NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI NGỮ HỌC

12 0 0
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI NGỮ HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Quản trị kinh doanh NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI NGỮ HỌC PGS. TS. Bùi Hiền Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG HN Việc dạy-học và nghiên cứu về ngoại ngữ đã có lịch sử rất lâu đời và đã có nhữ ng thành tựu khoa học và những ứng dụng thực tiễn có hiệu quả và rất đáng trân trọng. Song trong giớ i ngôn ngữ học đang còn nhiều ý kiến, quan niệm và thái độ rất khác nhau về hoạt độ ng quan trọng này. Thiết nghĩ đã đến lúc chín muồi để có thể tập hợp và nêu lên một số các vấn đề cơ bản vể ngoại ngữ. Xin được phép trình bày cụ thể như sau: I. Khái niệm ngoại ngữ học. Ngoại ngữ học là một ngành của ngôn ngữ học có nhiệm vụ quan sát, tìm tòi, thử nghiệ m, miêu tả, chứng minh một cách khách quan, chính xác các khái niệm, các phạm trù, các cấu trúc, các chức năng hoạt động của tiếng nước ngoài hợp thành một hệ thống tri thức về ngoại ngữ (ngôn ngữ nước ngoài) để có thể nhận biết bản chất của các hiện tượng trong các ngoại ngữ và thông qua các cơ chế hoạt động tâm lí ngôn ngữ để vận dụng chúng vào việc tạo ra những năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ dưới dạng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch cho các đối tượng những người dạy-học và sử dụng nó ở ngoài môi trường ngôn ngữ tự nhiên. Như vậ y có nghĩa là tiếng Anh, tiếng Hán…chỉ trở thành ngoại ngữ trong quan hệ trực tiếp với một nộ i ngữ xác định như tiếng Việt, tiếng Pháp… để từ đó lập thành các cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ cụ thể Anh-Việt, Anh-Pháp, Hán-Việt, Hán-Pháp…, chứ không có thứ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hán…) chung chung nào cả, bởi vì tiếng Anh, tiếng Hán chỉ là ngôn ngữ riêng của ngườ i Anh, người Hán, nên chúng bao giờ cũng là thứ ngôn ngữ duy nhất của họ (tiếng mẹ đẻ). Còn tiếng Hán trong con mắt của người Việt thì không giống thứ tiếng Hán theo cách cảm nhận của người Pháp: chí ít thì người Việt cũng thấy tiếng Hán gần gũi với tiếng Việt về nhiều mặt: ngữ âm (đều có thanh điệu), từ vựng (tới 50 từ Hán-Việt), và ngữ pháp (đều không biến hình), nhưng lại rất khác nhau về chữ viết (chữ cái Latinh khác hẳn con chữ vuông); trái lại tiếng Hán hoàn toàn xa lạ với người Pháp về tất cả các mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chữ viết, chưa kể là về mặt ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa trong tiếng Hán cũng rất gần với người Việt và rấ t xa với người Pháp. Do đó đương nhiên không thể có cách dạy, cách học, cách hiểu tiếng Hán như là một ngoại ngữ giữa người Việt và người Pháp.Thực tế khách quan hiển nhiên này đòi hỏi ngôn ngữ học phải có những cách tiếp cận khác nhau về chức năng, nhiệm vụ trong việ c nghiên cứu một ngôn ngữ với tư cách là ngoại ngữ đối với những người thuộc các ngôn ngữ cụ thể khác, từ đó mà hình thành nên ngành ngoại ngữ học. Rõ ràng là ngoại ngữ họ c không thể hoàn toàn rập khuôn, lặp lại và đi theo đúng con đường nghiên cứu ngôn ngữ học củ a các dân tộc bản địa (Anh ngữ học, Nga ngữ học, Việt ngữ học…), mà chỉ dựa vào nhữ ng thành quả nghiên cứu của các ngành ngôn ngữ học nước ngoài ấy để rồi thông qua lăng kính ngôn ngữ học nước mình mà phân tích, so sánh, đối chiếu với tiếng mẹ đẻ của mình mà chọn lọc, xác định từ trong ngoại ngữ đó những phần ngữ liệu cần thiết nhất phù hợp với những mục đích, yêu cầu dạy, học và sử dụng cụ thể ở mỗi nước khác nhau, chứ tuyệt đối không bao giờ lấy toàn bộ vốn ngôn ngữ dân tộc ấy làm đối tượng nghiên cứu của ngoại ngữ học cả. Ngoại ngữ học bao gồm cả hai lĩnh vực: khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Chức năng của ngoại ngữ học cơ bản trong ngoại ngữ học không phải là nghiên cứu sâu vào bản chất từng ngôn ngữ, do đó nó không trùng với các ngôn ngữ học cụ thể là chỉ chu y ên nghiên cứu các hiện tượng có trong mỗi ngôn ngữ riêng biệt (Việt ngữ học, Nga ngữ học, Anh ngữ học…). Trái lại, chức năng chủ yếu của nó là phải dựa vào nền tảng khoa học củ a các ngôn ngữ cụ thể để tiến hành so sánh, đối chiếu toàn bộ hệ thống hoặc từng bộ phận của hai hoặ c nhiều ngôn ngữ với nhau nhằm tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt giữa chúng vớ i nhau để hình thành nên một hệ thống các khái niệm, các phạm trù cơ bản cho khoa (ngành) ngôn ngữ học đối chiếu đại cương (chung cho tất cả các ngôn ngữ) và cho các ngôn ngữ học đối chiếu cụ thể từng cặp đôi như: Nga-Việt, Anh-Việt, Hán-Việt, Việt-Pháp, Việt-Nhật... Kế t quả nghiên cứu và hệ thống tri thức của ngôn ngữ học đối chiếu là tiền đề quan trọng đối vớ i việc triển khai hoạt động dạy-học ngoại ngữ. Chức năng của ngoại ngữ học ứng dụng trong ngoại ngữ học là tìm ra các phương thức, phương pháp chuyển các thành tựu của khoa học cơ bản (ngôn ngữ đối chiếu) vào việc hình thành năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ cho người học để làm sao họ nghe, nói, đọc, viết và dịch được chính xác nhất, nhanh chóng nhất và có hiệu quả nhất, nghĩa là nắm chắc và sử dụng được công cụ ngoại ngữ song song với tiếng mẹ đẻ của họ. Đó chính là công việ c nghiên cứu của giáo học pháp ngoại ngữ - một bộ môn chuyên ngành của giáo dục học. Giáo học pháp ngoại ngữ cũng bao gồm hai phần: giáo học pháp ngoại ngữ đại cương (các quy luật và nhữ ng nguyên tắc chung cho tất cả ngoại ngữ) và giáo học pháp ngoại ngữ cụ thể cho từng thứ tiếng (phương pháp dạy-học tiếng Anh, tiếng Nga… cho người Việt Nam, cho người Pháp…). II. Mục đích nghiên cứu của ngoại ngữ học Mục đích nghiên cứu của ngoại ngữ học là nhằm tạo ra ngày càng đầy đủ và chính xác một lượng tri thức hữu ích về bản chất của ngoại ngữ nói chung và của từng ngoại ngữ trong quan điểm tiếp cận theo tâm lí dân tộc của người dạy và người học, đồng thời xây dựng mộ t hệ thống phương pháp tối ưu để làm cơ sở khoa học và thực tiễn (qua kinh nghiệm tích lũy được) cho việc dạy-học, sử dụng ngoại ngữ vào những hoạt động phục vụ nhu cầu cần thiế t của mỗi người trong cuộc sống. Mục đích bao chùm quan trọng nhất của ngoại ngữ học là tìm tòi, khám phá các nét đặc trưng cơ bản mang tính quy luật trong ngoại ngữ để hình thành nên một hệ thống kiến thức khoa học có giá trị làm nền tảng cho sự nhận biết, nắm vững và sử dụng được ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp giúp cho người ta đạt được nhiều lợi ích thiế t thực trong hoạt động giao lưu văn hóa, hợp tác nhiều mặt với nước ngoài. Do đó trướ c tiên và quan trọng nhất là ngoại ngữ học phải chỉ ra được và vạch rõ được ranh giới giữa hai mục đích dạy-học và sử dụng ngoại ngữ, đó là: mục đích hướng nội và mục đích hướng ngoại. Họ c và dùng ngoại ngữ để làm gì, nhằm đáp ứng nhu cầu gì của bản thân và xã hội? Các nhà ngoạ i ngữ học có nhiệm vụ phải làm rõ hai phạm trù mục đích trên thì những việc làm tiếp theo mớ i có cái đích cụ thể và cần thiết để hướng mọi cố gắng của người học và người dùng vào việc chiếm lĩnh ngoại ngữ làm công cụ hoạt động hữu hiệu cho mình khi tiếp xúc, hợp tác với nước ngoài. Bởi vì suy cho cùng thì ngoại ngữ cũng chỉ là một phương tiện phụ trợ bên cạnh tiế ng mẹ đẻ làm chức năng giao tiếp cho con người hoạt động trong các môi trường xã hội nhất đị nh nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của mình. Ngoại ngữ học không có mục đích tự thân bởi vì người học hầu như không bao giờ muốn biết ngoại ngữ chỉ để mà biế t cho vui hoặc chỉ để khoe mẽ cho oai với mọi người. Cho nên tất cả người dạy và người học ngoạ i ngữ đều cần phải có ý thức đầy đủ về mục đích sử dụng công cụ này là: 1 nhằm dùng ngoạ i ngữ để nắm bắt thông tin về mọi mặt đời sống xã hội từ phía nước ngoài, rồi chọn lọc, tiếp thu cái gì có lợi cho mình và có khả năng phục vụ cho quyền lợi của cộng đồng dân tộc mình: đây là mục đích hướng nội; 2 nhằm dùng ngoại ngữ để chuyển tải các thông tin mọi mặt về đờ i sống xã hội từ trong nước mình đến các đối tác nước ngoài nhằm giúp họ hiểu biết, sẵ n sàng hợp tác, trao đổi với chúng ta trên cơ sở bình đằng, hai bên cùng có lợi: đây là mục đích hướ ng ngoại. Những mục đích thực dụng ngoại ngữ khác nhau này có vai trò quy định việc lựa chọ n các nội dung và phương pháp để xây dựng những chương trình dạy-học ngoại ngữ phù hợ p với cho từng mục đích để nhanh chóng đạt được chất lượng và hiệu quả dạy-học tối đa. T uy nhiên trong thực tiễn cuộc sống cũng có không ít người muốn chọn cho mình cả hai mục đích thì mới đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin của mình và do đó lại cần có các chương trình tích hợp để giải quyết đồng thời cả hai mục đích cho họ. Mục đích hướng nội là của những người học ngoại ngữ muốn có điều kiện và cơ hội nắ m bắt, thu nhận và đem về được những điều có lợi từ các nguồn thông tin ở nước ngoài, do đó họ nhất thiết phải có khả năng hiểu được nội dung lời nói của người nước ngoài, của các đà i phát thanh-truyền hình, của sách báo-phim ảnh bằng tiếng nước ngoài (học sinh, sinh viên, cán bộ nghiên cứu, người đi du lịch, người lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài, vv...). Nhưng các hình thức biểu đạt ngoại ngữ trong các trường hợp này hoàn toàn chuẩn xác và tự nhiên (ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, chính tả, thói quen ăn nói, phong cách ngôn ngữ…), đồng thờ i chúng gắn bó rất chặt chẽ với nội dung thực tiễn, văn hóa, phong tục tập quán của các chủ thể ngoại ngữ ấy. Như vậy là người học phải học đúng và nắm chính xác cả nội dung lẫn phương tiện biểu đạt trong các lời nói và văn bản bằng tiếng nước ngoài thì mới có thể tiếp thu đượ c nhanh nhất, nhiều nhất, đúng nhất những điều mình mong muốn khi tiếp xúc với người nướ c ngoài, với nền văn hóa-khoa học của nước ngoài. Đó là lí do không phải ngẫu nhiên hoặc tùy tiện mà các nước Mĩ, Anh, Pháp… lại chỉ đánh giá năng lực những người dự tuyển đi học hoặc đi làm ở nước họ bằng những bộ test thuần túy có nội dung và hình thức ngôn ngữ của đất nướ c họ, thậm chí các bài test trong TOEFL của Mĩ luôn luôn chỉ bao gồm toàn nội dung văn hóa Mĩ gắn liền với hình thức ngôn ngữ Mĩ, chứ không phải tiếng Anh mang nội dung văn hóa Anh (vì ý nghĩa và cách viết các từ ngữ trong đó đều là của tiếng Mĩ), bởi vậy nếu chỉ học tiếng Anh của nước Anh hoặc Ôxtrâylia thì sẽ không thể đạt được điểm cao tối đa theo TOEFL của Mĩ. Đó cũng là lí do chủ yếu để khẳng định: muốn hướng tới tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và làm việc ở nước nào (kể cả doanh nghiệp của họ ở tại nước mình) thì tốt nhất là phải chú trọng đi sâu và nắm chắc ngôn ngữ và văn hóa của nước đó. Mục đích hướng ngoại là của những người học ngoại ngữ nhằm trang bị cho mình mộ t công cụ giáo tiếp hữu ích mới để truyền bá, phổ biến, chuyển tải những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc mình và của chính mình đến với bạn bè và các đối tác người nước ngoài khi họ đến với mình cũng như khi mình có dịp đi ra nước ngoài. Điều này không chỉ đúng và cần thiết đối với đại đa số những người thuộc các dân tộc không có ngôn ngữ được dùng phổ biến như một ngoại ngữ trên thế giới (tiếng Việt, Lào, Thái, Inđônêxia, Ấn Độ, v.v...), mà nó cũng rất đúng với ngay cả những người vốn đã là chủ thể của các ngôn ngữ thông dụng của thế giới như 6 ngôn ngữ quốc tế của Liên Hợp Quốc (Anh, Nga, Pháp, Trung, A Rập và Tây Ban Nha), nế u họ muốn tiếp cận với các giá trị của những nền văn hóa không có trong 6 ngôn ngữ trên. Để thự c hiện được mục đích hướng ngoại thì người học và người dùng một ngoại ngữ nào đó trước hế t phải trang bị cho mình có đủ kiến thức và hiểu biết tường tận về những giá trị củ a chính dân tộc mình, cộng với khả năng giới thiệu, trình bày, giải thích chúng bằng ngoại ngữ đó, nghĩa là bằng ngôn ngữ mà đối tác giao tiếp với mình. Nhưng những giá trị đặc thù của dân tộc mình vốn dĩ chỉ được biểu đạt bằng tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng chúng lại không quen thuộc và rấ t xa lạ đối với người nước ngoài, vì những giá trị đặc trưng dân tộc ấy của ta thườ ng không có hình thức biểu đạt nào bằng ngoại ngữ đó. Cho nên để tạo ra cho mình những khả năn g thông tin cho người nước ngoài biết được, hiểu được và thích thú với những giá trị độc đáo của mình, thì không có cách nào tốt hơn là phải chủ động nội địa hóa (Việt hóa, Lào hóa…) một phần thứ ngoại ngữ đó, nghĩa là phải đặt tên cho chúng bằng tiếng nước ngoài hoặc thậm chí phải phiên âm ra tiếng nước ngoài rồi dùng tiếng nước ngoài giải thích cho họ hiểu nội dung các từ ngữ lạ tai ấy, ví dụ: Descendant of the Dragon and Fairy - con Rồng cháu Tiên, Water puppet – múa rối nước, Sword lake – Hồ Gươm, Turtle Tower – Tháp Rùa, Hanoi Temple Of Literature – Văn Miế u Hà Nội, Nudle soup, Pho - phở (Pho is mostly commonly eaten for breakfast, although many other people would have it for their lunch or dinner), Nem – nem (pork hash wrapped in banana leaf), Chopstick - đũa, Glowing tunic, Dress - áo dài, Palm-leaf conical hat - nón lá, Lunar New Year - Tết Nguyên Đán , Square glutinous rice cake (filled with green bean paste and fat pork) - bánh chưng, Mid-Autumn Festival - Tế t Trung Thu , Invading lights - đèn kéo quân, Terraced fields - ruộng bậc thang, Wet rice civilization - văn minh lúa nước… Vốn từ ngữ tiếng Anh không nhỏ đã được Việt hoá như trên cùng với vốn kiến thức đất nước học Việt Nam phong phú phải coi là một phần nội dung cơ bản không thể thiếu được cần phải trang bị cho những người học tiếng Mĩ-Anh với mục đích hướng ngoại. Nế u trong quá trình học tập ngoại ngữ người học không được cung cấp các từ ngữ nội địa hóa và các cách diễn đạt có phần khác lạ với người nước ngoài như vậy thì khi làm hướng dẫn viên du lịch họ sẽ chỉ biết chỉ tay cho khách xem mà không nói được gì về các di sản văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, về phong tục tập quán của Việt Nam cho người nước ngoài không biết tiếng Việ t; còn các doanh nhân Việt Nam cũng sẽ chỉ biết giao tiếp rất hạn chế bằng tiếng nướ c ngoài kèm theo những cử chỉ bằng tay mỗi khi muốn giới thiệu cái gì đó là sản phẩm độc đáo của người Việt; đặc biệt là các nhà ngoại giao, nhà báo, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị… khi cần giớ i thiệu, phổ biến, tuyên truyền, tranh luận, đấu tranh bảo vệ quyền lợi và những giá trị đặc thù của Việt Nam thì họ sẽ không biết dùng những từ ngữ nào, những câu cú kiểu gì bằng ngoạ i ngữ đã được nội địa hóa để diễn đạt, vì chúng chưa có trong vốn các phương tiện ngoại ngữ đã Việt hóa của người nói. Đây là những điểm khác biệt cơ bản của mục đích hướng ngoạ i so với mục đích hướng nội kể trên trong ngoại ngữ học. Cho nên tiêu chuẩn đánh giá chất lượ ng dạy-học ngoại ngữ (tiếng Mĩ) theo mục đích hướng ngoại này của chúng ta chắc chắn phải khác nhiều so với tiêu chuẩn đánh giá của TOEFL, bởi vì nó chỉ phù hợp với mục đích hướng nội của đa số người học và người dùng, vì thế cần phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đán h giá riêng cho những yêu cầu từng mặt giao tiếp theo mục đích hướng ngoại của người Việ t. Cách dùng các test của TOEFL để đánh giá chung kết quả dạy học tiếng Mĩ-Anh đối với hai loại đối tượ ng khác nhau như hiện nay là không thỏa đáng, vì nó không phản ánh đúng thực chất nắm vữ ng ngoại ngữ của hai loại người học như trên. III. Đối tượng và khách thể của ngoại ngữ học Một vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung đã được giáo sư tâm lí học-ngôn ngữ A.A. Lêônchiep của Liên Xô đề cập tới và phân biệt rõ ràng nội hàm của hai thuật ngữ mà nhiều người vẫn thường dùng như hai từ đồng nghĩa: Đối tượng và Khách thể của khoa học. Ông viết: “Tổng hòa những khách thể cụ thể của công tác nghiên cứu khoa họ c chính là khách thể của khoa học đó. Hệ thống trừu tượng các đối tượng hoặc tổng hòa (hệ thống) tất cả các đối tượng trừu tượng tạo thành đối tượng của khoa học ấy”. (A.A. Lêônchiep. “Ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói”. M., 1969). Vận dụng vào ngoại ngữ họ c chúng ta cần phân biệt nội hàm của khách thể và đối tượng như sau: 1. Khách thể của ngoạ i ngữ học là tất cả hoặc một số các hiện tượng, các tài liệu hiện có thuộc về một ngôn ngữ cụ thể nào đó ở cả bình diện biểu đạt lẫn bình diện được biểu đạt (cà hình thức lẫn nộ i dung) khi ngôn ngữ ấy là phương tiện giao tiếp của một chủ thể ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Nga… đối với người Việt, đồng thời đó cũng là tất cả hoặc một số các hiện tượ ng, các tài liệu thuộc về tiếng Việt của người Việt trong quá trình chiếm lĩnh và sử dụng một công cụ ngoại ngữ cụ thể nào đó. Như vậy là ngoại ngữ học có thể quan sát, thu thập, liệt kê, miêu tả tất cả những gì liên quan đến ngoại ngữ và nội ngữ xét thấy cần thiế t cho công tác nghiên cứu ngoại ngữ: từ ngữ âm, hình thái, cú pháp đến ngữ nghĩa, tu từ… Tất cả những tư liệ u kể trên chính là những thực thể khách quan tự nhiên, là nguyên liệu không thể thiếu đối vớ i ngoại ngữ học. Song toàn bộ những thứ thu thập được đó mới chỉ là những mớ tư liệ u ngôn ngữ nguyên khai, sẵn có, chứ chưa được đem vào xem xét trên một hệ quy chiếu ngôn ngữ theo những mục đích, yêu cầu, điều kiện cụ thể nào cả, nên chúng chưa cho ta thấy đượ c các mối liên hệ, các quy tắc tương tác giữa ngoại ngữ với nội ngữ để ta có thể nắm được quy luậ t hình thành năng lực hiểu biết và sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. 2. Đối tượ ng của ngoại ngữ học là tất cả những hiện tượng, những sự kiện, những nhân tố, những quan hệ , những quy tắc, những quy luật tác động qua lại giữa ngoại ngữ và nội ngữ để hình thành nên năng lực ngoại ngữ ở người học, người dùng, mà ngoại ngữ học cần hướng tới để so sánh, đối chiếu, phát hiện, chứng minh, tổng kết, miêu tả làm cơ sở khoa học cho việc dạ y- học và sử dụng có hiệu quả ngoại ngữ đối với những người thuộc các dân tộc khác nhau. Vì vậy khi nói đến ngoại ngữ và ngoại ngữ học thì người nghiên cứu phải luôn luôn ý thứ c rằng ngoại ngữ bao giờ cũng nằm trong một hệ quy chiếu xác định với một nội ngữ nào đó, trái lại nếu tách chúng ra thì chúng ta không có ngoại ngữ nào nữa cả, vì chúng đều trở về vị trí của một bản ngữ cụ thể của một dân tộc: tất cả chúng lúc này không còn là đối tượ ng nghiên cứu của ngoại ngữ học. Chỉ có đi sâu nghiên cứu những vấn đề ngôn ngữ như phân tích và xác định ở trên, thì ngoại ngữ học mới thực sự có đối tượng và mới trở thành mộ t ngành khoa học độc lập cùng với các ngành Việt ngữ học, Nga ngữ học, Pháp ngữ học… để tạo nên bức tranh tổng thể đa dạng, đa màu của ngôn ngữ học. IV. Nội dung nghiên cứu của ngoại ngữ học Từ những lí giải ở các phần trên đã có thể hình dung được khá rõ nét về toàn bộ nộ i dung cần phải nghiên cứu của ngoại ngữ học: 1 Trong nghiên cứu ngoại ngữ học cơ bản, thì nộ i dung nghiên cứu là toàn bộ từng đôi hoặc nhiều hơn các hệ thống ngôn ngữ đó, bao gồm tấ t cả các tiểu hệ thống trên các cấp độ ngôn ngữ của chúng, từ hình thức đến nội dung ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ điệu, từ vựng, hình thái, kết cấu, ngữ nghĩa, tu từ, sinh ngữ, tử ngữ, á ngữ… trong các hệ quy chiếu nhất định thuộc các trường phái ngôn ngữ học khác nhau (ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ học chức năng, ngôn ngữ học tạo sinh, v.v...). 2 Trong nghiên cứu ngoại ngữ học ứng dụng, thì nội dung nghiên cứu là toàn bộ các vấn đề về phương pháp dạy-học ngoại ngữ cho các loại đối tượng người học thuộc từng dân tộc, vấn đề biên soạn chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy-học đa phương tiện, về thi cử và quản lí-chỉ đạo quá trình dạy-học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục chính quy và phi chính quy của từng nước. A. Nội dung nghiên cứu cơ bản Về phương diện ngoại ngữ học cơ bản, công tác nghiên cứu phải hướng tới tìm ra và hệ thống hoá toàn bộ những điểm tương đồng và những nét dị biệt cơ bản trong ngoại ngữ và nội ngữ trên tất cả các bình diện và ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ để có thể đưa ra được một bứ c tranh toàn cảnh với đầy đủ các các nội dung và hình thức trên một hệ quy chiếu xác đị nh theo các trường phái ngôn ngữ học. 1- Ở cấp độ ngữ âm: ví dụ, lấy hệ thống ngữ âm của cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ Pháp- Việt làm nội dung nghiên cứu để có thể tìm ra được đối tượng nghiên cứu ngữ âm đối chiế u là những nét tương đồng và dị biệt trong hai hệ thống ngữ âm như: số lượng âm (nguyên âm, bán nguyên âm và phụ âm), đặc điểm cấu tạo các âm (âm mũi, âm môi, âm rung, âm sát, âm vang, âm điếc…), tổ hợp nguyên âm (nguyên âm đôi, nguyên âm ba), tổ hợ p nguyên âm và bán nguyên âm, tổ hợp phụ âm (phụ âm đôi, phụ âm ba), âm tiết (đơn âm tiết và đa âm tiết), âm đầu vần, âm cuối vần, âm láy, âm luyến, âm câm… Kết quả của nghiên cứu này giúp ta biết được nguyên nhân của những thuận lợi và khó khăn trong việc người Việt lĩnh hội, thự c hành phát âm tiếng Pháp, tìm ra các biện pháp khắc phục các ảnh hưởng của giao thoa từ tiếng Việt để đạt tới sự chính xác, hoàn hảo trong giao tiếp bằng tiếng Pháp. 2- Ở cấp độ từ vựng: ví dụ, lấy hệ thống từ vựng của cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ Nga- Việt làm nội dung nghiên cứu để tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt giữa các đơn vị từ vựng trong hai hệ thống như: số lượng đơn vị từ vựng, từ đơn, từ kép, từ ghép, từ láy, thực từ, hư từ, từ gốc, từ phái sinh, từ mới, ...

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI NGỮ HỌC PGS TS Bùi Hiền Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG HN Việc dạy-học và nghiên cứu về ngoại ngữ đã có lịch sử rất lâu đời và đã có những thành tựu khoa học và những ứng dụng thực tiễn có hiệu quả và rất đáng trân trọng Song trong giới ngôn ngữ học đang còn nhiều ý kiến, quan niệm và thái độ rất khác nhau về hoạt động quan trọng này Thiết nghĩ đã đến lúc chín muồi để có thể tập hợp và nêu lên một số các vấn đề cơ bản vể ngoại ngữ Xin được phép trình bày cụ thể như sau: I Khái niệm ngoại ngữ học Ngoại ngữ học là một ngành của ngôn ngữ học có nhiệm vụ quan sát, tìm tòi, thử nghiệm, miêu tả, chứng minh một cách khách quan, chính xác các khái niệm, các phạm trù, các cấu trúc, các chức năng hoạt động của tiếng nước ngoài hợp thành một hệ thống tri thức về ngoại ngữ (ngôn ngữ nước ngoài) để có thể nhận biết bản chất của các hiện tượng trong các ngoại ngữ và thông qua các cơ chế hoạt động tâm lí ngôn ngữ để vận dụng chúng vào việc tạo ra những năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ dưới dạng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch cho các đối tượng những người dạy-học và sử dụng nó ở ngoài môi trường ngôn ngữ tự nhiên Như vậy có nghĩa là tiếng Anh, tiếng Hán…chỉ trở thành ngoại ngữ trong quan hệ trực tiếp với một nội ngữ xác định như tiếng Việt, tiếng Pháp… để từ đó lập thành các cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ cụ thể Anh-Việt, Anh-Pháp, Hán-Việt, Hán-Pháp…, chứ không có thứ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hán…) chung chung nào cả, bởi vì tiếng Anh, tiếng Hán chỉ là ngôn ngữ riêng của người Anh, người Hán, nên chúng bao giờ cũng là thứ ngôn ngữ duy nhất của họ (tiếng mẹ đẻ) Còn tiếng Hán trong con mắt của người Việt thì không giống thứ tiếng Hán theo cách cảm nhận của người Pháp: chí ít thì người Việt cũng thấy tiếng Hán gần gũi với tiếng Việt về nhiều mặt: ngữ âm (đều có thanh điệu), từ vựng (tới 50% từ Hán-Việt), và ngữ pháp (đều không biến hình), nhưng lại rất khác nhau về chữ viết (chữ cái Latinh khác hẳn con chữ vuông); trái lại tiếng Hán hoàn toàn xa lạ với người Pháp về tất cả các mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chữ viết, chưa kể là về mặt ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa trong tiếng Hán cũng rất gần với người Việt và rất xa với người Pháp Do đó đương nhiên không thể có cách dạy, cách học, cách hiểu tiếng Hán như là một ngoại ngữ giữa người Việt và người Pháp.Thực tế khách quan hiển nhiên này đòi hỏi ngôn ngữ học phải có những cách tiếp cận khác nhau về chức năng, nhiệm vụ trong việc nghiên cứu một ngôn ngữ với tư cách là ngoại ngữ đối với những người thuộc các ngôn ngữ cụ thể khác, từ đó mà hình thành nên ngành ngoại ngữ học Rõ ràng là ngoại ngữ học không thể hoàn toàn rập khuôn, lặp lại và đi theo đúng con đường nghiên cứu ngôn ngữ học của các dân tộc bản địa (Anh ngữ học, Nga ngữ học, Việt ngữ học…), mà chỉ dựa vào những thành quả nghiên cứu của các ngành ngôn ngữ học nước ngoài ấy để rồi thông qua lăng kính ngôn ngữ học nước mình mà phân tích, so sánh, đối chiếu với tiếng mẹ đẻ của mình mà chọn lọc, xác định từ trong ngoại ngữ đó những phần ngữ liệu cần thiết nhất phù hợp với những mục đích, yêu cầu dạy, học và sử dụng cụ thể ở mỗi nước khác nhau, chứ tuyệt đối không bao giờ lấy toàn bộ vốn ngôn ngữ dân tộc ấy làm đối tượng nghiên cứu của ngoại ngữ học cả Ngoại ngữ học bao gồm cả hai lĩnh vực: khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng Chức năng của ngoại ngữ học cơ bản trong ngoại ngữ học không phải là nghiên cứu sâu vào bản chất từng ngôn ngữ, do đó nó không trùng với các ngôn ngữ học cụ thể là chỉ chuyên nghiên cứu các hiện tượng có trong mỗi ngôn ngữ riêng biệt (Việt ngữ học, Nga ngữ học, Anh ngữ học…) Trái lại, chức năng chủ yếu của nó là phải dựa vào nền tảng khoa học của các ngôn ngữ cụ thể để tiến hành so sánh, đối chiếu toàn bộ hệ thống hoặc từng bộ phận của hai hoặc nhiều ngôn ngữ với nhau nhằm tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt giữa chúng với nhau để hình thành nên một hệ thống các khái niệm, các phạm trù cơ bản cho khoa (ngành) ngôn ngữ học đối chiếu đại cương (chung cho tất cả các ngôn ngữ) và cho các ngôn ngữ học đối chiếu cụ thể từng cặp đôi như: Nga-Việt, Anh-Việt, Hán-Việt, Việt-Pháp, Việt-Nhật Kết quả nghiên cứu và hệ thống tri thức của ngôn ngữ học đối chiếu là tiền đề quan trọng đối với việc triển khai hoạt động dạy-học ngoại ngữ Chức năng của ngoại ngữ học ứng dụng trong ngoại ngữ học là tìm ra các phương thức, phương pháp chuyển các thành tựu của khoa học cơ bản (ngôn ngữ đối chiếu) vào việc hình thành năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ cho người học để làm sao họ nghe, nói, đọc, viết và dịch được chính xác nhất, nhanh chóng nhất và có hiệu quả nhất, nghĩa là nắm chắc và sử dụng được công cụ ngoại ngữ song song với tiếng mẹ đẻ của họ Đó chính là công việc nghiên cứu của giáo học pháp ngoại ngữ - một bộ môn chuyên ngành của giáo dục học Giáo học pháp ngoại ngữ cũng bao gồm hai phần: giáo học pháp ngoại ngữ đại cương (các quy luật và những nguyên tắc chung cho tất cả ngoại ngữ) và giáo học pháp ngoại ngữ cụ thể cho từng thứ tiếng (phương pháp dạy-học tiếng Anh, tiếng Nga… cho người Việt Nam, cho người Pháp…) II Mục đích nghiên cứu của ngoại ngữ học Mục đích nghiên cứu của ngoại ngữ học là nhằm tạo ra ngày càng đầy đủ và chính xác một lượng tri thức hữu ích về bản chất của ngoại ngữ nói chung và của từng ngoại ngữ trong quan điểm tiếp cận theo tâm lí dân tộc của người dạy và người học, đồng thời xây dựng một hệ thống phương pháp tối ưu để làm cơ sở khoa học và thực tiễn (qua kinh nghiệm tích lũy được) cho việc dạy-học, sử dụng ngoại ngữ vào những hoạt động phục vụ nhu cầu cần thiết của mỗi người trong cuộc sống Mục đích bao chùm quan trọng nhất của ngoại ngữ học là tìm tòi, khám phá các nét đặc trưng cơ bản mang tính quy luật trong ngoại ngữ để hình thành nên một hệ thống kiến thức khoa học có giá trị làm nền tảng cho sự nhận biết, nắm vững và sử dụng được ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp giúp cho người ta đạt được nhiều lợi ích thiết thực trong hoạt động giao lưu văn hóa, hợp tác nhiều mặt với nước ngoài Do đó trước tiên và quan trọng nhất là ngoại ngữ học phải chỉ ra được và vạch rõ được ranh giới giữa hai mục đích dạy-học và sử dụng ngoại ngữ, đó là: mục đích hướng nội và mục đích hướng ngoại Học và dùng ngoại ngữ để làm gì, nhằm đáp ứng nhu cầu gì của bản thân và xã hội? Các nhà ngoại ngữ học có nhiệm vụ phải làm rõ hai phạm trù mục đích trên thì những việc làm tiếp theo mới có cái đích cụ thể và cần thiết để hướng mọi cố gắng của người học và người dùng vào việc chiếm lĩnh ngoại ngữ làm công cụ hoạt động hữu hiệu cho mình khi tiếp xúc, hợp tác với nước ngoài Bởi vì suy cho cùng thì ngoại ngữ cũng chỉ là một phương tiện phụ trợ bên cạnh tiếng mẹ đẻ làm chức năng giao tiếp cho con người hoạt động trong các môi trường xã hội nhất định nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của mình Ngoại ngữ học không có mục đích tự thân bởi vì người học hầu như không bao giờ muốn biết ngoại ngữ chỉ để mà biết cho vui hoặc chỉ để khoe mẽ cho oai với mọi người Cho nên tất cả người dạy và người học ngoại ngữ đều cần phải có ý thức đầy đủ về mục đích sử dụng công cụ này là: 1/ nhằm dùng ngoại ngữ để nắm bắt thông tin về mọi mặt đời sống xã hội từ phía nước ngoài, rồi chọn lọc, tiếp thu cái gì có lợi cho mình và có khả năng phục vụ cho quyền lợi của cộng đồng dân tộc mình: đây là mục đích hướng nội; 2/ nhằm dùng ngoại ngữ để chuyển tải các thông tin mọi mặt về đời sống xã hội từ trong nước mình đến các đối tác nước ngoài nhằm giúp họ hiểu biết, sẵn sàng hợp tác, trao đổi với chúng ta trên cơ sở bình đằng, hai bên cùng có lợi: đây là mục đích hướng ngoại Những mục đích thực dụng ngoại ngữ khác nhau này có vai trò quy định việc lựa chọn các nội dung và phương pháp để xây dựng những chương trình dạy-học ngoại ngữ phù hợp với cho từng mục đích để nhanh chóng đạt được chất lượng và hiệu quả dạy-học tối đa Tuy nhiên trong thực tiễn cuộc sống cũng có không ít người muốn chọn cho mình cả hai mục đích thì mới đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin của mình và do đó lại cần có các chương trình tích hợp để giải quyết đồng thời cả hai mục đích cho họ Mục đích hướng nội là của những người học ngoại ngữ muốn có điều kiện và cơ hội nắm bắt, thu nhận và đem về được những điều có lợi từ các nguồn thông tin ở nước ngoài, do đó họ nhất thiết phải có khả năng hiểu được nội dung lời nói của người nước ngoài, của các đài phát thanh-truyền hình, của sách báo-phim ảnh bằng tiếng nước ngoài (học sinh, sinh viên, cán bộ nghiên cứu, người đi du lịch, người lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài, vv ) Nhưng các hình thức biểu đạt ngoại ngữ trong các trường hợp này hoàn toàn chuẩn xác và tự nhiên (ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, chính tả, thói quen ăn nói, phong cách ngôn ngữ…), đồng thời chúng gắn bó rất chặt chẽ với nội dung thực tiễn, văn hóa, phong tục tập quán của các chủ thể ngoại ngữ ấy Như vậy là người học phải học đúng và nắm chính xác cả nội dung lẫn phương tiện biểu đạt trong các lời nói và văn bản bằng tiếng nước ngoài thì mới có thể tiếp thu được nhanh nhất, nhiều nhất, đúng nhất những điều mình mong muốn khi tiếp xúc với người nước ngoài, với nền văn hóa-khoa học của nước ngoài Đó là lí do không phải ngẫu nhiên hoặc tùy tiện mà các nước Mĩ, Anh, Pháp… lại chỉ đánh giá năng lực những người dự tuyển đi học hoặc đi làm ở nước họ bằng những bộ test thuần túy có nội dung và hình thức ngôn ngữ của đất nước họ, thậm chí các bài test trong TOEFL của Mĩ luôn luôn chỉ bao gồm toàn nội dung văn hóa Mĩ gắn liền với hình thức ngôn ngữ Mĩ, chứ không phải tiếng Anh mang nội dung văn hóa Anh (vì ý nghĩa và cách viết các từ ngữ trong đó đều là của tiếng Mĩ), bởi vậy nếu chỉ học tiếng Anh của nước Anh hoặc Ôxtrâylia thì sẽ không thể đạt được điểm cao tối đa theo TOEFL của Mĩ Đó cũng là lí do chủ yếu để khẳng định: muốn hướng tới tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và làm việc ở nước nào (kể cả doanh nghiệp của họ ở tại nước mình) thì tốt nhất là phải chú trọng đi sâu và nắm chắc ngôn ngữ và văn hóa của nước đó Mục đích hướng ngoại là của những người học ngoại ngữ nhằm trang bị cho mình một công cụ giáo tiếp hữu ích mới để truyền bá, phổ biến, chuyển tải những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc mình và của chính mình đến với bạn bè và các đối tác người nước ngoài khi họ đến với mình cũng như khi mình có dịp đi ra nước ngoài Điều này không chỉ đúng và cần thiết đối với đại đa số những người thuộc các dân tộc không có ngôn ngữ được dùng phổ biến như một ngoại ngữ trên thế giới (tiếng Việt, Lào, Thái, Inđônêxia, Ấn Độ, v.v ), mà nó cũng rất đúng với ngay cả những người vốn đã là chủ thể của các ngôn ngữ thông dụng của thế giới như 6 ngôn ngữ quốc tế của Liên Hợp Quốc (Anh, Nga, Pháp, Trung, A Rập và Tây Ban Nha), nếu họ muốn tiếp cận với các giá trị của những nền văn hóa không có trong 6 ngôn ngữ trên Để thực hiện được mục đích hướng ngoại thì người học và người dùng một ngoại ngữ nào đó trước hết phải trang bị cho mình có đủ kiến thức và hiểu biết tường tận về những giá trị của chính dân tộc mình, cộng với khả năng giới thiệu, trình bày, giải thích chúng bằng ngoại ngữ đó, nghĩa là bằng ngôn ngữ mà đối tác giao tiếp với mình Nhưng những giá trị đặc thù của dân tộc mình vốn dĩ chỉ được biểu đạt bằng tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng chúng lại không quen thuộc và rất xa lạ đối với người nước ngoài, vì những giá trị đặc trưng dân tộc ấy của ta thường không có hình thức biểu đạt nào bằng ngoại ngữ đó Cho nên để tạo ra cho mình những khả năng thông tin cho người nước ngoài biết được, hiểu được và thích thú với những giá trị độc đáo của mình, thì không có cách nào tốt hơn là phải chủ động nội địa hóa (Việt hóa, Lào hóa…) một phần thứ ngoại ngữ đó, nghĩa là phải đặt tên cho chúng bằng tiếng nước ngoài hoặc thậm chí phải phiên âm ra tiếng nước ngoài rồi dùng tiếng nước ngoài giải thích cho họ hiểu nội dung các từ ngữ lạ tai ấy, ví dụ: Descendant of the Dragon and Fairy - con Rồng cháu Tiên, Water puppet – múa rối nước, Sword lake – Hồ Gươm, Turtle Tower – Tháp Rùa, Hanoi Temple Of Literature – Văn Miếu Hà Nội, Nudle soup, Pho - phở (Pho is mostly commonly eaten for breakfast, although many other people would have it for their lunch or dinner), Nem – nem (pork hash wrapped in banana leaf), Chopstick - đũa, Glowing tunic, Dress - áo dài, Palm-leaf conical hat - nón lá, Lunar New Year - Tết Nguyên Đán, Square glutinous rice cake (filled with green bean paste and fat pork) - bánh chưng, Mid-Autumn Festival - Tết Trung Thu , Invading lights - đèn kéo quân, Terraced fields - ruộng bậc thang, Wet rice civilization - văn minh lúa nước… Vốn từ ngữ tiếng Anh không nhỏ đã được Việt hoá như trên cùng với vốn kiến thức đất nước học Việt Nam phong phú phải coi là một phần nội dung cơ bản không thể thiếu được cần phải trang bị cho những người học tiếng Mĩ-Anh với mục đích hướng ngoại Nếu trong quá trình học tập ngoại ngữ người học không được cung cấp các từ ngữ nội địa hóa và các cách diễn đạt có phần khác lạ với người nước ngoài như vậy thì khi làm hướng dẫn viên du lịch họ sẽ chỉ biết chỉ tay cho khách xem mà không nói được gì về các di sản văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, về phong tục tập quán của Việt Nam cho người nước ngoài không biết tiếng Việt; còn các doanh nhân Việt Nam cũng sẽ chỉ biết giao tiếp rất hạn chế bằng tiếng nước ngoài kèm theo những cử chỉ bằng tay mỗi khi muốn giới thiệu cái gì đó là sản phẩm độc đáo của người Việt; đặc biệt là các nhà ngoại giao, nhà báo, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị… khi cần giới thiệu, phổ biến, tuyên truyền, tranh luận, đấu tranh bảo vệ quyền lợi và những giá trị đặc thù của Việt Nam thì họ sẽ không biết dùng những từ ngữ nào, những câu cú kiểu gì bằng ngoại ngữ đã được nội địa hóa để diễn đạt, vì chúng chưa có trong vốn các phương tiện ngoại ngữ đã Việt hóa của người nói Đây là những điểm khác biệt cơ bản của mục đích hướng ngoại so với mục đích hướng nội kể trên trong ngoại ngữ học Cho nên tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dạy-học ngoại ngữ (tiếng Mĩ) theo mục đích hướng ngoại này của chúng ta chắc chắn phải khác nhiều so với tiêu chuẩn đánh giá của TOEFL, bởi vì nó chỉ phù hợp với mục đích hướng nội của đa số người học và người dùng, vì thế cần phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá riêng cho những yêu cầu từng mặt giao tiếp theo mục đích hướng ngoại của người Việt Cách dùng các test của TOEFL để đánh giá chung kết quả dạy học tiếng Mĩ-Anh đối với hai loại đối tượng khác nhau như hiện nay là không thỏa đáng, vì nó không phản ánh đúng thực chất nắm vững ngoại ngữ của hai loại người học như trên III Đối tượng và khách thể của ngoại ngữ học Một vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung đã được giáo sư tâm lí học-ngôn ngữ A.A Lêônchiep của Liên Xô đề cập tới và phân biệt rõ ràng nội hàm của hai thuật ngữ mà nhiều người vẫn thường dùng như hai từ đồng nghĩa: Đối tượng và Khách thể của khoa học Ông viết: “Tổng hòa những khách thể cụ thể của công tác nghiên cứu khoa học chính là khách thể của khoa học đó Hệ thống trừu tượng các đối tượng hoặc tổng hòa (hệ thống) tất cả các đối tượng trừu tượng tạo thành đối tượng của khoa học ấy” (A.A Lêônchiep “Ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói” M., 1969) Vận dụng vào ngoại ngữ học chúng ta cần phân biệt nội hàm của khách thể và đối tượng như sau: 1/ Khách thể của ngoại ngữ học là tất cả hoặc một số các hiện tượng, các tài liệu hiện có thuộc về một ngôn ngữ cụ thể nào đó ở cả bình diện biểu đạt lẫn bình diện được biểu đạt (cà hình thức lẫn nội dung) khi ngôn ngữ ấy là phương tiện giao tiếp của một chủ thể ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Nga… đối với người Việt, đồng thời đó cũng là tất cả hoặc một số các hiện tượng, các tài liệu thuộc về tiếng Việt của người Việt trong quá trình chiếm lĩnh và sử dụng một công cụ ngoại ngữ cụ thể nào đó Như vậy là ngoại ngữ học có thể quan sát, thu thập, liệt kê, miêu tả tất cả những gì liên quan đến ngoại ngữ và nội ngữ xét thấy cần thiết cho công tác nghiên cứu ngoại ngữ: từ ngữ âm, hình thái, cú pháp đến ngữ nghĩa, tu từ… Tất cả những tư liệu kể trên chính là những thực thể khách quan tự nhiên, là nguyên liệu không thể thiếu đối với ngoại ngữ học Song toàn bộ những thứ thu thập được đó mới chỉ là những mớ tư liệu ngôn ngữ nguyên khai, sẵn có, chứ chưa được đem vào xem xét trên một hệ quy chiếu ngôn ngữ theo những mục đích, yêu cầu, điều kiện cụ thể nào cả, nên chúng chưa cho ta thấy được các mối liên hệ, các quy tắc tương tác giữa ngoại ngữ với nội ngữ để ta có thể nắm được quy luật hình thành năng lực hiểu biết và sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp 2/ Đối tượng của ngoại ngữ học là tất cả những hiện tượng, những sự kiện, những nhân tố, những quan hệ, những quy tắc, những quy luật tác động qua lại giữa ngoại ngữ và nội ngữ để hình thành nên năng lực ngoại ngữ ở người học, người dùng, mà ngoại ngữ học cần hướng tới để so sánh, đối chiếu, phát hiện, chứng minh, tổng kết, miêu tả làm cơ sở khoa học cho việc dạy- học và sử dụng có hiệu quả ngoại ngữ đối với những người thuộc các dân tộc khác nhau Vì vậy khi nói đến ngoại ngữ và ngoại ngữ học thì người nghiên cứu phải luôn luôn ý thức rằng ngoại ngữ bao giờ cũng nằm trong một hệ quy chiếu xác định với một nội ngữ nào đó, trái lại nếu tách chúng ra thì chúng ta không có ngoại ngữ nào nữa cả, vì chúng đều trở về vị trí của một bản ngữ cụ thể của một dân tộc: tất cả chúng lúc này không còn là đối tượng nghiên cứu của ngoại ngữ học Chỉ có đi sâu nghiên cứu những vấn đề ngôn ngữ như phân tích và xác định ở trên, thì ngoại ngữ học mới thực sự có đối tượng và mới trở thành một ngành khoa học độc lập cùng với các ngành Việt ngữ học, Nga ngữ học, Pháp ngữ học… để tạo nên bức tranh tổng thể đa dạng, đa màu của ngôn ngữ học IV Nội dung nghiên cứu của ngoại ngữ học Từ những lí giải ở các phần trên đã có thể hình dung được khá rõ nét về toàn bộ nội dung cần phải nghiên cứu của ngoại ngữ học: 1/ Trong nghiên cứu ngoại ngữ học cơ bản, thì nội dung nghiên cứu là toàn bộ từng đôi hoặc nhiều hơn các hệ thống ngôn ngữ đó, bao gồm tất cả các tiểu hệ thống trên các cấp độ ngôn ngữ của chúng, từ hình thức đến nội dung ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ điệu, từ vựng, hình thái, kết cấu, ngữ nghĩa, tu từ, sinh ngữ, tử ngữ, á ngữ… trong các hệ quy chiếu nhất định thuộc các trường phái ngôn ngữ học khác nhau (ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ học chức năng, ngôn ngữ học tạo sinh, v.v ) 2/ Trong nghiên cứu ngoại ngữ học ứng dụng, thì nội dung nghiên cứu là toàn bộ các vấn đề về phương pháp dạy-học ngoại ngữ cho các loại đối tượng người học thuộc từng dân tộc, vấn đề biên soạn chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy-học đa phương tiện, về thi cử và quản lí-chỉ đạo quá trình dạy-học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục chính quy và phi chính quy của từng nước A Nội dung nghiên cứu cơ bản Về phương diện ngoại ngữ học cơ bản, công tác nghiên cứu phải hướng tới tìm ra và hệ thống hoá toàn bộ những điểm tương đồng và những nét dị biệt cơ bản trong ngoại ngữ và nội ngữ trên tất cả các bình diện và ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ để có thể đưa ra được một bức tranh toàn cảnh với đầy đủ các các nội dung và hình thức trên một hệ quy chiếu xác định theo các trường phái ngôn ngữ học 1/- Ở cấp độ ngữ âm: ví dụ, lấy hệ thống ngữ âm của cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ Pháp- Việt làm nội dung nghiên cứu để có thể tìm ra được đối tượng nghiên cứu ngữ âm đối chiếu là những nét tương đồng và dị biệt trong hai hệ thống ngữ âm như: số lượng âm (nguyên âm, bán nguyên âm và phụ âm), đặc điểm cấu tạo các âm (âm mũi, âm môi, âm rung, âm sát, âm vang, âm điếc…), tổ hợp nguyên âm (nguyên âm đôi, nguyên âm ba), tổ hợp nguyên âm và bán nguyên âm, tổ hợp phụ âm (phụ âm đôi, phụ âm ba), âm tiết (đơn âm tiết và đa âm tiết), âm đầu vần, âm cuối vần, âm láy, âm luyến, âm câm… Kết quả của nghiên cứu này giúp ta biết được nguyên nhân của những thuận lợi và khó khăn trong việc người Việt lĩnh hội, thực hành phát âm tiếng Pháp, tìm ra các biện pháp khắc phục các ảnh hưởng của giao thoa từ tiếng Việt để đạt tới sự chính xác, hoàn hảo trong giao tiếp bằng tiếng Pháp 2/- Ở cấp độ từ vựng: ví dụ, lấy hệ thống từ vựng của cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ Nga- Việt làm nội dung nghiên cứu để tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt giữa các đơn vị từ vựng trong hai hệ thống như: số lượng đơn vị từ vựng, từ đơn, từ kép, từ ghép, từ láy, thực từ, hư từ, từ gốc, từ phái sinh, từ mới, từ cổ, từ mô phỏng, từ ngoại lai, phương thức cấu tạo từ… Kết quả của nghiên cứu này giúp ta dự báo được những thuận lợi và khó khăn trong việc ghi nhớ và tái tạo các đơn vị từ vựng được chính xác và nhanh chóng hơn trong hoạt động giao tiếp ở tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch tiếng Nga Từ đó cũng sẽ đề xuất ra được những hệ thống bài tập thực hành phù hợp và tối ưu để tích lũy và sử dụng các từ ngữ tiếng Nga 3/- Ở cấp độ hình thái: ví dụ, lấy hệ thống hình thái của cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ Nga- Việt làm nội dung nghiên cứu ta sẽ phải hướng tới đối tượng nghiên cứu là những tương đồng và dị biệt giữa hệ thống biến thái rất đa dạng và phức tạp của tiếng Nga với hệ thống hình thái không biến đổi của tiếng Việt Trước hết là cần chỉ ra sự khác biệt về số lượng các từ loại trong tiếng Nga và tiếng Việt: danh từ, tính từ, động từ, số từ, trạng từ, đại từ, giới từ, liên từ, thán từ Tiếp đến là cần phải phân tích, miêu tả, xác định chức năng của các hình thái biến đổi và không biến đổi trong từng loại từ tiếng Nga (loại từ biến thái:danh từ, tính từ, động từ, số từ, đại từ, loại từ không biến thái: trạng từ, giới từ, liên từ, than từ) để đối chiếu với từng loại từ tuy không biến đổi hình thái của tiếng Việt, nhưng vẫn thực hiện được đầy đủ các chức năng biểu đạt ý nghĩa hình thái của tiếng Nga Xét trên tổng thể của ngoại ngữ học Nga-Việt thì ở cấp độ hình thái hai ngôn ngữ này thể hiện nhiều nhất và rõ nét nhất sự khác biệt giữa ngoại ngữ với nội ngữ vì chúng đứng ở hai vị trí đối lập điển hình cho hai loại hình ngôn ngữ đông đảo nhất của cả loài người: ngôn ngữ biến thái (tiếng Nga) và ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt) Thực tế đây là trở ngại khó khắc phục nhất trong quá trình học tập cũng như trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Nga của người Việt Cho nên ngoại ngữ học Nga-Việt sẽ phải tìm ra những phương thức và phương pháp tối ưu để soạn thảo những chương trình, tài liệu giáo khoa với những hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập ngôn ngữ và giao tiếp được phân bố theo trình tự và liều lượng phù hợp với tâm lí ngôn ngữ của người Việt, những mong có thể giúp người học sớm vượt qua được những rào cản của cánh rừng bạt ngàn hình thái tiếng Nga và đạt được mục đích cuối cùng là sử dụng thành thạo tiếng Nga 4/- Ở cấp độ cú pháp: cũng lấy hệ thống cặp đôi ngoại ngữ-nội ngữ Nga-Việt làm ví dụ, ở đây ta phải hướng trọng tâm vào nghiên cứu đối tượng là những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ thống cú pháp tiếng Nga với hệ thống cú pháp tiếng Việt Trước hết phải so sánh, đối chiếu các quan hệ cú pháp, các đơn vị cú pháp tiêu biểu trong hai ngôn ngữ như: các quan hệ cú pháp (tương hợp, chi phối, kết liên), cụm từ, câu đơn, câu phức, câu khẳng định, câu phủ định, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, các loại thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, tính ngữ, trạng ngữ…), trật tự của từ trong câu, v.v Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu các đơn vị cú pháp với những đặc điểm về kết cấu đi kèm với các nội dung ý nghĩa ngữ pháp của chúng nhất định có thể chỉ ra được những nét tương đồng về ý nghĩa và những điểm khác biệt trong cách biểu đạt của các kiểu câu cú giữa hai ngôn ngữ Những kết quả nghiên cứu đối chiếu cú pháp Nga-Việt có giá trị hết sức quan trọng và thiết thực đối với việc phân bố ngữ liệu cú pháp gắn liền với yêu cầu rèn luyện các kỹ năng giao tiếp theo từng giai đoạn dạy-học và nhu cầu phát triển từng bước năng lực ngoại ngữ của người học và người dùng, bởi lẽ đơn vị giao tiếp cơ bản là hành động lời nói, mà mỗi lời nói đều phải được thể hiện dưới dạng một câu, cho dù đó là câu một thành phần hay là câu cụt 5/- Ở cấp độ ngữ nghĩa: xét trên bình diện tổng quát thì nhìn chung các ngôn ngữ hiện đại trên thế giới đều tương đương với nhau về khả năng biểu đạt bằng những phương tiện ngôn ngữ đặc thù dân tộc của mình hầu hết các nội dung tư tưởng, khoa học, sinh hoạt xã hội của cả loài người Không thể đánh giá cực đoan, có tính phân biệt chủng tộc rằng một số ngôn ngữ này là thượng đẳng, là cao cấp, là phong phú, còn đa số các ngôn ngữ khác là thấp kém, chưa phát triển, bởi vì ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện và nội dung văn hóa đặc thù mà các ngôn ngữ khác không có Ở đây luôn luôn có sự bổ sung, bù trừ cho nhau trong tổng số các phương tiện biểu đạt của các ngôn ngữ với nhau Giữa tiếng Nga với tiếng Việt cũng như vậy Ở cấp độ ngữ nghĩa các ngôn ngữ đều phân chia thành nhiều loại ngữ nghĩa: ý nghĩa ngoài ngôn ngữ gắn bó với nội dung các sự vật, các ý niệm tồn tại trong thực tiễn khách quan (con người, con vật, cây cối, nhà cửa, đồ dùng, máy móc, đất đai, ăn ở, đi lại, học hành, vui chơi, bệnh tật, trời đất, nóng lạnh, nắng mưa, xã hội, nhà nước, quân đội, v.v…) và ý nghĩa trong ngôn ngữ xuất phát từ những đặc điểm tự thân của từng ngôn ngữ (ý nghĩa các cách của danh từ, các ngôi của động từ thể hoàn thành và không hoàn thành trong tiếng Nga…, ý nghĩa ngôi thứ của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt…) Ở cả hai loại ngữ nghĩa này hầu như không thấy có những điểm tương đồng tuyệt đối giữa các ngôn ngữ, mà luôn luôn có những nét khác biệt, thậm chí rất tinh vi và tế nhị Do đó để có thể hiểu được chính xác, đầy đủ các sắc thái ý nghĩa tinh tế những lời nói, bài viết của tiếng nước ngoài, hoặc để có thể biểu đạt chính xác, đầy đủ các sắc thái ý nghĩa phong phú, tinh vi của tiếng mẹ đẻ thì ngoại ngữ học nhất thiết phải đi sâu phân tích, so sánh đối chiếu giữa ngoại ngữ với nội ngữ ở trên bình diện ngữ nghĩa học Công việc này loài người đã tự phát tiến hành từ xa xưa với những công trình từ điển đối chiếu song ngữ, những nhận xét, chú giải về các hiện tượng khác biệt giữa các từ ngữ, cấu trúc ngôn ngữ và cho tới ngày nay cũng đã có vô số công trình lớn nhỏ có giá trị trong lĩnh vực ngữ nghĩa học Tuy nhiên trong ngoại ngữ học Việt Nam những công trình về đối chiếu ngữ nghĩa học phần lớn mới chỉ dừng lại ở loại sản phẩm bao gồm các loại từ điển song ngữ, ngoài ra thì chỉ mới có lẻ tẻ những bài báo, luận văn, luận án về từng vấn để nhỏ lẻ, cho nên chưa tạo ra được một hệ thống đầy đủ các công trình nghiên cứu có tầm cỡ như các chuyên khảo về từng lĩnh vực để làm cơ sở khoa học giúp cho việc nâng cao hiệu quả và năng suất trong các hoạt động liên quan đến giảng dạy, học tập, phiên dịch và giao lưu mọi mặt với nước ngoài Đây quả là một không gian bao la còn hoang sơ mà ngoại ngữ học Việt Nam nói chung và ngoại ngữ học chuyên ngành Nga-Việt, Anh-Việt, Hán-Việt… phải dấn thân vào khai phá và giải quyết 5.1 Khu vực ngữ nghĩa đầu tiên phải chú trọng hẳn phải là khối từ vựng ngữ nghĩa Nga- Việt, vì ở đây có đầy đủ các khía cạnh nổi bật của hai loại ý nghĩa: ngoài ngôn ngữ và trong ngôn ngữ Chẳng hạn: дом – nhà, есть – ăn… Cảm nhận ban đầu tưởng như chúng hoàn toàn đồng nhất với nhau về ý nghĩa ngoài ngôn ngữ, vì ý nghĩa đầu tiên (nghĩa đen) của chúng đều chỉ khái niệm “nhà” (công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để sử dụng vào một việc nào đó – TĐ tiếng Việt, viện Ngôn ngữ học,1992) và “ăn” (tự cho vào cơ thể thức nuôi sống – TĐ tiếng Việt trên), nhưng nếu đi sâu phân tích sẽ thấy không phải hoàn toàn như thế, bởi lẽ từ điển tiếng Việt đó mới nêu ra được phần nào những nét nghĩa về cấu trúc, công năng, thao tác chủ yếu của chúng, còn trong nhận thức và tâm lí của người Nga và người Việt có rất nhiều nét không tương đồng cả về hình thức bề ngoài lẫn nội dung liên tưởng của các từ nêu trên Đó còn chưa kể ra hàng loạt các ý nghĩa phái sinh và cách dùng trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể của chúng Bởi thế những ý nghĩa cung cấp trong các từ điển là chưa đủ và cần phải có những nghiên cứu toàn diện, những phân tích sâu sắc hơn các hành động giao tiếp, các văn bản cụ thể của tiếng Nga và tiếng Việt thì mới làm rõ và thấu hiểu được nội hàm chính xác của từng từ trong ngữ cảnh Còn xét về ý nghĩa trong ngôn ngữ thì các hình thái biến đổi của danh từ và động từ trên luôn cung cấp đầy đủ và chính xác các ý nghĩa ngữ pháp về các cách, các ngôi được dùng trong từng trường hợp cụ thể của các từ tiếng Nga, trái lại những từ tiếng Việt tuy không có biến đổi về hình thái, nhưng vẫn có thể biểu đạt được những ý nghĩa ấy của tiếng Nga bằng các phương thức riêng của mình là dùng trật tự trước sau của từ hoặc thêm các từ phụ nghĩa “của”, “cho”, „vào”, “ra”, “trong”, “ngoài”, “đã”, “đang”, “sẽ”, “đi”, “hãy”, v.v… Bên cạnh loại ngữ nghĩa của các từ riêng biệt, trong các ngôn ngữ đều có một bộ phận không nhỏ các từ tổ cố định được hợp thành từ 2 từ đơn trở lên và thực hiện chức năng trong câu như những đơn vị từ vựng độc lập, đó là thành ngữ Thành ngữ của tiếng Nga và tiếng Việt không trùng nhau về số lượng, rất khác nhau về cấu trúc và cũng không hoàn toàn giống nhau về ngữ nghĩa Vốn thành ngữ của mỗi thứ tiếng đều là kết tinh của một lớp từ thuần chất nhất của ngôn ngữ và văn hoá dân tộc, phản ánh rất rõ cách tư duy độc đáo, cách nhìn nhận rất riêng của cộng đồng dân tộc về xã hội con người và thế giới khách quan, do vậy mà rất khó truyền đạt được cả nội dung ngữ nghĩa lẫn hình thức biểu đạt của các thành ngữ từ nước này sang thành ngữ nước khác Thực tế là rất hiếm gặp những thành ngữ tương đương trong hai ngôn ngữ (trừ một số ít thành ngữ nước này được dịch sát nghĩa, rồi được dùng mãi thành quen như những thành ngữ mới của nước kia), vì vậy mà người ta phải dùng lời nói thông thường để miêu tả và giải thích nội dung của thành ngữ của nước khác Mặc dù vậy, ngoại ngữ học không thể thoái thác việc thống kê, miêu tả, giải thích và đối chiếu thành ngữ để giúp người học, người dùng nắm được tốt hơn và tránh những hiểu lầm, sai sót trong giao tiếp, đồng thời còn có thể làm giàu thêm vốn thành ngữ của nội ngữ bằng các thành ngữ vay mượn từ ngoại ngữ Trong khu vực ngữ nghĩa từ vựng mỗi ngôn ngữ đều có rất nhiều từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa Chúng thường tập hợp thành từng nhóm với một từ trung tâm chứa đựng những nét nghĩa cơ bản, tiêu biểu chung cho cả nhóm, nhưng mỗi thành viên của nhóm bao giờ cũng có một vài nét nghĩa riêng nào đó, nếu không thì những từ trùng khớp hoàn toàn ấy trước sau cũng bị thải loại (trừ một số thuật ngữ khoa học có nguồn gốc xuất xứ khác nhau (бегемот – гипопотам, языкознание – лингвистика…) Song giữa các nhóm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa của ngoại ngữ và nội ngữ, tuy cũng có những nét tương đồng về ý nghĩa cơ bản như các nhóm từ đồng nghĩa của “nhà” và “ăn” chẳng hạn, nhưng chúng thường khác nhau cả về số lượng các thành viên lẫn các sắc thái ý nghĩa đặc trưng của từng từ trong cả hai ngôn ngữ Ngoại ngữ học Nga-Việt có thể và cần sớm tiến hành đối chiếu toàn diện các nhóm từ đồng nghĩa và trái nghĩa của hai ngôn ngữ để cung cấp cho người học và người dùng những thông tin chính xác và đầy đủ nhất, đồng thời chỉ ra các phương pháp tiếp cận hữu hiệu để có thể nắm bắt được đúng ý nghĩa nội dung trong câu nói tiếng Nga và có đủ khả năng diễn đạt tương đối trọn vẹn và chính xác những ý nghĩ của mình bằng tiếng Nga, nhất là tránh được những hiểu không đầy đủ, thậm chí là hiểu lầm thiện ý của nhau 5.2 Khu vực ngữ nghĩa thứ hai cũng không kém phần quan trọng và cũng có rất nhiều điểm tương đồng, song cũng có không ít những nét dị biệt giữa tiếng Nga và tiếng Việt là khu vực ý nghĩa ngữ pháp, bao gồm cả ý nghĩa hình thái và ý nghĩa cấu trúc cú pháp Vẫn lấy hai từ “nhà” và “ăn” để xem xét các ý nghĩa trong ngôn ngữ của chúng, thì thấy các hình thái biến đổi của danh từ và động từ tiếng Nga đó luôn cung cấp đầy đủ và chính xác các ý nghĩa ngữ pháp về các cách, các ngôi được dùng trong từng trường hợp cụ thể, trái lại những từ “nhà” và “ăn” của tiếng Việt tuy không có bất kì biến đổi nào về hình thái, nhưng chúng vẫn có thể biểu đạt được chính xác những ý nghĩa hình thái của tiếng Nga bằng các phương thức riêng của mình là dùng trật tự trước sau của từ hoặc thêm các từ phụ nghĩa như: “các”, “những”, “của”, “cho”, „vào”, “ra”, “trong”, ngoài”, “đã”, “đang”, “sẽ”, “đi”, “hãy” v.v…Các hệ thống hình thái của các từ loại tiếng Nga rất phong phú và cũng rất phức tạp, lại không có những hình thái tương tự ở trong tiếng Việt, cho nên ngoại ngữ học Nga-Việt cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu và tìm ra những phương thức đặc thù của tiếng Việt có giá trị ngữ nghĩa tương đương trong từng kiểu đơn vị hình thái của các từ loại tiếng Nga, đồng thời cần chỉ ra và nhấn mạnh những chỗ dễ hiểu, dễ dùng, và đặc biệt là những chỗ khó khăn thường gây trở ngại và kìm hãm quá trình nắm vững và sử dụng chuẩn xác tiếng Nga của người Việt B Nội dung nghiên cứu ứng dụng Ngoại ngữ học ứng dụng vừa là kim chỉ nam, vừa là cẩm nang cho hoạt động chuyển tải ngoại ngữ như những phương tiện giao tiếp mới tới người học và người dùng trong một nước cụ thể nào đó nhằm giúp cho họ nhanh chóng có thêm một công cụ giao tiếp hữu hiệu bên cạnh tiếng mẹ đẻ để tạo ra những năng lực chọn lọc, tiếp thu và chuyển hóa các sản phẩm vật chất và tinh thần của nước ngoài thành sở hữu của mình, từ đó làm phong phú thêm vốn văn hóa nước mình, đồng thời cũng để giới thiệu và chuyển tải đến bạn bè nngười nước ngoài có sử dụng ngoại ngữ đó những giá trị vật chất và tinh thần, vốn là những chủng loại sản vật đặc hữu và là những tinh hoa của dân tộc mình Vì vai trò to lớn và công dụng thiết thực ấy của ngoại ngữ học ứng dụng mà xưa nay không một nhà nghiên cứu và nhà giáo ngoại ngữ nào lại không ít nhiều đề cập đến các phương pháp, phương tiện dạy-học ngoại ngữ Thế giới đã có nhiều công trình công phu về giáo học pháp ngoại ngữ đại cương, trong đó đã đề cấp khá toàn diện và có hệ thống tất cả các bình diện, các cấp độ của ngoại ngữ học Song lại chỉ có rất ít công trình chuyên khảo sâu sắc và toàn diện về giáo học pháp ngoại ngữ cụ thể cho từng đối tượng dân tộc (Anh-Việt, Nga-Việt, Pháp -Việt, Anh-Nga, Nga-Anh, vv…) Những tài liệu giáo học pháp của các nước được đưa vào áp dụng tại Việt Nam trong nhiều năm qua đều tỏ ra kém hiệu quả, do đó chất lượng dạy-học ngoại ngữ chưa cao Vì thế công tác nghiên cứu các ngoại ngữ học ứng dụng cụ thể Anh-Việt, Pháp-Việt, Nga-Việt, Hán-Việt đang là những đòi hỏi bức thiết của nhà trường và xã hội Việt Nam không chỉ trong giai đoạn trước mắt, mà còn cho cả lâu dài mãi mãi về sau Tuy là một khoa học ứng dụng của ngoại ngữ học, nhưng giáo học pháp ngoại ngữ đại cương và cụ thể đều có tính chất lí thuyết rất cao và tính thực tiễn rất sát, bởi vì nó chẳng những có những phần lí thuyết cơ bản riêng, mà lại còn phải thường xuyên liên hệ và triệt để sử dụng những thành tựu của nhiều ngành khoa học khác (ngôn ngữ học, giáo dục học, tâm lí học, dân tộc học, văn hóa học, xã hội học, giá trị học…), và bởi vì nó phải luôn luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn, phải xuất phát từ đối tượng người học cụ thể, phải căn cứ vào nhu cầu, khả năng và điều kiện thực tiễn của người học, người dùng và của xã hội hiện tại Về đại thể ngoại ngữ học ứng dụng (cả đại cương và cụ thể) đều có nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết các nội dung chính sau đây: 1/- Vị trí của ngoại ngữ trong giáo dục Cần xác định và làm cho xã hội hiểu rõ: ngoại ngữ vừa là môn văn hóa cơ bản vừa là môn công cụ tư duy sáng tạo trong chương trình giáo dục, bởi vì ngoại ngữ có thể cung cấp bổ sung cho mọi người một lượng thông tin đáng kể về các lĩnh vực đời sống của xã hội các nước, do đó làm giàu vốn tri thức cho từng người và cho toàn xã hội, đồng thời giúp cho việc phát triển tư duy logic và nâng cao năng lực sáng tạo của mọi người Điều này được chứng minh bằng những kết quả nghiên cứu và bằng những thí dụ cụ thể, sinh động có trong thực tiễn đời sống trong nước Trên cơ sở những nhận thức đó mà giáo học pháp ngoại ngữ phải phân tích, phân loại và xác định các mục đích, yêu cầu cho từng đối tượng người học cụ thể 2/- Những cơ sở khoa học liên ngành quan trọng nhất của ngoại ngữ học ứng dụng 2.1 Bất cứ một ngoại ngữ nào về bản chất cũng đều mang tất cả các tính chất cơ bản chung của ngôn ngữ loài người và cộng thêm những nét đặc trưng của riêng mình, nên trước hết giáo học pháp ngoại ngữ phải dựa vào ngôn ngữ học để xác định những nội dung ngôn ngữ cần dạy-học cho cả quá trình và cho từng giai đoạn, liều lượng từng phần cụ thể ra sao, thứ tự tiếp nối các nội dung trong quá trình dạy-học thế nào v.v 2.2.Giáo học pháp ngoại ngữ nhất thiết phải dựa vào chuyên ngành tâm lí học ngôn ngữ và cùng tiến hành nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong quá trình học tập và giao tiếp bằng ngoại ngữ như: cơ chế sinh lí của hoạt động ngoại ngữ (cơ chế nói, nghe, viết, đọc tiếng nước ngoài), mục đích và động cơ học ngoại ngữ, kỹ năng và kĩ xảo giao tiếp bằng ngoại ngữ, trí nhớ đối với các ngoại ngữ cụ thể v.v… 2.3 Giáo dục học rất cần cho quá trình dạy-học ngoại ngữ, vì bản thân mỗi ngoại ngữ (thường là những ngôn ngữ phát triển cao trên thế giới) bao giờ cũng chứa đựng và phản ánh toàn bộ nền văn hóa của dân tộc ấy, trong đó có rất những tinh hoa nổi trội, mặt khác lại vẫn có không ít những thứ thấp kém, không phù hợp với yêu cầu giáo dục nhân cách học sinh Giáo học pháp ngoại ngữ bắt buộc phải xem xét, định hướng chọn lọc nội dung văn hóa theo những chuẩn mực văn hóa, khoa học, đạo đức phù hợp với thực tiễn cuộc sống của dân tộc mình, đồng thời đề ra những biện pháp phòng ngừa, loại bỏ những gì có thể tác hại đối với người học 3/ Giáo học pháp ngoại ngữ với tư cách là bộ môn khoa học ứng dụng cần nghiên cứu và đề ra một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp, thủ thuật cho bản thân từng trường phái giáo học pháp ngoại ngữ nói chung và cho từng cặp ngoại ngữ-nội ngữ nói riêng để áp dụng vào thực tiễn dạy-học trong nước mình Một nội dung cơ bản của ngoại ngữ học ứng dụng là nghiên cứu lí thuyết sách giáo khoa ngoại ngữ để có những chủ trương chính xác, kịp thời cho việc biên soạn, xuất bản và sử dụng các phức hợp sách giáo khoa hiện đại phù hợp các đối tượng và mục đích dạy-học Chẳng hạn, ngoại ngữ học ứng dụng Nga-Việt hiện nay chủ yếu thuộc trường phái giao tiếp-cá thể hóa (hoặc giao tiếp có phân hóa), trong đó có những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ là: đảm bảo tính giao tiếp trong suốt quá trình dạy-học, đảm bảo tính phân hóa đối tượng học sinh (cho phù hợp với khả năng tiếp thu các phần nội dung khác nhau), đảm bảo tính tự giác-tích cực của người học, đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm dân tộc của người học Theo những nguyên tắc cơ bản này, giáo học pháp ngoại ngữ Nga-Việt còn phải đi sâu nghiên cứu những phương pháp cụ thể cho việc dạy-học các kiến thức tiếng Nga, các kỹ năng giao tiếp nghe hiểu, đọc hiểu, các kỹ năng nói, viết, dịch, những phương pháp biên soạn các hệ thống bài tập, những hình thức và nội dung thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy-học, v.v…Nhìn chung việc dạy-học tiếng Nga ở Việt Nam hiện nay đều tuân theo những yêu cầu của sách giáo khoa và phương pháp của trường phái giao tiếp-cá thể hóa nêu trên và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ Dĩ nhiên, thực tiễn vẫn đang đòi hỏi ngoại ngữ học ứng dụng Nga-Việt phải tiếp tục đi sâu giải quyết nhiều vấn đề dạy-học và chỉ đạo còn yếu kém để sớm tiến tới xây dựng ngành giáo học pháp ngoại ngữ Nga-Việt thành một khoa học hoàn chỉnh và tiến bộ Mục tiêu này chỉ có thể đạt được bằng sự cố gắng, tích cực tham gia của toàn thể những người yêu quý tiếng Nga: từ học sinh, giáo viên đến các nhà Nga ngữ học V Phương pháp nghiên cứu ngoại ngữ học Cũng như bất cứ ngành khoa học nào khác, ngoại ngữ học đòi hỏi phải có những cách tiếp cận và phương pháp của riêng mình, nhưng không thể không áp dụng và tuân theo những phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến nói chung Đối với ngoại ngữ học cơ bản thì chủ yếu áp dụng các phương pháp sau: quan sát, nghiên cứu tài liệu, miêu tả, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh hình thức và phương thức biểu đạt của ngoại ngữ với cách biểu đạt ở trong nội ngữ hoặc so sánh ngược lại, đối chiếu từ chiều sâu của cấu trúc-ngữ nghĩa trong ngoại ngữ và nội ngữ… Còn đối với ngoại ngữ học ứng dụng thì thường áp dụng các phương pháp sau: tìm đọc, nghiên cứu, phân tích và đánh giá tài liệu lí luận và kinh nghiệm thực tiễn, quan sát quá trình dạy-học, ghi chép và phân tích các tiết dạy-học, đề xuất và tiến hành các thực nghiệm sư phạm ở các quy mô khác nhau, soạn thảo và thực hiện các bài trắc nghiệm về kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, xây dựng và áp dụng các mô hình dạy-học… Tổng thể của tất cả các vấn đề trình bày ở trên chính là nội hàm của bộ môn NGOẠI NGỮ HỌC hay KHOA HỌC NGOẠI NGỮ

Ngày đăng: 09/03/2024, 18:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan