hiệt độ trung bình hàng năm là 23,8 °C. Riêng vùng núi Tam Đảo, ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình năm là 18,4 °C. Tam Đảo có nhiệt độ trung bình ngày thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ là 5 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 mm đến 1.600 mm. Trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm. Vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm.
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHẠM KHƯƠNG DUY (Chủ biên) PHẠM THỊ THU HƯƠNG – VŨ TRỌNG HÙNG – LÊ HOÀI THU NGUYỄN THỊ DẠ HƯƠNG – NGUYỄN VĂN LÂM
TỈNH VĨNH PHÚC
Tài liệu giáo dục địa phương
10 Lớp
Trang 2HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Thông qua các hoạt động học tập, học sinh khai thác, tiếp nhận được kiến thức mới.
Đưa ra các câu hỏi, bài tập, thực hành để củng cố kiến thức, rèn luyện các
kĩ năng gắn với kiến thức vừa học.
Đưa ra các tình huống, vấn đề trong thực tế giúp học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để xử lí tình huống.
Câu hỏi gợi ý
Mở đầu Kiến thức mới Luyện tập Vận dụng
Mở đầu Kiến thức mới Luyện tập Vận dụng
Mở đầu Kiến thức mới Luyện tập Vận dụng
Mở đầu Kiến thức mới Luyện tập Vận dụng
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh yêu quý!
Các em đang sống và học tập ở Vĩnh Phúc – vùng đất với bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng Vĩnh Phúc đang đổi mới và phát triển từng ngày, đạt được nhiều
thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,…Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh phúc lớp 10 được biên soạn nhằm giúp các em có thêm những
kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của tỉnh Vĩnh Phúc Tài liệu gồm 8 chủ đề, được xây dựng theo cấu trúc các hoạt động:
Mở đầu – Kiến thức mới – Luyện tập – Vận dụng, đảm bảo sự linh hoạt, phù hợp để học sinh học tập thông qua hoạt động, giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong triển khai dạy học
Với nội dung căn bản, các hoạt động trải nghiệm phong phú, tài liệu giúp các em hiểu rõ hơn về các giá trị di sản văn hoá, về lịch sử tỉnh nhà, về tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, đô thị hoá, các cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang nhân dân của tỉnh,…; biết được một số ngành nghề có liên quan đến địa phương để có cơ sở định
hướng nghề nghiệp trong tương lai Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh phúc lớp 10 sẽ là bạn đồng hành cùng các em trong quá trình học tập, trải nghiệm, phát
triển năng lực, giúp em hoàn thành nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Chúc các em học tập tốt !
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Chủ đề 1 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc 5
Chủ đề 2 Vĩnh Phúc trong các nền văn hoá, văn minh
từ thời nguyên thuỷ đến trước năm 1858
13
Chủ đề 4 Cộng đồng dân cư và các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc 28
Chủ đề 7 Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
với vấn đề giữ vững anh ninh, ổn định chính trị và
phát triển kinh tế – xã hội địa phương
Trang 5Di sản văn hoá bao gồm các tài sản vật thể (như các toà nhà, cảnh quan,
di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật), tài sản phi vật thể (như văn hoá dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và tri thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hoá quan trọng và đa dạng sinh học)
Tỉnh Vĩnh Phúc có một hệ thống di sản văn hoá đa dạng và đặc sắc Các di sản
ấy cần được bảo tồn và phát huy giá trị một cách thích hợp để phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của địa phương
Mục tiêu:
¾ Trình bày được ba lí do chủ yếu cần bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hoá ở địa phương
¾ Trình bày được hiện trạng và thực tiễn bảo tồn di sản văn hoá ở
tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và tại nơi cư trú (nếu có)
¾ Hình thành ý thức và thực hành được việc bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá ở địa phương.
Trang 6Di sản văn hoá địa phương cần được quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị bởi những lí do sau:
Các di sản văn hoá lưu giữ và cung cấp bằng chứng sinh động về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân địa phương Di sản văn hoá góp phần tạo dựng và lưu truyền bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư, làm phong phú thêm kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại, là cơ sở quan trọng để giáo dục truyền thống, văn hoá địa phương Các di sản văn hoá còn là nguồn tư liệu đáng tin cậy phục vụ nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực
Hình 1.2 Giao lưu hát soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo
Hình 1.3 Di cốt người thuộc lớp Văn hoá Phùng Nguyên cách đây khoảng 3 500 năm tại di chỉ khảo cổ học Nghĩa Hưng, xã Nghĩa Lập, huyện Vĩnh Tường
Mở đầu
Kiến thức mới
Luyện tập
Vận dụng
1 Lí do cần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương
Di sản văn hoá ở địa phương là những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần do các cộng đồng dân cư sinh sống tại địa phương kiến tạo, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
Hình 1.1 Tháp Bình Sơn ở thị trấn
Tam Sơn, huyện Sông Lô
Hình 1.1 đến hình 1.3 gợi cho em những suy nghĩ gì về các di sản của tỉnh Vĩnh Phúc? Từ đó, em hãy nêu ít nhất ba lí do chúng ta cần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương?
Trang 7Di sản văn hoá là giá trị cốt lõi tạo nên tài nguyên du lịch đặc trưng của địa phương Ngành du lịch phát triển sẽ tạo hiệu ứng lan toả, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.
Di sản văn hoá là nguồn tài nguyên không thể tái tạo, dễ bị “tổn thương” Di sản văn hoá vật thể có thể bị hư hỏng hoặc xuống cấp do thời gian, do chiến tranh, do thiên nhiên hay ý thức của con người Di sản văn hoá phi vật thể, nhất là các loại hình truyền miệng, tri thức dân gian hoặc các tập quán xã hội, dễ bị mai một; nếu không được bảo vệ, lưu giữ, truyền lại,… thì sẽ bị lãng quên Những di sản này nếu bảo tồn và lưu giữ thì sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của quốc gia và nhân loại
Với những ý nghĩa như trên, di sản văn hoá là tài sản vô giá ông cha đã kiến tạo
và để lại cho các thế hệ con cháu hôm nay Các thế hệ cần có trách nhiệm bảo vệ
và phát huy hiệu quả giá trị di sản để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội hiện nay và chuyển giao tài sản đó cho các thế hệ mai sau
Hình 1.4 Cổng khu khảo cổ học Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc
Hình 1.5 Cột và vách ngăn đình cổ Phương Viên,
thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường bị xuống cấp Hình 1.6 Toàn bộ tượng Phật bằng đồng thế kỉ XIX tại chùa Quang Khánh, xã Cao Minh, thành phố
Trang 8Hình 1.7 Lược đồ phân bố các di sản văn hoá tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc
2 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở tỉnh Vĩnh Phúc
a) Di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Là địa phương nằm trong vùng trung tâm phát triển của lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại, tỉnh Vĩnh Phúc còn lưu giữ được một kho tàng di sản văn hoá có giá trị cao và phong phú về loại hình Tính đến tháng 1 – 2022, toàn tỉnh Vĩnh Phúc
có 514 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và 65 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia; 517 di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có 3 loại hình được ghi danh vào danh sách của UNESCO, 7 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cùng nhiều lễ hội và các trò diễn dân gian độc đáo
Trang 9Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của
Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia 4
Dựa vào Lược đồ phân bố các di sản văn hoá tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc và Bảng thống kê các di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh Phúc, em hãy rút ra nhận xét về
di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc (về số lượng, loại hình, phân bố, giá trị, )
Ban Quản lí di tích xã/ phường/ thị trấn
UBND TỈNH
SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
PHÒNG VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Hình 1.8 Sơ đồ tổ chức quản lí di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc
BẢNG THỐNG KÊ CÁC DI SẢN VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở TỈNH VĨNH PHÚC
b) Tổ chức quản lí di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc
Di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay được quản lí chặt chẽ, có hệ thống từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở
Dựa vào Sơ đồ tổ chức quản lí di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc Hình 1.8, em hãy nêu tên các cơ quan quản lí di sản văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc.
Trang 10(*) Cổng thông tin - giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc: https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/Convert/dulichvp/ Lists/dauthau/View_detail.aspx?ItemID=58
c) Thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc
Di sản văn hoá luôn cần được khai thác theo hướng vừa giữ gìn, bảo vệ được giá trị di sản theo dạng thức vốn có, vừa khai thác được tiềm năng của di sản văn hoá để đem lại lợi ích vật chất và tinh thần cho cộng đồng Điều này vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mỗi tổ chức, đoàn thể hay cá nhân
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều nỗ lực trong công tác quản lí, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương:
1) Tăng cường quản lí nhà nước về di sản văn hoá: hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hoá, kiện toàn Ban Quản lí di tích các cấp và quy chế bảo vệ di tích; khảo sát, thống kê số lượng, loại hình di tích, hệ thống hiện vật tại các di tích; xếp hạng di tích và xây dựng hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể,
2) Đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục hồi di sản văn hoá bằng nguồn vốn nhà nước và
xã hội hoá Nhờ đó, nhiều di tích được tu bổ, tôn tạo; nhiều tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng và nghệ thuật trình diễn dân gian mang đậm bản sắc văn hoá được khôi phục và hiện diện trong đời sống văn hoá của nhân dân, tiêu biểu như: tín ngưỡng thờ mẫu Tây Thiên, hát trống quân Đức Bác, hát soọng cô của dân tộc Sán Dìu, Kéo song Hương Canh,
3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ di sản trong cộng đồng
và các nhà trường; quảng bá hình ảnh và xúc tiến sản phẩm du lịch mới,…Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút một lượng lớn khách du lịch, khách hành hương trong và ngoài nước đến với các khu di tích nổi tiếng trong tỉnh, tiêu biểu là Khu di tích và danh thắng Tây Thiên, đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách địa phương hằng năm Năm 2019, ngành du lịch địa phương đã giải quyết việc làm cho trên 6 000 lao động trực tiếp và hơn 5 000 lao động gián tiếp tại các địa phương trong tỉnh(*)
Hình 1.10 Lễ hội Kéo song ở thị trấn Hương Canh,
huyện Bình Xuyên Hình 1.9 Lễ hội Tây Thiên ở thị trấn Đại Đình,
huyện Tam Đảo
Trang 11Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của tỉnh vẫn còn một
số tồn tại như sau:
1) Môi trường thực hành di sản văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và biến đổi cơ cấu dân số
2) Nhiều di sản văn hoá vật thể xuống cấp nghiêm trọng, di sản văn hoá phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng dân gian, nghề thủ công truyền thống, đứng trước nguy cơ bị mai một Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước
để tu bổ, tôn tạo, phục hồi di sản văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu
3) Một số xã, thôn tự ý tiến hành tu bổ, tôn tạo gây biến dạng không gian kiến trúc truyền thống, làm sai lệch giá trị di tích
4) Việc bảo quản các di vật, cổ vật và tài sản ở các di tích tại một số địa phương chưa thực sự được quan tâm đúng mức, dẫn đến hiện tượng cổ vật bị đánh cắp,
hư hỏng hoặc bị tác nhân bên ngoài làm giảm giá trị
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương là trách nhiệm của các đơn vị nào? Em hãy trình bày khái quát về tình hình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá tại nơi em sống (nếu có) hoặc tại một di sản văn hoá của tỉnh mà em biết.
3 Một số hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương dành cho học sinh THPT
Theo em, học sinh THPT có thể làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương?
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương là trách nhiệm của tất
cả mọi người trong cộng đồng Là học sinh THPT, em có thể tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương bằng nhiều hoạt động khác nhau
NHẬN
THỨC – Nắm vững các quy định pháp luật, chính sách của chính quyền liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương.
THAM GIA
– Chủ động học tập, nâng cao nhận thức của bản thân về giá trị di sản văn hoá
ở địa phương; rèn luyện các kĩ năng để có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động quảng bá, tuyên truyền hoặc hướng dẫn du khách tham quan di tích, thực hành trải nghiệm du lịch văn hoá ở địa phương.
– Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia: các hoạt động tình nguyện, lao động công ích nhằm hỗ trợ các nhân viên quản lí trong công tác giữ gìn vệ sinh khuôn viên, bảo quản, di chuyển hiện vật, tu bổ, sửa chữa,… di tích; các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, các câu lạc bộ dạy tiếng dân tộc hoặc các loại hình nghệ thuật trình diễn ở địa phương; các chiến dịch quảng bá du lịch văn hoá của địa phương và các hoạt động trong nhà trường;…
– Sẵn sàng tố giác tội phạm hoặc các vi phạm về chính sách, pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương.
Trang 12Mở đầu
Kiến thức mới
Luyện tập
Vận dụng
1 Dựa vào Lược đồ phân bố các di sản văn hoá tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc (trang 8)
và nhiệm vụ học tập đã hoàn thành ở mục 2.a, em lập bảng thống kê một số di sản văn hoá tiêu biểu như bảng mẫu dưới đây
STT Tên di sản văn hoá tiêu biểu Địa điểm (xã, huyện)
1 Tháp Bình Sơn Thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô
TRUYỀN – Tích cực tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè và người dân địa phương tôn trọng pháp luật, chính sách về di sản văn hoá và tham gia có trách nhiệm vào
công tác bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương.
ĐỀ XUẤT
– Suy nghĩ, đề xuất các sáng kiến khác nhằm thúc đẩy có hiệu quả công tác bảo
vệ và phát huy di sản ở địa phương.
– Tổ chức hoạt động phù hợp để hưởng ứng ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23
– 11 hằng năm) nhằm tôn vinh giá trị của di sản văn hoá ở địa phương.
Trang 13Chủ đề 2
Mục tiêu:
¾ Nêu khái quát được các nền văn hoá, văn minh của vùng đất
Vĩnh Phúc từ thời nguyên thuỷ đến trước năm 1858.
¾ Trình bày được những nét chính về kinh tế, đời sống văn hoá và
nêu được một số thành tựu về kinh tế và văn hoá của cư dân vùng
đất Vĩnh Phúc trong các nền văn hoá, văn minh từ thời nguyên thuỷ
đến trước năm 1858.
¾ Nêu được một số tên gọi của tỉnh Vĩnh Phúc trong các nền
văn hoá, văn minh từ thời nguyên thuỷ đến trước năm 1858.
¾ Rèn luyện ý thức tìm hiểu về lịch sử địa phương, góp phần
xây dựng tình yêu quê hương đất nước.
Mở đầu
Kiến thức mới
Luyện tập
Vận dụng
VĨNH PHÚC TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ,
VĂN MINH TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ
ĐẾN TRƯỚC NĂM 1858
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở phía tây bắc liền kề với Thủ đô Hà Nội, là một tỉnh có địa hình đa dạng: vừa có đồng bằng, vừa có trung du và miền núi Vùng đồng bằng có đồng đất phì nhiêu được bao quanh bởi sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Cà Lồ … thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có lớp người tiên phong mở đất Cách ngày nay khoảng hai vạn năm, có những nhóm người đến cư trú ở vùng gần sông suối, trên đồi gò của dải đất từ huyện Lập Thạch, Tam Đảo đến thị xã Phúc Yên thuộc Vĩnh Phúc ngày nay Kinh tế nông nghiệp lúa nước dần dần xuất hiện
và đóng vai trò quan trọng trong đời sống Nền thủ công nghiệp đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề như chế tác đá, làm gốm, luyện đúc đồng là tiền đề cho
sự ra đời nhà nước đầu tiên của người Việt cổ và nền văn minh Đại Việt
Em cho biết những thuận lợi về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên cho lớp người tiên phong mở đất sinh sống ở Vĩnh Phúc.
Trang 14Mở đầu
Kiến thức mới
Luyện tập
Vận dụng
1 Văn hoá Sơn vi của lớp người tiên phong mở đất
Văn hoá Sơn Vi thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ, cách ngày nay khoảng 23.000 - 12.000 năm Cư dân Sơn Vi là lớp người đầu tiên đến khai phá vùng đồi gò của Vĩnh Phúc Những dấu tích còn lại ở Vĩnh Phúc được tìm thấy ở các di chỉ như: Gò Trâm Dài (xã Đôn Nhân) và Gò Đồn (xã Hải Lựu) thuộc huyện Sông Lô và các vùng lân cận
Cư dân văn hóa Sơn Vi sinh hoạt tập thể, cộng đồng Họ sống thành từng cụm
ở gò đồi, ven suối theo huyết thống Đó là những cộng đồng thị tộc nguyên thủy Nguồn lương thực, thực phẩm thu từ hái lượm được thường xuyên và ổn định hơn Ngoài công việc hái lượm, phụ nữ còn tham gia săn bắt tập thể Việc nuôi con chủ yếu do phụ nữ đảm nhận Vì vậy, vị trí của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong thị tộc tương đối cao, tổ chức xã hội lúc bấy giờ là những thị tộc mẫu hệ
2 Vĩnh phúc thời kì tiền Hùng Vương
Cách ngày nay khoảng 4 000 – 3500 năm, cùng với sự hình thành vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sự xuất hiện của kỹ thuật luyện đúc đồng, cư dân văn hóa Sơn Vi từng bước tiến xuống chiếm cứ, khai phá vùng đồng bằng châu thổ và các thung lũng sông suối Họ đã lấn dần xuống sinh sống trên nhiều vùng của tỉnh Vĩnh Phúc, bước vào thời kì tiền Hùng Vương gồm ba giai đoạn: Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun Đây là thời kì phát triển rực rỡ trên đất Vĩnh Phúc
1 Cư dân văn hoá Sơn Vi sống trong khoảng thời gian nào? Dấu tích phát hiện ở đâu?
2 Trình bày một số nét chính về đời sống của cư dân văn hoá Sơn Vi.
Trang 15Cư dân thời tiền Hùng Vương sống theo từng gia đình lớn nhiều thế hệ Mặc
dù, họ khai phá vùng đồng bằng nhưng phần lớn họ vẫn cư trú trên các sườn đồi thấp vùng trung du như: Gò Đặng, Gò Sỏi, Núi Cả, Tháp Miếu, Núi Xây hoặc trên các gò, dọi đất cao gần sông vùng đồng bằng châu thổ như Nghĩa Lập, Lũng Hòa,
Gò Gai, Đồng Đậu, Thành Dền, Thành Vượn Các gia đình lớn cùng huyết thống thường sống tập trung thành từng cụm, hình thành nên các Công xã thị tộc
Cư dân thời này ở Vĩnh Phúc vẫn lấy nông nghiệp làm nguồn sống chính, nghề chăn nuôi gia súc cũng phát triển Các ngành thủ công dần dần hình thành
và phát triển, chủ yếu là nghệ làm đồ đá, làm gốm và luyện đúc đồng
Nghề luyện đúc đồng ra đời muộn hơn, song nó đánh dấu một bước nhảy vọt, có ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân nơi đây Ở thời kì tiền Hùng Vương, trên đất Vĩnh Phúc có hai trung tâm luyện đúc đồng là Đồng Đậu và Thành Dền
Tóm lại, các hình thức sinh hoạt kinh tế của các lớp người trong thời tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc là một quá trình từ thấp lên cao Các sản phẩm
họ làm ra chủ yếu cung cấp cho các thành viên trong công xã; một phần được dùng để trao đổi (dưới dạng hàng đổi hàng) trong hoặc ngoài bộ lạc Xã hội bắt đầu có sự phân hóa về địa vị và quyền lợi đẩy nhanh quá trình phân hóa tài sản, dần dần phân thành các giai cấp trong xã hội, dẫn tới sự tan rã của chế độ công
xã hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc – nhà nước Văn Lang
Hình 2.2 Trống đồng văn hoá Đông Sơn (cách ngày nay hơn 2000 năm, phát hiện tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo năm 2000)
1 Xác định khoảng thời gian và các giai đoạn phát triển của thời kì tiền Hùng Vương
2 Nêu một số nét chính về đời sống của cư dân văn hoá tiền Hùng Vương.
Trang 163 Vĩnh Phúc trong nền văn minh Văn lang – Âu lạc
Văn minh Văn Lang –
Âu Lạc được hình thành
và phát triển từ đầu thiên
nhiên kỉ I.TCN đến vài thế
kỉ đầu công nguyên ở khu
vực Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ Vùng đất Vĩnh Phúc
xưa nằm trong bộ Văn
Lang bộ lạc gốc của các
Vua Hùng - cái nôi của nền
văn minh Việt cổ
Nông nghiệp
Cư dân Vĩnh Phúc thời kì văn hoá Đông Sơn đã có một tập hợp giống lúa khá
đa dạng, có cả lúa nếp, lúa tẻ, cày cấy cả vụ mùa và vụ chiêm, lúa nếp đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hằng ngày Ngoài trồng lúa, họ còn trồng rau củ, cây
ăn quả, phổ biến hơn cả là rau muống, cà, hành, rau cải, gừng, riềng Trong chăn nuôi gia súc họ đã thuần dưỡng được voi Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, lấy nông nghiệp lúa nước làm cơ bản và đã đạt đến trình độ cao – nông nghiệp dùng sức kéo trâu bò
Với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, hoạt động săn bắn hái lượm ngày càng giảm Song với một hệ thống sông suối, đầm hồ dày đặc, nghề đánh bắt thuỷ sản vẫn phát triển và có nhiều cải tiến Trong nhiều di chỉ đã phát hiện được chì lưới bằng đất nung, cho thấy nghề chài lưới khá phổ biến
Thủ công nghiệp
Các ngành thủ công nghiệp, đặc biệt là nghề luyện đồng phát triển và ngày càng phổ biến, luyện sắt ra đời đẩy mạnh việc khai phá, mở rộng diện tích trồng trọt và nhu cầu vũ khí của các bộ lạc, hoặc liên minh bộ lạc trong quá trình hình thành nhà nước và đối phó với sự xâm lược của phong kiến phương Bắc nên việc sản xuất các loại vũ khí bằng đồng và bằng sắt là vô cùng bức thiết
Ở Vĩnh Phúc có hai trung tâm luyện đồng lớn nhất lưu vực sông Hồng thời tiền Đông Sơn là Đồng Đậu và Thành Dền Ngoài ra, họ đã phát triển được kĩ thuật luyện sắt, nhiều quặng sắt và trung tâm luyện sắt lớn được phát hiện ở Vĩnh Phúc như: Thanh Vân – Đạo Tú (huyện Tam Dương) và Hương Ngọc (huyện Bình Xuyên)
Hình 3.5 Cổng vào khu di tích Đền Hùng
Hình 2.3 Cổng vào khu di tích Đền Hùng
Trang 17Đồ gốm gắn bó khăng khít, lâu dài với con người, nhất là cư dân nông nghiệp Trên cơ sở của nghề gốm thời tiền Hùng Vương, đến giai đoạn này, đồ gốm của
cư dân Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển và có những đặc trưng riêng ở bước pha chế nguyên liệu và kỹ thuật nung
Các ngành nghề phụ như đan lát, làm đồ gỗ, dệt sợi vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp Sản phẩm của họ làm ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong gia đình hoặc thôn xã
Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển khá cao, cư dân Vĩnh Phúc thời kì văn minh Văn Lang – Âu Lạc có đời sống tinh thần phong phú Họ biết dùng đồ trang sức, hoa tai, khuyên tai, bao chân, bao tay, nhẫn bằng đồng và bằng đá, biết khắc người và động vật trên vũ khí, đồ dùng, trang trí hoa văn trên các trống đồng
Tín ngưỡng
Cư dân Vĩnh Phúc thời kì văn minh Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, thờ các thần tự nhiên Bên cạnh đó, họ còn bảo lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như: thờ vật tổ, tín ngưỡng phồn thực Lễ hội bấy giờ rất phổ biến và thịnh hành, là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần của người Văn Lang – Âu Lạc
Quân sự
Năm 221 TCN, trước nguy cơ xâm lược của phong kiến phương, nhân dân Văn Lang - người Lạc Việt đã đoàn kết chặt chẽ với người Âu Việt cùng chống kẻ thù chung Đây được coi là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Sau khi giành được thắng lợi, Hùng Vương quyết định nhường ngôi cho Thục Phán – tức An Dương Vương, hợp nhất lãnh thổ của người Lạc Việt (nước Văn Lang) và Âu Việt, lập ra nước Âu Lạc
Năm 179 TCN, sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà cho sáp nhập toàn
bộ đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ Nam Việt và chia làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân Vùng đất Vĩnh Phúc khi ấy thuộc quận Giao Chỉ, nhân dân cả nước bước vào giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo tồn các truyền thống văn hóa thời đại dựng nước Hùng Vương – An Dương Vương
1 Giải thích vì sao nông nghiệp và nghề trồng lúa nước lại giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của cư dân trong nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
2 Nêu một số nét chính về đời sống tinh thần của cư dân văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Trang 18Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là mốc son chói ngời trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam và cũng là trang sử hào hùng của Vĩnh Phúc
Hình 2.5 Hòn đá ghi lời thề của Hai Bà Trưng tại Đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, nay thuộc thành phố Hà Nội)
4 Vĩnh Phúc trong nền văn minh Đại Việt
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập và phát triển đất nước từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX – thời kì của nền văn minh Đại Việt
Bảng 2.1 Tên gọi vùng đất Vĩnh Phúc trong nền văn minh Đại Việt.
TÂY SƠN – NGUYỄN (Trước năm 1858)
Nông nghiệp
Dưới thời Lý – Trần, nhà nước rất chăm lo đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước, triều đình trực tiếp quản lý các loại ruộng quốc khố, đồn điền, tịch điền, ruộng đất công làng xã, đồng thời sử dụng
để bạn thưởng phân phong cho các công thần Ngoài ra, ruộng của nhà chùa là một loại hình sở hữu ruộng đất phổ biến ở thời kỳ Phật giáo thịnh đạt
Trang 19Hình 2.4 Quần thể chùa Vĩnh Khánh và tháp Bình Sơn
(thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô).
Thời Lê sơ, vua Lê cho điều tra tình hình ruộng đất và tài sản trong nước Cuối năm, lập địa bạ (sổ ruộng đất) và hộ tịch Ruộng lộc điền được ban cấp với diện tích lớn, nhưng chỉ dành cho quý tộc và quan lại cao cấp từ hàng tứ phẩm trở lên Ruộng đất công làng xã theo định kỳ phân chia cho mọi người trong xã cày cấy, gọi là quân điền
Thời Mạc – Lê Trung Hưng, nước ta rơi vào nhiều cuộc nội chiến, phân tranh của các thế lực khác nhau trong nước nên nông nghiệp không được quan tâm, ruộng đất bỏ hoang nhiều, đời sống nhân dân khổ cực
Thủ công nghiệp
Nhiều ngành nghề thủ công nghiệp ở Vĩnh Phúc kế thừa kinh nghiệm, kỹ thuật ở giai đoạn trước, tiếp tục phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vị thế như: nghề gốm, luyện kim,…
Ở thời Lý – Trần, Người thợ nung gốm Vĩnh Phúc đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc như: tháp Đạo Trù, tháp Kim Tôn, tháp Bình Sơn,…
Đến thời Lê sơ, kinh tế được phục hồi sau chiến tranh, các làng nghề ở Vĩnh Phúc giai đoạn này cũng từng bước phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công như: làm gốm Kẻ Cánh (Tam Canh, Bình Xuyên), rèn sắt, làm nông cụ Thùng Mạch (Lý Nhân, Vĩnh Tường), đục cối đá Hải Lựu (Sông Lô),
Tín ngưỡng
Đạo Phật được truyền bá vào Vĩnh Phúc từ sớm Thời Lý – Trần, khi Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trên đất Vĩnh Phúc: chùa Cói (phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên), chùa Yên Nhiên (xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường), chùa Then (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô), tháp Bình Sơn (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô),…
Thời Lê Sơ, triều đình
đề cao Nho giáo, khuyến
triển văn hóa - giáo dục
nước nhà và quê hương
Vĩnh Phúc như Triệu Thái
(quê huyện Lập Thạch) đỗ
Trang 20Tiến sĩ thời Vĩnh Lạc (ở Trung Quốc), sau về nước theo Lê Lợi lại đỗ khoa thi năm
1429 Dưới triều Lê, Triệu Thái làm quan tới chức Thị Ngự sử Nguyễn Văn Chất,
Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi năm 1448, từng giữ chức Thượng thư Đào Sư Tích đỗ đầu cả ba khoa: thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông cũng là tác giả của bộ sách “Việt điện u linh tập”
Thời Mạc – Lê Trung Hưng, Nho giáo tiếp tục được đề cao, vùng đất Vĩnh Phúc xuất hiện nhiều nhân sĩ đỗ đạt cao, ra làm quan cống hiến cho đất nước
Quân sự
Nhà Trần rất chăm lo xây dựng và củng cố quân đội theo phương châm “binh lính cốt tinh nhuệ không cốt nhiều” Ngoài lực lượng quân đội chính quy, nhà Trần cho phép các vương hầu, chủ trại, phụ đạo tự lập đội tự vệ riêng Ở các xã, nhà Trần thành lập lực lượng dân binh phụ trách trật tự trị an; khi có giặc, lực lượng này tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương
Vùng đất Vĩnh Phúc ở vị trí xung yếu, từ Vân Nam (Trung Quốc) theo ngả sông Hồng, qua vùng đất này vào kinh đô Thăng Long và tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt Nhà Trần đã chọn vùng đất Vĩnh Phúc làm nơi chức phòng ngự, tấn công tiêu diệt địch trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược
Nhiều chủ trại địa phương và lực lượng dân binh đã góp phần không nhỏ vào việc cản bước quân giặc Tiêu biểu là các đội quân của Hà Bổng, Hà Đặc, bảy anh em họ Lỗ …
1 Dựa vào Bảng 2.1 nêu khái quát tên gọi vùng đất Vĩnh Phúc trong nền văn minh Đại Việt.
2 Kể tên một số làng nghề thủ công của cư dân Vĩnh Phúc trong nền văn minh Đại Việt.
1 Em lập dòng thời gian các nền văn hoá, văn minh trên vùng đất Vĩnh Phúc
từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858
2 Em giải thích tại sao nghề gốm của cư dân Vĩnh Phúc rất phát triển trong các nền văn hoá, văn minh từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858
Em tìm hiểu về một di tích lịch sử, một làng nghề của vùng đất Vĩnh Phúc trong nền văn minh Đại Việt và thuyết trình trước lớp
Trang 21Chủ đề 3
Mục tiêu:
¾ Trình bày được một số nét khái quát về giáo dục khoa bảng, chế độ
khoa cử, các học vị… của nước ta thời kì phong kiến độc lập tự chủ.
¾ Kể được một số làng, dòng họ khoa bảng tiêu biểu ở Vĩnh Phúc.
¾ Trình bày được những đóng góp nổi bật của một số nhà khoa bảng
tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ.
¾ Tự hào về truyền thống khoa bảng, có ý thức trân trọng và góp
phần phát huy tinh thần hiếu học của quê hương Vĩnh Phúc.
Hình 3.1 Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc
1 Văn miếu Vĩnh Phúc được xây dựng nhằm mục đích gì?
2 Em đã biết những nhà khoa bảng nào được ghi danh tại Văn Miếu?
Trang 22Chế độ khoa cử ở nước ta bắt đầu từ năm 1075 dưới thời nhà Lý và kết thúc năm 1919 dưới thời nhà Nguyễn Lê Văn Thịnh (người làng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) là người đỗ đầu khoa thi năm 1075, người khai khoa của các nhà khoa bảng Việt Nam.
Khoa cử thời phong kiến bao gồm 3 kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình Trong
đó, quan trọng nhất là 2 kì thi Hương và thi Hội
Thi Hương được tổ chức trong quy mô một tỉnh hoặc liên tỉnh Người đỗ thi Hương được chia làm hai loại: loại một gọi là Cống sĩ hay Hương cống, loại hai gọi là Sinh đồ (loại này không được thi Hội) Người đỗ đầu thi Hương được tuyên dương giải nguyên Đến đời Minh Mạng (1820 - 1840) đổi danh hiệu Cống sĩ và Hương cống thành Cử nhân, đổi Sinh đồ thành Tú tài Thí sinh trúng tuyển trong
kì thi Hương thì mới được thi Hội
Cống sĩ hay Hương Cống
Sinh đồ(Không được thi Hội)
Cử nhân
Tú tài
Hình 3.2 Sơ đồ học vị kì thi Hương
Thi Hội là kì thi quốc gia, dành cho những người đã qua thi Hương, có bằng cử nhân và các Giám sinh đã mãn khoá Quốc Tử Giám Những người đỗ đạt trong các
kì đại khoa như thế đều có danh hiệu, tùy thuộc các thời kì khác nhau trong lịch sử Người cao điểm nhất trong số thi đỗ gọi là Hội nguyên Danh sách tiếp theo cũng ghi theo thứ tự điểm số từ trên xuống dưới, nhưng thứ tự này (kể cả Hội nguyên) cũng chưa phải là học vị chính thức
Trang 23Thi Đình còn gọi là Điện thí, được tổ chức ngay tại sân điện hoàng thành, do đích thân vua ra đề và chấm thi Quyển thi và quyển nháp đều do bộ Lễ cấp,
có rọc phách Vua chấm thi không biết bài đó của ai Thí sinh thi đỗ được phân thành các bậc từ cao xuống thấp, gồm:
Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhất danh (tức Trạng nguyên);
Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhị danh (tức Bảng nhãn);
Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Tam danh (tức Thám hoa);
Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp);
Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân (gọi chung là Tiến sĩ)
Đây cũng là kì thi cuối cùng để xếp loại tiến sĩ đã đỗ ở kì thi Hội trước đó Sau khi vua chấm bài, các sĩ tử được quyết định học vị, ghi danh trên bảng vàng và được tiếp đãi lễ Đại triều tại Điện Thái Hòa, được ban mũ áo, cho cưỡi ngựa đi xem kinh thành, phố xá Sau đó, các sĩ tử được về vinh quy bái tổ, làng nào có người đỗ đại khoa phải đón rước linh đình
b) Giáo dục khoa bảng ở tỉnh Vĩnh Phúc
Giáo dục Nho học trở thành phương tiện đào tạo quan lại chủ yếu Ở Vĩnh Phúc đã có nhiều trường học được mở ở phủ, huyện hoặc một số xã trù phú như Sơn Đông (huyện Lập Thạch), Vũ Di, Thượng Trung (huyện Vĩnh Tường), Vĩnh
Mỗ, Thụ Ích (huyện Yên Lạc), Yên Lan, Lý Hải (Bình Xuyên)… Từ năm 1075 đến năm 1919, trải qua các triều đại phong kiến, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 91 người
đỗ đại khoa và 302 vị đỗ trung khoa Trong đó, có hai người đỗ Trạng nguyên, một người đỗ Bảng nhãn, một người đỗ Thám hoa, ba người thi Đình đỗ Đình nguyên Hoàng giáp (vì nhà Nguyễn không lấy đỗ bậc Trạng nguyên), ba người
đỗ đầu kì thi Hội (Hội nguyên)
Các lãng xã, dòng họ có nhiều chính sách khuyến học thiết thực như: giao cho làng một số ruộng làm quỹ khuyến học, các sĩ tử được tạo điều kiện thuận lợi về giấy bút, sách vở để học tập, được thưởng tiền khi đỗ đạt…
Nhờ tinh thần hiếu học nên ở Vĩnh Phúc sớm hình thành nhiều làng khoa bảng được coi là làng khoa bảng nổi tiếng nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, với 12 người
đỗ đại khoa
Trang 24STT Huyện,
1 Lập Thạch Làng Quan Tử (nay thuộc xã Sơn Đông) 12
2 Vĩnh Tường Làng Vũ Di (nay thuộc xã Vũ Di) 5
Làng Thượng Trưng (nay thuộc xã Thượng Trưng) 5Làng Phú Đa (nay thuộc xã Phú Đa) 5Các làng Thế Trưng, Văn Trưng, Vĩnh Trưng (nay
3 Yên Lạc Vĩnh Mỗ (nay thuộc thị trấn Yên Lạc) 3
Thụ Ích (nay thuộc xã Liên Châu) 4Nhật Chiêu (nay thuộc xã Đại Tự) 3
4 Bình Xuyên Làng Lý Hải (nay thuộc xã Phú Xuân) 8
Làng Thanh Lãng nay thuộc thị trấn Thanh Lãng 5
5 Phúc Yên Làng Xuân Hy (nay thuộc phường Phúc Thắng) 4
1 Nguồn: Nguyễn Hữu Mùi (2010), Truyền thống hiếu học và hệ thống văn miếu, văn từ,
văn chỉ ở Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, tr 235.
Bên cạnh các làng khoa bảng, ở Vĩnh Phúc còn có nhiều dòng họ khoa bảng nổi tiếng như dòng họ Nguyễn ở xã Vũ Di, họ Nguyễn xã Tứ Trưng (huyện Vĩnh Tường); họ Hà ở xã Như Thụy (huyện Sông Lô); họ Nguyễn, họ Đặng ở xã Sơn Đông (huyện Lập Thạch); họ Dương ở xã Cao Minh (thành phố Phúc Yên)… Trong đó, nổi tiếng nhất trong các dòng họ khoa bảng ở Vĩnh Phúc là dòng họ Nguyễn ở Lý Hải (xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên)
Bảng 3.1 Một số làng khoa bảng nổi tiếng ở Vĩnh Phúc1
Trang 252 Nguồn: Nguyễn Hữu Mùi (2010), Truyền thống hiếu học và hệ thống văn miếu, văn từ,
văn chỉ ở Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Bảng 3.2 Một số dòng họ khoa bảng nổi tiếng ở Vĩnh Phúc2
Dòng họ Xã, thị
trấn
Huyện, thành phố
Người đỗ đạt
Nguyễn
Vũ Di Vĩnh Tường Nguyễn Văn Chất đỗ Hoàng giáp (1448)
Nguyễn Văn Tú đỗ Tiến sĩ (1481)
Tứ Trưng Vĩnh Tường Nguyễn Tiến Sách đỗ Tiến sĩ (1670)
Nguyễn Đình Toản đỗ Tiến sĩ (1718) Sơn Đông Lập Thạch Nguyễn Tộ đỗ Hoàng giáp (1472)
Nguyễn Trinh đỗ Tiến sĩ (1475) Nguyễn Tư Phúc đỗ Tiến sĩ (1475) Thanh
Lãng
Bình Xuyên Nguyễn Duy Thì đỗ Hoàng giáp (1598)
Nguyễn Duy Hiểu đỗ Tiến sĩ (1628) Phú Xuân Bình Xuyên Nguyễn Bảo Khuê đỗ Hoàng giáp (1484)
Nguyễn Sư Phó đỗ Tiến sĩ (1508) Nguyễn Duy Tường đỗ Hoàng giáp (1511)
Lê Liên Châu Yên Lạc Lê Ninh đỗ Tiến sĩ (1478)
Lê Hiến đỗ Tiến sĩ (1550)
Đặng Sơn Đông Lập Thạch Đặng Thận đỗ Thám hoa (1484)
Đặng Điềm đỗ Tiến sĩ (1490)
Triệu Đồng Ích Lập Thạch Triệu Thái đỗ đầu khoa Minh Kinh (1429)
Triệu Tuyên Phù đỗ Hoàng giáp (1496)
Hà Như Thụy Sông Lô Hà Sĩ Vọng (anh), đỗ Tiến sĩ (1535)
Hà Nhậm Đại (em), đỗ Tiến sĩ (1574)
Dương Cao Minh Phúc yên Dương Đức Giản (ông), đỗ Hoàng giáp (1505)
Dương Tông (cháu), đỗ Tiến sĩ (1589)
1 Đọc thông tin ở bảng 3.1, em hãy giới thiệu về một ngôi làng khoa cử
mà em biết?
2 Đọc thông tin ở bảng 2, em thấy mình cần phải làm gì về việc góp phần phát huy truyền thống khoa bảng, hiếu học của quê hương Vĩnh Phúc?
Trang 26b) Triệu Thái – Lưỡng quốc Tiến sĩ
Triệu Thái người xã Hoàng Chung,
huyện Lập Thạch, thuộc Tây Đạo (nay là
thôn Hoàng Chung, xã Đồng Ích, huyện Lập
Thạch) Ông là người đã hai lần thi đỗ Tiến
sĩ: lần thứ nhất dưới triều vua Vĩnh Lạc (nhà
Minh - Trung Quốc); lần thứ hai dưới thời
vua Lê Thái Tổ (nhà Lê sơ - Việt Nam) nên
được gọi là lưỡng quốc tiến sĩ (Tiến sĩ của
hai quốc gia)
Khi làm quan dưới triều nhà Lê sơ, ông
nhận chức Thị Ngự sử Ông được vua Lê
Thái Tổ giao việc định ra luật lệ của nhà
Lê Những đạo luật ban hành năm 1430 và
chương về điền sản gồm 14 điều bổ sung
năm 1449 đều có công đóng góp của ông Hình 3.4 Văn bia có tên Tiến sĩ Triệu Thái ở Văn miếu Vĩnh Phúc
Hình 3.3 Đền thờ Trạng nguyên Phạm Công Bình
ở xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc
2 Một số danh nhân khoa bảng nổi tiếng của Vĩnh Phúc
a) Phạm Công Bình – Trạng nguyên đầu tiên của Vĩnh Phúc
Phạm Công Bình người
xã An Lạc, huyện Yên Lạc,
phủ Tam Đái, Sơn Tây (nay
là thôn Yên Lạc, xã Đồng
Văn, huyện Yên Lạc) Ông
xuất thân con nhà nghèo,
nhưng có chí lớn, thông
minh hơn người Tại khoa
thi năm 1124, dưới thời
vua Lý Thần Tông, ông đỗ
Đệ Nhất Giáp (đỗ đầu)
Được bổ nhiệm làm quan, Phạm Công Bình đã nhiều lần lập công lớn cho nhà
Lý như đánh dẹp giặc phương Nam (Chân Lạp) góp phần giữ yên bờ cõi Vì có công lớn với triều Lý, ông được ban Quốc tính (mang họ Vua)
Để tưởng nhớ công lao của Trạng nguyên Phạm Công Bình, nhân dân đã lập đền thờ, tôn ông là Thượng Đẳng Phúc Thần Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có nhiều đạo sắc phong tôn vinh ông
Trang 27Sau khi ông mất, người dân xã Hoàng Chung suy tôn, phối thờ ở đình làng cùng với ba vị thành hoàng (Đông Nha Tam Vị Đại Vương) và được triều đình phong kiến sau này sắc phong là Thành Hoàng làng
2.3 Nguyễn Duy Thì (1572 – 1652)
Nguyễn Duy Thì là người quê ở thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên ngày nay Ông đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ khoa thi Mậu Tuất (1598), khi mới chỉ 27 tuổi Trong hơn 40 năm làm quan dưới thời Lê Trung Hưng, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng, trông coi công việc của cả sáu bộ (Chưởng lục bộ sự), tước Quốc công, đặt là Tuyền Quốc công Năm 1651, ông được nhận đặc ân của vua Lê Thần Tông gia phong chức Thái tế, ban tên "thụy" từ lúc đương thời (dương thụy), đặt là Hoành Độ
Công lao của Nguyễn Duy Thì với triều đình Lê - Trịnh nói riêng, với quốc gia Đại Việt nói chung rất lớn lao, được
Nhà sử học Phan Huy Chú đã xếp vào
hàng 38 vị phù tá có công lao tài đức
của nhà Lê Trung Hưng Ngoài quan
chức triều đình, ông còn là một nhà
giáo dục có nhiều công lao với đất
nước Ông được cử làm phó chủ khảo
hai khoa thi Đình (1613); khoa Đinh
Sửu, niên hiệu Dương Hòa, đời vua Lê
Thần Tông (1630) Đoàn Kết, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình XuyênHình 3.5 Nhà thờ Nguyễn Duy Thì ở tổ dân phố
1 Trình bày những nét chính về giáo dục khoa bảng ở Vĩnh Phúc
2 Tìm hiểu và trình bày về thành tích giáo dục khoa bảng tại địa phương nơi em sống
Là công dân của tỉnh Vĩnh Phúc, em và các bạn nên làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của quê hương
1 Em hãy nêu thành tích của những nhà khoa bảng tiêu biểu ở Vĩnh Phúc.
2 Em hãy nêu đóng góp của các nhà bảng của Vĩnh Phúc đối với quê hương, đất nước.
Trang 28¾ Trình bày được một số hoạt động đã triển khai ở tỉnh để phát huy
tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
¾ Có ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc ở
1 Một vài đặc điểm về cộng đồng các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có quy mô diện tích và dân số ở mức trung bình so với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1 235,87 km2 (chiếm 5,8% diện tích toàn vùng), quy mô dân số 1 151,2 nghìn người (chiếm 5,1% dân số toàn vùng)
Trang 29Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 01– 4 – 2019, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số (1095,8nghìn người, chiếm 95,2%), toàn tỉnh có 40 dân tộc thiểu
số cùng sinh sống, trong đó dân tộc Sán Dìu với số dân là 46 222 người, dân tộc Tày với số dân là 2 451 người, dân tộc Sán Chay có 1 912 người Các dân tộc thiểu
số khác như: dân tộc Nùng, dân tộc Thái, dân tộc Lào, dân tộc Lô Lô, chiếm tỉ lệ rất nhỏ Như vậy, so với Tổng điều tra dân số năm 2009, tỉnh đã có sự xuất hiện thêm 12 dân tộc thiểu số và giảm 1 dân tộc (Xinh Mun)
Hình 4.1 Biểu đồ tỉ lệ các thành phần dân tộc ở Vĩnh Phúc năm 2019
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, tỉ lệ dân tộc Kinh đã giảm từ 95,7% (2009) xuống 95,2% (2019), đồng nghĩa với tỉ lệ người dân tộc thiểu số tăng từ 4,3% (2009) lên 4,8% (2019)
Vĩnh Phúc là vùng đất cổ với sự xuất hiện của con người từ lâu đời Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những tác động của tự nhiên, cộng đồng dân cư ở nơi đây ngày càng đông Mỗi dân tộc có kinh nghiệm sản xuất riêng, có nét văn hoá đặc trưng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, tạo nên một kho tàng di sản văn hoá phong phú và đặc sắc Đây chính là vốn quý, một tài sản vô giá của Vĩnh Phúc
4,0%
0,2%
0,6%
95,2%
Trang 302 Sự phân bố các dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
a) Dân tộc Kinh
Tổ tiên của dân tộc Kinh (hay còn gọi là người Việt) từ rất xa xưa đã định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó, Vĩnh Phúc là một trong những nơi đầu tiên mà người Việt cổ sinh sống Hiện nay, dân tộc Kinh có số lượng dân đông nhất trong các dân tộc (chiếm 95,2% dân số tỉnh – 2019), phân bố ở khắp các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh
1 Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét về thành phần dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc
2 Theo em, sự đa dạng về thành phần dân tộc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế, văn hoá của tỉnh?
3 Em thuộc dân tộc nào? Hãy kể một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.
Bảng 4.1 Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 31b) Dân tộc Sán Dìu
Dân tộc Sán Dìu còn có những tên gọi khác như Trại Đất, Slản Dáo, Mán Đất,… đến định cư ở Vĩnh Phúc từ khoảng 300 năm trước Ở tỉnh Vĩnh Phúc, người Sán Dìu sống rải rác theo chân núi, phía sườn tây nam của dãy Tam Đảo, thuộc các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên Từ giữa thế kỉ XX, họ đã cư trú ổn định trên một dải đất dài hàng chục cây số từ xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên) tới xã Quang Sơn (huyện Lập Thạch) Người Sán Dìu thường sống ở vùng bán sơn địa, có đồi, có núi,
có đất bằng ven sông, suối để khai khẩn thành ruộng lúa nước Do đó, chân núi Tam Đảo là nơi thích hợp để dân tộc Sán Dìu chọn làm nơi quần tụ
d) Dân tộc Dao
Dân tộc Dao hay còn gọi là Dìu Miền, Kìm Miền, đã định cư ở Vĩnh Phúc gần
200 năm nay Có nghiên cứu cho rằng, sau khi di cư qua các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hoà Bình, người Dao đã đến sinh cơ lập nghiệp ở bản Thành Công, xã Lãng Công (huyện Sông Lô) Lúc đó, số lượng cư dân mới chỉ có khoảng 20 hộ với hơn 100 nhân khẩu
Từ đó đến nay, người Dao đã sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ con cháu, với số
hộ và nhân khẩu tăng rõ rệt Ngoài bản Thành Công, còn có một số hộ người Dao sống xen kẽ với các dân tộc khác ở xã Quang Yên (huyện Sông Lô)
Người Dao ở xã Lãng Công là người Dao Quần Chẹt (thuộc nhóm Dao Đại Bản), còn được gọi là Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, Mán Sơn Đầu, Dao Sơn Đầu
đ) Dân tộc Tày
Từ thời Hùng Vương, người Tày cổ đã sống xen kẽ cùng người Việt Mường Trải qua nhiều thế hệ, người Tày có mặt ở nhiều nơi thuộc vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, cùng góp phần xây dựng nơi họ sinh sống Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2019, dân tộc Tày có 2 451 người, chiếm 4,43% số dân các dân tộc thiểu số của tỉnh
Trang 32là những vùng thung lũng, địa hình thấp hơn nơi ở của một số dân tộc khác Ở Vĩnh Phúc, người Tày phân bố chủ yếu ở huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên, huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo.
e) Các dân tộc khác
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, còn nhiều dân tộc khác cùng sinh sống Số dân của các dân tộc có quy mô khác nhau nhưng nhìn chung có số lượng ít Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh năm 2019, các dân tộc thiểu số phân bố rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh
Hình 4.2 Lược đồ phân bố một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 333 Phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Vĩnh Phúc
Là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, Vĩnh Phúc luôn đề cao chính sách đại đoàn kết dân tộc, bởi phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc là yếu tố quan trọng, là cơ sở hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Trong những năm gần đây, thực hiện đúng chủ trương Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều hoạt động hiệu quả để thúc đẩy
sự phát triển của cộng đồng dân cư nơi đây
Việc đẩy mạnh và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc
đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào:
Bảng 4.2 Các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện/thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc
Quan sát Lược đồ phân bố một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Hình 4.2)
và Bảng 4.2, em hãy nhận xét về sự phân bố các dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Trang 34*Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021
Trang 35* Chính quyền và nhân dân đồng lòng, quyết tâm vượt khó trong đại dịch Covid-19.
Trang 361 Vì sao cần phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc?
2 Ở nơi em đang sống có triển khai những hoạt động gì thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc?
1 Thảo luận cùng bạn và đưa ra những dẫn chứng chứng minh sự đa dạng về thành phần dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc Lập bảng đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vấn đề đó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
2 Viết một báo cáo ngắn thể hiện ý kiến của em về những hoạt động mà tỉnh Vĩnh Phúc đã làm để phát huy đại đoàn kết dân tộc
Sưu tầm thông tin, hình ảnh về những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh và thuyết trình về những nét văn hoá đó