1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kỹ năng thuyết trình trước công chúng lựa chọn chủ đề và lập dàn ý

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh viên ra trường làm việc trái ngành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ năng thuyết trình trước công chúng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,39 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý (3)
    • 1.1 Chủ đề thuyết trình (3)
    • 1.2 Dàn ý khái quát (5)
  • CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT (9)
  • CHƯƠNG 3: BÀI THUYẾT TRÌNH CHI TIẾT (19)
  • CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG POWERPOINT HOÀN THIỆN BÀI THUYẾT TRÌNH (27)
    • 4.2 Template (27)
    • 4.3 Các nội dung đưa vào slide (28)

Nội dung

LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Chủ đề thuyết trình

a, Chủ đề: Sinh viên ra trường làm việc trái ngành b, Tính cấp thiết của chủ đề

- Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội năm 2020 thì có gần 70% sinh viên ra trường làm trái ngành

- Hệ quả gây lãng phí các nguồn nhân lực

- Khi chấp nhận làm trái ngành là bạn chấp nhận phải trễ hơn những bạn cùng trang lứa vài năm kinh nghiệm Đối mặt với nguy cơ lãng quên dần các kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình khi không sử dụng trong thời gian dài

- Mặt khác, khi bước chân đi làm, có cơ hội va chạm với nhiều vấn đề trong cuộc sống, giúp bạn học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mà trước đây chưa từng trải qua

- Theo một bản tin của VTV24 ngày 7/11/2022 làm trái ngành không còn là thực trạng quá mới lạ với thị trường lao động Việt Nam nhưng với thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh như hiện nay thì các ứng viên không chỉ cần kĩ năng mà còn cần các trình độ chuyên môn năng lực thực sự lựa chọn làm trái ngành sinh viên và người lao động sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn

- Chính bản thân các sinh viên sau khi ra trường sẽ phải đối mặt với vấn đề việc làm quyết định tương lai c, Bối cảnh diễn ra buổi thuyết trình

- Buổi định hướng cho các sinh viên

- Không gian: Hội trường Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Thuyết trình với vai trò người chia sẻ d, Phân tích đối tượng khán giả

 Đa số tất cả các sinh viên đều có ý thức về vấn đề ra trường làm việc trái ngành nhưng không phải ai trong số họ cũng biết về tỉ lệ sinh viên ra trường làm việc trái ngành trái nghề nói chung và các lĩnh vực nói riêng

 Hầu hết các sinh viên suy nghĩ về việc làm việc trái ngành khi ra trường rất đơn giản là nếu bản thân không phù hợp với ngàng nghề này thì mình có thể tìm việc làm của những ngành nghề khác

 Các sinh viên đa số vẫn chưa nhận thức được rõ về việc làm việc trái ngành sau khi ra trường thì các bạn được gì và mất gì, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và công việc của mỗi người

 Đối với các sinh viên có nhiều năng lượng, sự thoải mái và nhiệt huyết để làm việc, họ có sự chủ động và tâm huyết với môi trường làm việc mới thì họ có thái độ khá tích cực, họ chấp nhận về việc bản thân có thể làm việc trái ngành sau khi họ làm việc mà thấy ngành học trước đây không phù hợp vói mình

 Nhưng cũng có các sinh viên họ có thái độ tiêu cực về vấn đề này vì họ cho rằng nếu làm việc trái với ngành học họ không có kiến thức về các ngành khác, sẽ mất thời gian, lãng phí tiền bạc

 Suy nghĩ, định hướng tương lai không rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà tường cho đến khi cầm bằng tốt nghiệp

 Học xuyên suốt cho đến khi tốt nghiệp ra trường để theo xu hướng mang tên “ ngành hot”

 Kiếm việc làm một cách bị động, nay làm việc này không hợp không thích lại đổi việc khác

Dàn ý khái quát

- Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội năm 2020 thì có gần 70% sinh viên ra trường làm trái ngành Con số trên cho thấy thực trạng sinh viên ra trường làm việc trái ngành rất lớn

- Khi làm việc trái ngành người thì thành công, kẻ thì thất bại vấn đề này gây hoang mang không nhỏ cho sinh viên khi đứng trước lựa chọn ngành nghề

- Nhận thức được vấn đề này nhóm quyết định sẽ tìm hiểu và thuyết trình về chủ đề sinh viên ra trường làm việc trái ngành b, Thân bài

- Làm việc trái ngành trái nghề dường như đang là xu hướng phổ biến với sinh viên Sinh viên tốt nghiệp ra trường không đồng nghĩa sẽ tìm được công việc tương ứng với ngành đã học

- Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học phải có khảo sát và công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp Mục đích của việc khảo sát không chỉ để xem số liệu sinh viên có việc làm sau khi ra trường, mà còn để xem các sinh viên đó có làm đúng với chuyên ngành được đào tạo hay không

- Theo báo Tiền Phong, kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24% Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%

- Trong cuộc nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Xã hội Nhân văn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lấy ví dụ mình đang làm một công việc hoàn toàn trái ngành, trái nghề

 Có những ngành đào tạo mà nhu cầu về nhân lực của xã hội chỉ ở một mức độ nhất định Tuy nhiên, mỗi năm các trường đào tạo các ngành này không ngừng cung cấp thêm nguồn nhân lực sau đại học mới

 Hiện nay, nghề nghiệp ngày càng theo xu hướng đa, xuyên lĩnh vực, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm được nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau

 Tại Việt Nam, cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các bạn học sinh hầu như là bằng không Điều này khiến các bạn học sinh không có cơ hội tìm ra định hướng cho bản thân

 Do định hướng từ các thành viên trong gia đình

 Sinh viên khi chọn lựa ngành học không phù hợp với bản thân dẫn đến chán nản vì công việc không đáp ứng được đam mê sở thích, không có động lực đến công ty

 Các bạn học sinh cũng trở nên thụ động, định hướng nghề nghiệp chưa có, không rõ lộ trình phát triển bản thân, chạy theo những ngành nghề "hot"

 Sinh viên ra trường có kiến thức nhưng thiếu nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc

 Lí do về năng lực ngành nghề, nguyện vọng làm trái ngành, không thành công ở lĩnh vực chuyên ngành,…

- Lãng phí thời gian và công sức, tiêu tốn tiền bạc cho ngành nghề không phù hợp không hứng thú Bỏ ra quá nhiều mà lại không nhận được gì theo ý muốn cả, bạn có thể phải bỏ ngành và học lại từ đầu

- Lãng phí chất xám – lãng phí nguồn tài nguyên nhân lực chất lượng cao của mỗi ngành

- Gây tâm lí chán nản khi bạn phải học ngành nghề không phù hợp với bản thân và công việc sau này khi ra trường

- Các nhà trường nên tổ chức các buổi định hướng, ngoại khóa, trải nghiệm thực tế về các công việc, ngành nghề cho học sinh từ đó giúp họ có được niềm sự yêu thích, thấy độ phù hợp của các công việc với bản thân từ đó tìm ra định hướng công việc, ngành nghề phù hợp với mình

- Nhà trường gắn kết với doanh nghiệp để có nội dung chương trình đào tạo phù hợp, phối hợp trong việc thực tập và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường

- Sinh viên cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu các kiến thức nghiệp vụ Đồng thời, nên có công việc làm thêm để có sự trải nghiệm

- Chấp nhận làm việc ở các vị trí tạm thời, việc nắm bắt các cơ hội làm việc tạm thời có thể giúp bạn công việc tốt trong tương lai

- Tính toán thời điểm, tìm hiểu cặn kẽ những thông tin về nhà tuyển dụng và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển

* Mở rộng: Vậy sinh viên ra trường có nên lựa chọn làm việc trái ngành không?

Việc có nên làm việc trái ngành hay không sẽ dựa vào hoàn cảnh công việc, cuộc sống, sở thích, đam mê của bạn Làm đúng ngành nghề là điều nên làm, tuy nhiên đừng quá lệ thuộc vào điều này vì không có gì là tuyệt đối Hãy linh hoạt trong sự lựa chọn công việc cho bản thân Thành công không hề phụ thuộc vào việc chúng ta làm trái ngành hay không mà nó phụ thuộc vào niềm đam mê, năng lực và sự kiên trì cố gắng c, Kết bài

* Tóm tắt lại vấn đề

- Thực trạng sinh viên ra trường làm việc trái ngành chiếm phần lớn

- Có nhiều nguyên nhân khiến sinh viên lựa chọn làm việc trái ngành khi ra trường

- Hệ quả của việc sinh viên ra trường làm việc trái ngành

- Các giải pháp đặt ra để giải quyết vấn đề

“Không có lựa chọn đúng hay sai

Chỉ không có lựa chọn mới là sai”

XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT

- Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội thì có gần 70% sinh viên ra trường làm trái ngành Con số trên cho thấy thực trạng sinh viên ra trường làm việc trái ngành rất lớn

- Làm việc trái ngành trái nghề dường như đang là xu hướng phổ biến với sinh viên Sinh viên tốt nghiệp ra trường không đồng nghĩa sẽ tìm được công việc tương ứng với ngành đã học

- Theo một cuộc phỏng vấn của VTV24 ngày 7/11/2022 đã phỏng vấn qua rất nhiều bạn trẻ đang làm việc trái ngành so với ngành nghề mình đã học có người thành công họ cảm thấy rất vui vẻ khi tìm được công việc yêu thích phù hợp với mình Ngược lại có người lại thấy vất vả vì mình không có chuyên môn về ngành nghề phải học lại từ đầu chứ được thành công như mong muốn, nhiều bạn còn mong muốn nếu được chọn lại nhiều bạn muốn lựa chọn đúng chuyên ngành học phục vụ cho công việc hiện tại

- Khi làm việc trái ngành người thì thành công, kẻ thì thất bại vấn đề này gây hoang mang không nhỏ cho sinh viên khi đứng trước lựa chọn ngành nghề

- Nhận thức được vấn đề này nhóm quyết định sẽ tìm hiểu và thuyết trình về chủ đề sinh viên ra trường làm việc trái ngành

- Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học phải có khảo sát và công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp Mục đích của việc khảo sát không chỉ để xem số liệu sinh viên có việc làm sau khi ra trường, mà còn để xem các sinh viên đó có làm đúng với chuyên ngành được đào tạo hay không

 Ngành luật của Trường Đại học Thương mại gần 40% SV tốt nghiệp năm 2018 có việc làm không liên quan ngành đào tạo

 Một số ngành của Trường Đại học Sài Gòn cũng trong tình trạng tương tự Tỷ lệ sinh viên làm việc không đúng ngành đào tạo của ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trên 55%, khoa học môi trường có gần 72% người được khảo sát cho biết đang làm việc không liên quan ngành học, khoa học thư viện tỷ lệ này là 60%

- Theo báo Tiền Phong số ra ngày 01/10/2022, kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24% Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%

 Kết quả cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Kiến trúc và Xây dựng làm trái ngành là 31,6%; tỉ lệ này ở các ngành Nhân văn và Nghệ thuật là 63%; các ngành Khoa học tự nhiên, Toán và Công nghệ thông tin là 60,6%; các ngành Nông, Lâm, Ngư và Thú y là 67%

 Còn với nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý, tỉ lệ sinh viên làm trái ngành thấp nhất, chỉ 13,2% Lao động tốt nghiệp ngành này có thể phù hợp với nhiều loại hình công việc khác nhau, do vậy tỉ lệ người đã tốt nghiệp ĐH làm trái ngành của nhóm ngành này thấp hơn đáng kể so với các ngành khác

Số liệu liên quan đến sinh viên tốt nghiệp có việc làm vẫn là dấu hỏi đối với các trường ĐH (Ảnh: Châu Linh)

- Trong cuộc nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Xã hội Nhân văn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lấy ví dụ mình đang làm một công việc hoàn toàn trái ngành, trái nghề “Tôi học Trường Đại học Bách Khoa, khoa Tin học, không bao giờ nghĩ rằng là làm chính trị Ngày xưa biết chút ngoại ngữ nên làm đối ngoại Tôi chưa bao giờ được đào tạo làm Phó Thủ tướng cả…”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trên sân khấu giao lưu cùng tân sinh viên (Ảnh: Ngọc Bích)

 Có những ngành đào tạo mà nhu cầu về nhân lực của xã hội chỉ ở một mức độ nhất định Tuy nhiên, mỗi năm các trường đào tạo các ngành này không ngừng cung cấp thêm nguồn nhân lực sau đại học mới Tình trạng này khiến các sinh viên ra trường phải làm các công việc không liên quan đến ngành học của mình

 Hiện nay, nghề nghiệp ngày càng theo xu hướng đa, xuyên lĩnh vực, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm được nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau

 Tại Việt Nam, cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các bạn học sinh hầu như là bằng không Điều này khiến các bạn học sinh không có cơ hội tìm ra định hướng cho bản thân

 Do định hướng từ các thành viên trong gia đình

 Yêu cầu từ các doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài bên cạnh việc chú trọng về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, còn phải chú trọng đến các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…

 Sinh viên khi chọn lựa ngành học không phù hợp với bản thân dẫn đến chán nản vì công việc không đáp ứng được đam mê sở thích, không có động lực đến công ty

 Các bạn học sinh cũng trở nên thụ động, định hướng nghề nghiệp chưa có, không rõ lộ trình phát triển bản thân, chạy theo những ngành nghề "hot"

BÀI THUYẾT TRÌNH CHI TIẾT

1, Xây dựng phần Hook Để hướng các bạn đến chủ đề nhóm sẽ diễn một nhạc phẩm, trong đó: 1 thành viên đóng vai trò ca sĩ dẫn dắt và các thành viên còn lại sẽ diễn theo lời của nhạc phẩm đó

- Nguyễn Túy Sơn: đóng vai trò ca sĩ hát và kể dẫn dắt vào câu chuyện

- Nguyễn Tiến Cường: đóng vai shipper

- Đào Ngọc Anh Văn: đóng vai anh thợ xây

- Nguyễn Thị Lê: đóng vai sinh viên mới ra trường đi xin việc

- Nguyễn Thị Diệu Thương: đóng vai tuyển nhân sự

- Phạm Thị Khánh Ly: Kết thúc và dẫn dắt vào vấn đề thuyết trình

2, Bài thuyết trình chi tiết

Làm trái ngành vốn không còn là thực trạng quá mới lạ với thị trường Việt Nam Thế nhưng khi thị trường việc làm ngày càng trở lên cạnh tranh như hiện nay ứng viên không chỉ cần kĩ năng mà còn cần trình độ chuyên môn, năng lực thật sự thì với việc lựa chọn làm trái ngành, sinh viên sau khi ra trường sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức thật sự Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội thì có gần 70% sinh viên ra trường làm trái ngành Con số trên cho thấy thực trạng sinh viên ra trường làm việc trái ngành rất lớn Làm việc trái ngành trái nghề dường như đang là xu hướng phổ biến với sinh viên Sinh viên tốt nghiệp ra trường không đồng nghĩa sẽ tìm được công việc tương ứng với ngành đã học Theo một cuộc phỏng vấn của VTV24 ngày 7/11/2022 đã phỏng vấn qua rất nhiều bạn trẻ đang làm việc trái ngành so với ngành nghề mình đã học, có người thành công họ cảm thấy rất vui vẻ khi tìm được công việc yêu thích phù hợp với mình Ngược lại có người lại thấy vất vả vì mình không có chuyên môn về ngành nghề phải học lại từ đầu chưa được thành công như mong muốn, nhiều bạn còn mong muốn nếu được chọn lại nhiều bạn muốn lựa chọn đúng chuyên ngành học phục vụ cho công việc hiện tại Khi làm việc trái ngành người thì thành công, kẻ thì thất bại vấn đề này gây hoang mang không nhỏ cho sinh viên khi đứng trước lựa

20 chọn ngành nghề Nhận thức được vấn đề này nhóm quyết định sẽ tìm hiểu và thuyết trình về chủ đề sinh viên ra trường làm việc trái ngành

Thực trạng số lượng sinh viên ra trường làm trái ngành trái nghề chiếm số lượng lớn, tùy theo từng ngành có những ngành chiếm tới hơn 60% Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học phải có khảo sát và công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp Mục đích của việc khảo sát không chỉ để xem số liệu sinh viên có việc làm sau khi ra trường, mà còn để xem các sinh viên đó có làm đúng với chuyên ngành được đào tạo hay không Từ cuộc khảo sát thì ngành luật của Trường Đại học Thương mại gần 40% SV tốt nghiệp năm 2018 có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo Một số ngành của Trường Đại học Sài Gòn cũng trong tình trạng tương tự Tỷ lệ sinh viên làm việc không đúng ngành đào tạo của ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trên 55%, khoa học môi trường có gần 72% người được khảo sát cho biết đang làm việc không liên quan ngành học, khoa học thư viện tỷ lệ này là 60%

Theo báo Tiền Phong số ra ngày 01/10/2022, kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24% Trong đó, có nhiều ngành đào tạo mà cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60% Kết quả này cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Kiến trúc và Xây dựng làm trái ngành là 31,6%; tỉ lệ này ở các ngành Nhân văn và Nghệ thuật là 63%; các ngành Khoa học tự nhiên, Toán và Công nghệ thông tin là 60,6%; các ngành Nông, Lâm, Ngư và Thú y là 67% Còn với nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý, tỉ lệ sinh viên làm trái ngành thấp nhất, chỉ 13,2% Lao động tốt nghiệp ngành này có thể phù hợp với nhiều loại hình công việc khác nhau, do vậy tỉ lệ người đã tốt nghiệp ĐH làm trái ngành của nhóm ngành này thấp hơn đáng kể so với các ngành khác Ngoài ra chắc các bạn cũng biết nguyên Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam trong cuộc nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Xã hội Nhân văn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lấy ví dụ mình đang làm một công việc hoàn toàn trái ngành, trái nghề “Tôi học Trường Đại học Bách Khoa, khoa Tin học, không bao giờ nghĩ rằng sẽ làm chính trị Ngày xưa biết chút ngoại ngữ nên làm đối ngoại Tôi chưa bao giờ được đào tạo làm Phó Thủ tướng cả…” Theo Tienphong.vn

Vậy thì nguyên nhân từ đâu lại khiến việc sinh viên ra trường làm trái ngành trái nghề trở nên phổ biến như thế Chúng ta có thể chia nguyên nhân này ra theo hai hướng đó là nguyên nhân khách quan và chủ quan Đầu tiên về phần nguyên nhân khách quan đây là những yếu tố bên ngoài có tác động đến Đầu tiên có thể kể đến là có những ngành đào tạo mà nhu cầu về nhân lực của xã hội chỉ ở một mức độ nhất định Tuy nhiên, mỗi năm các trường đào tạo các ngành này không ngừng cung cấp thêm nguồn nhân lực sau đại học mới Tình trạng này khiến các sinh viên ra trường phải làm các công việc không liên quan đến ngành học của mình Hơn nữa hiện nay, nghề nghiệp ngày càng theo xu hướng đa, xuyên lĩnh vực, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm được nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau Tại Việt Nam, cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các bạn học sinh hầu như là bằng không Điều này khiến các bạn học sinh không có cơ hội tìm ra định hướng cho bản thân ngay từ đầu các bạn đã không thật sự chắc chắn về lựa chọn của mình Một nguyên nhân khách quan khác đó là các bạn sinh viên lựa chọn ngành học theo định hướng của gia đình, người thân mà không biết ngành học đó có thực sự phù hợp với năng lực của mình hay không Nguyên nhân quan trọng khác đó là yêu cầu từ các doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài bên cạnh việc chú trọng về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, còn phải chú trọng đến các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài thì còn có những nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân các bạn sinh viên Sinh viên khi chọn lựa ngành học không phù hợp với bản thân dẫn đến chán nản vì công việc không đáp ứng được đam mê sở thích, không có động lực đến công ty Bởi vì với bất cứ ai cũng vậy nếu bạn không có sở thích hay đam mê với việc gì thì bạn sẽ luôn cảm thấy chán nản và nặng nề muốn buông bỏ ngay lập tức Các bạn học sinh cũng trở nên thụ động, định hướng nghề nghiệp chưa có, không rõ lộ trình phát triển bản thân, chạy theo những ngành nghề

“hot” Nhưng vốn dĩ các ngành “hot” không phải ai cũng phù hợp với nó Trước khi nộp hồ sơ đại học, nhiều bạn vẫn chưa thể xác định được sở thích nghề nghiệp của bản thân để có lựa chọn thích hợp cho tương lai Điều này dẫn tới hậu quả là sau khi lên đại học, tiếp xúc với các môn chuyên ngành “khó nuốt” lại không thực sự hứng thú với ngành

22 học đó làm các bạn sinh viên thụ động, lười học lười áp dụng vào cuộc sống Sinh viên ra trường có kiến thức nhưng thiếu nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc Ngoài ra vẫn còn rất nhiều lí do khác dẫn đến việc làm trái ngành như về năng lực ngành nghề, nguyện vọng làm trái ngành, không thành công ở lĩnh vực chuyên ngành,…

Có thể lấy ví dụ về việc làm trái ngành theo đuổi đam mê của mình như Tóc Tiên (tên đầy đủ: Nguyễn Khoa Tóc Tiên) là một trong những nữ ca sĩ quen thuộc với hình tượng cá tính, quyến rũ tại Việt Nam Nhưng như Tóc Tiên từng chia sẻ cô trước đây là sinh viên khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược TP.HCM với số điểm cao ngất ngưởng Tuy nhiên, đến năm 2009, nữ ca sĩ đã quyết định sang Mỹ du học Cô theo đuổi chuyên ngành Biology của trường Pasadena City College Chỉ sau vài tháng, nữ ca sĩ đã đạt kết quả 96/100 điểm trong bài thi giữa kỳ khiến nhiều người phải nể phục Sau quá trình học tập vất vả tại Mỹ, cô trở về nước và theo đuổi ước mơ ca hát Tuy gặp nhiều khó khăn, những mâu thuẫn, sự không ủng hộ từ gia đình, giờ đây cô gái của

"điệu nhảy Cồng Chiêng" đã có cho mình một chỗ đứng nhất định trong showbiz Việt Theo Viez.vn

Nhưng dù có là nguyên nhân gì dẫn đến việc sinh viên ra trường làm trái ngành trái nghề thì nó cũng để lại những hệ quả khó lường Đầu tiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chính bản thân các bạn và sau đó lớn hơn là ảnh hưởng tới xã hội Hệ quả đầu tiên đó là lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc Hậu quả của việc chọn sai nghề đầu tiên phải kể đến đó là lãng phí thời gian và công sức Thứ người định hướng nghề sai mất đi đầu tiên sẽ là thời gian, công sức học tập đã bỏ ra Tiêu tốn tiền bạc để học một ngành nghề không phù hợp, không có hứng thú Bỏ ra quá nhiều mà lại không nhận được gì theo ý muốn cả, bạn có thể phải bỏ ngành và học lại từ đầu Ngoài ra, bạn còn lãng phí luôn cả thời gian, công sức của những người xung quanh Thầy cô giáo giảng dạy, truyền kinh nghiệm cho những gì bạn không muốn biết Và gia đình bạn phải lãng phí tiền bạc một cách vô nghĩa Các bạn phải biết một điều rằng nếu như thứ khác mất đi thì có thể kiếm lại được nhưng thời gian là một đi không trở lại không có sự ngoại lệ

Hệ quả tiếp có thể kể đến là gây ra tâm lý chán nản Khi học và làm nghề không phù hợp thì có tâm lý chán nản là chuyện vô cùng dễ hiểu Bởi bạn không yêu thích, không

23 đam mê, bạn sẽ không có đủ động lực cho ngành nghề Cũng sẽ không hiểu được ý nghĩa, giá trị lao động của nghề và dễ sinh chán nản, bỏ việc Và hệ quả ảnh hưởng đến cả xã hội đó là sự “lãng phí chất xám – tài nguyên nhân lực” Khi chọn sai nghề, bạn không chỉ lãng phí chất xám của bản thân mà còn của thầy cô giáo Chất xám của bạn không được dùng để học tập và làm những công việc phù hợp Thầy cô giáo giảng dạy, truyền kinh nghiệm cho một người không thể làm nghề đó sau này Đây là sự lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực vô cùng lớn Mà nếu điều này cứ liên tục diễn ra thì nó sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng

Khi đã biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề thì chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp để hạn chế, khắc phục vấn đề Đầu tiên các nhà trường nên tổ chức các buổi định hướng, ngoại khóa, trải nghiệm thực tế về các công việc, ngành nghề cho học sinh từ đó giúp họ có được niềm sự yêu thích, thấy độ phù hợp của các công việc với bản thân từ đó tìm ra định hướng công việc, ngành nghề phù hợp với mình Quan trọng đó là sinh viên cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Ngoài những kiến thức được học tại trường, sinh viên nên bổ sung cho mình những kỹ năng mềm để hòa đồng và thích nghi ngay với môi trường làm việc mới.Vì vậy, ngay trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, sinh viên phải thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, để nâng cao các kỹ năng cơ bản Nếu bạn ra trường chưa thể tìm được công việc ưng ý ngay thì trong thời gian chờ đợi hay không ngừng trau dồi nâng cao kiến thức của bản thân vì đầu tư vào bản thân mình là một đầu tư không bao giờ lỗ Đồng thời, nên có công việc làm thêm để có sự trải nghiệm Như vậy, sau khi ra trường được tuyển dụng vào các cơ quan doanh nghiệp, các em sẽ tự tin hơn với tấm bằng đại học và kinh nghiệm làm việc ở một môi trường hoàn toàn mới Các trường cao đẳng, đại học cần gắn kết chặt chẽ với các cơ quan, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, phối hợp trong công tác thực tập và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường Các bạn sinh viên cũng nên hạ cái tôi cá nhân chấp nhận làm việc ở các vị trí tạm thời, việc nắm bắt các cơ hội làm việc tạm thời có thể giúp bạn công việc tốt trong tương lai Các bạn cũng nên tính toán thời điểm, tìm hiểu cặn kẽ những thông tin về nhà tuyển dụng và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển xem

24 mình có đáp ứng đủ không từ đó tìm ra các biện pháp giải quyết hợp lí hơn bởi vì có câu nói như này: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” Khi bạn đã có sự chuẩn bị, tìm hiểu kĩ càng thì dù có những tình huống bất ngờ xảy ra bạn cũng sẽ có thể giải quyết các vấn đề mà không khiến bản thân mình bị ngợp

Từ những gì chúng ta phân tích thì có lẽ sẽ khiến nhiều bạn hoang mang về việc có nên làm việc trái ngành khi ra trường không? Vậy bây giờ chúng ta cùng xem nếu sinh viên ra trường làm việc trái ngành thì các bạn sẽ được gì và mất gì Đầu tiên chúng ta cùng xem các bạn mất gì Thứ nhất là mất thời gian, sẽ mất thời gian 3 đến 4 năm học cao đẳng, đại học cho một chuyên ngành mà sau này bạn lại làm chuyên ngành khác Khi bạn chấp nhận làm trái ngành là bạn chấp nhận phải trễ hơn những bạn cùng trang lứa vài năm kinh nghiệm cho đến khi tìm được công việc phù hợp.Tiếp đó là nguy cơ lãng quên dần các kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình khi không sử dụng trong thời gian dài Các bạn sẽ còn đánh mất lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển công việc Ngày nay, việc làm trái ngành cũng trở nên khó hơn rất nhiều bởi các doanh nghiệp ngày càng thắt chặt lại công tác tuyển dụng, tập trung lựa chọn vào các ứng viên đúng chuyên ngành để có thể dễ đào tạo trong quá trình làm việc Và điều quan trọng nó sẽ khiến hiệu quả công việc ban đầu không cao Khi bạn làm trái ngành, bạn phải nỗ lực gấp đôi gấp ba người khác để học hỏi và bù đắp chuyên môn lẫn kỹ năng cho công việc mà bạn đang thiếu Ngoài ra, khi làm việc trái ngành bạn còn phải chấp nhận các bất lợi về lương cũng như các phúc lợi khác so với các đồng nghiệp khác

XÂY DỰNG POWERPOINT HOÀN THIỆN BÀI THUYẾT TRÌNH

Template

- Màu sắc: màu xanh dương sẫm

 Làm nổi bật phong cách trẻ trung theo độ tuổi của sinh viên

 Giao diện màu xanh dương sẫm còn giúp tăng khả năng nhận diện vấn đề, tăng sự hiểu biết về ngành nghề, vấn đề mà nhóm đang phân tích

 Màu xanh dương lại là một trong những gam màu gây ấn tượng mạnh, làm bài viết thêm thú vị Thu hút khán giả giữ chân họ ở lại lâu hơn, tăng cơ hội thành công cho bài thuyết trình

 Màu xanh là màu của hi vọng pha thêm chút màu đen để cho thấy thực tại nhưng gam mà vẫn thiên về màu xanh nhiều thể hiện được hi vọng và ước mơ tươi sáng hơn

Các nội dung đưa vào slide

Ngày đăng: 14/03/2024, 18:27

w