Giáo Dục - Đào Tạo - Kinh tế - Thương mại - Mầm non TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON – NGHỆ THUẬT ---------- NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI TẠI TRỜNG MẦM NON KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 LỜI CẢM ƠN TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON – NGHỆ THUẬT ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI TẠI TRỜNG MẦM NON Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM MSSV: 2115011207 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON KHÓA 2015 – 2019 Cán bộ hƣớng dẫn ThS. VŨ THỊ HỒNG PHÚC MSCB: …….. Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 Lời đầu tiên của bài khóa luận, em xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành tớ i các thầy giáo, cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non – Nghệ thuật trƣờng Đại học Quảng Nam đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình họ c tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Th.S Vũ Thị Hồng Phúc đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứ u và hoàn thành khóa luận. Đồng thời, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Trung tâm thƣ viện trƣờng Đại học Quảng Nam, Ban Giám Hiệu, giáo viên và các cháu trƣờng Mẫ u giáo Sóc Nâu – huyện Núi Thành đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài. Sau hết, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những ngƣời luôn động viên và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, ngày 26 tháng 4 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Diễm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệ u và các kết quả nghiên cứu trong đề tài khóa luận này là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hoàng Diễm DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 1 CSVC Cơ sở vật chất 2 ĐDDH Đồ dùng dạy học 3 ĐC Đối chứng 4 GV Giáo viên 5 LQCC Làm quen chữ cái 6 MG Mẫu giáo 7 MN Mầm non 8 NXB Nhà xuất bản 9 SL Số lƣợng 10 STN Sau thực nghiệm 11 TC Tiêu chí 12 TL Tỉ lệ 13 TN Thực nghiệm 14 STN Sau thực nghiệm DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi. 24 2 Biểu đồ 2.2 Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi. 26 3 Biểu đồ 2.3 Thực trạng về mật độ thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQCC. 26 4 Biểu đồ 2.4 Những loại đồ dùng dạy học giáo viên thƣờng thiết kế và sử dụng trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi. 27 5 Biểu đồ 2.5 Thực trạng những khó khăn của giáo viên Mầm non khi thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái. 29 6 Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và nhóm TN trƣớc TN tác động. 52 7 Biểu đồ 3.2 So sánh mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trƣớc và sau TN. 54 8 Biểu đồ 3.3 So sánh mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm TN trƣớc và sau TN 55 9 Biểu đồ 3.4 So sánh mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và nhóm TN sau TN tác động 56 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Kết quả nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi. 23 2 Bảng 2.2 Nhận thức của giáo viên về yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái. 24 3 Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên về các nguyên tắc khi thiết kế đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ. 25 4 Bảng 2.4 Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi. 25 5 Bảng 2.5 Thực trạng về mật độ thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQCC. 26 6 Bảng 2.6 Những loại đồ dùng dạy học giáo viên thƣờng thiết kế và sử dụng trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi. 27 7 Bảng 2.7 Những khó khăn của giáo viên khi thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi . 28 8 Bảng 2.8 Kết quả đánh giá thực trạng mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng MG Sóc Nâu. 31 9 Bảng 3.1 Chƣơng trình tiến hành thực nghiệm tại lớp TN 50 10 Bảng 3.2 Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và nhóm TN trƣớc TN tác động. 52 11 Bảng 3.3 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả đo đầu vào ở hai nhóm ĐC và TN. 53 12 Bảng 3.4 Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trƣớc và sau TN. 54 13 Bảng 3.5 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả đo nhóm ĐC trƣớc và sau TN. 54 14 Bảng 3.6 Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm TN trƣớc và sau TN. 55 15 Bảng 3.7 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả đo nhóm TN trƣớ c và sau TN. 56 16 Bảng 3.8 Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và nhóm TN sau TN tác động 56 17 Bảng 3.9 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả đo sau thực nghiệm ở hai nhóm ĐC và TN 57 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................................2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 2 3.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 5.2.1. Phƣơng pháp quan sát ............................................................................................ 3 5.2.2. Phƣơng pháp sử dụng phiếu điều tra (Anket)........................................................ 3 5.2.3. Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia ......................................................................3 5.2.4. Phƣơng pháp thực hành ......................................................................................... 3 5.2.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................3 5.2.6. Phƣơng pháp thống kê số liệu toán học .................................................................3 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 3 7. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................4 8. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4 9. Cấu trúc đề tài ..............................................................................................................5 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................6 CHƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI ........................................6 TẠI TRỜNG MẦM NON ............................................................................................ 6 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ...........................................................................6 1.1.1. Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học ....................................................................6 1.1.1.1. Thiết kế ...............................................................................................................6 1.1.1.2. Sử dụng ...............................................................................................................6 1.1.1.3. Đồ dùng dạy học .................................................................................................7 1.1.2. Làm quen chữ cái ..................................................................................................7 1.1.3. Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái .......................................7 1.2. Một số vấn đề về đồ dùng dạy học ở trƣờng Mầm non............................................8 1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi.........................................................................8 1.2.1.1. Tri giác, trí nhớ, tƣ duy.......................................................................................8 1.2.1.2. Ngôn ngữ ............................................................................................................8 1.2.1.3. Chú ý...................................................................................................................9 1.2.2. Yêu cầu của đồ dùng dạy học ở trƣờng Mầm non ................................................9 1.2.3. Ý nghĩa của đồ dùng dạy học ở trƣờng Mầm non ...............................................11 1.2.4. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ mầm non ....................11 1.3. Một số vấn đề về hoạt động làm quen chữ cái ở trƣờng Mầm non ........................ 11 1.3.1. Nội dung của hoạt động làm quen chữ cái ở trƣờng Mầm non ........................... 11 1.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động làm quen chữ cái ...................................................13 1.3.3. Vai trò của hoạt động làm quen chữ cái ở trƣờng Mầm non ............................... 13 1.3.4. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ cái ở trƣờng Mầm non ..............14 1.3.4.1. Giới thiệu chƣơng trình làm quen với chữ cái ..............................................14 1.3.4.2. Phƣơng pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái mới ...........................................14 1.3.4.3. Dạy trẻ tập tô chữ cái theo mẫu ....................................................................15 1.4. Một số vấn đề về thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức hoạt độ ng làm quen chữ cái ............................................................................................................15 1.4.1. Vai trò của thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức hoạt động làm quen chữ cái ...................................................................................................................15 1.4.2. Yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái ....................... 16 1.4.3. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ....................................................................................................................... 16 1.2.4.1. Đồ dùng phải đảm bảo tính mục tiêu ............................................................ 16 1.2.4.2. Đồ dùng phải đảm bảo tính tính dân tộc, khoa học và thực tiễn...................17 1.2.4.3. Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu, kĩ thuật sử dụng để thiết kế đồ dùng cho trẻ mầm non .....................................................................................................................17 1.2.4.4. Đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mĩ ............................................................. 18 1.2.4.5. Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, kinh tế ...........................................18 1.2.4.6. Đồ dùng phải đảm bảo tính đa dạng ............................................................. 18 TIỂU KẾT CHƠNG 1 ................................................................................................ 19 CHƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI TẠI TRỜ NG MẪU GIÁO SÓC NÂU ................................................................................................ 20 2.1. Vài nét về trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu .....................................................................20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................20 2.1.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học .............................................................. 20 2.1.3. Số lƣợng trẻ trong trƣờng ....................................................................................20 2.1.4. Đội ngũ cán bộ giáo viên .....................................................................................21 2.2. Khảo sát thực trạng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu ............................................................ 21 2.2.1. Khái quát về quá trình điều tra ............................................................................21 2.2.1.1. Mục đích điều tra .......................................................................................... 21 2.2.1.2. Khách thể điều tra ......................................................................................... 22 2.2.1.3. Đối tƣợng điều tra ......................................................................................... 22 2.2.1.4. Nội dung điều tra........................................................................................... 22 2.2.1.5. Phƣơng pháp điều tra ....................................................................................22 2.2.1.6 Thời gian điều tra ........................................................................................... 23 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................................23 2.2.3. Đánh giá thực trạng ............................................................................................. 31 2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................................32 TIỂU KẾT CHƠNG 2 ................................................................................................ 33 CHƠNG 3: THIẾT KẾ, SỬ DỤNG VÀ THỰC NGHIỆM ĐỒ DÙNG DẠY HỌ C TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI ......................................................... 34 3.1. Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi .............................................................................................................................. 34 3.1.1 Quy trình thiết kế đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái ...............34 3.1.2. Xây dựng nội dung thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt độ ng làm quen chữ cái cho trẻ .......................................................................................................35 3.1.3. Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ .......................................................................................................................................35 3.2. Thực nghiệm sƣ phạm đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ .......................................................................................................................................49 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................... 49 3.3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ........................................................................................ 49 3.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm .....................................................................49 3.3.4. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 49 3.3.5. Tiêu chí và thang đánh giá...................................................................................51 3.3.6. Chuẩn bị và tiến hành thực nghiệm .....................................................................51 3.3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................52 TIỂU KẾT CHƠNG 3 ................................................................................................ 58 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................59 1. Kết luận...................................................................................................................... 59 2. Khuyến nghị ..............................................................................................................60 2.1 Đối với nhà trƣờng ..................................................................................................60 2.2 Đối với giáo viên .....................................................................................................61 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................62 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, vì thế đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển. Đại hội Đảng khóa IX đã xác định “Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời”. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo đƣợc xem là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là giáo dục Mầm non, có một vị trí rất quan trọng, là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ hệ thống. Ở lứa tuổi Mẫu giáo, phƣơng pháp giáo dục chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học tập và khám phá thông qua việc chúng chơi hằng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi, trẻ có đƣợc hiểu biết, kĩ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Nhƣ vậy, vui chơi là hoạt động chủ đạo của giai đoạn này và để tổ chức các hoạt động chơi mà học giáo viên cần có nhiều đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ. Chính những đồ dùng dạy học này giúp trẻ đƣợc thao tác, đƣợc hoạt động, trải nghiệm, đƣợc thể hiện những nhu cầu cá nhân, đƣợc phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ cái của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng. Làm quen chữ cái giúp trẻ bƣớc đầu nhận biết đƣợc các chữ cái, phát âm chuẩn chữ cái trong các từ trọn vẹn; là cơ hội tốt để sớm hình thành cho trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen chữ cái hƣớng đến phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi. Làm quen chữ cái là việc chuẩn bị hành trang “Tiếng Việt” vững chắc để trẻ vào lớp 1 và nó cũng là phƣơng tiện hỗ trợ cho trẻ lĩnh hội kiến thức sau này. Bên cạnh đó, hoạt động này giúp cho trẻ phát triển tƣ duy trực quan hành động, tƣ duy trực quan hình tƣợng và phát triển thể chất thông qua các cơ ngón tay, cơ bàn tay phải hoạt động nhiều để tập, rèn chữ viết. Hiện nay ở các trƣờng Mầm non và Mẫu giáo, nội dung làm quen chữ cái đƣợc tiến hành với nhiều phƣơng pháp và biện pháp khác nhau, trong đó sử dụng đồ dùng dạy học đƣợc coi là là phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc. Vì, thông qua vui chơi trẻ sẽ 2 hứng thú, tập trung để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Từ đó giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế các giáo viên đã cố gắng làm đồ dùng dạy học nhƣng việc áp dụng và tận dụng ĐDDH chƣa mang lại hiệu quả cao. Là một giáo viên Mầm non tƣơng lai, tôi nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ và hiểu đƣợc đặc điểm của trẻ lứa tuổi này rất thích đồ chơi đẹp nhƣng cũng rất mau chán. Nắm đƣợc tình hình thực tiễn trên, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo ra nhiều đồ dùng mới lạ, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động, vừa giáo dục phát triển trí tuệ vừa phát triển tình cảm thẩm mĩ để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái tại trƣờng mầm non” để nghiên cứu làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trƣờng Mầm non. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy họ c trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu. - Thiết kế, sử dụng và thực nghiệm đồ dùng dạy học trong hoạt độ ng làm quen chữ cái. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu tài liệu, sách báo, truy cập internet nhằm tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đề, cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài. 3 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát đồ dùng dạy học và cách thức sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu, Núi Thành, Quảng Nam. 5.2.2. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra (Anket) Sử dụng các phiếu hỏi đối với giáo viên nhằm thu thập thông tin liên quan đến thái độ, nhận thức và cách thức thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái cho trẻ tại trƣờng. 5.2.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các thầy cô trong khoa Tiểu học – Mầm non – Nghệ thuật, giáo viên hƣớng dẫn và các giáo viên trong trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu để định hƣớng đúng trong quá trình nghiên cứu và góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp thực hành - Thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ làm quen chữ cái tại trƣờng mầm non. - Tiến hành cho trẻ thực hành với các đồ dùng dạy học đã thiết kế. 5.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để phân tích, đánh giá hiệu quả của công việ c thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái tại trƣờng Mẫ u giáo Sóc Nâu, Núi Thành, Quảng Nam. 5.2.6. Phương pháp thống kê số liệu toán học Thống kê các số liệu và phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu trong thực trạ ng và thực nghiệm. 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ trƣớc đến nay vấn đề đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái đã có một số tài liệu đề cập đến. Các tài liệu này đã chỉ ra những nguyên tắc, biện pháp, trò chơi cũng nhƣ việc sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, cụ thể: Tác giả Trƣơng Minh Trí đã đƣa ra những nguyên tắc khi thiết kế một đồ dùng dạy học trong bài nghiên cứu khoa học “Những nguyên tắc cơ bản để thiết kế đồ dùng cho trẻ em”của mình. Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế một số đồ dùng dạy học giúp trẻ Mẫu giáo lớn phát triển tư duy tích cực trong trường Mầm non” của các cô tổ Mẫu giáo Lớn trƣờng 4 Mầm non Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã thiết kế một số đồ dùng dạ y học về làm quen với toán và bộ sách “kỹ năng sống” cho trẻ. Tác giả Phạm Thị An đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái”. Theo tác giả để trẻ học tốt cần: “gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen chữ cái”, “tạo môi trƣờng làm quen chữ cái”, “làm quen chữ cái qua trò chơi”, “lồng ghép tích hợp các môn học”, “cho trẻ làm quen chữ cái mọi lúc mọi nơi” và “phối hợp với gia đình”. Th.S Hứa Thị Lan Anh (CĐSPTW TP.HCM) đã nghiên cứu về bài tập và trò chơi cho trẻ làm quen chữ viết trong bài nghiên cứu khoa học “Một số bài tập, trò chơi nhằm cho trẻ làm quen với chữ viết”. Cô cho rằng để nâng cao chất lƣợng làm quen chữ viết ở trẻ cần cho trẻ tham gia một số bài tập, trò chơi nhƣ: tìm và nối những chữ cái có trong từ tƣơng ứng, về đúng nhà, tìm và nối các từ giống nhau, tìm từ tƣơng ứng với hình, từ điển chữ. Trong cuốn Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, tác giả Đinh Hồng Thái đã đƣa ra nội dung và phƣơng pháp dạy trẻ làm quen chữ viết. Nhìn chung, đã có một số tác giả, nhà khoa học, nhà giáo dục đã có công trình nghiên cứu. Tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể về việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái ở trƣờng Mầm non. Vì vậy, tôi mạnh dạn bƣớc đầu thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái. Hy vọng đề tài có thể giúp đƣợc phần nào trong Giáo dục Mầm non ở trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu. 7. Đóng góp của đề tài Về lý luận: Góp phần hệ thống các vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi. Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng trƣờng Mẫ u giáo Sóc Nâu và giúp giáo viên mầm non hiểu đƣợc vai trò cũng nhƣ việc thiết kế, sử dụng của đồ dùng dạy họ c trong hoạt động làm quen chữ cái tại trƣờng. Góp phần nhỏ bé vào kho tài liệu của trƣờng Đại học Quảng Nam để làm tƣ liệu cho sinh viên khóa sau. 8. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt độ ng làm quen chữ cái cho trẻ tại trƣờng Mầm non. 5 Về địa bàn nghiên cứu: Trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu – huyện Núi Thành – tỉ nh Quảng Nam. Độ tuổi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấ u trúc bài khóa luận gồm có 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái tại trƣờng Mầm non. - Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy họ c trong hoạt động làm quen chữ cái tại trƣờng Mẫu giáo Sóc Nâu. - Chƣơng 3: Thiết kế, sử dụng và thực nghiệm đồ dùng dạy học trong hoạt độ ng làm quen chữ cái. 6 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI TẠI TRỜNG MẦM NON 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học 1.1.1.1. Thiết kế Theo George Cox: “Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tƣởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn ngƣờ i dùng hoặc khách hàng. Thiết kế có thể đƣợc mô tả nhƣ sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.” 28 Theo Bách Khoa toàn thƣ quan niệm: “Thiết kế là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ƣớc nhằm tạo dựng một đối tƣợng, một hệ thống hoặc một tƣơng tác giữa ngƣời với ngƣời có thể đo lƣờng đƣợc (nhƣ ở các bản vẽ chi tiết kiến trúc, bản vẽ kĩ thuật, quy trình kinh doanh, sơ đồ mạch điện, mẫu cắt may). Ở các lĩnh vực khác nhau, việc thiết kế đƣợc gắn những ý nghĩa khác nhau. Trong một số trƣờng hợp, việc xây dựng, tạo hình trực tiếp một đối tƣợng (nhƣ với nghề gốm, công việc kĩ thuật, quản lý lập trình và thiết kế đồ họa...) cũng đƣợc coi là vận dụng tƣ duy thiết kế” Vậy có thể hiểu rằng: Thiết kế là việc sáng tạo ra một kế hoạch, một sản phẩm nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác để đi đến một mục đích cụ thể nào đó. 1.1.1.2. Sử dụng Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng: “Sử dụng là đem dùng vào một công việc: sử dụng gạch, ngói, vôi, cát để xây nhà; sử dụng gỗ đóng bàn ghế; sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ”.29, tr.1471 Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm: sử dụng có nghĩa là dùng. 6, tr.727 Vậy, sử dụng là việc dùng các đối tượng, vật dụng, sản phẩm, kế hoạch phục vụ cho mục đích, yêu cầu nào đó của con người. Mỗi đối tƣợng có một cách sử dụng khác nhau và dùng vào nhiều mục đích khác nhau do đó cần phải tìm hiểu, khai thác, khám phá cách sử dụng trƣớc khi dùng. 7 1.1.1.3. Đồ dùng dạy học Theo Đặng Phúc Tịnh: “Đồ dùng dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp đối tƣợng vật chất mà ngƣời giáo viên sử dụng với tƣ cách là phƣơng tiện điều khiển hoạt động nhận thức; phƣơng tiện giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyế t khoa học... nhằm hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục”. Tác giả Phùng Thị Tƣờng cho rằng: “Đồ dùng dạy học là những đồ vật dùng để minh họa nội dung bài dạy và làm cho lời nói của GV cụ thể, dễ hiểu hơn. Đồ dùng dạy học chủ yếu đƣợc giáo viên sử dụng hay hƣớng dẫn ngƣời học cùng sử dụng” 26, tr.120. Theo ông Lê Đức Hiền: “Đồ dùng dạy học là những thứ cô giáo phải sử dụ ng lấy, hay hƣớng dẫn trẻ sử dụng, trẻ dùng dƣới sự giám sát của cô giáo. Có những vậ t vừa là đồ chơi, vừa là đồ dùng dạy học” 9, tr.145 Vậy ngƣời viết cho rằng, đồ dùng dạy học là những đồ vật, đối tượng vật chất mà giáo viên sử dụng để minh họa cho bài dạy, làm cho lời nói của GV cụ thể hơn, người học cảm thấy hứng thú và có những đồ dùng dạy học cũng chính là đồ chơi giúp người học ôn tập lại kiến thức đã được học. 1.1.2. Làm quen chữ cái Có nhiều định nghĩa khác nhau về làm quen chữ cái. Ở đây chúng tôi chỉ giải thích liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Tác giả Cao Thị Phúc cho rằng: Làm quen là bắt đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng. Chữ cái là kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ viết. 17, tr.7 Nhƣ vậy, làm quen chữ cái là hoạt động có mục đích, tiến hành công việc mộ t cách chặt chẽ với nhau bước đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng các kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ viết tiếng Việt. 1.1.3. Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái Thiết kế đồ dùng dạy học làm quen chữ cái Từ những khái niệm trên, tôi hiểu thiết kế đồ dùng dạy học làm quen với chữ cái là việc tạo ra một sản phẩm, đối tượng vật chất nhằm cho trẻ bước đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng các kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ tiếng Việt. 8 Sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái Từ các mục trên, khái niệm sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái đượ c hiểu là việc giáo viên dùng các sản phẩm, đối tượng vật chất đã được thiết kế để điề u khiển hoạt động nhận thức của trẻ về việc sử dụng các kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ tiếng Việt. 1.2. Một số vấn đề về đồ dùng dạy học ở trƣờng Mầm non 1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi 1.2.1.1. Tri giác, trí nhớ, tƣ duy Tri giác Đặc điểm tâm lý đầu tiên của trẻ là tri giác đã phát triển mạnh “Tri giác của trẻ 5 – 6 tuổi khác biệt rõ rệt về mặt chất lƣợng so với tri giác của trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn. Sự khác biệt đó thể hiện ở mức độ phong phú của các kiểu, loại tri giác, ở mức độ chủ định của quá trình tri giác, độ nhạy cảm của các giác quan và tính mục đích của hoạt động”. 10 Trí nhớ Trí nhớ có chủ định đã dần xuất hiện và phát triển mạnh ở trẻ 5 – 6 tuổi. Đó là loại trí nhớ có mục đích và phải nhờ đến công cụ tâm lý nhƣ ngôn ngữ, sơ đồ, biểu đồ , chữ viết và mọi quy ƣớc có thể có. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triể n trí nhớ có chủ định của trẻ. Nhờ đó, trẻ nắm đƣợc tên và hiểu đƣợc ý nghĩa của sự vậ t hiện tƣợng cần nhớ, đặt mục đích và tìm phƣơng tiện giúp ghi nhớ và nhớ lại những điều cần nhớ. 14 1.2.1.2. Ngôn ngữ Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi diễn ra với tốc độ rất nhanh. Đến hế t tuổi mẫu giáo, hầu hết trẻ em đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạ t hàng ngày. Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ 5 - 6 tuổi theo các hƣớng sau: - Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. - Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp. - Một kiểu ngôn ngữ khác cũng đang phát triển trong độ tuổi mẫu giáo lớ n bên cạnh ngôn ngữ tình huống đó là kiểu ngôn ngữ giải thích. Tóm lại, trẻ đã nắm đƣợc ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của ngƣời lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và nói 9 đúng hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phƣơng diện cú pháp và về phƣơng diện tu từ, nói năng mạch lạc, thỏa mái.25, tr.304 1.2.1.3. Chú ý Trẻ đã có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút nếu đồ vật, đối tƣợ ng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích đƣợc sự tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể phân phối chú ý của mình lên 4 - 5 đối tƣợng cùng một lúc, tuy nhiên thờ i gian phân phối của trẻ chƣa bền vững, dễ giao động (đặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ , quan sát tranh ảnh…). 14, tr.29 1.2.2. Yêu cầu của đồ dùng dạy học ở trường Mầm non Cần đảm bảo các nguyên tắc khi làm đồ dùng dạy học: - Đồ dùng dạy học cho trẻ phải đảm bảo tính giáo dục. Nó phản ánh về các sự vật, hiện tƣợng xung quanh gần gũi với trẻ. Đồ dùng là phƣơng tiện giúp giáo viên truyền thụ kiến thức, vì vậy cần phù hợp với nội dung, yêu cầu của mỗi tiết dạy, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội. - ĐDDH phải phù hợp với đặc điểm sinh lý và tâm lý của trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi họ c tập, vui chơi trong tập thể là chính. Do đó, giáo viên cần làm đồ dùng dạy học tập thể nhƣ bàn cờ, tranh lô tô, đôminô… và nội dung, kích thƣớc phù hợp. - ĐDDH cần phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về vệ sinh và an toàn. Thiết kế đồ chơi cho trẻ, giáo viên cần chú ý: không sắc cạnh, không nhọn để không gây nguy hiểm đến trẻ. Giáo viên nên chọn chất liệu làm đồ dùng phải dễ lau, không độ c, ít bám bụi và có thể dùng đƣợc lâu; với đồ dùng bằng giấy cần đƣợc loại bỏ và thay thế thƣờng xuyên. - Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính khoa học dễ sử dụng và khai thác trong giảng dạy. Cấu tạo của đồ dùng phải nói lên đƣợc tính toán khoa học nhƣ tỉ lệ kích thƣớc đồ dùng, cấu trúc chặt chẽ của bộ tranh lôtô, đôminô… - Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính thẩm mĩ, nó có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Khi làm đồ dùng cần chú ý đến sự hài hòa, cân đối giữa hình dáng, màu sắc, bố cục của sản phẩm. - Phải đảm bảo tính thức tiễn. Nó phản ảnh đƣợc xã hội mà trẻ đang sống. 27, tr.124 10 Cách thức sắp xếp và phân bố đồ dùng dạy học trong lớp - Trong các tình huống đặt câu đố về đồ dùng với trẻ thì chú ý không để đồ dùng đó ở nơi mà trẻ có thể nhìn thấy đƣợc. - Khi chuyển tiếp hoạt động, nếu đồ dùng không sử dụng cho hoạt động tiếp theo thì không đặt trong tầm quan sát của trẻ để tránh cho trẻ bị phân tán, mất tập trung. Chọn vị trí đặt đồ dùng cần chú ý đến tính hợp lý để hoạt động đảm bảo tính tự nhiên, khoa học. - Các mô hình, con ngƣời, con vật, hoa, cỏ, phƣơng tiện giao thông không đặt cao hơn ngôi nhà hay cây xanh; đồi núi, mây, mặt trăng, mặt trời không đƣợc thấp hơn các nhà cửa, cây cối. Bảo quản đồ dùng dạy học Mỗi loại đồ dùng có kết cấu, đặc điểm riêng, giáo viên cần chú ý bảo quản các loại đồ dùng cho phù hợp, đảm bảo đồ dùng không bị hƣ hỏng mất mát. - Đồ dùng bằng cao su, nhựa, gỗ giáo viên có thể rửa bằng nƣớc sau đó lau khô. - Các đồ dùng bằng vải, lông giáo viên cần chú ý khâu vệ sinh vì loại đồ này hơi khó tẩy sạch. Hằng tuần, nhà trƣờng nên tổ chức tẩy giặt thƣờng xuyên và phơi nắng để tránh ẩm mốc. Với đồ dùng bằng vải mềm GV nên để nơi khô ráo, thoáng khí. - Đồ dùng bằng kim loại cô giáo cần chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để tiếp xúc với hóa chất. Các thiết bị này cần đƣợc kiểm tra bảo dƣỡng thƣờng xuyên, có thể bôi mỡ để tránh bị hen, gỉ. Và đồ dùng bằng giấy bồi, chúng phải đƣợc để nói khô ráo, chú ý đến việc chống ẩm cho đồ dùng. Các dụng cụ bằng thủy tinh cần sửa sạch, lau khô, bọc giấy báo để riêng trong hộp, không đƣợc đặt các vật nặng lên trên, tránh nhiệt độ cao. Tất cả các ĐDDH đều để nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và hạn chế chồng lên nhau. 15, tr.103 Tóm lại, yêu cầu của đồ dùng dạy học tại trƣờng mầm non là phải đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo tính giáo dục, khoa học, thực tiễn, vệ sinh và an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó đồ dùng cần đƣợc sắp xếp, phân bố hợp lí và đƣợc bảo quản đúng cách. 11 1.2.3. Ý nghĩa của đồ dùng dạy học ở trƣờng Mầm non Đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức hoạt động học ở trƣờng Mầm non: - Hỗ trợ việc cho việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học. - Có tác dụng minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần tạo biểu tƣợng cụ thể hóa các sự kiện, sự vật cho trẻ dễ tiếp thu kiến thức. - Tạo điều kiện để giáo viên tổ chức hƣớng dẫn và điều khiến các hoạt động nhận thức của trẻ, giúp trẻ phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động. Từ đó trẻ sẽ nắm vững kiến thức; hình thành, rèn luyện các kĩ năng và phát triển ngôn ngữ. 16, tr.3 - Đồ dùng dạy học là phƣơng tiện để giáo dục trẻ, là ngƣời bạn đồng hành không thể thiếu đƣợc trong các trò chơi, các hoạt động, giúp trẻ tạo ra hoàn cảnh chơi, tạo môi trƣờng để trẻ làm quen với đồ vật xung quanh, giúp trẻ liên kết với nhau để cùng chơi, cùng hoạt động. Qua đó, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, đạo đức, thể lực, hình thành tình cảm thẩm mĩ và tình cảm lao động cho trẻ. - Đồ dùng dạy học còn giúp trẻ tăng cƣờng khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội của trẻ khi tham gia cùng bạn; tạo ra sự tự tin, phấn khởi khi trẻ đọc đúng các chữ, kích thích khả năng sáng tạo cao độ và ham học ở trẻ. 1.2.4. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ mầm non Nguyên tắc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ mầm non cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đồ dùng phải đảm bảo tính mục tiêu. - Đồ dùng phải đảm bảo tính tính dân tộc, khoa học và thực tiễn. - Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu, kỹ thuật sử dụng để thiết kế đồ dùng cho trẻ mầm non. - Đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mĩ. - Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, kinh tế. - Đồ dùng phải đảm bảo tính đa dạng. 1.3. Một số vấn đề về hoạt động làm quen chữ cái ở trƣờng Mầm non 1.3.1. Nội dung của hoạt động làm quen chữ cái ở trường Mầm non - Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm theo 12 nhóm con chữ. Dạy trẻ nhận biết 12 những chữ ghi âm tiếng Việt theo kiểu in thƣờng và chữ viết thƣờng đƣợc trẻ làm quen và nhận dạng qua các giác quan: thính giác (tai), thị giác (mắt). Dƣới sự hƣớng dẫ n của cô, trẻ tìm ra các chữ cái trong các từ tƣơng ứng có gắn bên dƣới đồ dùng trự c quan (tranh ảnh, vật thật…) hoặc qua các trò chơi: nhận chữ, tìm chữ, nối chữ , ghép nét chữ… - Dạy trẻ nhớ đƣợc tên chữ cái: Giáo viên giúp trẻ nhớ đƣợc tên chữ cái qua thẻ chữ, qua trò chơi. Đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ chuẩn bị ghép các âm thành vầ n, thành tiếng ở lớp một. Dạy trẻ nhận biết chữ cái theo kiểu in thƣờng, chữ viết thƣờng và nhớ đƣợc tên âm chữ cái. - Dạy trẻ làm quen với tƣ thế ngồi và cách cầm bút, viết khi tập tô chữ cái. Dạ y trẻ tập tô chữ cái theo mẫu nhằm rèn luyện một số thao tác, kĩ năng, thói quen… củ a hoạt động học tập nhằm chuẩn bị cho trẻ tập viết ở bậc tiểu học. Vì vậy, cần chuẩn bị bàn ghế đúng quy cách, vở tập tô, bút chì mềm, ánh sáng… - Trẻ biết ngồi học nhƣ thế nào cho đúng trong khi viết. Khi ngồi, trẻ phải ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, đầu hơi cuối, ngực cách mép bàn 3 – 4 cm, hai mắt cách vở từ 25 – 30 cm. Chân của trẻ phải đặt lên giá đỡ hoặc trên sàn nhà một góc thẳng. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết. Tay phải trẻ cầm bút, hai vai ngang bằng. Trẻ cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. 19, tr.187 Vở viết cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dƣới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 30 độ (nghiêng về bên phải). Sở dĩ phải đặt vở nhƣ vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải. 2, tr.75 - Dạy trẻ những kỹ năng tô những nét cơ bản theo mẫu: + Nét xiên (): tô từ trên xuống dƣới. + Nét thẳng đứng (): tô từ trên xuống dƣới. + Nét thẳng ngang (-): tô từ trái sang phải. + Nét móc ( ): tô từ trên xuống dƣới rồi hất lên. + Nét cong ( ): tô uốn theo nét cong ngƣợc chiều kim đồng hồ. 13 + Dạy trẻ kĩ năng tô 29 chữ cái tiếng Việt: dùng bút chì đen tô trùng khít lên các nét chữ in mờ trên đƣờng kẻ ngang. Tô theo đúng trật tự: nét nào trƣớ c, nét nào sau; tô từ trên xuống dƣới, từ trái sang phải. 20, tr.142 1.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động làm quen chữ cái Trong tiết học có chủ đích: - Hoạt động làm quen chữ cái. Đây là hình thức tổ chức chính khi cho trẻ LQCC tại trƣờng Mầ m non. Thông qua các hoạt động này, trẻ nhận biết đƣợc bộ chữ cái Tiếng Việt, nhớ đƣợc tên, cấu tạ o chữ cái cũng nhƣ cách ngồi viết chữ. Có hai loại tiết dạy cho trẻ LQCC, cụ thể: + Làm quen chữ cái mới. + Ôn chữ cái đã học. - Lồng ghép, tích hợp nội dung vào các hoạt động họ c khác. Thông qua các hoạt động có chủ đích khác, trẻ cũng đƣợc làm quen chữ cái. Ngoài tiết học có chủ đích - Lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hằng ngày. Phần lớn thờ i gian của trẻ là ở trƣờng Mầm non, do đó GV có thể lồng ghép chữ cái vào trong sinh hoạt, vui chơi hằng ngày của trẻ. Trong hoạt động ngoài trời, cô giáo có thể cho trẻ chơi cƣớp cờ chữ cái, nhặt đá xếp chữ, viết chữ trên nền cát... Hay trong hoạt độ ng góc, cô cho trẻ nối cấu tạo chữ, trò chơi phát âm chữ cái... - Lồng ghép vào các lễ hội, tham quan nhƣ: Tham quan nhà sách, thƣ viện, lễ hội tết trung thu, ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam... 1.3.3. Vai trò của hoạt động làm quen chữ cái ở trường Mầm non Để chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp Một thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái (nhận biết mặt chữ và tập tô) là rất cần thiết. Thông qua việc làm quen chữ cái, vốn từ của trẻ đƣợc nâng cao, trẻ đƣợc tập nghe để phân biệt và tập phát âm các âm của tiếng Việt, đƣợc làm quen vớ i hình dáng cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm đƣợc chữ cái và ghi lại các chữ cái đó. Cho trẻ làm quen chữ cái còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng nhƣ cầm bút, cầm sách đúng hƣớng, mở từng trang sách, cách đọc sách cũng nhƣ tƣ thế ngồi của học sinh. Nhờ vậy một số kĩ năng cần thiết đƣợc hình thành giúp cho việ c học Tiếng Việt ở lớp Một ở trẻ. 14 Ngoài ra, hoạt động làm quen chữ cái mở rộng cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dƣỡng những tình cảm lành mạnh, những ƣớc mơ cao đẹp. Làm quen chữ cái còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Nó giúp trẻ cảm nhận những vẻ đẹp qua các con chữ, hoạt động, từ đó cảm nhận vẻ đẹp từ thiên nhiên, cuộc sống của con ngƣời. Khi viết chữ, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, nhờ đó thể chất đƣợc phát triển. 20, tr.142 1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ cái ở trường Mầm non 1.3.4.1. Giới thiệu chƣơng trình làm quen với chữ cái Trong chƣơng trình mẫu giáo lớn quy định, các bài dạy trẻ làm quen chữ cái đƣợc phân phối theo 12 nhóm con chữ. Cụ thể nhƣ sau: Nhóm Chữ cái Nhóm Chữ cái Nhóm Chữ cái 1 o, ô, ơ 5 i, t, c 9 p, q 2 a, ă, â 6 b, d, đ 10 g, y 3 e, ê 7 l, m, n 11 s, x 4 u,ƣ 8 h, k 12 v, r - Phân phối số tiết trong năm: 29 chữ cái đƣợc chia làm 12 bài vớ i 12 nhóm, mỗi nhóm chữ dạy 2 tiết. 19, tr.189 1.3.4.2. Phƣơng pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái mới Hƣớng dẫn trẻ nhận diện chữ cái mới - Giáo viên sử dụng tranh ảnh, vật thật…có gắn từ chứa các chữ cái cần giớ i thiệu cho trẻ làm quen, dạy trẻ làm quen với từng chữ cái. - Dùng thẻ chữ rời dạy trẻ làm quen với từng chữ cái. Sau khi trẻ tri giác từ chứa chữ cái dƣới tranh (hoặc vật thật), dùng thẻ rời ghép thành từ giống từ dƣớ i tranh (hoặc vật thật). Cho trẻ tìm chữ cái đã học, chọn chữ cái giống nhau, tìm chữ cái chƣa học (đối với nhóm chữ sau). Cô rút thẻ chữ cái cần cho trẻ làm quen ở tiết học và giớ i thiệu chữ mới cho trẻ nhận diện và phát âm chữ cái đó. - Dạy trẻ làm quen chữ qua phát âm: Cô sử dụng thẻ chữ để giới thiệu tên chữ cái mới cho trẻ. Cô phát âm mẫu, cho trẻ phát âm tên chữ cái mới theo nhiều hình thức khác nhau (đọc cả lớp, đọc theo nhóm, đọc cá nhân). - So sánh các chữ cái với nhau: Sau khi trẻ làm quen với từng chữ cái trong nhóm, cho trẻ so sánh các chữ cái. Cô tiến hành hƣớng dẫn trẻ quan sát so sánh và rút 15 ra nhận xét đặc điểm giống và khác nhau về cách phát âm và hình dạng giữa các chữ cái với nhau (với những chữ cái khác nhau hoàn toàn về hình dáng và cách phát âm thì không cần so sánh). 19, tr.189 Hƣớng dẫn trẻ làm quen chữ cái thông qua trò chơi Thông qua trò chơi, trẻ nhận biết và phát âm đúng các âm của từng chữ cái. Trong các tiết này, giáo viên cần lựa chọn hoặc sáng tạo trò chơi sao cho phong phú và hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào quá trình chơi, cô cần chú ý sao cho trẻ nắm đƣợ c các nguyên tắc chơi, tất cả trẻ cùng tích cực tham gia vào trò chơi để củng cố, ôn luyện chữ cái đã học. Phƣơng pháp hƣớng dẫn trò chơi cho trẻ nhƣ sau: - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi. - Giáo viên giới thiệu cách chơi (luật chơi) của trò chơi (cô có thể làm mẫu). - Giáo viên cho trẻ chơi, giáo viên chơi cùng trẻ và theo dõi để sửa sai. 19, tr.190 1.3.4.3. Dạy trẻ tập tô chữ cái theo mẫu Dạy trẻ tập tô chữ cái theo mẫu nhằm mục đích khắc sâu cho trẻ các chữ cái đã đƣợc làm quen trƣớc đó, luyện cho trẻ tƣ thế ngồi viết, thói quen tập trung tƣ tƣở ng học tập và đặc biệt là cách cầm bút đúng khi tô chữ cái. Cách thực hiện: cô làm mẫu và sau đó trẻ thực hiện theo hƣớng dẫn của cô. Có ba bƣớc chính: - Bƣớc 1: Cô hƣớng dẫn trẻ ngồi đúng tƣ thế và cách cầm bút tô chữ cái. - Bƣớc 2: Hƣớng dẫn trẻ cách tô chữ cái (cho trẻ quan sát thẻ chữ cái, cô hƣớ ng dẫn trẻ tô màu chữ in rỗng bằng bút chì màu, tô đều màu vào phần rỗng của chữ cái, tô từ trên xuống dƣới, từ trái qua phải. Sau đó cô hƣớng dẫn trẻ cách tô liền mạch chữ cái bằng bút chì đen, chú ý điểm đặt bút và cách tô đúng theo chiều mũi tên hƣớng dẫn). - Bƣớc 3: Cho trẻ thực hành tô chữ cái. 19, tr.191 1.4. Một số vấn đề về thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức hoạt động làm quen chữ cái 1.4.1. Vai trò của thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức hoạt động làm quen chữ cái Thiết kế và sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy chữ cái không những gây hứng thú cho trẻ mà còn giúp trẻ củng cố lại những điều đã học từ đó khắc sâu những ấn tƣợng nghệ thuật cho trẻ. Việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết làm quen chữ cái hợp lí, sáng tạo làm tăng sự tập trung chú ý cảm thụ ngôn ngữ của trẻ thông qua giờ học, 16 những lời nói sâu sắc của cô cùng với đồ dùng đẹp, phong phú nhƣ: tranh vẽ, mô hình, lô tô…Giúp trẻ thấy ngay trƣớc mắt những hình ảnh sống động, gần gũi. Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học giúp cuốn hút trẻ vào giờ học. Khi thiết kế, sử dụng đồ dùng làm quen chữ cái gây nên tính tò mò, thích khám phá vật dụng mới lạ ở cô, từ đó trẻ tập trung học tập, tích cực hoạt động hơn. Qua những vấn đề nêu trên cho thấy việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy họ c trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi có vai trò hết sức quan trọ ng. Chính vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là phải thiết kế, lựa chọn, sử dụng những đồ dùng dạy học một cách hợp lý, sáng tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài dạy và nhu cầ u của trẻ. 1.4.2. Yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái Từ cở sở lí luận về yêu cầu của đồ dùng dạy học ở trƣờng Mầm non, yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cũng cần đạt đƣợc những yêu cầu sau: - Đảm bảo tính giáo dục - Phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. - Đảm bảo tính khoa học khi thiết kế và sử dụng. - Đảm bảo tính thẩm mĩ và thực tiễn. Ngoài ra, đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cần chú trọng đế n các kiểu chữ. Lần đầu trẻ 5 - 6 tuổi tiếp xúc với các chữ cái tiếng Việ t nên giáo viên cần sử dụng các mẫu chữ đúng khi thiết kế cũng nhƣ sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ . Các mẫu chữ dùng trong việc thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái nói riêng và trong trƣờng Mầm non nói chung phải phù hợp, tránh dùng chữ cách điệu. 1.4.3. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 1.2.4.1. Đồ dùng phải đảm bảo tính mục tiêu Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học cần đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầ m non, phải biết hƣớng mọi hình thức, phƣơng pháp giáo dục để đảm bảo phát triể n toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm xã hộ i, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị hành trang cho trẻ bƣớc vào trƣờng phổ thông. Qua các đồ dùng dạy học trẻ phải hình thành kiến thức về LQCC, không những 17 thế thông qua việc sử dụng các vật liệu phong phú về màu sắc, kích thƣớc, hình dạng... để tạo ra sản phẩm góp phần phát triển tri giác, trí tƣ duy và trí tƣởng tƣợng ở trẻ. Việ c tham gia sử dụng đồ dùng còn giúp trẻ tự tin, phát triển thể chất: khéo léo, linh ho ạt… khi tham gia các trò chơi có sử dụng đồ dùng. Đồng thời hình thành tình cảm, đạo đứ c và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Và để đạt đƣợc mục đích trên khi thiết kế và sử dụ ng, giáo viên cần lựa chọn hình thức, phƣơng pháp, kĩ thuật phù hợp với đặc điể m tâm sinh lý của trẻ để trẻ đƣợc vui chơi một cách thỏa mái, vui vẻ, phát triển hài hòa từ đó phát huy tính tích cực trong hoạt động LQCC tại trƣờng. 1.2.4.2. Đồ dùng phải đảm bảo tính tính dân tộc, khoa học và thực tiễn Tính dân tộc đƣợc thể hiện trong đồ dùng dạy học nhƣ búp bê có hình dáng, trang phục của con ngƣời Việt Nam. Tranh lô tô có cảnh vật và môi trƣờng xung quanh trẻ... Các cô giáo làm đồ dùng cho trẻ thƣờng chọn đề tài thể hiện bản sắc dân tộc nhƣ tranh dân gian, nhạc cụ và đồ dùng dân tộc, truyện cổ tích Việt Nam, đồ dùng phục vụ trò chơi dân gian. Khai thác đồ chơi dân gian và phục vụ hoạt động dạy học không chỉ về hình dáng bên ngoài, những mẫu cụ thể mà cả cấu trúc, cách làm của chúng. Khi thiết kế một đồ dùng dạy học, giáo viên cần nghĩ ngay đến tính khoa học. Cấu tạo của đồ dùng phải đƣợc tính toán cẩn thận về kích thƣớc, hình dáng, cấu trúc chặc chẽ, màu sắc hợp lý… Vòng xoay đƣợc thiết kế ngang tầm với trẻ, không quá cao cũng không quá thấp, tranh ghép chữ phải đƣợc cắt vuông vứt, vừa vặn để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh… Ngoài ra, đồ dùng dạy học còn giúp trẻ làm quen với định luật cơ bản về vật lý đơn giản nhƣ dùng xe đẩy có đèn quay để thấy sức ma sát của bánh xe quay tròn, không khí chuyển động nhờ trẻ chơi với chong chóng. Đồ dùng dạy học phải có tính thực tiễn. Các đồ dùng đƣợc thiết kế ra nhằm mục đích phục vụ môn học, phù hợp với thực tế nhận thức của trẻ và biết tận dụng nguồ n nguyên liệu thiên nhiên ở địa phƣơng. Nguyên liệu đa dạng, kiể u dáng phong phú, góp phần giáo dục trẻ nhiều mặt. 9, tr.149 1.2.4.3. Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu, kĩ thuật sử dụng để thiết kế đồ dùng cho trẻ mầm non Trong quá trình thiết kế đồ dùng dạy học, giáo viên cần nằm vững cách sử dụ ng dụng cụ và vật liệu sẽ giúp cho việc thiết kế diễn ra nhanh và hoàn chỉnh hơn. Bởi mỗ i loại nguyên liệu có những kĩ thuật khác nhau. 18 Đối với các loại vật liệu nhƣ: giấy, bìa, hộp giấy.. giáo viên có thể sử dụng: Kĩ Thuật cắt, dán, xé, gấp giấy, bồi giấy, xé rãnh, nhồi, nắn Đối với vật liệu: tre, nứa, gỗ, sắt.. cần sử d ụng kĩ thuật: Kĩ thuật đan, cƣa, đóng đinh, khoan, mài, giũa, buộc, bổ, gọt. Vật liệu vải sử dụng kĩ thuật khâu, cắt, buộc... 8, tr.37 1.2.4.4. Đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mĩ Trẻ mầm non rất thích đẹp, do đó đồ dùng dạy học, đồ dùng phục vụ trò chơi dù làm đƣợc bằng chất liệu gì cũng phải có tính thẩm mỹ cao. Cái đẹp ở đây không chỉ là màu sắc tƣơi sáng, phong phú, hài hòa cân đối về hình dáng mà còn cần sự tỉ mỉ, trau chuốt: miếng vải cắt vuông góc, con chữ xếp thẳng hàng... Những đồ dùng đơn giản nhƣ thẻ chữ vẫn có thể làm đẹp đƣợc, nếu chúng ta có ý thức thƣờng xuyên về vai trò giáo dục thẩm mĩ đối với trẻ. Gắn thêm vài bông hoa, vẽ vài đƣờng trang trí sẽ tăng thêm phần đẹp cho đồ dùng dạy học. Sự tùy tiện trong trang trí đồ dùng sẽ ảnh hƣởng xấu đến thị hiếu thẩm mĩ của trẻ em. 9, tr.150 1.2.4.5. Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu vệ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học
Theo George Cox: “Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng Thiết kế có thể đƣợc mô tả nhƣ sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.” [28]
Theo Bách Khoa toàn thƣ quan niệm: “Thiết kế là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác giữa người với người có thể đo lường được (như ở các bản vẽ chi tiết kiến trúc, bản vẽ kĩ thuật, quy trình kinh doanh, sơ đồ mạch điện, mẫu cắt may) Ở các lĩnh vực khác nhau, việc thiết kế được gắn những ý nghĩa khác nhau Trong một số trường hợp, việc xây dựng, tạo hình trực tiếp một đối tƣợng (nhƣ với nghề gốm, công việc kĩ thuật, quản lý lập trình và thiết kế đồ họa ) cũng đƣợc coi là vận dụng tƣ duy thiết kế”
Vậy có thể hiểu rằng: Thiết kế là việc sáng tạo ra một kế hoạch, một sản phẩm nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác để đi đến một mục đích cụ thể nào đó
Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng: “Sử dụng là đem dùng vào một công việc: sử dụng gạch, ngói, vôi, cát để xây nhà; sử dụng gỗ đóng bàn ghế; sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ”.[29, tr.1471]
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm: sử dụng có nghĩa là dùng [6, tr.727]
Vậy, sử dụng là việc dùng các đối tượng, vật dụng, sản phẩm, kế hoạch phục vụ cho mục đích, yêu cầu nào đó của con người
Mỗi đối tƣợng có một cách sử dụng khác nhau và dùng vào nhiều mục đích khác nhau do đó cần phải tìm hiểu, khai thác, khám phá cách sử dụng trước khi dùng.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI
Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học
Theo George Cox: “Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng Thiết kế có thể đƣợc mô tả nhƣ sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.” [28]
Theo Bách Khoa toàn thƣ quan niệm: “Thiết kế là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác giữa người với người có thể đo lường được (như ở các bản vẽ chi tiết kiến trúc, bản vẽ kĩ thuật, quy trình kinh doanh, sơ đồ mạch điện, mẫu cắt may) Ở các lĩnh vực khác nhau, việc thiết kế được gắn những ý nghĩa khác nhau Trong một số trường hợp, việc xây dựng, tạo hình trực tiếp một đối tƣợng (nhƣ với nghề gốm, công việc kĩ thuật, quản lý lập trình và thiết kế đồ họa ) cũng đƣợc coi là vận dụng tƣ duy thiết kế”
Vậy có thể hiểu rằng: Thiết kế là việc sáng tạo ra một kế hoạch, một sản phẩm nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác để đi đến một mục đích cụ thể nào đó
Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng: “Sử dụng là đem dùng vào một công việc: sử dụng gạch, ngói, vôi, cát để xây nhà; sử dụng gỗ đóng bàn ghế; sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ”.[29, tr.1471]
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm: sử dụng có nghĩa là dùng [6, tr.727]
Vậy, sử dụng là việc dùng các đối tượng, vật dụng, sản phẩm, kế hoạch phục vụ cho mục đích, yêu cầu nào đó của con người
Mỗi đối tƣợng có một cách sử dụng khác nhau và dùng vào nhiều mục đích khác nhau do đó cần phải tìm hiểu, khai thác, khám phá cách sử dụng trước khi dùng
Theo Đặng Phúc Tịnh: “Đồ dùng dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức; phương tiện giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyết khoa học nhằm hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục”
Tác giả Phùng Thị Tường cho rằng: “Đồ dùng dạy học là những đồ vật dùng để minh họa nội dung bài dạy và làm cho lời nói của GV cụ thể, dễ hiểu hơn Đồ dùng dạy học chủ yếu được giáo viên sử dụng hay hướng dẫn người học cùng sử dụng” [ 26, tr.120]
Theo ông Lê Đức Hiền: “Đồ dùng dạy học là những thứ cô giáo phải sử dụng lấy, hay hướng dẫn trẻ sử dụng, trẻ dùng dưới sự giám sát của cô giáo Có những vật vừa là đồ chơi, vừa là đồ dùng dạy học” [9, tr.145]
Vậy người viết cho rằng, đồ dùng dạy học là những đồ vật, đối tượng vật chất mà giáo viên sử dụng để minh họa cho bài dạy, làm cho lời nói của GV cụ thể hơn, người học cảm thấy hứng thú và có những đồ dùng dạy học cũng chính là đồ chơi giúp người học ôn tập lại kiến thức đã được học
Có nhiều định nghĩa khác nhau về làm quen chữ cái Ở đây chúng tôi chỉ giải thích liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu
Tác giả Cao Thị Phúc cho rằng: Làm quen là bắt đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng Chữ cái là kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ viết [17, tr.7]
Nhƣ vậy, làm quen chữ cái là hoạt động có mục đích, tiến hành công việc một cách chặt chẽ với nhau bước đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng các kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ viết tiếng Việt
1.1.3 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái
Thiết kế đồ dùng dạy học làm quen chữ cái
Từ những khái niệm trên, tôi hiểu thiết kế đồ dùng dạy học làm quen với chữ cái là việc tạo ra một sản phẩm, đối tượng vật chất nhằm cho trẻ bước đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng các kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ tiếng Việt
Sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái
Từ các mục trên, khái niệm sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái được hiểu là việc giáo viên dùng các sản phẩm, đối tượng vật chất đã được thiết kế để điều khiển hoạt động nhận thức của trẻ về việc sử dụng các kí hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ tiếng Việt.
Một số vấn đề về đồ dùng dạy học ở trường Mầm non
1.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi
1.2.1.1 Tri giác, trí nhớ, tƣ duy
* Tri giác Đặc điểm tâm lý đầu tiên của trẻ là tri giác đã phát triển mạnh “Tri giác của trẻ
5 – 6 tuổi khác biệt rõ rệt về mặt chất lƣợng so với tri giác của trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn
Sự khác biệt đó thể hiện ở mức độ phong phú của các kiểu, loại tri giác, ở mức độ chủ định của quá trình tri giác, độ nhạy cảm của các giác quan và tính mục đích của hoạt động” [10]
Trí nhớ có chủ định đã dần xuất hiện và phát triển mạnh ở trẻ 5 – 6 tuổi Đó là loại trí nhớ có mục đích và phải nhờ đến công cụ tâm lý nhƣ ngôn ngữ, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết và mọi quy ƣớc có thể có Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí nhớ có chủ định của trẻ Nhờ đó, trẻ nắm đƣợc tên và hiểu đƣợc ý nghĩa của sự vật hiện tượng cần nhớ, đặt mục đích và tìm phương tiện giúp ghi nhớ và nhớ lại những điều cần nhớ [14]
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi diễn ra với tốc độ rất nhanh Đến hết tuổi mẫu giáo, hầu hết trẻ em đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ 5 - 6 tuổi theo các hướng sau:
- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ
- Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp
- Một kiểu ngôn ngữ khác cũng đang phát triển trong độ tuổi mẫu giáo lớn bên cạnh ngôn ngữ tình huống đó là kiểu ngôn ngữ giải thích
Tóm lại, trẻ đã nắm đƣợc ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và nói đúng hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, nói năng mạch lạc, thỏa mái.[25, tr.304] 1.2.1.3 Chú ý
Trẻ đã có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút nếu đồ vật, đối tƣợng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích đƣợc sự tò mò ham hiểu biết của trẻ Trẻ có thể phân phối chú ý của mình lên 4 - 5 đối tƣợng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối của trẻ chƣa bền vững, dễ giao động (đặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ, quan sát tranh ảnh…) [14, tr.29]
1.2.2 Yêu cầu của đồ dùng dạy học ở trường Mầm non
* Cần đảm bảo các nguyên tắc khi làm đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng dạy học cho trẻ phải đảm bảo tính giáo dục Nó phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ Đồ dùng là phương tiện giúp giáo viên truyền thụ kiến thức, vì vậy cần phù hợp với nội dung, yêu cầu của mỗi tiết dạy, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội
- ĐDDH phải phù hợp với đặc điểm sinh lý và tâm lý của trẻ Trẻ 5 – 6 tuổi học tập, vui chơi trong tập thể là chính Do đó, giáo viên cần làm đồ dùng dạy học tập thể như bàn cờ, tranh lô tô, đôminô… và nội dung, kích thước phù hợp
- ĐDDH cần phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về vệ sinh và an toàn Thiết kế đồ chơi cho trẻ, giáo viên cần chú ý: không sắc cạnh, không nhọn để không gây nguy hiểm đến trẻ Giáo viên nên chọn chất liệu làm đồ dùng phải dễ lau, không độc, ít bám bụi và có thể dùng đƣợc lâu; với đồ dùng bằng giấy cần đƣợc loại bỏ và thay thế thường xuyên
- Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính khoa học dễ sử dụng và khai thác trong giảng dạy Cấu tạo của đồ dùng phải nói lên đƣợc tính toán khoa học nhƣ tỉ lệ kích thước đồ dùng, cấu trúc chặt chẽ của bộ tranh lôtô, đôminô…
- Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính thẩm mĩ, nó có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Khi làm đồ dùng cần chú ý đến sự hài hòa, cân đối giữa hình dáng, màu sắc, bố cục của sản phẩm
- Phải đảm bảo tính thức tiễn Nó phản ảnh đƣợc xã hội mà trẻ đang sống [27, tr.124]
* Cách thức sắp xếp và phân bố đồ dùng dạy học trong lớp
- Trong các tình huống đặt câu đố về đồ dùng với trẻ thì chú ý không để đồ dùng đó ở nơi mà trẻ có thể nhìn thấy đƣợc
- Khi chuyển tiếp hoạt động, nếu đồ dùng không sử dụng cho hoạt động tiếp theo thì không đặt trong tầm quan sát của trẻ để tránh cho trẻ bị phân tán, mất tập trung Chọn vị trí đặt đồ dùng cần chú ý đến tính hợp lý để hoạt động đảm bảo tính tự nhiên, khoa học
- Các mô hình, con người, con vật, hoa, cỏ, phương tiện giao thông không đặt cao hơn ngôi nhà hay cây xanh; đồi núi, mây, mặt trăng, mặt trời không đƣợc thấp hơn các nhà cửa, cây cối
* Bảo quản đồ dùng dạy học
Mỗi loại đồ dùng có kết cấu, đặc điểm riêng, giáo viên cần chú ý bảo quản các loại đồ dùng cho phù hợp, đảm bảo đồ dùng không bị hƣ hỏng mất mát
- Đồ dùng bằng cao su, nhựa, gỗ giáo viên có thể rửa bằng nước sau đó lau khô
- Các đồ dùng bằng vải, lông giáo viên cần chú ý khâu vệ sinh vì loại đồ này hơi khó tẩy sạch Hằng tuần, nhà trường nên tổ chức tẩy giặt thường xuyên và phơi nắng để tránh ẩm mốc Với đồ dùng bằng vải mềm GV nên để nơi khô ráo, thoáng khí
- Đồ dùng bằng kim loại cô giáo cần chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để tiếp xúc với hóa chất Các thiết bị này cần được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên, có thể bôi mỡ để tránh bị hen, gỉ
Và đồ dùng bằng giấy bồi, chúng phải đƣợc để nói khô ráo, chú ý đến việc chống ẩm cho đồ dùng
Một số vấn đề về hoạt động làm quen chữ cái ở trường Mầm non
1.3.1 Nội dung của hoạt động làm quen chữ cái ở trường Mầm non
- Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm theo 12 nhóm con chữ Dạy trẻ nhận biết những chữ ghi âm tiếng Việt theo kiểu in thường và chữ viết thường được trẻ làm quen và nhận dạng qua các giác quan: thính giác (tai), thị giác (mắt) Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ tìm ra các chữ cái trong các từ tương ứng có gắn bên dưới đồ dùng trực quan (tranh ảnh, vật thật…) hoặc qua các trò chơi: nhận chữ, tìm chữ, nối chữ, ghép nét chữ…
- Dạy trẻ nhớ đƣợc tên chữ cái: Giáo viên giúp trẻ nhớ đƣợc tên chữ cái qua thẻ chữ, qua trò chơi Đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ chuẩn bị ghép các âm thành vần, thành tiếng ở lớp một Dạy trẻ nhận biết chữ cái theo kiểu in thường, chữ viết thường và nhớ đƣợc tên âm chữ cái
- Dạy trẻ làm quen với tƣ thế ngồi và cách cầm bút, viết khi tập tô chữ cái Dạy trẻ tập tô chữ cái theo mẫu nhằm rèn luyện một số thao tác, kĩ năng, thói quen… của hoạt động học tập nhằm chuẩn bị cho trẻ tập viết ở bậc tiểu học Vì vậy, cần chuẩn bị bàn ghế đúng quy cách, vở tập tô, bút chì mềm, ánh sáng…
- Trẻ biết ngồi học nhƣ thế nào cho đúng trong khi viết Khi ngồi, trẻ phải ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, đầu hơi cuối, ngực cách mép bàn 3 – 4 cm, hai mắt cách vở từ 25 – 30 cm Chân của trẻ phải đặt lên giá đỡ hoặc trên sàn nhà một góc thẳng Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết Tay phải trẻ cầm bút, hai vai ngang bằng Trẻ cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của bàn tay phải Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái [19, tr.187]
Vở viết cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 30 độ (nghiêng về bên phải) Sở dĩ phải đặt vở nhƣ vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải [2, tr.75]
- Dạy trẻ những kỹ năng tô những nét cơ bản theo mẫu:
+ Nét xiên (/): tô từ trên xuống dưới
+ Nét thẳng đứng (|): tô từ trên xuống dưới
+ Nét thẳng ngang (-): tô từ trái sang phải
+ Nét móc ( ): tô từ trên xuống dưới rồi hất lên
+ Nét cong ( ): tô uốn theo nét cong ngƣợc chiều kim đồng hồ
+ Dạy trẻ kĩ năng tô 29 chữ cái tiếng Việt: dùng bút chì đen tô trùng khít lên các nét chữ in mờ trên đường kẻ ngang Tô theo đúng trật tự: nét nào trước, nét nào sau; tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải [20, tr.142]
1.3.2 Hình thức tổ chức hoạt động làm quen chữ cái
* Trong tiết học có chủ đích:
- Hoạt động làm quen chữ cái Đây là hình thức tổ chức chính khi cho trẻ LQCC tại trường Mầm non Thông qua các hoạt động này, trẻ nhận biết đƣợc bộ chữ cái Tiếng Việt, nhớ đƣợc tên, cấu tạo chữ cái cũng nhƣ cách ngồi viết chữ Có hai loại tiết dạy cho trẻ LQCC, cụ thể:
+ Làm quen chữ cái mới
+ Ôn chữ cái đã học
- Lồng ghép, tích hợp nội dung vào các hoạt động học khác Thông qua các hoạt động có chủ đích khác, trẻ cũng đƣợc làm quen chữ cái
* Ngoài tiết học có chủ đích
- Lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hằng ngày Phần lớn thời gian của trẻ là ở trường Mầm non, do đó GV có thể lồng ghép chữ cái vào trong sinh hoạt, vui chơi hằng ngày của trẻ Trong hoạt động ngoài trời, cô giáo có thể cho trẻ chơi cướp cờ chữ cái, nhặt đá xếp chữ, viết chữ trên nền cát Hay trong hoạt động góc, cô cho trẻ nối cấu tạo chữ, trò chơi phát âm chữ cái
- Lồng ghép vào các lễ hội, tham quan nhƣ: Tham quan nhà sách, thƣ viện, lễ hội tết trung thu, ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam
1.3.3 Vai trò của hoạt động làm quen chữ cái ở trường Mầm non Để chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp Một thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái (nhận biết mặt chữ và tập tô) là rất cần thiết
Thông qua việc làm quen chữ cái, vốn từ của trẻ đƣợc nâng cao, trẻ đƣợc tập nghe để phân biệt và tập phát âm các âm của tiếng Việt, đƣợc làm quen với hình dáng cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm đƣợc chữ cái và ghi lại các chữ cái đó
Cho trẻ làm quen chữ cái còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng như cầm bút, cầm sách đúng hướng, mở từng trang sách, cách đọc sách cũng như tư thế ngồi của học sinh Nhờ vậy một số kĩ năng cần thiết đƣợc hình thành giúp cho việc học Tiếng Việt ở lớp Một ở trẻ
Ngoài ra, hoạt động làm quen chữ cái mở rộng cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dƣỡng những tình cảm lành mạnh, những ƣớc mơ cao đẹp
Làm quen chữ cái còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ
Nó giúp trẻ cảm nhận những vẻ đẹp qua các con chữ, hoạt động, từ đó cảm nhận vẻ đẹp từ thiên nhiên, cuộc sống của con người
Khi viết chữ, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, nhờ đó thể chất đƣợc phát triển [20, tr.142]
1.3.4 Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ cái ở trường Mầm non
1.3.4.1 Giới thiệu chương trình làm quen với chữ cái
Trong chương trình mẫu giáo lớn quy định, các bài dạy trẻ làm quen chữ cái đƣợc phân phối theo 12 nhóm con chữ Cụ thể nhƣ sau:
Nhóm Chữ cái Nhóm Chữ cái Nhóm Chữ cái
- Phân phối số tiết trong năm: 29 chữ cái đƣợc chia làm 12 bài với 12 nhóm, mỗi nhóm chữ dạy 2 tiết [19, tr.189]
1.3.4.2 Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái mới
* Hướng dẫn trẻ nhận diện chữ cái mới
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh, vật thật…có gắn từ chứa các chữ cái cần giới thiệu cho trẻ làm quen, dạy trẻ làm quen với từng chữ cái
- Dùng thẻ chữ rời dạy trẻ làm quen với từng chữ cái Sau khi trẻ tri giác từ chứa chữ cái dưới tranh (hoặc vật thật), dùng thẻ rời ghép thành từ giống từ dưới tranh (hoặc vật thật) Cho trẻ tìm chữ cái đã học, chọn chữ cái giống nhau, tìm chữ cái chƣa học (đối với nhóm chữ sau) Cô rút thẻ chữ cái cần cho trẻ làm quen ở tiết học và giới thiệu chữ mới cho trẻ nhận diện và phát âm chữ cái đó
Một số vấn đề về thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức hoạt động làm quen chữ cái
1.4.1 Vai trò của thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức hoạt động làm quen chữ cái
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy chữ cái không những gây hứng thú cho trẻ mà còn giúp trẻ củng cố lại những điều đã học từ đó khắc sâu những ấn tƣợng nghệ thuật cho trẻ
Việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết làm quen chữ cái hợp lí, sáng tạo làm tăng sự tập trung chú ý cảm thụ ngôn ngữ của trẻ thông qua giờ học, những lời nói sâu sắc của cô cùng với đồ dùng đẹp, phong phú nhƣ: tranh vẽ, mô hình, lô tô…Giúp trẻ thấy ngay trước mắt những hình ảnh sống động, gần gũi
Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học giúp cuốn hút trẻ vào giờ học
Khi thiết kế, sử dụng đồ dùng làm quen chữ cái gây nên tính tò mò, thích khám phá vật dụng mới lạ ở cô, từ đó trẻ tập trung học tập, tích cực hoạt động hơn
Qua những vấn đề nêu trên cho thấy việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi có vai trò hết sức quan trọng Chính vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là phải thiết kế, lựa chọn, sử dụng những đồ dùng dạy học một cách hợp lý, sáng tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài dạy và nhu cầu của trẻ
1.4.2 Yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái
Từ cở sở lí luận về yêu cầu của đồ dùng dạy học ở trường Mầm non, yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cũng cần đạt đƣợc những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính giáo dục
- Phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ
- Đảm bảo tính khoa học khi thiết kế và sử dụng
- Đảm bảo tính thẩm mĩ và thực tiễn
Ngoài ra, đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cần chú trọng đến các kiểu chữ Lần đầu trẻ 5 - 6 tuổi tiếp xúc với các chữ cái tiếng Việt nên giáo viên cần sử dụng các mẫu chữ đúng khi thiết kế cũng nhƣ sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ Các mẫu chữ dùng trong việc thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái nói riêng và trong trường Mầm non nói chung phải phù hợp, tránh dùng chữ cách điệu
1.4.3 Nguyên tắc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
1.2.4.1 Đồ dùng phải đảm bảo tính mục tiêu
Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học cần đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non, phải biết hướng mọi hình thức, phương pháp giáo dục để đảm bảo phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm xã hội, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào trường phổ thông Qua các đồ dùng dạy học trẻ phải hình thành kiến thức về LQCC, không những thế thông qua việc sử dụng các vật liệu phong phú về màu sắc, kích thước, hình dạng để tạo ra sản phẩm góp phần phát triển tri giác, trí tư duy và trí tưởng tượng ở trẻ Việc tham gia sử dụng đồ dùng còn giúp trẻ tự tin, phát triển thể chất: khéo léo, linh hoạt… khi tham gia các trò chơi có sử dụng đồ dùng Đồng thời hình thành tình cảm, đạo đức và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Và để đạt đƣợc mục đích trên khi thiết kế và sử dụng, giáo viên cần lựa chọn hình thức, phương pháp, kĩ thuật phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để trẻ đƣợc vui chơi một cách thỏa mái, vui vẻ, phát triển hài hòa từ đó phát huy tính tích cực trong hoạt động LQCC tại trường
1.2.4.2 Đồ dùng phải đảm bảo tính tính dân tộc, khoa học và thực tiễn
Tính dân tộc đƣợc thể hiện trong đồ dùng dạy học nhƣ búp bê có hình dáng, trang phục của con người Việt Nam Tranh lô tô có cảnh vật và môi trường xung quanh trẻ Các cô giáo làm đồ dùng cho trẻ thường chọn đề tài thể hiện bản sắc dân tộc như tranh dân gian, nhạc cụ và đồ dùng dân tộc, truyện cổ tích Việt Nam, đồ dùng phục vụ trò chơi dân gian Khai thác đồ chơi dân gian và phục vụ hoạt động dạy học không chỉ về hình dáng bên ngoài, những mẫu cụ thể mà cả cấu trúc, cách làm của chúng
Khi thiết kế một đồ dùng dạy học, giáo viên cần nghĩ ngay đến tính khoa học Cấu tạo của đồ dùng phải được tính toán cẩn thận về kích thước, hình dáng, cấu trúc chặc chẽ, màu sắc hợp lý… Vòng xoay đƣợc thiết kế ngang tầm với trẻ, không quá cao cũng không quá thấp, tranh ghép chữ phải đƣợc cắt vuông vứt, vừa vặn để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh… Ngoài ra, đồ dùng dạy học còn giúp trẻ làm quen với định luật cơ bản về vật lý đơn giản nhƣ dùng xe đẩy có đèn quay để thấy sức ma sát của bánh xe quay tròn, không khí chuyển động nhờ trẻ chơi với chong chóng Đồ dùng dạy học phải có tính thực tiễn Các đồ dùng đƣợc thiết kế ra nhằm mục đích phục vụ môn học, phù hợp với thực tế nhận thức của trẻ và biết tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên ở địa phương Nguyên liệu đa dạng, kiểu dáng phong phú, góp phần giáo dục trẻ nhiều mặt [9, tr.149]
1.2.4.3 Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu, kĩ thuật sử dụng để thiết kế đồ dùng cho trẻ mầm non
Trong quá trình thiết kế đồ dùng dạy học, giáo viên cần nằm vững cách sử dụng dụng cụ và vật liệu sẽ giúp cho việc thiết kế diễn ra nhanh và hoàn chỉnh hơn Bởi mỗi loại nguyên liệu có những kĩ thuật khác nhau Đối với các loại vật liệu nhƣ: giấy, bìa, hộp giấy giáo viên có thể sử dụng: Kĩ Thuật cắt, dán, xé, gấp giấy, bồi giấy, xé rãnh, nhồi, nắn Đối với vật liệu: tre, nứa, gỗ, sắt cần sử dụng kĩ thuật: Kĩ thuật đan, cƣa, đóng đinh, khoan, mài, giũa, buộc, bổ, gọt
Vật liệu vải sử dụng kĩ thuật khâu, cắt, buộc [8, tr.37]
1.2.4.4 Đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mĩ
Trẻ mầm non rất thích đẹp, do đó đồ dùng dạy học, đồ dùng phục vụ trò chơi dù làm đƣợc bằng chất liệu gì cũng phải có tính thẩm mỹ cao Cái đẹp ở đây không chỉ là màu sắc tươi sáng, phong phú, hài hòa cân đối về hình dáng mà còn cần sự tỉ mỉ, trau chuốt: miếng vải cắt vuông góc, con chữ xếp thẳng hàng Những đồ dùng đơn giản như thẻ chữ vẫn có thể làm đẹp được, nếu chúng ta có ý thức thường xuyên về vai trò giáo dục thẩm mĩ đối với trẻ Gắn thêm vài bông hoa, vẽ vài đường trang trí sẽ tăng thêm phần đẹp cho đồ dùng dạy học Sự tùy tiện trong trang trí đồ dùng sẽ ảnh hưởng xấu đến thị hiếu thẩm mĩ của trẻ em [9, tr.150]
1.2.4.5 Đồ dùng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, kinh tế
Một số đồ dùng dạy học trẻ đƣợc tiếp xúc, vì vậy phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về vệ sinh an toàn cho trẻ Nhiều trẻ MG còn đƣa tay lên miệng, nên chọn chất liệu làm đồ dùng dễ lau, không độc, ít bám bụi và có thể dùng đƣợc lâu Tạo hình đồ dùng không đƣợc sắc cạnh, kĩ thuật ghép chắn chắn để không gây nguy hiểm cho trẻ
Tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế tại địa phương không những giúp giáo viên tiết kiệm kinh phí mà còn hạn chế được ô nhiễm môi trường
1.2.4.6 Đồ dùng phải đảm bảo tính đa dạng Đồ dùng dạy học đa dạng về mẫu mã, kích thước, màu sắc thì thu hút trẻ nhiều hơn vào trong các hoạt động của giáo viên Cần biết tận dụng nhiều nguồn nguyên liệu nhƣ: giấy,báo, lá cây, tre, nhựa Nguyên liệu đa dạng sẽ làm nhiều hình dạng phong phú, góp phần giáo dục trẻ nhiều mặt Đồ dùng dạy học không chỉ phục vụ cho giáo viên trong việc dạy nhận biết các chữ cái mà còn là dụng cụ cho trẻ tham gia vào các trò chơi: vòng xoay, câu cá, cướp cờ từ đó khắc sâu vào trí nhớ những chữ trẻ đã đƣợc học Ví dụ: Trong hoạt động LQCC “U” và “Ƣ”, giáo viên làm cờ cầm tay có dán các chữ cái trên và yêu cầu trẻ cướp cờ theo đúng chữ cô yêu cầu Qua đó không những rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, nhạy bén mà còn giúp trẻ nhớ chữ cái lâu hơn
Trong suốt quá trình tìm hiểu và lĩnh hội tri thức về việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái tại trường Mầm non, chúng tôi đã tiếp cận một số vấn đề để làm cơ sở cho đề tài của mình nhƣ sau:
Đề tài đã làm rõ đƣợc các khái niệm về “ thiết kế”, “sử dụng”, “đồ dùng dạy học”, “làm quen chữ cái”, “thiết kế đồ dùng dạy học làm quen chữ cái”, “sử dụng đồ dùng dạy học làm quen chữ cái”
Các yêu cầu, nguyên tắc của đồ dùng dạy học, ý nghĩa của nó đối với việc tổ chức hoạt động học ở trường Mầm non
Làm rõ nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động, vai trò LQCC ở trường
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO SÓC NÂU
Vài nét về trường Mẫu giáo Sóc Nâu
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trường Mẫu giáo Tam Sơn được thành lập vào những năm 80 đến ngày 14 tháng 9 năm 2007, trường được Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành ra quyết định số 3139/QĐ-UB đổi tên thành trường MG công lập Sóc Nâu Hiện nay trường gồm có 6 điểm trường, nằm rải rác trên 6 thôn của xã, được phân bổ ở trung tâm khu dân cư
Trên 30 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, Ủy ban Nhân dân huyện, Đảng ủy - Ủy ban Nhân dân Xã Tam Sơn Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành cùng với sự quan tâm kết hợp chặt chẽ của Ban đại diện hội cha mẹ phụ huynh học sinh
2.1.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Trường MG Sóc Nâu được trang bị cơ sở vật chất tương đối rộng rãi, thoáng mát Hiện tại trường có tổng diện tích đất sử dụng là 4626m 2 , trong đó diện tích phòng học là 385 m 2 , diện tích sân chơi là 277m 2 Khoảng cách từ trường tới các thôn khu từ 100m đến 300m thuận tiện cho việc đưa đón trẻ đến trường Trường có tổng 11 phòng, trong đó: 7 phòng học, 1 làm văn phòng, 1 phòng làm bếp, 1 phòng kho chứa các đồ dùng thừa và hỏng, 1 phòng xuống cấp không sử dụng (cơ sở Hòa Mỹ) Tuy nhiên, trường vẫn còn khó khăn về đồ dùng trong phòng học, các con số và chữ cái chưa bố trí nhiều để trẻ làm quen và tìm hiểu, nhiều cơ sở chƣa có đồ chơi ngoài trời cho trẻ, một vài cơ sở chƣa đủ điều kiện để tổ chức bán trú cho trẻ
2.1.3 Số lượng trẻ trong trường
Trường có 6 cơ sở với 7 lớp, trong đó 05 lớp mẫu giáo năm tuổi và 02 lớp mẫu giáo 4 tuổi
Tổng cộng 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi
SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
2.1.4 Đội ngũ cán bộ giáo viên
Trường có tất cả là 17 cán bộ, giáo viên nhân viên
Thành phần Tổng số Nữ
Chia theo chế độ lao động Biên chế Hợp đồng
Cán bộ, giáo viên, nhân viên 17 16 11 6 Đảng viên 4 4 4 0
Tuổi trung bình của giáo viên 38,6 38,6 38,6 28
Khảo sát thực trạng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái tại trường Mẫu giáo Sóc Nâu
2.2.1 Khái quát về quá trình điều tra
Khảo sát thực trạng để tìm hiểu việc giáo viên thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi và thực trạng mức độ làm quen chữ cái của trẻ tại trường Mẫu giáo Sóc Nâu nhằm làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, lấy đó để thiết kế một số DDDH cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.2.1.2 Khách thể điều tra Điều tra giáo viên đã và đang giảng dạy trẻ lớp lớn tại trường MG Sóc Nâu, Núi Thành
Khảo sát 20 trẻ lớp lớn của cơ sở Thuận Yên Đông thuộc trường MG Sóc Nâu 2.2.1.3 Đối tƣợng điều tra Để tìm hiểu thực trạng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua đồ dùng dạy học, tôi tiến hành khảo sát trên các đối tƣợng sau:
- 11 giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Mẫu giáo Sóc Nâu, Núi Thành, Quảng Nam
- Hoạt động với đồ dùng dạy học của 20 trẻ 5 – 6 tuổi tại trường MG Sóc Nâu 2.2.1.4 Nội dung điều tra
- Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái
- Thực trạng việc thiết kế và mức độ sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong hoạt động làm quen chữ cái
- Thực trạng mức độ làm quen chữ cái của trẻ tại trường Mẫu giáo Sóc Nâu 2.2.1.5 Phương pháp điều tra
2.2.2.5.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu An-ket
Sử dụng phiếu An-ket để tìm hiểu nhận thức của GV ở trường MG Sóc Nâu về vai trò việc sử dụng đồ chơi của giáo viên trong công tác giảng dạy và thiết kế đồ dùng trong hoạt động LQCC
Tham khảo ý kiến từ thầy cô trong khoa Tiểu học – Mầm non – Nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn và các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường MG Sóc Nâu nhằm thu thập những thông tin có liên quan, thực trạng, nhận thức về vai trò của đồng dùng dạy học trong hoạt động LQCC
Quan sát để nghiên cứu mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi tại trường MG Sóc Nâu
Dự giờ giáo viên tổ chức hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi
Tiến hành cho trẻ thực hành theo yêu cầu của chúng tôi để có thể đo các kết quả một cách chính xác
2.2.2.5.5 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý các số liệu thu thập đƣợc qua điều tra, quan sát bằng các công thức toán học
2.2.1.6 Thời gian điều tra Điều tra đƣợc tiến hành từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2019
2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi
Về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC
Nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái, chúng tôi đã sử dụng 11 phiếu điều tra đối với các giáo viên đứng giảng dạy tại trường MG Sóc Nâu Nội dung của phiếu điều tra đƣợc kèm sau phần phụ lục 1 và có kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.1 Kết quả nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ %
Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi
Theo khảo sát ta thấy 9 giáo viên cho rằng việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi là quan trọng, chiếm 81,8% Bởi theo họ đồ dùng dạy học là yếu tố giúp cho trẻ hứng thú, tập trung vào các hoạt động của cô Điều này giúp cho giáo viên có một nhận định đúng về thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học Có 2 giáo viên cho rằng đồ dùng dạy học chỉ là một phần trong hoạt động LQCC của trẻ
Về yêu cầu của ĐDDH trong hoạt động làm quen chữ cái
Bảng 2.2 Nhận thức của giáo viên về yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái (Phụ lục 1, câu hỏi 3)
STT Yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Có tính thẩm mỹ cao 0/11 0
2 Đảm bảo tính khoa học 0/11 0
3 Đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ 0/11 0
4 Nhằm mục đích cho trẻ LQCC 0/11 0
5 Phù hợp với nội dung của bài học 0/11 0
6 Tất cả các ý kiến trên 11/11 100
Qua kết quả trên cho thấy, tất cả các giáo viên đều nhận thức đúng về yêu cầu của đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi Khi giáo viên thiết kế các đồ dùng học tập LQCC cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên
Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Nếu người thiết kế thiếu một trong các yêu cầu thì đồ dùng dạy học không đảm bảo đƣợc mục đích LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi
Nguyên tắc khi thiết kế đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC
Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên về các nguyên tắc khi thiết kế đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ (Phụ lục 1, câu hỏi 4)
STT Nguyên tắc Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Đảm bảo tính mục tiêu 0/11 0
2 Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn 0/11 0
3 Đảm bảo tính dân tộc 0/11 0
4 Đảm bảo tính thẩm mĩ 0/11 0
5 Đảm bảo yêu cầu vệ sinh, kinh tế 0/11 0
6 Đảm bảo tính yêu cầu, kĩ thuật sử dụng để thiết kế đồ dùng cho trẻ mầm non 0/11 0
7 Đảm bảo tính đa dạng 0/11 0
Qua bảng trên cho thấy 100% giáo viên có cái nhìn chính xác về các nguyên tắc khi thiết kế đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi Một đồ dùng dạy học muốn đảm bảo vai trò và phát huy hết tác dụng thì phải đủ đầy các nguyên tắc: tính mục tiêu; tính khoa học và thực tiễn; tính dân tộc; tính thẩm mĩ; đảm bảo yêu cầu vệ sinh, kinh tế; tính yêu cầu, kĩ thuật sử dụng để thiết kế đồ chơi cho trẻ mầm non và tính đa dạng
2.2.2.2 Thực trạng việc thiết kế và mức độ sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong hoạt động làm quen chữ cái
Nhằm tìm hiểu thực trạng việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường, chúng tôi đã sử dụng các câu hỏi ở phần phụ lục 1 và thu đƣợc kết quả sau:
Về việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên
Bảng 2.4 Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Loại đồ dùng sử dụng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Đồ dùng theo Thông tƣ 02 8/11 72,7
2 Đồ dùng tự thiết kế 3/11 27,3
Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2 - Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi
Có 27,3% giáo viên trong trường MG Sóc Nâu tham gia vào việc thiết kế đồ dùng cho trẻ 5 – 6 tuổi Nhƣ vậy có thể thấy phần nhỏ giáo viên đã nhận thức đúng về vai trò của đồ dùng dạy học Một tiết học mang lại hiệu quả là tiết học tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Yếu tố mang lại sự thành công cho tiết dạy là đồ dùng, học liệu đẹp và phù hợp với nội dung bài học Tuy nhiên vẫn còn 72,7% giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng theo thông tƣ 02 của Bộ cung cấp mà chƣa thiết kế thêm đồ dùng phục vụ cho hoạt động LQCC ở trường
Về mật độ thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong LQCC
Bảng 2.5 Thực trạng về mật độ thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQCC (Phụ lục 1, câu hỏi 6)
STT Mật độ thiết kế và sử dụng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Từ bảng trên, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3 Thực trạng về mật độ thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQCC
Loại đồ dùng Đồ dùng theo thông tƣ 02 Đồ dùng tự thiết kế
Việc thiết kế đồ dùng dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQCC theo chủ đề chiếm tỉ lệ cao nhất (63,6%) Các cô cho rằng việc thiết kế, thay đổi đồ dùng theo chủ đề sẽ thuận tiện hơn trong việc giảng dạy Tiếp đến là theo một năm một lần chiếm tỉ lệ 20% và tỷ lệ theo nhóm chữ, hằng tháng cùng chiếm 9,1%
Về loại đồ dùng mà GV thường thiết kế và sử dụng
Bảng 2.6 Những loại đồ dùng dạy học giáo viên thường thiết kế và sử dụng trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi (Phụ lục 1, câu hỏi 7)
STT Loại đồ dùng dạy học
Mức độ thiết kế và sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL TL SL TL SL TL
Từ bảng trên, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4 Những loại đồ dùng dạy học giáo viên thường thiết kế và sử dụng trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi
Theo khảo sát, chúng ta nhận thấy rằng các giáo viên đã thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi Tuy nhiên mức độ thiết kế và sử dụng của các loại đồ dùng trên không đồng đều Cụ thể nhƣ sau:
- Đồ dùng lô tô: 90,9% giáo viên thiết kế và sử dụng, bởi nó đơn giản, dễ làm và ít tốn thời gian
Lô tô Ghép tranh Đồ dùng câu cá
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
- Đồ dùng ghép tranh: 54,5% giáo viên thường xuyên thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học theo hình thức ghép tranh, 36,4% giáo viên thỉnh thoảng thiết kế và sử dụng trong tiết học và vẫn còn 1 giáo viên hiếm khi sử dụng hình thức này
- Đồ dùng câu cá: Theo điều tra, đây là đồ dùng cho trẻ tham gia chơi nhằm củng cố lại những chữ cái đã đƣợc học, tuy nhiên ít khi giáo viên sử dụng hơn so với những đồ dùng dạy học khác
- Vòng quay: Qua phỏng vấn, giáo viên rất ít sử dụng vòng quay nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức LQCC cho trẻ
- Đồ dùng que ghép chữ: Dạng đồ dùng này chỉ 27,3% giáo viên thỉnh thoảng làm cho trẻ chơi và 72,7% giáo viên hiếm khi làm
Ngoài ra, các cô còn tận dụng những nắp chai nhựa để cho trẻ ghép thành những chữ cái theo yêu cầu
THIẾT KẾ, SỬ DỤNG VÀ THỰC NGHIỆM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 –
Qua lí luận và thực tiễn ở hai chương đầu, chúng tôi đã xây dựng quy trình, nội dung, thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái nhƣ sau:
3.1.1 Quy trình thiết kế đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái
Trên cơ sở các nguyên tắc, yêu cầu của thiết kế đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái, đề tài đã xây dựng các bước thiết kế như sau:
Bước 1: Xác định mục đích Để thiết kế đồ dùng đầu tiên giáo viên cần xác định trẻ cần có những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì thông qua hoạt động LQCC Từ đó, xác định mục đích của đồ dùng dạy học Tiếp theo các cô xác định kết quả vật đó đem lại sự hứng thú, tích cực nhƣ thế nào trong hoạt động và trẻ có những kiến thức kĩ năng gì thông qua việc sử dụng Nhờ vậy, việc thiết kế đồ dùng sẽ đi đúng yêu cầu và có hiệu quả hơn
Bước 2: Lên ý tưởng thiết kế
Cần suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra ý tưởng cho đồ dùng dạy học Làm thế nào nó đáp ứng đƣợc mục đích của chữ cái cần làm quen hoặc cần ôn luyện cho trẻ Đây là bước quan trọng đối với việc thiết kế Một ý tưởng hay, mới lạ sẽ làm nên đồ dùng đẹp từ đó cuốn trẻ vào hoạt động của cô
Bước 3: Xác định hoạt động để lồng ghép đồ dùng trong tiết LQCC
Sau khi lên ý tưởng cho đồ dùng, giáo viên cần xác định những hoạt động nào cần dùng và sử dụng nhƣ thế nào cho hiệu quả Ví dụ nhƣ: bộ lô tô, ghép tranh, ảnh, thẻ chữ… thường dùng cho hoạt động dạy trẻ làm quen với từng chữ cái Với các đồ dùng: bộ câu cá, vòng quay… giáo viên nên cho trẻ chơi trò chơi với các chữ cái
Bước 4: Tìm nguồn nguyên liệu phù hợp Đây là bước quan trọng việc thiết kế bởi vì xác định nguồn nguyên liệu thích hợp mới cho ra những sản phẩm đẹp, bền cũng nhƣ cách thức chơi, sử dụng phù hợp sẽ tăng sự tò mò, thích khám phá cái mới lạ ở trẻ
Có rất nhiều loại nguyên vật liệu chúng ta có thể sử dụng đƣợc nhƣ:
- Nguyên vật liệu thiên nhiên bao gồm: lá cây, vỏ trứng, vỏ ốc, tre, gỗ, hoa, quả, lá, các loại hạt…
- Nguyên vật liệu tái sử dụng bao gồm: giấy bìa, phong bì, bưu thiếp, vở hộp, vải vụn, bít tất, găng tay cũ…
- Nguyên vật liệu mua sẵn khá phong phú về chủng loại, bao gồm: đất nặn, giấy các loại (giấy trắng, giấy màu, giấy bóng kính…), mút xốp, các loại dây, băng dính, hồ dán, hạt cườm, hạt nút…
Sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau làm cho trẻ mong muốn khám phá, lĩnh hội đƣợc thuộc tính của nguyên vật liệu đó
Bước 5: Thiết kế hoàn chỉnh đồ dùng dạy học Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm Từ những nguyên liệu có được và bản thiết kế, giáo viên làm hoàn thiện sản phẩm Khi làm đồ dùng các cô cần chú ý: các vật dùng không đƣợc nhọn, góc cạnh sẽ gây nguy hiểm cho trẻ; màu sắc của chúng phải tươi sáng, hài hòa
3.1.2 Xây dựng nội dung thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy kĩ năng cầm bút, tƣ thế ngồi và kĩ năng phối hợp giữa tay, mắt trong khi viết khá tốt Do đó trong phạm vi của đề tài, chúng tôi thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học về khả năng nhận biết và phát âm các chữ cái cho trẻ, cụ thể nhƣ sau:
- Đồ dùng nhận biết mặt chữ cái
- Đồ dùng phát âm chữ cái
- Đồ dùng nhận biết cấu tạo chữ cái
3.1.3 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
3.1.3.1 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học nhận biết mặt chữ cái cho trẻ Đồ dùng 1: Gắn quả cho cây a Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhận biết các chữ cái, biết các dạng chữ cái in thường, viết thường
- Rèn kĩ năng linh hoạt của đôi tay
- Rèn cho trẻ tính cẩn thận b Chuẩn bị
- Bìa carton, giấy bitis, vải nỉ, giấy màu A4, giấy A3 trắng
- Kéo, keo nến, súng bắn keo, bút c Cách làm
- Bước 1: Cắt bìa carton (25x50cm) và dán giấy trắng lên
- Bước 2: Dùng giấy bitis màu nâu, vải nỉ màu xanh cắt và dán thành một cây lên trên bìa carton
- Bước 3: Cắt quả (màu trắng) và viết các chữ cái (viết in thường) lên trên quả
- Bước 4: Dùng keo nến đính nam châm lá vào mặt dưới của quả màu trắng
- Bước 5: Dán quả vào vùng lá của cây trên bìa carton
- Bước 6: Cắt quả (màu đỏ hoặc vàng) và viết các chữ cái (viết thường) lên trên quả
- Bước 7: Dùng keo nến đính nam châm lá vào mặt dưới của quả màu đỏ
* Với cách làm tương tự, giáo viên có thể cho trẻ “xếp sách vào kệ”, “xếp quần áo vào tủ” cho phù hợp với chủ đề tại trường d Cách sử dụng
- Giáo viên sử dụng vào hoạt động LQCC, các hoạt động vui chơi
- Khi chơi, GV yêu cầu trẻ gắn quả màu đỏ hoặc vàng lên trên quả đã có sẵn trên cây sao cho chữ viết thường màu trắng phải trùng với chữ in thường trên quả trẻ vừa gắn vào
- Cho trẻ chơi với nhau, yêu cầu trẻ chơi đúng luật, giữ gìn đồ chơi Đồ dùng 2: Bộ đồ dùng câu cá a Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhận diện đƣợc chữ cái, biết đƣợc một số động vật sống dưới nước
- Rèn kĩ năng cầm nắm, phối hợp giữa cổ và bàn tay
- Rèn đức tính kiên trì cho trẻ b Chuẩn bị
- Hộp sữa chua, vải nỉ, kẹp giấy
- Tre, dây dù, mắt cá,
- Keo nến, súng bắn keo, bút chì, bút lông, kéo, compa c Cách làm
- Bước 1: Dùng kéo cắt bỏ viền hộp nhựa
- Bước 2: Dùng bút vẽ những con vật sống dưới nước ngộ nghĩnh: cá, bạch tuột, sao biển sau đó cắt theo đường đã vẽ
- Bước 3: Dùng bút lông viết chữa cái in thường lên mặt trên của hộp, dán mắt cá
- Bước 4: Dùng mũi compa dùi 2 lỗ nhỏ trên đáy hộp, luồn đoạn dây dù vào 2 lỗ và cố định lại bằng keo nến
- Bước 5: Làm cần câu: Vót một đoạn tre dài 25cm, phần cán dài 7cm làm cần Dùng dây dù buộc một đầu vào cầu câu, đầu còn lại buộc vào kẹp giấy làm móc d Cách sử dụng
- Đồ dùng đƣợc sử dụng trong hoạt động LQCC, các hoạt động vui chơi
- Khi tổ chức trò chơi, GV nên tạo mô hình đại dương bằng nhiều cách khác nhau để tăng thêm sinh động, hấp dẫn cho trẻ
- Khi chơi, GV cho trẻ dùng cần câu để câu cá theo yêu cầu (ví dụ: Đội 1 câu cá chữ
“e”, đội 2 câu cá chữ “ê”) Đồ dùng 3: Ghép bút màu a Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhận ra các “chữ cái” trong các
- Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ, tập trung b Chuẩn bị
- Hộp màu nước, khay pha màu, cọ
- Kéo, cƣa nhỏ, bút chì c Cách làm
- Bước 1: Dùng bút chì vẽ lên que đè lưỡi hình dạng của cây bút màu
- Bước 2: Dùng kéo và cưa nhỏ cắt theo đường đã vẽ, sau đó cắt ngang cây bút màu thành 2 mảnh riêng biệt
- Bước 3: Tô cùng màu lên 2 mảnh đã cắt xong
- Bước 4: Viết chữ cái lên phần sau của bút, dán hình con vật ngộ nghĩnh có tên chứa chữ cái ở phần đuôi Ví dụ: chữ “c” dán hình “con cua” d Cách sử dụng
- Sử dụng trong hoạt động LQCC, hoạt động vui chơi
- GV yêu cầu trẻ ghép hai mảnh tạo nên cây bút màu sao cho từ ở phần đầu bút có chữ chữ cái ở phần đuôi bút và 2 phần đó phải có cùng màu
- GV sử dụng đồ dùng trong trò chơi “ ai nhanh hơn” hoặc phần luyện tập trong hoạt động LQCC cho trẻ Đồ dùng 4: Gắn con sâu a Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhận biết và lựa chọn đƣợc nhóm
- Rèn cho trẻ cẩn thận
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi b Chuẩn bị
- Vải nỉ, nhựa la phông, mắt con vật
- Dao cắt, keo nến, súng bắn keo, bút lông, compa, miếng dán âm dương, kéo c Cách làm
- Bước 1: Dùng dao cắt bìa nhựa la phông thành một hình chữ nhật; dùng compa vẽ 9 hình tròn
- Bước 2: Cắt nhiều hình tròn bằng vải nỉ có đường kính bằng hình tròn trên bìa la phông, vẽ hình và chữ lên trên hình tròn vừa cắt
- Bước 3: Dùng bút vẽ mũi miệng và dán mắt cho khuôn mặt con sâu Dùng keo nến cố định đầu và một vòng tròn chữ “a in thường”
- Bước 4: Dùng kéo cắt miếng âm dương thành từng hình vuông nhỏ, phần âm dán vào
7 vòng tròn của bìa la phông và phần dương dán mặt sau của vòng tròn vải nỉ d Cách sử dụng
- Sử dụng trong hoạt động LQCC, hoạt động vui chơi
Thực nghiệm sƣ phạm đồ dùng dạy học trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
Dựa vào mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi, chúng tôi xác định mục đích thực nghiệm là kiểm nghiệm tính khả thi của những đồ dùng dạy học đã thiết kế nhằm tăng tính tích cực, hứng thú và hiệu quả của việc LQCC ở trẻ Nếu mức độ làm quen chữ cái ở trẻ 5 – 6 tuổi qua các đồ dùng dạy học được tôi thiết kế cao hơn trước khi thực nghiệm thì có nghĩa là những đồ dùng này mang tính khả thi Ngƣợc lại thì có nghĩa là những gì tôi làm chƣa phù hợp, cần phải tiếp tục tìm hiểu để thiết kế đồ chơi mang lại tính hiệu quả cao hơn
Chọn 20 trẻ lớp lớn trường Mẫu giáo Sóc Nâu, trong đó chia làm 2 nhóm, sao cho cả hai nhóm trẻ ít có sự chênh lệch nhất Nhóm ĐC: 10 trẻ
3.3.3 Thời gian và địa điểm thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm từ ngày 4/3/2019 đến ngày 31/3/2019 tại trường Mẫu giáo Sóc Nâu – Núi Thành – Quảng Nam
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các đồ dùng dạy học đã đƣợc thiết kế nhằm tăng tính tích cực, hứng thú và hiệu quả của việc LQCC ở trẻ Quy trình thực nghiệm gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:Khảo sát đầu vào
Tiến hành đánh giá trẻ ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm:
- Trao đổi với giáo viên đứng lớp về thực trạng LQCC của trẻ
- Dự giờ tiết làm quen chữ cái “ d, đ”
- Áp dụng các bài tập đánh giá ở mục 2.2.2.4
Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm tác động:
Các giờ thực nghiệm được tôi và GV thực hiện dưới hình thức lên kế hoạch tổ chức hoạt động LQCC, hoạt động chơi cho trẻ và thực nghiệm về nhận biết, phát âm chữ cái
- Nhóm ĐC: GV cho trẻ thực hiện theo chương trình học tập của lớp, sử dụng các đồ dùng dạy học thường ngày
- Nhóm TN: + Sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC
+ Sử dụng đồ dùng trong hoạt động góc Chương trình thực nghiệm tác động tại lớp TN như sau:
Bảng 3.1 Chương trình thực nghiệm tác động tại lớp TN
Thời gian thực hiện Hoạt động Nội dung hoạt động Đồ dùng dạy học
2 Hoạt động góc - Góc học tập - Gắn quả cho cây
- Góc xây dựng - Chuyển hàng về kho
- Góc vận động - Cướp cờ
2 Hoạt động góc - Góc học tập - Ghép con sâu
- Góc thƣ viện - Sách chữ cái
- Góc vận động - Cướp cờ
2 Hoạt động góc - Góc học tập - Que ghép chữ
- Góc xây dựng - Chuyển hàng về kho
- Trò chơi chữ cái - Câu cá
2 Hoạt động góc - Góc học tập - Que ghép chữ
- Góc thƣ viện - Sách chữ cái
Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trên đƣợc làm rõ hơn tại Phụ lục 6
Giai đoạn 3: Khảo sát đầu ra
Phân tích, đánh giá mức độ LQCC của từng nhóm nghiên cứu
- Thông qua quá trình hoạt động của trẻ trong tiết LQCC và hoạt động góc nhằm đánh giá tính tích cực, hứng thú và hiệu quả của việc LQCC ở trẻ
3.3.5 Tiêu chí và thang đánh giá
* Khả năng nhận biết và phát âm đúng tên các chữ cái
- Nhận biết mặt chữ cái
- Nhận biết cấu tạo chữ cái
3.3.5.2 Biểu hiện và cách tính điểm Để kiểm tra đầu ra về khả năng nhận biết và phát âm đúng tên các chữ cái, chúng tôi xây dựng bài tập đo nhƣ sau:
Nhận biết mặt chữ cái:
+ Trẻ nghe giáo viên đọc và lựa chọn đúng chữ (1đ)
+ Trẻ nối được chữ cái với các dạng khác nhau: chữ cái in hoa – in thường – viết hoa – viết thường (1đ)
+ Trẻ đọc đúng tên chữ cái giáo viên đƣa ra (1đ)
Nhận biết cấu tạo chữ cái
+ Trẻ đọc đúng cấu tạo của chữ giáo viên đƣa ra (1đ)
Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi đƣợc đánh giá theo thang điểm sau:
Mức độ Tốt Khá Trung bình
Thang điểm 3 – 4 điểm 2 – cận 3 điểm < 2 điểm
3.3.6 Chuẩn bị và tiến hành thực nghiệm
- Đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ nhóm TN
3.3.7 Phân tích kết quả thực nghiệm
3.3.7.1 Mức độ nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái của nhóm ĐC và
Căn cứ vào phụ lục 2 – Phiếu dự giờ hoạt động LQCC và bài tập ở chương 2, chúng tôi kiểm tra mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ cái ở cả 2 nhóm ĐC và TN Kết quả khảo sát về khả năng nhận biết và phát âm chữ cái đƣợc thể hiện ở bảng 3.2 nhƣ sau:
Bảng 3.2 Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và nhóm TN trước TN tác động
Mức độ Điểm trung bình ̅
SL TL SL TL SL TL ĐC 10 2 20% 5 50% 3 30% 1,9
Nhận xét: Kết quả khảo sát trước TN thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy mức độ LQCC cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MG Sóc Nâu chưa cao Đa số trẻ ở mức khá và trung bình Mức độ của trẻ ở nhóm ĐC có phần cao hơn nhóm TN Cụ thể nhƣ sau: Số trẻ có mức độ LQCC đạt mức độ tốt ở nhóm ĐC là 20%, nhóm TN chỉ chiếm 10%; trong khi đó, số trẻ có mức độ LQCC trung bình ở nhóm ĐC cao hơn nhóm TN 10%, nhóm ĐC chiếm 50%, nhóm TN 60% Nhƣ vậy, so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện bài khảo sát về mức độ làm quen chữ cái ở 2 nhóm ĐC và TN cho thấy nhóm ĐC có phần cao hơn nhóm TN nhƣng sự chênh lệch không đáng kể
Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC và nhóm TN trước TN tác động
Nhận xét: Qua biểu đồ thể hiện rõ hơn về mức độ làm quen chữ cái của trẻ ở cả hai nhóm Trong quá trình quan sát, tôi thấy:
- Trẻ hào hứng tha gia vào hoạt động của cô nhƣng sự hứng thú đó không đƣợc kéo dài Ví dụ: Trẻ xếp nút chai tạo thành chữ cái mà cô yêu cầu nhƣng chỉ đƣợc lần thứ nhất, những lần tiếp theo đa số trẻ ngồi nghịch nắp chai
- Phần lớn trẻ chƣa nhận biết, phát âm đƣợc chữ cái nhƣng kĩ năng cầm bút, tƣ thế ngồi và khả năng phối hợp giữ tay và mắt tương đối tốt hơn
Dù tất cả trẻ đều tham gia nhƣng kết quả tôi thu lại chƣa cao Kết quả khảo sát cho thấy ở cả hai mẫu ĐC và TN đều ở mức khá Qua quá trình phân tích, tôi cho rằng để trẻ hứng thú, tích cực làm quen chữ cái, đặc biệt là nhận biết và phát âm đúng tên chữ cái cần thiết kế những đồ dùng đẹp, hấp dẫn, phong phú về kiểu dáng, số lƣợng; giáo viên phải có kĩ năng bao quát, hướng dẫn trẻ thực hiện đúng Qua đó chúng ta thấy rằng việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trong hoạt động LQCC cho trẻ 5 -6 tuổi chƣa đƣợc quan tâm đúng mực và chƣa đạt hiệu quả cao Để kiểm chứng xem thực tế hai nhóm có sự chênh lệch về mức độ LQCC trước thực nghiệm nhƣ thế nào, chúng tôi sử dụng công thức tính độ lệch chuẩn và tìm giá trị thống kê (Phụ lục 7), kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.3 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả đo đầu vào ở hai nhóm ĐC và TN
Nhóm Số lƣợng Điểm trung bình ̅ Độ lệch chuẩn ᵟ
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy điểm trung bình cộng của cả hai nhóm ĐC và
TN đều ở mức trung bình chứ không cao, cụ thể nhóm đối chứng ̅ = 1,9; ở nhóm thực nghiệm ̅ = 1,8 Độ lệch chuẩn ở nhóm ĐC là= 0,74; nhóm TN là 0,63
Kết quả kiểm định với sự chính xác 95% (α=0,05) cho kết quả |t| < tα nên sự khác biệt giữa hai nhóm ĐC và TN ở giai đoạn trước TN tác động không có ý nghĩa thống kê
3.3.7.2 Mức độ nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái của nhóm ĐC trước và sau TN
Bảng 3.4 Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trước và sau TN
Mức độ Điểm trung bình ̅
SL TL SL TL SL TL
Từ bảng trên, chúng ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2 So sánh mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm ĐC trước và sau TN
Từ bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho thấy mức độ LQCC của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm không có gì thay đổi nhiều, điểm trung bình chỉ chênh lệch 0,1 điểm Cụ thể: TTN ̅ = 1,9; STN ̅ = 1,8
Bảng 3.5 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả đo nhóm ĐC trước và sau TN
Số lƣợng Điểm trung bình ̅ Độ lệch chuẩn ᵟ
Qua bảng 3.5 cho thấy độ lệch chuẩn của nhóm ĐC TTN là 0,74; STN là 0,63 Kết quả kiểm định với sự chính xác 95% (α=0,05) cho kết quả |t| = 0,33; tra bảng phân bố giá trị t được tα = 2,10 như vậy | t | < tα nên sự khác biệt giữa hai nhóm ĐC trước và sau TN không có ý nghĩa thống kê
Qua quan sát quá trình trẻ thực hiện các bài tập khảo sát của nhóm ĐC sau TN Chúng tôi nhận thấy khi giáo viên tổ chức hoạt động LQCC chỉ sử dụng những đồ dùng dạy học theo Thông tƣ 02 của Bộ mà không thay đổi, bổ sung đồ dùng mới, không tạo đƣợc hứng thú cho trẻ Chính vì vậy, kết quả khảo sát không có sự chênh lệch, tiến bộ
3.3.7.3 Mức độ nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái của nhóm TN trước và sau TN
Bảng 3.6 Mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm TN trước và sau TN
Mức độ Điểm trung bình ̅
SL TL SL TL SL TL
Từ bảng trên, chúng ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3 So sánh mức độ LQCC của trẻ 5 – 6 tuổi nhóm TN trước và sau TN
Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.3 cho thấy mức độ LQCC ở hai nhóm TN trước và sau khi thực nghiệm phân loại theo ba mức độ và có sự thay đổi lớn sau TN tác động