Phân biệt cảm ứng ở thực vật và động vật Tiêu chí Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng Chưa có Thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận →
TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II BỘ MÔN: SINH HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH KHỐI 11 A NỘI DUNG ÔN TẬP - Chủ đề 2: Cảm ứng ở sinh vật - Chủ đề 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I CẢM ỨNG Ở SINH VẬT 1 Phân biệt cảm ứng ở thực vật và động vật Tiêu chí Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật Cơ quan cấu trúc Chưa có Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan đặc biệt đảm nhận (Thụ thể trên màng tế bào tiếp trả lời kích thích hoạt động cảm nhận → truyền qua tế bào chất ứng → đến bộ phân xử lý rồi gây ra đáp ứng Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ Hướng động và ứng động (ứng thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông Cơ chế động sinh trưởng, ứng động sức tin và quyết định hình thức phản ứng lại trương nước) kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích Hiện tượng cảm ứng ở thực vật Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường Hiện tượng/tốc độ thường diễn ra chậm diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực vật 2 Các hình thức cảm ứng ở thực vật - Hướng động và ứng động 3 Các hình thức cảm ứng ở động vật: - ĐV chưa có tổ chức thần kinh - ĐV có hệ thần kinh dạng lưới - ĐV có hệ thần kinh dạng lưới - ĐV có hê thần kinh dạng ống 4 Phân biệt phản xạ không điều kiện và phàn xạ có điều kiện Tiêu chí Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Di truyền Bẩm sinh, di truyền Không di truyền, hình thành trong đời sống cá thể Tính cá thể Đặc trưng cho loài Có tính chất cá thể Độ bền vững Rất bền vững Không bền vững Đặc điểm kích thích Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng Được hình thành với tác nhân bất kì 5 Các dạng tập tính: Tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp II SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT 1 Mô phân sinh Vị trí Vai trò Nhóm thực vật Mô phân Ngọn cây, đỉnh cành và Mô phân sinh đỉnh ở ngọn Một lá mầm và cây Hai lá sinh đỉnh chốp rễ của cây một lá cây và đỉnh cành làm tăng mầm mầm và hai lá mầm chiều cao của cây, chiều dài của cành Mô phân sinh đỉnh ở rễ làm tăng chiều dài rễ Mô phân sinh Chỉ có ở phần thân cây ở Làm tăng đường kính của Chỉ có ở cây hai lá mầm bên cây hai lá mầm thân Mô phân sinh Chỉ có ở phần lóng ở cây Làm tăng chiều dài của lóng Chỉ có ở cây 1 lá mầm lóng một lá mầm 2 Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm Là hình thức sinh trưởng làm cho Là hình thức sinh trưởng làm thân cây cây lớn và cao lên do sự phân chia tế to ra do sự phân chia tế bào của mô bào mô phân sinh đỉnh phân sinh bên Dạng cây Một lá mầm và chóp thân hai lá mầm Hai lá mầm còn non Nơi sinh sống Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên (tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch) Đặc điểm bó mạch Xếp lộn xộn Xếp chồng chất hai bên tầng sinh mạch Kích thước thân Bé Lớn Dạng sinh trưởng Sinh trưởng chiều cao Sinh trưởng chiều ngang Thời gian sống Thường sống một năm Thường sống nhiều năm 3 Các hình thức phát triển ở động vật - Phát triển qua biến thái - Phát triển không qua biến thái B MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý DẠNG 1 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án ( 20 câu) Câu 1: Ở động vật, phản xạ là gì? A Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể B Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên trong của cơ thể C Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên ngoài cơ thể D Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể Câu 2: Xung thần kinh được truyền qua synapse theo thứ tự? A Chùy synapse → khe synapse → màng sau synapse → màng trước synapse B Khe synapse → màng trước synapse → chuỳ synapse → màng sau synapse C Màng trước synapse → chuỳ synapse → khe synapse → màng sau synapse D Chuỳ synapse → màng trước synapse → khe synapse → màng sau synapse Câu 3: Trong kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể kích thích phản xạ giật đầu gối bằng cách dùng một cây búa gõ nhẹ vào phần gân ở khớp gối (Hình), kết quả là gây nên phản xạ giật đầu gối Tại sao việc kích thích phản xạ giật đầu gối có thể kiểm tra được chức năng của hệ thần kinh? Sắp xếp các bước giải thích sau đây theo thứ tự đúng: I Búa cao su gõ nhẹ vào xương bánh chè → kích thích vào cơ quan thụ cảm II Cơ quan thụ cảm → phát sinh 1 xung thần kinh → theo dây thần kinh hướng tâm về tủy sống III Cơ đùi nhận nhận xung (thông tin) và cơ co kéo cẳng chân lên phía trước IV Tủy sống xử lí và phát đi xung thần kinh → theo dây thần kinh li tâm tới cơ đùi A I → II → III → IV B I → II → IV → III C I → III → IV → II D I → IV → II → III Câu 4: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện? A Được hình thành trong quá trình, sống và không bền vững B Không di truyền được, mang tính cá thể C Có số lượng hạn chế D Thường do vỏ não điều khiển Câu 5: Tập tính động vật là gì? A Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển B Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống C Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ D Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ Câu 6: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh? A Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy B Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy C Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản D Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản Câu 7: Tập tính học được là gì? A Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm B Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm C Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền D Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài Câu 8: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được tổ Về tập tính thì có thể giải thích như thế nào? A Sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim B Tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập C Tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập D Chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây thể hiện tập tính ở loài người, khác hẳn tập tính của động vật? I Con vật hành động chủ yếu theo bản năng còn con người hành động theo trí tuệ II Sự biến hóa về tập tính ở loài người nhanh hơn nhiều so với động vật III Tập tính của loài người thay đổi theo sự phát triển của xã hội IV Tập tính bẩm sinh của loài người có thể bị thay đổi do sự phát triển của nền văn minh và khoa học A I, II, III, IV B I, II C II, III, IV D I, II, IV Câu 10 Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học tập của động vật diễn ra như thế nào? A Hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại B Sự hình thành mối liên kết thần kinh mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới C Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời D Sự hình thành mối liên hệ giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó Câu 11: Học giải quyết vấn đề là gì A Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự B Phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới C Từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự D Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới Câu 12: Những ứng dụng sau đây về vòng đời của sinh vật trong đời sống Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I Trong trồng trọt tưới đủ nước, giữ đủ độ ẩm của đất để hạt cây nảy mầm, cung cấp đủ phân, nước, ánh sáng để cây non lớn nhanh, tạo nhiều cành, lá II Nếu hiểu biết vòng đời của một giống cây trồng sẽ giúp cho việc chăm sóc đúng nhu cầu sinh lí từng giai đoạn giúp mang lại năng suất cao hơn so với trồng mà không hiểu biết đặc tính sinh lý, vòng đời của nó III Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn IV Hiểu biết về vòng đời của cây để đưa ra các biệp pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của sinh vật? I Trong quá trình phát triển, các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau II Khi cơ thể sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến đổi về chất III Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử Hợp tử phân bào tạo thành nhiều tế bào, các tế bào biệt hóa hình thành các cơ quan và hình dáng của sinh vật non IV Ví dụ nói lên mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển sau: hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả A.1 B 2 C 3 D 4 Câu 14: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A Cơ thể thực vật ra hoa B Cơ thể thực vật tạo hạt C Cơ thể thực vật tăng kích thước D Cơ thể thực vật rụng lá, hoa Câu 15: Kết quả sinh trưởng thứ cấp là gì? A Do hoạt động của mô phân sinh bên, tạo ra gỗ dác, gỗ lõi và vỏ B Làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh C Tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng D Tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp Câu 16: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, các loại hormone nào thường được sử dụng? A Auxin, Abscisic acid B Auxin, Cytokinin C Gibberellin, Cytokinin D Auxin, Gibberellin Câu 17: Hormone thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng gì? A Kích thích sinh trưởng của cây B Ức chế hoạt động của cây C Tác dụng kháng bệnh cho cây D Điều tiết hoạt động của cây Câu 18: Ở thực vật, Gibberellin không có tác dụng gì? A Tăng tốc độ phân giải tinh bột B Kích thích nảy mầm của hạt, chồi C Kích thích sinh trưởng chiều cao của cây D Kích thích ra rễ phụ Câu 19: Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin để phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể Nguyên nhân là vì: A Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh B Auxin nhân tạo không có enzyme phân giải C Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể D Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào Câu 20: Hormone nào sau đây làm chậm sự sinh trưởng của các mầm thân củ? A Etilen B Cytokinin C Gibberellin D Abscisic acid DẠNG 2 TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (10 câu) Câu 1: Dựa vào hình vẽ về cảm ứng ở động vật (sứa) Phát biểu sau đây đúng hay sai? A Sứa có cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới B Hệ thần kinh dạng lưới các tế bào thần kinh (neuron) phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau như mạng lưới C Hệ thần kinh nhóm này có sự phân hoá thành hạch não, hạch ngực và hạch bụng D khi bị kích thích tại một điểm, xung thần kinh từ điểm kích thích sẽ lan truyền khắp mạng lưới thần kinh và làm toàn bộ cơ thể co lại Câu 2: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về cảm ứng của động vật ? A Tổ chức thần kinh chỉ có từ động vật đa bào, khi đã có sự phân hóa về tổ chức cơ thể B Tổ chức thần kinh có độ phức tạp tương ứng với mức tiến hóa của động vật C Hệ thần kinh giúp các phản ứng diễn ra nhanh và chính xác hơn D Khả năng đáp ứng nhanh và chính xác của hệ thần kinh không phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh Câu 3: Một học sinh sau khi tìm hiểu về các thụ thể cảm giác ở động vật, phát biểu nào dây đúng hay sai? A Thụ thể điện từ phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ B Thụ thể điện từ phát hiện sự thay đổi nhiệt độ C Thụ thể điện từ thụ thể nóng, lạnh ở da gửi thông tin đến trung khu điều hòa thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi D Thụ thể điện từ: tế bào nón trong mắt phát hiện ánh sáng và gửi thông tin về não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật Câu 4: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói đúng về đặc điểm cảm ứng ở động vật? A Nhanh, dễ nhận thấy hơn so với thực vật B Chậm, khó nhận thấy hơn so với thực vật C Diễn ra nhanh hơn so với thực vật D Chậm, dễ nhận thấy hơn so với thực vật Câu 5: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về pheromene đối với tập tính sinh sản của một số động vật? A Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan đến sinh sản B Tuyến ở cuối bụng bướm tằm cái (Bombyxmori) tiết pheromone vào không khí để thu hút bướm tằm đực đến giao phối C Trên anten (râu) của bướm tằm đực có thụ thể tiếp nhận pheromone D Khi một con cá trê bị thương, một chất cảnh báo được tiết ra từ da cá và khuếch tán trong nước tạo ra đáp ứng hoảng sợ ở những con cá trê khác Câu 6: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ? A Chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ, sống lành mạnh, tích cực, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ B Môi trường sống ít ô nhiễm thì tuổi thọ cao hơn C Yếu tố di truyền quyết định quan trọng đến tuổi thọ D Muốn có tuổi thọ cao thì hoàn toàn dựa vào yếu tố bên ngoài quyết định Câu 7: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng ? A mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm B mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm C mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm D mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm Câu 8: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật? A Có thể chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài và bên trong B Yếu tố bên trong có thể do gene quy định C Nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng thông qua là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây D Tất cả các loài thực vật đều có nhu cầu cần nước và nhu cầu nước giống nhau Câu 9: Dựa trên hình và tác dụng của các loại hormone ở thực vật Phát biểu sau đây đúng hay sai? A Thí nghiệm chứng tỏ: Nếu thiếu hormone auxin và cytokinin thì tế bào không phân chia, không tạo mô sẹo B Nếu auxin càng nhiều, cytokinin càng thấp thì kích thích ra rễ mạnh hơn C Nếu auxin càng ít, cytokinin càng nhiều thì kích thích ra chồi D Nếu nồng độ auxin là 3mg/L : cytokinin là 0,2 mg/L thì tế bào phân chia mạnh Câu 10: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về mô phân sinh ở thực vật? A Mô phân sinh đỉnh có ngọn cây, đỉnh cành và chốp rễ của cây một lá mầm và hai lá mầm B Mô phân sinh bên chỉ có ở phần thân cây ở cây hai lá mầm C Mô phân sinh lóng chỉ có ở phần lóng ở hây một lá mầm D Mô phân sinh đỉnh làm tăng chiều dài của lóng DẠNG 3 TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN (10 câu) Câu 1: Cho các động vật sau: giun dẹp, thủy tức, đỉa, trùng roi, giun tròn, gián, tôm Có bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Câu 2: Cho các loại phản xạ sau: rụt tay lại khi chạm vào vật nhọn, thấy tín hiệu đèn giao thông màu đỏ thì dừng xe lại, dùng đá để đập vỡ vỏ hạt cứng, tiết nước bọt khi nghe từ "nước chanh" Có bao nhiêu loại phản xạ thuộc loại “phản xạ có điều kiện”? Câu 3: Cho các hiện tượng sau: 1 Ứng động nở hoa của cây hoa tulip 2 Lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào 3 Rễ mọc hướng xuống đất 4 Ngọn cây hướng về phía được chiếu sáng 5 Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vào cọc leo Có bao nhiêu hiện tượng trên là hiện tượng hướng động? Câu 4: Cho các loại tập tính: kiếm ăn, ấp trứng, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non Có bao nhiêu tập tính có cơ sở là phản xạ không điều kiện? Câu 5: Cho các thành phần: khe synapse, cúc synapse, các ion Ca2+, màng sau synapse Có bao nhiêu thành phần thuộc synapse? Câu 6: Cho các loài sau: tôm, trùng roi xanh, cá chép, cua, mực, mèo Có bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Câu 7: Dựa vào cơ chế dẫn truyền tin qua synapse, người ta chia synapse ra thành mấy loại? Câu 8: Cho các ví dụ sau: cây cao lên 3cm, cây ra thêm 2 lá, quả chín, cây ra hoa Có bao nhiêu ví dụ về phát triển ở thực vật? Câu 9: Câu 7: “Thầy dạy toán yêu cầu học sinh giải một bài tập đại số mới Dựa vào những kiến thức đã có, học sinh giải được bài tập đó” là ví dụ thuộc hình thức học tập nào? Câu 10: Nhóm các tế bào chưa phân hoá, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật được gọi là gì? ******************************HẾT**********************