1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

USING PYROLYTIC POTENTIAL ACID SULPHATE SOIL TO ADSORB PHOSPHORUS IN BIOGAS SOLUTION

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 771,59 KB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kinh Doanh - Business Tạ p chí Khoa họ c Trườ ng Đạ i họ c Cầ n Thơ Tập 57, Số Chuyên đề Môi trườ ng và Biến đổi khí h ậu (2021)(1): 24-33 24 DOI:10.22144ctu.jsi.2021.026 SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN TIỀM TÀNG NUNG HẤP PHỤ LÂN TRONG NƯỚC THẢI SAU TÚI Ủ BIOGAS Nguyễn Hữu Chiếm, Phạm Ngọc Thoa, Phạm Văn Toàn Nguyễn Xuân Lộc, Tăng Lê Hoài Ngân, Trương Thị Phiên và Huỳnh Thị Thanh Trúc Khoa Môi Trườ ng và Tài nguyên Thiên nhiên, Trườ ng Đạ i họ c Cầ n Thơ Ngườ i chịu trách nhiệm về bài viết: Nguyễn Hữu Chiếm (email: nhchiemctu.edu.vn) Thông tin chung: Ngày nhận bài: 12042021 Ngày nhận bài sửa: 27072021 Ngày duyệt đăng: 15112021 Title: Using pyrolytic potential acid sulphate soil to adsorb phosphorus in biogas solution Từ khóa: Biogas, đất phèn, đất phèn tiềm tàng nung, hấp phụ lân Keywords: Acid sulphate soil, biogas, phophorus adsorption, pyrolytic potential acid sulphate soil ABSTRACT Study on pyrolytic potential acid sulphate soil to absorb phosphorus in biogas effluents was conducted in the lab. Two experiments were arranged randomly, with 5 repetitions: the first experiment used soil types consist of potential acid sulphate soil pyrolyzed with oxygen and the second experiment used soil types consist of potential acid sulphate soil pyrolyzed without oxygen. The soil weight of each type used included: 0 g, 5 g, 7.5 g, 10 g, 12.5g and 15g. The reaction time in both experiments was 30 min. The results showed that the treatment of 7,5 g soil material of both pyrolytic soils had the highest phosphorus absorbent capacity. However, the phosphorus absorbent capacity of pyrolytic potential acid sulphate soil without oxygen was higher than that with oxygen and they were 98,96 and 86,92, respectively. The pyrolytic potential acid sulphate soil without oxygen can be used to adsorb phosphorus in the biogas effluents. TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng vật liệu đất phèn tiềm tàng nung hấp phụ lân trong nước thải sau túi ủ biogas được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hai thí nghiệm đều được bố trí ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại: thí nghiệm 1 sử dụng loại đất phèn nung trong điều kiện có oxy và thí nghiệm 2 sử dụng đất phèn nung trong điều kiện không oxy. Khối lượng đất của mỗi loại được sử dụng gồm: 0 g, 5 g, 7,5 g, 10 g, 12,5 g và 15 g. Thời gian phản ứng ở cả hai thí nghiệm là 30 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất phèn tiềm tàng nung không có oxy, hiệu suất hấp phụ khá cao, đạt 98,96 ở nghiệm thức 7,5 g. Trong khi đất phèn tiềm tàng nung có oxy cũng đạt hiệu suất cao nhất ở nghiệm thức 7,5 g đất, nhưng có hiệu suất hấp phụ thấp hơn (86,92 ) so với đất nung không oxy. Kết luận, có thể sử dụng đất phèn tiềm tàng nung trong điều kiện không oxy để hấp phụ lân trong nước thải biogas là tốt nhất. 1. GIỚI THIỆU Lân là nguyên tố cần thiết cho động vật và thực vật trên trái đất. Theo Nguyễn Thị Kiều Phương (2011), hàm lượng tổng lân (TP) trong nước thải biogas khá cao, dao động khoảng 139,52 mgL. Tuy nhiên, lân hiện diện quá nhiều trong thủy vực nó có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng. Khi nồng độ lân trong thủy vực cao hơn 0,02 mgL, sự phú dưỡng sẽ xảy ra (Xiong et al., 2011). Vì vậy, việc loại trừ các ion lân ra khỏi nước là cần thiết. Có nhiều kỹ thuật đã được áp dụng để loại trừ lân ra khỏi nước thải, và các phương pháp thường Tạ p chí Khoa họ c Trườ ng Đạ i họ c Cầ n Thơ Tập 57, Số Chuyên đề Môi trườ ng và Biến đổi khí h ậu (2021)(1): 24-33 25 được sử dụng bao gồm sự cô kết hóa học (Greenlee et al., 2010), xử lý sinh học (Wang et al., 2009), và sự hấp phụ (Liu Hesterberg, 2011). Trong số này, sự hấp phụ được xem là kỹ thuật tương đối hiệu quả cho sự loại bỏ lân. Để lựa chọn phương pháp hấp phụ, khả năng hấp phụ cao và giá thành thấp, cả hai cách đều là chìa khóa để lựa chọn. Một sự cố gắng lớn đã được thực hiện dựa trên những sự hấp phụ ít tốn kém đã làm qua nhiều năm qua, đặc biệt là đối với chất thải khoáng tự nhiên và công nghiệp, như đá vôi (Johansson, 1999), hợp chất chứa sắt (Zeng et al., 2008), hợp chất chứa nhôm (Shin et al., 2004), zeolite tự nhiên (Sakadevan Bavor, 1998), bitton chứa sắt (Zeng et al., 2004), nước thải chứa sắt (Song et al., 2011), chất thải lò nung (Kostura et al., 2005) và các vật liệu khác. Trong nghiên cứu này, đất phèn tiềm tàng (ĐPTT) nung ở nhiệt độ 500°C, chứa hàm lượng sắt và nhôm cao (lần lượt là 0,637 và 2,83 meq100 g) được sử dụng để hấp phụ lân trong nước thải biogas. Đây là phương pháp rẻ tiền vì vật liệu đất phèn là tự nhiên, hiện diện rất nhiều và phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương tiện ĐPTT được lấy tại khu bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước Hòa An, Hậu Giang bằng khoan muỗng dài 1 m, có đường kính 80 mm. Tầng ĐPTT nằm ở độ sâu 90-200 cm, có các đặc điểm hình thái được mô tả như sau: Lớp sét pha thịt màu xám (2,5YR50) không cấu trúc dẻo dính bán thuần thục; một vài rễ cây bán phân hủy, pHH2O2 < 2, chứa Fe. Nước thải sau túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là phân heo. Hình 1. Máy ép đất và máy nung VMF 165 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các mẫu đất làm thí nghiệm được lấy trong tầng sinh phèn (pyrite horizon) tại khu Hòa An. Tầng sinh phèn được xác định khi tầng đất phản ứng với H2O2 35 và có pHH2O2

Ngày đăng: 09/03/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w