CUỘC THI TÌM HIỂU 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ 70 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (0751954 – 0752024) CUỘC THI TÌM HIỂU 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ 70 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (0751954 – 0752024) CUỘC THI TÌM HIỂU 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ 70 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (0751954 – 0752024)
Trang 1TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
NHÀ MÁY Z121
-
ĐIỆN BIÊN PHỦ - KHÁT VỌNG NON SÔNG
CUỘC THI TÌM HIỂU
70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
VÀ 70 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ
(07/5/1954 – 07/5/2024)
Nhóm tác giả: Trần Thanh Huyền, Lê Đức Trọng
Ngày, tháng, năm sinh:
Cấp bậc:
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Chi Đoàn A9 – Liên Chi Đoàn XN2
Trang 2BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
VÀ 70 NĂM NGÀY KÍ HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ
(07/5/1954 – 07/5/2024)
Đơn vị dự thi: Chi đoàn A9 – Liên Chi Đoàn XN2
ĐIỆN BIÊN PHỦ
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN CƠ SỞ Z121
*****
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Ðiện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là bản hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh
Ðã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng ấy vẫn luôn vang vọng và là động lực để tiếp thêm sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đưa đất nước phát triển đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Hòa chung vào không khí tưng bừng nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến tranh Việt Nam, tuổi trẻ Z121 tự hào, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động do Đoàn cơ sở Z121 khởi sướng Trong đó cuộc thi tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ đang được rất nhiều đoàn viên thanh niên quan tâm và hưởng ứng Đây là một cơ hội để cho các bạn trẻ, các thế hệ tương lai có thể hiểu hơn về cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của mà chúng ta phải đánh đổi bằng xương máu của rất nhiều chiến sỹ mới có thể giành được Từ đó chi đoàn phân xưởng A9- Liên chi đoàn Xí nghiệp II đưa đến cuộc thi “ Tìm hiểu về
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký hiệp định
Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt nam” một góc nhìn mới về chiến dịch Điện Biên Phủ, một góc nhìn khách quan, cùng với những cảm xúc chân thực sau khi được tìm hiểu sâu hơn về chiến dịch lịch sử, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Trong bài viêt này chúng tôi mạnh dạn đưa vào những thông tin lịch sử để các bạn đọc là đoàn viên thanh niên, các bạn trẻ có cơ hội hiểu hơn và nắm rõ hơn và càng tự hào hơn về một Điện Biên Phủ vang vọng non sông, chấn động địa cầu!
Trang 4Chiến dịch Điện Biên Phủ
Và những con số biết nói
Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc trung tâm phòng ngự của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Ảnh trích từ tác phẩm của đạo
diễn Roman Karmen)
Thời gian:13 tháng 3 – 7 tháng 5 năm 1954 (1 tháng, 3 tuần và 3 ngày) Địa điểm: 21°23′13″B 103°0′56″Đ -Thung lũng Mường Thanh, Điện Biên Phủ
Kết quả: Thắng lợi quyết định của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hiệp định Genève được ký kết, Pháp trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương
Tham chiến
Liên hiệp Pháp
Pháp
Quốc gia Việt Nam
Không chính thức:
Hoa Kỳ
CIA
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Minh
Cố vấn quân sự:
Trung Quốc Đông Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Christian de Castries
André Trancart
Hồ Chí Minh
Võ Nguyên Giáp
Trang 5Jules Gaucher †
Pierre Langlais
André Lalande
Charles Piroth †
Chu Văn Tấn Hoàng Văn Thái
Lê Liêm Trần Đăng Ninh
Lê Trọng Tấn Chu Huy Mân Vương Thừa Vũ Hoàng Minh Thảo
Lê Quảng Ba Song Hào
Lực lượng
- 16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ
binh, pháo binh, 1 đại đội xe tăng,
1 phi đội máy bay
- Quân số 10.814 người, sau tăng
viện 4.291 người Cao điểm lên
tới khoảng 16.200 người
- 3.000 PIM (culi) vận tải hậu cần
30.000 quân nhân kỹ thuật chuyên
vận hành lực lượng không quân
Pháp đóng ở các sân bay quân sự
tại vùng đồng bằng Bắc Bộ (như
sân bay Gia Lâm, sân bay Cát Bi,
sân bay Đồ Sơn, )
- Khoảng 420 máy bay các loại
yểm trợ, thả tổng cộng 7.000 tấn
hàng và 5.000 tấn bom
- Pháo binh bắn yểm trợ hơn
110.000 viên đạn pháo cỡ 105mm
10 xe tăng
37 phi công Mỹ
- 10 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh và pháo binh
- Quân số 53.800, sau tăng viện thêm khoảng 8.000 người
- 261.451 dân công vận tải hậu cần
- Pháo binh bắn yểm trợ tổng cộng khoảng 17.500 viên đạn pháo cỡ 105mm
Thương vong và tổn thất
Trang 61.747 - 2.293 tử trận,
1.729 mất tích,
5.240 - 6.650 bị thương,
11.721 bị bắt
Hoa Kỳ: 2 phi công thiệt mạng
Tổng cộng: ~18.000 thương vong
10 xe tăng, hàng trăm xe vận tải bị
phá hủy hoặc bị thu giữ
62 máy bay bị bắn rơi, 186 máy bay
bị hư hại
4.020 tử trận,
792 mất tích, 9.118 bị thương
Tổng cộng: ~14.000 thương vong
Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam Dài
15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng
do người Thái cầy cấy quanh năm Ở đó, có một sân bay dã chiến nhỏ đã
bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời khỏi Đông Dương vào năm 1945, nằm dọc theo sông Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía tây, cách Lai Châu 80 km về phía nam Xung quanh là núi đồi trập trùng, rừng cây bao quanh Nó dễ dàng trở thành nơi ẩn náu dễ dàng cho quân du kích Tướng Cogny nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là một
căn cứ bộ binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa
khoá" của Thượng Lào
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công Theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh
sẽ bị nghiền nát tại đó Nhưng điều đó không thể xảy ra bởi lễ thực dân Pháp đã hoàn toàn thất thủ ở Điện Biên Phủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã đề ra những giải pháp quyết đoán và đầy sáng tạo Một mặt, Hồ chủ tịch động viên nhân dân và các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc ra sức tiết kiệm lương thực để đóng góp ngay tại chỗ Mặt khác, Hồ chủ tịch lại động viên dân công phối hợp với công binh ra sức đẩy mạnh việc làm đường, sửa đường, huy động tối đa các phương tiện vận chuyển như: xe ngựa, xe đạp thồ, thuyền bè nhằm giảm đến mức tối đa lượng lương thực, thực phẩm bị tiêu thụ dọc đường vận chuyển do phải đưa từ xa tới
Số dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên, đã cần tới 14.500 người Thời gian tiến hành từ tháng 12 năm 1953 Trong giai đoạn chuẩn bị, các
Trang 7lực lượng cầu đường đã làm mới 89 km và sửa chữa nâng cấp được 500 km đường
Lần đầu tiên xe cơ giới đã được huy động hàng loạt để chở số lượng lớn người và phương tiện để tiếp cận chiến trường Toàn bộ 16 đại đội xe ô tô vận tải (534 xe) của Tổng cục Cung cấp đã được sử dụng (tuyến chiến dịch
sử dụng 446 xe); có thời gian còn được tăng cường 94 xe của các các đơn
vị binh chủng
Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp 5 lần số bộ đội chủ lực) và được tổ chức biên chế như quân đội
Một trong những lực lượng quan trọng phục vụ hậu cần cho chiến dịch
là đội xe thồ trên 2 vạn người, với năng suất tải mỗi xe chở được 200–
300 kg, kỷ lục lên đến 352 kg (người đó là ông Ma Văn Thắng, chỉ huy đội dân công hơn 10 người ở Thanh Ba (Phú Thọ) Hiện nay, tại Bảo tàng Lịch
sử Quân sự Việt Nam có trưng bày chiếc xe đạp thồ của ông Thắng) Xe thồ được cải tiến có thể cho năng suất chở hàng cao hơn gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ Đồng thời, xe thồ cũng làm giảm được mức tiêu hao gạo
ăn dọc đường cho người chuyên chở Ngoài ra, xe thồ còn có thể hoạt động tốt trên cả những tuyến đường ghồ ghề, sình lầy, lắm bùn đất mà ô tô không thể đi được Chính phương tiện vận chuyển thô sơ này đã gây nên sự bất ngờ lớn ngoài tầm dự tính của các chỉ huy Pháp, làm đảo lộn toàn bộ những tính toán, dự đoán trước đây của Pháp khi cho rằng Việt Minh không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được
Để bảo đảm giao thông thông suốt, Bộ chỉ huy Chiến dịch đã sử dụng 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 mm, các tiểu đoàn súng máy 12,7mm bắn máy bay; 4 tiểu đoàn công binh cùng hàng vạn dân công bám các trục đường để sửa chữa cả ngày lẫn đêm Từ tuyến trung tuyến trở lên đã sửa được 308 km đường ô tô, làm mới 63 km đường kéo pháo, phá 102 thác để tổ chức vận tải thủy trên sông Nậm Na Tổng khối lượng đào đắp lên tới 35.000m3 đất, 15.000m3 đá, phá hàng ngàn quả bom nổ chậm Vì vậy, trong suốt Chiến
dịch “ hiếm có đoạn đường nào bị đứt quá 24 giờ Hơn nữa, trong thời
gian đường bị cắt đứt, việc vận chuyển vẫn được tiếp tục bằng cách chuyển tải hoặc đi vòng đường khác”[20]
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về sau nhận xét: "Thực tế kinh nghiệm này
của chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành truyền thống chiến đấu dùng thô sơ đánh hiện đại của quân đội ta trong suốt chiều dài chống Mỹ cứu nước" Còn tướng Paul Ély, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp khi
diễn ra trận Điện Biên Phủ, sau này nhận định: "Một lần nữa, kỹ thuật lại
bị thua bởi những con người có tâm hồn và một lòng tin"
Trang 8Kéo pháo vào trận địa
Chiến dịch diễn ra trong 56 ngày đêm nhưng các trận đánh không diễn
ra liên tục, vì QĐNDVN có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công liên tục mà chia thành các đợt tiến công Sau mỗi đợt lại tổ chức lại
quân số, bổ sung hậu cần
Đợt 1: Đợt 1 từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 17 tháng 3, QĐNDVN tiêu diệt
phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm
Bản đồ đợt 1 chiến dịch
Trang 9Đợt 2: Đợt 2 của chiến dịch diễn ra từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30
tháng 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh phân khu trung tâm và đặc biệt
là dãy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm
Phân khu trung tâm của Pháp cuối tháng 3-1954
Quân Pháp bị vây hãm trong chiến hào
Pháo cao xạ 37mm và súng máy phòng không 12,7mm
của QĐNDVN tại bảo tàng Điện Biên Phủ
Trang 10Đợt 3: Đợt 3 của chiến dịch diễn ra từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 7 tháng
5, QĐNDVN đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại
Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung
bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm
Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm đầu hàng
17 giờ 30, Đại đoàn 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu trung
tâm đã đầu hàng Đã bắt được tướng Đờ Cát"
Trang 11Đài tưởng niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư
khen: "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái
gửi lời ngợi khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch Chúng ta kiên quyết kháng chiến để giành độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn "
Hiệp định Genève, chấm dứt chiến tranh tại 3 nước Đông Dương
Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng
5 năm 1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương
Trận Điện Biên Phủ được coi là một trong những trận đánh được phân tích tỉ mỉ nhất trong lịch sử Thắng lợi quyết định của lực lượng Việt Minh dưới quyền Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch ác liệt đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh Đông Dương, chính trận chiến này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia thuộc địa đầu tiên tại châu Á dùng vũ lực buộc quân đội một nước phương Tây rút về nước, giành được độc lập, được xem là một đòn giáng mạnh vào nước Pháp nói riêng và thế giới phương Tây nói chung
Trang 12Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trải qua “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non; gan không núng; chí không mòn”, ngày 07 tháng 5 năm 1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã hiên ngang tung bay trên nóc hầm Đờ Ca-xtơ-ri, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử dân tộc ta cũng như làm thay đổi lịch sử thế giới
Đây là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại Hồ Chí Minh Đó là thắng lợi của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, của ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trên thế giới và của lương tri thời đại Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam; đồng thời là một sự kiện quan trọng báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”; của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần
Trang 13độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đồng thời, là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân, dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa mang tầm thời đại sâu sắc, làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác-xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tại Lễ kỷ niệm 10 năm chiến thắng
“chấn động địa cầu” ngày 07/5/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào Sổ cảm tưởng của Bảo tàng Điện Biên Phủ: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định bị thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công” Còn trong bài “Nhân ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ” (ký bút danh Chiến Sĩ) đăng trên Báo Nhân dân, Bác viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn…Với tinh thần quyết chiến quyết thắng của Điện Biên Phủ, từ nay về sau nhân dân miền Nam chắc sẽ thắng lợi hơn nữa Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi,
là niềm tự hào dân tộc Tinh thần của Chiến thắng vĩ đại này đã được quân
và dân ta tiếp nối, phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lập lên những chiến công hiển hách, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa
Đây cũng là chiến thắng quyết định thắng lợi của Đảng ta trên mặt trận ngoại giao, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, vị thế ngày càng cao của đất nước trên con đường hội nhập quốc tế đã khẳng định tầm vóc, ý nghĩa và giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là một mốc son lịch sử chói lọi, để lại những bài học quý, sống động, tiếp tục soi sáng con đường cách mạng Việt NamNhững bài học đó không những có giá trị trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt