1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích Lũy Tư Bản Chủ Nghĩa Chủ Nghĩa.pdf

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tích Lũy Tư Bản Chủ Nghĩa
Tác giả Trần Thị Thanh Trâm
Trường học Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 256,22 KB

Nội dung

Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản Như vậy nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư – là lao động của công nhân bị nhà tư bản ch

Trang 1

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

PHÂN VIỆN MIỀN NAM

TRẦN THỊ THANH TRÂM ĐƠN VỊ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG

CHỦ ĐỀ : TÍCH LŨY TƯ BẢN CHỦ NGHĨA CHỦ NGHĨA

BÀI THU HOẠCH: KẾT THÚC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHÓA 65C15 KHỐI CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG (NĂM HỌC 2020

-2021)

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01/2022

Trang 2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG TÍCH LŨY TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1.1 Bản chất của tích lũy tư bản

Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư bản không những được bảo tồn mà còn không ngừng lớn lên, thể hiện thông qua tích lũy tư bản trong quá trình tái sản xuất mở rộng Để thực hiện tái sản xuất mở rộng phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm và tư bản khả biến phụ thêm, do đó tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư

Như vậy, bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất tư bản mở rộng không ngừng, thông qua không ngừng tư bản hóa giá trị thặng dư

Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó

1.2 Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích luỹ tư bản

Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước

Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy

tư bản

Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy

tư bản

Như vậy nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư – là lao động của công nhân bị nhà tư bản chiếm không Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản

Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được và

tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản Từ đó, các nhân tố quyết định quy mô tích lũy bao gồm:

Thứ nhất, nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư bằng cách cắt xén tiền công,

tăng thời gian sử dụng tư liệu lao động trong ngày thông qua các biện pháp như kéo dài ngày lao động, tăng ca, tăng kíp Việc nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư sẽ làm tăng khối lượng giá trị thặng dư nói chung, từ đó làm tăng phần giá trị thặng dư dành cho tích lũy.

Thứ hai, nâng cao sức sản xuất của lao động Việc nâng cao sức sản xuất

của lao động dẫn tới làm giảm giá trị hàng hóa, một mặt giúp cho nhà tư bản

có thể dành thêm giá trị thặng dư cho tích lũy, mặt khác giúp cho nhà tư bản

có thể mở rộng quy mô sản xuất với lượng tư bản đầu tư như trước.

Thứ ba, chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu

dùng Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm; còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao Trong quá trình hoạt động của tư bản sử dụng, lượng giá trị khấu hao ngày càng tăng và có thể sử dụng để tái đầu tư

mở rộng sản xuất khi chưa cần phải tái tạo lại toàn bộ tư bản sử dụng.

Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước Đại lượng tư bản ứng trước càng

lớn thì giá trị thặng dư càng nhiều, khả năng tích lũy để tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu càng lớn.

1.4 Quy luật chung của tích luỹ tư bản chủ nghĩa

Trang 3

Quá trình tích lũy tư bản dẫn đến một loạt các hậu quả, thể hiện các quy luật phổ biến của tích lũy tư bản, bao gồm:

Thứ nhất, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng Để tiến hành sản

xuất, nhà tư bản phải ứng ra những lượng tư bản bất biến và khả biến theo những tỷ lệ nhất định, thể hiện cấu tạo giá trị của tư bản Trong quá trình vận động của tư bản, cấu tạo giá trị có thể thay đổi dưới tác động của sự thay đổi của giá cả các yếu tố sản xuất, hoặc do sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật của tư bản và phản ánh những sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng không ngừng tăng lên cấu tạo hữu cơ được ký hiệu là c/v.

Thứ hai, tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng Tích tụ tư bản là

việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó

là kết quả tất yếu của tích lũy Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng thực tế cho tích lũy tư bản.

Sự phát triển của tích tụ tư bản thúc đẩy cạnh tranh, dẫn tới xuất hiện

sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành tư bản cá biệt lớn Đó là tập trung tư bản Tập trung tư bản có thể diễn ra bằng con đường tự nguyện hay cưỡng bức Trong quá trình tích lũy tư bản, tích tụ và tập trung tư bản luôn thúc đẩy lẫn nhau, có vai trò to lớn trong việc chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn

tư bản chủ nghĩa.

Thứ ba, tích lũy tư bản dẫn tới quá trình bần cùng hóa giai cấp công

nhân làm thuê Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của

tư bản, tư bản khả biến có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu dưới các hình thức nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng và nhân khẩu thừa ngưng trệ Do đó, quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê.

Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái

là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối Bần cùng hóa tương đối

là cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương đối so với phần dành cho giai cấp tư sản Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê Bần cùng hóa tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế.

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TBCN

2.1 Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản

2.1.1Tích luỹ ban đầu, điểm xuất phát của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

2.1.1.1 Hai điều kiện ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trang 4

Qúa trình phát triển của con người từ khi sinh ra cho tới nay gắn liền với quá trình phát triển và thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội.Phương thức sản xuất đầu tiên là cộng sản nguyên thuỷ, phương thức sản xuất này được thay thế bởi phương thức sản xuất nô lệ tiếp đó là phuơng thức sản xuất phonng kiến Và từ giữa thế kỉ XV cho tới giữa thế kỉ XVII là thời kì bắt đầu tan rã của chế

độ phong kiến và thay thế bởi chế độ phong kiến là chế độ tư bản chủ nghĩa bắt đầu

ra đời Chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng chế độ phong kiến

Hai điều kiện cần và đủ để hình thành chủ nghĩa tư bản

+Tập trung trong tay một số ít người số tiền của lớn để lập ra các xí nghiệp TBCN

+Có một lớp người hoàn toàn tự do về thân thể (quyền quyết định thân thể mình) và đã bị mất hết tư liệu sản xuất

2.1.1.1 Tích luý nguyên thuỷ tư bản,đòn bẩy đẩy nhanh sư ra đời của hai điều kiện

Gỉa định rằng trước tích luỹ tư bản chủ nghĩa đã có một sự tích luỹ "ban đầu" -một tích luỹ không phải là kết quả của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà là xuất phát điểm của nó Trong khoa kinh tế chính trị, sự tích lũy ban đầu này đóng một vai trò cũng gần giống như vai trò của tội tổ tông trong thần học

Và từ thời cái tội tổ tông đó đã bắt đầu sự nghèo khổ của số đông người, là những người dù có lao động hết sức cũng chẳng có gì để bán trừ bản thân họ ;và bắt đầu

sự giàu có của một số ít, dù đã thôi lao động từ lâu mà vẫn cứ giàu mãi lên Nhưng khi đã đụng đến vấn đề quyền sở hữu thì người ta có nghĩa vụ thiêng liêng là phải theo đúng quan điểm của sách vở vỡ lòng cho tẻ con, là quan điểm duy nhất đúng với mọi lứa tuổi mọi trình độ phát triển Như mọi người đều biết, trong lịch sử hiện thực thì sự xâm chiếm, nô dịch, cướp bóc, tóm lại là bạo lực đã đóng một vai trò lớn

Tiền và hàng hoá, cũng giống hệt như tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, ngay từ đầu không phải là tư bản.Chúng cần được chuyển hoá thành tư bản Nhưng

sự chuyển hoá này chỉ có thể diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định thôi, những

hoàn cảnh đó quy lại là :"hai loại hàng hoá rất khác nhau phải gặp nhau và tiếp xúc với nhau - một bên là người có tiền, có tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt,cần mua sức lao động của người khác để làm tăng thêm giá trị đã chiếm được; bên kia

là những người lao động tự do,những người bán sức lao động của bản thân mình,

do đó là những người bán lao động " Với việc chia thị trường hàng hoá thành hai

cực như vậy, thì những điều kiện cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng

được tạo ra."Quan hệ tư bản chủ nghĩa giả định phải tách rời người lao động với quyền sở hữu những điều kiện thực hiện lao động" Qúa trình một mặt thì biến tư

liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của xã hội thành tư bản, và mặt khác, biến những người sản xuất trực tiếp thành những người lao động làm thuê Do đó, cái gọi là tích luỹ ban đầu chẳng qua chỉ là một quá trình lịch sử tách rời người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất(Nó là ban đầu vì nó là tiền sử của tư bản và của phương thức sản xuất phù hợp với tư bản ) Cái đã đánh dấu thời đại trong lịch sử của tích luỹ ban đầu là những sự đảo lộn làm đòn bẩy cho giai cấp các nhà tư bản đang hình thành Cơ sở của toàn bộ quá trình này là sự tước đoạt ruộng đất của những người sản xuất nông nghiệp, của nông dân

Ở Anh nó mang hình thức cổ điện, vì vậy nên chúng ta lấy nước Anh làm ví

dụ

2.1.2 Nội dung, đặc điểm của thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ(Điển hình ở Anh)

Trang 5

2.1.2.1 Sự tước đoạt ruộng đất của dân cư ở nông thôn

Màn mở đầu của sự đảo lộn đặt nền tảng cho phương thức tư bản chủ nghĩa

đã diễn ra trong ba mươi năm cuối thế kỉ XV và mấy mươi năm đầu thế kỉ XVI

Biến đồng ruộng thành bãi chăn thả đã trở thành khẩu hiệu của các chúa phong kiến Nhà ở của nông dân và những chiếc nhà nhỏ của công nhân bị phá huỷ

đi bằng bạo lực noặc cho đổ nát để biến thành bãi chăn thả, ở đấy chỉ còn nhà của chúa đất mà thôi Trong thời kì này, cơ quan lập pháp cũng tìm cách duy trìmột mức tối thiểu 4 a-cơ đất đai cho mỗi căn nhà nhỏ của người công nhân công nghiệp làm thuê và cấm không nhận cho ngưoừi khác đến ở thuê trong nhà mình

Trong thế kỉ XVI cuộc cải cách tôn giáo và sự cướp bóc hàng loạt những tài sản của giáo hội tiếp theo sau nó đã đem lại một sự thúc đẩy ghê gớm cho quá trình tước đoạt quần chúng nhân dân bằng bạo lực Việc xoá bỏ các nhà tu kín đã đẩy các người trong các nhà tu đó vào hàng ngũ vô sản

Vấn đề "rào ruộng đất của công xã ", việc rào đất của công xã rất phổ biến

và phần lớn những lãnh địa mới do việc rào đất mà có, dã bién thành đồng cỏ Không phải chỉ những đất bỏ hoang, mà lắm khi cả những đất đai đã trồng trọt cũng đều bị địa chủ lân cận sáp nhậpdưới cớ rào đất

Tóm lại, cướp đoạt tài sản của nhà thờ, nhượng đất đai nhà nước một cách gian lận, ăn cắp đất đai của công xã, biến sở hữu phong kiến và sở hữu thị tộc thành

sở hữu tư nhân hiện đại bằng cách chiếm đoạt và khủng bố tàn nhẫn-đó là bấy nhiêu phương pháp thơ mộng của tích luỹ banđầu-Chúng đã chinh phục đất đai cho nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đem ruộng đất gắn vào tư bản và tạo ra một luồng cần thiết những người vô sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật để cung cấp cho công nghiệp thành thị

2.1.2.2 Phương pháp đẫm máu từ cuối thế kỉ XV nhằm chống những người bị tước đoạt Những đạo luật nhằm hạ thấp tiền công.

Pháp chế về lao động làm thuê- nhay từ đầu đã nhằm vào sự bóc lột công nhân và trong quá trình phát triển của nó luôn luôn thù ddịch với công nhân Pháp luật đã quy định một biểu tiền công cho thành thị và nông thôn, cho công khoán và công ngày Công nhân nông thôn phải làm thuê năm, công nhân thành thị làm thuê

"trên thị trường công khai" Cấm không được trả công cao hơn mức quy định, trái lệnh thì bị phạt tù, những người lĩnh tiền công cao hơn lại bị phạt nặng hơn người trả công.Ví dụ, theo điều 18 và 19 của quy chế Ê-li-da-bet về người học việc thì người trả tiền công cao hơn bị phạt tù 10 ngày, còn người nhận tiền công đó bị phạt

21 ngày.Quy chế năm 1360 lại tăng mức trừng phạt hơn nữa và thậm chí còn cho phép chủ được dùng quyền cưỡng bức thân thể để bắt làm việc theo biểu tiền công

do pháp luật quy định.Các tổ chức liên kết công nhân bị coi là tội nặng kể từ thế kỉ XIV cho đến tận năm 1825 Những đạo luật nhằm làm giảm tiền công vẫn tiếp tục

có hiệu lực đồng thời với việc xẻo tai và dùng sắt nung đóng dấu vào "những người

mà không ai muốn thuê cả"

Trong suốt hơn bốn trăm năm, người ta sản xuất ranhững đạo luật chỉ quy định mức cao nhất của tiền công tronh bất cứ trường hợp nào cũng không được vượt quá Những diều khoản trong các quy chế công nhân nói về giao kèo giữa thợ

và chủ, về thời gian xoá bỏ giao kèo quy định rằng người chủ bội ước chỉ bị truy

tố về dân sự, còn người thợ bội ước lại bị truy tố về hình sự

2.1.2.3 Sự ra đời của người Phécmie tư bản chủ nghĩa.

Ta hãy tự hỏi: vậy thì lúc ban đầu do đâu mà có các nhà tư bản

Trang 6

Sự hình thành những người phecmie, thì có thể nói rằng chúng ta có thể lấy tay sờ thấy được, vì nó là một quá trình kéo dài trong nhiều thế kỉ.Người Phecmie được hình thành từ rất xa xưa Cuộc cách mạng công nghiệp trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XV và kéo dài trong gần suốt cả thế kỉ XVI đã làm cho người Phecmie giàu lên một cách nhanh chóng Việc chiếm đoạt những bãi chăn nuôi của công xã cho phép người Phecmie tăng đàn súc vật của mình lên rất nhiều mà hầu như không phải tốn kém gì cả.Sự giảm giá không ngừng của các loại kim loại quý, và do đó của tiền nữa, đã đem lại những quả bằng vàng cho người Phecmie Sự lên giá không ngừng của lúa mì, len, thịt, tóm lại là tất cả sản phẩm nông nghiệp, làm tăng thêm tư bản bằng tiền của người Phecmie mà anh ta chẳng phải mất công sức gì, còn địa tô anh ta phải trả lại được kí kết theo giá trị đồng tiền cũ Như vậy là cùng một lúc người Phecmie đã làm cả giàu trên lưng của những người công nhân làm thuê cho họ, lẫn trên lưng người địa chủ quý tộc Vì vậy không có gì đáng lấy làm

lạ là cuối thế kỉ XVI ở Anh dã hình thành nên một giai cấp"những người Phecmie

tư bản chủ nghĩa" giàu có đốivới thời đó

2.1.2.4 ảnh hưởng ngược trở lại của cuộc cách mạng nông nghiệp đối với công nghiệp, sự hình thành thị trường trong nước cho tư bản công nghiệp.

Việc tước đoạt và xua đuổi dân cư nông thôn ra khỏi ruộng đất không ngừng hết đợt này đến đợt khác, đã cung cấp cho công nghiệp ở thành thị ngày

càng nhiều đám người vô sản hoàn toàn đứng ngoài quan hệ phường hội.Tình hình

dân dư nông thôn đọc lập tự mình cày cấy trở lên thưa thớt, thì không phải chỉ tương ứng với sự đông đặc thêm của giai cấp vô sản công nghiệp Mặc dù số người cày cấy ruộng đất có giảm đi, ruộng đất bây giờ vẫn mang một số sản phẩm như trước hay nhiều hơn trước, vì cuộc cách mạng về quan hệ sở hữu ruộng đất đã dẫn theo sự cải tiến các phương pháp canh tác, sự hiệp tác rộng lớn hơn, sự tập trung các tư liệu sản xuất

Việc tước đoạt và đuổi một bộ phận dân cư nông thôn không những giải phóng công nhân, giải phóng tư liệu sinh hoạt và tư liệu lao động của họ cho tư bản công nghiệp, mà còn tạo ra thị trường trong nước nữa Thật vậy, chính những sự kiện biến những người tiểu nông thành công nhân làm thuê, và biến tư liệu sinh hoạt và tư liệu lao động của họ thành yếu tố vật thể của tư bản , thì cũng đồng thời tạo ra tạo ra thị trường bên trong cho tư bản Vậy là, đi đôi với sự tước đoạt những người nông dân độc lập trước đây và với việc tách họ ra khỏi cá tư liệu sản xuất, thì cũng diễn ra sự tiêu diệt nghề phụ nông thôn và quá trình tách rời công trường thủ công với nghề nông Và chỉ có sự tiêu diệt nghề phụ ở nông thôn mới có thể làm cho thị trường bên trong của một nước có được cái quy mô và sự ổn định cần thiết cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

2.1.2.5 Sự ra đời của nhà tư bản công nghiệp( hệ thống thuộc địa, chế

độ công trái, hệ thống thuế khoá )

Sự ra đời của nhà tư bản công nghiệp không có tính chất dần dần từng bước như sự ra đời của người Phecmie Một số ít thợ cả nhỏ phường hội thủ công, một số đông hơn những thợ thủ công nhỏ độc lập, hay thậm chí cả những công nhân làm thuê nữa, cũng đã trở thành nhà tư bản nhỏ, rồi dần dần nhờ mở rộng sự bóc lột lao động làm thuê và đẩy mạnh tích luỹ tư bản một cách tương xứng mà trở thành những nhà tư bản thực thụ.Thời thơ ấu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thường hay có tình hình giống như thời thơ ấu của thành thị thời trung cổ, tức là cái thời

mà vấn đề ai trong số những nông nô chạy trốn sẽ là ông chủ, ai sẽ là đầy tớ, phần lớn những quyết định tuỳ theo ai là kẻ đã bỏ trốn sớm hơn Nhưng bước di chậm

Trang 7

như rùa của phương pháp này đã không làm sao đáp ứng được nhu cầu buôn bán của thị trường thế giới mới, do những phát kiến lớn cuối thế kỷ XV tạo ra

Chế độ phong kiến ở nông thôn, chế độ phường hội ở thành thị đã cản trở việc tư-tiền tệ-được hình thành Những trở ngại này bị xoá bỏ cùng với việc giải tán những đoàn tuỳ tùng phong kiến, cùng với việc tước đoạt dân cư nông thôn và đuổi

họ đi từng phần một

Việc tìm thấy những vùng mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tuyệt diệt người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ, việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc mièn Đông Ân , việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt buôn bán người da đen, -đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa Những quá trình thơ mộng ấy là những yếu tố chủ yếu của tích luỹ ban đầu Tiếp ngay sau đó là cuộc chiến tranh thương mại của các nước châu Âu mà chiến trường là trái đất

Chế độ thuộc địa, quốc trái, gánh nặng thuế khoá, thuế quan bảo hộ, chiến tranh thương mại , tất cả những mầm non ấy của thời kì công trường thủ công chính cống đã phát triển lên một cách ghê gớm trong thời kì thơ ấu của nền đại công nghiệp Sự ra đời của đại công nghiệp đã được đánh dấu bằng sự ăn cướp hàng loạt trẻ em một cách tàn bạo Các công xưởng mộ công nhân cho mình cũng dùng bạo lực như hải quân của vua mộ lính thuỷ vậy

2.2 Tích lũy tư bản trong thời kỳ CNTB hiện đại.

2.2.1 Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Tích lũy nguyên thuỷ là xuất phát điểm của chủ nghĩa tư bản thì với chủ nghĩa tư bản hiện đại nó lại là điều kiện sống còn, điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chế độ này.Tích lũy tư bản là quy luật tất yếu của chủ nghĩa tư bản, nó tồn tại song song với sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất xã hội mà ở đó tồn tại những người còn được gọi là các nhà tư bản không bao giờ hài lòng với số tư bản họ có Mục tiêu của các nhà tư bản là luôn luôn tối đa hoá lợi nhuận và họ làm mọi cách để đạt được mục tiêu này.Tích lũy là con đường tất yếu mà chủ nghĩa tư bản đi qua là vì lẽ này Khi nhà tư bản mua tư liệu sản xuất, thuê công nhân để tiến hành sản xuất họ thu được một khối lượng giá trị thăng dư, nhưng nhà tư bản không bao giờ hài lòng với giá trị thặng dư này Họ sẽ tìm cách tăng nó lên băng cách biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm Cứ thế quá trình này diễn ra liên tục và quy mô của nhà tư bản không ngừng mở rộng Quy

mô mở rộng nhà tư bản sẽ mua thêm tư liệu sản xuất và thuê thêm lao động Song nếu chỉ đơn thuần tăng giá trị thặng dư như vậy thì nhà tư bản không còn là nhà tư bản nữa Họ sẽ tìm cách hạn chế bộ phận khả biến xuống tương đối so với bộ phận bất biến Và để làm điều đó họ sẽ dùng số tư bản mà họ tích lũy được( từ giá trị của người khác làm ra) để đầu tư cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất mà quy mô

mở rộng của tư bản là điều kiện tạo ra vô cùng thuận lợi Và cứ thế như một chuỗi logic sản xuất ra giá trị thặng dư, tích luỹ tư bản để tăng quy mô, để tăng quy mô dẫn tới sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và lại tiếp tục phục vụ cho việc sản xuất ra giá trị thặng dư Xã hội tư bản không ngừng phồn thịnh hơn Qúa trình này lại khiến cho lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển đúng theo xu hướng lịch sử tất yếu của nó

2.2.2 Xã hội hoá nền sản xuất ngày càng cao.

Như đã trình bày ở trên tích luỹ tư bản tất yếu dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất với trình độ cao lại dẫn tới quá trình xã hội hoá nền sản xuất

Trang 8

Thật vậy lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới mâu thuẫn, sản phẩm sản xuất

ra thì ngày càng tập trung ít vào một số ít người trong khi đó sản phẩm đó lại ngày càng được mang tính xã hội cao.Lực lượng sản xuất phát triển tất yếu dẫn tới sự phân công lao động xã hội ngày càng tách biệt và rõ ràng(phân công cả về mặt xã hội nói chung hay trong công trường sản xuất nói riêng) Lúc này sản phẩm sản xuất ra không chỉ là sản phẩm cá biệt của bất kì cá nhân nào nữa mà nó đòi hoỉ sự kết hợp của nhiều người thậm chí của cả xã hội Sản phẩm nó đã mang tính xã hội hay nền sản xuất đã ngày càng được xã hội hoá Chính điều này gay lên mâu thuẫn trong lòng của chủ nghĩa tư bản, dẫn tới xu hướng lịch sử của phương thức sản xuất này

2.2.3 Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản.

Khi tích luỹ nguyên thuỷ đã tạo ra những điều kiện để ra đời CNTB thì việc tiếp tục tước đoạt những kẻ tư hữu, sẽ mang một hình thức mới Bây giờ kẻ cần phải bị tước đoạt không phải là người lao động kinh doanh độc lập nữa mà là nhà

tư bản đang bóc lột số đông công nhân

Sự tước đoạt đó được thực hiện qua sự tác động của quy luật nội tại của bản thân nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng cách tập trung tư bản Một số nhà tư bản đánh quỵ nhiều nhà tư bản Song song với sự tập trung đó, hay là việc một số ít nhà

tư bản tước đoạt số đông nhà tư bản đó, thì đồng thời hình thức hiệp tác của quá trình lao động với quy mô ngày càng lớn, việc áp dụng khoa học vào kĩ thuật một cách có ý thức, việc khai thác đất đai một cách có kế hoạch, việc biến tư liệu lao động thành những tư liệu lao động chỉ sử dụng được một cách tập thể, việc tiết kiệm tất cả các tư liệu sán xuất bằng cách sử dụng chúng với tư cách là những tư liệu sản xuất của lao động kết hợp, việc lôi cuốn tất cả các dân tộc vào mạng lưới thị trường thế giới, và đi đôi với cái đó là tính chất quốc tế của chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng phát triển Con số những tên trùm tư bản tiếm đoạt và nắm độc quyền tất cả những cái lợi của quá trình chuyển hoá đó ngày càng giảm đi không ngừng, thì nạn nghèo khổ, áp bức, nô dịch, thoái hoá, bóc lột càng tăng thêm, những sự căm phẫn của giai cấp công nhân một giai cấp đang ngày càng không ngừng đông đảo hơn, ngày càng được cơ cấu của bản thân quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa huấn luyện, đoàn kết và tổ chức lại cũng tăng lên Sự tập chung tư liệu sản xuất và

xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa Cái vỏ đó vỡ tung ra Giờ tận số của chế độ tư bản chủ nghĩa đã điểm Những kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt

Phương thức chiếm hữu tư bản chủ nghĩa do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra, và do đó cả chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa nữa, là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ tư hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên Đó là sự phủ định cái phủ định Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa: trên cơ sở sự hợp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra

Dĩ nhiên, việc biến chế độ tư hữu phân tán dựa trên cơ sở lao động của bản thân các cá nhân thành chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, là một quá trình lâu dài, gian khổ và đau đớn hơn nhiều so với việc biến chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thực tế đã dựa trên một quá trình sản xuất xã hội, thành chế độ sở hữu xã hội ở kia

là một số ít kẻ tiếm đoạt đi tước đoạt quần chúng nhân dân, còn ở đây thì quần chúng nhân dân đi tước đoạt một số ít những kẻ tiếm đoạt

Trang 9

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUY MÔ TÍCH LŨY CỦA CÁC DOANH NGHIÊP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Để giữ được tốc

độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì phải nỗ lực huy động tích luỹ trong nước, tăng cường nó có hiệu quả với vốn nước ngoài và đầu tư phải có hiệu quả cao để hệ số ICOR chỉ ở mức 2,5 và mức tăng trưởng phải ít nhất là trên 8% một năm, như vậy thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể tăng gấp 45 lần trong vòng một thế hệ Việt Nam có thể lựa chọn các tình huống tăng trưởng tuỳ theo mức tích luỹ trong nước và mức đầu tư trên GDP cũng như hiệu suất sử dụng vốn Việt Nam muốn đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn tiền mặt còn nằm rải rác trong dân cư mà còn cần phải huy động các nguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lý, và tất cả các quan hệ bang giao cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế Chúng ta sẽ xem xét thực trạng và giải pháp tích lũy vốn ở Việt nam hiện nay

1 Tại sao phải tích lũy vốn

Trong đường lối CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII của Đảng đề ra, vấn

đề tích luỹ vốn để tiến hành CNH, HĐH có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp, nhận thức chỉ đạo thực tiễn Ai cũng biết rằng để CNH, HĐH cần phải có vốn Hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, trong khi đó tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại phải cần nhiều vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Tuy đất nước và khu vực đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo, chậm phát triển thì vấn đề tích lũy vốn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa tiên quyết đối với toàn bộ quá trình xây dựng, tại đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định: “luôn chủ trương tự lực cánh sinh xây dựng, phát triển kinh tế, công nghiệp tích lũy vốn từ nội bộ kinh tế là chủ yếu” Nhiều chuyên gia quốc tế đã cho rằng Việt Nam muốn phát triển và đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì phải nỗ lực huy động và tích lũy vốn trong nước, tăng cường có hiệu quả với nguồn nước ngoài và đầu tư có hiệu quả cao Họ đã tính toán rằng để tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 8 - 10% thì tổng đầu tư trong nước của Việt Nam phải đạt từ 20 - 35%, từ nay đến 2020 để đạt được sự tăng trưởng GDP với tố độ cao như vậy đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhưng đất nước ta đang đứng trước một bài toán vô cùng nan giải đó là tình trạng thiếu vốn về mọi mặt (vốn lao động, vốn tín dụng, vốn đầu tư phát triển) cần phải giải đáp của nền công nghiệp: muốn phát huy tối đa nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa thì phải đầu tư cho GDP đẩy nhanh ứng dụng khoa họ công nghệ vào sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng không thể thiếu vai trò của vốn

Mặt khác chúng ta đang tiến tới hiệp định GEPT/AFTA (ASEAN) và tham gia vào khu vực tự do hoá thương mại Châu Á TBD (APEC) để đứng vững được chúng ta phải có sức cạnh tranh trên mọi thị trường trong và ngoài nước Theo Marx “sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản, nếu muốn duy trì tư bản của mình thì

Trang 10

phải làm cho tư bản ngày càng tăng lên mãi và hẳn không thể nào tiếp tục làm cho

tư bản đó ngày một tăng lên đượcnếu không có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm”

2 Thực trạng vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam

Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng còn thiếu thốn thì quá trình tích lũy vốn còn gặp rất nhiều trở ngại Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh

tế dẫn đến việc tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của mình, nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn không đạt được hiệu quả Từ khi chuyển đổi nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập quốc dân tăng lên… tuy nhiên nó vẫn còn quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới Một trong những nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷđồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới) Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp

cả nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55%, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ

Thực tế cho thấy tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp, nhiều hộ gia đình và không ít doanh nghiệp còn đầu tư chưa hiệu quả, nguồn vốn không được luân chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu Đầu tư của nhà nước tăng lên nhưng còn dàn trải, lãng phí, thị trường vốn, tiền tệ chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưa phù hợp với việc đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn, vì thế còn hạn chế đầu tư phát triển Việc quản lý sử dụng vốn còn phân tán, không tập trung tối đa vốn tiền mặt cũng như nhân tài vật lực để giải quyết những công trình thiết yếu của nền kinh tế Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cho thấy đây là một kênh huy động vốn thật sự hấp dẫn và rất đáng kể

3 Các giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy ở Việt Nam

3.1.Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng

Vì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác định cho được quan hệ giữa quỹ tích lũy và tiêu dùng Tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng Việc phân chia này tùy thuộc vào nhu cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định Đồng thời phải khuyến khích mọi người không ngừng tiết kiêm, tích lũy

3.2 Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không nên cấp vốn toàn bộ

mà nên tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ phần hoá mà tạo điều

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w