Câu hỏi tem kn 70 năm ct đbp

6 5 0
Câu hỏi tem kn 70 năm ct đbp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hà Nội.ĐỊA CHỈ NHÀ RIÊNG: ...SĐT: ...CÂU HỎI CUỘC THISƯU TẬP VÀ TÌM HIỂU TEM BƯU CHÍNH NĂM 2024 Chủ đề: “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua tem bưu chính” --- Câu 1 : Vào các n

HỌ VÀ TÊN: NGÀY, THÁNG, NĂM SINH: TRƯỜNG: Tiểu học Tân Mai LỚP: ĐỊA CHỈ TRƯỜNG: 145 phố Tân Mai, Hoàng Mai Hà Nội ĐỊA CHỈ NHÀ RIÊNG: SĐT: CÂU HỎI CUỘC THI SƯU TẬP VÀ TÌM HIỂU TEM BƯU CHÍNH NĂM 2024 Chủ đề: “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua tem bưu chính” Câu 1 : Vào các năm chẵn kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bưu điện Việt Nam có phát hành tem về sự kiện lich sử này Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau theo trình tự thời gian phát hành (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) Trả lời: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 2 : Trong chiến dịch Điện Biên Phủ có các chỉ huy quân sự xuất sắc đã góp phần to lớn vào thành công của chiến dịch Em hãy cho biết vài nét về các vị tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện qua các mẫu tem dưới đây Trả lời: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 3 : Hình ảnh giới thiệu trên các mẫu tem sau nhắc em liên tưởng đến những sự kiện nào trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ? Trả lời: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 4; Năm 2024, cả nước tưng bừng kỷ niệm sự kiện lịch sử 70 năm Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ Em hãy vẽ 1 mẫu tem nói về sự kiện trên (khuôn khổ không quá trang A4) Gợi ý trả lời: Câu 1: Xếp theo thứ tự như sau: d, f, g, c, e, a, b Câu 2: 1.Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2003) có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn Sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Từ năm 1925 đến 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và kết án 2 năm tù Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh Năm 1936, đồng chí hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”… Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ Tháng 6/1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Đầu năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng Tháng 12/1944, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng Tháng 8/1945, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tháng 3/1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế 2 Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914-1986) Quê quán: xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Nhập ngũ: 8/1945 Tham gia cách mạng: 1944 Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: 12/1945 Cấp bậc cao nhất: Đại tướng (1984) Quá trình công tác 1944: Tham gia Mặt trận Việt Minh và làm công tác binh vận ở Bạch Mai, Hà Nội; Tháng 6/1945: Cùng với một số đồng chí khác chỉ huy diệt đồn Đồng Quan, sau đó được cử làm Ủy viên phụ trách quân sự trong Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Hà Đông và tham gia chỉ đạo cướp chính quyền tỉnh; 1946: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sơn La hoạt động ở vùng núi rừng Tây Bắc; 1949: Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy Trung đoàn 209; 1953: Đại đoàn trưởng, Phó bí thư Đại đoàn ủy Đại đoàn 312; tham gia các chiến dịch Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954); Tháng 12/1954: Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân Việt Nam; 1961: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; 1964: Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Ủy viên Quân ủy Miền; trực tiếp tham gia chỉ đạo các chiến dịch như Đồng Xoài, Bàu Bàng - Dầu Tiếng (1965), chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Giăngxơn Xity của quân Mỹ và quân ngụy vào chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh - 1967)…; Từ năm 1970 trên cương vị Phó Tổng Tham mưu trưởng, đồng chí liên tục được cử làm Tư lệnh các chiến dịch lớn như Đường 9 - Nam Lào, Cánh Đồng Chum (1971), Chiến dịch Trị - Thiên (1972), chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng (3/1975)… trở thành “Một trong những Tư lệnh chiến dịch, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng giỏi nhất của quân đội ta”; Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí Lê Trọng Tấn tiếp tục được giao đảm nhiệm cương vị quan trọng: Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia chỉ huy lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia; Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, V; Đại biểu Quốc hội khóa VII 3 Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915 - 1986) Quê quán: xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Tham gia cách mạng: 1936 Nhập ngũ: 1944 Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: từ tháng 5/1938 Cấp bậc: Đại tướng (1980) Quá trình công tác 1936: hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân, tổ chức các hội Tương tế, Ái hữu, tham gia chống thuế, chống bắt phu, bắt lính; tuyên truyền và tổ chức xây dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân; Tháng 9/1940: bị địch bắt, không tìm được chứng cứ, địch buộc phải thả; Tháng 10/1940: hoạt động bí mật ở căn cứ Lạng Giang, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang), tham gia xây dựng và làm Đội trưởng Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn; Tháng 9/1941: đi học quân sự ở nước ngoài; Tháng 10/1944: về nước và được giao nhiệm vụ quan trọng tham gia tổ chức Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, phụ trách công tác tình báo và tác chiến; Tháng 4/1945: Phụ trách Trường Quân chính kháng Nhật; Tháng 9/1945 - 1953: Tổng Tham mưu tưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Quân ủy hội, Ủy viên Ban quân sự Trung ương; 1948: đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng; Tháng 9/1958: đồng chí được phong quân hàm Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao Trung ương; Tháng 7/1966: Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5, quyền Bí thư Khu ủy Khu 5; Tháng 10/1967: Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục kiêm Phó Bí thư Quân ủy Miền; 1974: đồng chí được phong quân hàm Thượng tướng; 1980: đồng chí được phong quân hàm Đại tướng; 1974 - 1986: Thứ tưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương); Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III, IV, V; Đại biểu Quốc hội khóa VII Câu 3: Hình 1:Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này Hình 2: Những khẩu đại bác 105 ly nặng trên 2 tấn được kéo qua đèo dốc gập ghềnh đến vị trí chờ ngày nổ súng Hình 3: Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng Câu 4: (Thông tin cần có trên tem và mô phỏng bố cục, các em có thể tham khảo để vẽ tem)

Ngày đăng: 15/03/2024, 23:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan