Trong chuyến tham quan bảo tàng, bạnbắtgặpmột sự kiện lịch sử hoặc một kỷ vật liên quanđếncuộcđờihoạt động cách mạng của chủ tịch hồ chí minh

12 3 0
Trong chuyến tham quan bảo tàng, bạnbắtgặpmột sự kiện lịch sử hoặc một kỷ vật liên quanđếncuộcđờihoạt động cách mạng của chủ tịch hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ---o0o---BÀI THU HOẠCHMƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐề bài: Trong chuyến Tham quan Bảo tàng, bạn bắt gặpmột sự kiện lịch sử hoặc một

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -o0o - BÀI THU HOẠCH MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề bài: Trong chuyến Tham quan Bảo tàng, bạn bắt gặp một sự kiện lịch sử hoặc một kỷ vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà bạn tâm đắc, hãy nêu và rút bài học mang ý nghĩa thực tiễn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Phương Anh MSSV: 31221021183 Mã lớp HP: 23C1HCM51000412 Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Buổi học: Chiều thứ 7 hàng tuần Phòng học: N2-305 Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 8 năm 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I Giới thiệu Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 2 II Chủ tịch Hồ Chí Minh 5 III Trên ngực áo này không một tấm huân chương và sau làn vải ngực áo này có một trái tim .6 IV Bài học về sự giản dị 8 KẾT LUẬN .9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 LỜI MỞ ĐẦU Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước; được kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất của quê hương và gia đình, khi còn là một thiếu niên, Nguyễn Tất Thành đã sớm biết đau nỗi đau mất nước, xót xa trước nỗi thống khổ của đồng bào, đã sớm có chí đuổi giặc, cứu nước, giải phóng dân tộc Đầu thế kỷ XX, phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc đứng trước một cuộc khủng hoảng, bế tắc cả về lý luận, đường lối và phương thức đấu tranh Làm thế nào để đánh đuổi được chủ nghĩa thực dân xâm lược, giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào? Câu hỏi đó ngày đêm nung nấu, day dứt tâm can lớp thanh niên yêu nước thế hệ Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ Với nhạy cảm chính trị của một trí tuệ hiếm có, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có được dự cảm nhất định về sự chuyển biến của thời đại Kẻ xâm lược mới đến từ phương Tây, mang theo sức mạnh của văn minh phương Tây Muốn thắng được họ, phải đi tìm một con đường khác Đó là con đường nào? Ở tuổi 20, người thanh niên ấy chưa thể trả lời ngay được, nhưng sự lựa chọn đầu tiên là ngược với làn sóng Đông du, một mình đi sang phương Tây, nơi sớm nổ ra các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nơi các trào lưu tư tưởng tự do dân chủ và khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ Phải ra đi xem xét họ làm ăn thế nào để trở về giúp đồng bào Khát vọng đó của Người đã nảy nở từ rất sớm và lớn dần lên theo năm tháng Di tích Bến nhà rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh Nơi đây Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville với tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm vào ngày 05/6/1911 Các trưng bày, triển lãm tại bảo tàng đã phản ánh đầy đủ và sinh động những sự kiện lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Qua đó, giúp cho mỗi thành viên trong đoàn cảm nhận được rõ hơn tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với Nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của Nhân dân miền Nam dành cho Bác Hồ 1 NỘI DUNG I Giới thiệu Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Bến Nhà Rồng được biết đến bởi ý nghĩa lịch sử quan trọng, gắn liền với công cuộc cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh và nét kiến trúc cổ kính, hòa trộn giữa Á và Âu Khi đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp của cảnh quan mà còn có cơ hội tìm hiểu về các sự kiện lịch sử của dân tộc Với những giá trị đó, bến cảng này đã trở thành một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thành phố mang tên Bác Bến cảng Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng, gắn liền với hành trình đi tìm đường cứu nước vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trước đây, nơi này từng là trụ sở của thương cảng Sài Gòn, được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1863 Chính tại bến cảng này, vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville rời Việt Nam sang Pháp và bắt đầu cuộc hành trình làm nên những chiến thắng vĩ đại cho dân tộc Chính vì vậy, nơi đây mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng và trở thành một biểu tượng của thành phố mang tên Bác Khi chiến tranh tại miền Nam kết thúc, bến cảng này do chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý Sau đó, họ đã tu sửa và cải tạo lại công trình với 4 khu vực chính là bảo tàng Hồ Chí Minh, tượng đài Bác, khuôn viên bến cảng và đài phun nước Người dân địa phương thường gọi bảo tàng là “Nhà Rồng” và bến cảng gần đó là “bến Nhà Rồng” Riêng khu vực bảo tàng Hồ Chí Minh có diện tích hơn 1.500m2 với 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 9 phòng trưng bày, trong đó có 6 phòng chuyên về tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử và sự nghiệp Cách Mạng của Bác, còn 3 phòng trưng bày các giấy tờ, tài liệu chính trị phục vụ cho Tổ Quốc từng thời điểm 2 Những hiện vật quý về ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Những tư liệu về cuộc đời 3 Bác Dụng cụ và tư liệu tập thể dục của Bác Một số công cụ Bác thường sử dụng 4 II Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) Người sinh ngày 19/05/1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương đất nước Trong thời gian 10 năm sống ở Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền văn hóa mới và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Người đã chứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp Người đã thấy được những cuộc biểu tình chống sưu thuế của nông dân bị đàn áp dã man và sự thất bại của các phong trào yêu nước Theo Người, muốn cứu nước phải tìm ra một con đường cách mạng mới Có thể nói, tình yêu quê hương, đất nước và gia đình đã hình thành nên người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêu nước, có hoài bão cứu nước cứu dân và thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tự cường của dân tộc Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết tâm tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây, Người khẳng định: "Tôi muốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta" Người cho rằng dân tộc Việt Nam đang là một dân tộc mất quyền độc lập và nhiệm vụ của những người Việt Nam yêu nước là phải đấu tranh giành lại quyền độc lập Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp Người vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng Khi trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy" (1) Khi được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo 5 như ở Việt Nam, Người nhận ra rằng những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những bọn thực dân Pháp ở Đông Dương III Trên ngực áo này không một tấm huân chương và sau làn vải ngực áo này có một trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Người luôn để lại tình cảm tốt đẹp, những ấn tượng sâu sắc cho ai từng được gặp hay với cả những thế hệ sinh ra khi Người đã lên tàu đi xa, chỉ biết về Người qua những câu chuyện kể, những trang sách, những hình ảnh hay những thước phim Bộ quần áo Ka Ki của Bác Hồ mặc trong ngày 2/9/1945 Tại phiên họp lần thứ 6, Quốc hội khóa II, ngày 8-5-1963, vào dịp chuẩn bị kỷ niệm Ngày sinh nhật Bác, Quốc hội định tặng Người Huân chương Sao Vàng, là người đầu tiên được nhận huân chương cao quý nhất của đất nước Người đã trình bày với Quốc hội rằng: "Tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội, vì Tổ quốc đang tạm chia cắt làm đôi, trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, đồng bào miền Nam đang hàng ngày, hàng giờ hy sinh xương máu, anh dũng đấu tranh, kiên quyết chống bọn cướp nước hại dân để giành lấy quyền tự do, quyền sinh sống" Người đề nghị: “Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu "Thành đồng của Tổ quốc" và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, 6 Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng” Khi được tin Xô-viết tối cao Liên Xô quyết định tặng thưởng Huân chương Lê-nin, Huân chương cao quý của Nhà nước Liên Xô, Bác lại từ chối Bức điện gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô, Người trình bày lý do: "Toàn quân và toàn dân Việt Nam chúng tôi đang phải hy sinh xương máu để đánh Mỹ, cứu nước Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân chương Lê-nin thì lòng tôi không yên chút nào Vì lẽ đó, tôi vô cùng cảm ơn các đồng chí, nhưng xin các đồng chí hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại diện cho toàn thể đồng bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lê-nin vĩ đại" Với công lao như Hồ Chí Minh, mà Người còn thấy chưa đủ để nhận bất kỳ một sự khen thưởng nào?! Cho đến trước khi từ giã thế giới này trái tim Bác vẫn chỉ có phập phồng một nỗi nhớ miền Nam, chỉ có trăm nỗi ưu lo cho dân nước sau ngày thống nhất Trên lồng ngực Người vẫn chỉ có chiếc áo ka ki đã bạc màu vì dạn dày sương gió mà không hề có tấm huy chương nào Với Người Huân chương lao động, Huân chương Chiến công hay Huân chương Độc lập, Huân chương Sao vàng hay Huân chương quốc tế Lê-nin? Những tấm Huân chương sáng lòa vinh quang và là dấu ấn của một thời lịch sử? Người xứng đáng với tấm huân chương nào hay tất cả? Nhưng có lẽ với Người chỉ có một tấm Huân chương cao cả hơn cả, phù hợp hơn cả nhưng vô cùng giản dị và trường tồn cùng với dân tộc, với non sông đất nước, đó là: Huân chương Nhân dân Đó là tình cảm của cả dân tộc Việt Nam đối với Người Tình cảm của các thế hệ nhân dân nhân dân Việt Nam với vị lãnh tụ kính yêu của mình Mỗi món tư trang của Bác đều gắn liền với nhiều mẩu chuyện khác nhau, nhưng đều xoay quanh về lối sống tiết kiệm, giản dị hay tinh thần đoàn kết tập thể Ngoài ra, tấm lòng bao la, bác ái của Bác Hồ thường gắn với hình ảnh mộc mạc, bình dị, gần gũi với nhân dân Mặt khác, những món đồ “đắt tiền” của Người đa phần là được tặng từ các tổ chức quốc tế, quốc gia láng giềng,… Bác chỉ sử dụng chúng như thể hiện sự khéo léo trong ngoại giao, tinh thần quốc tế trong sáng Phong cách sống tiết kiệm, giản dị 7 của Bác luôn là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ đời sau noi theo IV Bài học về sự giản dị Bài học về sự giản dị, tiết kiệm của Người sẽ luôn là tấm gương ssáng cho các thế hệ sau học tập và noi theo, nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập Nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần rèn luyện, tu dưỡng mình Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó, dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được Còn khó vì nếu không có tâm, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp Song là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn 8 KẾT LUẬN Sau buổi thăm quan Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh - điểm đến quan trọng trong lịch sử và văn hóa của đất nước Qua những bước chân trải nghiệm và những hiện vật trưng bày, em đã có cơ hội hiểu sâu hơn về cuộc đời, tư tưởng và tầm nhìn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua những bức tranh và hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng ta đã gần gũi hơn với cuộc sống và những thách thức mà Người đã phải đối mặt trong hành trình dẫn đường cho cuộc cách mạng Chúng ta không thể không thán phục tinh thần yêu nước mãnh liệt của Người, sự kiên trì và tình yêu thương dành cho nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá, khuyến khích chúng ta vươn lên, đoàn kết và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Hãy cùng nhau giữ vững tinh thần và tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng ta có thể góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước và xây dựng một tương lai tươi sáng 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO Những kỷ vật gắn bó với cuộc đời cách mạng của Bác Hồ - Báo Dân Trí https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-ky-vat-gan-bo-voi-cuoc-doi-cach-mang-cua-bac- ho-1410078651.htm Kỷ niệm 112 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2023) – Tạp chí Ban Tuyên giáo trung ương https://tuyengiao.vn/thoi-su/ky-niem-112-nam-ngay-bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu- nuoc-5-6-1911-5-6-2023-144977 Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là kim chỉ nam, là ánh sáng soi đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam – Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/cuoc-doi-va-su-nghiep-cach-mang-vi-dai-cua- chu-tich-ho-chi-minh-mai-la-kim-chi-nam-la-anh-sang-soi-1491878469 Hành trình về nguồn “Bến nhà rồng - Bến Bạch Đằng - Bến Đình” - Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hanh-trinh-ve-nguon-ben-nha-rong-ben-bach- dang-ben-dinh-1491894211 Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh – Trang tin Bảo tàng Hồ Chí Minh https://baotanghochiminh.vn/bao-tang-ho-chi-minh-chi-nhanh-thanh-pho-ho-chi- minh.htm Trân trọng từng kỷ vật về Bác – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam https://hochiminh.vn/tin-tuc/tran-trong-tung-ky-vat-ve-bac-2609 10

Ngày đăng: 16/03/2024, 23:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan