Đề tài mà nhóm chúng em thực hiện có nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnhvực như vận chuyển sản phẩm, phân loại sản phẩm với hệ thống tự động hóa này chúng ta có thể giảm thiểu nhâ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ
******
BÁO CÁO
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP CƠ ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO MÀU SẮC
Giáo viên hướng
dẫn Sinh viên thực
hiện
:TS ĐOÀN LÊ ANH : NGUYỄN CÔNG HẬU : NGUYỄN TIẾN KHẢI : NGUYỄN VĂN THẠNH
MSV : 171250443107
:171250443117 :171250443133
Đà Nẵng, tháng 09 năm 2020
Trang 2Page 2
GVHD: TS ĐOÀN LÊ
ANH
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 7
1.1 Tự Động Hóa Và Vai Trò Của Tự Động Hóa 7
1.2 Giới Thiệu Về Hệ Thống Băng Chuyền Và Cánh Tay Robot 8
1.3 Giới Thiệu Chung Về Hệ Thống Phân Loại Theo Màu Tự Động 9
1.3.1 Lý do chọn đề tài 9
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu 10
1.3.3 Phạm vi áp dụng 10
1.3.4 Yêu cầu của hệ thống 10
CHƯƠNG II NHIỆM VỤ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 11
2.1 Nhiệm Vụ Của Hệ Thống 11
2.2 Các Thành Phần Có Trong Hệ Thống 12
2.2.1 Cơ cấp cấp sản phẩm 12
2.2.2 Hệ thống băng tải 12
2.2.3 Cảm biến vật cản hồng ngoại E18-D80NK 14
2.2.4 Bộ truyền đai 15
2.2.5 Bộ điều khiển trung tâm 16
2.2.5 Màn hình LCD 16x2 Và Module I2C 17
2.2.6 Hệ thống điều khiển khí nén 18
2.2.7 Relay 5V 20
2.2.8 Khối nhận diện màu sắc 21
CHƯƠNG III 25
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH 25
3.1 Tính toán băng tải và chọn động cơ 25
3.1.1 Yêu cầu và nhiệm vụ của băng tải 25
3.1.2 Lựa chọn băng tải 25
3.1.3 Tính toán động học cho băng tải 27
3.1.4 Chọn động cơ cho băng tải 30
3.1.5 Chọn bộ truyền cho băng tải 31
CHƯƠNG IV THIẾT KẾ PHẦN ĐIỀU KHIỂN CỦA HỆ THỐNG 34
Trang 3Page 3
GVHD: TS ĐOÀN LÊ
ANH
4.1 Giới Thiệu Chúng Về Hệ Điều Khiển 34
4.1.1 Hệ điều khiển bằng PLC 34
4.1.2 Hệ điều khiển bằng vi điều khiển 37
4.1.3 Ưu, nhược của vi điều khiển 41
4.1.4 Ứng dụng của vi điều khiển 42
4.1.5 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống 43
4.1.6 Nguyên lí hoạt động 43
4.2.3 Các yếu tố vào ra và sơ đồ nối dây 44
4.2.4 Thiết kế điều khiển 45
4.3 CẤU TRÚC PHẦN MỀM VÀ LẬP TRÌNH 48
4.3.1 Cài đặt Arduino IDE 48
4.3.2 Môi trường làm lập trình ARDUINO 49
4.4 Chương trình điều khiển 54
4.5 Lưu đồ thuật toán 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 4MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Dây chuyền sản xuất tự động hóa đồ uống 7
Hình 1.2: Robot bốc xếp 8
Hình 1.3: Robot bốc xếp gạch 9
Hình 1.4 : Máy phân loại hạt theo màu sắc ngoài thị trường 10
Hình 2.1: Sơ đồ khối của hệ thống 11
Hình 2.1: Sơ đồ khối của hệ thống 12
Hình 2.3: Băng tải 12
Hình 2.4: Cấu tạo băng tải 13
Hình 2.5: Động cơ DC 14
Hình 2.6: Cảm biến vật cản hồng ngoại E18-D80NK 15
Hình 2.7: Bộ truyền đai 16
Hình 2.8: Arduino nano 17
Hình 2.9:Màn hình LCD 16x2 17
Hình 2.10:Module I2C 18
Hình 2.11 :Xi lanh tròn 19
Hình 2.12: Van điện từ 5/2 19
Hình 2.13: Kí hiệu van 5/2 20
Hình 2.14: Sơ đồ chân của relay 20
Hình 2.15: Relay 5V 21
Hình 2.16: Một số loại cảm biến màu sắc 21
Hình 2.17: Một số loại camera 22
Hình 2.18:Cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở 22
Trang 5Page 5
GVHD: TS ĐOÀN LÊ
ANH
ĐỒ ÁN T NG ỔNG H P ỢP
Hình 2.19 : Sơ đò mạch cảm biến sử dụng quang trở 23
Hình 3.1: Một số loại băng tải 25
Hình 3.2: Băng tải trong thực tế 27
Hình 3.3:Tính tóa và thiết kế băng tải 27
Hình 3.4:Bảng hiệu suất 29
Hình 3.5: Động Cơ DC 31
Hình 3.6:Bộ truyền đai 32
Hình 4.1 Cấu trúc PLC 35
Hình 4.2: Kiến trúc vi điều khiển 8051 38
Hình 4.3: IC 89C51 39
Hình 4.4: Arduino nano 41
Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống 43
Hình4.6: Sơ đồ đấu dây 44
Hình 4.7: Các thành phần của Arduino nano 45
Hình 4.8: Thông số kỹ thuật 46
Hình 4.11: Arduino IDE 49
Hình 4.12: File menu Arduino IDE 50
Hình 4.13: Click Examples 50
Hình 4.14: Edit menu 51
Hình 4.15: Sketch menu 51
Hình 4.16: Lựa chọn bo mạch 52
Trang 6Page 6
GVHD: TS ĐOÀN LÊ ANH
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày càngcao, vì thế bài toán về cung-cấp đang được các nhà sản xuất tìm cách giải quyết Tự độnghóa trong dây chuyền sản xuất là một phương án tối ưu nó đòi hỏi sự nhanh chóng, chínhxác và giảm thiểu được nhân công lao động Quá trình sản xuất ngày càng được tự độnghóa cao càng nâng cao năng xuất sản xuất và giảm chi phí tăng tính cạnh tranh cho cácdoanh nghiệp Vì vậy đề tài này được nghiên cứu và thực hiện nhằm góp phần nhỏ vàomục đích nêu trên, đồng thời giúp học sinh, sinh viên thấy được mối liên hệ giữa nhữngkiến thức đã học ở trường với những ứng dụng bên ngoài với thực tế
Đề tài mà nhóm chúng em thực hiện có nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnhvực như vận chuyển sản phẩm, phân loại sản phẩm với hệ thống tự động hóa này chúng ta
có thể giảm thiểu nhân công đi kèm với giảm chi phí sản xuất
Trong giới hạn đồ án này chúng em chọn đề tài “Hệ Thống Đếm Và Phân Loại Theo Màu Sắc” do thầy ĐOÀN LÊ ANH hướng dẫn thực hiện Đề tài này là một đề tài
mang tính nghiên cứu và ứng dụng cao, phù hợp với sự phát triển của các nghành sảnxuất
Được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, với sự nỗ lực cố gắng
và sự chia sẽ đóng góp ý kiến của bạn bè cùng lớp, chúng em cơ bản đã hoàn thiện nhiệm
vụ được giao.Trong quá trình làm đồ án do trình độ còn hạn chế vì vậy không thể tránhkhỏi những thiếu xót, khuyết điểm, mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của những quýthầy cô để chúng em được học hỏi nhiều hơn
Chúng em chân thành cảm ơn! Đặt biệt cảm ơn đến Thầy ĐOÀN LÊ ANH người đã
hướng dẫn giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này!
Trang 7CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Tự Động Hóa Và Vai Trò Của Tự Động Hóa:
Tự động hóa: Tự động hóa là từ dùng để chỉ một công việc được thực hiện mà không có sự giúp đỡ của bất kì sự can thiệp của con người Thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt với sự giúp đỡ của mạch điện truyền động điện Tự động hóa đã luôn chứng
tỏ là một ý tưởng có hiệu quả đối với hầu hết các nghành công nghiệp hiện nay Bất kì loại hình sản xuất nào cũng cần có sự giúp đỡ của quá trình tự động hóa
Hệ thống tự động hóa là phần điện-điện tử của một hệ thống có cả điện-điện tử và
cơ khí Ví dụ điều khiển lò nhiệt của nhà máy thép thì có 2 phần cơ bản là cơ khí vàđiện, trong đó cơ khí là phần vỏ lò chịu nhiệt còn phần điện tức là phần mạch điềukhiển nhiệt độ của lò để biến điện năng thành nhiệt năng
Như vậy, tự động hóa chính là quá trình thay thế tác động cơ bắp của con ngườikhi thực hiện các quá trình công nghệ chính hoặc các chuyển động chính bằng máy
Đặc điểm của dây chuyền sản xuất tự động hóa:
- Là một hệ thống thiết bị để sản xuất một hay vài loại sản phẩm nhất định với sản lượng lớn
- Hệ thống thiết bị này tự động thực hiện các nhiệm vụ gia công theo quy trình công nghệ đã định, chỉ cần người theo dõi và kiểm tra
Trang 8Hình 1.1: Dây chuyền sản xuất tự động hóa đồ uống
- Nguyên liệu hay bán thành phẩm lần lượt dời chỗ theo nhịp sản xuất từ vị trí gia công này đến vị trí gia công khác theo môt cơ cấu chuyển động nào đó
Theo lịch sử phát triển tự động hóa, các dây chuyền tự động đã có trong thực tế : 1.Dây chuyền các máy vạn năng cải tiến
Trang 9Hình 1.2: Robot bốc xếp
2.Dây chuyền gồm các máy chuyên dụng
3.Dây chuyền gồm các máy tổ hợp
4.Dây chuyền gồm các máy chuyên môn hóa
1.2 Giới Thiệu Về Hệ Thống Băng Chuyền Và Cánh Tay Robot
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng robot vào dâychuyền sản xuất giúp tăng năng suất và giảm thiểu chi phí nhân công, đồng thời giúpcho việc sản xuất đi vào khuôn mẫu được lập trình sẵn, tránh những sai sót trong quytrình sản xuất bằng tay Nhờ những ưu điểm đó, người ta sử dụng robot để vận chuyểnhàng hóa thay con người, mà ví dụ điển hình nhất chính là cánh tay robot gắp hàng
Vì thế, hệ thống băng chuyền kết hợp cánh tay robot phân loại sản phẩm theo màusắc của chúng em mong muốn được góp phần vào nền công nghiệp hiện đại Hệ thống
là một phần trong tổ hợp tự động hoàn toàn, làm nhiệm vụ phân loại sản phẩm và vậnchuyển sản phẩm sau khi đã phân loại Gồm nhiều thành phần, trong đó các thànhphần chính là băng chuyền ( dùng để vận chuyển sản phẩm), cảm biến màu ( phân loạisản phẩm ), cánh tay robot (gắp sản phẩm và phân phối )
Những hệ thống tương tự trong thực tế:
Hệ thống robot bốc xếp hàng hóa trên các pallet:
Trang 10Đối với một đất nước trong đang thời kỳ phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa như nước ta hiện nay Việc từng bước cơ giới hóa hoạt động lao động sảnxuất là rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết Từ những điều đã được nhìn thấytrong cuộc sống thực tế và những kiến thức mà chúng ta đã học được ở trường muốn tạo
ra hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời vẫn đảm bảo được độ chính xác cao vềthời gian và chất lượng Nên chúng em đã quyết định thiết kế và thi công một mo hìnhphân loại sản phẩm tự động nó rất g gầnũi với thực tế, vì nó rất có ý nghĩa đối với chúng
em góp phần làm chi xã hội ngày càng phát triển hơn, để xứng đáng với sự phát triển củathếgiới
Trang 11Xuất phát từ nhu cầu đó nhóm chúng em đã chọn đề tài “Hệ Thống Đếm Và Phân Loại Sản Phẩm Theo Màu Sắc” nhằm phục vụ việc phân loại sản phẩm cho các nghành
sản suất có nhu cầu Và đây cũng chính là đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em
Trang 12Hình 1.4 : Máy phân loại hạt theo màu sắc ngoài thị trường
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tính toán , thiết kế và ché tạo hệ thống máy phân loại tự động đảm bảo các yếu tố vàyêu cầu kỹ thuật ( độ an toàn, chính xác , dễ sử dụng ), có hiệu quả kinh tế cao (năngsuất, giá thành sản xuất )không gây độc hại, không gây ô nhiễm môi trường và phù hợpvới công nghệ sản xuất trong nước
1.3.3 Phạm vi áp dụng
Trước kia, việc phân loại sản phẩm chủ yếu được thực hiện bởi con người, bằng sựquan sát và dựa vào kinh nghiệm, rồi sau đó chọn ra sản phẩm đạt yêu cầu và loại bỏ phếphẩm Công việc này đòi hỏi sự tập trung cao và lặp đi lặp lại nhiều lần nên khó đảm bảo
độ chính xác và ổn định trong công việc Nhưng giờ đây việc đó đã được thực hiện từđộng hóa bởi hệ thống các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng giúp việc phân loại sản phẩmnhanh và chính xác
Nắm vững cách viết chương trình cho hệ thống dùng vi điều khiển (ARDUINO).Và
tiếp tục phát triển từ chương trình đã viết để xấy dựng và thiết kế phần cứng cho “ Hệ Thống Đếm Và Phân Loại Sản Phẩm Theo Màu Sắc” Qua đó đề suất và nghiên
cứu phương án thi công sau này cho đề tài
1.3.4 Yêu cầu của hệ thống
- Chế tạo mô hình nhỏ gọn
- Các sản phẩm được phân loại theo màu sắc
- Hệ thống dễ điều khiển làm việc tin cậy
- Thiết bị phải có độ bền và tuổi thọ cao
- Hệ thống cảm biến hoạt động chính xác
- Hệ thống phải ổn định và nhanh chóng chính xác
Trang 13Hình 2.1: Sơ đồ khối của hệ thống
CHƯƠNG II NHIỆM VỤ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1 Nhiệm Vụ Của Hệ Thống
- Phôi được đưa lên băng tải
- Phân loại màu sắc như chương trình đã lập trình
- Xy lanh đưa phôi và vị trí màu sắc đã lập trình
- Đếm số lượng sản phẩm theo màu sắc đã lập trình
Chú thích
1 Khối nguồn: cung cấp điện cho hệ thống hoạt động
2 Cảm biến: nhận diện màu sắc sản phẩm gửi tín hiệu xung cho khối xử lý
3 Băng chuyền: vận chuyển sản phẩm
4 Khối động cơ: giúp băng chuyền hoạt động
5 Khối cấp phôi: cung cấp sản phẩm một cách tự động
Trang 142.2.2 Hệ thống băng tải
a Giới thiệu băng tải
Băng tải là một hệ thống ứng dụng trong sản xuất với nhiều tiện ích với chức năng
là vận chuyển đồ từ một điểm này đến một điểm nào đó mà không phải tốn sức.Băngtải thường được dùng để di chuyển các vật liệu đơn giản và vật liệu rời theo phươngngang và phương nghiên
Vì nó là thiết bị mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm rút ngắn mọi khoảng cáchtrong sản xuất, nó thường được ứng dụng để vận chuyển nguyên vật liệu, hànghóa,trên các bãi kho thì dùng để vận chuyển các loại thùng hàng bưu kiện, vật liệu hạthoặc một số sản phẩm khác Trong 1 số nghành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thựcphẩm
Hình 2.3: Băng tải
Trang 15b Ưu điểm băng tải
Cấu tạo đơn giản, bên, có khả năng vận chuyển rời và đơn chiếc theo các hướngnằm nghiên hoặc kết hợp giữa nằm ngang và nằm nghiêng Có thể tự động được, vậnhành đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng, làm việc tin cậy, năng suất cao và tiêu hao nănglượng so với máy vận chuyển khác không lớn lắm
c Nhược điểm của băng tải:
Một số hệ thống khó di chuyển, chỉ phù hợp với những lĩnh vực trong ngành công nghiệp nhẹ, không vận chuyển được các sản phẩm quá kích cỡ
Đối với các sản phẩm dạng hạt, vụn,… có thể bị hao hụt, rơi vã vật liệu trong quá trình vận chuyển
Khi vận chuyển xa và địa hình không thẳng đòi hỏi phải có nhiều hệ thống kết hợp lại với nhau
d Cấu tạo của băng tải
- Khung băng tải: Là phần kết cấu của băng tải nhằm cố định băng tải tại vị trí cốđịnh hoặc di động được
- Dây băng tải: Dây băng tải là tấm bề mặt trên chịu trách nhiệm như là phươngtiện chở vật liệu của một hệ thống băng tải
Trục tải chủ động: Được gắn với dây băng tải và động cơ để truyền chuyển động cho
cả băng tải và xác định chiều quay của băng tải
- Trục tải bị động: Được gắn với dây băng kết hợp với trục tải chủ động tải dùng
để truyền chuyển động cho băng tải
Hình 2.4: Cấu tạo băng tải
Trang 16Hình 2.5: Động cơ DC
- Động cơ: Được dùng để truyền chuyển động cho băng tải
Ưu điểm của động cơ DC:
Giá thành rẻ, dễ điều khiển, momen xoắn lớn
Nhược điểm của động cơ DC:
Đáp ứng chậm trong khi mạch điều khiển lại phức tạp
Phải có mạch phản hồi thì mới nâng cao được độ chính xác
2.2.3 Cảm biến vật cản hồng ngoại E18-D80NK
a Giới thiệu
Cảm biến vật cản hồng ngoại E18-D80NK dùng ánh sáng hồng ngoại để xác địnhkhoảng cách tới vật cản cho độ phản hồi nhanh và rất ít nhiễu do sử dụng mắt nhận vàphát tia hồng ngoại theo tầng số riêng biệt cảm biến có thể chỉnh khoảng cách báo mongmuốn thông qua biến trở ngõ ra cảm biến ở dạng cực thu hở
Trang 17Hình 2.6: Cảm biến vật cản hồng ngoại E18-D80NK
Page 17
GVHD: TS ĐOÀN LÊ ANH
ĐỒ ÁN T NG ỔNG H P ỢP
c Giao tiếp với Arduino
Cách kết nối Arduino với cảm biến E18-D80NK
Cảm biến có khả nhận biết vật cản ở môi trường với một cặp led thu phát hồng ngoại
để truyền và nhận dữ liệu hồng ngoại Tia hồng ngoại phát ra với tầng số nhất định, khi cóvật cản trên đường truyền của LED phát nó sẽ phản xạ và LED thu hồng ngoại, khi đóLED báo vật cản trên modun sẽ sáng khi không có vật cản LED sẽ tắt
2.2.4 Bộ truyền đai
a Cấu tạo
Trang 18Bộ truyền đai thường dùng để truyền động trục song song và quay cùng chiều.
Bộ truyền đai thường gồm 4 bộ phân chính: Bánh đai dẫn 1, bánh đai dẫn 2, dây đai,
bộ phận căng đai
Ưu điểm của bộ truyền đai:
Có thể truyền động giữa các trục cách xa nhau
Làm việc êm, không gây ồn nhờ vào độ dẽo của dây đai
Giữ an toàn cho các chi tiết máy khác khi bị quá tải nhớ trượt trơn, kết cấu
và vận hành đơn giản
Nhược điểm của bộ truyền đai:
Kích thước bộ truyền đai khá lớn (So với bộ truyền xích cùng công suất)
Tỉ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt đàn hồi
Tải trọng tác dụng lên trục và ổ lớn do phải có lực căng đai R ban đầu,thường lơn hơn 2-3 lần so với lực vòng Ft cần truyền
Tuổi thọ của bộ truyền đai thấp khi làm việc tốc độ cao
2.2.5 Bộ điều khiển trung tâm
Bộ điều khiển phải ổn định để phối hợp điều khiển nhuần nhuyễn giữa các thành phần của hệ thống, cảm biến và cơ cấu
Kit Arduino: làm bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển động cơ để hệ thống hoạt động đúng yêu cầu
Trang 19Hình 2.9:Màn hình LCD 16x2
2.2.5 Màn hình LCD 16x2 Và Module I2C
a Màn hình LCD
Giới thiệu về màn hình LCD:
LCD 16x2 được sử dụng để hiển thị trạng thái hoặc các thông số
LCD 16x2 có 16 chân trong đó 8 chân dữ liệu (D0 - D7) và 3 chân điều khiển (RS, RW, EN)
5 chân còn lại dùng để cấp nguồn và đèn nền cho LCD 16x2
Các chân điều khiển giúp ta dễ dàng cấu hình LCD ở chế độ lệnh hoặc chế
độ dữ liệu
Chúng còn giúp ta cấu hình ở chế độ đọc hoặc ghi
b Module I2C
LCD có quá nhiều nhiều chân gây khó khăn trong quá trình đấu nối và chiếm dụng
nhiều chân trên vi điều khiển và Module I2C LCD ra đời và giải quyết vấn để này
cho bạn
Hình 2.8: Arduino nano
Trang 20 Giao tiếp: I2C
Địa chỉ mặc định:0x27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2)
2.2.6 Hệ thống điều khiển khí nén
Hệ thống sẽ gồm hai phần chính là xi lanh và van điện từ
Xi lanh khí nén là dạng cơ cấu vận hành có chức năng biến đổi năng lượng tích lũytrong khí nén thành động năng cung cấp cho các chuyển động Xi lanh khí nén hay cònđược gọi là pen khí nén là các thiết bị cơ học tạo ra lực, thường kết hợp với chuyển động,
và được cung cấp bởi khí nén lấy từ máy nén khí thông thường
Một khi được kích hoạt không khí nén vào trong ống ở một đầu của piston và do đótruyền tải lực lên piston Do đó piston sẽ di chuyển bằng khí nén
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xi lanh với kích thước và công dụng khácnhau như xi lanh vuông, xi lanh tròn, xi lanh kẹp, xi lanh xoay với yêu cầu của đề tàinhóm chúng quyết định chọn xi lanh tròn để sử dụng
Trang 21Nguyên lý hoạt động của van 5/2:
Van 5/2 là van có 5 cửa 2 vị trí Cửa P là cung cấp nguồn năng lượng, cửa A lắp vớibuồng bên trái xi lanh, cửa B lắp với buồng bên phải của xi lanh, cửa T và cửa R là cửa
xả năng lượng Khi con trượt van di chuyển qua phải cửa P thông với cửa A, cửa B thông
Hình 2.11 :Xi lanh tròn
Trang 22 Công suất cuộn dây(coil)DC:360mW
Điện áp điều khiển cuộn dây (coil):5V
Trang 234 2
Hình 2.14: Sơ đồ chân của relay
Chân 4 và chân 5 là tiếp điểm
Trang 24Hình 2.15: Relay 5V
Hình 2.16: Một số loại cảm biến màu sắc
Ứng dụng của relay:
Dùng một năng lượng nhỏ để đóng cắt nguồn năng lượng lớn hơn
Relay được dùng khá thông dụng trong các ứng dụng điều khiển động cơ vàchiếu sáng
Khi cần đóng cắt nguồn năng lượng lớn, relay thường được ghép nối tiếp
2.2.8 Khối nhận diện màu sắc
a Một số loại cảm biến màu sắc:
Camera dùng để phân loại sản phẩm theo màu sắc:
Trang 25 Được ứng dụng vào nhiều mục đích nghiên cứu học hỏi cấp trường học.
b Nguyên lý hoạt động khi phân biệt màu của cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở
khi ánh sáng chiếu vào vật mang màu sắc ánh sáng sẽ được tán xạ ngược lại đượcquang trở thu nhận ánh sáng phản xạ lại và mỗi màu sẽ cho ra một thông số riêng nhờvào độ tán xạ ngược ít hay nhiều của mỗi màu thì quang trở sẽ thụ lại Dựng vàothông số quang trở ta có thể nhận biết được màu thông qua nhận biết được cường độánh sáng phương pháp có tên gọi là đọc hiệu điến thế từ cầu phân áp, để xem về cầuphân áp quang trở cứ xem là điện trở R1, vào phía trước mỗi chân Analog củaArduino có một điện trở, và xem đó là điện trở R2 = 10k)
Trang 26Hình 2.19 : Sơ đò mạch cảm biến sử dụng quang trở
Vcc:Chân cấp nguồn vào cho led quang trở
GND: Chân mass nguồn
OUT:chân out tín hiệu của quang trở với dạng analog
Sơ đồ mạch:
Trang 283.1.1 Yêu cầu và nhiệm vụ của băng tải
Các yêu cầu phổ biến nhất đối với bất kỳ hệ thống băng tải là vận chuyển sản
phẩm từ điểm A đến điểm B.lựa chọn băng tải có thể là một nhiệm vụ khó khăn,
nhưng giá trị của thời gian và đầu tư hệ thống xử lí vật liệu phải có thể cải thiện sự đáng kể năng suất và hiệu quả làm việc
Nhiệm vụ chính của băng tải là vận chuyển vật từ điểm A đến điểm B
Cấu tạo của hệ thống băng tải:
Động cơ
Trục nối
Bánh đai chủ động- bị động
Khung băng tải
Dây băng tải
3.1.2 Lựa chọn băng tải
Băng tải có nhiều loại mỗi loại dùng để tải những vật liệu khác nhau.Tùy vào mục đích sử dụng và vật cần tải mà ta chọn băng tải cho phù hợp
Loại băng tải Tải trọng Phạm vi sử dụng
Băng tải dây đai < 50 Kg Vận chuyển từng chi tiết giữa các
nguyên công hoặc vận chuyểnthùng chứa trong gia công và lắp
ráp
Băng tải lá 25 ÷ 125 kg Vận chuyển chi tiết trên vệ tinh
trong gia công chuẩn bị phôi và
trong lắp ráp
Băng tải thanh đẩy 50 ÷ 250 kg Vận chuyển các chi tiết lớn trên bộ
phận khoảng cách > 50m.Băng tải con lăn 30 ÷ 500 kg Vận chuyển chi tiết trên các vệ
tinh giữa các nguyên công vớikhoảng cách <50m
Hình 3.1: Một số loại băng tải
Trang 29Lựa chọn băng tải:
- Đối với sản phẩm là chất lỏng ta dùng băng tải kênh dẫn
- Đối với sản phẩm rời rạc thì ta dùng băng tải con lăn hoặc băng tải đai conlăn hoặc băng tải dây đai
=> Chúng ta chọn băng tải dây đai
Băng tải dây đai là hệ thống băng tải được sử dụng nhiều trong các nhà máysản xuất - chế biến – lắp ráp linh kiện các khu công nghiệp mỏ khai khoáng nhằmđáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp cũng như vận chuyển vật liệu nặng mà sứcngười không thể đáp ứng kịp thời Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp nhằm giải quyết được bài toán giảm chi phí nhân công mà vẫn gia tăng được
số lượng thành phần cao nhất đồng thời đảm bảo được số lượng thành phẩm cao nhấtđồng thời đảm bảo được chất lượng và thời gian giao hàng của từng đơn hàng
Ưu điểm:
- Băng tải cấu tạo đơn giản, có độ bền cao
- Có khả năng vận chuyển vật liệu theo hướng nằm ngang, nằm nghiêng hoặc kết hợp được cả hai với khoảng các lớn
- Không gây tiếng ồn cho xung quanh, năng suất tiêu hao nhỏ
- Vận chuyển được hàng rời như cát, đá răm, than, than đá từ nơi này đến nơi khác
Nhược điểm:
Để tăng được tuổi thọ sử dụng của băng tải, khi sử dụng bạn nên chạy với tốc
độ trung bình – không cao
Độ nghiêng băng tải nhỏ hơn 24 độ
Không vận chuyển theo hướng đường cong, cần bố trí thêm động cơ và khung băng để đổi hướng
Đặc điểm làm việc của băng tải:
Tùy thuộc vào từng điều kiện sản xuất để lựa chọn việc sử dụng băng tải hay
tổ hợp nhiều băng tải cùng với thiết bị băng chuyền khác và thiết bị tự động hóatrong sản xuất để nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động cho con người
Mặt khác chi phí băng tải được thiết kế đơn giản, chi phí đầu tư chế tạo thiết bịbăng chuyền thấp tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trong thịtrường hiện nay
Trang 30Hình 3.3:Tính tóa và thiết kế băng tải
Page 27
GVHD: TS ĐOÀN LÊ ANH
3.1.3 Tính toán động học cho băng tải
Băng tải sẽ được tính toán và thiết kế như sau:
Số Liệu : Các sản phẩm có khối lượng m [kg]
Hình 3.2: Băng tải trong thực tế
Trang 31∑m: tổng khối lượng các sản phẩm trên băng tải mb: khối lượng băng tải trên tấm đỡ
v: tốc độ di chuyển sản phẩm [m/ph] chọn trước D: đường kính tang quay chọn trước [mm]
Vậy tỉ số truyền của bộ truyền :
Trang 320,99 ÷ 0,9950,98 ÷ 0,990,98
Một cặp ổ trượt
Nôi trục
Hình 3.4:Bảng hiệu suất