sẫm và xanh ngọc, càng lên đỉnh, sắc càng đậm Chân núi, tường nhà hay Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 phía xa chân trời được điểm sắc vàng nâu, mái nhà màu đen và con người được vẽ bằng bột màu trắng Các đường viền, thân cây được vẽ theo phương pháp không xương (không phác thảo đường nét của đối tượng trong tranh, mà trực tiếp khắc họa bằng mực và màu) làm tăng độ mềm mại, chân thực cho cảnh quan" (theo Hiểu Nhân, báo điện tử VNEXPRESS)      Hơn thế nữa là lý tưởng thẩm mỹ mà ông muốn truyền đạt đến hậu thế chính là khiến họ có thể cảm thấy được sự thịnh vượng, phồn hoa của đất nước Trung Hoa qua cảnh sắc thiên nhiên vĩ họa được thể hiện, truyền nguồn cảm hứng hướng về cội nguồn thiên nhiên và đời sống Đồng thời biểu thị mong muốn, khát khao có một cuộc sống càng thêm tốt đẹp, càng thêm hạnh phúc hơn hiện tại      Tác phẩm "Đêm Đầy Sao" ( Starry Night) của họa gia Van Gogh (được đánh giá là một trong những tác gia có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây) cũng là một tác phẩm hội họa đã toát lên vẻ đẹp của sắc thiên nhiên tươi đẹp nhưng nhuốm sắc màu buồn khổ Dưới đây là tác phẩm Đêm Đầy Sao (Starry Night), 1889, tranh sơn dầu, Vincent van Gogh, MoMA, New York xanh đen làm chủ đạo nổi bật với tông màu chủ Đây cũng là một tác phẩm mượn ngôi làng Saint-Rémy không có ánh sáng chiếu hình ảnh là vẻ đẹp thiên nhiên, cụ vào giấc ngủ thể là màn đêm đầy sao, để gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả Một bầu trời đêm choáng ngợp, chiếm gần hết phần hậu cảnh với các đường xoáy lại tưởng như đang chuyển động dập dìu Mười một ngôi sao mang sắc vàng, tương phản cực độ với bầu trời đêm thấm đẫm sắc xanh lam và xám Theo tầm nhìn của tác giả thì bầu trời đã bị chặn bởi cây hoàng đàn to lớn phía trước, màu đạo của bức tranh Xa xa là trúc cổ kính của rọi tạo liên tưởng rằng mọi người đều đã đi      Nhìn vào tổng thể bức tranh, ta có thể thấy được phương thức sáng tạo mà ông đã dùng để biểu thị vẻ đẹp của thiên nhiên Van Gogh sử dụng nét cọ nhanh, thô ráp và dữ dội Những đường cong uốn lượn, xoắn ốc tập trung mô tả sự chuyển động không ngừng của những luồng không khí như một dòng năng lượng liên tục của bầu trời đêm, đem đến ảo giác các nét vẽ đang chuyển động như một ma thuật Ông muốn nắm bắt và thể hiện cảm xúc của mình một cách tức thời nhất và trực tiếp nhất Sử dụng hiệu ứng tương hỗ giữa màu Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 vàng: vàng chanh, vàng đất và màu bổ sung : xanh coban, xanh nước biển đậm để tạo sự tương phản và ấn tượng mạnh đến thị giác      Thiên nhiên đối với ông là suối nguồn cảm hứng, nơi các vì sao tỏa sáng và thắp lên niềm tin nơi Van Gogh trong những lúc ông cô đơn, lạc lõng vì bệnh tật Ông đi tìm sự vĩnh cửu của bầu trời đêm như là một sự giải thoát cho tâm hồn Những ngôi sao này hẳn đã an ủi Van Gogh khi ông ngắm nhìn bầu trời đêm từ phòng bệnh của mình Người nghệ sĩ bi kịch ấy đã thực sự muốn làm rất nhiều điều cho nhân loại này nhưng ông liên tục bị xã hội khước từ Ông khao khát tự do và tỏa sáng như những tinh tú trong thiên hà nghệ thuật Van Gogh đã từng nói : "Tôi mơ về hội họa và rồi tôi vẽ giấc mơ của chính mình" Đây chính là lý tưởng thẩm mỹ mà Van Gogh muốn biểu thị qua "Đêm Đầy Sao": khao khát thể hiện nỗi dằn xé cảm xúc, cô đơn lạc lõng và thứ tình yêu tuyệt đẹp mà ông dành cho tạo phẩm của Chúa Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và trả về cho cuộc sống dưới dạng tinh khiết hơn Cái đẹp đã đi từ cuộc sống vào nghệ thuật Nghệ thuật chính là sự phản ánh cái đẹp Đẹp là điều kiện đặc biệt của nghệ thuật, và nghệ thuật là nơi cái đẹp được biểu hiện tập trung Và điện ảnh tập trung nhất những cảm xúc thẩm mỹ của con người ta trước cái đẹp cuộc sống Cũng giống như cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật điện ảnh gắn liền với cái tốt, cái thật Nghệ thuật chân chính vạch ra mặt tối, mặt xấu nhất để mọi người đả phá, nêu lên những điều tốt đẹp, kì diệu, nhẹ nhàng để những cá nhân trong xã hội vươn tới Là loại hình sáng tạo nghệ thuật tổng hợp, điện ảnh kết hợp các kĩ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành những khung hình chuyển động, Dựa trên những yêu cầu, đòi hỏi và cả sự mong chờ, kỳ vọng của các nhà làm phim và công chúng quan tâm đến điện ảnh, chúng ta có thể nhận thấy về quan điểm thẩm mỹ, về cái đẹp trong điện ảnh Như vậy cái đẹp trong điện ảnh chính là sự thể hiện cao nhất những nét đặc trưng của điện ảnh để tạo nên sự hứng thú, mến mộ và mong ước của khán giả Và cái đẹp trong phim tài liệu Những Đứa Trẻ Trong Sương do đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm thực hiện mang một vẻ đẹp gì đó rất lạ kì A Biểu hiện của vẻ đẹp đời sống Những Đứa Trẻ Trong Sương được bấm máy năm 2017 và hoàn thành cuối 2021, tức khoảng gần 5 năm Khi đó, chị Diễm đang tham gia chuyến đi kéo dài 1 tháng của Viện nghiên cứu kinh tế xã hội môi trường iSEE lên Sapa để tìm hiểu và sáng tác về cuộc sống của các cộng đồng người dân tộc thiểu số Và chị được ở nhờ nhà bố của Di (nhân vật chính trong câu chuyện) vì chú ấy cũng tham gia nhiều các hoạt động Chị tham gia vào các lớp học dành cho các bạn người Mông ở làng của Di, cùng sống, cùng chơi với Di và các bạn khác Chị quay Di và các bạn của Di Di - một bé gái Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 12 tuổi người Mông nhanh nhẹn, chăm chỉ, cá tính, dễ mến và có ước mơ Em muốn học thật nhiều, đi đến nhiều nơi, kể cả những nơi mà bản thân chưa từng tưởng tượng ra Di cũng biết yêu đương, đúng như lứa tuổi của mình.Qua Di, Diễm như nhìn thấy tuổi thơ của chính mình Diễm nhận ra rằng với trẻ em dân tộc thiểu số ở những vùng núi cao như chính Diễm và Di, cơ hội duy nhất để có thể đi ra ngoài khám phá thế giới là thông qua trường học và giáo dục Thế nhưng, Di và những đứa trẻ người Mông ở Sapa đang bị mắc kẹt giữa các phong tục truyền thống và những giá trị hiện đại Do vậy, việc lớn lên và phải đối mặt với cô đơn, nỗi buồn và hoang mang tìm ra lối đi giữa hai giá trị đó không hề dễ dàng Đó là điều giữ Diễm theo chân Di, sống ở Sapa để thực hiện phim suốt gần 3 năm, từ khi Di còn là cô bé 12 tuổi cho đến khi trở thành thiếu nữ Một cái đẹp lạ kì giữa rừng sương Sapa Nụ cười của Di hiện ra như nắng xua tan cái giá lạnh nơi đồi núi hùng vĩ Nhưng nụ cười ấy không được bao lâu đã bị dập tắt Em bị “kéo”.Là “kéo vợ” - một phong tục của người Mông Cả chị Diễm cũng không ngờ đến sự việc này Nhưng em vẫn cương quyết, không chịu theo Vàng-người bắt em về làm vợ, mặc cho sự quyết liệt của nhà trai Vì Di biết lấy về rồi sẽ khổ Di rồi sẽ giống với mẹ em, chị gái em lấy chồng sớm, lấy chồng nát rượu, hay bị chửi bới Mẹ Say khi biết tin con gái mình bị bắt, bà rất lo lắng Bà thương Di vì cuộc đời khổ sở của bà đã khiến bà như vậy Bà không muốn Di cũng như bà Thực tâm bà vẫn mong Di lấy chồng khi đủ tuổi, đủ chín chắn Không dưới 10 lần khán giả đều thấy Di và mẹ Say cãi nhau "Mày không đem được cái vòng bạc về thì chết với tao", "Mày chỉ biết làm xấu hổ bố mẹ thôi, tự vác 2 khúc xương đặt lên xe người ta, giờ lại không muốn theo người ta về nhà", Thế nhưng cũng chính người mẹ đó đã an ủi chị Diễm khi chị khóc thương Di, chính người mẹ đó cũng không muốn con mình lấy chồng quá sớm, chính người mẹ đó bất chấp việc mình không biết chữ, dùng mọi bản năng và khả năng của một người mẹ để vào bệnh viện chăm Di sinh em bé trong giai đoạn đại dịch Chị Diễm cho biết: “Di sinh em bé đúng đợt dịch, bệnh viện không cho người nhà vào chăm Tuy không biết chữ, bằng cách thần kỳ nào đó, mẹ Say vào được bệnh viện, ký giấy tờ và xin được ở lại chăm sóc Di” Nếu nhìn bề ngoài, Những Đứa Trẻ Trong Sương là bộ phim tài liệu kể về cuộc sống của em bé vùng cao tên Di Em lớn lên trong sự thơ ngây, trong văn hóa của người Mông,tục bắt vợ, Về cơ bản, chất liệu phim tài liệu là một thứ chất liệu rất đời Phim có rất nhiều lớp lang: về áp lực xã hội, về quan niệm đối với người phụ nữ, về tư duy thế hệ, về chính quyền, về giáo dục, về văn hóa cộng đồng của người Việt, mà chính ra, những vấn đề trên có thể thấy rõ được sự tương đồng trong tất cả các dân tộc, các vùng miền Cho nên, nếu nói Những Đứa Trẻ Trong Sương là bộ phim kể về văn hóa vùng cao, hay nói về tục bắt vợ thì nó hoàn toàn không đúng Bộ phim như là cuốn nhật ký, lật giở từng trang của một em bé Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 đang tuổi ngây thơ, bỗng dưng ngơ ngác bước chân vào thế giới người lớn và sự đấu tranh của người trẻ về việc sống theo ý mình dù chính họ vẫn tồn tại một nỗi mơ hồ Mọi người nhìn Di, nhìn gia đình Di, nhìn nỗi băn khoăn của mẹ Say, nhìn cách chính quyền hay người ngoài can thiệp trong cuộc sống gia đình Di, có ai thấy sự đồng cảm trong thế giới mình đang sống Nghiêm túc thì sự giãy dụa của Di trong cái văn hóa của người Mông cũng không khác nhiều người giãy giụa trong văn hóa của người Kinh là mấy Vượt ra khỏi khuôn phép và lề lối xã hội để sống theo trái tim mình chưa hẳn sẽ mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng Đạo diễn Hà Lệ Diễm đã mất 3 năm để quay các cảnh nháp của bộ phim, và vì thế, hành trình lớn lên của Di cũng được ghi lại một cách chân thực Nhân vật hiện diện trên phim từ lúc là em bé chưa dậy thì, đi lượm củ, chơi đồ hàng cho đến khi dậy thì, bước chân vào mối quan hệ yêu đương nam nữ Cảm nhận thời gian trôi tuột qua kẽ tay, không bao giờ có thể quay lại được Như cách Di nói với Diễm, em ước được nhỏ lại Giây phút nhìn Di hồn nhiên bên các bạn, mình nhớ đến sự hồn nhiên của em mình, cảm thấy hối tiếc vì những năm tháng ngây thơ ấy, mình đã không ở bên cạnh em, và những ký ức xa xôi như những mảnh vỡ góp nhặt trong tiềm thức Di sẽ lớn lên và thành một người trưởng thành và Diễm muốn ghi lại ký ức tuổi thơ của các em, trước khi nó biến mất Về phần mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, văn hóa truyền thống trong phim cũng là điều làm nên sự đặc sắc của bộ phim Một người mẹ điển hình với những lời nói, bài học giáo dục con vô cùng sâu sắc, lời nói ý tứ và mang đậm sự ảnh hưởng của văn hóa và xã hội nơi chị sống, một người mẹ cho con quyền tự do lựa chọn, tự do yêu đương và phải có trách nhiệm về hành động của mình B Phương thức/kỹ thuật sáng tạo Nhận thức được thiết bị thu hình thu thanh ở đó, người xem cảm nhận được sự tách biệt của chị Diễm khi giữ mình ở vai trò người ghi lại câu chuyện và cảm xúc của Di Sự hiện diện (dù không trong khung hình) của người quay khiến người xem cảm nhận rõ được bức tường thứ tư đang ở đó, những thứ đang xảy ra chỉ là sau khung ảnh Sự xử lý tinh tế và cân bằng này giúp người xem không bị tác động quá nhiều bởi cách dẫn dắt của một người quay; đồng thời khiến những phân đoạn tâm sự, đối thoại giữa chị Diễm và các nhân vật trở nên mượt mà trong bối cảnh chung của câu chuyện Di rất hài hước, trẻ con nhưng cô bé cũng bị “cướp mất” tuổi thơ vì những tục lệ có phần “tàn bạo” với một đứa trẻ 16 tuổi - cái tuổi mà Di phải nhận lấy bài học về cái giá phải trả cho quyết định nhất thời của mình Khoảnh khắc mà chị Diễm vượt qua ranh giới của một người “bên lề”, rồi dừng lại và nhìn mọi thứ diễn ra rất ấn tượng Bởi Di đang giãy giụa (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) ở cột mốc của một đứa trẻ phải trưởng thành, và có lẽ, chị Diễm đã nhìn ra được điều đấy rồi chấp nhận để cô bé lớn trong đời sống và bối cảnh xã hội mà Di thuộc về C Lý tưởng thẩm mỹ tác giả muốn biểu thị là gì? Nhà làm phim Marya E Gates đã nhận xét rằng"Bộ phim gieo mầm cho kiểu tương lai mà Di khao khát nhưng không hứa hẹn với cô ấy hay với khán giả rằng liệu Di có thể đạt được những gì mình muốn hay không Bộ phim không phải sự phán xét đối với truyền thống của một dân tộc, đồng thời thể hiện được nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề Cuối cùng, Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 phim giống như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta rằng thế giới này tràn ngập những cô gái như Di và hy vọng rằng họ có thể có một tương lai tươi sáng hơn" Di không hối hận vì là một người Mông, chỉ là cách trở thành một người con gái, một người phụ nữ Mông thật khắc nghiệt Và có thể người xem sẽ ấn tượng với lời dặn dò của mẹ Di: “Di hãy nói với bạn đi tìm nắng của bạn, còn Di đi tìm nắng của Di, không có duyên thì không nên ở với nhau” Có lẽ Di sẽ trở thành một cô gái như đúng mong ước của mình Em đủ bình tĩnh, đủ mạnh mẽ, đủ chín chắn để hiểu được cuộc sống Phong tục, văn hoá là nền tảng, là nơi nuôi dưỡng suy nghĩ và sự nhạy cảm với thế giới xung quanh; nhưng nó không phải là 4 bức tường chặn lại những suy nghĩ tự do, ước mơ được đi học, được nhìn ngắm thế giới bên ngoài màn sương của Di Suy nghĩ và mong muốn của Di vẫn là thứ duy nhất em hoàn toàn sở hữu, chỉ cần em muốn là em có thể chạy Những tập quán cũ, lối sống cũ không níu chân, kề dao vào cổ bắt ta chịu đựng, nhưng có thể bào mòn những suy nghĩ nguyên bản và độc lập Di sống với trái tim và tinh thần đáng yêu, nên tâm trí em cũng khó bị khuất phục, và cũng sẽ khó có ai ép buộc được em phải bỏ học, hay bỏ nhà, hay bỏ tập quán Đạo diễn Diễm không chỉ đứng quan sát câu chuyện từ xa, mà gần như là có một kết nối chặt chẽ với tâm trạng của Di, thông qua những đối thoại nhỏ, sự giận dỗi với Di, hay phản ứng bất lực ở cuối phim Có thể thấy khát vọng của đạo diễn Hà Lệ Diễm về Di, về những đứa trẻ vùng cao, về một cuộc đời đáng sống, về sự tự do, về những bước chân muốn thoát ra khỏi màn sương mờ nơi vùng cao hùng vĩ, muốn ngắm nhìn thế giới sau màn sương, về những điều mình đáng có và cần có luôn cháy bỏng rực rỡ bên trong cô Giống như Đen Vâu hay ngân nga giữa núi rừng Tây Bắc rằng: “Trước khi con mắt ta ngày nào đó sẽ trở nên đục ngầu Trước khi ta hoá thành sương khói hay đám lá mục nâu Trước khi ngọn lửa ở trong lòng dần tàn Trước khi ta sống được trọn vẹn hết một vòng tuần hoàn Tận cùng thế giới là gì? Đâu có ai mà biết được Những hoá đơn và trách nhiệm làm giấc mơ ta khiếp nhược Ta không muốn những ngày trẻ trở nên gầy gò xanh xao Ta muốn là cánh chim nhỏ giữa bầu trời trong xanh chao…” Kết luận Có thể thấy, bất cứ thứ gì trong cuộc sống đều cũng có thể trở thành cái đẹp, từ "Thiên lý giang sơn đồ" tái hiện cảnh sông núi ngàn dặm hùng vĩ hay “Đêm Đầy Sao” mang vẻ đẹp ma thuật cho đến phim điện ảnh “Những đứa trẻ trong sương” với một hiện thực đa sắc màu và thậm chí là một xã hội bị tha hóa, thối nát trong “Số đỏ” cũng đều mang nét đẹp của Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w