1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập lớn tên đề tài đặc tả và thiết kế website giới thiệu và bán đồ trang sức

56 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Tả Và Thiết Kế Website Giới Thiệu Và Bán Đồ Trang Sức
Tác giả Hoàng Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn Phạm Thị Tố Nga
Trường học Trường Đại Học Đại Nam
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Báo Cáo Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,67 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (9)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (9)
    • 3. Mục đích nghiên cứu (10)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • II. NỘI DUNG (12)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận (12)
    • 1.1. Cơ sở lý luận cho Đặc tả yêu cầu (12)
      • 1.1.1. Yêu cầu (12)
      • 1.1.2. Thu thập yêu cầu (14)
      • 1.1.3. Đặc tả yêu cầu (14)
      • 1.1.4. Phân tích và mô hình hóa yêu cầu (15)
      • 1.1.5. Thẩm định yêu cầu (15)
      • 1.1.6. Quản lý yêu cầu (16)
    • 1.2. Thiết kế (0)
      • 1.2.1. Thiết kế kiến trúc phần mềm (16)
      • 1.2.2. Các nguyên lý thiết kế phần mềm (16)
      • 1.2.3. Các bước thiết kế kiến trúc phần mềm (17)
      • 1.2.4. Một số kiểu kiến trúc phần mềm phổ biến (17)
  • Chương 2: Giới thiệu đề tài (20)
    • 2.1. Hiện trạng của các cửa hàng bán đồ trang sức và website bán đồ trang sức (20)
    • 2.2. Quy trình bán hàng trên website hiện nay (21)
    • 2.3. Khó khăn trong bán hàng trên website là gì? (22)
  • Chương 3: Đặc tả yêu cầu (24)
    • 3.1. Yêu cầu hệ thống (24)
      • 3.1.1. Yêu cầu chung (24)
      • 3.1.2. Yêu cầu cụ thể (24)
    • 3.2. Đặc tả hệ thống (25)
      • 3.2.1. Giới thiệu chung (25)
      • 3.2.2. Mô tả tổng quan hệ thống (25)
  • Chương 4: Thiết kế website (38)
    • 4.1. Thiết kế kiến trúc (38)
    • 4.2. Thiết kế giao diện người dùng (39)
      • 4.2.1. Kịch bản cho ca sử dụng (39)
      • 4.2.2. Giao diện người dùng (40)
    • 4.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu (54)
    • III. KẾT LUẬN (55)
      • 1. Các kết quả đạt được (55)
      • 2. Nhận xét, đề xuất, khuyến nghị (55)
      • 3. Hướng nghiên cứu tiếp theo (55)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)

Nội dung

Báo cáo bài tập lớn tên đề tài đặc tả và thiết kế website giới thiệu và bán đồ trang sức Báo cáo bài tập lớn tên đề tài đặc tả và thiết kế website giới thiệu và bán đồ trang sức Báo cáo bài tập lớn tên đề tài đặc tả và thiết kế website giới thiệu và bán đồ trang sức

Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận cho Đặc tả yêu cầu

1.1.1 Yêu cầu a) Yêu cầu là gì?

Các yêu cầu đối với một hệ thống phần mềm là thông tin cùng các thông số kỹ thuật cho các dịch vụ mà nó sẽ cung cấp và các hạn chế đối với hoạt động của nó Các yêu cầu này dựa trên nhu cầu của khách hàng đối với một mục đích cụ thể, chẳng hạn như điều khiển thiết bị, đặt hàng hoặc tìm kiếm thông tin Quá trình khám phá, phân tích, lập tài liệu và xác minh các dịch vụ và ràng buộc này được gọi là kỹ nghệ yêu cầu Thuật ngữ "yêu cầu" không được định nghĩa nhất quán trong ngành công nghiệp phần mềm Nó có thể đề cập đến một Mô tả trừu tượng, cấp cao về một dịch vụ hoặc ràng buộc, hoặc một định nghĩa chính thức, chi tiết về một chức năng hệ thống b) Quy trình kỹ nghệ yêu cầu

Kỹ nghệ yêu cầu bao gồm các hoạt động có tổ chức xuyên suốt toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm và hệ thống Quá trình này lặp đi lặp lại nhằm mục tiêu phát triển sản phẩm chất lượng Vì việc gợi ra yêu cầu đóng vai trò là nền tảng cho tất cả các công việc phát triển phần mềm tiếp theo, do đó, tất cả các bên liên quan chính được yêu cầu tuân theo cùng một quy trình thu thập yêu cầu Kỹ nghệ yêu cầu liên quan đến ba hoạt động chính:

− Khai thác yêu cầu: yêu cầu được khai thác bằng cách tương tác với các bên liên quan (gợi ý và phân tích)

− Đặc tả yêu cầu: chuyển đổi các yêu cầu đã được khai thác thành văn bản theo một dạng tiêu chuẩn (đặc điểm kỹ thuật)

− Xác thực yêu cầu: kiểm tra xem các yêu cầu có thực sự xác định hệ thống mà khách hàng muốn không (xác nhận)

Hình 1.1: Hoạt động chung trong kỹ nghệ yêu cầu c) Phân loại yêu cầu

+ Các phát biểu về dịch vụ hệ thống cung cấp, cách hệ thống phản ứng với môi trường và các hoạt động quan sát được của hệ thống trong các tình huống + Có thể bao gồm các phát biểu về những gì hệ thống sẽ không thực hiện

+ Yêu cầu chức năng mức người dùng thường bao gồm các phát biểu chung (ở mức cao) về những gì hệ thống cần làm

+ Yêu cầu chức năng mức hệ thống tập trung mô tả ở mức chi tiết hơn các dịch vụ hệ thống

− Yêu cầu phi chức năng:

+ Ràng buộc về dịch vụ hay chức năng của hệ thống, chẳng hạn, ràng buộc về thời gian hay ràng buộc về quy trình phát triển

+ Xác định các ràng buộc và các thuộc tính của hệ thống, chẳng hạn, ràng buộc về độ tin cậy, thời gian phản hồi và các ràng buộc về lưu trữ

+ Các ràng buộc về quy trình phát triển như yêu cầu về mô hình quy trình, ngôn ngữ và môi trường lập trình, phương pháp và công cụ,…

+ Yêu cầu phi chức năng đôi khi quan trọng hơn yêu cầu chức năng Đôi khi nếu chúng không được thỏa mãn, hệ thống sẽ trở thành vô dụng

+ Thường áp dụng cho tổng thể hệ thống, thay vì từng dịch vụ cụ thể

+ Các ràng buộc hệ thống xuất phát từ miền hoạt động Miền hoạt động của hệ thống thường đặt ra thêm các ràng buộc cho hệ thống

+ Các yêu cầu miền sẽ đặt ra các yêu cầu mới về chức năng hay ràng buộc phi chức năng cho hệ thống

+ Khi các yêu cầu miền không thỏa, hệ thống có thể sẽ không thể hoạt động d) Đặc điểm của yêu cầu

+ Phát sinh vấn đề khi các yêu cầu được mô tả không chính xác

+ Các yêu cầu nhập nhằng sẽ được hiểu và cài đặt theo các cách khác nhau

− Tính đầy đủ và nhất quán: Các yêu cầu phần mềm cần đầy đủ và nhất quán

+ Tính đầy đủ: Sự mô tả đầy đủ các tính năng và dịch vụ được yêu cầu

+ Tính nhất quán: Các mô tả về tính năng và dịch vụcủa hệ thống cần phải nhất quán, không chứa các xung đột và mâu thuẫn

+ Trong thực hành, thường là không thể để tạo ra được tài liệu yêu cầu vừa đầy đủ và nhất quán

+ Các yêu cầu phi chức năng cần phải được lượng hóa để có thể kiểm tra tính thỏa mãn của sản phẩm

+ Các yêu cầu phi chức năng thường được gắn với các tiêu chí thỏa mãn để kiểm tra và thẩm định

− Đôi khi được gọi chung là thu thập hay khám phá yêu cầu (requirements elicitation/discovery) Mục tiêu của quy trình thu thập yêu cầu là để hiểu cách các bên liên quan sử dụng phần mềm trong công việc của họ và cách một hệ thống mới có thể hỗ trợ họ Trong quy trình này, các kỹ sư phần mềm làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin về ứng dụng, tác vụ, các tính năng và hiệu suất mong muốn của hệ thống cũng như các giới hạn của phần cứng

− Quy trình thu thập và phân tích yêu cầu:

+ Phân loại và tổ chức yêu cầu

+ Thương lượng và gán độ ưu tiên

− Khám phá yêu cầu:là quá trình thu thập các thông tin về hệ thống hiện thời (system- as-is) và hệ thống được yêu cầu (system-to-be), cơ sở cho yêu cầu người dùng và yêu cầu hệ thống, cần tương tác với các bên liên quan từ người quản lý đến người cơ quan bộ ngành bên ngoài

− Kỹ thuật khám phá yêu cầu:

+ Kỹ thuật phỏng vấn: tương tác với các bên liên quan để thu thập thông tin + Kỹ thuật dùng các kịch bản (scenarios): dựa vào các ví dụ cụ thể để thu thập và phân tích

+ Kỹ thuật nghiên cứu nhân học (ethnography): dựa vào quan sát hoạt động nghiệp vụ trong thực tế

+ Kỹ thuật ca sử dụng: dựa vào kịch bản để mô tả chức năng của hệ thống từ góc nhìn người dùng, mô tả tương tác giữa tác nhân và hệ thống và có thể mô tả bổ dng bằng biểu đồ hoạt động, tuần tự,…

+ Là quá trình tổng hợp và đưa các yêu cầu người dùng và hệ thống vào tài liệu yêu cầu

+ Yêu cầu người dùng phục vụ người dùng cuối và khách hàng

+ Yêu cầu hệ thống chi tiết hơn và nhiều thông tin kỹ thuật hơn

+ Là một phần hợp đồng phát triển hệ thống

− Một số dạng đặc tả yêu cầu:

+ Ngôn ngữ tự nhiên: các yêu cầu được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên và được gắn với các chỉ số

+ Ngôn ngữ tự nhiên được cấu trúc: Yêu cầu được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên, dựa trên định dạng nào đó

+ Ngôn ngữ mô tả thiết kế: Sử dụng ngôn ngữ tựa ngôn ngữ lập trình để mô tả hoạt động của hệ thống

+ Các ký pháp đồ họa: Sử dụng các biểu đồ đồ họa để bổ trợ cho các diễn đạt ngôn ngữ tự nhiên

+ Đặc tả hình thức (toán học): Sử dụng ngôn ngữ, mô hình toán học để đặc tả hoạt động hệ thống

1.1.4 Phân tích và mô hình hóa yêu cầu

Mô hình hóa hệ thống là quá trình phát triển các mô hình trừu tượng của một hệ thống, với mỗi mô hình trình bày một cách nhìn hoặc quan điểm khác nhau về hệ thống đó Hiện nay, mô hình hóa hệ thống thường có nghĩa là biểu diễn một hệ thống bằng cách sử dụng một số loại ký hiệu đồ họa dựa trên các loại sơ đồ trong Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML)

Một số loại sơ đồ UML:

− Biểu đồ ca sử dụng, hiển thị các tương tác giữa một hệ thống và môi trường của nó

− Biểu đồ hoạt động, hiển thị các hoạt động liên quan đến một quy trình hoặc trong quá trình xử lý dữ liệu

− Biểu đồ trình tự, biểu thị tương tác giữa các tác nhân và hệ thống và giữa các thành phần hệ thống

− Biểu đồ lớp, biểu thị các lớp đối tượng trong hệ thống và mối liên hệ giữa các lớp này

− Thẩm định yêu cầu để đảm bảo các yêu cầu sẽ xác định đúng hệ thống mà khách hàng mong đợi và là khâu quan trọng vì chi phí sửa lỗi yêu câu tăng lên hàng trăm lần nếu được phát hiện muộn

− Nội dung thẩm định yêu cầu:

+ Hợp lệ (validity): Hệ thống cung cấp các chức năng hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu khách hàng?

+ Nhất quán (consistency): Có các yêu cầu xung đột/mâu thuận không?

+ Đầy đủ (completeness): Tất các các chức năng được khách hàng yêu cầu đã được đề cập?

+ Tính hiện thực (realism): Các yêu cầu có thể được cài đặt trong sự ràng buộc về ngân sách và kỹ thuật?

+ Kiểm chứng (verifiability): Các yêu cầu có thể được kiểm tra (checked)

− Kỹ thuật thẩm định yêu cầu:

Thiết kế

+ Kiểm định yêu cầu: Kiểm tra, đánh giá và phân tích một cách thủ công các yêu cầu

+ Làm bản mẫu: sử dụng mô hình thực thi được của hệ thống để kiểm tra yêu cầu + Sinh ca kiểm thử: tạo ra các ca kiểm thử cho các yêu cầu để kiểm tra tính kiểm thử được

− Quản lý yêu cầu là quá trình quản lý các thay đổi yêu cầu

− Yêu cầu mới xuất hiện trong quá trình phát triển hệ thống cũng như ở giai đoạn vận hành

− Duy trì sự phụ thuộc giữa các yêu cầu để phân tích được tầm ảnh hưởng của các thay đổi yêu cầu

− Thiết lập quy trình để tiếp nhận các đề xuất thay đổi và tạo sự liên kết với các yêu cầu hệ thống

1.2 Cơ sở lý luận cho Thiết kế

1.2.1 Thiết kế kiến trúc phần mềm a) Kiến trúc phần mềm là gì?

− Kiến trúc phần mềm là bản thiết kế cho việc xây dựng và tiến hóa phần mềm

− Các quyết định thiết kế bao gồm nhiều khía cạnh của hệ thống đang được phát triển: + Cấu trúc

+ Thuộc tính chất lượng b) Sự quan trọng của kiến trúc phần mềm

− Hỗ trợ cho giao tiếp giữa các bên liên quan (stakeholders)

− Xác định các ràng buộc cho việc hiện thực hóa

− Dự đoán chất lượng hệ thống

− Nâng cao độ chính xác của việc dự đoán chi phí và thời gian xây dựng hệ thống

1.2.2 Các nguyên lý thiết kế phần mềm

− Phân tách các khía cạnh quan tâm (Separation of concerns): chia ứng dụng thành các phần càng ít sự chồng chéo về chức năng càng tốt Cố gắng hạn chế tối đa sự tương tác giữa các thành phần nhằm có giảm sự phụ thuộc và tăng cường sự kết dính (cohesion) trong từng thành phần

− Trách nhiệm đơn: Mỗi thành phần chỉ thực hiện một chức năng hoặc một tập các chức năng gắn kết chặt chẽ

− Hiểu biết tối thiểu: Các thành phần không cần biết chi tiết bên trong của các thành phần khác

− Không lặp lại: Mỗi một chức năng chỉ được hiện thực hóa bởi một thành phần

− Hạn chế thiết kế trước: chỉ thiết kế khi cần và có đủ thông tin

1.2.3 Các bước thiết kế kiến trúc phần mềm

− Bước 1: Thu thập yêu cầu: Đầu tiên, thu thập và hiểu rõ các yêu cầu của hệ thống phần mềm Điều này bao gồm việc nắm bắt yêu cầu chức năng và phi chức năng, hiểu các ràng buộc kỹ thuật và yêu cầu không chức năng

− Bước 2: Xác định các thành phần: Dựa trên yêu cầu, xác định các thành phần chính của hệ thống Các thành phần này có thể là các module, lớp, giao diện người dùng, cơ sở dữ liệu, hệ thống con, hay các dịch vụ khác

− Bước 3: Xác định mối quan hệ và tương tác: Xác định cách các thành phần tương tác với nhau Điều này bao gồm xác định các luồng dữ liệu, giao tiếp, hoặc phụ thuộc giữa các thành phần

− Bước 4: Chọn kiểu kiến trúc: Dựa trên yêu cầu và đặc điểm của hệ thống, chọn kiểu kiến trúc phù hợp Có nhiều kiểu kiến trúc phổ biến như kiến trúc ba lớp, kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), kiến trúc hướng sự kiện, và kiến trúc hướng thành phần

− Bước 5: Thiết kế chi tiết: Xác định các chi tiết của từng thành phần Điều này bao gồm thiết kế lớp, giao diện, cơ chế lưu trữ, logic xử lý, và các yếu tố khác liên quan đến từng thành phần

− Bước 6: Đánh giá và kiểm tra: Đánh giá và kiểm tra thiết kế kiến trúc để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu ban đầu Kiểm tra có thể bao gồm phân tích tĩnh, mô phỏng, kiểm tra mô phỏng, hoặc các phương pháp khác để đánh giá tính đúng đắn và khả thi của thiết kế

− Bước 7: Tài liệu và trình bày: Cuối cùng, tạo tài liệu về thiết kế kiến trúc và trình bày nó cho các bên liên quan, bao gồm nhà phát triển, kiểm thử viên, quản lý dự án và khách hàng Tài liệu này có thể bao gồm các biểu đồ kiến trúc, mô tả chi tiết của từng thành phần, và các hướng dẫn về triển khai và bảo trì

1.2.4 Một số kiểu kiến trúc phần mềm phổ biến

+ Mẫu "Layer" (hay còn được gọi là kiến trúc "Lớp") là một mẫu kiến trúc phần mềm phổ biến, dựa trên nguyên tắc chia thành các lớp (layers) để tách biệt các trách nhiệm và chức năng trong hệ thống phần mềm Mỗi lớp có một nhiệm vụ cụ thể và tương tác với các lớp khác thông qua giao diện (interface) được xác định rõ ràng

+ Cấu trúc của mẫu Layer thường bao gồm các lớp sau:

• Presentation Layer (Lớp Trình bày)

• Application Layer (Lớp Logic ứng dụng)

• Data Layer (Lớp Dữ liệu)

+ Mẫu Layer giúp tách biệt chức năng và trách nhiệm trong hệ thống, làm cho mã nguồn dễ hiểu, dễ bảo trì và dễ mở rộng Nó cũng tạo điều kiện cho việc phát triển song song, vì các lớp có thể được phát triển độc lập và được kết hợp lại để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh

+ Mô hình client-server là một mô hình kiến trúc phần mềm phổ biến trong đó có hai thành phần chính: client (khách hàng) và server (máy chủ) Mô hình này tách

11 biệt chức năng và trách nhiệm giữa các đồ trang sức khách hàng và máy chủ, cho phép chúng tương tác và làm việc cùng nhau để cung cấp các dịch vụ và thông tin

+ Mô hình client-server cho phép phân tán trách nhiệm và tài nguyên giữa các thành phần Máy chủ chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu và cung cấp dịch vụ, trong khi người dùng hoặc ứng dụng khách hàng chỉ cần tương tác với máy chủ để truy cập và sử dụng dữ liệu và dịch vụ đó

+ Mô hình client-server được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm ứng dụng web, ứng dụng di động, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, và hơn thế nữa

Giới thiệu đề tài

Hiện trạng của các cửa hàng bán đồ trang sức và website bán đồ trang sức

Trong một thời đại mà công nghệ số hóa đang chuyển đổi cách chúng ta mua sắm, sự thay đổi này đang tác động mạnh mẽ đến cả ngành bán lẻ đồ trang sức và linh kiện điện tử Các cửa hàng vật lý truyền thống ngày càng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các gian hàng điện tử và sự gia tăng đáng kể của việc mua sắm trực tuyến đã dẫn đến sự phổ biến ngày càng lớn của việc tạo và sử dụng các gian hàng trực tuyến Cụ thể, đối với ngành bán lẻ đồ trang sức và linh kiện điện tử, việc mua sắm trực tuyến trở nên không thể tránh được Khách hàng yêu cầu sự thuận tiện và lựa chọn đa dạng khi mua sắm những sản phẩm công nghệ này Họ mong đợi có khả năng so sánh giữa các sản phẩm, tìm hiểu về tính năng và giá cả dễ dàng qua mạng, và có thể đặt hàng ngay tại nhà một cách tiện lợi Sự kết hợp giữa thời đại số hóa và nhu cầu của khách hàng đang tạo ra áp lực mạnh mẽ đối với các cửa hàng đồ trang sức Mặc dù nhu cầu mua sắm trực tuyến đang tăng lên, thì tốc độ chuyển đổi của các cửa hàng truyền thống vẫn chưa đáp ứng được Điều này dẫn đến việc cần thiết phải có các gian hàng trực tuyến phục vụ người tiêu dùng một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ Không chỉ là việc tạo ra các trang web đơn thuần để hiển thị sản phẩm, mà còn đảm bảo rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến là một trải nghiệm tích hợp, đa dạng, và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cụ thể của từng khách hàng và từng cửa hàng đồ trang sức Tuy nhiên, dù có sự gia tăng đáng kể về số lượng các trang web bán đồ trang sức, thì không phải tất cả chúng đã đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng Một số trang web vẫn đang gặp khó khăn trong việc cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người dùng Một số trang web được thiết kế một cách tùy tiện và công nghiệp, không thể phản ánh được độ đa dạng và sự đặc trưng của từng cửa hàng đồ trang sức

Vì vậy, việc phát triển các trang web bán đồ trang sức chất lượng cao hơn là một nhiệm vụ quan trọng Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào thiết kế, trải nghiệm người dùng, và tích hợp các yếu tố cá nhân hóa để đảm bảo rằng mọi khách hàng được phục vụ theo cách tốt nhất Trang web cần phải cung cấp sự thoải mái cho người dùng trong việc duyệt qua các sản phẩm, so sánh chúng, tìm hiểu chi tiết và thực hiện mua sắm một cách dễ dàng và tin tưởng Bên cạnh đó, sự cá nhân hóa và đa dạng hóa của trang web cũng đóng vai trò quan trọng Mỗi cửa hàng đồ trang sức có đặc điểm riêng và một lựa chọn sản phẩm độc đáo Vì vậy, việc tạo ra trang web có khả năng cá nhân hóa để thể hiện đặc trưng và sự độc đáo của cửa hàng là một yếu tố quan trọng Khách hàng muốn cảm thấy rằng họ đang tìm hiểu và mua sắm tại một nơi độc đáo và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ Nhưng thách thức không chỉ dừng lại ở việc phát triển các trang web bán hàng đồ trang sức chất lượng, mà còn ở việc duy trì và cải thiện chúng theo thời gian Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đòi hỏi sự cập nhật liên tục, theo dõi xu hướng công nghệ, và đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng Tóm lại, việc phát triển và duy trì các trang web bán đồ trang sức chất lượng cao là một quá trình không dễ dàng, nhưng rất quan trọng trong bối cảnh xã hội số hóa hiện nay Nó đòi hỏi sự tập trung, đầu tư, và sự cam kết đối với việc đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của khách hàng mua sắm đồ trang sức và linh kiện điện tử

Hiện nay, website bán đồ trang sức đã trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp kinh doanh đồ trang sức sử dụng Các website này cung cấp cho khách hàng một kênh mua

14 sắm thuận tiện và nhanh chóng Hầu hết các website bán đồ trang sức hiện nay đều đã sử dụng phần mềm Phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Magento, WooCommerce và Shopify

Các website này cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để có thể bán hàng:

− Quản lý sản phẩm: Thêm, xóa, chỉnh sửa sản phẩm, cập nhật giá cả, tồn kho,

− Quản lý đơn hàng: Tiếp nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng, giao hàng,

− Quản lý khách hàng: Thêm, xóa, chỉnh sửa khách hàng, theo dõi lịch sử mua hàng,

− Quản lý thanh toán: Chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau, bao gồm thanh toán trực tuyến, thanh toán khi nhận hàng,

− Quản lý vận chuyển: Lựa chọn đơn vị vận chuyển, theo dõi quá trình vận chuyển, Ngoài ra, một số website bán đồ trang sức còn sử dụng các phần mềm bổ sung, chẳng hạn như phần mềm quản lý kho, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm marketing,

Quy trình bán hàng trên website hiện nay

Bước 1: Thiết kế website bán hàng

− Website là nền tảng trực tuyến để giới thiệu và bán sản phẩm Do đó cần thiết kế giao diện thân thiện, dễ nhìn, dễ sử dụng để khách hàng tiện lợi trong quá trình mua sắm

− Hiển thị đầy đủ thông tin sản phẩm như hình ảnh, tính năng kỹ thuật, giá bán giúp khách hàng nắm rõ thông số sản phẩm trước khi quyết định mua hàng

− Tích hợp công cụ so sánh, tìm kiếm giúp khách dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu

Bước 2: Khách truy cập website và xem sản phẩm

− Khách hàng sử dụng đồ trang sức hoặc điện thoại kết nối internet truy cập vào website thông qua địa chỉ URL

− Xem kỹ các thông số kỹ thuật, so sánh giá cả các mẫu máy khác nhau để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu và ngân sách nhất

Bước 3: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

− Sau khi chọn được sản phẩm ưng ý, khách hàng nhấn nút "Thêm vào giỏ hàng" để chọn mua sản phẩm đó

− Kiểm tra lại số lượng sản phẩm đã thêm vào giỏ và cập nhật nếu cần thay đổi số lượng

Bước 4: Thanh toán và xác nhận đơn hàng

− Sau khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng, khách chọn hình thức thanh toán là Online hoặc COD (thanh toán khi nhận hàng)

− Nếu chọn trực tuyến, khách nhập đầy đủ thông tin thanh toán như tên người nhận, địa chỉ giao hàng, số điện thoại, hình thức thanh toán (thẻ ATM, ví điện tử)

− Nhân viên bán hàng tiếp nhận đơn hàng, kiểm tra tồn kho sau đó xác nhận đơn và chuẩn bị hàng

Bước 5: Vận chuyển và giao hàng

− Sử dụng dịch vụ vận chuyển (shipper) giao hàng đến địa chỉ khách hàng cung cấp

− Shipper liên hệ với khách hàng xác nhận thời gian giao hàng phù hợp

− Khách hàng kiểm tra hàng hoá, thanh toán phí vận chuyển và chữ ký xác nhận nhận hàng

Bước 6: Khách hàng nhận hàng và đánh giá

− Kiểm tra chi tiết sản phẩm, kiểm tra mọi thông số như quảng cáo

− Đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ bán hàng và giao hàng của cửa hàng

− Cửa hàng tiếp nhận phản hồi và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết

Quy trình này tương đối đơn giản và thuận tiện cho cả khách hàng và doanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần được cải thiện, chẳng hạn như:

− Trải nghiệm người dùng chưa được tối ưu hóa

− Khả năng cạnh tranh chưa cao

− Dịch vụ khách hàng chưa tốt.

Khó khăn trong bán hàng trên website là gì?

Các doanh nghiệp kinh doanh đồ trang sức thường gặp một số khó khăn khi xây dựng và vận hành website bán hàng, bao gồm:

− Chi phí xây dựng và vận hành website

− Tìm kiếm và thuê nhân viên có chuyên môn

− Tạo dựng thương hiệu và thu hút khách hàng

− Cạnh tranh với các đối thủ khác Để khắc phục những khó khăn này, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, đầu tư đúng mức cho marketing và chăm sóc khách hàng Để cải thiện hiện trạng của website bán đồ trang sức, các doanh nghiệp cần:

− Sử dụng phần mềm phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh

− Tối ưu hóa website để cải thiện trải nghiệm người dùng Áp dụng các giải pháp marketing hiệu quả để thu hút khách hàng

− Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

− Việc cải thiện hiện trạng của website bán đồ trang sức sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh số và thu nhập

Dưới đây là một số gợi ý cụ thể để cải thiện hiện trạng của website bán đồ trang sức:

− Trải nghiệm người dùng: Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên website, bao gồm:

− Thiết kế website thân thiện với người dùng

− Tối ưu hóa website cho các thiết bị di động

− Tạo nội dung hấp dẫn và hữu ích cho người dùng

− Cung cấp các tính năng hỗ trợ người dùng

− Khả năng cạnh tranh: Các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng cạnh tranh của website, bao gồm:

+ Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao

+ Chính sách bán hàng và hậu mãi hấp dẫn

+ Dịch vụ khách hàng tốt

− Dịch vụ khách hàng: Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, bao gồm:

+ Trả lời thắc mắc của khách hàng nhanh chóng và chính xác

+ Giải quyết khiếu nại của khách hàng kịp thời và thỏa đáng

+ Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo

Đặc tả yêu cầu

Yêu cầu hệ thống

− Giao diện người dùng (UI) thân thiện: Giao diện trang web cần phải dễ sử dụng và hấp dẫn để thu hút khách hàng Điều này bao gồm cấu trúc menu rõ ràng, hình ảnh và mô tả sản phẩm chất lượng cao, và quy trình thanh toán dễ dàng

− Bảo mật dữ liệu: Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng là ưu tiên hàng đầu Hệ thống cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật để đảm bảo an toàn dữ liệu

− Tương thích đa nền tảng: Trang web cần phải hoạt động một cách trơn tru trên nhiều thiết bị và trình duyệt khác nhau

− Hiệu suất và tốc độ tải trang: Trang web cần phải được tối ưu hóa để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh chóng và không gây mất mát khách hàng do thời gian chờ đợi

• Đăng ký, đăng nhập và đăng xuất: Người dùng có thể tạo tài khoản mới, đăng nhập vào hệ thống bằng tên người dùng và mật khẩu, và đăng xuất khi không cần sử dụng nữa

• Xem sản phẩm: Người dùng có thể xem danh sách toàn bộ sản phẩm có sẵn trên trang web, lọc sản phẩm theo danh mục, và xem thông tin chi tiết của từng sản phẩm

• Thêm sản phẩm vào giỏ hàng: Người dùng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng của mình để mua sau này

• Thay đổi giỏ hàng: Người dùng có thể thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng, hoặc xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng nếu không cần thiết

• Đặt hàng: Người dùng có thể đặt hàng bằng cách điền thông tin cần thiết như địa chỉ giao hàng và phương thức thanh toán

• Đăng nhập và đăng xuất: Admin có thể đăng nhập vào hệ thống bằng tên người dùng và mật khẩu, và đăng xuất khỏi hệ thống khi không cần sử dụng nữa

• Quản lý danh mục sản phẩm: Admin có quyền tạo mới, chỉnh sửa hoặc xóa các danh mục sản phẩm Các danh mục này giúp phân loại và nhóm các sản phẩm vào các nhóm tương ứng

• Quản lý sản phẩm: Admin có thể thêm mới, chỉnh sửa hoặc xóa các sản phẩm trên trang web Các thông tin về sản phẩm bao gồm tên, mô tả, giá, hình ảnh, và danh mục sản phẩm tương ứng

• Quản lý khách hàng: Admin có quyền xem danh sách khách hàng đăng ký trên trang web, chỉnh sửa thông tin khách hàng, và xóa khách hàng khỏi hệ thống khi cần thiết

• Quản lý đơn hàng: Admin có thể xem danh sách đơn hàng được đặt trên trang web, chi tiết từng đơn hàng, và thay đổi trạng thái của đơn hàng

− Yêu cầu phi chức năng:

• Sắp xếp các phần tử giao diện hợp lý, mức độ tương tác cao

• Sử dụng màu sắc, font chữ, kích thước, khoảng cách phù hợp

• Thiết kế phần header, footer thống nhất trên mọi trang

• Trang chủ trực quan với hình ảnh, slider giới thiệu sản phẩm

• Các trang chức năng có cấu trúc rõ ràng, tiện lợi di chuyển + Tốc độ tải trang:

• Thời gian tải trang trung bình dưới 3 giây

• Xử lý tải trang nặng ở server để giảm tác động lên trình duyệt

Đặc tả hệ thống

Tài liệu đặc tả này mô tả một cách đầy đủ, toàn diện các yêu cầu của phần mềm – đó là các yêu cầu chức năng, phi chức năng, các ràng buộc về mặt thiết kế,…

3.2.2 Mô tả tổng quan hệ thống a) Biểu đồ Use case tổng quát

Hình 3.1: Biểu đồ use case tổng quát

19 b) Biểu đồ Use case chi tiết

Hình 3.2: Biểu đồ use case cho Khách hàng

Hình 3.3: Biểu đồ use case cho Quản trị viên

21 c) Danh sách các tác nhân và mô tả

Tác nhân Mô tả tác nhân Ghi chú

Khách hàng Người tham quan website, đặt hàng qua website

Quản trị viên Quản lý dữ liệu, thông tin, hoạt động bán hàng qua website

Bảng 3.1: Danh sách các tác nhân và mô tả d) Danh sách Use case và mô tả

ID Tên Use case Mô tả Use case Chức năng Ghi chú

Người dùng có thể tạo tài khoản mới trên trang web

Cho phép người dùng điền thông tin cá nhân cần thiết (như tên, địa chỉ email, mật khẩu) và tạo tài khoản để truy cập và sử dụng các chức năng khác của trang web

Người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký trên trang web

Yêu cầu người dùng nhập tên người dùng và mật khẩu để xác thực thông tin và cung cấp quyền truy cập vào các chức năng của trang web dành cho người dùng đã đăng nhập

Người dùng có thể thoát khỏi tài khoản đang đăng nhập trên trang web

Hủy bỏ phiên đăng nhập hiện tại của người dùng và chuyển họ trở về trạng thái chưa đăng nhập, không thể truy cập vào các chức năng dành riêng cho người dùng đã đăng nhập

Xem danh sách toàn bộ sản phẩm

Người dùng có thể xem danh sách tất cả các sản phẩm có sẵn trên trang web

Hiển thị danh sách các sản phẩm đang được bán trên trang web, bao gồm các thông tin như tên, giá và hình ảnh của sản phẩm

Lọc sản phẩm theo danh mục

Người dùng có thể lọc sản phẩm theo danh mục

Cho phép người dùng chọn một danh mục sản phẩm để xem chỉ các sản phẩm thuộc danh mục đó Điều này giúp

22 cụ thể trên trang web người dùng tìm kiếm và xem các sản phẩm cụ thể mà họ quan tâm

Xem chi tiết sản phẩm

Người dùng có thể xem thông tin chi tiết về một sản phẩm cụ thể trên trang web

Hiển thị các thông tin chi tiết về sản phẩm bao gồm mô tả, giá, hình ảnh, thông số kỹ thuật và đánh giá của sản phẩm Người dùng có thể xem thông tin này để đánh giá sản phẩm trước khi quyết định mua hàng

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Người dùng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng để mua sau

Cho phép người dùng chọn số lượng sản phẩm và thêm vào giỏ hàng Sản phẩm được lưu trữ trong giỏ hàng để người dùng có thể tiếp tục mua sắm hoặc tiến hành thanh toán

Thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Người dùng có thể thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Cho phép người dùng điều chỉnh số lượng sản phẩm trong giỏ hàng theo nhu cầu Người dùng có thể tăng hoặc giảm số lượng sản phẩm để cập nhật giỏ hàng của mình trước khi thanh toán

Xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng

Người dùng có thể xóa sản phẩm không cần thiết khỏi giỏ hàng

Cho phép người dùng xóa bỏ sản phẩm khỏi giỏ hàng nếu họ không muốn mua sản phẩmđó nữa Giỏ hàng sẽ được cập nhật tự động sau khi xóa sản phẩm

Người dùng có thể đặt hàng sau khi đã kiểm tra giỏ hàng và quyết định mua các sản phẩm

Cho phép người dùng điền thông tin vận chuyển, thanh toán và xác nhận đặt hàng Sau khi đặt hàng thành công, hệ thống sẽ tạo một đơn hàng và cung cấp thông tin về đơn hàng cho người dùng

Quản lý danh mục sản phẩm

Quản trị viên có thể quản lý danh mục sản phẩm trên trang web

Cho phép quản trị viên thêm, sửa đổi hoặc xóa danh mục sản phẩm Quản trị viên có quyền cập nhật và duy trì danh mục sản phẩm để đảm bảo sự phân loại chính xác và dễ dàng tìm kiếm cho người dùng

UC_012 Quản lý sản phẩm

Quản trị viên có thể quản lý thông tin về các sản

Cho phép quản trị viên thêm, sửa đổi hoặc xóa thông tin về sản phẩm Quản trị viên có quyền cập nhật thông tin sản

23 phẩm trên trang web phẩm, bao gồm mô tả, giá, hình ảnh và thông số kỹ thuật

Quản trị viên có thể quản lý thông tin về khách hàng trên trang web

Cho phép quản trị viên xem danh sách khách hàng, sửa đổi thông tin cá nhân của khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ và lịch sử mua hàng Quản trị viên có quyền quản lý và duy trì thông tin khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho họ

UC_014 Quản lý đơn hàng

Quản trị viên có thể quản lý đơn hàng đã được đặt trên trang web

Cho phép quản trị viên xem danh sách đơn hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng, theo dõi thanh toán và giao hàng Quản trị viên có quyền xem và quản lý các đơn hàng để đảm bảo quá trình mua hàng diễn ra thuận lợi và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng

Bảng 3.2: Danh sách các use case và mô tả e) Đặc tả Use case

Mô tả Người dùng có thể tạo tài khoản mới trên trang web

Tác nhân Khách hàng Điều kiện trước Tài khoản chưa được đăng ký

Luồng sự kiện chính Người dùng nhập thông tin và gửi yêu cầu đăng ký

Hệ thống kiểm tra thông tin và trả về kết quả

Thông báo đến Người dùng

Luồng sự kiện phụ Điều kiện sau

Bảng 3.3: Đặc tả use case Đăng ký

Hình 3.4: Biểu đồ trình tự chức năng Đăng ký

Mô tả Người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký trên trang web

Tác nhân Khách hàng, Quản trị viên Điều kiện trước Tài khoản đã được đăng ký

Người dùng nhập thông tin và gửi yêu cầu đăng nhập

Hệ thống kiểm tra thông tin và trả về kết quả

Thông báo đến Người dùng

Luồng sự kiện phụ Điều kiện sau

Bảng 3.4: Đặc tả use case Đăng nhập

Hình 3.5: Biểu đồ trình tự chức năng Đăng nhập

- Use case Lọc sản phẩm theo danh mục:

Use case Lọc sản phẩm theo danh mục

Mô tả Người dùng có thể lọc sản phẩm theo danh mục cụ thể trên trang web

Tác nhân Khách hàng Điều kiện trước

Người dùng gửi yêu cầu Lọc sản phẩm theo danh mục

Hệ thống lấy ID Danh muc, lấy danh sách các sản phẩm có ID Danh mục như vậy

Luồng sự kiện phụ Điều kiện sau

Bảng 3.5: Đặc tả use case Lọc sản phẩm theo danh mục

Hình 3.6: Biểu đồ trình tự chức năng Lọc sản phẩm theo danh mục

- Use case Thêm vào giỏ hàng:

Use case Thêm vào giỏ hàng

Mô tả Người dùng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng để mua sau

Tác nhân Khách hàng Điều kiện trước Nếu sản phẩm đã có trong giỏ hàng thì chỉ cập nhật số lượng

Người dùng nhấn Thêm vào giỏ hàng 1 sản phẩm

Hệ thống lấy thông tin sản phẩm, kiểm tra giỏ hàng, thêm sản phẩm vào giỏ (nếu chưa có trong giỏ hàng)

Thông báo cho Người dùng

Luồng sự kiện phụ Điều kiện sau

Bảng 3.6: Đặc tả use case Thêm vào giỏ hàng

Hình 3.7: Biểu đồ trình tự chức năngThêm vào giỏ hàng

- Use case Xóa sản phẩm trong giỏ hàng:

Use case Xóa sản phẩm trong giỏ hàng

Mô tả Người dùng có thể xóa sản phẩm không cần thiết khỏi giỏ hàng

Tác nhân Khách hàng Điều kiện trước Sản phẩm đã có trong giỏ hàng

Người dùng nhấn xóa 1 sản phẩm

Hệ thống lấy thông tin sản phẩm, remove khỏi danh sách sản phẩm trong giỏ hàng, cập nhật lại giỏ hàng

Thông báo cho Người dùng

Luồng sự kiện phụ Điều kiện sau Sản phẩm không còn trong giỏ hàng

Bảng 3.7: Đặc tả use case Xóa sản phẩm trong giỏ hàng

Hình 3.8: Biểu đồ trình tự chức năng Xóa sản phẩm trong giỏ hàng

- Use case Thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng:

Use case Thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Mô tả Người dùng có thể thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Tác nhân Khách hàng Điều kiện trước Sản phẩm đã có trong giỏ hàng

Người dùng nhấn thay đổi số lượng (tăng, giảm, nhập số lượng trực tiếp) của 1 sản phẩm

Hệ thống lấy thông tin sản phẩm, cập nhật số lượng của sản phẩm đó, cập nhật lại giỏ hàng

Thông báo cho Người dùng

Luồng sự kiện phụ Điều kiện sau Số lượng sản phẩm còn lại ít nhất là 1

Bảng 3.8: Đặc tả use case Thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Hình 3.9: Biểu đồ trình tự chức năng Thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Mô tả Người dùng có thể đặt hàng sau khi đã kiểm tra giỏ hàng và quyết định mua các sản phẩm

Tác nhân Khách hàng Điều kiện trước Giỏ hàng có sản phẩm

Người dùng nhấn Đặt hàng

Hệ thống gửi yêu cầu xác nhận Đặt hàng

Người dùng nhập thông tin đặt hàng

Hệ thống lấy thông tin Giỏ hàng và thông tin đặt hàng để tạo Đơn hàng rồi lưu xuống cơ sở dữ liệu

Thông báo cho Người dùng

Luồng sự kiện phụ Điều kiện sau Giỏ hàng không còn sản phẩm

Bảng 3.9: Đặc tả use case Đặt hàng

Hình 3.10: Biểu đồ trình tự chức năng Đặt hàng

Thiết kế website

Thiết kế kiến trúc

Đề tài này sử dụng mô hình MVC (Model-View-Controller), một mẫu kiến trúc phần mềm phổ biến được sử dụng trong phát triển ứng dụng

Cấu trúc của mô hình MVC bao gồm ba thành phần chính:

− Model (Mô hình): Đại diện cho dữ liệu và logic nghiệp vụ của ứng dụng Model xử lý dữ liệu, định nghĩa các quy tắc và cung cấp các phương thức để truy xuất và cập nhật dữ liệu

− View (Giao diện): Đại diện cho phần giao diện người dùng của ứng dụng View chịu trách nhiệm hiển thị dữ liệu cho người dùng và tương tác với họ Nó không chứa logic nghiệp vụ, chỉ đơn giản hiển thị thông tin từ Model và gửi các sự kiện tới Controller

− Controller (Điều khiển): Đại diện cho thành phần xử lý sự kiện và điều khiển luồng của ứng dụng Controller nhận các yêu cầu từ View, tương tác với Model để truy xuất hoặc cập nhật dữ liệu và sau đó cập nhật lại View để hiển thị kết quả cho người dùng

Phác thảo kiến trúc phần mềm:

Hình 4.1: Mô hình kiến trúc MVC (Model-View-Controller)

Thiết kế giao diện người dùng

4.2.1 Kịch bản cho ca sử dụng a) Đăng nhập

− Giao diện hiển thị trang web

− Người dùng click vào biểu tượng đăng nhập

− Người dùng nhập tên đăng nhập và mật khẩu của mình vào các trường tương ứng trên trang đăng nhập

− Người dùng nhấn nút "Sign in" để gửi thông tin đăng nhập đến máy chủ

− Máy chủ nhận thông tin đăng nhập và kiểm tra tính hợp lệ của tên đăng nhập và mật khẩu

− Nếu thông tin đăng nhập không hợp lệ, máy chủ trả về một thông báo “ username or password invalid” cho người dùng và yêu cầu họ nhập lại thông tin đăng nhập

− Nếu thông tin đăng nhập hợp lệ, đăng nhập thành công, người dùng được chuyển hướng đến trang chủ có tên của user

− Nếu chưa có tài khoản, thì người dùng nhấn vào nút “Đăng kí” để tạo tài khoản mới b) Đăng kí

− Giao diện hiển thị trang web

− Người dùng click vào biểu tượng đăng kí

− Người dùng nhập các thông tin yêu cầu vào các trường bao gồm: email, username, password vào các trường tương ứng trên trang đăng ký

− Người dùng nhấn nút "Sign up" để gửi thông tin đăng ký đến máy chủ

− Máy chủ kiểm tra tính hợp lệ của thông tin đăng ký, bao gồm việc kiểm tra xem tên người dùng và địa chỉ email có sẵn và có đáp ứng các yêu cầu đặt ra hay không

− Nếu thông tin đăng ký không hợp lệ, máy chủ trả về một thông báo lỗi cho người dùng và yêu cầu họ điều chỉnh thông tin đăng ký

− Nếu thông tin đăng ký hợp lệ, máy chủ tạo một bản ghi mới cho người dùng trong cơ sở dữ liệu

− Sau khi đăng ký thành công, người dùng có thể đăng nhập vào hệ thống bằng tên đăng nhập và mật khẩu của mình

− Nếu như đã có tài khoản thì nhấn vào “Đăng nhập” để chuyển sang trang đăng nhập vào để đăng nhập c) Xem sản phẩm

− Người dùng click vào trang Store trên màn hình

− Giao diện hiển thị toàn bộ sản phẩm và các danh mục sản phẩm

− Người dùng có thể nhấn vào tên danh mục sản phẩm để xem những sản phẩm nằm tỏng danh mục đó

− Người dùng có thể nhấn vào từng sản phẩm để xem thông tin chi tiết của sản phẩm đó d) Thêm vào giỏ hàng

− Người dùng xem một sản phẩm trên trang web và quyết định thêm sản phẩm đó vào giỏ hàng

− Người dùng nhấp vào nút "Thêm vào giỏ hàng" trên trang web

− Trang web gửi yêu cầu thêm sản phẩm vào giỏ hàng đến máy chủ

− Máy chủ kiểm tra xem sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng chưa Nếu sản phẩm đã tồn tại trong giỏ hàng thì cập nhật số lượng sản phẩm Nếu sản phẩm chưa tồn tại trong giỏ hàng, máy chủ tạo một mục mới trong giỏ hàng với thông tin sản phẩm và số lượng là 1

− Giỏ hàng hiển thị danh sách sản phẩm, số lượng, giá cả và tổng giá trị của giỏ hàng

− Người dùng có thể tiếp tục mua sắm hoặc thực hiện các hành động khác trên trang web, như thanh toán hoặc chỉnh sửa giỏ hàng e) Đặt hàng

− Người dùng đã thêm các sản phẩm vào giỏ hàng và quyết định tiến hành đặt hàng

− Người dùng nhấp vào nút "Đặt hàng" hoặc biểu tượng giỏ hàng trên trang web

− Trang web chuyển hướng người dùng đến trang đặt hàng

− Trang đặt hàng hiển thị thông tin chi tiết về đơn hàng, bao gồm danh sách sản phẩm, số lượng, giá cả và tổng giá trị

− Người dùng cung cấp thông tin đặt hàng

− Người dùng chọn phương thức thanh toán (Thanh toán bằng tiền mặt)

− Người dùng nhấn Đặt hàng

− Máy chủ tạo một bản ghi mới cho đơn hàng mới trong cơ sở dữ liệu

− Trang web hiển thị thông báo đặt hàng thành công

Bản đầy đủ: https://drive.google.com/drive/folders/1ktyev3onxDG1bL5x8XR6By1rEprBmmF

Hình 4.2: Giao diện người dùng – Trang chủ

Hình 4.3: Giao diện người dùng – Đăng ký

Hình 4.4: Giao diện người dùng – Đăng ký (tiếp)

Hình 4.5: Giao diện người dùng – Đăng nhập

Hình 4.6: Giao diện người dùng – Đăng nhập (tiếp)

Hình 4.7: Giao diện người dùng – Trang chủ (sau khi đăng nhập)

Hình 4.8: Giao diện người dùng – Trang Store (Cửa hàng)

Hình 4.9: Giao diện người dùng – Trang Chi tiết sản phẩm

Hình 4.10: Giao diện người dùng – Trang Giỏ hàng

Hình 4.11: Giao diện người dùng – Trang Đặt hàng

Hình 4.12: Giao diện người dùng – Trang Admin – Quản lý sản phẩm

Hình 4.13: Giao diện người dùng – Trang Admin – Thêm mới sản phẩm

Hình 4.14: Giao diện người dùng – Trang Admin – Sửa sản phẩm

Thiết kế cơ sở dữ liệu

Biểu đồ diagram cơ sở dữ liệu:

Hình 4.15: Biểu đồ diagram cơ sở dữ liệu

Hình 4.16: Biểu đồ diagram cơ sở dữ liệu (tiếp)

KẾT LUẬN

1 Các kết quả đạt được

− Hiểu về quy trình phát triển một hệ thống website bán hàng từ việc thiết kế giao diện người dùng, xử lý dữ liệu, tương tác với cơ sở dữ liệu

− Hiểu về thiết kế cơ sở dữ liệu, truy vấn dữ liệu và quản lý dữ liệu trong môi trường web

− Kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống: Người thực hiện đã phải phân tích yêu cầu của đề tài, thiết kế giao diện người dùng, cấu trúc cơ sở dữ liệu và quy trình xử lý trong hệ thống

− Xây dựng thành công một hệ thống website bán hàng với các chức năng cơ bản như đăng ký, đăng nhập, đăng xuất, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, đặt hàng, quản lý danh mục sản phẩm, quản lý sản phẩm, quản lý khách hàng và quản lý đơn hàng

− Người dùng có thể tạo tài khoản, xem và mua các sản phẩm từ danh sách sản phẩm, quản lý giỏ hàng và thanh toán đơn hàng

− Quản trị viên có quyền quản lý danh mục sản phẩm, thông tin sản phẩm, khách hàng và đơn hàng

2 Nhận xét, đề xuất, khuyến nghị

− Giao diện người dùng có thể được cải thiện để tăng tính thẩm mỹ và trải nghiệm người dùng

− Đề tài có thể mở rộng chức năng thanh toán trực tuyến để cung cấp sự tiện lợi cho người dùng

− Nâng cấp hệ thống quản lý đơn hàng để hỗ trợ theo dõi giao hàng và cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái đơn hàng cho khách hàng

− Đề xuất thêm chức năng tìm kiếm sản phẩm để người dùng có thể tìm kiếm nhanh chóng sản phẩm mong muốn

− Cải thiện hiệu suất và bảo mật của hệ thống để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt hơn và ngăn chặn các vấn đề bảo mật

3 Hướng nghiên cứu tiếp theo

− Nghiên cứu và phát triển ứng dụng di động để mở rộng phạm vi sử dụng của hệ thống

− Nghiên cứu về phân tích dữ liệu khách hàng và hành vi mua hàng để đưa ra các gợi ý sản phẩm và tăng khả năng tương tác với khách hàng

− Nghiên cứu và tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo để cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động và tăng cường khả năng dự đoán và dự báo nhu cầu sản phẩm

− Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiếp thị kỹ thuật số như SEO, quảng cáo trực tuyến để nâng cao hiệu quả tiếp thị và đưa website bán hàng đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Ngày đăng: 17/03/2024, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w