1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp GPMT CƠ SỞ KHAI THÁC MỎ SÉT YÊN MỸ XÃ LÊ LỢI THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

123 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp GPMT Cơ Sở Khai Thác Mỏ Sét Yên Mỹ Xã Lê Lợi Thành Phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Chuyên ngành Kỹ Thuật Mỏ
Thể loại báo cáo
Thành phố Hạ Long
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (10)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (10)
    • 1.2. Tên cơ cở (10)
      • 1.2.1. Tên cơ sở (10)
      • 1.2.2. Địa điểm thực hiện của cơ sở (10)
      • 1.2.3. Các văn bản pháp lý, quyết định, giấy phép liên quan đến cơ sở (11)
      • 1.2.4. Quy mô của cơ sở (13)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (13)
      • 1.3.1. Công suất của cơ sở (13)
      • 1.3.2. Công nghệ khai thác của cơ sở (17)
      • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (22)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (22)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (24)
      • 1.5.1. Thông tin chung về giấy phép khai thác khoáng sản (24)
      • 1.5.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện của cơ sở (25)
      • 1.5.3. Thông tin về tình hình hoạt động của cơ sở (26)
      • 1.5.4. Tổ chức lao động, chế độ làm việc của cơ sở (28)
  • CHƯƠNG II (30)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (30)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (32)
  • CHƯƠNG III (36)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (51)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (51)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (52)
        • 3.1.2.1. Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt (52)
        • 3.1.2.2. Thu gom, thoát nước thải mỏ (nước moong) (53)
        • 3.1.2.3. Thu gom, thoát nước thải từ quá trình xịt rửa bánh xe (60)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (61)
        • 3.1.3.1. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt (61)
        • 3.1.3.2. Công trình xử lý nước moong (61)
        • 3.1.3.3. Công trình xử lý nước thải từ quá trình xịt rửa bánh xe (64)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (0)
      • 3.2.1. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải tại khu vực moong khai thác (65)
      • 3.2.2. Công trình xử lý bụi phát sinh từ quá trình khai thác, vận chuyển (65)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (67)
      • 3.3.1. Công trình lưu giữ CTRCNTT (67)
      • 3.3.2. Công trình lưu giữ CTR sinh hoạt (69)
      • 3.3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (69)
    • 3.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (73)
    • 3.5. Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành (74)
      • 3.5.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với rãnh thu nước và moong lắng (74)
      • 3.5.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với bụi, khí thải (74)
      • 3.5.3. Công trình, biện pháp an toàn tại khu vực moong lắng (75)
      • 3.5.4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố sạt lở, tai biến địa chất (75)
      • 3.5.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tới địa hình, địa mạo, cảnh quan (76)
      • 3.5.6. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động về an toàn trật tự, dịch bệnh của dự án đến môi trường xã hội (76)
      • 3.5.7. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động (76)
    • 3.6. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường . 68 1. Nội dung chương trình cải tạo, phục hồi môi trường (77)
      • 3.6.2. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường (82)
      • 3.6.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận (85)
      • 3.6.4. Kinh phí ký quỹ và thời điểm ký quỹ (85)
  • CHƯƠNG IV (101)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải (101)
      • 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (101)
      • 4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (101)
      • 4.1.3. Dòng nước thải (101)
      • 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải (102)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải (104)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung (104)
  • CHƯƠNG V (106)
    • 5.1. Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải (106)
      • 5.5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước moong (106)
      • 5.5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải sinh hoạt (109)
    • 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (110)
  • CHƯƠNG VI (118)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án (118)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (119)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc định kỳ (119)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (120)
      • 6.2.3. Chương trình quan trắc môi trường khác (120)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (120)
  • CHƯƠNG VII (121)
  • PHỤ LỤC (30)

Nội dung

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải tại khu vực moong khai thác .... Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động về an toàn trật tự, dịch bệnh của dự án đến môi trường xã hội .... Cá

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty Cô phần Xi măng Thăng Long

- Địa chỉ văn phòng: thôn Đè E, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Rizkie Agustiansyah Gaharu

Chức vụ: Quyền Tổng giám đốc Điện thoại:

Quyết định số 627/QĐ-TTg ngày 29/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư Dự án Nhà máy xi măng Thăng Long;

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5700360871 Đăng ký lần đầu ngày 28/5/2001, Đăng ký thay đổi lần thứ 28 ngày 26/10/2023 Nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

Tên cơ cở

- Tên cơ sở: Khai thác mỏ sét Yên Mỹ tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

1.2.2 Địa điểm thực hiện của cơ sở

- Địa điểm thực hiện của cơ sở: xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Mỏ sét Yên Mỹ, thuộc xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Mỏ sét Yên Mỹ có diên tích 101 ha (Theo Giấy phép số 1687/GP-BTNMT ngày 28/8/2009 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long)

Các khu vực lân cận mỏ:

- Phía Đông: Ranh giới phía Đông khu mỏ tiếp giáp với tuyến đường liên xã nối từ thôn Yên Mỹ ra thị trấn Trới của huyện Hoành Bồ Phía Đông khu mỏ là khu đất canh tác nông nghiệp của thôn Yên Mỹ, xã Lê Lợi Khu dân cư thôn Yên Mỹ nằm cách ranh giới khu mỏ từ 50 – 200 m về phía Đông Cách ranh giới mỏ khoảng

200m có dãy đồi núi thấp với cao độ từ 20 -50 m chạy theo hướng Bắc Nam Ranh giới mỏ cách Trạm đập về Nhà máy xi măng Thăng Long khoảng 700m

- Phía Tây: Phía Tây mỏ cũng tiếp giáp với khu vực canh tác nông nghiệp của thôn Yên Mỹ Khu dân cư thôn Yên Mỹ nằm cách ranh gưới mỏ từ 50 – 100m về phía Tây Khu vực phía Tây mỏ có nhà máy Viglacera Hạ Long nằm cách ranh giới mỏ khoảng 300m

- Phía Nam: Phía Nam khu mỏ nằm tiếp giáp tuyến đường liên xã nối từ Yên

Mỹ đi thị trấn Trới của huyện Hoành Bồ Khu dân cư gần nhất nằm cách ranh giới khu mỏ khoảng 50m về phía Nam và Đông Nam Nhà máy xi măng Thăng Long nằm cách ranh giới khu mỏ khoảng 1,0km về phía Đông Nam

- Phía Bắc: Phía Bắc khu mỏ sét là mỏ cao silic của Nhà máy xi măng Thăng Long Cách ranh giới phía Bắc của mỏ sét khoảng 50m có 02 hồ nước phục vụ cấp nước thuỷ lợi cho các cánh đồng thôn Yên Mỹ Từ các hồ thuỷ lợi này có 02 tuyến mương dẫn nước chạy cắt ngang qua khu vực mỏ và đổ nước vào các tuyến mương thuỷ lợi phía Nam khu mỏ trước khi dẫn nước đổ vào khu vực cửa sông Man Cách ranh giới mỏ sét khoảng 700m về phía Đông Bắc có mỏ đất của Nhà máy Nhiệt điện Hạ Long Trạm đập của Nhà máy xi măng Thăng Long nằm cách ranh giới khu mỏ khoảng 2km về phía Tây Bắc

1.2.3 Các văn bản pháp lý, quyết định, giấy phép liên quan đến cơ sở

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 5700360871, đăng ký lần đầu ngày 28/05/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 28 ngày 26/10/2023;

- Quyết định phê duyệt số 685/QĐ-BKHCNMT ngày 02 tháng 04 năm 2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê chuẩn Báo cáo ĐTM của Dự án Khai thác mỏ sét Yên Mỹ tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

- Giấy phép số 1687/GP-BTNMT ngày 28/8/2009 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long về việc khai thác sét

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 346/GP-TNMT ngày 23/8/2013 do UBND tỉnh Quảng Ninh cấp

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3377/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 do UBND tỉnh Quảng Ninh cấp

- Quyết định số 372/QĐ-BTNMT ngày 12/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án Khai thác mỏ sét Yên Mỹ tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

- Giấy xác nhận số 106/GXN-BTNMT ngày 19/09/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án

“Khai thác mỏ sét Yên Mỹ”, tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

- Quyết định số 4037/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh vv giao đất cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ để kiểm đếm làm công tác đền bù GPMB khu vực mỏ sét Yên Mỹ - xã

Lê Lợi – huyện Hoành Bồ (thu hồi 1.697.127 m 2 )

- Quyết định số 2867/QĐ-UBND ngày 02/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh vv cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long thuê đất giai đoạn 1 để khai thác mỏ sét Yên Mỹ làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Thăng Long xã Lê Lợi – huyện Hoành Bồ (cho thuê 58.556,8 m 2 )

- Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 20/05/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh vv thu hồi 1.243.491,6 m 2 đất của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long được giao để kiểm đếm làm công tác đền bù GPMB khu vực mỏ sét Yên Mỹ - xã Lê Lợi – huyện Hoành Bồ giao cho các đối tượng đang quản lý tiếp tục sử dụng

- Quyết định số 4516/QĐ-UBND ngày 23/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh vv thu hồi 6.436,2 m 2 đất do UBND xã Lê Lợi quản lý; cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long thuê 118.452,1 m 2 đất đợt 2 (giai đoạn 1) theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để khai thác mỏ sét Yên Mỹ làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Thăng Long xã Lê Lợi – huyện Hoành Bồ

- Quyết định số 4700/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh vv cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long thuê 44.921,4 m 2 đất đợt 3 giai đoạn 1 theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để khai thác mỏ sét Yên

Mỹ làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Thăng Long xã Lê Lợi – huyện Hoành

- Hợp đồng thuê đất số 66/HĐ-TĐ ngày 28/4/2020 giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và Công ty cổ phần xi măng Thăng Long về việc cho thuê 58.556,8 m 2 để khai thác mỏ sét Yên Mỹ làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Thăng Long

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất của cơ sở

Mỏ sét Yên Mỹ tại thôn Yên Mỹ, xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), khu vực có địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình khoảng +6m đến +7m so với mực nước biển và được bao bọc xung quanh bởi các dãy đồi, núi thấp

Theo Giấy phép số 1687/GP-BTNMT ngày 28/8/2009 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long về việc khai thác sét Mỏ sét Yên Mỹ, thuộc xã Lê Lợi, huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh để

5 cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Thăng Long, diện tích khu vực khai thác mỏ sét Yên Mỹ là 101 ha thuộc tờ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 số hiệu F-48-71-C (hệ VN2000) được giới hạn bởi các điểm khép góc có toạ độ như sau:

Bảng 1 Toạ độ khép góc của mỏ sét Yên Mỹ, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh

Tên điểm Hệ toạ độ VN 2000 (Kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 6 o )

Nguồn: Giấy phép số 1687/GP-BTNMT ngày 28/8/2009 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty cổ phần xi măng Thăng Long về việc khai thác sét Mỏ sét Yên Mỹ, thuộc xã Lê Lợi, huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh

- Biên giới mỏ được giới hạn bởi các điểm khép góc như trên

- Góc nghiêng bờ mỏ kết thúc: 35 o

- Góc nghiêng sườn tầng kết thúc: 40 o

- Cốt cao đáy khai trường khi kết thúc: -10m

Trữ lượng đất sét làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng được Hội đồng đánh giá trữ lượng quốc gia phê duyệt được trình bày như trong Bảng dưới đây:

Bảng 2 Trữ lượng đất sét được Hội đồng đánh giá trữ lượng quốc gia phê duyệt

STT Khối trữ lượng Trữ lượng (nghìn tấn)

Sản lượng khai thác mỏ

Khối lượng khai thác 516.800 tấn/năm là khối lượng sét yêu cầu hàng năm để cung cấp cho nhà máy xi mãng Thăng Long sản suất 2,2 triệu tấn xi măng trong năm

Khối lượng khai thác của cơ sở theo từng năm cụ thể như sau:

Bảng 3 Khối lượng khai thác mỏ sét của cơ sở

STT Nội dung Đơn vị Khối lượng

1 Trữ lượng cấp phép Tấn 15.297.280

2 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

3 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

4 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

5 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

6 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

7 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

8 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

9 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

10 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

11 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

12 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

13 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

14 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

15 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm Tấn 304.510

16 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm

17 Tổng cộng đã khai thác đến hết năm 2022 Tấn 5.224.707

18 Trữ lượng còn lại tính đến thời điểm

(Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Thăng Long) Chất lượng mỏ sét

Chất lượng sét của khu mỏ tương đối ổn định, cường độ kháng nén nhỏ (≤17,26 kg/cm 2 ), cho phép khai thác xúc bốc trực tiếp mà không cần khoan nổ mìn

Lớp phủ chiều dày từ 0,4-6,5m, trung bình 2,0m chủ yếu phân bố ở khu vực mỏ sét

1.3.2 Công nghệ khai thác của cơ sở

Công nghệ khai thác: Căn cứ vào đặc điểm địa hình và các điều kiện của mỏ sét Yên Mỹ, công nghệ khai thác là công nghệ khai thác lộ thiên, cắt tầng theo lớp, xúc và vận chuyển đất sét từ các tầng khai thác hoặc bãi xúc bốc chân tuyến về trạm đập Hệ thống khai thác được áp dụng là hệ thống khai thác hỗn hợp

- Khai thác sét có cao độ trên +2m Đối với các tầng sét có độ cao +2m đến +15m sử dụng máy xúc gầu ngược 2-2,5 m 3 xúc trực tiếp đất sét lên ô tô tự đổ vận chuyển về trạm đập Khi gặp các lớp kẹp cát kết có thể sử dụng máy gạt làm tơi sơ bộ trước khi vận chuyển đổ vào khu vực thải đổ

Khi khai thác tầng sét từ cốt +2m trở lên áp dụng phương pháp thoát nước cưỡng bức Nước mặt tập trung về moong chứa nước của phân khu sau khi lắng được bơm ra mương thoát tự nhiên

- Khai thác sét có cao độ từ +2m xuống -10m

Do cao độ tầng sét này thấp hơn mức ngập lụt địa phương, để hạn chế lượng nước chảy vào mỏ sẽ chia khai trường thành các phân khu bằng cách sử dụng các hào (đường) vận chuyển được làm trong thời gian mở mỏ Đối với tầng sét ngầm (dưới cốt +2m) áp dụng công nghệ khai thác cắt tầng theo lớp bằng vận tải trực tiếp Sau khi tạo hào (đường vận chuyển) và bãi xúc cho

9 từng phân khu, dùng máy xúc thuỷ lực gầu ngược 2-2,5 m 3 đừng ở mặt tầng trên xúc trực tiếp đất sét lên xe tự đổ ở tầng dưới và vận chuyển về trạm đập Trong trường hợp gặp các vỉa kẹp cát kết, sạn sỏi có thể kết hợp với máy ủi làm tơi sơ bộ trước khi xúc

Phần khai thác sét có độ cao từ + 2m xuống - 10 m: Do độ cao tầng sét này thấp hơn mức ngập lụt của địa phương cho nên sẽ chia thành các khai trường như sau

Bảng 4 Tổng hợp các khai trường khai thác

Diện tích đã khai thác

Diện tích còn lại chưa khai thác

Cos bắt đầu Cos kết thúc

Hình 1 Công nghệ khai thác mỏ sét Chế độ làm việc của mỏ:

Công suất khai thác mỏ sét: 516.800 tấn/năm

Chế độ làm việc của trạm đập sét ; 12 giờ/ngày; 260 ngày/ năm (3.120 giờ) Chế độ làm việc của mỏ: 260 ngày/năm (kể đến điều kiện thời tiết của khu vực);

Chế độ làm việc của công tác khai thác – xúc bốc - vận chuyển sét về trạm đập của nhà máy: 8 giờ/ca x 2 ca/ngày x 260 ngày/ năm = 4.160 giờ;

Số giờ thiết bị làm việc thực tế: 12 giờ/ ngày

Khai thác các tầng có cao độ khác nhau, hướng phát triển công trình mỏ từ trên xuống dưới, từ Đông sang Tây, chia các khu khai thác thành các khoảnh nhỏ từ K1 đến K9, chiều rộng trung bình từ 500m đến 800m

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

a Nhu cầu và nguồn cung cấp điện năng

➢ Nhu cầu sử dụng điện năng

- Sử dụng điện lưới để phục vụ các công việc sau:

+ Thiết bị văn phòng và sinh hoạt (thời gian hoạt động trong ngày là 8 giờ) + Chiếu sáng khai trường và bảo vệ (thời gian hoạt động trong ngày là 12 giờ)

Nhu cầu tiêu thụ điện năng tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 7 Nhu cầu sử dụng điện năng phục vụ cho cơ sở

STT Nội dung Đơn vị Khối lượng

1 Lượng điện sử dụng tháng

2 Lượng điện sử dụng tháng

3 Lượng điện sử dụng tháng

4 Lượng điện sử dụng tháng

5 Lượng điện sử dụng tháng

6 Lượng điện sử dụng tháng

7 Lượng điện sử dụng tháng

8 Lượng điện sử dụng tháng

9 Lượng điện sử dụng tháng

10 Lượng điện sử dụng tháng

[Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long] b Nhu cầu và nguồn cung cấp nhiên liệu xăng dầu

Nhu cầu nhiên liệu cho hoạt động của cơ sở chủ yếu là dầu cho các phương tiện, máy móc hoạt động, loại dầu sử dụng chủ yếu là dầu DO Nhu cầu nhiên liệu cho cơ sở như sau:

Bảng 8 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình khai thác mỏ 1 năm

Tên nguyên, nhiên liệu Đơn vi tính Định mức tiêu hao kg/ T.sét

Dầu thủy lực+ dầu mỡ bôi trơn Kg/tấn 0,005 5,575

(Nguồn: Báo cáo ĐTM) Nguồn cung cấp: Nhiên liệu sử dụng chủ yếu là xăng, dầu do các đơn vị kinh doanh tại địa phương cung cấp tại cơ sở c Nhu cầu và nguồn cung nước c.1 Nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt cho công nhân viên khai thác mỏ sét

Nhu cầu sử dụng nước sử dụng cấp nước sinh hoạt cho công nhân cho 1 người/ngày là 80 lít/người/ngày (QCXD 01:2021/BXD thì lượng nước tiêu chuẩn dùng sinh hoạt là 80 lít/người/ngày)

Tổng lượng nước cần dùng cho mục đích phục vụ sinh hoạt là:

80 lít/người.ngày x 8 người = 640 (lít/ngày) = 0,64 (m 3 /ngày)

+ Cấp nước sinh hoạt: Lấy từ nguồn nước ngầm thông qua giếng khoan để phục vụ cho nước sinh hoạt, vệ sinh của công nhân c.2 Nhu cầu nước cấp nước phục vụ sản xuất

Nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho sản xuất tại cơ sở chủ yếu là cung cấp nước cho cầu rửa xe, tưới đường

Bảng 9 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

STT Tiêu thụ nước Nhu cầu

1 Tưới đường 15 Tưới nước đường vận chuyển sản phẩm

2 Trạm rửa xe tự động 5 Giảm thiểu bụi trong hoạt động vận chuyển khi xe tham gia giao thông ngoài mỏ

Nguồn cung cấp nước: sẽ được lấy tại moong lắng Chủ cơ sở bố trí xe 01 xe bồn đến lấy nước.

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

1.5.1 Thông tin chung về giấy phép khai thác khoáng sản

Mỏ sét Yên Mỹ tại thôn Yên Mỹ, xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã được Bộ Tài

16 nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1687/GP-BTNMT ngày 28/8/2009

Các thông tin chính về Mỏ sét Yên Mỹ như sau:

- Diện tích khu vực khai thác khoáng sản là là 101 ha thuộc tờ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 số hiệu F-48-71-C (hệ VN2000)

- Mức sâu khai thác: Cote -10m;

- Trữ lượng khai thác sét cấp 121 và cấp 122: 15.297.280 tấn

- Phương pháp khai thác: Lộ thiên, cắt tầng theo lớp, xúc và vận chuyển đất sét từ các tầng khai thác hoặc bãi xúc bốc chân tuyến về trạm đập;

- Công suất khai thác đá xây dựng: 516.800 tấn/năm;

- Thời gian thực hiện dự án: 30 năm kể từ ngày 28/08/2009

1.5.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện của cơ sở

- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất: Mỏ sét Yên Mỹ tại thôn Yên Mỹ, xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) thuộc tờ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 số hiệu F-48-71-C (hệ VN2000)

STT Khai trường Diện tích đã khai thác

Diện tích còn lại chưa khai thác

95.554 m2 Đang khai thác 1 phần còn lại 24.225 m2

Tổng diện tích khu vực khai thác đã được cấp phép của cơ sở là 101 ha, trong đó:

+ Diện tích đất đã thực hiện khai thác là: 19,6 ha

+ Diện tích đất còn lại sẽ khai thác là 81,4 ha

(Hợp đồng thuê đất và các văn bản liên quan đính kèm tại phụ lục 01 của báo cáo)

1.5.3 Thông tin về tình hình hoạt động của cơ sở

Mỏ sét Yên Mỹ đã được Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long lập cơ sở đầu tư, thiết kế cơ sở, Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định

Mỏ sét Yên Mỹ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định phê duyệt số 685/QĐ-BKHCNMT ngày 02 tháng 04 năm 2002 và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đề án cải tạo, phục hồi môi trường tại Quyết định số 372/QĐ-BTNMT ngày 12/02/2015

Ngày 28/8/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép số 1687/GP-BTNMT về việc cho phép Công ty cổ phần xi măng Thăng Long khai thác mỏ sét Yên Mỹ

Ngày 19/09/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận số 106/GXN-BTNMT về việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của

Dự án “Khai thác mỏ sét Yên Mỹ”, tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (Nay là xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

Hiện nay, mỏ đang hoạt động khai thác theo công suất được phê duyệt theo Giấy phép số 1687/GP-BTNMT ngày 28/8/2009

Hoạt động xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3377/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 do UBND tỉnh Quảng Ninh cấp a Khu vực khai trường khai thác

Mỏ sét Yên Mỹ bắt đầu thực hiện xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động từ ngày 28/8/2009 theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1687/GP-BTNMT

- Diện tích đã mở moong khai thác là 19,6 ha, bao gồm moong K1 diện tích 42.000 m 2 , moong K3 diện tích 40.460 m 2 , moong K4 diện tích 42.211 m 2 và một phần moong K5 diện tích 71.329 m 2

- Độ sâu khai thác: Cos sâu nhất -10,0m

- Căn cứ theo báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng đã khai thác đến hết năm

STT Nội dung Đơn vị Khối lượng

1 Trữ lượng cấp phép Tấn 15.297.280

2 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2008 Tấn 30.406

3 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2009 Tấn 316.313

4 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2010 Tấn 333.938

5 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2011 Tấn 343.964

6 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2012 Tấn 316.794

7 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2013 Tấn 374.393

8 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2014 Tấn 418.728

9 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2015 Tấn 408.100

10 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2016 Tấn 457.371

11 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2017 Tấn 472.097

12 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2018 Tấn 455.026

13 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2019 Tấn 451.402

14 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2020 Tấn 445.688

15 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2021 Tấn 304.510

16 Trữ lượng khoáng sản đã khai thác năm 2022 Tấn 95.977

17 Tổng cộng đã khai thác đến hết năm 2022 Tấn 5.224.707

18 Trữ lượng còn lại tính đến thời điểm

Xung quanh khu vực khai trường đã khai thác, Công ty đã bố trí các công trình bảo vệ môi trường như đê bao, biển báo, hàng rào, cây xanh, mương thoát nước,…

1.5.4 Tổ chức lao động, chế độ làm việc của cơ sở

Từ 01/01/2020, Công ty cổ phần xi măng Thăng Long đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Dương về việc khai thác và vận chuyển đất sét cho nhà máy Xi măng Thăng Long (Hợp đồng hiện nay là Hợp đồng số 20/2023/HĐKT/TLCC-NAD) Theo đó, Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long thực hiện quản lý các công việc chung của mỏ với số lao động khoảng 10 người bao gồm Quản đốc mỏ, Phó Quản đốc mỏ, Phòng Hành chính, Phòng Kế toán, Phòng kế hoạch Công ty TNHH MTV Ngọc Anh Dương thực hiện việc khai thác và vận chuyển đất sét với số lao động trực tiếp khai thác trên khai trường tùy thuộc vào từng giai đoạn khai thác của cơ sở, nhưng tối đa cao nhất là 08 người

Chế độ làm việc của trạm đập sét ; 12 giờ/ngày; 260 ngày/ năm (3.120 giờ) Chế độ làm việc của mỏ: 260 ngày/năm (kể đến điều kiện thời tiết của khu vực); Chế độ làm việc của công tác khai thác – xúc bốc - vận chuyển sét về trạm đập của nhà máy: 8 giờ/ca x 2 ca/ngày x 260 ngày/ năm = 4.160 giờ;

Số giờ thiết bị làm việc thực tế: 12 giờ/ ngày

Sự phù hợp của dự đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án phù hợp với: Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm

2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;

Dự án phù hợp với: Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

2 Khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên a) Về thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các khu, điểm mỏ khoáng sản phải theo quan điểm phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quản lý tài nguyên, than, khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tận dụng tối đa nguồn đất, đá thải mỏ làm vật liệu san lấp mặt bằng các dự án phát triển hạ tầng đô thị, giảm áp lực lên các bãi thải mỏ

Phụ lục XXVI Quy hoạch bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 (Kèm theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

Bảng 10 Quy hoạch bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh

STT Địa điểm quy hoạch Số lượng khu

Tổng số Hiện trạng Bổ sung

I Khoáng sản nhiên liệu - than 88 61 27

1 Vùng Uông Bí - Đông Triều 42 30 12

II Quy hoạch khoáng sản kim loại 1 1 0

III Quy hoạch khoáng chất công nghiệp 9 9 0

IV Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng 92 71 21

1 Đá vôi làm nguyên liệu xi măng 6 6 0

2 Sét làm nguyên liệu xi măng 6 5 1

Dự án phù hợp với Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Cụ thể như sau:

I Quan điểm, định hướng phát triển: Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp nhằm hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững tại các khu vực công nghiệp trọng điểm như: các khu vực khai thác than, các khu công nghiệp, các khu phát triển đô thị, khu du lịch,

II Mục tiêu phát triển: Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam

III Nội dung quy hoạch

1 Phân vùng môi trường và định hướng bảo vệ các vùng môi trường: Vùng quản lý môi trường tích cực: gồm 7 tiểu vùng là tiểu vùng đệm Di sản thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long (khu vực chuyển tiếp giữa thành phố Hạ Long với vùng lõi Khu Di sản Thế giới vịnh Hạ Long - bao gồm dải đất ven bờ, dải ven biển và vịnh Cửa Lục); Vùng cải tạo, phục hồi môi trường: gồm 2 tiểu vùng là tiểu vùng môi trường khai thác than và tiểu vùng môi trường khu khai thác khoáng sản khác

2 Định hướng bảo vệ môi trường các thành phần môi trường: Nước thải từ

23 hoạt động khai thác và chế biến than được xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải vào nguồn nước vào năm 2015, đặc biệt quan tâm xử lý nước rửa trôi bề mặt qua các bãi thải và khai trường

Các công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở được thực hiện nghiêm túc theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo Quyết định phê duyệt số 685/QĐ-BKHCNMT ngày 02 tháng 04 năm 2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê chuẩn Báo cáo ĐTM của cơ sở Khai thác mỏ sét Yên Mỹ; Quyết định số 372/QĐ-BTNMT ngày 12/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án Khai thác mỏ sét Yên Mỹ; Giấy xác nhận số 106/GXN-BTNMT ngày 19/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án Khai thác mỏ sét Yên Mỹ; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3377/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 do UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Chất thải được kiểm soát, xử lý, giảm thiểu tác động tại nguồn nên không gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn tới môi trường

Các nội dung sự phù hợp của thực hiện dự án với các quy hoạch của địa phương đã được đánh giá trong quá trình thực hiện Đánh giá tác động môi trường, quá trình cấp các giấy phép môi trường thành phần (Giấy xác nhận hoàn thành các công trình môi trường, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước).

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nước thải khu vực khai thác là nưóc moong Toàn bộ nước moong của Dự án được xử lý lắng đọng, đảm bảo nước moong đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp, cột B (Kq = 0,9, Kf = 1,0) và QCĐP 3:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, cột B (Kq = 1,0, Kf = 1,0) trước khi bơm ra ngoài môi trường theo mương thoát nước và xả ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là vịnh Cửa Lục theo hình thức tự chảy

Thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ quan quản lý địa phương chưa ban hành quy hoạch đánh giá khả năng chịu tải của môi trường đối với vịnh Cửa Lục Bên cạnh đó, Chủ đầu tư gặp hạn chế trong việc xác định các nguồn

24 thải chi tiết xuống vịnh Cửa Lục tại khu vực và lân cận Do đó, Chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để đánh giá sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường

Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu quan trắc định kỳ của mỏ hiện hữu đang hoạt động cho thấy: nước thải sau xử lý tại moong nước K3+K4 có các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp, cột B (Kq = 0,9, Kf = 1,0) và QCĐP 3:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, cột B (Kq = 1,0, Kf = 1,0) Dự án có thành phần và lưu lượng nước thải cơ bản không thay đổi, nên hạn chế tác động tiêu cực đến nguồn tiếp nhận là vịnh Cửa Lục

Về tác động chất lượng nguồn tiếp nhận:

Trong quá trình vận hành, Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị có chức năng để lấy mẫu tại vịnh Cửa Lục, vị trí tiếp nhận nước thải từ moong lắng

Bảng 11 Kết quả phân tích chất lượng nước tại vịnh Cửa Lục

TT Thông số Đơn vị

Hàm lượng Oxy hoà tan

Tổng dầu, mỡ khoáng mg/l

Ngày đăng: 14/03/2024, 07:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w