Nhận định dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh về ý nghĩa củacuộc cách mạng nào?“… giống như Mặt Trời chói lọi, ….. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạngth
Trang 1PHẦN LỊCH SỬ
Bài 13 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Câu 1 Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga đấu tranh
trong Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917)?
A Đảng Bôn-sê-vích
B Đảng Men-sê-vích
C Đảng cộng sản Nga
D Đảng công nhân xã hội Nga
Câu 2 Chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga bị lật đổ sau cuộc cách mạng nào
dưới đây?
A Cách mạng năm 1905 - 1907
B Cách mạng tháng Hai năm 1917
C Cách mạng tháng Mười năm 1917
D Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 3 Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là gì?
A Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế
B Phá vỡ thế bao vây, cô lập của các nước đế quốc
C Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
D bảo vệ và củng cố chính quyền của giai cấp tư sản
Câu 4 Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin,
quần chúng cách mạng Nga đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở
A Xta-lin-grát
B Mat-xcơ-va
C Lê-nin-grát
D Pê-tơ-rô-grát
Câu 6 Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã
A lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế
B đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền
C thiết lập được nền chuyên chính của giai cấp tư sản
D dẫn đến cục diện hai chính quyền song song tồn tại
Câu 7 Nhận định dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh về ý nghĩa của
cuộc cách mạng nào?
“… giống như Mặt Trời chói lọi, … chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất Trong lịch sử loài người chưa từng
có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
A Cách mạng Nga năm 1905 - 1907
B Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917
C Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
D Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945
Câu 9 Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917?
A Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản
B Đưa nhân dân Nga đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình
C Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới
D Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới
Trang 2Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
Câu 1 Người phát minh ra máy điện thoại là
A R Phơn-tơn
B G Men-đen
C T Ê-đi-xơn
D A.G Bell
Câu 2 Năm 1807, R Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công
A máy hơi nước
B động cơ đốt trong
C đầu máy xe lửa
D tàu thủy
Câu 5 Ai là tác giả của Thuyết tiến hóa?
A Sác-lơ Đác-uyn
B G Men-đen
C Đ I Men-đê-lê-ép
D Pi-e Quy-ri
Câu 6 Đ I Men-đê-lê-ép là tác giả của thành tựu khoa học nào sau đây?
A Thuyết tiến hóa
B Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
C Thuyết tương đối
D Định luật bảo toàn năng lượng
Câu 8 Những nhà khoa học nào đã tìm ra năng lượng phóng xạ vào năm 1898?
A G Men-đen và Pi-e Quy-ri
B Pi-e Quy-ri và Ma-ri Qui-ri
C Đ.I Men-đê-lê-ép và Ma-ri Qui-ri
D Ma-ri Qui-ri và Sác-lơ Đác-uy
Câu 9 Trên lĩnh vực khoa học xã hội, phát minh lớn nhất của nhân loại trong
thế kỉ XVIII - XIX là
A học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng
B học thuyết về di truyền học
C học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học
D học thuyết về sự tiến hóa của các loài sinh vật
Câu 10 Những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tâm lí học là
A Páp-lốp và Dích-mun Phrớt
B Phơn-ton và Mác Cây
C Phoi-ơ-bách và Hê-ghen
D Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri
Câu 11 Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX đã tác động trực
tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại
A văn minh nông nghiệp
B văn minh công nghiệp
C văn minh hậu công nghiệp
D văn minh thông tin
Trang 3Câu 12 Bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là một trong những tác phẩm
nổi tiếng của nhà văn nào?
A Vích-to Huy-gô
B Lép Tôn-xtôi
C H Ban-dắc
D Lo Bai-rơn
Câu 13 Nhà văn Lép Tôn-xtôi là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?
A Những người khốn khổ
B Chiến tranh và hòa bình
C Đông Gioăng
D Tấn trò đời
Bài 15: Trung Quốc
Câu 1 Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy các nước
phương Tây xâm lược Trung Quốc?
A Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào tình trạng khủng hoảng
B Trung Quốc giàu tài nguyên, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng
C Nhà Thanh đốt thuốc phiện của thương nhân các nước phương Tây
D Nhu cầu cao của các nước phương Tây về vốn, nhân công, thị trường
Câu 2 Thực dân Anh dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lược Trung Quốc (1840 - 1842)?
A Nhà Thanh không phép cho tàu thuyền của Anh vào tránh bão
B Nhà Thanh tịch thu và tiêu hủy thuốc phiện của thương nhân Anh
C Chính quyền Mãn Thanh thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa
D Chính quyền Mãn Thanh vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Nam Kinh
Câu 3 Sau thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, chính quyền Mãn Thanh
đã buộc phải kí kết với Anh bản hiệp ước nào sau đây?
A Hiệp ước Tân Sửu
B Hiệp ước Nam Kinh
C Hiệp ước Hoàng Phố
D Hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 4 Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Anh đã chiếm được vùng đất nào của
Trung Quốc?
A Sơn Đông
B Đông Bắc
C Châu thổ sông Trường Giang
D Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây
Câu 6 Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Sơn Đông của Trung Quốc đã trở thành khu
vực ảnh hưởng của đế quốc nào?
A Anh
B Pháp
C Đức
D Nga
Trang 4Câu 7 Đến cuối thế kỉ XIX, đế quốc Nga và Nhật Bản đã chiếm được vùng đất
nào của Trung Quốc?
A Sơn Đông
B Đông Bắc Trung Quốc
C Châu thổ sông Trường Giang
D Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây
Câu 9 Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội (thành lập vào tháng 8/1905) là
chính đảng của giai cấp
A vô sản Trung Quốc
B nông dân Trung Quốc
C tư sản Trung Quốc
D trí thức tiểu tư sản Trung Quốc
Câu 10 Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung
Quốc tiến hành cuộc cách mạng nào?
A Cách mạng Tân Hợi
B Cách mạng tháng Mười
C Cách mạng tháng Tám
D Cách mạng nhung
Câu 11 Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc được châm ngòi bởi sự
kiện nào dưới đây?
A Viên Thế Khải ép vua Phổ Nghi phải thoái vị
B Liên quân 8 nước đế quốc tấn công kinh thành Bắc Kinh
C Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
D Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu, đầu hàng đế quốc xâm lược
Câu 12 Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi
nghĩa ở đâu?
A Vũ Xương
B Nam Kinh
C Tứ Xuyên
D Hà Bắc
Câu 13 Sắp xếp các dữ kiện sau theo tiến trình của cuộc Cách mạng Tân Hợi
(1911):
1 Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc
2 Nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời
3 Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
4 Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc
A 4 1 3 2
B 3 1 2 4
C 3 2 4 1
D 3 4 1 2
Câu 14 Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc cách
mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?
Trang 5A Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
B Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân tộc, dân chủ của nhân dân Trung Quốc
C Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội
D Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Bài 16: Nhật Bản
Câu 1 Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện giải pháp gì để đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng?
A Nhờ cậy các nước tư bản phương Tây giúp đỡ
B Tiến hành cải cách trong nội bộ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa
C Cải cách đất nước theo mô hình của các nước phương Tây
D Thiết lập chế độ Mạc phủ mới thay thế cho Mạc phủ Tô-ku-ga-oa
Câu 2 Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?
A Quân chủ chuyên chế
B Quân chủ lập hiến
C Cộng hòa đại nghị
D Cộng hòa Tổng thống
Câu 3 Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất của một cuộc
A cách mạng vô sản
B cách mạng tư sản
C chiến tranh giải phóng dân tộc
D cách mạng tư sản kiểu mới
Câu 4 Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của
Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?
A Thống nhất tiền tệ và thị trường
B Cho phép mua bán ruộng đất
C Xây dựng đường xá, cầu cống
D Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa
Câu 7 Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung
sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã
A xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng
B phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa
C duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế
D chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Câu 8.Trong những năm 1904 - 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với
đế quốc nào?
A Hà Lan
B Mĩ
C Anh
D Nga
Trang 6Câu 9 Đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của đế quốc Nhật Bản được mở rộng, bao
gồm
A vùng châu thổ sông Dương Tử và các nước Việt Nam, Lào, Campuchia
B vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Đông Bắc Trung Quốc
C Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Triều Tiên, Sơn Đông,
D vùng châu thổ sông Dương Tử và vùng Đông Bắc của Trung Quốc
Bài 17 Ấn Độ
Câu 1 Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh
vực kinh tế của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền
B Phát triển công nghiệp chế biến
C Mở mang giao thông vận tải
D Hạn chế hoạt động khai thác mỏ
Câu 3 Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ chính sách khai
thác kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ?
A Hàng loạt vụ mất mùa nghiêm trọng xảy ra dẫn đến nạn đói và dịch bệnh
B Kinh tế Ấn Độ có sự phát triển vượt bậc
C Thiếu hụt lương thực, nạn đói trầm trọng
D Nạn đói xảy ra trong suốt nửa sau thế kỉ XIX
Câu 5 Ngày 10/5/1857, ở Ấn Độ đã diễn ra cuộc đấu tranh nào sau đây?
A Khởi nghĩa Xi-pay
B Cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ
C Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan
D Cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay
Câu 7 Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ đã thành lập tổ chức nào?
A Đảng Quốc đại
B Đảng xã hội dân chủ
C Đảng dân chủ tự do
D Đảng Cộng hòa
Câu 8 Trong những năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương
pháp đấu tranh nào để chống lại thực dân Anh?
A Dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh lật đổ thực dân Anh
B Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách
C Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang
D Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh
Câu 9 Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn
Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A Khởi nghĩa Xi-pay
B Phong trào bất bạo động
C Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan
D Cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay
Bài 18 Đông Nam Á
Trang 7Câu 1 Ở In-đô-nê-xi-a, cuộc khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min lãnh
đạo diễn ra vào thời gian nào?
A 1890 - 1907
B 1873 - 1903
C 1892 - 1896
D 1896 - 1897
Câu 2 Ở Phi-líp-pin,trong những năm 1896 - 1897 đã diễn ra cuộc đấu tranh
nào dưới đây?
A Khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô
B Phong trào Cần vương
C Khởi nghĩa Yên Thế
D Khởi nghĩa của A-cha-xoa
Câu 3 Ở Campuchia, trong những năm 1863 - 1866 đã diễn ra cuộc đấu tranh
nào dưới đây?
A Khởi nghĩa Yên Bái
B Phong trào Cần vương
C Khởi nghĩa Yên Thế
D Khởi nghĩa của A-cha Xoa
Câu 4 Người đại diện cho xu thế ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở
Phi-líp-pin là
A Bô-ni-pha-xi-ô
B Si-vô-tha
C Hô-xê Ri-dan
D A-cha-xoa
Câu 7 Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những
năm 1901 - 1937 là
A khởi nghĩa của Ong Kẹo
B khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
C khởi nghĩa của A-cha-xoa
D khởi nghĩa của Si-vô-tha
Câu 8 Ở Campuchia, trong những năm 1885 - 1886 đã diễn ra cuộc đấu tranh
nào dưới đây?
A Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
B Khởi nghĩa của Pu-côm-bô
C Khởi nghĩa của A-cha-xoa
D Khởi nghĩa của Si-vô-tha
Bài 19 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Câu 1 Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là
A Hàm Nghi
B Minh Mệnh
C Thành Thái
D Gia Long
Câu 2 Dưới thời nhà Nguyễn, kinh đô của Việt Nam được đặt ở đâu?
Trang 8A Thăng Long.
B Gia Định
C Phú Xuân
D Thanh Hóa
Câu 3 Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành
A Việt Nam
B Đại Việt
C Nam Việt
D An Nam
Câu 4 Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc
thành và Gia Định thành là
A Tổng trấn
B Trấn thủ
C Tuần phủ
D Huyện lệnh
Câu 5 Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?
A Tổng trấn
B Tổng đốc
C Tuần phủ
D Tỉnh trưởng
Câu 6 Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi
là
A Luật Gia Long
B Quốc triều hình luật
C Hình thư
D Luật Hồng Đức
Câu 7 Quân đội nhà Nguyễn được chia thành mấy bộ phận?
A 2 bộ phận
B 3 bộ phận
C 4 bộ phận
D 5 bộ phận
Câu 8 Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào?
A Mãn Thanh
B Xiêm
C Chân Lạp
D Lào
Câu 9 Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang
giao của
A các nước Xiêm và Chân Lạp
B các nước Lào, Chân Lạp
C chính quyền Mãn Thanh
D các nước phương Tây
Câu 10 Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện
pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?
A Khuyến khích nhân dân khẩn hoang
Trang 9B Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.
C Thực hiện chính sách doanh điền
D Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch
Câu 11 Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của thủ công
nghiệp dưới thời Nguyễn?
A Các nghề thủ công nghiệp trong nhân dân tiếp tục được duy trì
B Xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng, như: Đông Hồ, Hàng Trống
C Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn
D Nhà nước cho phép tư nhân được đúc tiền, khai mỏ, chế tạo súng
Câu 15 Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là
A nông dân và công nhân
B địa chủ và nông dân
C tư sản và vô sản
D địa chủ và tư sản
Câu 16 Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi
thuyền ra Hoàng Sa để
A khai thác sản vật (tôm, cá,…)
B cứu hộ tàu thuyền gặp nạn
C xem xét, đo đạc thủy trình
D dựng miếu thờ và vẽ bản đồ
Câu 17 Vua Minh Mạng cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của
đất nước lên Cửu đỉnh, xác định vị trí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa trong
A Đại Nam thống nhất bản đồ
B Đại Nam thực lục
C Hoàng Việt luật lệ
C Lịch Triều hiến chương loại chí
PHẦN ĐỊA LÍ
Bài 11 Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
Câu 1 Quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta là
A feralit
B phù sa
C o-xít
D bồi tụ
Câu 2 Ở miền núi, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng nào sau đây?
A Xói mòn, rửa trôi
B Sạt lở, cháy rừng
C Hạn hán, bóc mòn
D Xâm thực, bồi tụ
Câu 3 Nước ta có mấy nhóm đất chính?
A 4 nhóm
B 3 nhóm
C 2 nhóm
Trang 10D 5 nhóm.
Câu 4 Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?
A Trồng rừng đầu nguồn
B Trồng cây ăn quả
C Trồng cây công nghiệp
D Trồng rau quả ôn đới
Câu 6 Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A Ven sông Tiền
B Vùng ven biển
C Đông Nam Bộ
D Tây Nam Bộ
Câu 8 Ở nước ta, loại đất feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau
đây?
A Tây Bắc
B Đông Nam Bộ
C Tây Nguyên
D Đồng bằng sông Hồng
Câu 9 Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực
nào sau đây?
A Tây Bắc
B Bắc Trung Bộ
C Đông Bắc
D Tây Nguyên
Câu 11 Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ
A 1400 - 1500m trở lên
B 1500 - 1600m trở lên
C 1600 - 1700m trở lên
D 1700 - 1800m trở lên
Câu 12 Nhóm đất feralit chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
A 65%
B 24%
C 56%
D 42%
Câu 13 Nhóm đất phù sa chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
A 65%
B 24%
C 56%
D 42%
Câu 14 Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự
nhiên?
A 23%
B 24%
C 15%
D 11%