1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP HOÀN THIỆN NHÀ MÁY BIA ĐÔNG MAI

236 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Nâng Cấp Hoàn Thiện Nhà Máy Bia Đông Mai
Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 44,77 MB

Nội dung

Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án .... ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI

Trang 3

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC I DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH VII DANH MỤC VIẾT TẮT VIII

MỞ ĐẦU 1

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 2

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án 2

2.1 Các văn bản pháp lý làm căn cứ cho việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường 3 2.2 Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 7

2.3 Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 7

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8

3.1 Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường 8

3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường 9

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 11

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 11

4.2 Các phương pháp hỗ trợ 12

5 TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13

5.1 Thông tin về dự án 13

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 13

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 13

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 15

CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 18

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 18

1.1.1 Tên dự án 18

Trang 4

ii

1.1.2 Tên chủ dự án 18

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 18

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 19

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 19

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 20

1.2.CÁCHẠNGMỤCVÀHOẠTĐỘNGCỦADỰÁN 21

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 21

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 22

1.2.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 23

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU HÓA CHẤT, NĂNG LƯỢNG PHỤC VỤ DỰ ÁN 25

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất, năng lượng giai đoạn thi công 25

1.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất, năng lượng giai đoạn vận hành 28

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 32

1.4.1 Công nghệ sản xuất bia 32

1.4.2 Công nghệ hỗ trợ sản xuất 38

1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 67

1.5.1 Thi công xây dựng các hạng mục dự án 67

1.5.2 Lắp đặt thiết bị sản xuất 70

1.5.3 Vận hành thử nghiệm 72

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 73

1.6.1 Kế hoạch thực hiện 73

1.6.2 Tổng mức đầu tư 73

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 74

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 76

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI 76

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 76

2.1.2 Đặc điểm địa chất công trình 77

2.1.3 Đặc điểm khí tượng 78

2.1.4 Đặc điểm thuỷ văn và địa thuỷ văn 80

2.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 81

2.2 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC DỰ ÁN 82

Trang 5

iii

2.3 HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG 83

2.3.1 Hiện trạng môi trường đất 83

2.3.2 Hiện trạng môi trường nước 84

2.3.3 Hiện trạng môi trường không khí 85

2.3.4 Hiện trạng xả thải của nhà máy 88

2.4 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 89

2.5 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 92

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 94

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 94

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn thi công, xây dựng 94

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường giai đoạn thi công 117

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 131

3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn vận hành 131

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường giai đoạn vận hành 154

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 172

3.3.1 Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 172

3.3.2 Các công trình bảo vệ môi trường 173

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬNDẠNG,ĐÁNHGIÁVÀDỰBÁO 176

3.4.1 Đánh giá mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả dự báo tác động 176

3.4.2 Đánh giá mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận định rủi ro, sự cố môi trường 177

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 178

4.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 178

4.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 183

4.2.1 Chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường 183

Trang 6

iv

4.2.2 Chương trình giám sát, cảnh báo rủi ro 185

4.2.3 Chương trình giám sát tuân thủ của nhà thầu 185

4.2.4 Hệ thống báo cáo 186

4.2.5 Ước tính chi phí cho chương trình giám sát môi trường 186

CHƯƠNG 5 THAM VẤN 187

5.1 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 187

5.2 THAM VẤN CHUYÊN GIA 188

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 191

Trang 7

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Danh sách nhân sự tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM 9

Bảng 1.1 Hiện trạng và thay đổi sử dụng đất trong phạm vi thực hiện dự án 19

Bảng 1.2 Hiện trạng đối tượng môi trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án 19

Bảng 1.3 Hiện trạng và quy mô đầu tư mới các hạng mục công trình chính 21

Bảng 1.4 Hiện trạng và quy mô đầu tư mới các hạng mục công trình phụ trợ 22

Bảng 1.5 Hiện trạng và quy mô đầu tư mới các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 24

Bảng 1.6 Nhu cầu nguyên vật liệu theo hạng mục thi công xây dựng dự án 26

Bảng 1.7 Tổng hợp nhu cầu nguyên vật liệu thi công xây dựng dự án 28

Bảng 1.8 Ước tính nhu cầu cấp nước phục vụ dự án 29

Bảng 1.9 Ước tính nhu cầu cấp điện phục vụ dự án 30

Bảng 1.10 Nhu cầu nguyên vật liệu, hoá chất, năng lượng phục vụ sản xuất 31

Bảng 1.11 Các dòng sản phẩm hiện tại của nhà máy 38

Bảng 1.12 Kế hoạch hoạt động bảo trì bảo dưỡng các hạng mục thiết bị 51

Bảng 1.13 Danh mục thiết bị phục vụ thi công, xây dựng 70

Bảng 1.14 Danh mục thiết bị phục vụ sản xuất 70

Bảng 1.15 Tiến độ thực hiện dự án 73

Bảng 1.16 Chi phí xây lắp các công trình bảo vệ môi trường bổ sung của dự án 73

Bảng 2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường đất trước khi thực hiện dự án 84

Bảng 2.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt tiếp nhận trước khi thực hiện dự án 84

Bảng 2.3 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất trước khi thực hiện dự án 85

Bảng 2.4 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh trước khi thực hiện dự án 86

Bảng 2.5 Hiện trạng chất lượng không khí môi trường làm việc trước khi thực hiện dự án 87

Bảng 2.6 Hiện trạng chất lượng nước thải trước khi thực hiện dự án 88

Bảng 2.7 Nhận dạng các đối tượng môi trường chịu ảnh hưởng của dự án 89

Bảng 3.1 Nguồn gốc, tác nhân gây ảnh hưởng và môi trường chịu tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 94

Bảng 3.2 Ước tính tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình san lấp 96

Bảng 3.3 Hệ số phát sinh bụi và khí thải từ động cơ phương tiện vận chuyển 98

Trang 8

vi

Bảng 3.4 Hệ số ảnh hưởng phát sinh bụi mặt đường trong quá trình vận chuyển 99

Bảng 3.5 Ước tính tải lượng chất thải phát sinh do vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải xây dựng 99

Bảng 3.6 Ước tính tải lượng chất thải phát sinh do thiết bị thi công sử dụng nhiên liệu 101

Bảng 3.7 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công 103

Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 105

Bảng 3.9 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 106

Bảng 3.10 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm tối đa trong nước chảy tràn 107

Bảng 3.11 Ước tính lượng phát sinh chất thải rắn xây dựng thông thường 108

Bảng 3.12 Ước tính lượng phát sinh dầu thải từ một số thiết bị thi công, xây dựng 109 Bảng 3.13 Mức ồn tại nguồn của các thiết bị thi công, xây dựng 110

Bảng 3.14 Ước tính mức rung theo khoảng cách từ các thiết bị thi công 112

Bảng 3.15 Giới hạn tối đa cho phép của khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 118

Bảng 3.16 Ước tính phát sinh bụi và khí thải lò hơi 134

Bảng 3.17 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công 138

Bảng 3.18 Ước tính hệ số phát sinh và tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của nhà máy 140

Bảng 3.19 Ước tính nồng độ và hiệu quả xử lý nước thải sản xuất của nhà máy 141

Bảng 3.20 Ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến môi trường nước mặt 142

Bảng 3.21 Thành phần và mức độ phát sinh chất thải rắn sản xuất thông thường của nhà máy 145

Bảng 3.22 Thành phần và mức độ phát sinh của chất thải nguy hại tại nhà máy 146

Bảng 3.23 Phương án tổ chức thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 173

Bảng 4.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 179

Bảng 4.2 Chương trình quan trắc môi trường của dự án 183

Bảng 4.3 Ước tính chi phí tư vấn giám sát môi trường 186

Trang 9

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án và hiện trạng sử dụng đất 18

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất và dòng thải giai đoạn vận hành 33

Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước cấp 39

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ hệ thống hút khí thải nhà xưởng chuẩn bị nguyên liệu 40

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải nhà xưởng chuẩn bị nguyên liệu 41

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ hệ thống lò hơi phục vụ sản xuất 41

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi 43

Hình 1.8 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý và thu hồi CO2 45

Hình 1.9 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải hiện có 46

Hình 1.10 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải hiện có 48

Hình 1.11 Sơ đồ quy trình quản lý chất thải nguy hại 50

Hình 1.12 Sơ đồ tổ chức và quản lý nhân sự của công ty 75

Hình 2.1 Bản đồ địa hình thị xã Quảng Yên 77

Hình 2.2 Sơ đồ mạng lưới thuỷ văn và phân phối nước thị xã Quảng Yên 80

Hình 2.3 Sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc môi trường nền 83

Hình 3.1: Dự báo ảnh hưởng của bụi san lấp đến môi trường xung quanh 96

Hình 3.2 Dự báo ảnh hưởng của vận chuyển đến môi trường không khí 100

Hình 3.3 Dự báo tác động của thiết bị thi công, xây dựng đến môi trường không khí xung quanh 102

Hình 3.4 Ảnh hưởng do tiếng ồn từ phá dỡ, vận chuyển và thi công đến môi trường xung quanh 111

Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý tái sử dụng nước xịt rửa xe giảm bụi 121

Hình 3.6 Sơ đồ cấu tạo hố lắng nước thải vệ sinh máy móc, thiết bị 121

Hình 3.7 Ảnh hưởng của bụi chuẩn bị nguyên liệu đến môi trường xung quanh 133

Hình 3.8 Ảnh hưởng của lò hơi đến môi trường xung quanh 135

Hình 3.9 Ảnh hưởng do tiếng ồn thiết bị sản xuất đến môi trường xung quanh 147

Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức hoạt động quản lý môi trường đối với giai đoạn thi công của dự án 172

Trang 10

viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BOD Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT Bảo vệ môi trường

CTNH Chất thải nguy hại

CTR Chất thải rắn (rác thải)

ĐTM Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư

GPMB Giải phóng mặt bằng

PCCC Phòng cháy, chữa cháy

PM10 Tổng bụi có kích thước nhỏ hơn 10µm

PM2,5 Tổng bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5µm

UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

US.EPA Tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ

VOC Tổng hợp chất hữu cơ bay hơi

VSMT Vệ sinh môi trường

WHO Tổ chức y tế Thế giới

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Để đáp ứng nhu cầu hiện tại của địa phương và theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và định hướng phát triển đối với ngành bia; Công ty cổ phần (CP) Bia và Nước giải khát Hạ Long

đầu tư Dự án nâng cấp hoàn thiện nhà máy bia Đông Mai công suất lên đến 49 triệu

lít/năm với mục tiêu nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng tại địa

phương và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá thương hiệu bia Hạ Long là một địa danh kỳ quan Thế giới Dự án với mục tiêu sản xuất bền vững, chú trọng bảo đảm

vệ sinh, an toàn thực phẩm và BVMT sinh thái; Phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; xứng đáng với vị trí, vai trò trong nền kinh tế, có thương hiệu mạnh phục vụ sản phẩm cho ngành kinh tế du lịch chủ đạo của Quảng Ninh

Công ty CP Bia và Nước giải khát Hạ Long được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh Công ty CP Bia và Nước giải khát Hạ Long số 5700433939 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 12 tháng 02 năm 2003 và thay đổi lần 7 ngày 06 tháng 01 năm 2016 Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này,

dự án nhà máy bia Đông Mai có công suất 20 triệu lít/năm đã được phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường (tại quyết định số 1830/QĐ-BTNMT ngày 06/12/2006 của bộ Tài nguyên và Môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (BVMT - tại Giấy xác nhận số 47/GXN-TCMT ngày 11/11/2013 của Tổng cục môi trường) và giấy phép xả thải vào nguồn nước (tại Giấy phép số 2350/QĐ-UBND – gia hạn lần 2 ngày 13/07/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

Dự án nâng cấp hoàn thiện nhà máy bia Đông Mai đến công suất lên đến 49 triệu lít/năm nằm trong phần diện tích đã được cho thuê theo Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 21/02/2006; Quyết định số 2817/QĐ-UBND ngày 20/09/2006 và Quyết định số 2398/QĐ-UBND 2006 ngày 15/08/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với tổng diện tích là 30.159 m2, loại hình đất sản xuất phi nông nghiệp (mã sử dụng đất: SKC), thời gian sử dụng 27 năm đến hết ngày 15/08/2033 Bên cạnh đó, vị trí thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 thị xã Quảng Yên được phê duyệt theo Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 với diện tích sử dụng là 32.805,73 m2 (bao gồm 2.645,63 m2) chưa được cho thuê đất do chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Đến nay, thị xã Quảng Yên đã ra Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 13/09/2022 của UBND thị xã Quảng Yên về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ

Trang 12

Theo Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Theo Nghị định 08:2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm I về mức độ ảnh hưởng đến môi trường - dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường (mục 14, mức III, phụ lục II – danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) với quy mô lớn (trên 30 triệu lít/năm) do đó báo cáo ĐTM của dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư: Hội đồng quản trị Công ty CP Bia và Nước giải khát Hạ Long

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án

Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Quảng Yên, phường Đông Mai, cụ thể trong các văn bản pháp lý sau:

- Quy hoạch phát triển ngành: Quyết định số 3690/QĐ-BCT ngày 12/09/2016 của Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Theo quy hoạch này, đến năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia/năm tăng khoảng 500 triệu lít so với 2020 Theo

đó, nhà máy bia Đông Mai đóng góp 30 triệu lít/năm tương đương 6% của lượng tăng thêm này.Định hướng phát triển của ngành bia là tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; Tiếp tục xây dựng và phát triển một số thương hiệu bia mạnh tầm quốc gia; Không khuyến khích đầu tư mới các nhà máy quy mô lên đến 49 triệu lít/năm Do đó, việc nâng công suất của dự án này là phù hợp với quan điểm phát triển của ngành

- Quy hoạch bảo vệ môi trường: Tính tới thời điểm hiện tại chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, tuy nhiên định hướng thực hiện dự án phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia (theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050); Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Trang 13

3

(Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050); Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050)

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: Quyết định số 80/2023/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời

kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, dự án nhà máy bia Đông Mai phù hợp với các định hướng phát triển không gian vùng tỉnh, giúp góp phần gia tăng tỷ trọng công nghiệp, đảm bảo tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải công nghiệp…

- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thị xã Quảng Yên; Quyết định số 3120/QĐ-UBND ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm dự

án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 thị xã Quảng Yên; Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm và số lượng dự án công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 của thị

xã Quảng Yên; Quyết định số 1209/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm và số lượng dự án công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời

kỳ 2021- 2030 của thị xã Quảng Yên; Quyết định số 1209/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm và số lượng dự án công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 của thị xã Quảng Yên; Quyết định số 2438/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm và số lượng

dự án công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 của thị xã Quảng Yên Quyết định số 3260/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của thị xã Quảng Yên Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 28/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã Quảng Yên Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 26/08/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã Quảng Yên

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1 Các văn bản pháp lý làm căn cứ cho việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường

a Các văn bản Luật

+ Luật số 72/2020/QH14 - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020;

Trang 14

4

+ Luật số 20/2008/QH12 - Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;

+ Luật số 17/2012/QH13 - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;

+ Luật số 45/2013/QH13 - Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

+ Luật số 61/2020/QH14 - Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020;

+ Luật số 50/2014/QH13 - Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;

+ Luật số 08/2017/QH14 - Luật Thủy lợi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/06/2017

+ Luật số 27/200/QH10 - Luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001; Luật Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2003;

+ Luật số 06/2007/QH12 – Luật Hóa chất được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007

+ Luật số 55/2010/QH12 - Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010

b Các văn bản dưới luật của Trung ương

+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

+ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước

+ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Trang 15

5

+ Nghị định số 79/2014/NĐ - CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của luật Luật phòng cháy chữa cháy;

+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

+ Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30/6/2021 Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

+ Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

về nghị định số 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải rắn xây dựng;

+ Thông tư 07/2010/TT-BXD ngày 28/07/2010 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình;

+ Thông tư số 76/2017/ TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đánh giá về khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ

+ Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định

về quản lý chất thải rắn xây dựng

+ Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

c Các văn bản dưới luật của địa phương

+ Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 21/07/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

+ Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 09/03/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

+ Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về việc tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

+ Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về việc thực hiện Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

d Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng

+ QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất

Trang 16

+ QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép

+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp + QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

+ QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với bụi tại nơi làm việc

+ QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

+ QCVN 22/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng

+ QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

+ QCVN 26/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

+ QCVN 27/2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

+ QCĐP 1:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước mặt tỉnh Quảng Ninh

+ QCĐP 3: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Trang 17

2.2 Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

+ Nghị quyết số 207/QN-HĐQT ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Công ty Cổ phần Bia và Nước Giải Khát Hạ Long về việc đầu tư Dự án

+ Quyết định số 1830/QĐ-BTNMT do Bộ tài nguyên và Môi trường ngày 06/12/2006 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu

tư xây dựng nhà máy bia công suất 20 triệu lít/năm tại phường Đông Mai – huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh”

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh Công ty CP Bia và Nước Giải Khát Hạ Long

số 5700433939 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 12/02/2003 và thay đổi lần 7 ngày 06/01/2016

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 8746167331 chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất: ngày 02/10/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư kỉnh Quảng Ninh (chứng nhận cấp lần đầu: ngày 08/12/2006)

+ Giấy xác nhận số 47/GXN-TCMT ngày 11/11/2013 của Tổng cục môi trường Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với dự án Đầu tư xây dựng nhà máy bia công suất 20 triệu lít/năm tại phường Đông Mai – huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh

+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 2350/QĐ-UBND – gia hạn lần 2 ngày 13/07/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với dự án Đầu tư xây dựng nhà máy bia công suất 20 triệu lít/năm tại phường Đông Mai – huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh

+ Các văn bản khác có liên quan

2.3 Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

+ Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của Nhà máy bia Đông Mai 2022 (dự án

“Đầu tư xây dựng nhà máy bia công suất 20 triệu lít/năm tại phường Đông Mai –

huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh”)

+ Báo cáo giám sát môi trường đình kỳ của Nhà máy bia Đông Mai 2022 (dự án

“Đầu tư xây dựng nhà máy bia công suất 20 triệu lít/năm tại phường Đông Mai –

huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh”)

+ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của “Dự án nâng cấp hoàn thiện nhà máy

bia Đông Mai công suất lên đến 49 triệu lít/năm”

Trang 18

8

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án nâng cấp hoàn thiện nhà máy bia

Đông Mai công suất lên đến 49 triệu lít/năm

+ Thuyết minh Thiết kế cơ sở và các bản vẽ của dự án Dự án nâng cấp hoàn

thiện nhà máy bia Đông Mai công suất lên đến 49 triệu lít/năm

+ Thuyết minh Thiết kế và các bản vẽ của hệ thống xử lý nước thải 1.000

m3/ngày đêm của dự án Dự án nâng cấp hoàn thiện nhà máy bia Đông Mai công suất

lên đến 49 triệu lít/năm

+ Các kết quả phân tích chất lượng môi trường nền khu vực thực hiện dự án Dự

án nâng cấp hoàn thiện nhà máy bia Đông Mai công suất lên đến 49 triệu lít/năm

+ Các tài liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn, tình hình kinh tế - xã hội khu vực dự án theo địa bàn

+ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2022

+ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thị xã Quảng Yên 2022

+ Các tài liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Phong

+ Các văn bản khác có liên quan

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường

Để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, Chủ dự án là Công ty

cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Môi trường lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Báo cáo ĐTM được trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt Các bước tiến hành thực hiện lập báo cáo ĐTM cụ thể như sau:

− Xây dựng đề cương;

− Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các khu vực triển khai dự án

− Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự

án, hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, có khả năng chịu tác động ảnh hưởng đến môi trường của Dự án;

− Tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trước khi thực hiện Dự án (hiện trạng phát sinh, quản lý chất thải, chất lượng nước thải, chất lượng môi trường đất, nước, không khí…);

Trang 19

9

− Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án;

− Tiến hành công bố thông tin và tham vấn cộng đổng;

− Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

− Trình hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường lên bộ Tài nguyên và Moi trường là cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo;

3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường

1) Đơn vị chủ trì thực hiện lập báo cáo ĐTM

Chủ dự án: CP Bia và Nước giải khát Hạ Long

Địa chỉ: 130 Lê Lợi - Yết Kiêu - Hạ Long - Quảng Ninh

Số điện thoại: 0203.3.825.381 - 0203.3.825.381

Đại diện: ông Doãn Trường Giang

Chức vụ: Tổng Giám đốc

2) Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Môi trường

Địa chỉ liên hệ: Nhà B10A – Khu đô thị Nam Trung Yên, đường Nguyễn

Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Đại diện: Nguyễn Trọng Hà

Chức vụ: Phó Giám đốc

3) Danh sách nhân cự tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM

Các nhân sự tham gia lập báo cáo ĐTM được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1 Danh sách nhân sự tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM

TT Họ và tên chuyên môn Học vị và

2 Vũ Tế Vị Pháp luật Cung cấp các tài liệu liên quan dự án

Trang 20

Điều phối nhóm môi trường tự nhiên, phân bổ chuyển gia thực hiện khảo sát hiện trạng quản lý môi trường, hiện trạng chất lượng môi trường, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của dự án, viết báo cáo chương 1, 2, 3

3 Nguyễn Ngọc

TS Môi trường đất và nước

Điều phối nhóm môi trường xã hội, phân bổ chuyên gia thực hiện khảo sát tình hình kinh tế xã hội, đánh giá tác động môi trường đến kinh tế-xã hội

4 Phạm Đình

Quý

ThS Công nghệ môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3, 4, 5

5 Đinh Tiến

Dũng

ThS Công nghệ môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3, 4, 5

6 Hồ Thị Thuý

Hằng

ThS Khoa học môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3, 4, 5

7 Nguyễn Thị

Thu Hà

ThS Công nghệ môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3

8 Hoàng Thị

Ngân

ThS Địa chất môi trường

Mô tả dự án, phân tích các nguồn gây tác động đến môi trường của dự án;

tham gia viết chương 1

9 Nguyễn Thị

Oanh

CN Kinh tế tài nguyên và môi trường

Cán bộ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đi thực địa và viết báo cáo chương 3

10 Trần Văn

Tuyền

KS Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Mô tả dự án, phân tích các nguồn gây tác động đến môi trường của dự án;

tham gia viết chương 1

Trang 21

11

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp nhận diện tác động: Phương pháp này được áp dụng thông qua

các bước cụ thể sau đây: mô tả các hệ thống môi trường; xác định các thành phần, hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến môi trường; và xác định đầy đủ các dòng chất thải có liên quan, vấn đề môi trường để phục vụ cho việc đánh giá chi tiết Trong báo cáo này, phương pháp này được sử dụng để nhận diện các tác động chính của dự án (Chương 3)

- Phương pháp chập bản đồ: Được sử dụng để đánh giá các sự xâm phạm

không gian của dự án, ngoài ra các hoạt động cụ thể gây ra tác động và phạm vi ảnh hưởng cũng có thể sử dụng phương pháp này dựa trên các kết quả đánh giá tác động của dự án (Chương 1 và 3)

- Phương pháp ma trận: Phương pháp này là liệt kê đồng thời các hoạt động của dự

án với danh mục các nhân tố môi trường có thể bị tác động Kết hợp các liệt kê này dưới dạng hàng và cột, ta được ma trận môi trường Từ đó cho thấy rõ hơn mối quan hệ nhân – quả giữa các hoạt động của dự án với các nhân tố môi trường bị tác động xảy ra một cách đồng thời trong các ô của ma trận Tùy theo cách sử dụng, mà có thể chia ma trận môi trường thành một số loại sau: ma trận đơn giản, ma trận phức tạp, ma trận phức tạp có định lượng Trong báo cáo này, phương pháp ma trận định lượng đã được sử dụng, trong đó mức

độ tác động, tầm quan trọng, khả năng xảy ra, khả năng tương hỗ và tích luỹ của tác động… được cho điểm theo thang điểm từ 1-3 hoặc từ -5 đến +5 tuỳ yếu tố được đánh giá Phương pháp này được sử dụng để xác định tác động đáng kể cần xem xét (Chương 3)

- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này sử dụng các hệ số ô nhiễm

của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1993 và các bộ hệ số tương tự (AP-42 của

US EPA, 2006) để ước tính thải lượng và dự báo ô nhiễm do phương tiện vận chuyển vận chuyển nguyên vật liệu, do máy móc thiết bị thi công và do sinh hoạt của công nhân trên công trường trong quá trình thi công, vận hành của dự án gây ra Phương pháp này cũng sử dụng kết hợp với kế thừa dữ liệu thứ cấp để dự báo tác động của dự

án đến môi trường (Chương 3)

- Phương pháp mô hình toán: Để đánh giá tác động của khí thải từ hoạt động

của ống khói (nguồn điểm) thiết bị, máy móc (nguồn đường, nguồn mặt) đến với môi trường không khí xung quanh, sử dụng mô hình phát tán khí thải SCREEN View 4.0 Screen View là một giao diện Windows sử dụng mô hình khói Gauss là sự kết hợp các yếu tố nguồn liên quan và các yếu tố khí tượng để ước tính nồng độ chất gây ô nhiễm

từ các nguồn liên tục Mô hình Screen View đánh giá phát tán đối với các nguồn điểm, nguồn đường và nguồn mặt, chọn phát tán khí theo nguồn điểm nguồn phát thải lớn

Trang 22

12

nhất là giai đoạn thi công với các thông số đầu vào căn cứ kết quả quan trắc môi trường nền và dự báo phát thải (kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh – chương 3)

- Thảo luận nhóm: Các buổi thảo luận, tham vấn được thực hiện bằng hình

thức thảo luận nhóm tập trung giữa chủ dự án, đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công, đơn

vị tư vấn ĐTM nhằm xác định phương án thay thế phù hợp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường từ các nội dung thực hiện của dự án (chương 3, 4)

4.2 Các phương pháp hỗ trợ

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và kế thừa: Phương pháp này được sử

dụng để xác định và đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng dự án thông qua các dữ liệu và thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như niên giám thống kê, báo cáo kinh tế xã hội khu vực, nghiên cứu môi trường và cơ sở dữ liệu có liên quan trong khu vực Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo có sẵn về nguy

cơ và mức độ ảnh hưởng của dự án hiện tại cũng như các dự án tương tự đến môi trường Rà soát dữ liệu thứ cấp bao gồm việc xem xét các tài liệu hiện trạng có liên quan đến khu vực dự án và xem xét các thông tin có sẵn từ các tài liệu của dự án Đặc biệt quan trọng là việc xem xét dữ liệu/thông tin đã có trong Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, và các thông tin liên quan khác, niên giám thống kê Phương pháp này được

sử dụng trong Chương 1 đến chương 3 của báo cáo ĐTM

- Khảo sát thực địa: Điều tra thực địa là việc làm bắt buộc trong quá trình thực hiện

ĐTM nhằm xác định hiện trạng của khu vực dự án, các đối tượng xung quanh có liên quan

để chọn vị trí lấy mẫu, điều tra về hiện trạng của môi trường tự nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, sử dụng đất, thảm thực vật, hệ động vật và thực vật trong khu vực dự án Những kết quả điều tra sẽ được sử dụng để đánh giá các điều kiện tự nhiên của khu vực dự án Đối với đánh giá xã hội, khảo sát thực địa là nguồn thông tin tốt giúp xác minh kết quả ban đầu thu được từ việc xem xét dữ liệu thứ cấp Các khảo sát thực địa nhằm thu thập và bổ sung thông tin đã có Phương pháp này được áp dụng trong Chương 1 và 2

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá chất lượng môi

trường, chất lượng nước thải, tải lượng ô nhiễm trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn

và quy chuẩn môi trường liên quan của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, của địa phương cũng như các nghiên cứu liên quan trong Chương 3 của báo cáo Ngoài ra, phương pháp ngày cũng được sử dụng để đưa ra quy định pháp lý đối với chương trình giám sát môi trường (chương 4)

- Phương pháp lấy và phân tích mẫu: Để đánh giá được hiện trạng môi trường,

đơn vị tư vấn đã tiến hành đo đạc và lấy mẫu môi trường đất, nước mặt, nước thải, nước dưới đất, không khí Lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nhằm phục vụ đánh giá chất lượng môi trường trước khi thực hiện dự án (môi trường

Trang 23

13

nền), xây dựng chương 1 báo cáo ĐTM, làm cơ sở dự báo mức độ ảnh hưởng đến môi trường (chương 3) và địa điểm thực hiện các giải pháp BVMT và các cam kết của dự

án đối với BVMT và phát triển bền vững

5 TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

5.1 Thông tin về dự án

- Tên dự án: “Dự án nâng cấp hoàn thiện nhà máy bia Đông Mai công suất lên

đến 49 triệu lít/năm”

- Chủ dự án: Công ty CP Bia và Nước giải khát Hạ Long

- Địa điểm: phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Loại hình dự án: Dự án nâng công suất

- Quy mô: tổng lên đến 49 triệu lít bia/năm

- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường bao gồm: nước mặt tiếp nhận nước thải, không khí xung quanh môi trường làm việc

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.2.1 Các hạng mục công trình chính

Trên cơ sở diện tích xây dựng đã được quy hoạch, mở rộng thêm một số hạng mục

để nâng công suất sản xuất lên đến 49 triệu lít/năm Các hạng mục công trình chính bao gồm toà nhà văn phòng, hệ thống nấu, xay nghiền, xi lô, phòng thí nghiệp; Sàn và tank lên men, tank thành phẩm; Hệ thống lọc, hệ thống CIP; nhà chiết, nhà động lực, kho thành phẩm

5.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

Các hạng mục công trình phụ trợ cần xây dựng mới bao gồm đất dự trữ khu tank lên men: đảm bảo công suất lên đến 49 triệu lít/năm; Xưởng cơ khí và tổ cơ điện; Nhà bảo vệ

5.2.2 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Các hạng mục bảo vệ môi trường bổ sung mới bao gồm: Hệ thống cấp nước cho nhà xưởng mới; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống thu gom, lưu trữ và vận chuyển CTR và CTNH; hệ thống thu khí và xử lý khí thải; cây xanh và mặt nước (hiện có); bổ sung thêm hồ xử lý sự cố và hệ thống xử lý nước thải

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Đánh giá các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

a Tác động có liên quan chất thải

Trang 24

14

- Bụi và khí thải: Hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng với tổng số đất đào là

114 m3, phát sinh lượng bụi thấp, không gây ô nhiễm môi trường Hoạt động vận chuyển theo hình thức thi công đến đâu, vận chuyển đến đấy với tổng khối lượng thi công vào khoảng 13.000 tấn vật liệu, phát sinh bụi và khí thải dưới ngưỡng cho phép Tương tự với chỉ 03 loại thiết bị thi công sử dụng dầu DO, làm việc trong vòng 2-5 tháng, mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh rất thấp

- Nước thải sinh hoạt của tối đa 80 công nhân thi công 01 ca/ngày có lưu lượng nhỏ, được quản lý chung với nước thải sinh hoạt của nhà máy, vượt chuẩn về chất rắn

lơ lửng, hữu cơ và các chất ô nhiễm khác ngay cả khi sử dụng bể tự hoại đảm bảo chất lượng Nước thải thi công (đặc biệt là nước xịt, rửa xe) không đảm bảo quy định về chất rắn lơ lửng Nước mưa chảy tràn đảm bảo quá trình thoát tự nhiên (trừ các khu vực xây dựng mới chưa có hạ tầng thoát nước) và không ô nhiễm

- CTR sinh hoạt phát sinh không quá 24 kg/ngày được quản lý chung với CTR sinh hoạt của nhà máy; Đất đào khoảng 160 tấn được tận dụng để trồng cây và san lấp mặt bằng nội vi; CTR xây dựng khác khoảng 193 tấn trong đó nhiều thành phần có thể tái sử dụng được, phần còn lại có thể quản lý chung với CTR sản xuất

- CTNH phát sinh vào khoảng 93 kg/năm trong đó chủ yếu là dầu mỡ thải và ghẻ lau dính dầu có thể quản lý chung với CTNH từ sản xuất

b Tác động không liên quan chất thải

- Độ ồn tổng hợp do vận chuyển là 97dBA, do thi công là 94dBA, với phạm vi ô nhiễm là 40-25m Độ rung của máy đầm, cần cẩu sẽ ảnh hưởng đến khoảng 100-200m có thể gây ảnh hưởng đến các nhà xưởng lân cận

- Ảnh hưởng đến hạ tầng, đời sống, sinh kế của người dân trong một phạm vi nhỏ có thể xảy ra do vận chuyển, tập trung công nhân, ngoài ra còn có ảnh hưởng cục bộ đến mỹ quan nhà máy trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng không đáng kể

- Các rủi ro môi trường bao gồm tai nạn lao động, cháy nổ, chập điện, sụt lún công trình lân cận, rủi ro thiên tai và dịch bệnh, do việc thực hiện thi công song song với quá trình sản xuất của nhà máy hiện tại

5.3.2 Đánh giá các tác động trong giai đoạn vận hành

a Tác động có liên quan chất thải

- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu sẽ phát sinh thêm khoảng 60% so với hiện nay nhưng không vượt quá QCVN tại môi trường trong xưởng và ngoài xưởng khi hiệu quả thu hồi của hệ thống lọc bụi túi vải lên đến 99% Hiện tại cơ sở có 01 lò hơi đốt than với công suất 4 tấn hơi/giờ, dự kiến trang bị thêm 01 lò hơi với công suất tương đương nâng tổng công suất đốt than lên 8 tấn, khí thải sau khi xử lý đạt QCVN

và làm tăng khoảng 30-40 µg/m3 đối với bụi, SO2 và NO2 nhưng không gây ô nhiễm

Trang 25

15

môi trường Khí CO2 từ quá trình lên men phát sinh khoảng 267,1 kg/giờ và được thu hồi khoảng 200,3 kg/giờ bằng hệ thống thu khí đầu tư mới Mùi từ quá trình len men, thu gom và xử lý nước thải; hơi hoá chất trong kho và khi sử dụng cũng ảnh hưởng cục

bộ đến không khí xung quanh

- Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 11 m3/ngày, vượt QCVN về nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại Nước thải sản xuất hiện phát sinh trung bình vào khoảng gần 300 m3 và sẽ tăng lên khoảng 512 m3/ngày khi nâng công suất Bên cạnh

đó, nước mặt hiện đã không còn khả năng tiếp nhận với hữu cơ, nitơ và photpho khi xả thải nước thải với quy mô dự báo Như vậy, hệ thống xử lý 600 m3/ngày hiện nay mặc

dù đảm bảo QCVN 80:2011/BTNMT cột B về cả lưu lượng và chất lượng, nhưng sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tiếp nhận cần nâng cao hiệu quả xử lý Nước mưa chảy tràn không gây ảnh hưởng đến môi trường và ngập lụt

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh vào khoảng 104 kg/ngày; bùn thải bể tự hoại được thu gom định kỳ 6 tháng/lần Chất thải rắn sản xuất có nguồn gốc hữu cơ như bã hèm, men thải được thu gom để bán, CTR có thể tái chế được thu gom triệt để, phù hợp quy định, phần còn lại được thu gom cùng CTR sinh hoạt 3 ngày/lần CTNH phát sinh vẫn nằm trong ngưỡng tiếp nhận của hệ thống quản lý, không gây ảnh hưởng đến môi trường

b Tác động không liên quan chất thải

- Tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng trong khoảng cho phép trừ khoảng cách dưới 5m tính từ máy

- Nhiệt độ xưởng nấu có thể lên đến 37oC vượt quy định cho phép (32oC);

- Dự án có thể làm tăng lượng phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, do lên men, xử lý nước thải và tập kết CTR

- Các rủi ro môi trường chủ yếu có thể xảy ra là tai nạn lao động, sụt lún – nứt

vỡ công trình, cháy nổ, chập điện, thiên tai, dịch bệnh, các sự cố rò rỉ hoá chất, hệ thống thu và xử lý bụi, hệ thống xử lý khí thải, nước thải, nước cấp, nổ các thiết bị nhiệt, chất lượng sản phẩm không đảm bảo…

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công

a Tác động có liên quan chất thải

- Giảm bụi thải do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị: Che chắn bãi tập kết tạm thời; Kiểm định, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển; Quét dọn vệ sinh đình kỳ các khu vực tập kết và đường giao thông nội bộ; Phun nước xịt rửa bánh xe, đường nội

bộ của công ty

- Giảm bụi và khí thải do san lấp: Quét dọn vệ sinh đình kỳ khu vực tập kết đất

Trang 26

xử lý nước thải rửa xe; Hố ga thu nước, bơm tuần hoàn nước xịt rửa bánh xe

- Giảm ảnh hưởng do nước mưa chảy tràn: Xây dựng hệ thống thoát nước cụm nhà xưởng mới; Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống thoát nước

- Giảm ảnh hưởng của CTR sinh hoạt: Quản lý chung với CTR sinh hoạt của nhà máy; Bổ sung thùng rác 60 lít cố định tại các khu vực thi công xa cụm xưởng chính; Tập huấn, phổ biến nội quy vệ sinh, an toàn trong nhà máy; Lắp đặt các biển cảnh báo vệ sinh công trường

- Giảm ảnh hưởng của CTR thi công: Thu hồi toàn bộ CTR tái chế; CTR khác được quản lý chung với CTR thông thường của nhà máy; Bổ sung thêm xe đẩy rác loại 1.000 lít để vận chuyển CTR tái chế

- Giảm ảnh hưởng của CTNH: Bổ sung 02 thùng 60 lít chứa CTNH dạng rắn;

01 thùng phuy 200 lít chứa CTNH dạng lỏng; Quản lý chung với CTNH của nhà máy

b Tác động không liên quan chất thải

- Giảm tiếng ồn/độ rung: sử dụng các phương tiện đạt chuẩn và bảo dưỡng định kỳ; Phân bổ thời gian và khoảng cách các thiết bị hợp lý; lập Barie ngăn di động và Biển cảnh báo khu vực thi công

- Giảm tai nạn và các sự cố: Đảm bảo yêu cầu về bảo hiểm y tế và khám sức khỏe định kỳ cho công nhân; Đảm bảo bảo hộ lao động phù hợp, đầy đủ; Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước; Bổ sung bơm nước dự phòng trường hợp ngập lụt; Giám sát đảm bảo an toàn, tập huấn an toàn thiết bị và quy trình thi công, xây dựng thường xuyên; Chuẩn bị bộ sơ cứu và hướng dẫn khẩn cấp; Đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC); Lập biển cảnh báo khu vực thi công

5.4.2 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành

a Tác động có liên quan chất thải

- Đối với bụi xưởng chuẩn bị nguyên liệu: vận hành thường xuyên, bổ sung

Trang 27

- Đối với nước thải sinh hoạt: Giữ gìn vệ sinh chung, đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung, xây dựng bể/ngăn tách dầu mỡ nhà ăn ca

- Đối với nước thải sản xuất: Xây dựng hệ thống xử lý mới quy mô 1.000

m3/ngày; Hoàn thiện và định kỳ kiểm tra hệ thống thoát nước thải cụm nhà xưởng mới; Vận hành bơm phân phối nước thải vào 2 hệ thống; Lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc tự động

- Đối với CTR sinh hoạt: bổ sung thêm các thùng chứa rác tạm thời tại các khu xưởng mới, tiếp tục thực hiện quản lý CTR sinh hoạt như hiện nay hoặc tăng tần suất thu gom

- Đối với CTR sản xuất: quản lý như hiện nay, bổ sung thêm bể chứa thuỷ tinh vỡ

- Đối với CTNH: quản lý như hiện nay

b Tác động không liên quan chất thải

- Giảm tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ trong xưởng: thêm tôn cách âm, cách nhiệt đối với các thiết bị hạng nặng, bổ sung chân giảm chấn, tự động hoá để giảm tiếp xúc của người lao động với hệ thống

- Rò rỉ hoá chất: bổ sung quạt công nghiệp, dầu dò đo và tự động cảnh báo khi

rò rỉ hoá chất, sử dụng các bảo hộ lao động đặc thù khi sử dụng hoá chất

- Các rủi ro về tai nạn lao động, chập điện, cháy nổ: đảm bảo các quy định về PCCC, an toàn lao động; có quy trình ứng phó và đồ sơ cứu, cấp cứu phù hợp, thường xuyên tập huấn về an toàn

- Các rủi ro đối với hệ thống xử lý: có quy trình và bộ dấu hiệu nhận biết, vận hành các thiết bị phân phối để điều chuyển chất thải từ hệ thống mới qua hệ thống cũ

và ngược lại khi xảy ra sự cố Cải tạo hồ điều hoà thành hồ ứng phó sự cố

Trang 28

Công ty CP Bia và Nước giải khát Hạ Long

Địa chỉ: 130 Lê Lợi - Yết Kiêu - Hạ Long - Quảng Ninh

Số điện thoại: 0203.3.825.381 - 0203.3.825.381

Email: kinhdoanh@biahalong.com

Đại diện: ông Doãn Văn Quang

Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

- Địa điểm: khu Tân Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Khu đất có diện tích là 32.805,7 m2 (theo Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 13/09/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy bia Đông Mai (cơ sở 2) tại khu Tân Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) Trong đó có 30.159 m2 đã được xác lập theo quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 18/05/2006 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 582366)

Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án và hiện trạng sử dụng đất

Trang 29

19

Khu đất được giao có vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp tuyến đường sắt Hạ Long – Kép; phía Tây giáp đất trồng cây lâu năm; phía Nam giáp đất trồng cây lâu năm; phía Đông giáp đường hiện có nối với quốc lộ 18 (hình 1.1)

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Hiện tại trong phạm vi quy hoạch thực hiện dự án, có 02 loại hình sử dụng đất: đất công nghiệp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất trồng cây lâu năm chưa giải phóng mặt bằng với quy mô của các loại hình sử dụng đất như sau:

Bảng 1.1 Hiện trạng và thay đổi sử dụng đất trong phạm vi thực hiện dự án

TT Hạng mục sử dụng đất Hiện trạng (m 2 ) Quy hoạch (m 2 )

2 Đất mặt nước, cây xanh (bao gồm phần chưa giải phóng) 9.898,0 9.750,1

3 Đất sân đường giao thông và Hạ tầng kỹ thuật 12.592,7 10.986,9

Nguồn: Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 13/09/2022

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Địa điểm thực hiện dự án nằm cách xa khu dân cư, trong phạm vi thực hiện dự

án và cách dự án ít nhất 2km không có các di tích lịch sử, vườn quốc gia, khu bảo tồn hay các đối tượng môi trường nhạy cảm khác Các đối tượng môi trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án đáng lưu ý bao gồm:

Bảng 1.2 Hiện trạng đối tượng môi trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án

1 Khu dân cư

Cách dự án 120m, cách điểm xả thải khí thải khoảng 250m về phía Nam, có 16 hộ sinh sống và

02 cơ sở dịch vụ bản lẻ với khoảng trên 60 người dân thường xuyên có mặt tại khu vực

2 Đường xã

Giao cắt với đường nội bộ của nhà máy, nằm về phía Đông; Đường có mật độ phương tiện giao thông thấp nhưng giao cắt với quốc lộ 18 tại khu vực đông dân cư, gần nút giao với đường vào Khu

công nghiệp Đông Mai

Trang 30

lớn cao

4 Mương thoát

nước

Mương đất nằm ở phía Tây khu vực thực hiện dự

án, rộng khoảng 4m, sâu 0,7m, nước đứng; hiện đang tiếp nhận nước thải dưới 600 m 3 /ngày

5 Hồ điều hoà Nằm trong khuôn viên dự án, rộng 4049,9 m2,

chiều sâu xây dựng: 1,8m

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

lý, tạo dựng môi trường làm việc ổn định lâu dài

- Tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương Qua quá trình sản xuất, đào tạo Dự án sẽ góp phần nâng cao trình độ, năng lực người lao động góp phần tăng cường đội ngũ công nhân có trình độ cao cho xây dựng địa phương và đất nước

1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất của dự án

a Loại hình

Theo tiêu chí phân loại dự án của Luật Đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, ngành chế biến thực phẩm, mã ngành 1103 - Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia Dự án thuộc loại nâng công suất sản xuất của cơ sở sản xuất công nghiệp

b Quy mô

- Quy mô sử dụng đất: Tổng diện tích sau khi điều chỉnh là 32.805.73 m2 (giảm 189,27 m2 do đổi hệ toạ động từ HN-72 sang VN-2.000)

Trang 31

Bảng 1.3 Hiện trạng và quy mô đầu tư mới các hạng mục công trình chính

Diện tích (m 2 ) Số

lượng Tầng Hiện có hoạch Quy chỉnh Điều

1 Nhà điều hành (Khu làm việc, bếp ăn) 1.374,0 424,4 -949,6 1 2

4 Khu Tank và Phòng bộ phận lọc, gây men cip 561,0 632,8 71,8 2 1

5 Khu Tank và Phòng bộ phận lọc, gây men cip 593,2 593,2 2 1

Nguồn: Thuyết minh dự toán (2022)

- Nhà điều hành: 02 tầng, 1 tum cốt nền tầng một cao +0,75m so với cốt nền sân nội bộ phía trước công trình, chiều cao tối đa 10,85m, tầng 1 cao 4,2m, tầng 2 cao 3,9m, tum cao 2,0m; Sàn nền cấu tạo gồm: Lớp bê tông đá, lát lớp gạch lát Ceramic; Sàn sê nô, sàn mái cấu tạo gồm: Lớp vữa xi măng trộn sika latex M75, tạo dốc về phễu thu nước, quét lớp chống thấm; hoàn thiện bề mặt sàn bê tông cốt thép; Toàn bộ tường, trần đều bả mastic, sơn lót trước khi sơn hoàn thiện; Cửa cấu tạo gồm khung nhôm sơn tĩnh điện, pano kính

Trang 32

22

- Tank lên men dây chuyền 2: Kết cấu khung đỡ bằng bêtông cốt thép toàn khối; móng đơn đặt trên cọc ép BTLT D400; Nền tank cấu tạo gồm: Lớp gạch lát Granite nhám mặt, lớp vữa lát gạch, nền sàn bê tông cốt thép, lớp bê tông lót, lớp nhựa

PE lót trước khi đổ bê tông, lớp cát nền san lấp; Sàn mái tank cấu tạo gồm: Lớp gạch lát Granite nhám mặt, lớp vữa lát gạch, sàn bê tông cốt thép, trần tô vữa bả lớp mastic sơn dầu 3 lớp; Cột tank có kích thước 500x500, mặt ngoài tô vữa, bả mastic, sơn nước

3 lớp; Tường gạch thẻ, dày 200, cao 500, tô vữa, bả mastic, sơn nước 3 lớp; Lan can

sử dụng inox φ60 dày 2mm và φ25 dày 1,5mm

- Bộ phận lọc và gây men cip 2: Nền xưởng động lực và kho thành phẩm (nền chịu lực đặt trên cọc BTLT) cấu tạo gồm: Bê tông cốt thép, lớp hoàn thiện Hardener màu xám; Nền khu chiết chai cấu tạo gồm: Bê tông cốt thép, lớp hoàn thiện sơn Epoxy; Mái cấu tạo gồm: Tole mái Klip-Lok Bluescope, lớp cách nhiệt, xà gồ thép mạ kẽm, khung kèo thép tiền chế sơn dầu; Tường gạch dày 200, tô vữa, bả matic, hoàn thiện sơn nước Riêng tường phòng vệ sinh ốp gạch Ceramic; Cửa trượt khung sắt ốp tole, sơn tĩnh điện, tay nắm+bản lề inox; Cầu thang cấu tạo gồm: Bậc lát gạch Granite, bậc thang xây gạch đinh

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

Các hạng mục công trình phụ trợ cần xây dựng mới:

- Đất dự trữ khu tank lên men: đảm bảo công suất đến 49 triệu lít/năm

- Xưởng cơ khí và tổ cơ điện: cốt nền tầng một cao +0,3m so với sân nội bộ trước công trình, chiều cao tối đa 6,7m (tầng một cao 5,5m, mái cao 0,9m)

- Nhà bảo vệ: 01 tầng, cốt nền cao 0,2m so với đường giao thông nội bộ, chiều cao tối đa 3,8m (tầng 1 cao 3,0m, mái cao 0,8m)

Bảng 1.4 Hiện trạng và quy mô đầu tư mới các hạng mục công trình phụ trợ

Diện tích (m 2 )

Số lượng Tầng Hiện có hoạch Quy chỉnh Điều

I Các công trình xây dựng

10 Hành lang giao thông và hệ thống kỹ

Trang 33

23

Diện tích (m 2 )

Số lượng Tầng Hiện có hoạch Quy chỉnh Điều

15 Đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật 9.407,1 7.987,9 -1.419,2 -

Nguồn: Thuyết minh dự toán (2022)

- Hệ thống cấp nước cho nhà xưởng mới: xem thêm phần 1.3

- Các hạng mục thi công khác: xem chi tiết trong tổ chức phương án thi công

1.2.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Các công trình bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn và CTNH; hệ thống thu khí và xử lý khí thải; cây xanh và mặt nước (hiện có); bổ sung thêm hồ xử lý sự cố và hệ thống xử lý nước thải

- Hệ thống thoát nước mưa các nhà xưởng mới: Hệ thống cống được bố trí bao quanh khu đất để thu nước với chế độ thoát nước tự chảy Các tuyến cống bố trí quanh khu đất thu gom nước mặt rồi dẫn tới các tuyến cống chính, các tuyến cống chính dẫn

Trang 34

+ Hố ga thu nước trực tiếp xây, đậy đan có song chắn rác Trong giai đoạn lập

dự án cần tính toán lựa chọn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, kinh tế

+ Sử dụng loại cửa thu nước phù hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan Bố trí cửa thu nước tại các vị trí trũng theo quy hoạch chiều cao hoặc theo khoảng cách đều Ga thăm bố trí tại vị trí các đường cống giao nhau, vị trí có sự thay đổi tiết diện cống hoặc bố trí theo khoảng cách đều, đáy ga phải thiết kế thấp hơn đáy cống 30cm

để lắng cặn và thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng mạng lưới

hoạch

Điều chỉnh

Trang 35

25

Trên cơ sở kết quả tính toán thuỷ văn, thuỷ lực hệ thống thoát nước mặt và quy mô các khu chức năng lựa chọn hệ thống cống thoát nước trong như sau: Bố trí các tuyến cống nhánh B500 trên vỉa hè các tuyến đường giao thu gom nước dẫn vào tuyến cống chính B600 rồi xả ra nguồn xả là tuyến mương rộng 3-5m nằm tại phía Tây khu đất

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của các nhà xưởng mới: Tiêu chuẩn thiết kế: quy mô sản xuất tăng từ 20 triệu lít/năm lên đến 49 triệu lít/năm, số lượng công nhân chưa có thay đổi (116 người):

+ Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng Hiện tại Nhà máy bia đang có hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt và sản xuất Quy hoạch thêm các tuyến cống uPVC D300 và các hố ga để thu các nước thải phát sinh từ các công trình xây dựng mới

+ Độ dốc cống: với cống tròn BTCT D300, độ dốc dọc tối thiểu là imin = 0,33% Khu vực quy hoạch có độ dốc nền tương đối thấp, do đó độ dốc dọc cống bám sát độ dốc tối thiểu để hạn chế khối lượng đào đắp Chiều sâu đặt cống: tối thiểu tính tới đỉnh cống là 0,5m chỗ không có xe qua lại và 0,7m đối với chỗ có xe qua lại

+ Quy hoạch mở rộng thêm 01 bể xử lý nước thải để nâng cao công suất xử lý nước thải trong Nhà máy bia (xem chi tiết mục 1.4)

- Hệ thống thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải rắn (CTR): không thay đổi phương án thực hiện quản lý CTR (xem thêm chi tiết mục 1.4)

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU HÓA CHẤT, NĂNG LƯỢNG PHỤC VỤ DỰ ÁN

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất, năng lượng giai đoạn thi công

Nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu là cát xây dựng; đất đắp; bê tông nhựa; xi măng, thép các loại dùng sản phẩm chế tạo trong nước của các nhà máy đã đăng ký sản phẩm công nghiệp và có uy tín;

Trang 36

26

Bảng 1.6 Nhu cầu nguyên vật liệu theo hạng mục thi công xây dựng dự án

Sắt (kg) Đá (m 3 ) Cát (m 3 ) Xi măng (kg) Mái tôn (m 2 ) Gạch xây (viên) Gạch ốp lát (m 2 ) Đất đào (m 3 )

Trang 37

27

Sắt (kg) Đá (m 3 ) Cát (m 3 ) Xi măng (kg) Mái tôn (m 2 ) Gạch xây (viên) Gạch ốp lát (m 2 ) Đất đào (m 3 )

Ghi chú: STT theo bảng 1.3 (chỉ tính các hạng mục có thi công, xây dựng mới);

Các nguyên vật liệu chưa bao gồm các vật liệu có khối lượng không đáng kể

Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư (2022)

Trang 38

28

Bảng 1.7 Tổng hợp nhu cầu nguyên vật liệu thi công xây dựng dự án

TT Loại vật liệu Đơn vị Số lượng Khối lượng riêng

(kg/đơn vị) Khối lượng (tấn)

Nguồn: Thuyết minh dự toán (2022)

Như vậy, khối lượng các nguyên vật liệu chính (trừ đất đào đắp) vào khoảng 11.894 tấn; cộng thêm dự trù 1.000 tấn nguyên vật liệu phụ các loại (ốc vít, bản lề, cốp pha, sơn nước, cửa khung nhôm kính, dụng cụ lao động, vật tư tiêu hao như que hàn, giấy ráp ) tổng khối lượng nguyên vật liệu của dự án vào khoảng 12.894 tấn

Với phương án thi công đào đắp được mô tả chi tiết trong phần 1.5 dựa trên việc tận dụng tối đa lượng đất phát sinh do đào móng các công trình tại chỗ Theo đó, lượng đất đào móng tất cả các công trình xây dựng mới là 114 m3 tương ứng 160 tấn trên toàn bộ dự án Lượng đất này được tái sử dụng trồng cây xanh trên phạm vi dự án (tổng diện tích cây xanh hiện tại 9.823,1 m2)

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu thi công, xây dựng: Theo phương án đầu tư

thì dự án sẽ mua vật liệu tại các đại lý bán vật liệu xây dựng trên địa bàn, do vậy, trong

hồ sơ mời thầu thi công Chủ dự án cần yêu cầu lựa chọn Nhà thầu thi công dự án sẽ chỉ mua vật liệu từ các đơn vị cung cấp có đủ hồ sơ về BVMT theo quy định của pháp luật Đối với phần lớn các nguyên vật liệu, đất đá nguyên liệu và đất thải, sử dụng xe ô

tô tự đổ loại 10-12 tấn để vận chuyển

Nguồn cấp điện, cấp nước: Sử dụng cùng điện sản xuất và nước sản xuất (xem

thêm mục 1.3.2)

1.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất, năng lượng giai đoạn vận hành

Căn cứ quy trình công nghệ giai đoạn vận hành hiện nay và sau khi mở rộng quy mô lên đến 49 triệu lít/năm (xem thêm 1.4), các loại nguyên vật liệu chính phục

vụ sản xuất và công nghệ phụ trợ cho sản xuất tại dự án bao gồm nguyên vật liệu phục

vụ sản xuất, hoá chất phục vụ sản xuất và xử lý môi trường (chủ yếu là xử lý nước

Trang 39

29

thải; bên cạnh đó còn có xử lý nước cấp và xử lý khí thải), nước và năng lượng phục

vụ các hoạt động sản xuất và các hoạt động phụ trợ khác

- Nước phục vụ sản xuất: Nhà máy bia hiện đang dùng 02 nguồn nước cấp với

03 đầu cấp: 01 đường ống HDPE D200 dẫn nước từ khu Suối Mơ về (hiện đang tạm ngừng cấp nước do giấy phép khai thác nước hết hạn), 02 đường cấp nước HDPE D110 và D90 đấu nối nước từ đường ống HDPE D315 của công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh vào trong nhà máy

Bảng 1.8 Ước tính nhu cầu cấp nước phục vụ dự án

TT Mục đích sử

dụng

Tiêu chuẩn cấp Quy mô (m Nhu cầu 3 /ngày) Lượng Đơn vị trạng Hiện Sau mở rộng Đơn vị trạng Hiện Sau mở rộng

1 Sinh hoạt 120 lít/người/ngày 116 116 Người 13,9 13,9

2 Sản xuất 4,2 lít/lít bia 56.338 140.845 lít/ngày 236,6 591,5

3 Tưới cây 3 lít/m 2 /ngày 9.898,0 6.516,6 m 2 29,7 19,5

4 Rửa đường 0,5 lít/m 2 /ngày 9.407,1 7.987,9 m 2 4,7 4,0

Nguồn: Thuyết minh dự toán (2022)

+ Mạng lưới cấp nước cho khu quy hoạch là mạng lưới chung giữa nước cấp cho sinh hoạt,sản xuất, nước chữa cháy, tưới cây và rửa đường Từ đường ống HDPE D110 hiện có, khởi thủy 2 điểm cấp nước để đấu nối với đường ống HDPE D110 thiết kế mới tạo thành 1 vòng khép kín Trên đường ống HDPE 110 mới, bố trí 6 trụ cứu hỏa tại các vị trí ngã 2, ngã tư và giữa các khu sản xuất Quy hoạch các tuyến ống HDPE D50 cấp nước tới các khu nhà xây mới ( Nhà điều hành, Phân xưởng cơ khí ) Hệ thống đường ống cung cấp nước được bố trí chôn dưới vỉa hè, độ sâu chôn ống không nhỏ hơn 0,7m tính từ mặt hè; Với các đoạn ống qua đường, khi thiết kế cần bố trí ống thép lồng bên ngoài, khoảng cách từ ống cấp nước đến các đường ống hạ tầng kỹ thuật khác tuân thủ theo quy phạm

+ Mạng lưới cấp nước chữa cháy sử dụng áp lực thấp Chọn số đám cháy xảy ra cùng một lúc là n=1 đám, với lưu lượng mỗi đám cháy cháy là q=10l/s ở 1 khu khác nhau, mỗi khu 1 đám cháy, thời gian dập tắt các đám cháy là 3 giờ, lưu lượng nước chữa cháy tính toán = 108 m3/3h = 36m3/h Ngoài ra trong nhà khách, bố trí 1 gian đặt

Trang 40

30

bơm hút nước chữa cháy từ hồ điều hòa lên phục vụ chữa cháy phòng khi nguồn nước

từ đường quốc lộ 18 dẫn vào gặp sự cố Khi có cháy xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống D100mm trở lên Khoảng cách tối thiểu giữa họng cứu hỏa và tường các ngôi nhà là 5m Khoảng cách tối đa giữa các họng và mép đường (trong trường hợp họng bố trí ở bên đường, không nằm dưới lòng đường) là 2,5m Họng cứu hỏa được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy: ở ngã ba, ngã

tư đường phố Khoảng cách giữa các họng cứu hỏa không quá 150m Đường ống chính HDPE D110 đấu nối vào đường ống hiện trạng tạo thành mạng vòng cấp nước phục vụ chữa cháy, đường ống phân phối HDPE D50 cấp nước vào các khu nhà xây mới (các khu nhà cũ đã có đường ống cấp nước hiện trạng cấp vào)

- Điện phục vụ sản xuất: Nhà máy Bia Đông Mai tại khu Tân Mai, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, có các phụ tải tiêu thụ điện chủ yếu thuộc phụ tải tiêu thụ loại III Do đó chỉ tiêu áp dụng tính toán điện năng tiêu thụ điện trong công trình áp dụng theo QCXDVN 01:2021; Điện năng tiêu thụ ứng với các chỉ tiêu tính toán theo quy mô của dự án được tính và thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.9 Ước tính nhu cầu cấp điện phục vụ dự án

đương số hộ/ m 2

Công suất đặt (kW)

Hệ số đồng thời (Kdt)

Suất tính toán (kVA)

Nguồn: Thuyết minh dự toán (2022)

Ngày đăng: 15/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w