1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống trà hoa vàng quảng ninh (camellia spp ) bằng phương pháp giâm hom

85 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Kỹ Thuật Nhân Giống Trà Hoa Vàng Quảng Ninh (Camellia Spp.) Bằng Phương Pháp Giâm Hom
Tác giả Nông Thị Ánh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Sỹ Trung
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Cây Trà hoa vàng là dược liệu quý, song những năm gần đây loài cây này ở Quảng Ninh bị khai thác quá mức do thương lái mua tận diệt làm cây giống với giá cao nên các quần thể trà trong t

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ ÁNH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TRÀ

HOA VÀNG QUẢNG NINH (CAMELLIA SPP.)

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ ÁNH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TRÀ

HOA VÀNG QUẢNG NINH (CAMELLIA SPP.)

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Ngành: Lâm học

Mã số: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Trung

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nông Thị Ánh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS Lê Sỹ Trung đã trực tiếp tận tình hướng dẫn

và dành nhiều công sức giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm nghiệp, các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ khoa học Thái Dương, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là cô ThS Trần Thị Doanh - Giám đốc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện các thí nghiệm và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới quý cơ quan, gia đình, bạn bè và những người thân luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu Mặc dù đã cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ

và mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nông Thị Ánh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

THESIS ABTRACT xi

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học 2

4 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Nguồn gốc Trà hoa vàng 4

1.2 Đặc điểm hình thái thực vật học Trà hoa vàng 5

1.3 Đặc điểm phân bố Trà hoa vàng 9

1.4 Những nghiên cứu trên Thế giới 11

1.5 Những nghiên cứu ở Việt Nam 12

1.6 Một số nghiên cứu về Trà hoa vàng tại Quảng Ninh 15

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

2.3 Nội dung nghiên cứu 20

2.4 Phương pháp nghiên cứu 20

Trang 6

2.4.1 Phương pháp thu thập mẫu, mô tả đặc điểm hình thái 20

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu nhân giống vô tính in vivo cây Trà hoa vàng

thu thập tại Quảng Ninh 21

2.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 29

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Đặc điểm hình thái thực vật cây Trà hoa vàng tại Quảng Ninh 31

3.1.1 Thân cây Trà hoa vàng 32

3.1.2 Lá cây Trà hoa vàng 34

3.1.3 Hoa cây Trà hoa vàng 36

3.1.4 Quả cây Trà hoa vàng 37

3.1.5 Rễ cây Trà hoa vàng 37

3.1.6 Đặc điểm sinh cảnh nơi cây Trà hoa vàng phân bố 38

3.2 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Trà hoa vàng bằng phương pháp

giâm hom 39

3.2.1 Ảnh hưởng biện pháp xử lý thuốc đến tỷ lệ sống của hom Trà hoa vàng 39

3.2.2 Ảnh hưởng giá thể đến tỷ lệ sống của hom Trà hoa vàng 41

3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ chất NAA đến khả năng ra rễ của hom

Trà hoa vàng 43

3.2.4 Ảnh hưởng nồng độ chất IBA đến khả năng ra rễ của hom Trà hoa vàng 46

3.2.5 Ảnh hưởng của chế phẩm ABT đến tỷ lệ hom giâm tạo chồi 48

3.2.6 Ảnh hưởng của kích thước vị trí hom giâm đến khả năng ra rễ

và bật chồi của hom Trà hoa vàng 51

3.2.7 Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến khả năng ra rễ của hom Trà hoa vàng 52

3.2.8 Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của cây con

trong giai đoạn vườn ươm 55

Trang 7

3.2.9 Ảnh hưởng của số lần bón phân đến sinh trưởng của cây giống

trong vườn ươm 57

3.2.10 Ảnh hưởng của thời gian đảo bầu đến sinh trưởng của cây giống

trong giai đoạn vườn ươm 59

3.3 Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống trà hoa vàng, sơ đồ quy trình kỹ thuật

nhân giống cây Trà hoa vàng Quảng Ninh 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

1 Kết luận 62

2 Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHẦN PHỤ LỤC 68

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt (tiếng Anh)

AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism BLAST Basic Local Alignment Search Tool

Trang 9

Ki Kinetin

LSD0.05 Least significant different 5%

NCBI National Center for Biotechnology information

RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism

α – NAA Axit α - naphtyl axetic

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Danh sách 6 mẫu giống Trà hoa vàng dung trong đánh giá đặc điểm

hình thái thực vật 31

Bảng 3.2 Chiều cao vút ngọn bình quân cây Trà hoa vàngcủa 6 tuyến điều tra 32

Bảng 3.3 Đường kính gốc bình quân cây Trà hoa vàngcủa 6 tuyến điều tra 34 Bảng 3.4 Các chỉ tiêu về lá cây Trà hoa vàng của 6 tuyến thu thập 35

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý đến tỷ lệ sống củahom Trà

hoa vàng 40

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của hom Trà hoa vàng 42

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của NAA đến tỷ lệ ra rễ của hom Trà hoa vàng 44

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễcủa hom Trà

hoa vàng 47

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của chế phẩm ABT đến tỷ lệ hom giâm tạo chồi 49

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của kích thước vị trí hom giâm đến khả năng ra rễ và bật chồi của hom Trà hoa vàng 51

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến khả năng ra rễ củahom Trà

hoa vàng 53

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng của cây con Trà hoa vàng trong giai đoạn vườn ươm 55

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của số lần bón phân đến sinh trưởng của cây Trà hoa vàng trong vườn ươm 57

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của thời gian đảo bầu đến sinh trưởng của cây giống trong giai đoạn vườn ươm 59

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đặc điểm hoa, quả cây Trà hoa vàng thu thập tại tuyến số 2,

xã Đạp Thanh, huyện Ba chẽ, tỉnh Quảng Ninh 37

Hình 3.2 Quá trình chuẩn bị cành và hom giâm cho thí nghiệm 41

Hình 3.3 Quá trình chuẩn bị giá thể giâm cho thí nghiệm 43

Hình 3.4 Ảnh hưởng của chế phẩm giâm cành đến khả năng ra rễ,

bật chồi của hom giâm 50

Hình 3.5 Ảnh hưởng của kích cỡ cành đến quá trình ra rễ

và bật chồi của hom giâm 52

Hình 3.6 Ảnh hưởng thời vụ tới quá trình ra rễ và bật chồi của hom giâm 55

Hình 3.7 Ảnh hưởng của chế độ che sang tới quá trình sinh trưởng

của hom giâm 57

Hình 3.8 Sơ đồ quy trình nhân giống invivo cây trà hoa vàng Quảng Ninh 62

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Nông Thị Ánh

Tên luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Trà hoa vàng Quảng Ninh

(Camellia spp.) bằng phương pháp giâm hom

Ngành khoa học của luận văn: Lâm học Mã số: 8.62.02.01 Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được loại hom, kích thước hom, thời vụ giâm

hom và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng cho tỷ lệ hom giâm bật chồi và ra

rễ cao nhất trên trà hoa vàng (Camellia spp.) tại tỉnh Quảng Ninh

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp kế thừa kết hợp với bố trí

thí nghiệm tại vườn ươm ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Các thí nghiệm được về loại hom, kích thước hom, mùa giâm hom, nồng độ thuốc kích thích sinh trưởng được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp với

số mẫu là 30 bầu/1 công thức thí nghiệm Thời gian theo dõi được thực hiện theo quy định 15 ngày/1 lần Số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê trong lâm nghiệp

Kết qủa chính và kết luận

- Đã xác định sơ bộ mẫu các mẫu giống trà thu thập tại Quảng Ninh thuộc

chi Camellia spp Kết hợp các kết quả thu được từ phân tích đánh giá đặc điểm

hình thái; các mẫu giống trà hoa vàng có sự tương đồng cao về kiểu hình giữa

các mẫu giống

- Đã hoàn thiện kỹ thuật sản xuất cây giống trà hoa vàng bằng kỹ thuật giâm hom, trong đó đã sử dụng hom giống bánh tẻ trên cây trà hoa vàng mẹ thành thục trồng tại Quảng Ninh với giá thể đất đồi tầng B cho kết quả giâm tốt nhất

- Thuốc IBA ở nồng độ 1g/l cho tỷ lệ hom sống và ra rễ cao nhất so với các công thức đối chứng Vụ Thu là thời điểm thuận lợi cho sự tái sinh của cành giâm với tỷ lệ hom ra rễ đạt 92,5%, tỷ lệ bật chồi là 90,6% sau 90 ngày giâm hom là vụ thu

Trang 13

THESIS ABTRACT Master of Science: Nong Thi Anh

Thesis title: Research on propagation techniques of Quang Ninh yellow

camellia (Camellia spp.) by cuttings method

Major: FORESTRY Code: 8.62.02.01

Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

Forestry - Thai Nguyen University

Objectives of the study: Determining the type of cuttings, cutting size,

cutting season and growth regulator concentration gives the highest rate of

budding and rooting cuttings on Camellia spp in Quang Ninh province

Materials anh Method: Using inheritance method combined with

experimental arrangement at the nursery in Quang Yen town, Quang Ninh province Experiments on cuttings type, cutting size, cutting season, growth stimulant concentration were arranged in a completely randomized block, 3 repetitions with a sample number of 30 bulbs/1 experimental formula Monitoring time is carried out according to regulations every 15 days Data

are collected and processed according to statistical methods in forestry

Main findings and conclusions:

- Preliminary identification of tea varieties collected in Quang Ninh

belonging to the genus Camellia spp Combine results obtained from analysis

and assessment of morphological characteristics; The yellow camellia varieties have high phenotypic similarities between the varieties

- Completed the technique of producing yellow camellia seedlings using the cutting technique, which used cuttings of banh te seeds on mature mother yellow camellia plants grown in Quang Ninh with B-layer hill soil substrate for good results best cuttings

Trang 14

- IBA drug at a concentration of 1g/l gives the highest rate of survival and rooting cuttings compared to control formulas The Fall season is a favorable time for the regeneration of cuttings with the rate of rooted cuttings reaching 92.5% and the rate of budding being 90.6% after 90 days of cuttings

in the fall season

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trà hoa vàng là một loài cây có tên khoa học là Camellia spp., thuộc họ

chè (theaceae), là loài thực vật quý hiếm có giá trị dược liệu và có tác dụng làm cảnh được người dân ưa chuộng Không giống như các loại trà khác, bên cạnh các công dụng của lá trà thì hoa của loài cây này là bộ phận rất có giá trị bởi nó chứa nhiều hoạt chất dược học mang ý nghĩa thực tiễn Cho đến này, trên thế giới, Trà hoa vàng chỉ được tìm thấy ở một số vùng của Trung Quốc

và Việt Nam Ở Trung Quốc, trà hoa vàng được xếp vào loài được bảo tồn cấp 1 (theo phân loại 8 cấp) Giá trị dược học của cây Trà hoa vàng đã được giới khoa học quan tâm và khẳng định từ lâu Giống như các loại trà khác, các nguyên tố như vi lượng Se, Ge, Mo, Mn, Zn trong trà có tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh như: kiết lị, rửa vết thương, lở loét Các thử nghiệm trong những năm gần đây về các hoạt chất dược lý trong trà hoa vàng

đã được thực hiện trên động vật và đã cho kết quả hết sức tích cực Những nghiên cứu được thí nghiệm trên chuột cho thấy, các dịch chiết từ lá và hoa trong cây Trà hoa vàng có khả năng ức chế tế bào tiền ung thư ở gan của chuột (Li et al., 2007) Ngoài ra các nghiên cứu khác của Chen et al., (1993) và Qin et al., (2008) cho thấy các hoạt chất trong trà hoa vàng có tác dụng giảm lipid máu đáng kể, rất tốt cho người bị huyết áp cao vì khả năng làm hạ và điều hòa huyết

áp Trà hoa vàng so với các loại trà khác có chứa các hợp chất chống oxy hóa polyphenol là cao hơn (Qin et al., 2008) Các polyphenol, flavonoid, polysaccharide trong trà hoa vàng có tác dụng chống viêm, chống quá trình oxi hóa, ức chế ung thư gan, điều hòa lipid huyết thanh, giảm và kích thích ăn ngon miệng và hơn hết là không có tác dụng phụ (Chen et al., 2009)

Cây Trà hoa vàng là dược liệu quý, song những năm gần đây loài cây này ở Quảng Ninh bị khai thác quá mức do thương lái mua tận diệt làm cây giống với giá cao nên các quần thể trà trong tự nhiên còn rất ít, phân bố hẹp

Trang 16

và có nguy cơ biến mất khỏi tự nhiên Với thực trạng này quần thể trà hoa vàng đang đứng trước nguy cơ mất khả năng phục hồi Do vậy, việc xây dựng quy trình nhân giống phục vụ nuôi trồng và bảo tồn trà hoa vàng phân bố tại Quảng Ninh là rất cần thiết

Hiện nay, việc sử dụng biện pháp nhân giống bằng phương pháp giâm hom cây Trà hoa vàng là lựa chọn thiết thực, có thể khắc phục được những tồn tại trên đồng thời làm cơ sở cho ứng dụng trong nhân giống ở quy mô lớn cung cấp ra thị trường phục vụ nhu cầu trồng trà tại địa phương, góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn gen trà hoa vàng quý, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Xuất phát từ thực tiễn, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân

giống Trà hoa vàng Quảng Ninh (Camellia spp.) bằng phương pháp giâm hom” làm cơ sở khoa học góp phần bảo tồn và phát triển loài cây này tại khu vực nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng cho tỷ lệ hom giâm bật chồi và ra rễ cao nhất trên trà hoa vàng

(Camellia spp.) Quảng Ninh

- Xác định được loại hom, kích thước hom phù hợp cho tỷ lệ hom giâm

sống cao nhất trên Trà hoa vàng (Camellia spp.) Quảng Ninh

- Xác định được thời vụ giâm hom cho tỷ lệ sống cao nhất trên Trà hoa

vàng (Camellia spp.) Quảng Ninh

- Hoàn thiện các kỹ thuật trong quy trình sản xuất cây giống Trà hoa

vàng (Camellia spp.) Quảng Ninh bằng phương pháp giâm hom

3 Ý nghĩa khoa học

Góp phần hoàn thiện, nâng cao kỹ thuật nhân giống Trà hoa vàng

(Camellia spp.) Quảng Ninh bằng phương pháp giâm hom

Trang 17

4 Ý nghĩa thực tiễn

Là tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo, nghiên cứu và sản xuất cây giống trà hoa vàng bằng phương pháp giâm hom tại tỉnh Quảng Ninh và các địa phương có cây Trà hoa vàng phân bố

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nguồn gốc Trà hoa vàng

Chi Camellia được mô tả là dạng cây bụi là chi thực vật có hoa thuộc họ Theaceae và có nguồn gốc từ Đông Á Theo Linnaeus chi Camellia được đặt

theo tên của nhà truyền giáo dòng Kamel, một nhà thực vật học và tu sĩ, người đầu tiên trồng hoa hồng Nhật Bản ở châu Âu Năm 1735, trong hệ thống phân loại Naturae, Linnaeus đã đặt tên cho loài thực vật được tìm thấy ở Nhật Bản

Camellia tsubaki là tsubaki và sau đó gọi nó là Camellia japonica trong cuốn sách “Giống loài thực vật”, nó được coi là loài trà đầu tiên trong chi Camellia

này không đồng đều Một số loài, chẳng hạn như C japonica và C lancelolata

có nguồn gốc từ Philippines, Nhật Bản và Indonesia

Theo Nguyễn Duy Chính (2005), về chi trà Camellia có nguồn gốc ở vùng

nhiệt đới và cận nhiệt đới (subtropical) tại Ðông và Nam Châu Á - chủ yếu là Trung Hoa, Hải Nam, Ðài Loan và Ðông Nam Á - thuộc họ trà (tea plant) có tên

khoa học là Theaceae với nhiều loài và mỗi loài có nhiều biến thể khác nhau

Theo các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Việt Nam gồm Nguyễn Duy Chính (2005), Lê Quốc Doanh (2006), Trần Ninh và Hakoda

(2009), Nguyễn Hữu La (2011), chi Camellia có nguồn gốc thuộc vùng

Assam, Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam - Trung Quốc, Bắc Việt Nam và

Trang 19

Thái Lan Từ đó chia thành hai nhánh, một nhánh hướng Nam và một nhánh hướng về phía Bắc, lấy Vân Nam - Trung Quốc làm trung tâm Điều kiện khí hậu ở đây được cho là thích hợp cho cây trà phát triển quanh năm (Lê Quốc Doanh, 2006; Nguyễn Hữu La, 2011) Số lượng loài còn tồn tại trong chi

Camellia vẫn còn gây tranh cãi: 82 loài được Sealy mô tả vào năm 1958

(Sealy, 1958) và 200 loài sau đó được mô tả bởi Zhijian et al., (1988) và gần đây

hơn vào năm 2002 Mondal đã mô tả và phân loại trên 325 loài (Mondal, 2002)

1.2 Đặc điểm hình thái thực vật học Trà hoa vàng

Chi Camellia được phân loại như sau trong hệ thống phân loại thực vật:

Vị trí phân loại (Sách đỏ IUCN, 2015.1)

Đặc điểm thực vật học của chi Camellia được mô tả là cây có lá xanh

quanh năm, dạng cây bụi mọc thấp, cao khoảng 3 đến 4 mét, thân nhẵn, lá hình bầu dục sáng bóng hoặc hơi tròn, mép có răng cưa, hoa mọc ở trên đầu cành hay nách ngang lá, có màu đỏ, trắng, vàng, tía (Nguyễn Duy Chính, 2005)

Theo những nghiên cứu của Chang and Bartholomew (1984) chi

Camellia là cây bụi thường xanh, có thể cao tới 7,5m, chiều cao trung bình thường 2 - 3,5m, chiều rộng tán trung bình 2 - 3m, lá có màu xanh đậm dài 10cm, hoa có nhiều màu từ trắng, đỏ, hồng, vàng, có đường kính từ 7 - 14cm thường nở từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau, được thụ phấn chủ yếu nhờ ong Lá

có cuống, mép lá thường có răng cưa, gân đối xứng, có lông, lá rụng liên tục Hoa lưỡng tính có 2 - 12 cánh hoa xếp thành 2 - 6 hàng, hạt hình cầu hoặc hình đa giác

Trang 20

Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) miêu tả trong sách các loài trà Vườn

quốc gia Tam Đảo, đặc điểm hình thái của chi trà Camellia được miêu tả chi

tiết như sau:

* Đặc điểm dạng sống: Chi Camellia là những loài cây bụi có thân gỗ

nhỏ, lá xanh quanh năm, các loài có dạng bụi như Camellia gilberti, C

sinensis var sinensis, một số loài khác có hình dạng thân gỗ nhỏ như C

amplexicaulis , C crassiphylla, C hakodae, C hirsuta, C petelotii, C phanii,

C tienii, một số loài có hình dạng thân gỗ trung bình như C kissi, C sinensis

var assamica Các loài Camellia amplexicaulis, C crassiphylla và C hakodae

không có lông, có chồi và cành non nhẵn Lớp lông dày trên chồi và cành non

là loài Camellia caudata, C hirsuta và C vietnamemsis, ở loài Camellia

gilbert có lông thưa hơn Trong chi Camellia các cành già trưởng thành của các loài trà đều nhẵn và không có lông

* Đặc điểm hình thái lá: Các loài trà trong chi Camellia có lá mọc so le,

hầu như không có lá kèm Các loài phần lớn có cuống lá ngắn, trên mặt cuống

có gân lõm sâu Chiều dài của cuống lá thay đổi từ 2 mm đến 25 mm Cuống

lá ngắn 2 mm thường thấy ở loài Camellia caudate; cuống lá dài tới 25 mm là phổ biến ở loài Camellia crassiphylla Cuống lá đều nhẵn ở hầu hết các loài thuộc chi trừ một số loài có lông với mức độ khác nhau gồm Camellia

caudata, C hirsute, C pubicosta và C vietnamensis Phiến lá của hầu hết các

loài đều có hình bầu dục, hình thuôn trứng hay hình trứng ngược Chóp lá của các loài thường tù hoặc nhọn, nhiều loài có đuôi lá

Gốc lá có hình nêm hẹp, các loài C petelotii, C tamdaoensis và

Camellia caudate có hình nêm rộng; ở các loài C crassiphylla, C hirsuta gốc

lá hình gần tròn hoặc ở loài Camellia amplexicaulis và C tienii có tai ôm lấy

cành Kích thước của phiến lá có sự khác nhau rất lớn giữa các loài trong chi,

từ 5,5 x 2,5 cm là kích thước phổ biển của loài Camellia caudata những loài

Camellia amplexicaulis và C tienii lá có kích thước lớn phổ biến là 26 x

Trang 21

12cm; còn ở hầu hết các loài chiều dài lá dao động trong khoảng 10 - 20cm Tuy nhiên, cùng một loài thì kích thước và hình dạng lá phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh Trong những điều kiện sinh thái khác nhau, thì hình dạng và kích thước lá của nó cũng có thể rất khác nhau cùng một loài

Mép lá của tất cả các loài trà trong chi Camellia đều có răng cưa và hình thái của răng cũng có sự khác nhau tùy theo loài trong chi, Camellia có răng cùn Răng nhỏ, dày và nhọn ở Camellia amplexicaulis, C hakodae và C

rubriflora Chất lá giữa các loài cũng có sự khác nhau, ta gặp với thể dạng da

mỏng ở Camellia caudata, trong khi C gilberti và C pubicosta chúng tương đối dày, đến đanh và dày ở C hakodae và Camellia crassiphylla Với hình

thái trên mặt lá thường xanh đậm, bóng và không có lông gặp ở các loài

Camellia crassiphylla, C hakodae và C phanii, ta gặp có phủ ít lông dọc theo gân chính ở các loài C hirsuta, Camellia caudata, C kissi, fcC vietnamensis

Hình thái lá mặt dưới thường xanh hơi vàng, màu xanh sáng và nhẵn ta gặp ở

loài Camellia furfuracea, C tamdaoensis hoặc có lông ta gặp ở các loài

Camellia gilberti, C hirsuta, C rubriflora, C sinensis var assamica Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) ở mặt dưới lá các loài có hoa màu vàng thường

có nhiều điểm tuyến màu đen Gân giữa luôn nhìn thấy rõ, thường thì lõm sâu

ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới như ở các loài C vietnamensis, Camellia

kissi, nhưng gân chính và gân bên thường không nhìn thấy rõ

* Đặc điểm hình thái hoa: Trong chi Camellia hoa của các loài trà thuộc

loại hoa đều và lưỡng tính Camellia furfuracea có hoa mọc đơn độc hoặc tập hợp thành cụm 2 - 5 hoa ở đầu cành hay nách lá như ở các loài Camellia

amplexicaulis và C gilberti Các loài khác nhau kích thước hoa là khác nhau, đường kính hoa của Camellia gilberti là khoảng 1cm, trong khi hoa của

Camellia hakodae có đường kính khi nở là 6 - 8cm Theo mô tả của Trần

Ninh và Hakoda (2009) tất cả hoa Camellia đều có cuống, một số loài cuống hoa ngắn nên trông dường như không cuống (Camellia furfuracea) Chiều dài

Trang 22

cuống hoa thường dao động khác nhau từ 4 đến 8 mm một số có trường hợp

chiều dài cuống hoa lên tới 10-15 mm như ở loài Camellia amplexicaulis, C

phanii và C tienii. Hơn nữa cánh hoa cũng thay đổi số lượng từ 4 đến 19 ở

các loài khác nhau là khác nhau Loài Camellia gilberti với 4 cánh hoa, loài

Camellia phanii có tới 14-19 cánh Số lượng cánh hoa các loài khác có thay đổi từ 5 đến 14 Không chỉ xảy ra sự dao động ở các loài khác nhau mà ngay trên cùng cá thể của một loài cũng có thể xảy ra nên trong phân loại con số này không có ý nghĩa đặc biệt (Trần Ninh và Hakoda, 2009) Theo như Trần Ninh miêu tả phần gốc của cánh hoa sẽ hợp nhau thành ống Bộ nhị gồm nhiều nhị có số lượng từ 20 đến 250 và thường ngắn hơn cánh hoa Các loài hầu hết bộ nhụy gồm 3 lá noãn, loài có bộ nhụy gồm 4 hoặc 5 lá noãn chỉ một

số ít như Camellia hakodae, C tienii Các lá noãn hợp thành bầu trên có số ô

thường tương ứng với số lá noãn Số lượng vòi nhụy thường tương ứng với số

lá noãn

* Đặc điểm hình thái quả: Quả của các loài trong chi Camellia theo mô

tả của Trần Ninh thường là dạng quả nang, hình cầu, hình cầu dẹt hay hình

trứng Kích thước của các loài thay đổi từ 2 đến 5 cm như Camellia caudata,

C crassiphylla, còn ở Camellia hakodae, C phanii có quả lớn với đường

kính từ 5 cm đến 7 cm Các loài trà vỏ quả thường dày 1 mm đến 3 mm, còn ở

các loài vỏ quả dày đến 5-6 mm là Camellia amplexicaulis, C hakodae, C

phanii, C vietnamensis

* Đặc điểm hình thái hạt: Trong mỗi ô của quả chứa 1 - 2 hạt hoặc nhiều

hơn Hạt của các loài trà trong chi Camellia rất đa dạng, rất khác nhau, thường

có hình nêm, hình cầu, hay hình bán nguyệt như ở loài Camellia caudata, C

pubicosta hạt có dạng hình cầu Thường vỏ hạt màu nâu nhạt hoặc nâu đậm,

như ở các loài Camellia hakodae, C petelotii, C phanii có lông còn ở các

loài khác vỏ quả lại thường nhẵn

* Thời kỳ ra hoa: Thời gian ra hoa của chi Camellia tập trung hoặc rải ra

trong một vài tháng, số lượng hoa của mỗi loài có sự khác nhau Hoa mọc đơn

Trang 23

độc hoặc thành cụm 2-3 hoa ở cuối những cành hoặc chồi 1 năm tuổi và cũng có thể ở nách lá của những cành đó Tuy nhiên, hoa không hẳn mọc một cách nghiêm ngặt ở đầu cành, cũng như không phải lúc nào cũng mọc ở nách lá

Khoảng thời gian ra hoa đối với hầu hết các loài trà trong chi Camellia

thường rơi vào 1 - 4 tháng, trong khoảng từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng

2 âm lịch năm sau Quả trà hoa vàng cũng chín vào những thời điểm rất khác nhau trong năm, do thời gian ra hoa khác nhau, thường tập trung vào tháng 8 tới

9 âm lịch

1.3 Đặc điểm phân bố Trà hoa vàng

Theo Modal thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định sự

phân bố chung của chi Camellia, theo nghiên cứu của Modal 90% các loài trà

được phân bố và tìm thấy ở Nam và Đông Nam châu Á (Modal, 2011) Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Điều kiện khí hậu nóng ẩm của vùng khí

hậu nhiệt đới và á nhiệt đới rất thích hợp cho sự phát triển của chi Camellia này Hiện nay, các loài thuộc chi Camellia đã được phân bố rộng rãi từ 42° vĩ độ

Bắc (Pochi - Liên Xô cũ) đến 27° vĩ độ Nam (Coriente - Achentina) (Đỗ Ngọc Quỹ, 1980; Đặng Hạnh Khôi, 1983)

Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) ở chi trà Camellia, các yếu tố nhiệt đới ảnh hưởng rõ đến sự phân bố Các loài thuộc chi Camellia phân bố trong vùng

nhiệt đới châu Á từ Srilanca qua Miến Điện, Thái Lan, Lào qua Việt Nam đến

Nam Trung Quốc, những loài này là Camellia caudata, C kissi và C sinensis (var sinensis và var assamica) (chiếm 19%) Các loài phân bố ở Trung Quốc

và Việt Nam, đó là các loài Camellia gilberti, C furfuracea, C vietnamensis

(chiếm 19%) Ngoài ra, độ cao địa hình, lượng mưa, độ ẩm và độ pH của đất ảnh hưởng tới sự phân bố của các loài trà trên

Ở Việt Nam các loài Camellia amplexicaulis, C crassiphylla, C hakoda;

C hirsuta; C petelotii, C phanii, C pubicosta, C rubriflora, C tamdaoensis

C tienii được Trần Ninh và Hakoda tìm thấy tại vườn quốc gia Tam Đảo (chiếm

Trang 24

62%) (Trần Ninh và Hakoda, 2009) Những phát hiện này, được Trần Ninh lý giải tại vườn Quốc gia Tam Đảo có điều kiện địa hình khí hậu phù hợp cho các loài trà phát triển Ngoài ra, theo các công bố nghiên cứu của các nhà khoa học

Việt Nam ở độ cao dưới 800 m trong các kiểu rừng có thể có các loài Camellia

amplixicaulis, C crassiphylla, C gilbertii; C hakoda, C kissi, C rubriflora, C sinensis var sinensis, C tamdaoensis, C tienii và C vietnamensis Chúng ta thường gặp loài Camellia petelotii từ độ cao 800 m trở lên và C sinensis var

assamica Ba loài C caudata, C furfuracea và C pubicosta từ 300 m đến 1200

m có biên độ phân bố khá rộng

Ở Việt Nam theo những nghiên cứu của Ngô Quang Đê (1998), chỉ ra

rằng các loài trà thuộc chi Camellia có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền

núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nghệ An Các loài trà phát triển chủ yếu ở độ cao từ 300-800 m so với mực nước biển, chủ yếu

ở các khu rừng thứ sinh, xen giữa các nương rẫy, ở một số địa hình nhiều đá lộ đầu hoặc quá dốc và ven khe suối cạn Theo nghiên cứu của Ngô Thị Minh Duyên và cs (2011) về đánh giá đặc điểm sinh trưởng và khả năng tái sinh của

một số loài trà thuộc chi Camellia ở các tỉnh phía Bắc cho rằng, các loài trà sinh

trưởng và tái sinh tốt ở các tỉnh như: Ba Chẽ - Quảng Ninh; Ba Vì - Hà Nội; Cúc Phương - Ninh Bình; Sơn Động - Bắc Giang; Tam Đảo - Vĩnh Phúc Điều này cho thấy rằng, các loài trà phân bố rộng khắp các tỉnh phía Bắc Việt Nam Ngoài

ra, ta có thể tìm thấy loài Camellia quephongensis Hakoda et Ninh tại miền

Trung, theo như công bố của Trần Ninh và Hakoda trong một chuyến của đoàn nghiên cứu năm 2012-2013 (Trần Minh Tuệ và cs., 2016) Ở miền Nam ta có thể tìm thấy các loài trà tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Lâm Đồng theo như nghiên cứu Trần Ngọc Hải (2008) hay như công bố của Trần Ninh và Lương

Văn Dũng với loài là Camellia dilinhensis George Orel and Anthony (2013) với 6 loài được đặt tên lần lượt là C.dongnaiensis; C.inusitata, C.sp.CT5;

C.sp.0720; C.sp.698; C.luteocerata, tại các tỉnh phía Nam

Trang 25

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trình bày ở trên cho thấy, Việt Nam là một trong những trung tâm xuất xứ và phân bố chính của các loài trà

thuộc chi Camellia trên thế giới

1.4 Những nghiên cứu trên Thế giới

Vào những năm 1980 quá trình nhân và chọn tạo các giống trà trong chi

chi Camellia đã bị hạn chế, bởi các nhà nhân giống khi đó thiếu các tiêu chí

lựa chọn cây giống đáng tin (Kulasegaram, 1980) Mặc dù, sau đó một số tiêu chí về hình thái đã được sử dụng và khai thác kế thừa từ những nghiên cứu

trước, chủ yếu liên quan đến Camellia sinensis (Ghosh-Hazra, 2001) Các tiêu

chí này đã giúp quá trình nhân giống tạo ra thế hệ cây con cải thiện một phần hiệu quả trong việc lựa chọn được các đặc điểm nông học mong muốn phục

vụ cho những mục đích cụ thể trong sản xuất

Cho đến nay, việc trồng các loài trà được phát triển chủ yếu từ các kiểu gen được lựa chọn dựa vào biểu hiện đặc điểm hình thái về sản lượng và chất lượng Từ những năm 1960 phương pháp nhân giống vô tính bắt đầu thay thế việc nhân giống bằng hạt Theo Visser, đây là nguyên nhân dẫn đến giảm mức

độ đa dạng di truyền trong các quần thể trà được trồng Do vậy, nhân giống

vô tính thực vật từ quan điểm thương mại là đáp ứng các tiêu chí của con người, nhưng quá trình này lại hạn chế sự biến đổi di truyền cũng như gây gián đoạn quá trình phát triển, tiến hóa của loài (Visser, 1969)

Một số biện pháp giâm cành, ghép cành và ghép cây con cũng được sử dụng phổ biến những năm gần đây trên cây trà để nâng cao năng suất cũng như chất lượng các giống, loài trà được trồng Các biện pháp nhân giống truyền thống thường bị hạn chế bởi một số yếu tố như: tốc độ nhân chậm, không có sẵn vật liệu trồng thích hợp, phụ thuộc vào thời vụ, tỉ lệ sống kém ở vườn ươm và khó khăn trong quá trình tạo rễ từ cành giâm (Smith and Hood,

1995; Mondal et al., 2004) Ngoài ra, các biện pháp nhân giống truyền thống

Trang 26

họ chè Theaceae chi Camellia theo các nhà khoa học từng nghiên cứu là khó

khăn và chậm có kết quả, trong đó phải kể đến các công bố của các nhà khoa

học (Vieitez et al., 1991; Mondal et al., 1998; Das, 2001) Công nghệ sinh

học phát triển một số biện pháp nhân giống hiện đại thay thế các phương pháp nhân giống truyền thống trở thành một cách tiếp cận khác Do vậy, vào cuối

những năm 1970 nhiều nhà khoa học đã đề cập đến việc nhân giống in vitro một số loài trong chi Camellia, do quá trình điều khiển ra rễ khó khăn trong

việc nhân giống khi tiến hành giâm cành các loài này (Bennett and Scheibert, 1982) Kể từ đó phương pháp này đã được áp dụng cho quá trình nhân giống

loài C japonica như nuôi cấy meristem hay tạo chồi từ lá mầm của loài này

(Creze and Beauchesne, 1980) Tuy nhiên các công bố này chỉ nói tới quá

trình tạo được chồi in vitro mà không nhắc tới quá trình tạo rễ cho loài này

Quá trình nhân giống và bảo tồn các loài trà quý giai đoạn qua cũng đạt được nhiều những thành tựu nhất định nhưng cũng gặp những không ít khó khăn Bởi vì, cây trà có bản chất là cây lâu năm, khả năng tái sinh chậm, các loài có họ hàng gần với nhau, sự tự tương thích, không có các đột biến, thiếu các tiêu chí lựa chọn rõ ràng (Kulasegaram, 1980), tỷ lệ thành công thấp khi thụ phấn nhân tạo, thời gian ra hoa ngắn (2 - 3 tháng), thời gian sinh trưởng dài (12 - 18 tháng), trong một dòng có sự khác biệt về thời gian ra hoa và

năng suất trái cây (Mondal et al., 2004)

Từ những lý do trên các biện pháp nhân và chọn tạo giống các loài này cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để chúng ta có thể có được những thông tin rõ ràng hơn cũng như làm chủ được quá trình

nhân giống các loài trà trong chi Camellia này

1.5 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về nhân giống chi Camellia nói chung và

Trà hoa vàng nói riêng chưa được đồng bộ và toàn diện, việc tìm hiểu đặc

Trang 27

điểm, đặc tính sinh vật học của loài mới chỉ được thực hiện ở một số loài ở trên một số địa phương nhất định Chưa nhiều công bố đề cập đến biện pháp chọn giống, nhân giống để bảo vệ, bảo tồn nguồn gen các loài trà quý có giá trị kinh tế về dược liệu cũng như về làm cảnh quan này Do đó, việc nghiên cứu bổ sung các biện pháp nhân giống, chọn giống và xác định giá trị dược liệu thực sự của cây trà đang là vấn đề cấp thiết góp phần tìm hiểu và khai

thác các giá trị của các loài trà hoa vàng trong chi Camellia ở nước ta Bên

cạnh đó, xác định biện pháp cụ thể trong việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý là những hoạt động cần nghiên cứu để phát triển bền vững nguồn tài nguyên có giá trị này

Đối với Trà hoa vàng Camellia spp phân bố ở Việt Nam, đều là

những loài quý, có nhiều giá trị dược lý cũng như làm cảnh, khai thác được nhiều bộ phận của cây, chưa nơi nào ở nước ta trồng với diện tích lớn Một số loài trà không cho quả do cấu tạo hoa không có nhị nên quá hình thành quả bị cản trở Vì vậy, hiện nay chủ yếu là phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom, ghép, chiết ), trong đó phương pháp đơn giản và phổ biến là giâm hom (Nguyễn Văn Việt và cs., 2017)

Lê Mộng Chân và cs (2000), là những nhà nghiên cứu đầu tiên phân tích các nguyên tố vi lượng trong lá trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng Ngoài ra, nhóm tác giả tiến hành thực hiện đề tài đã

giâm hom trên 2 loài C tonkinensis và C euphlebia đạt tỷ lệ hom giâm sống

và ra rễ đạt từ 50% tới 80,6% (Lê Mộng Chân và cs., 1992)

Những nghiên cứu của Ngô Quang Đê và cs (2008) về ảnh hưởng chất điều hòa sinh trưởng là IBA, IAA, ABT1, NAA được pha với nồng độ tăng dần

50 ppm, 100 ppm, 200 ppm xử lý trong 60 phút thì chất ABT1 ở nồng độ 50 ppm trong công tác nhân giống loài trà hoa vàng Ba Vì là công thức có hiệu quả cao, tuy nhiên đối với trà hoa vàng Sơn Động thì hai loại chất là IAA và NAA ở các nồng độ 50 ppm, 100 ppm và 200 ppm đều tốt hơn các công thức

Trang 28

còn lại Ba loại hom khác nhau là hom ngọn, hom sát ngọn và hom gốc cành khi được xử lý cùng chất điều hòa sinh trưởng IBA ở nồng độ 1000 ppm trong thời gian 5 giây cho khả năng giâm hom trà hoa vàng Ba Vì là như nhau Trong đề tài

“Khai thác và phát triển nguồn gen trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia

tamdaoensis ) và Trà hoa vàng pêtêlô (Camellia petelotii) tại vườn quốc gia Tam

Đảo”, Nguyễn Văn Tuân và cộng sự tiến hành đánh giá khả năng giâm kết quả nghiên cứu thu được khả năng tạo cây con từ hom cành của 2 loài trà này đạt hiệu quả cao Loại hom không có ảnh hưởng đáng kể đến việc nhân giống

Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA nồng độ 100 ppm và NAA nồng độ 100 ppm đạt hiệu quả hom ra rễ cao từ hom cành cho công tác nhân giống của hai loài trà hoa vàng này

Gần đây nhất, năm 2017 các công bố kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Việt và cs (2017) cho thấy, khi ứng dụng phương pháp giâm hom trong

nhân giống trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu) Tuyama), hom được xử

lý với chất điều hòa sinh trưởng thực vật IBA 150 ppm trong 5 phút cho tỷ lệ sống 83,33%, ra rễ 68,33%, ra chồi 81,67%, chỉ số ra rễ 11,89 Đây là kết quả nghiên cứu cho tỷ cành giâm sống cao, và dễ ứng dụng thực tế khi các biện pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trà này ở Việt Nam hầu như chưa có

Đánh giá chung: Trên đây là một số thành tựu trong nghiên cứu về chọn

và nhân giống trà trong chi Camellia nói chung và trà hoa vàng nói riêng, các

thành tựu này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo kế thừa và phát triển Hầu hết các nghiên cứu công bố trong nước nhân giống bằng phương pháp nhân

giống truyền thống (giâm, chiết, ghép) trà hoa vàng Camellia spp Do vậy, để

bảo tồn cũng như phát triển loài trà quý này chúng ta cần áp dụng nghiên cứu

hệ thống, xem xét đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống loài trà này làm tiền đề cho phát triển thương mại hóa loài trà quý này

Trang 29

1.6 Một số nghiên cứu về Trà hoa vàng tại Quảng Ninh

Là loại cây mọc tự nhiên ở Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Hoành Bồ Là cây gỗ nhỏ hay cây bụi; nhánh mảnh, không lông Lá thuôn dài kích thước 11-14cm, phiến mép lá có răng cưa nhỏ, có độ rộng lá từ 4 - 5cm, lá không có lông, có khoảng 10 đôi gân bên Cuống lá dài 6 - 7mm Hoa mọc đơn độc trên cuống dài 7 - 10mm; lá bắc 5 Lá đài 5 Hoa có 8-10 cánh hoa, màu vàng đậm, cao 3cm Hoa có nhiều nhị; bầu nhụy được cấu tạo không có lông, có từ 3 tới

4 vòi nhụy, dính nhau một phần Quả nang to 3cm, vỏ quả dày 3mm Sống ở

độ cao 500m trong rừng ẩm dưới độ cao

Ở Quảng Ninh Trà hoa vàng đã có từ lâu, nhưng chỉ vài năm trở lại đây, người dân nơi đây mới biết đến giá trị đích thực của nó Theo tạp chí

“Camellia International Journal” trà hoa vàng không chỉ là cây có giá trị kinh

tế lớn mà còn là một loài dược liệu quý

Theo các phân tích và công bố của Camelia, tỉnh Quảng Ninh có thể nằm

trong trung tâm đa dạng sinh học của loài trà hoa vàng Nhằm nghiên cứu một

số thành phần hóa học, xác định tính đa dạng sinh học, tác dụng sinh học và khả năng phát triển sản phẩm của cây trà hoa vàng tại Ba Chẽ, Quảng Ninh; Trường đại học Dược Hà Nội trong thời gian qua đã chủ trì và phối hợp với viện công nghệ sinh học thuộc viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và đại học quốc gia Soeul Hàn Quốc Kết quả cho thấy:

- Thứ nhất, về tính đa dạng sinh học, căn cứ vào đặc điểm hình thái của

mẫu vật so với loài, tài liệu thực vật học, cây trà hoa vàng phổ biến ở Ba Chẽ

có đặc điểm gần giống nhất với loài Camellia frisanga So với trà hoa vàng

Tam Đảo mẫu này có đặc điểm hình thái khác biệt Lá có thể chất cứng, đanh,

bề mặt gồ ghề là đặc điểm có thể phân biệt chính Trà hoa vàng Tam Đảo lá

có thể chất mềm và phẳng Loài này cũng có tỉ lệ khác biệt rất lớn so với loài

Camellia euflivia được xác định là có ở huyện Tiên Yên Ngoài những trà hoa

Trang 30

vàng phổ biến này, huyện Ba Chẽ còn có thêm 2 loài nữa, trong đó, có một

loài đã được xác định tên khoa học là Camelia frisanperris Chưa xác định

được một loài có tên trà hoa vàng có hoa nhỏ hơn do không giống về mặt hình thái đã công bố trước đó với bất kì loài trà hoa vàng nào Các phân tích, so sánh được thực hiện tại đại học quốc gia Soeul Hàn Quốc cho thấy, loài trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ dù có nhiều tính trạng biến chất khác nhau nghĩa là

có nhiều dạng khác nhau nhưng cơ bản phần hóa học là như nhau Và vì vậy mong đợi chúng có tác dụng sinh học tương tự

- Thứ hai, về thành phần hóa học, các nhóm chất trong lá và hoa của

trà hoa vàng được xác định gồm có: Polyphenon, Saponin, Flavonoid, Tanin, acid amin, Sterol, đường khử tự do và chất béo Các nhóm chất này phần lớn là các nhóm chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao, trong đó hàm lượng polyphenol và flavonoid trong hoa cao gấp 2 lần hàm lượng các thành phần tương ứng của trà hoa vàng

- Thứ ba, về tác dụng sinh học, tác dụng chống oxy hóa mạnh cả lá và

hoa trà hoa vàng đều có Như vậy, trà hoa vàng giá trị SC50 là 17/microgam/ml cho thấy khả năng bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thanh xuân

15-và chống lão hóa, nhờ khả năng đào thải các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm mãn tính như ung thư, tiểu đường và tim mạch Trong dịch chiết từ

lá chè hoa vàng trên quy mô phòng thí nghiệm in vitro có tác dụng chống và

ngăn ngừa các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại tràng,

và ung thư dạ dày Trong đó, tác dụng kháng tế bào ung thư gan và ung thư da

là lớn nhất Tác dụng này có thể mạnh hơn nhiều mở ra triển vọng về dòng sản phẩm kháng ung thư và bảo vệ sức khỏe nếu dịch chiết được làm giàu hoặc tinh chế Do có hàm lượng Flavonoid cao từ 7-15% trà hoa vàng có tác dụng hạ đường huyết, ổn định huyết áp Cả lá và hoa trà hoa vàng đều có tác dụng Polycerol – Triglycerid máu và LDL Cholesterol Mặt khác, một sự cải thiện đáng kể về cholesterol HDL, trong mô hình chuột bị tăng lipid máu nội sinh Hỗ trợ giảm bệnh gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa giảm xơ vữa động mạch từ

Trang 31

đó giảm nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim Về độ an toàn, thử nghiệm cho thấy trà hoa vàng Ba Chẽ không có biểu hiện cực độc ở liều lượng tối đa mà chuột có thể chịu được Về độ an toàn, thử nghiệm cho thấy, trà hoa vàng Ba chẽ không xuất hiện độc tính cấp với liều tối đa mà chuột có thể dung nạp Thử nghiệm độc tính bán trường diễn, cho thấy Trà hoa vàng Ba Chẽ không ảnh hưởng đến khối lượng, chức năng gan, thận, chức năng bào máu trên động vật thực nghiệm Từ các nghiên cứu cho thấy, trà hoa vàng Ba Chẽ là một dược liệu an toàn, với những tác dụng sinh học quý có thể khai thác cho chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng

Hiện nay, trà hoa vàng đã được phát triển và trồng rộng rãi ở cả trong và ngoài huyện Ba Chẽ Phần lớn do công ty cổ phần Lâm Nghiệp đặc sản Đạp Thanh thực hiện với sự hợp tác của của công ty cổ phần Thung lũng dược phẩm xanh với các sản phẩm như dược liệu tươi và dược liệu khô đóng gói từ

lá, hoa của trà hoa vàng tương đối đa dạng Đặc biệt, sản phẩm hoa được chế biến bằng công nghệ sấy lạnh tiên tiến Hiện nay, trà túi lọc và nghiên cứu sản phẩm mới là nước uống trà hoa vàng đóng chai và viên nang cứng cùng lá trà hoa vàng được Trường Đại học Dược Hà Nội đang triển khai Các dạng bào chế tạo ra hiện đại hơn, ổn định hơn

Để xác định hàm lượng một số hoạt chất sinh học có trong lá và nụ hoa cây trà hoa vàng tại huyện Hoành Bồ và Ba Chẽ thuộc tỉnh Quảng Ninh, Thạc sỹ Đặng Quang Bích và các cộng sự đã tiến hành thu thập các mẫu giống của cây trà hoa vàng, đồng thời sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng phân giải cao HPLC Kết quả rất khả quan, với một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy, bao gồm: Các hợp chất Catechin bao gồm: Epigallocatechin 3-gallate (EGCG), Catechin (C); Epicatechin (EC); Epicatechin 3-gallate (ECG) Tác dụng tuyệt vời của Catechin với khả năng phòng chống một số bệnh nguy hại phổ biến do hàm lượng Cholesterol trong máu quá cao như ung thư, béo phì, nhồi máu cơ tim EGCG là hợp chất nổi bật về hoạt tính sinh học do nó được đánh giá là một trong những catechin có hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất trong số các catechin này

Trang 32

Các hợp chất rutin và quercetin cũng đã được xác định trên nguyên liệu

lá và nụ hoa cây trà hoa vàng, đây là những hợp chất có hoạt tính sinh học và dược lý cao, được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong điều trị các bệnh tim mạch (bảo vệ mạch máu) và là thành phần của nhiều chế phẩm thuốc từ thảo dược và các vitamin tổng hợp Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất này có khả năng tăng sức đề kháng của thành mao mạch, chống oxy hóa, kháng viêm, kháng ung thư và kháng u, cải thiện tuần hoàn, tăng trí nhớ và có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh Alzheimer Ngoài ra, quercetin cũng có khả năng trở thành một liệu pháp hóa trị cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt Chất resveratrol; Nhóm coumarin và axit phenolic bao gồm: axit p-coumaric (PCA); axi tcaffeic (CF); axit salicylic (SLA); trên hai loại vật liệu này axit vanillic (VA) của cây trà hoa vàng cũng được định lượng cụ thể Ngoài ra, hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trên mẫu nụ hoa đều cao hơn trên mẫu lá nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thấy Điều này chứng tỏ

nụ hoa giá trị dược liệu vượt trội hơn lá Đồng thời, lá và nụ hoa của cây trà hoa vàng qua kết quả phân tích các mẫu thu tại các địa điểm khác nhau cũng cho thấy hoạt tính sinh học nêu trên sự khác biệt về hàm lượng các chất Như vậy, với việc xác định được sự có mặt cũng như hàm lượng của các chất có hoạt tính sinh học trong cây trà hoa vàng có nguồn gốc tại Việt Nam giá trị vô cùng quý giá của loại cây này đã một lần nữa khẳng định lại Chúng tôi được biết, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có hàng loạt giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển cây chè hoa vàng trên địa bàn tỉnh, như việc tổ chức Lễ hội Trà hoa vàng năm 2016, hay việc phê duyệt và triển khai thực hiện đề án

để trồng và nhân giống Trà hoa vàng tại huyện Hải Hà và Ba Chẽ cây trà hoa vàng trong tương lai không xa sẽ ngày càng phát triển, Hy vọng với sự vào cuộc tích cực của chính quyền, nhà khoa học và đặc biệt là người dân địa phương, đê cây Trà hoa vàng thành một “cây thương hiệu” của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung

Trang 33

Các nghiên cứu về Trà hoa vàng phân bố ở Quảng Ninh không có nhiều Hiện chỉ có những nghiên cứu của Ngô Thị Minh Duyên và cs (2011) về đánh giá tình hình sinh trưởng và khả năng tái sinh trà hoa vàng Theo Ngô Thị Minh Duyên và cộng sự, trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh là một xuất xứ của loài

Camellia euphlebia (tại Sơn Động, Bắc Giang) Loài trà này, đang bị tàn phá

nghiêm trọng, số lượng cây trong tự nhiên sụt giảm mạnh, những cây còn lại trong tự nhiên sinh trưởng chậm và khả năng tái sinh kém Mật độ cây trà hoa vàng theo thống kê trong nghiên cứu chỉ còn 223 cây/ha, thường mọc cùng với các loài Bằng lăng, Đa, Dẻ, Lim, Thị rừng, Trám, Vàng anh, Ngát (Ngô Thị Minh Duyên và cs., 2011) Tới năm 2016, theo như trong kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Thảo và cs (2016) về đặc điểm giải phẫu hình thái của trà hoa vàng

Ba Chẽ, Quảng Ninh thuộc loài Camellia chrysanthoides Hung T Chang Kết

quả nghiên cứu về vi phẫu thân non cho thấy thân cây trà hoa vàng gồm 7 lớp: Biểu bì; Mô mềm vỏ; Gỗ cấp 2; Mô mềm ruột; Libe cấp 2; Cung mô cứng; Lông che chở Ngoài ra, tác giả cũng công bố kết quả nghiên cứu cho thấy có tinh thể canxi oxalat trong bột lá trà hoa vàng và có mùi thơm đặc trưng của trà Kết quả nghiên cứu cũng đã định lượng được 6,943% tổng hàm lượng polyphenol và 0,40% hàm lượng EGCG có trong các mẫu lá nghiên cứu Năm 2017, Nguyễn Văn Việt và cs (2017) đã nghiên cứu về ảnh hưởng chất điều hòa sinh trưởng và một số yếu tố ngoại cảnh đến giâm hom trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh Nghiên cứu này cho rằng, do môi trường sống thay đổi, các loài trà hoa vàng đang bị đe dọa bởi nạn khai thác bừa bãi và biến đổi khí hậu cùng với khả năng tái sinh tự nhiên thấp dẫn đến số lượng cá thể trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt

có nguy cơ tuyệt chủng Ngoài ra, kết quả thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng tới tỷ lệ sống của hom giâm trà hoa vàng theo như công bố của nhóm tác giả này đã đạt được từ 72,24, tới 83,33; tỷ lệ ra rễ của hom giâm đạt từ 71,67 tới 80,33, giá thể cho tỷ lệ hom giâm ra rễ tốt nhất là giá thể đất tầng mặt + trấu hun + cát với tỷ lệ 2:1:1 đạt hiệu quả ra rễ từ 72,33 - 76,32%

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng: Loài cây: Trà hoa vàng (Camellia spp.) Quảng Ninh

- Vật liệu nghiên cứu: Là hom cành được lấy từ cây mẹ trong vườn cây

giống, cây Trà hoa vàng từ 8 tới 10 năm tuổi sinh trưởng tốt được lấy, không sâu bệnh tại tỉnh Quảng Ninh để nhân giống bằng phương pháp giâm hom

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm thực hiện: Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ khoa học

Thái Dương, khu Tân Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Thời gian nghiên cứu: Thời gian thu thập và bố trí các thí nghiệm

giâm hom từ tháng 08 năm 2022 tới tháng 08 năm 2023

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật cây Trà hoa vàng tại Quảng Ninh

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Trà hoa vàng bằng phương pháp giâm hom

- Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống trà hoa vàng, sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống cây Trà hoa vàng tại Quảng Ninh

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập mẫu, mô tả đặc điểm hình thái

2.4.1.1 Phương pháp thu thập mẫu

Các mẫu giống được thu thập theo phương pháp nghiên cứu theo tuyến,

có thể tóm tắt như sau: Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình của khu vực để xác lập tuyến thu mẫu, mỗi mẫu lấy đầy đủ cành, lá và hoa, ghi chép đặc điểm hình thái như: vỏ, kích thước cây, màu sắc hoa, quả, có hay không có nhựa mủ, mùi vị Đánh dấu để phân biệt giữa các mẫu, khi đặt mẫu vào túi phải nhẹ nhàng (Hoàng Chung, 2006; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007; Nguyễn Bá, 2007)

Trang 35

Các mẫu đảm bảo có đầy đủ các bộ phận cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (với cây nhỏ) các cây lớn có từ 3-10 mẫu trên cùng cây; các cây nhỏ có từ 3-10 cây (mẫu) sống gần nhau Các mẫu được thu thập có lý lịch mẫu đầy đủ Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật được ghi chép tại hiện trường Các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu, cũng được ghi cùng (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007)

Xử lý thông tin: Sau mỗi chuyến thu thập điều tra, các thông tin từ phiếu

thu thập được tập hợp thành một bảng kết quả Từ các thông tin thu được, xử lý, chỉnh lý lại, phân nhóm Bảng kết quả tổng hợp của mỗi chuyến thu thập sẽ được mang đi kiểm tra, đối chiếu và thu thập thông tin trong các đợt thu thập tiếp theo

2.4.1.2 Phương pháp mô tả hình thái và so sánh hình thái

Đặc điểm hình thái được mô tả theo phương pháp mô tả phân tích của Nguyễn Bá (Nguyễn Bá, 2010) Mẫu giống được phân loại dựa vào đặc điểm hình thái, đặc biệt là hình thái cơ quan sinh sản Thực vật có nguồn gốc chung

có đặc tính tương tự Thực vật càng gần nhau có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau (Hoàng Thị Sản và Hoàng Thị Bé, 2005; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009)

2.4.1.3 Phương pháp kế thừa

Là danh lục thực vật, các công trình nghiên cứu khoa học; sách, tạp chí, các bản báo cáo của Trung ương, địa phương, trong nước và ngoài nước có liên quan đến các loài trà hoa vàng

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu nhân giống vô tính in vivo cây Trà hoa vàng thu thập tại Quảng Ninh

2.4.2.1 Cách lấy hom

Hom được lấy từ cây mẹ đã thành thục có thân và hình tán cân đối, cây

từ 8 tới 10 năm tuổi sinh trưởng tốt, không sâu bệnh

Trang 36

2.4.2.2 Cách cắt hom

Dùng kéo cắt vát 450 về phía gốc hom, vết cắt cần dứt khoát, hom được cắt vào sáng sớm hoặc chiều mát, hom được lấy là hom bánh tẻ không sâu bệnh, dị dạng có chiều dài hom từ 8 - 10 cm, giữ lại ½ diện tích lá, có ít nhất hai mắt ngủ

2.4.2.3 Xử lý và cắm hom

Hom cắt xong được xử lý hom bằng dung dịch Viben C 0,5% trong 15 phút để diệt nấm, sau đó được xử lý với hóa chất kích thích ra rễ với thời gian 5 giây Hom cắm theo chiều nghiêng 45o, cắm ngập trong giá thể từ 2,5 tới 3cm

2.4.2.4 Giá thể giâm hom

Giá thể giâm hom (xơ dừa và trấu hun mua từ công ty Vinatap Việt Nam), đất phù sa (lấy từ Hưng Yên), đất đồi tầng B (từ rừng Hoành Bồ), cát (sông Hồng) được loại bỏ tạp chất, được phơi khô nhiều nắng để diệt khuẩn, hạn chế sâu bệnh và được xử lý hóa chất diệt nấm trước 2 ngày khi cắm hom Giá thể phải được phun ẩm trước khi cắm hom

2.4.2.5 Theo dõi chăm sóc hom

Sau khi giâm hom giá thể nền phải được giữ đủ ẩm, phủ nilong trắng kín mặt luống để giữ ẩm và kiểm tra hàng ngày (duy trì độ ẩm cho giá thể giâm trong khoảng 80-90% bằng hình thức phun sương ngày 2-3 lần)

2.4.2.6 Thu thập số liệu

Các chỉ tiêu được theo dõi thường xuyên 10 ngày/lần, về số lượng hom sống, số lượng hom ra rễ, số lượng hom có chồi, số chồi

2.4.2.7 Cách xác định các chỉ tiêu

- Hom được coi là chết nếu khô hoặc vàng từ dưới lên trên, còn hom có

lá và thân tươi xanh được coi là hom sống

- Đếm số hom ra chồi (hom) và số chồi trên hom (chồi/hom) khi chồi xuất hiện trên hom giâm

Trang 37

- Hom có đầu rễ nhô ra khỏi gốc 5 mm được coi là đã ra rễ Hom chưa ra

rễ là những hom còn sống nhưng chưa có rễ

- Tiêu chuẩn của cành giâm ở các thí nghiệm là khỏe mạnh, bánh tẻ; không bị nhiễm sâu bệnh

- Dùng kéo chuyên dụng cắt vát cành ươm không được làm xước cành Vết cắt gọn và vát một góc 45o

- Cành để giâm phải được cắt vào sáng sớm hoặc chiều mát Phải xử lý

để giâm ngay và bảo quản nơi râm mát sau khi cắt xong

- Giá thể được phối trộn theo yêu cầu từng công thức thí nghiệm, trộn thuốc phòng nấm bệnh sau đó tưới ẩm khoảng 80% - 90%

- Tiến hành giâm hom vào giá thể theo từng yêu cầu cụ thể của mỗi thí nghiệm, cắm cành giâm xuống theo chiều nghiêng góc 45o

- Trong thời gian hom giâm chưa xuất hiện rễ phải thường xuyên phun

mù và đảm bảo độ ẩm không khí đạt 90 - 95%

- Điều kiện cây xuất vườn: Từ 15 tới 18 tháng tuổi, có chiều cao từ 25 ÷ 40cm; cây sinh trưởng tốt, không bị vóng lướt, không cụt ngọn, không bị sâu, bệnh và không bị vỡ bầu, lá màu xanh nhạt đến hơi đậm

2.4.2.8 Bố trí thí nghiệm

Quá trình thử nghiệm với các công thức cho tình trạng của các cành giâm trong nhà bao gồm việc áp dụng một lớp lưới đen giúp giảm 70% ánh sáng mặt trời trực tiếp Phương pháp cắt nắng được thực hiện theo thiết kế thực nghiệm của Nguyễn Hữu Thước và cs (1966) Thời gian tiến hành các thí nghiệm từ năm 2022-2023 Thí nghiệm được bố trí theo ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần nhắc lại sử dụng ít nhất 30 hom đồng nhất, các hom được chăm sóc trong cùng điều kiện tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Thí nghiệm 1 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý thuốc đến tỷ lệ sống của hom giâm Trà hoa vàng

Trang 38

Thí nghiệm được tiến hành với 1 loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng diệt nấm và khử trùng phổ biến là Viben C (V) Cành giâm và giá thể giâm cành được xử lý với cùng nồng độ là 0,5% Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, 60 cành giâm/1 công thức/1 lần lặp Tổng số là 720 hom Các công thức thí nghiệm như sau:

- Công thức 1: Không xử lý (đ/c)

- Công thức 2: Xử lý cành giâm với Viben C, nồng độ 0,5%

- Công thức 3: Xử lý giá thể giâm với Viben C, nồng độ 0,5%

- Công thức 4: Xử lý cành giâm và giá thể giâm với Viben C, nồng độ 0,5% Phương pháp xử lý cành giâm: Ngâm cành giâm vừa cắt xong trong dung dịch Viben C trong 10-15 phút, vớt ra để ráo nước rồi cắm vào giá thể

Với trường hợp xử lý giá thể: Viben C được pha tới nồng độ 0,5% sau đó tưới đều cho giá thể giâm cành (chiều sâu ngấm dung dịch ngấm xuống giá thể khoảng 3 - 4cm, tương đương 1 lít/10 kg giá thể) và ủ trong 8-12 giờ trước khi cắm cành giâm

Thí nghiệm 2 Nghiên cứu ảnh hưởng giá thể giâm cành đến tỷ lệ sống của cành giâm Trà hoa vàng

Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần lặp, 60 cành giâm/1 công thức/1 lần lặp Tổng số hom là 720 Các công thức thí nghiệm như sau:

- Công thức 1: Đất đồi tầng B

- Công thức 2: Cát sạch

- Công thức 3: Đất phù sa

- Công thức 4: Đất đồi tầng B và trấu hun ủ hoại mục (tỷ lệ 1:1)

Trước khi giâm, cả cành giâm và giá thể đều được xử lý bằng hóa chất khử trùng tốt nhất ở thí nghiệm 1

Trang 39

Thí nghiệm 3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến khả năng ra rễ của cành giâm Trà hoa vàng

Thí nghiệm gồm 6 công thức được bố trí theo khố ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, 60 cành giâm/1 công thức/ 1 lần lặp Tổng là 1080 hom Các công thức thí nghiệm như sau:

- Công thức 1: Xử lý cành giâm với nước sạch (Đc)

- Công thức 2: Xử lý cành giâm với α-NAA nồng độ 0,5 g/l

- Công thức 3: Xử lý cành giâm với α-NAA nồng độ 1 g/l

- Công thức 4: Xử lý cành giâm với α-NAA nồng độ 2 g/l

- Công thức 5: Xử lý cành giâm với α-NAA nồng độ 3 g/l

- Công thức 6: Xử lý cành giâm với α-NAA nồng độ 4 g/l

Phương pháp xử lý cành giâm: nhúng nhanh gốc cành giâm vào trong dung dịch xử lý (các công thức trên) khoảng 5 giây rồi cắm vào giá thể Trước khi giâm, cả cành giâm và giá thể đều được xử lý bằng hóa chất khử trùng tốt nhất ở thí nghiệm 1 và sử dụng giá thể tốt nhất ở thí nghiệm 2

Thí nghiệm 4 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng

ra rễ của cành giâm Trà hoa vàng

Thí nghiệm gồm 6 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần với 60 cành giâm/1 công thức/1 lần lặp Tổng số hom là Các công thức thí nghiệm như sau:

- Công thức 1: Xử lý cành giâm với nước sạch (Đc)

- Công thức 2: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 0,5 g/l

- Công thức 3: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 1 g/l

- Công thức 4: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 2 g/l

- Công thức 5: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 3 g/l

Trang 40

- Công thức 6: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 4 g/l

Phương pháp xử lý cành giâm: nhúng nhanh gốc cành giâm vào trong dung dịch xử lý (các công thức trên) khoảng 5 giây rồi cắm vào giá thể Trước khi giâm, cả cành giâm và giá thể đều được xử lý bằng hóa chất khử trùng tốt nhất ở thí nghiệm 1 và sử dụng giá thể tốt nhất ở thí nghiệm 2

Thí nghiệm 5 Ảnh hưởng của chế phẩm giâm chiết cành ABT đến tỷ lệ hom giâm tạo chồi

Thí nghiệm gồm 6 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần với 60 cành giâm/1 công thức/1 lần lặp Tổng số hom là 1080 Các công thức thí nghiệm như sau:

- Công thức 1: Xử lý cành giâm với nước sạch (Đc)

- Công thức 2: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 0,5 g/l

- Công thức 3: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 1 g/l

- Công thức 4: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 2 g/l

- Công thức 5: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 3 g/l

- Công thức 6: Xử lý cành giâm với IBA nồng độ 4 g/l

Phương pháp xử lý là nhúng nhanh gốc cành giâm trong dung dịch hoá chất khoảng 5 giây rồi giâm vào giá thể Trước khi giâm, cả cành giâm và giá thể đều được xử lý bằng hóa chất khử trùng tốt nhất ở thí nghiệm 1 và sử dụng giá thể tốt nhất ở thí nghiệm 2

Thí nghiệm 6 Ảnh hưởng của kích thước vị trí hom giâm đến khả năng ra rễ và bật chồi của cành giâm Trà hoa vàng

Thí nghiệm gồm có 3 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần với 60 cành giâm/công thức/lần lặp Tổng số hom là 540 Các công thức thí nghiệm như sau:

- Công thức 1: kích thước hom 8-10cm là hom ngọn

Ngày đăng: 18/03/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN