1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luyện đề văn bản tt và tn ngoài sgk

4 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luyện Đề Văn Bản Truyện Ngắn Đề Đọc Hiểu Ngoài SGK
Tác giả Vũ Tú Nam, Đoàn Giỏi
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 21,95 KB

Nội dung

Họ tên : Luyện đề VB Truyện Ngắn ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI SGK 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa Đã hai năm nay, bà bị đau chân Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho… (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái.” Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!” Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên? Câu 5: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bà 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm Không biết tía nuôi tôi đi đâu Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!” Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói “Thằng bé của anh nó lên đấy!” - Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau - Ngồi xuống đây chú em - Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi) Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ! (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích Câu 2 Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi kể đó có tác dụng gì? Câu 3 Tìm những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách của chú Võ Tòng Qua đó gợi lên trong em ấn tượng gì về chú Võ Tòng? Câu 4 Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh không gian như thế nào? Câu 5 Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích ĐỀ SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im,giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm” Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe.” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu 1 Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Chọn ngôi kể trên có tác dụng như thế nào? Câu 2 Em hãy nêu nhận xét về những lời nói của bé Thu Câu 3 Vì sao “Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”? Câu 4 Cách bé Thu gọi ông Sáu là "người ta" thể hiện thái độ gì? Em hãy lí giải thái độ đó Họ tên : Luyện đề VB Truyện Ngắn ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI SGK 3 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa Đã hai năm nay, bà bị đau chân Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho… (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái.” Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!” Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên? Câu 5: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bà 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm Không biết tía nuôi tôi đi đâu Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!” Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói “Thằng bé của anh nó lên đấy!” - Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau - Ngồi xuống đây chú em - Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi) Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ! (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích Câu 2 Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi kể đó có tác dụng gì? Câu 3 Tìm những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách của chú Võ Tòng Qua đó gợi lên trong em ấn tượng gì về chú Võ Tòng? Câu 4 Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh không gian như thế nào? Câu 5 Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích ĐỀ SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im,giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm” Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe.” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu 1 Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Chọn ngôi kể trên có tác dụng như thế nào? Câu 2 Em hãy nêu nhận xét về những lời nói của bé Thu Câu 3 Vì sao “Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”? Câu 4 Cách bé Thu gọi ông Sáu là "người ta" thể hiện thái độ gì? Em hãy lí giải thái độ đó

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:58

w