MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nâng cao chất lượng thẩm mỹ đô thị bằng các giải pháp Kiến trúc cảnh quan – Không gian trống trong Khu công nghiệp tại TP Đà Nẵng.
- Mang ý nghĩa quan trọng góp phần lớn lao trong việc xây dựng phát triển quản lý đô thị, hướng đến sự phát triển bền vững
- Đề xuất các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan mới, theo quy hoạch chung khu công nghiệp Hòa Khánh- TP Đà Nẵng theo chiều hướng phát triển văn minh, hiện đại và bền vững.
3 Tính mới và sáng tạo:
4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Việt Nam sẽ có 324 khu công nghiệp (KCN) chiếm 92.000 hecta vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 23-NQ/TW) Tuy nhiên, hoạt động sản xuất trong các KCN hiện nay, chưa được quan tâm đúng mức về tổ chức kiến trúc cảnh quan (KTCQ) ngay từ giai đoạn quy hoạch chung, khiến dẫn đến tình trạng ô nhiễm KCN, mất an toàn sản xuất và các KCN- TP Đà Nẵng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Do vậy, việc tổ chức KTCQ, đặc biệt các không gian trống trong KCN trở nên cần thiết nhằm khắc phục được các vấn đề nêu trên Dựa vào hiện trạng KCN, các cơ sở khoa học về tổ chức KTCQ trong KCN, bài báo đề xuất các khuyến cáo chung cho các KCN – TP Đà Nẵng và các giải pháp cụ thể cho KCN Hòa Khánh – TP Đà Nẵng.
“Viet Nam will has 324 model industrial zones (IZs), covering 92,000 ha in 2030 and the vision to the year 2045 (the Resolution No 23-NQ/TW) However, the production activities in the IZs has not been consciously considered with the organization landscap architecture yet in the general planning stage, it often lead to the environmental pollutions, un-safety production and the IZs in Da Nang city is not an exception Therefore, the planning in the architecture, especially in vacant spaces in Izs, will be necessary in order to overcome the above problems. Based on the current status of the Izs and the scientific basises of the planning in landscape architecture in the IZs, the article proposes the general recommendations for the IZs in Da Nang city in gerneral and the detailed solutions for Hoa Khanh industrial zone.”
5 Tên sản phẩm: Báo cáo đề tài “ Đề xuất giải pháp Kiến trúc cảnh quan mới không gian trống trong Khu công nghiệp Hòa Khánh – TP Đà Nẵng”
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Đề tài có thể chuyển giao kết quả cho các tổ chức, cá nhân có tham gia thiết kế công trình,
… và sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành Kiến trúc tại các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, …
7 Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính:
Sơ đồ xác định không gian trống dạng tuyến
KTCQ không gian trống tại đường số 2- trục giao thông chính KCN Hòa Khánh
KTCQ giao lộ đường chính và đường nhánh phân chia khu công cộng với XNCN
KTCQ giao lộ đường chính và đường nhánh
KTCQ không gian trống trước khu công cộng
Cổng chào trên tuyến đường số 2 KCN Hòa Khánh
Hội đồng KH&ĐT đơn vị
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW về “Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu Tầm nhìn đến năm
2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại Hiện cả nước có 106 KCN- KCX với tổng diện tích tự nhiên hơn 20.000 ha, trong đó tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 59,8%. Ngoài ra, còn có 124 cụm công nghiệp hoặc KCN vừa và nhỏ, tổng diện tích hơn 65.000ha. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu sinh hoạt và việc làm của người lao động trong các KCN ngày một nâng cao, đòi hỏi một môi trường làm việc tiện nghi, an toàn, vệ sinh, thẩm mỹ và có bản sắc công nghiệp Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp Quốc gia, hội tụ các yếu tố của một thành phố công nghiệp- du lịch dịch vụ, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, mang tính chất là thành phố công nghiệp với 5 KCN, tổng diện tích trên 1.300 ha thu hút trên 25.000 công nhân lao động trực tiếp đến từ các tỉnh miền Trung Tây nguyên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Tuy nhiên, song hành với sự phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là vấn nạn ô nhiễm môi trường, vi khí hậu bị xâm hại nghiêm trọng, mất an toàn trong không gian sản xuất và lao động vệ sinh công nghiệp Một thực tế ở các KCN tại TP Đà Nẵng, tuy được đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở mức cơ bản, nhưng việc tổ chức KTCQ tại các XNCN vẫn chưa được quan tâm chú trọng, phần lớn việc tổ chức bố trí cây xanh, biển báo, do sự tự phát của các doanh nghiệp, không mang tính thống nhất và đồng bộ Việc tổ chức KTCQ hợp lí trong các KCN đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành một tiêu chí tiên quyết để đánh giá chất lượng KCN, đồng thời là nhiệm vụ cần thiết trong tổ chức các KCN, bao gồm cải tạo các KCN hiện có và xây dựng các KCN mới, một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng thẩm mỹ đô thị và các KCN Vì vậy, tổ chức KTCQ các KCN nhằm tạo không gian lao động có môi trường trong sạch, có chất lượng thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu xã hội và tiện nghi cho các hoạt động sản xuất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, nâng cao giá trị thẩm mỹ đô thị và KCN, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cùng với sự phát triển bền vững đô thị Đà Nẵng
Việc nghiên cứu “Đề xuất giải pháp Kiến trúc cảnh quan mới không gian trống trong Khu công nghiệp Hòa Khánh – TP Đà Nẵng” mang tính khoa học- tổng quát, đồng thời đưa ra giải pháp qui hoạch KTCQ trong quá trình phát triển và định hướng quy hoạch chung tại
TP Đà Nẵng là cần thiết và cấp bách.
- Nâng cao chất lượng thẩm mỹ đô thị bằng các giải pháp KTCQ.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan mới theo quy hoạch chung KCN HòaKhánh - TP Đà Nẵng theo chiều hướng phát triển văn minh, hiện đại và bền vững.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận hệ thống thông qua việc thu thập, điều tra, khảo sát các số liệu và tài liệu có liên quan đến tình hình tổ chức KTCQ trong các KCN của thành phố Đà Nẵng.
- Tổng hợp các kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Đề xuất giải pháp, kết luận và kiến nghị.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng.
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp từ lý thuyết.
- Mô hình hóa giải pháp bằng phần mềm Autoacd, 3Dmax
TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỊNH NGHĨA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN- KHÔNG GIAN TRỐNG KHU CÔNG NGHIỆP – XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Định nghĩa Khu công nghiệp – Khu chế xuất
Là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất (Theo nghị định 36/CP-1997 của Chính phủ)
Là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Theo nghị định 36/CP-1997của Chính phủ)
1.1.2 Định nghĩa Kiến trúc cảnh quan trong Khu công nghiệp
1.1.2.1 Kiến trúc cảnh quan Khu công nghiệp Được hình thành bởi nhiều yếu tố liên quan các giải pháp thẩm mỹ và môi trường tự nhiên xung quanh, mang tính phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau Sự mất cân bằng của khu vực này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khu vực khác “Kiến trúc cảnh quan là một bộ phận của kiến trúc, giải quyết mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo trong việc tổ chức không gian trống”.
1.1.2.2 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan trong các Khu công nghiệp
Là các giải pháp kiến trúc đồng bộ theo các quy luật thẩm mỹ kiến trúc nhằm nâng cao chất lượng thẩm mỹ không gian trống bằng các yếu tổ tạo cảnh Việc tổ chức KTCQ- KCN là hoàn thiện môi trường vật chất và tinh thần bên trong KCN đồng thời hoàn thiện môi trường vật chất và tinh thần cho đô thị.
1.1.3 Không gian trống trong Khu công nghiệp
Là phần lãnh thổ không xây dựng công trình có vai trò quan trọng như một thành phần không thể tách rời của kiến trúc công trình, làm không gian chuyển tiếp giữa không gian bên trong công trình với hệ thống không gian rộng lớn bên ngoài, tạo nên một cơ cấu không gian thống nhất, hoàn chỉnh Không gian trống chính là đối tượng nghiên cứu của KTCQ.
HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.2.1 Hiện trạng Kiến trúc cảnh quan trong Khu công nghiệp trên thế giới
Những năm đầu trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa, môi trường công nghiệp có chức năng đơn thuần là môi trường hoạt động công nghiệp sản xuất , được đầu tư xây dựng với chi phí nhỏ nhất, hình thức kiến trúc của các XNCN đơn giản và chưa quan tâm tới môi trường lao động Trong những năm đầu thế kỷ XX, kỹ thuật sản xuất từ thủ công chuyển sang công nghiệp, môi trường lao động công nghiệp được chú ý cải thiện, thẩm mỹ công trình công nghiệp, điều kiện vi khí hậu, cây xanh được trở thành tiêu chí quan trọng trong thiết kế Kiến trúc công nghiệp Ngày nay, hoạt động công nghiệp có nhiều thay đổi, các KCN và các XNCN phát triển mạnh mẽ, vấn đề thẩm mỹ lao động, tiện nghi môi trường và sinh thái trong môi trường công nghiệp làm nảy sinh những nhu cầu mới đối với môi trường sản xuất với các điều kiện lao động nói chung , đặc biệt là yêu cầu trọng tâm đối với chất lượng thẩm mỹ KTCQ trong các KCN và XNCN, khẳng định vai trò quan trọng của yếu tố con người trong thời kỳ phát triển công nghiệp hiện đại.
1.2.2 Hiện trạng Kiến trúc cảnh quan trong Khu công nghiệp tại Việt Nam
Hiện nay, cả nước có 324 KCN được thành lập, trong đó có 220 KCN đang hoạt động tại cả 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung và Nam, các KCN trên đang thu hút 50% tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam và đóng góp 40% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, đã thu hút được 6.810 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 108,1 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 66 tỷ USD (bằng 61% tổng mức đầu tư đăng ký).
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của sản xuất công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng cũng đã gây ra những tác động xấu tới môi trường Khoảng 20% nước thải từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận, mà không có biện pháp xử lý, gây nên ô nhiễm hệ sinh thái dưới nước và gây nên những tác động tiêu cực tới nông nghiệp, thủy sản và nguồn nước uống Lượng chất thải rắn đang ngày càng tăng tại các KCN, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm tới 20% Việc thu gom, vận chuyển, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn từ KCN còn nhiều hạn chế Ô nhiễm không khí chủ yếu là do các doanh nghiệp sử dụng những công nghệ lạc hậu và không có hệ thống xử lý khí thải, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống xung quanh KCN, gây thất thoát về kinh tế do phải chi trả bảo hiểm và thu nhập thấp Công nhân và nhân viên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm tại các KCN dễ bị mắc các bệnh nghề nghiệp như bụi phổi, viêm phổi và những căn bệnh khác gây ra do tiếp xúc hóa chất Việc quản lý môi trường tại các KCN hiện tại còn yếu kém, các KCN vẫn chưa quan tâm nhiều tới các yếu tố môi trường
1.2.3 Hiện trạng Kiến trúc cảnh quan trong Khu công nghiệp tại TP Đà Nẵng Định hướng phát triển của TP Đà Nẵng đến năm 2045 là thành phố công nghiệp, dịch vụ Hiện tại, TP Đà Nẵng đã xây dựng 5 KCN là: KCN Đà Nẵng, KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Cầm và Khu Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng Cơ sở hạ tầng các KCN đang được hoàn thiện, đáp ứng các điều kiện cơ bản của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Hình 1-1 Sơ đồ các định hướng phát triển quy hoạch các KCN trong TP Đà Nẵng
Hình 1-2 Sơ đồ các KCN trong TP Đà Nẵng
1.2.3.1 Khu công nghiệp Đà Nẵng
Thuộc quận Sơn Trà, có tổng diện tích 62,99 ha, cách cảng Tiên Sa 6km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5km về phía Đông và cách trung tâm thành phố gần 2 km. Ngành sản xuất chính của KCN Đà Nẵng gồm : Dệt và may mặc (trừ nhuộm), giày da, túi xách và các sản phẩm may da hoặc giả da (trừ thuộc da), sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử, chế biến sản phẩm công nghiệp, thực phẩm và thức uống giải khát, sản xuất bao bì, in ấn, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nữ trang, sản xuất đồ nhựa (trừ hạt nhựa) và các dịch vụ thương mại, hỗ trợ đầu tư KCN Đà Nẵng đã được đầu tư khá hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng Việc tổ chức KTCQ trong KCN đã được chú ý, nhưng chưa được thống nhất và đồng bộ, không tạo được sự gắn bó giữa hình khối công trình với không gian xung quanh.
Quảng trường KCN được chú trọng xử lý tạo khoảng lùi so với giao thông đô thị, sử dụng các hình thức kiến trúc nhỏ hợp lý, cổng chính KCN bố trí hai lối vào- ra rõ ràng, thuận lợi cho loạt động của
KCN Toàn KCN chỉ bố trí một mặt cắt giao thông với kích thước lòng đường rộng 15m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m Các vỉa hè trong KCN được thiết kế không có bó vỉa, bề mặt địa hình vỉa hè bố trí các thảm cỏ, cây xanh nhằm tăng diện tích phủ xanh và tạo bóng mát trong
KCN đồng thời cũng góp phần không nhỏ giảm giá thành trong đầu tư xây dựng Các không gian trống trước các XNCN cũng được chú ý tạo khoảng lùi nhằm giải quyết tốt vấn đề giao thông trong KCN cũng như tạo tầm nhìn tốt nhất cho việc cảm thụ thị giác đối với các công trình phía trong hàng rào Cây xanh được bố trí dọc theo tuyến giao thông một cách có quy luật, tạo được kênh dẫn gió vào các XNCN cũng như tăng diện tích bóng mát cho toàn KCN
Hình 1-3 Sơ đồ KCN Đà Nẵng
Các phương tiện thông tin thị giác chưa được chú trọng trong hình thức cũng như vị trí lắp đặt, bố trí còn mang tính tự phát Các nút giao thông trong toàn KCN bố trí đơn điệu, chưa có các phương tiện hỗ trợ giao thông
Khu vực không gian trống trước khu hành chính- dịch vụ được tổ chức có tính thẩm mỹ cao, sử dụng cây xanh thẩm mỹ, các chi tiết kiến trúc nhỏ để hoàn chỉnh bố cục
1.2.3.2 Khu công nghiệp Hoà Khánh
Thuộc phường Hoà Khánh, Hoà Hiệp quận Liên Chiểu và xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, có diện tích là 423,5 ha, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10 Km, cách cảng biển Tiên Sa 20 km, cảng Sông Hàn 13 km và cảng biển Liên Chiểu 5 km KCN Hoà Khánh là KCN để xây dựng các xí nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, gồm các ngành công nghiệp nhẹ như cơ khí, lắp ráp, chế biến nông lâm hải sản, vật liệu xây dựng cao cấp, may mặc, điện tử, sản phẩm sau hoá dầu như bao bì, nhựa có qui mô trung bình và nhỏ Hiện tại KCN Hoà Khánh đã được đầu tư khá hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng, được đầu tư một số công trình phục vụ công cộng như ngân hàng, bưu điện, nhà ăn, khu nghỉ ngơi giải trí Các công trình này được bố trí ngay cổng vào và chạy dọc theo tuyến đường chính của KCN nhằm phục vụ cho công nhân lao động và dân cư trong khu vực.
Tổ chức thẩm mỹ KTCQ không tạo được một thể thống nhất trong tổng thể chung của KCN Quảng trường KCN được xử lý tạo khoảng lùi nhỏ, cổng chính KCN có hình thức kiến trúc thiếu mỹ quan, thiếu cây xanh gây cảm giác khô cứng của môi trường công nghiệp Các yếu tố tạo thành KTCQ trong KCN phần nào được chú ý tuy vẫn còn mang tính tự phát, đa phần các XNCN đều có quảng trường tại trung tâm lối vào, nhưng với diện tích nhỏ như một khoảng lùi ở lối vào Các quảng trường đều ít chú ý đến các yếu tố cây xanh, màu sắc, chất liệu và các tín hiệu mang tính thông tin tạo nên sự đặc trưng của nhà máy.
Giao thông trục chính KCN: kích thước lòng đường mỗi bên rộng 10,5m, giải phân cách rộng 3m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m, khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ được quy định là 10m. Cây xanh được bố trí hợp lý dọc theo tuyến giao thông.
Giao thông đường nhánh KCN: có chiều rộng 15 m ,vỉa hè mỗi bên rộng 5m, khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ được quy định là 10m
Không gian trống khu vực hàng rào các XNCN dọc theo các tuyến giao thông được bố trí các hàng rào thoáng kết hợp cây xanh thẩm mỹ thấp để không che chắn tầm nhìn, góp phần hoàn thiện bố cục thẩm mỹ công trình.
Hình 1-4 Sơ đồ KCN Hòa Khánh 1.2.3.3 Khu công nghiệp Liên Chiểu
Nằm cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 15 km, cách cảng biển Tiên Sa 25 km, cảng Sông Hàn 18 km, nằm sát với cảng biển Liên Chiểu đang xây dựng và tiếp giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân có diện tích là 373,5 ha KCN Liên Chiểu là KCN nặng như luyện cán thép, xi măng, cao su, hoá chất, vật liệu xây dựng có quy mô trung bình và lớn KCN Liên Chiểu hiện nay đang trong giai đoạn hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, nên các hạng mục phục vụ công cộng, các thành phần KTCQ chưa được chú trọng KCN Liên Chiểu không có quảng trường, cổng vào KCN
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
1.3.1 Xu hướng thiết kế Kiến trúc cảnh quan trên thế giới
- Hài hoà với cảnh quan thiên nhiên khu vực xây dựng KCN
- Làm nổi bật tính chất độc đáo của cảnh quan thiên nhiên mang tính bản sắc cao.
- Tạo cảnh quan nhân tạo, mới phù hợp với khu vực xây dựng có cảnh quan đơn điệu.
- Tăng cường sử dụng màu sắc đặc trưng công nghiệp, thiết bị lộ thiên phù hợp xu hướng công nghệ và sản phẩm vật liệu mới.
- Sử dụng hiệu quả yếu tố cây xanh, địa hình, kiến trúc nhỏ tăng hiệu quả không gian quần thể công trình, hài hoà giữa các công trình là sản phẩm của công nghiệp hoá xây dựng với môi trường thiên nhiên và con người, kết hợp cải tạo và bảo vệ môi trường.
Có thể nói xu hướng nổi bật nhất của tổ chức KTCQ- KCN trên thế giới hiện nay là sự quay trở lại với thiên nhiên, các yếu tố địa hình thiên nhiên được coi là những yếu tố quan
Hình 1-7 Sơ đồ KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng trọng hình thành bộ mặt thẩm mỹ riêng, đặc trưng của kiến trúc cảnh quan, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, hoành tráng đối với cảnh quan xung quanh.
1.3.2 Xu hướng thiết kế KTCQ trong nước
- Cải thiện vi khí hậu hiệu quả tại các không gian trống trong KCN bằng giải pháp cây xanh, mặt nước, các công trình kiến trúc, các phương tiện thông tin thị giác.
- Sử dụng yếu tố hình khối công trình để tổ chức KTCQ- KCN.
- Tạo không gian mở dạng tuyến và dạng điểm làm trục tổ hợp.
DỤNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH – TP ĐÀ NẴNG
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 24
- Phát triển và xây dựng TP Đà Nẵng thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung
- Phát triển bền vững với cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, nông lâm nghiệp, trong mối quan hệ với cả nước, khu vực hành lang Đông- Tây và ASEAN
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch
- Bảo vệ môi trường sinh thái cùng với sự phát triển bền vững của TP Đà Nẵng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
- Đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài.
- Tăng cường giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và quốc tế
2.1.2 Nhiệm vụ phát triển công nghiệp
- Nhanh chóng hình thành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế và tăng cường các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường như: công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển và những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu
- Triển khai xây dựng và quản lý thích hợp đối với các KCN Liên Chiểu, Hoà Khánh –
TP Đà Nẵng, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp
- Phát triển các cụm công nghiệp vệ tinh, công nghiệp chế biến, dịch vụ khu vực nông thôn, di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành theo qui hoạch phát triển công nghiệp của thành phố.
2.1.3 Định hướng quy hoạch các Khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng
2.1.3.1 Khu công nghiệp và dịch vụ cảng Liên Chiểu:
Qui mô dự án đã được phê duyệt là 373,5 ha, trong đó qui mô khu công nghiệp là173,5ha, chủ yếu là công nghiệp luyện cán thép, công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, cao su, kho tàng và dịch vụ cảng khoảng 200ha, bổ sung thêm 100 ha kho tàng và dịch vụ phục vụ cảng Liên Chiểu
2.1.3.2 Khu công nghiệp Hoà Khánh
Qui mô 423,5 ha, bao gồm công nghiệp cơ khí lắp ráp, công nghiệp thuỷ tinh, công nghiệp chế biến nông lâm thổ sản, công nghiệp giấy.
2.1.3.3 Khu công nghiệp Hoà Cầm
Qui mô 300 ha, tập trung chủ yếu công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, kho tàng hạ tầng kỹ thuật
2.1.3.4 Khu công nghiệp Đà Nẵng (An Đồn)
Khu chế xuất 62,99 ha, thu hút các ngành dệt may, giày da, đồ dùng gia đình, sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất bao bì sản xuất hàng mỹ nghệ, đồ dùng gia đình bằng nhựa và các sản phẩm tương tự.
2.1.3.5 Khu công nghiệp và dịch vụ cảng Tiên Sa
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.3.6 Khu công nghiệp và kho tàng Hoà Khương
Qui mô 300 ha, trước mắt là 150 ha, bao gồm công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, sửa chữa cơ khí, kho tàng
2.1.3.7 Các cụm công nghiệp nhỏ các quận huyện
Tổng diện tích khoảng 150 ha được bố trí tại các khu vực thuận lợi cho sản xuất.
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
2.2.1.1 Địa hình Đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của Thành phố Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố Địa hình tự nhiên là những yếu tố có khả năng thay đổi về khí hậu, ảnh hưởng lớn đến các giải pháp tổ chức KTCQ Địa hình tự nhiên có thể cao, thấp, bằng phẳng, sông hồ, cây xanh, độ dốc khu đất xây dựng, cảnh quan thiên nhiên xung quanh
Khu đất xây dựng có cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, việc khai thác sử dụng cần hợp lý các yếu tố tự nhiên, hạn chế can thiệp, huỷ hoại môi trường.
Môi trường cảnh quan khu vực xây dựng không thuận lợi, các giải pháp tổ chức KTCQ nhân tạo có thể giúp cải tạo không chỉ chất lượng thẩm mỹ KCN mà cả môi trường sinh thái chung quanh
Công nghệ sản xuất các KCN gây ảnh hưởng ô nhiễm bằng cách lan truyền chủ yếu theo hướng gió chủ đạo, tác động tới việc lựa chọn các giải pháp tổ chức không gian trong KCN theo hướng hạn chế và cách ly các khu vực gây ô nhiễm tại nguồn
TP Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu TP Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài
* Nhiệt độ: trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C
* Độ ẩm: không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67- 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67-77,33%
*Lượng mưa: trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 9,10, 11, trung bình từ 550- 800 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng
* Nắng: Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng
Sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến các giải pháp thiết kế kiến trúc, nên việc tổ chức KTCQ cần nghiên cứu đặc điểm cụ thể về điều kiện tự nhiên, địa hình để đáp ứng yêu cầu tiện nghi vi khí hậu với con người thông qua việc tạo lập vùng tiện nghi nhiệt Các giải pháp tổ chức KTCQ- KCN trong điều kiện nóng ẩm như TP Đà Nẵng cần chú ý tới biện pháp thông gió, tránh bức xạ, không gian trong KCN cần hài hoà với thiên nhiên, tận dụng hướng gió mát chủ đạo chọn các giải pháp tổ chức các yếu tố cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo trong lòng các không gian trống của KCN Đối với cảnh quan cây xanh cần lựa chọn loại cây trồng phù hợp theo mùa để lấy bóng mát, lọc bụi, cản gió, hoặc cây ra hoa để trang trí quanh năm trong KCN Lựa chọn loại cây xanh thích nghi với điều kiện khí hậu TP Đà Nẵng đem lại hiệu quả tốt nhất cho cảnh quan và cải thiện môi trường khí hậu xung quanh
Khí hậu TP Đà Nẵng về mùa hè thường rất nóng, bức xạ cao nên cần hạn chế tối đa bức xạ về mùa hè bằng sự lựa chọn tỷ lệ cơ cấu cây xanh trong KCN, lựa chọn vật liệu che phủ bề mặt địa hình trong không gian trống theo hướng hạn chế bức xạ (vật liệu hoàn thiện vỉa hè, đường, sân bãi ), đồng thời môi trường sống và lao động của Đà Nẵng đang bị đe doạ do hậu quả của quá trình đô thị hoá, do sự tăng dân số, sự phát triển các ngành công nghiệp trong các KCN với mật độ xây dựng cao Vì thế, mật độ cây xanh trở nên quá thấp, môi trường càng bị ô nhiễm thì càng nên coi trọng công tác tổ chức KTCQ phù hợp để bảo vệ, cải thiện môi trường sống làm việc của con người
Việc tổ chức KTCQ trong KCN với các giải pháp tổ chức thẩm mỹ được hình thành trong quá trình làm kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện đầu tư, thiết kế…sẽ giúp ích rất nhiều trong việc định hướng phát triển công nghiệp theo xu thế bền vững cũng như phù hợp với quy hoạch chung của thành phố.
Kinh tế đất nước còn trong trình trạng khó khăn thì việc đầu tư cho việc tổ chức KTCQ trong môi trường công nghiệp là rất khó thực hiện, cây xanh cảnh quan nếu có tính đến chỉ ở mức độ hạn chế…vì thế hình ảnh các KCN, XNCN thường làm chúng ta liên tưởng đến một môi trường lao động bị ô nhiễm, khô cứng và thiếu mỹ quan vào những năm trước đây Khi nền kinh tế phát triển hơn, đời sống của người lao động dần dần được cải thiện thì nhu cầu về thẩm mỹ trong môi trường lao động là trở nên thiết thực Trên thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế của những chi phí cho tổ chức KTCQ trong KCN là khó có thể diễn đạt bằng con số, nhưng chi phí đó mau chóng được hoàn lại thông qua kết quả thu hút được các doanh nghiệp đến đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Chính vì vậy, ngay cả các KCN có vốn đầu tư ít cũng cần lưu ý đến các tác dụng của tổ chức KTCQ
Bên cạnh vấn đề về kinh tế xã hội nói chung còn phải kể đến điều kiện kinh tế và khả năng đầu tư tài chính của các đơn vị chủ đầu tư các KCNTT và các thành phần doanh nghiệp công nghiệp trong KCN đó Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và phát triển kinh tế rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau Cùng với nguồn vốn đa dạng, đó là trình độ trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả cho đầu tư xây dựng công nghiệp Đối với việc đầu tư cho KTCQ trong các KCN :
- Trường hợp vốn đầu tư ít, để tăng hiệu quả đầu tư, các giải pháp tổ chức KTCQ cần mang tính trọng tâm, không dàn trải, đồng thời tiến hành phân chia các giai đoạn thực hiện thống nhất với giải pháp thiết kế quy hoạch tổng thể KCN
- Trường hợp vốn đầu tư trung bình có thể tiến hành đồng bộ về tổ chức KTCQ trong toànKCN nhưng phân chia các giai đoạn đầu tư tập trung nhằm nâng cao chất lượng của tổ chứcKTCQ
- Trường hợp vốn đầu tư nhiều, có thể tiến hành đồng bộ việc tổ chức và hoàn thiện KTCQ trên mọi mặt : thẩm mỹ, tiện nghi, môi trường
2.2.3 Điều kiện hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghiệp
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN bao gồm: các hệ thống giao thông, cấp nước, san nền và thoát nước mưa, xử lý nước thải và rác thải, cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống giao thông vận chuyển trong KCN và hệ thống giao thông bên ngoài các XNCN, hệ thống giao thông này nối với hệ thống giao thông của đô thị bên ngoài KCN và nối với hệ thống giao thông nội bộ các XNCN
CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
2.3.1 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm liên quan đến quy hoạch, tổ chức không gian trong các Khu công nghiệp
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01:2008/BXD) Quy hoạch xây dựng, cải tạo, mở rộng các khu, cụm công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Vị trí các XNCN phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị, tuân thủ các quy định về tỷ lệ các loại đất trong KCN, tiểu thủ công nghiệp + Tổ chức sản xuất thuận lợi và hợp lý
- Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, cảnh quan, hài hoà với các quần thể kiến trúc khác trong đô thị và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ
- Bố trí hợp lý mạng lưới kỹ thuật hạ tầng và cây xanh
- Sử dụng hợp lý đất đai
- Tuỳ theo mức độ độc hại về môi trường, giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có dãi cách ly vệ sinh
- Chiều rộng dãi cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
- Trong dãi cách ly vệ sinh, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải,trạm trung chuyển chất thải rắn
- Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh của các xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn môi trường
- Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm ( dễ gây cháy nổ, dịch bệnh ) phải có biện pháp xử lý các chất độc hại và đảm bảo khoảng cách ly
Bảng 2-1 Tỷ lệ các loại đất trong KCN, tiểu thủ công nghiệp
Loại đất Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)
Công trình hành chính dịch vụ
+ Mật độ xây dựng tối đa trong toàn khu công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là 50% (đối với quy hoạch tổng mặt bằng không hợp khối) và 70% (đối với hợp khối) [TCVN 5414 : 1988], như vậy diện tích không gian trống trong KCN sẽ giao động trong khoảng từ 30%- 50% Đây là một diện tích tương đối lớn, đòi hỏi phải có sự tổ chức, thiết kế một cách hợp lý tạo điều kiện tổ chức môi trường thẩm mỹ và tiện nghi sản xuất cho người lao động Mật độ xây dựng thuần tối đa đất xây dựng nhà máy, kho tàng được quy định theo bảng sau:
Bảng 2-2 Mật độ xây dựng thuần tối đa đối với xây dựng nhà máy, kho tàng
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất
2.3.2 Vị trí của các Khu công nghiệp trong đô thị
2.3.2.1 Khu công nghiệp bố trí ven đô thị
- Việc tổ chức KTCQ các KCN chịu sự ảnh hưởng của cảnh quan thiên nhiên và đô thị. Cảnh quan khu vực trước KCN bị ảnh hưởng của cảnh quan đô thị, còn cảnh quan bên trong và các hướng không tiếp giáp với đô thị được tổ chức tự do hơn, chủ yếu trên cơ sở địa hình tự nhiên và khả năng cho phép của công nghệ
- Dùng cho KCN chiếm đất trung bình hoặc lớn, các loại hình công nghiệp có độ độc hại nhóm III,IV như: KCN Hoà Khánh (giai đoạn 1 có diện tích 423,5ha- số lượng công nhân 24.848 người), KCN Hoà Cầm (đang triển khai 137ha)
2.3.1.2 Khu công nghiệp xen kẽ với các khu dân cư hiện hữu
- Các KCN trong đô thị và chịu ảnh hưởng bởi cảnh quan đô thị và phải tuân theo các yêu cầu của kiến trúc đô thị Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức KTCQ các KCN là tạo được sự hài hoà với cảnh quan đô thị, do đó việc lựa chọn vị trí của không gian trống trước KCN, kích thước, hình dáng, tỷ lệ của các công trình khu vực không gian trống trước KCN có vai trò rất quan trọng
- Dùng cho các KCN chiếm đất nhỏ, mức độ độc hại cấp IV đến cấp V Đó là KCN cũ nằm đan xen trong đô thị như KCN Đà Nẵng (diện tích 62,9ha- số công nhân là 9.847 người) hay KCN dịch vụ chuyên ngành như KCN dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang (đang triển khai với diện tích 77,3 ha- số công nhân hiện nay là 352 người) Các KCN này có qui mô nhỏ và không tính đến phát triển qui mô nên riêng KCN Đà Nẵng, Thành phố có chủ trương chuyển thành khu công nghệ cao
2.3.1.3 Khu công nghiệp nằm tách biệt ngoài đô thị
- Đối với các KCN nằm tách biệt ngoài đô thị, cảnh quan thiên nhiên chiếm ưu thế. Những yếu tố tạo cảnh quan chủ yếu ở đây là địa hình, thảm thực vật, mặt nước cần được khai thác một cách hợp lý Thực tế các công trình xây dựng ngoài đô thị thường được bố trí trên cơ sở các đặc điểm địa hình, tạo nên nhiều hình thức không gian trống đóng - mở linh hoạt dễ kết hợp với nhau
- Do nhu cầu về vận tải, sản xuất, độ độc hại KCN nằm tách biệt đô thị phát triển thành một KCN độc lập và hoàn chỉnh, TP Đà Nẵng có KCN Liên Chiểu (diện tích 373,5ha- số lượng công nhân hiện nay 1.748 người) cách trung tâm Thành phố 18km KCN Liên Chiểu được phân bố nhằm phát triển kinh tế địa phương và làm cơ sở để đô thị hoá khu vực phía Nam đèo Hải Vân – TP Đà Nẵng
2.3.1.4 Mối quan hệ giữa không gian Kiến trúc cảnh quan Khu công nghiệp và các bộ phận chức năng khác của đô thị
- Việc tổ chức KTCQ trong các KCN phụ thuộc nhiều vào vị trí với đô thị, mức độ ảnh hưởng của đô thị với việc tổ chức KTCQ- KCN phụ thuộc vào khoảng cách giữa các KCN, hướng phát triển đô thị , số lượng dân cư và hoạt động của người các KCN
- KCN ở ven hay nằm xen kẽ với khu đô thị hiện hữu: cần xác định rõ các điểm khống chế thị giác, tính chất và đặc điểm của cảnh quan khu vực, để từ đó hình thành việc tổ chức KTCQ trong các KCN tạo được sự thống nhất và hài hoà giữa cảnh quan KCN.
- KCN nằm tương đối xa khu đô thị hiện hữu: chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm của cảnh quan khu đất xây dựng và đặc thù của KCN, tuỳ theo mỗi vị trí xác định, cảnh quan của cácKCN chịu sự tác động của hệ thống cảnh quan bên ngoài theo những đặc điểm riêng.
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG VÀ CÁC HÌNH THÁI KHÔNG GIAN TRỐNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
KHÔNG GIAN TRỐNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.4.1 Các thành phần cơ cấu và các bộ phận chức năng trong các Khu công nghiệp
- Việc quy hoạch tổng mặt bằng được căn cứ vào tính chất và đặc điểm sản xuất của KCN, theo các định hướng về giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khoảng cách ly với khu dân cư và cảnh quan đô thị
- Các bộ phận chức năng của KCN phải phù hợp cơ cấu chiếm đất của chúng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức giao thông đối nội, đối ngoại, phù hợp với yêu cầu về điều kiện vệ sinh, phòng hoả cũng như cảnh quan trong KCN và đô thị
- Nhiệm vụ của việc quy hoạch các KCN không chỉ đáp ứng các yêu cầu về quản lý, kỹ thuật, chức năng sử dụng mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường và các yêu cầu khác như thu hồi vốn, thu hút vốn đầu tư
2.4.2 Các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng trong các Khu công nghiệp
Hình thành bởi các tuyến giao thông chính được tổ chức vuông góc nhau Đây là dạng bố cục phổ biến đối với các KCN và cụm công nghiệp, thích hợp với dạng địa hình bằng phẳng, đồng nhất, thường được áp dụng rộng rãi cho các KCN có các ngành nghề tương đồng nhau về yêu cầu mặt bằng sản xuất, dây chuyền công nghệ Đặc điểm:
- Các khu chức năng bố trí theo một trật tự nhất định
- Thuận lợi cho việc tổ chức giao thông và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Tỷ lệ đất giao thông lớn
- Tổ chức không gian đơn điệu
Hình 2-8 Bố cục kiểu ô cờ 2.4.2.2 Bố cục kiểu đường vòng
Tuyến đường chính tạo thành tuyến khép kín, các tuyến phụ toả ra và liên hệ với nhau qua tuyến chính, thích hợp với những khu vực địa hình bị chia cắt bởi các rạch nước, hồ nước được áp dụng cho các dáng đất bất kỳ được gọi là giải pháp quy hoạch kiểu tự do
Có thể áp dụng các giải pháp này cho các cụm công nghiệp vừa và nhỏ có ngành nghề phát triển nổi trội như ngành chế biến thuỷ sản, nông sản Đặc điểm:
- Phù hợp với một số dạng địa hình đòi hỏi bố trí linh hoạt
- Tạo không gian tập trung
- Tiết kiệm đất giao thông
- Giao thông nội bộ giữa các khu vực chức năng kém linh hoạt
Hình 2-9 Bố cục kiểu đường vòng 2.4.2.3 Bố cục kiểu kết hợp Đây là giải pháp quy hoạch khuyến khích áp dụng bởi khả năng kết nối các khu chức năng rất linh hoạt và tiết kiệm đất sử dụng vì sự đa dạng của hai hay nhiều dạng bố cục ô cờ, đường vòng, tự do áp dụng với những dạng địa hình không đồng nhất, hình dạng khu đất phức tạp Đặc điểm:
- Kết hợp ưu điểm của các dạng bố cục trên
- Tổ chức không gian linh hoạt
Hình 2-10 Bố cục kiểu kết hợp
CÁC QUY LUẬT VỀ THẨM MỸ KIẾN TRÚC VÀ THỤ CẢM THỊ GIÁC TRONG THIẾT KẾ KTCQ- KHU CÔNG NGHIỆP
2.5.1 Quy luật thẩm mỹ kiến trúc trong Kiến trúc cảnh quan – Khu công nghiệp
Là cặp phạm trù trái ngược nhau nhưng gắn bó hữu cơ với nhau, nếu chỉ có thống nhất các hình thức sẽ dẫn đến sự đơn điệu, nhưng ngược lại nếu chỉ có biến hoá thì bố cục sẽ thiếu trật tự thẩm mỹ Do vậy, cặp phạm trù trên phải luôn đi cùng nhau và và có quan hệ mật thiết trong bố cục thẩm mỹ các quần thể công trình Việc chia hình thái không gian trong KCN cũng như việc tổ chức KTCQ bằng những giải pháp tổ chức kiến trúc như nhau tại các không gian chức năng sẽ không phát huy được hiệu quả thẩm mỹ cần thiết
Là quy luật tự nhiên của nhận thức thị giác, có xu hướng cảm nhận sự vật theo quy luật cân bằng trọng lượng, sự cân bằng- ổn định được tổ chức đối xứng hoặc phi đối xứng, tạo điều kiện nhấn mạnh sự cân bằng và ổn định, sự rõ ràng trong không gian của chúng Đối với không gian kiến trúc của KCN sự cân bằng được hiểu rộng hơn, thông qua sự cân bằng và ổn định giữa không gian xây dựng và không gian trống, giữa các yếu tố nhân tạo và tự nhiên
Sự tương xứng hài hoà về mặt kích thước giữa các bộ phận của một yếu tố thẩm mỹ trong không gian, giữa bộ phận với tổng thể, hoặc là giữa các yếu tố thẩm mỹ với nhau.
Tỷ lệ làm cho các bộ phận trong không gian gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, cân xứng hài hoà, mang lại sự gợi cảm thẩm mỹ
Tỷ xích là mối tương quan kích thước cụ thể của các bộ phận, hay toàn bộ yếu tố thẩm mỹ với tầm vóc con người, thông qua sự so sánh này con người có thể cảm nhận được độ lớn của các yếu tố, của không gian, tỷ lệ mang lại cái đẹp cho một yếu tố hay bộ phận trong không gian thì tỷ xích mang lại những cảm giác hoành tráng, đồ sộ hay tính gần gũi, thân thiết, sự xinh xắn và ấm cúng hay choáng ngợp cho người lao động trước không gian kiến trúc
Thường được gắn với các hiện tượng tự nhiên, đôi khi lại do các quan niệm của con người trong xã hội (hình thức vuông thành sắc cạnh thể hiện sự nghiêm trang, các khối đặc gây cảm giác nặng nề, ) Các màu sắc gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý người lao động như màu đỏ cho cảm giác nóng, màu xanh- mát, màu trắng- nhẹ, màu đen- nặng
2.5.2 Quy luật thụ cảm thị giác
Khi quan sát một không gian, một vật thể, hình ảnh nhận được là do ánh sáng chiếu vào các vật thể và phản chiếu vào võng mạc của mắt, thông qua hàng loạt các phản ứng hoá học, các tế bào thần kinh thị cảm chuyển đến hệ thần kinh, những tín hiệu thị giác, hệ thần kinh trung ương qua xử lý thông tin lần thứ nhất, có được cảm giác hình ảnh của vật thể lần thứ nhất, có được cảm giác hình ảnh của vật thể quan sát Quá trình này được diễn ra theo trình tự sau: Ánh sáng > Vật thể quan sát > Võng mạc mắt > Hệ thần kinh > Cảm giác hình ảnh
Tiếp theo là quá trình tri giác, hay xử lý thông tin lần thứ hai theo trình tự sau:
Cảm giác hình ảnh > Tri giác > Ký ức thẩm mỹ > Cảm xúc hình ảnh
Những hình ảnh mới tiếp nhận, được đối chiếu với kho dữ liệu đã được tích luỹ một cách vô thức hoặc ý thức trong bộ não của người quan sát, được coi là ý thức thị giác, nhận dạng và ra những quyết định tiếp theo cho hệ thần kinh Đây là quá trình vận động tư duy và xử lý thông tin (lần thứ hai) Nếu như cảm nhận thị giác mang tính vật lý, có sự tham gia của yếu tố tâm, sinh lý, thì quá trình tri giác diễn ra hoàn toàn trong nội tâm, chịu sự chi phối bởi yếu tố tâm và sinh lý, kết quả của quá trình này chính là những cảm xúc Trước một vật thể thẩm mỹ, ở chủ thể quan sát xuất hiện hai thái độ hoàn toàn khác nhau, một mặt chủ thể nhanh chóng có cảm xúc thẩm mỹ với những hình ảnh đẹp quen thuộc, mặt khác chủ thể đòi hỏi ở đối tượng yếu tố sáng tạo, mới lạ, đôi khi hàm chứa ẩn ý như thách thức tò mò, khiến cho chủ thể phải động não, liên tưởng, cố gắng tìm cách lý giải vấn đề
Tuy nhiên, liều lượng hay mức độ của những tác dụng này còn phụ thuộc vào năng lực thụ cảm của người quan sát, khi tổ chức không gian mở nên có những yếu tố gây bất ngờ, đòi hỏi con người phải tư duy, tìm hiểu về nó, nhưng cũng không quá phức tạp để nhận thức được những ý nghĩa của không gian này
Trong tổ chức KTCQ, đối tượng khái thác chính là không gian nên việc sử dụng, khai thác các điều kiện về thụ cảm thị giác là một việc rất quan trọng, không gian phải có giá trị về mặt sử dụng, đạt được các yêu cầu về mặt công năng, sau đó là các giá trị về thẩm mỹ như sức biểu hiện nghệ thuật, ý nghĩa các thông tin. Đó là sự thụ cảm, là sự phản ánh cảm giác của con người đối với không gian, thụ cảm của mỗi người khác nhau sẽ khác nhau theo nhiều cấp độ, tuỳ thuộc vào tiềm thức của mỗi người. Cảm nhận của con người đối với không gian phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Không gian phải có khả năng kích thích, hấp dẫn thông qua tính mới lạ tạo những phản ứng trước sự biến đổi
- Không gian phải tạo được sự gần gũi, thân thuộc tạo những phản ứng không xa lạ, đã quen thuộc với không gian
Từ các khâu như lựa chọn địa điểm và hướng của không gian đến các khâu như bố cục không gian, tổ chức các thành phần chi tiết trong không gian theo các tiêu chí sau: + Không gian phải đạt được sự cân bằng và hài hoà tỷ lệ
- Sự thống nhất các thành tố trong tổng thể
- Sự nổi bật độc đáo
Ngoài ra, màu sắc và ánh sáng sử dụng trong không gian cũng đem lại những hiệu quả về thẩm mỹ, thể hiện sự tương phản hay hài hoà có tác động đến tâm lý của người quan sát.
CÁC YẾU TỐ TẠO CẢNH TRONG TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG
KTCQ- KCN được hình thành bởi các yếu tố tạo cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo:
- Các yếu tố tạo cảnh thiên nhiên: là các yếu tố cảnh quan được hình thành và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên như cây xanh, địa hình, mặt nước Các yếu tố này có một quá trình phát sinh và phát triển liên quan tác động lẫn nhau trong môi trường sinh thái tự nhiên
- Các yếu tố tạo cảnh nhân tạo: là do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người Những yếu tố này bao gồm các công trình kiến trúc lớn, công trình kỹ thuật, kiến trúc nhỏ, các phương tiện thông tin thị giác, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, màu sắc, chiếu sáng được tạo ra trong lòng không gian trống
Yếu tố địa hình giữ một vị trí tương đối quan trọng, có tác dụng trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng và các giải pháp bố cục kiến trúc hoặc tổ chức không gian trống trong KCN.
Căn cứ váo các đặc điểm địa hình có thể giúp cho việc hình thành các ý tưởng quy hoạch, thiết kế các KCN có đặc trưng riêng, phù hợp với địa hình và cảnh quan chung quanh Địa hình đa dạng cho phép tổ chức các điểm nhìn phong phú, tạo khả năng thụ cảm không gian cảnh quan từ nhiều hướng và góc độ khác nhau Cảnh quan được quan sát chủ yếu theo hai kiểu là toàn cảnh (panorama) và hình dáng (seluet) Tuỳ thuộc vào hình dáng địa hình, trong KTCQ có thể giữ nguyên hoặc biến đổi hình dạng địa hình theo từng trường hợp cụ thể
Việc nhấn mạnh đặc điểm hình dáng địa hình được sử dụng để làm nổi bật yếu tố bố cục chính của phong cảnh Với địa hình tương đối bằng phẳng, việc lựa chọn hình thức và chất liệu lớp phủ bề mặt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức tiện nghi và thẩm mỹ cảnh quan KCN Trong địa hình bằng phẳng, hướng nhìn không thay đổi theo độ cao, nên cảnh quan chủ yếu được thụ cảm theo diện, hình dáng
Ngoài ra, địa hình còn là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn vi khí hậu cảu khu vực, vì địa hình cao thấp, bằng phẳng có tác dụng cản gió hoặc thông gió hay tạo thành các khe hút gió. Mặc khác, các chất liệu bề mặt của địa hình lại có khả năng hấp thụ hay bức xạ nhiệt nhiều, ít, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệt độ của khu vực
Cây xanh là một yếu tố tạo cảnh rất quan trọng để tố chức KTCQ trong không gian trống của KCN Cây xanh có nhiều loại, với các đặc điểm về hình dạng, kích thước, đời sống sinh học hết sức đa dạng, tuỳ mục đích sử dụng, cây xanh được lựa chọn, bố trí theo nhiều kiểu khác nhau Nhìn chung, cây xanh trong các KCN chủ yếu phải giải quyết được một số vấn đề cơ bản là che bóng mát, giảm bức xạ, hạn chế ô nhiễm, nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của công trình và KTCQ toàn KCN Cây xanh trong KCN được phân thành hai dạng:
2.6.2.1 Cây xanh vi khí hậu Đối với khí hậu nóng ẩm, cây xanh là thành phần quan trọng nhất giúp giải quyết vấn đề tiện nghi khí hậu trong và ngoài XNCN cũng như toàn KCN
Cây xanh chỉ có thể cho hiệu quả cao nếu như diện tích cây xanh có một tỷ lệ thích hợp trong cơ cấu diện tích chung của KCN Cây xanh có tác dụng làm sạch không khí, lọc và giữ bụi, cây xanh cho bóng mát và giảm bức xạ mặt trời để quang hợp, do đó nhiệt độ ở khu vực có cây xanh giảm nhiều so với khu vực không có cây xanh, tăng cường quá trình thông gió và cản gió, có tác dụng hạn chế sự lan truyền ô nhiễm và tăng cường các điều kiện tiện nghi vi khí hậu
Việc trồng cây theo hai hàng bên đường tạo thành các hành lang gió cho phép cải thiện trường gió trong toàn KCN, dẫn gió theo hướng có nhu cầu, cải thiện khả năng lưu thông không khí tại một số không gian khuất gió, cây xanh trồng thành mảng lớn cho phép cản gió,hạn chế sự lan truyền các chất ô nhiễm
Trong không gian kiến trúc của KCN, cây xanh có thể phân loại theo kiểu dáng, hình khối, màu sắc Tuỳ theo chức năng và cách bố trí của mỗi loại, có vai trò đa dạng khác nhau trong bố cục thẩm mỹ của KTCQ
- Cây độc lập: là cây được bố trí độc lập trong không gian, có hình dáng tương đối độc đáo, có khả năng thu hút sự thụ cảm của thị giác do có kích thước lớn theo yêu cầu về không gian và quy mô công trình, tạo các điều kiện thụ cảm thị giác thuận lợi cho người quan sát
- Nhóm cây: tổ hợp bởi nhiều loại cây khác nhau trên cơ sở một cây chủ đạo, tạo thành một bố cục thống nhất với hình dáng và màu sắc đa dạng, làm cho không gian thêm sinh động, liên kết công trình với phong cảnh chung quanh hoặc khép kín phối cảnh, chắn tầm nhìn, báo hiệu điểm rẽ hoặc kết thúc trục đường
- Hàng cây: là các cây được trồng theo một tuyến đường cách nhau một khoảng nhất định, được trồng theo đường thẳng, tròn, cong hoặc tự do Hàng cây có tác dụng nhấn mạnh trục tổ hợp chính, điều chỉnh hướng thụ cảm thị giác của người quan sát, có thể tạo nhịp điệu phân vị bề mặt công trình Hàng cây che bóng mát thường trồng theo dạng ô cờ, tạo hiệu quả che nắng cao, nhưng lại che chắn tầm nhìn, hạn chế điều kiện thụ cảm công trình, do đó cần được đặt tại vị trí thích hợp để không che chắn vẻ đẹp của công trình
- Cây xanh làm tường: thường gồm các cây bụi trồng dày, được cắt tỉa và có độ cao từ 2,5m trở lên dùng để bao kín một không gian, chia cắt không gian một cách tự nhiên, tạo điều kiện tổ chức các không gian đóng mở linh hoạt theo các yêu cầu chức năng cụ thể, làm nền cho các loại hình kiến trúc nhỏ và các tác phẩm nghệ thuật tạo hình
CÁC HÌNH THÁI KHÔNG GIAN TRỐNG TRONG KCN
Không gian trống là không gian cảnh quan của KCN là trục tổ hợp của KCN, hệ thống không gian trống này được tạo thành bởi sự giới hạn của các không gian chức năng hay các công trình trong KCN Không gian cảnh quan này có thể được chia làm hai loại theo hình thái, đó là không gian trống dạng tuyến và không gian trống dạng điểm
- Không gian trống dạng tuyến: trong KCN thường có vai trò quyết định trong tổ hợp KTCQ của cả KCN Đây chính là không gian của tuyến giao thông, diện tích cây xanh bố trí thành dải, đồng thời là các kênh thị giác nối kết các chuỗi cảnh quan, tạo thành một không gian cảnh quan chung, và cũng là trục không gian để liên kết các không gian cảnh quan của từng XNCN trong KCN đó
- Không gian trống dạng điểm: nhằm làm tăng sự đa dạng hình thức tổ chức không gian, phá vỡ sự đơn điệu của không gian cảnh quan dạng tuyến thường chế ngự trong không gian của KCN đồng thời tạo ra được các nét đặc trưng riêng biệt của môi trường công nghiệp Các không gian trống dạng điểm được tạo thành từ các giải pháp quy hoạch
- Không gian trống cách ly xung quanh KCN: không gian cây xanh tập trung kết hợp với không gian nghỉ ngoài trời, không gian tại các khu vực sân bãi kỹ thuật, không gian tại các khu vực cổng vào KCN
Mỗi loại không gian trên đều có chức năng riêng và đối với cảnh quan trong KCN đều có vai trò quan trọng, hầu hết các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng đều được tổ chức tổng mặt bằng dạng ô cờ, do đó đặc điểm chung là ít các không gian trống có quy mô lớn, các không gian trống chủ yếu là các tuyến giao thông kiểu ô cờ kết hợp một số không gian mở không lớn trên tuyến tại các nút giao cắt và quảng trường trước các XNCN, từ đó cho thấy các giải pháp tổ chức KTCQ bên trong các KCN được giải quyết chủ yếu trên các không gian giao thông
ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN CÁO TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH
NGUYÊN TẮC CHUNG TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
- Phù hợp với phân khu chức năng quy hoạch tổng thể KCN trên cơ sở phân loại không gian trống và trên cơ sở các khu vực chức năng của KCN.
- Việc tổ chức và hoàn thiện KTCQ trong các KCN cần dựa trên đặc điểm của các khu vực chức năng, tạo ra sự liên kết hài hoà giữa các yếu tố chức năng và thẩm mỹ
- Phù hợp với các đặc điểm sản xuất của từng KCN
- Nâng cao tiện nghi lao động, nghĩ ngơi và tâm sinh lý người lao động
- Khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên: bảo vệ môi trường, đem lại sự thống nhất, hài hoà giữa môi trường KTCQ trong và ngoài KCN, phát huy tính ấn tượng và đa dạng phong phú cho các XNCN vốn đã bị công nghiệp hoá đến mức trở thành đơn điệu
- Sử dụng các thành tựu công nghiệp hoá xây dựng
- Phù hợp với các quy luật thẩm mỹ kiến trúc và quy luật thụ cảm thị giác
- Hạn chế tối đa sự lan truyền ô nhiễm trong KCN và các khu vực chung quanh bằng các giải pháp kiến trúc- quy hoạch.
CÁC KHUYẾN CÁO CHUNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
3.2.1 Yêu cầu về công năng
- KTCQ trong KCN cần thoả mãn các yêu cầu về công năng, đặc điểm sản xuất của từng ngành công nghiệp, kết hợp đáp ứng các yêu cầu về tiện nghi lao động, nghĩ ngơi và nhu cầu tâm sinh lý của người làm việc trong môi trường lao động đó
- Trên thế giới, xu hướng đa dạng hoá về mặt chức năng trong KTCQ các KCN để đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của con người là phổ biến (đó là các nhu cầu về tính an toàn trong quá trình sử dụng của người lao động, nhu cầu về chất lượng không gian cũng như các trang thiết bị phục vụ, các đặc tính riêng của từng cấp độ không gian trong không gian tổng thể, )
- Hệ thống KTCQ trong các KCN cần có mối liên hệ bổ sung cho nhau và có mối liên hệ hữu cơ với môi cảnh tự nhiên khu vực
3.2.2 Yêu cầu về thẩm mỹ
- Không gian KTCQ đô thị cũng như KTCQ các KCN là thành phần quan trọng tạo nên mỹ quan đô thị, tạo nên sự hài hoà giữa các công trình kiến trúc và môi cảnh tự nhiên, thông qua sự liên tục và biến hoá không gian, tạo nên sắc thái riêng của từng KCN trên địa bàn
- Việc tổ chức KTCQ trong các KCN cần thể hiện được đặc trưng, đặc thù của ngành công nghiệp, đáp ứng được các xu hướng của thẩm mỹ hiện đại, phát huy tính dân tộc, truyền thống và hiện đại, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy phạm và yêu cầu thẩm mỹ trong quy hoạch đô thị
- Tổ chức KTCQ trong KCN cần phải tuân theo các quy luật thẩm mỹ trong tạo hình không gian, được thụ cảm thông qua môi trường không gian và chịu ảnh hưởng lớn của các quy luật thụ cảm thị giác: điểm nhìn, tầm nhìn, góc nhìn, sai lệch thị giác ảnh hưởng đến việc lựa chọn các giải pháp thiết kế KTCQ phù hợp với điều kiện thụ cảm thực tế
3.2.3 Yêu cầu về môi trường
- Tổ chức KTCQ các KCN phải góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng môi trường, tâm sinh lý người lao động
- Không gian trống đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, thông gió, chiếu sáng,
- Việc chọn chủng loại cây xanh, tổ chức các thiết bị, các phương tiện thông tin thị giác trong các không gian trống cần theo hướng phù hợp với cảnh quan và môi trường thiên nhiên.
ĐỂ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG
- Kết nối hài hoà với cảnh quan đô thị
- Đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quy hoạch tổng thể KCN
- Đáp ứng thuận lợi các dịch vụ kỹ thuật phục vụ KCN
- Hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Nâng cao chất lượng thẩm mỹ
- Phù hợp với các điều kiện công nghệ sản xuất
- Sử dụng vật liệu linh hoạt
- Phục hồi những vị trí bị tổn thương
- Duy trì sự bền vững
3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
3.4.1 Định hướng tổ chức Kiến trúc cảnh quan Khu công nghiệp – TP Đà Nẵng
3.4.1.1 Đề xuất hệ thống không gian trống trong các KCN tập trung của TP Đà Nẵng
- Việc tổ chức KTCQ các KCN tập trung của TP Đà Nẵng gắn liền với việc tổ chức hệ thống không gian trống trong KCN đó Do đó, tổ chức không gian trống trong tổng thể các KCN này cần theo các cấp độ không gian khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc của KCN, cần có sự nối kết giữa các cấp độ không gian tạo nên tính liên tục của không gian Hệ thống không gian trống trong các KCN của TP Đà Nẵng bao gồm:
- Không gian trống khu vực trước KCN: không gian trống tiếp nối giữa KCN và đô thị, không gian trống trước hàng rào KCN, không gian trống phía trước các khu vực hành chính, dịch vụ, không gian trống khu vực các vườn hoa, dãi cây xanh cách ly
- Không gian trống bên trong KCN: các không gian giao thông, không gian sản xuất, không gian sân bãi, không gian kỹ thuật, không gian trống trước các XNCN, không gian khu vực cây xanh, nghĩ ngoài trời
3.4.1.2 Lựa chọn vị trí các không gian trống trong Khu công nghiệp phù hợp với Kiến trúc cảnh quan đô thị
- Căn cứ vào đặc điểm khu đất xây dựng, điều kiện môi cảnh tự nhiên và mối liên hệ với đô thị, thông thường hai quá trình này được tiến hành song song với nhau
- Hệ thống không gian trống trong KCN cần được bố trí ở vị trí thuận tiện, có mối liên hệ gần nhất với tất cả các cấp độ không gian khác, có cảnh quan tự nhiên đẹp, quỹ đất xây dựng lớn và có khả năng phát triển mở rộng trong tương lai
3.4.2 Tổ chức Kiến trúc cảnh không gian trống khu vực trước Khu công nghiệp
3.4.2.1 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan không quảng trường trước Khu công nghiệp
- Không gian quảng trường phía trước KCN là hệ thống không gian trống tiếp nối giữa KCN và đô thị, nơi giao nhau của hệ thống giao thông đối ngoại và đối nội của KCN, là nơi tổ chức cổng ra vào chính của KCN nên cần được nhấn mạnh, làm rõ tính định hướng và bố cục trọng tâm trong bố cục tổng thể
- Không gian của trục quy hoạch chính chỉ nên bố trí các công trình có yêu cầu chất lượng cao về thẩm mỹ, các chức năng quảng cáo, định hướng, tổ chức cây xanh, thảm cỏ và các kiến trúc nhỏ không che chắn tầm nhìn, cản trở giao thông
- Sử dụng vật liệu có chất lượng thẩm mỹ cao, màu sắc phong phú, tuy nhiên nên tránh các màu có khả năng hấp thụ nhiệt cao, có thể kết hợp bề mặt lát gạch màu xen kẽ với trồng cỏ thành các dạng hình học hoặc có tính biểu tượng làm cho không gian quảng trường trước KCN thêm sinh động
- Các công trình kiến trúc nhỏ như nhà để xe, nhà chờ xe đưa đón công nhân, hàng rào,nhà bảo vệ nên sử dụng một cách hài hoà, có sự kết nối hợp lý nhằm hoàn chỉnh bố cục cho không gian cảnh quan khu vực quảng trường trước KCN
- Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình là một phương tiện trang trí làm sinh động thêm cho cảnh quan phía trước KCN như tranh cổ động hay phù điêu tổ chức kết hợp với các hình thức kiến trúc nhỏ tạo thành một tác phẩm kiến trúc tổng hợp, tạo mỹ quan cho khu vực trước KCN.
- Sử dụng yếu tố cảnh quan cùng với màu sắc và chất liệu có tác dụng khống chế thị giác và định hướng trong không gian, đặc biệt là với không gian trống phía trước KCN, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình có quy mô kích thước lớn, được bố trí ở khu vực có tầm nhìn rộng như quảng trường trước KCN là rất phù hợp, có thể gắn kết trực tiếp với cổng chính hoặc tại vị trí giữa không gian chính của quảng trường KCN để làm điểm nhấn trên trục quy hoạch chính của tổng mặt bằng KCN
- Phía trước KCN thường là nơi tập trung đông người và có vai trò quan trọng về mặt bố cục không gian, cần bố trí các phương tiện thông tin thị giác sao cho hợp lý, đạt hiệu quả về thông tin cũng như hiệu quả về thẩm mỹ
- Các phương tiện thông tin thị giác bố trí ở khu vực quảng trường KCN có thể mang nhiều nội dung khác nhau, nhưng đều cần đặt ở vị trí dễ quan sát đối với thông tin định hướng, thông tin này có thể bố trí độc lập trên tường trang trí- dạng kiến trúc nhỏ, bố trí kết hợp với tường rào, cổng của KCN hoặc bố trí trên các điểm cao như đài nước
3.4.2.2 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan không gian hàng rào Khu công nghiệp
- Không gian hàng rào KCN là một khu vực không gian chuyển tiếp giữa không gian cảnh quan bên ngoài với không gian cảnh quan bên trong KCN, cần được bố trí thoáng, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị nhằm tạo sự chuyển tiếp, hài hoà, tạo thành một thể thống nhất đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ đô thị
- Khu vực vỉa hè, hàng rào tiếp giáp với hệ thống giao thông đô thị, nên tổ chức cây xanh và đèn chiếu sáng theo đô thị nhằm tạo sự chuyển tiếp hài hoà giữa trong và ngoài KCN
CƠ SỞ THIẾT KẾ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH – TP ĐÀ NẴNG
KCN Hoà Khánh thuộc quận Liên Chiểu là KCN sạch, nhẹ có qui mô XNCN trung bình và nhỏ Theo quy hoạch mới, tuyến đường sắt Bắc- Nam được bố trí nằm giữa KCN Hòa Khánh (xây dựng năm 1998) và KCN Hòa Khánh mở rộng ( hoàn thành năm 2013) Đến năm
2016, các tiểu khu dân cư trong KCN Hòa Khánh mở rộng được hình thành, nhằm hoàn thiện cơ cấu quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại Nhìn chung, KCN Hòa Khánh được xây dựng khá đầy đủ về cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông phân rõ tuyến đường chính- nhánh, các khu dịch vụ công cộng, quảng trường, công viên cây xanh Nhưng mỹ quan công trình lại đơn điệu, diện tích để tổ chức KTCQ chiếm 6% ít hơn so với tiêu chuẩn quy định là ≥10%, thiếu các công trình kiến trúc nhỏ trước XNCN, phương tiện giao thông thị giác có hình thức đơn giản, vị trí lắp đặt không phù hợp, chưa đạt được thể thống nhất trong quy hoạch chung của KCN
Hình 3-11 Bản đồ sử dụng đất KCN Hòa Khánh – Khu mở rộng
Hình 3-12 Hình thức cổng chào trước KCN Hình 3-13 Cảnh quan trước XNCN
3.5.2 Đề xuất các giải pháp Kiến trúc cảnh quan không gian trống trong Khu công nghiệp điển hình Hòa Khánh – TP Đà Nẵng
Dựa vào phân tích, đánh giá hiện trạng các KCN trong TP Đà Nẵng và các cơ sở khoa học về tổ chức KTCQ không gian trống trong KCN theo hướng phát triển công nghiệp hiện đại- bền vững, cũng như đề xuất các khuyến cáo về giải pháp trên các tuyến giao thông, tổ chức cảnh quan không gian trống trước và trong XNCN, hình thức bố trí cây xanh cách li khu dân cư với KCN Để minh họa cho những khuyến cáo trên, tác giả đưa ra các phương án thiết kế cụ thể như cổng chào KCN, không gian trống tại các nút giao thông, không gian trống XNCN và công trình công cộng trong KCN Hòa Khánh – TP Đà Nẵng
Có 2 loại hình cơ bản: không gian trống dạng tuyến và không gian trống dạng điểm:
- Không gian trống dạng tuyến: là không gian của tuyến giao thông, kết hợp với chuỗi cảnh quan thị giác tạo thành trục cảnh quan liên kết các XNCN trong KCN.
- Không gian trống dạng điểm: hình thành từ các giải pháp quy hoạch làm đa dạng hình thức tổ chức không gian đặc trưng riêng biệt của môi trường công nghiệp.
3.5.2.1 Đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ không gian trống dạng tuyến trên các trục giao thông KCN
- Bố trí hệ thống cây xanh bóng mát theo dạng dải trên các dải phân cách đường, ngoài ra tại góc giao lộ chọn cây có tán lá cao trên 1,5m nhằm hạn chế che khuất tầm nhìn.
- Tại vị trí vòng xoay, nút giao nhau, bố trí các công trình kiến trúc nhỏ, cây xanh bụi thấp và các phương tiện thông tin thị giác
Hình 3-14 Sơ đồ xác định không gian trống dạng tuyến
Hình 3-15 KTCQ không gian trống tại đường số 2- trục giao thông chính KCN Hòa Khánh
Hình 3-16 KTCQ giao lộ đường chính và đường nhánh phân chia khu công cộng với XNCN
Hình 3-17 KTCQ giao lộ đường chính và đường nhánh 3.5.2.2 Đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ không gian trống dạng điểm trước và trong XNCN, trước các khu vực hành chính, dịch vụ công cộng KCN
Lựa chọn không gian trống dạng điểm cho hình dáng đất dạng mảng của không gian trướcXNCN ( hàng rào KCN, không gian tiếp nối giữa XNCN và đường đô thị) và trong XNCN(không gian giao thông, sản xuất, sân bãi, khu vực nghỉ ngơi công nhân) nhằm dễ dàng tổ chức
KTCQ phù hợp, có thể phối kết cây xanh theo nhiều tầng, nhiều loại trong các tiểu cảnh, vườn hoa, công viên nghỉ ngơi, a Khu vực trước XNCN- KCN:
- Hàng rào: Tổ chức cây xanh theo hàng đơn, khoảng cách giữa các tán nên thưa để không hạn chế tầm nhìn, che khuất công trình Tạo khoảng trống cách ly từ hàng rào XNCN tới mép ngoài của đường giao thông ít nhất là 3m.
- Vỉa hè: kết hợp kiến trúc nhỏ và cây xanh thân leo để tạo hành lang cho người đi bộ, đường đi lát gạch có tính thẩm mỹ cao, màu sắc phong phú, hai bên lối đi trồng các cây bụi thấp có tác dụng định hướng và làm nền…
- Đối với các XNCN có vườn cảnh trước nhà máy: cây xanh cần kết hợp với hồ nước tạo thành một vườn công viên với thảm cỏ, cây bụi thấp có hoa b Khu vực sân bãi XNCN – KCN
- Đối với sân bãi thường xuyên nhập xuất hàng nên tổ chức cây xanh bóng mát theo hàng trên mặt sân, để đảm bảo an toàn giao thông sân bãi trong XNCN.
- Trường hợp sân bãi có không gian, diện tích rộng, có thể tổ chức các bãi để xe theo kiểu kết hợp với vườn cây xanh bóng mát dạng ô cờ.
- Bố trí các phương tiện thông tin thị giác và hệ thống chiếu sáng chung có đủ độ sáng an toàn. c Không gian trước khu hành chính, dịch vụ công cộng KCN
- Sử dụng cây xanh công trình có hình thức phù hợp mặt đứng công trình kết hợp với thảm cỏ trang trí, để tổ chứ vườn hoa, tiểu cảnh trước các công trình.
KẾT LUẬN
KTCQ trong các KCN cũng sẽ có một vai trò ngày càng quan trọng hơn, nó trở thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng của KCN đó và đặt ra những nhiệm vụ trong tổ chức các KCN, bao gồm cải tạo các KCN hiện có và xây dựng các KCN mới Tổ chức KTCQ là một giải pháp giải quyết vấn đề trên Ngoài ra, các hoạt động sản xuất trong các KCN thường dẫn đến ô nhiễm môi trường và sự mất an toàn trong các không gian sản xuất Tổ chức KTCQ trong các KCN sẽ giúp hạn chế ô nhiễm, đảm bảo an toàn sản xuất, đáp ứng các nhu cầu vi khí hậu, vệ sinh công nghiệp và những hoạt động nghỉ ngơi mang tính nhân văn cho người lao động, giúp họ ngày càng gắn bó và tự hào về nơi làm việc của mình
Quá trình phân tích và đánh giá tình hình tổ chức không gian KTCQ trong các KCN củaT.P Đà Nẵng giúp có được nhìn nhận bao quát về tình hình tổ chức không gian KTCQ trong các KCN của Đà Nẵng hiện nay Từ đó sẽ hoạch định được chiến lược tổng thể về tổ chức hệ thống không gian trống trong cấu trúc các KCNTT, góp phần cải thiện các hoạt động chức năng của các KCN và hình thành nên sắc thái đặc trưng của KCN hạt nhân ven biển miềnTrung
KIẾN NGHỊ
- Tiến hành các nghiên cứu bổ sung trong công tác tổ chức kiến trúc cảnh quan các khu công nghiệp vừa & nhỏ nhằm hoàn thiện việc nghiên cứu về vấn đề tổ chức kiến trúc cảnh quan trong môi trường công nghiệp của T.P Đà Nẵng
- Thiết kế kiến trúc cảnh quan cần được tiến hành theo một trình tự nhất định, song song với các giai đoạn quy hoạch tổng mặt bằng KCN
- Cần có những chính sách về quản lý, các giải pháp tổ chức và hoàn thiện KCN nhằm nâng cao chất lượng thẩm mỹ KCN và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.