1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Marketing mix strategy planning inside the companyproduct price strategyplanning

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Marketing Mix Strategy Planning - Inside The Company Product & Price Strategy Planning
Tác giả Nguyễn Huy Hải, Trần Vũ Hạ, Phạm Bích Loan, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Phùng Phương Trinh, Phan Thị Thủy Vy
Trường học Trường Đại Học Tài Chính
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,72 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Sản phẩm (6)
    • 1.1.1. Sản phẩm trong nguyên lý marketing (6)
    • 1.1.2. Chiến lược sản phẩm (6)
    • 1.1.3. Sản phẩm trong quản trị marketing (6)
    • 1.1.4. Các loại chiến lược sản phẩm (8)
    • 1.1.5. Chiến lược dòng sản phẩm: phát triển dòng sản phẩm theo hướng dãn rộng hoặc bổ sung (9)
    • 1.1.6. Chiến lược cho sản phẩm cụ thể (10)
    • 1.1.7. Chiến lược sản phẩm mới theo chu kỳ sống của sản phẩm (10)
  • 1.2. Giá (11)
    • 1.2.1. Vai trò của chiến lược giá (11)
    • 1.2.2. Các dạng chính sách giá (11)
    • 1.2.3. Chiến lược định giá sản phẩm mới theo chu kỳ sống sản phẩm (12)
    • 1.2.4. Chiến lược định giá theo tâm lý người mua hàng (13)
    • 1.2.5. Chiến lược giá thị trường cạnh tranh (8 Chiến lược giá thị trường) (14)
  • PHẦN 2 NÊU MỐI QUAN HỆ GIỮA SẢN PHẨM VÀ GIÁ CẢ TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY (6)
    • 2.1. Giá sản phẩm - Giá trị sử dụng sản phẩm - Giá trị thương hiệu sản phẩm (15)
    • 2.2. Giá sản phẩm - Phân khúc sản phẩm - Phân khúc khách hàng (16)
    • 2.3. Giá sản phẩm - Cung cầu sản phẩm (16)
    • 2.4. Sản lượng bán - Giá bán - Lợi nhuận (17)
  • PHẦN 3 MÔ TẢ CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ (15)
    • 3.1. Hoạch định chiến lược sản phẩm (19)
      • 3.1.1. Xây dựng ý tưởng của sản phẩm (19)
      • 3.1.2. Chọn lọc và đánh giá ý tưởng (19)
      • 3.1.3. Phát triển và thử nghiệm (19)
      • 3.1.4. Hoạch định chiến lược Marketing (19)
      • 3.1.5. Phân tích kinh doanh (20)
      • 3.1.6. Phát triển sản phẩm mới (20)
      • 3.1.7. Thử nghiệm trên thị trường (20)
      • 3.1.8. Thương mại hóa (20)
    • 3.2. Hoạch định chiến lược giá (20)
      • 3.2.1. Phân tích chi phí (20)
      • 3.2.2. Phân tích tiềm năng thị trường (21)
      • 3.2.3. Xác định mức giá (21)
      • 3.2.4. Xây dựng chiến lược giá (21)
      • 3.2.5. Báo giá và hoàn thành các khâu phân phối (21)
  • PHẦN 4 CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TRONG MARKETING (19)
    • 4.1. Product Development Strategy (22)
    • 4.2. Product Diversification Strategy (22)
    • 4.3. Product Differentiation Strategy (22)
    • 4.4. Product Positioning Strategy (22)
    • 4.5. Product Bundling Strategy (23)
    • 4.6. Product Line Extension Strategy (23)
    • 4.7. Product Elimination Strategy (23)
    • 4.8. Product Life Cycle Strategy (23)
    • 4.9. Product Mix Strategy (24)
    • 4.10. Product Branding Strategy (24)
    • 4.11. Product Standardization Strategy (24)
    • 4.12. Product Innovation Strategy (24)
  • PHẦN 5 LIỆT KÊ CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC GIÁ TRONG MARKETING - Cho ví dụ (22)
    • 5.1. Chiến lược giá thành cộng dồn (25)
    • 5.2. Chiến lược giá trị khách hàng (25)
    • 5.3. Chiến lược giá thâm nhập thị trường (25)
    • 5.4. Chiến lược giá động (25)
    • 5.5. Chiến lược giá tâm lý (26)
    • 5.6. Chiến lược đóng gói giá (26)
    • 5.7. Chiến lược giá Freemium (26)
    • 5.8. Chiến lược giá cao cấp (26)
    • 5.9. Chiến lược giá quả đầu hàng (27)
    • 5.11. Chiến lược phân biệt giá cả (27)
    • 5.12. Chiến lược giá theo vị trí địa lý (27)
    • 5.13. Chiến lược giá khuyến mãi (27)
    • 5.14. Chiến lược giá gói (28)

Nội dung

Ví dụ: dòng sản phẩm chăm sóc da – tóc Dove dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kemdưỡng da,….Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩmVí dụ: OPPO F11, OPPO A5s,…Chiến l

Sản phẩm

Chiến lược sản phẩm

Là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng, phù hợp với từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.

Giữ vai trò trụ cột, trọng tâm của chiến lược Marketing - Mix, là nền tảng xây dựng các chiến lược còn lại, nhằm đạt được các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.

Sản phẩm trong quản trị marketing

Quản trị chiến lược sản phẩm là lộ trình được sử dụng để phát triển sản phẩm hoặc tính năng, bao gồm tất cả nhiệm vụ cần phải hoàn thành do các cấp quản lý đưa ra để đạt được mục tiêu mong muốn.

Vai trò của chiến lược sản phẩm

Có vai trò rất quan trọng trong việc thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và cũng như thực hiện các dự án và có tác động đến những quyết định khác Là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH CASE Study Highland Coffee

How an Allowance Helps Children Learn…

Các loại chiến lược sản phẩm

Chiến lược về nhãn hiệu Đặt tên riêng biệt: mỗi sản phẩm đều có tên gọi khác nhau Như vậy, uy tín công ty không bị ràng buộc vào từng loại sản phẩm và hạn chế rủi ro về mặt thương hiệu giữa các sản phẩm

Ví dụ: Tân Hiệp Phát đặt tên riêng biệt cho các sản phẩm giải khát như Trà xanh Không Độ, Nước tăng lực Number 1, )

Tất cả sản phẩm có chung một tên: Phương án này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí khi quảng bá sản phẩm Nếu sản phẩm trước được nhiều người tin tưởng, yêu thích thì sản phẩm mới sẽ dễ dàng được khách hàng tiếp nhận Nhưng cũng sẽ rất rủi ro nếu một sản phẩm đánh mất uy tín có thể dẫn đến toàn bộ sản phẩm bị “tẩy chay” theo.

Ví dụ: Philips (tivi, bàn ủi, nồi cơm điện,) Đặt tên theo từng dòng sản phẩm: Cách đặt tên này giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ một “combo” sản phẩm cùng nhóm, tạo sự thuận lợi hơn khi quảng bá cho các sản phẩm cùng dòng

Ví dụ: dòng sản phẩm chăm sóc da – tóc Dove (dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kem dưỡng da,…).

Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm

Chiến lược tập hợp sản phẩm: có 4 đặc trưng cho tập hợp sản phẩm

Chiến lược mở rộng: Tăng thêm các dòng sản phẩm thích hợp

Ví dụ: với một công ty mỹ phẩm có thể chia sản phẩm thành:sản phẩm trị mụn cho da dầu, sản phẩm trị mụn cho da nhạy cảm, …

Kéo dài dòng sản phẩm: tăng thêm số mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm thể hiện tổng số sản phẩm của doanh nghiệp.

Tăng chiều sâu: tăng số phiên bản của mỗi sản phẩm

Ví dụ: có 3 mẫu biến thể của bàn chải P/S thay đổi ở cấu tạo lông (than bạc, muối tre, siêu mềm mảnh).

Tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm

Tùy vào mức độ uy tín, nguồn tài chính và năng lực của doanh nghiệp để “lấn sân” sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới.

Ví dụ: Vinamilk - doanh nghiệp đầu ngành sữa Việt Nam đã từng thất bại khi lựa

English - huhuLed hiển thị 100% (3)10

Chiến lược dòng sản phẩm: phát triển dòng sản phẩm theo hướng dãn rộng hoặc bổ sung

Dãn xuống: Tăng thêm các sản phẩm ở các phân khúc khác thấp hơn

Ví dụ:bánh quy cosy của KINH ĐÔ có giá 85k-150k, KINH ĐÔ vẫn có sản phẩm giá thấp cho phân khúc thị trường thu nhập thấp như bánh mì tươi 5-10k/sản phẩm. Dãn lên: Cung cấp các sản phẩm ở phân khúc cao hơn

Ví dụ: Trong dòng xe Sedan, Toyota nổi tiếng với xe hạng bình dân Corolla Altis, sau này Toyota phát triển lên xe sedan hạng trung cao cấp Toyota Camry, hạng sang Lexus LS.

Dãn cả hai phía: dãn theo một hướng lên và xuống Doanh nghiệp phục vụ thị trường thu nhập trung bình có thể mở rộng bằng cách tấn công vào thị trường thu nhập cao hơn và thâm nhập vào thị trường có thu nhập thấp hơn (phát triển sản phẩm ra cả 2 hướng)

Ví dụ: KINHDO bánh trung thu Black&Gold: phân khúc thị trường cao nhất + bánh trung thu trăng vàng: phân khúc thị trường trung bình

+ bánh trung thu truyền thống, bánh dẻo: phân khúc thị trường thấp nhất

Bổ sung dòng sản phẩm

Ví dụ: Kem đánh răng P/S được định vị với chức năng bảo vệ răng miệng hiệu quả Bên cạnh đó Unilever đưa ra thị trường kem đánh răng Closeup với định vị là mang lại hơi thở thơm tho.

Thu hẹp dòng sản phẩm

Ví dụ: những chiếc Edsel bị xem là “thảm họa xe hơi” của Ford, chúng không cạnh tranh nổi với các sản phẩm hiện có trên thị trường mặc dù công ty đã có những động thái nỗ lực để cứu vãn Năm 1959, Ford buộc lòng họ phải ngừng sản xuất sản phẩm này.

Cải biến dòng sản phẩm

Ví dụ: Masan thay đổi bao bì dòng sản phẩm giò.

Hiện đại hóa dòng sản phẩm:

Ví dụ: TV sony: trắng đen → màu → màn hình phẳng → màn hình dẹt (Plasma,LCD)

Chiến lược cho sản phẩm cụ thể

Đổi mới sản phẩm: tạo ra sản phẩm mới chưa từng xuất hiện trên thị trường hoặc có sự hoàn thiện và tối ưu hơn (được rút kinh nghiệm từ các sản phẩm tiên phong, cải tiến các nhược điểm, bổ sung thêm các đặc tính theo nhu cầu thị trường).

Bắt chước sản phẩm: bắt chước các ưu điểm của các sản phẩm thành công trên thị trường, nhờ đó khi bắt chước sẽ giảm hẳn tính rủi ro Doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên giá bằng cách giảm chi phí, tăng năng suất để giảm giá thành sản phẩm

Thích ứng sản phẩm: tăng chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá bán nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tái định vị sản phẩm: tạo vị trí mới (điểm khác biệt mới có sự ấn tượng mạnh mẽ hơn, rõ rệt hơn) trong tâm trí khách hàng, đáp ứng đúng mong muốn thị trường mục tiêu khiến họ ra quyết định mua.

Chiến lược sản phẩm mới theo chu kỳ sống của sản phẩm

Các tác động ảnh hưởng

Các giai đoạn chu kỳ sống sản phẩm

Giới thiệu Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái

Chào bán sản phẩm cơ bản, ít phiên bản trong thiết kế đặc điểm của giai đoạn này có doanh thu thấp, gần như k có lợi nhuận

Nhiều phiên bản mới, sản phẩm phát triển dịch vụ, bảo hành ở giai đoạn này sản phẩm dần đc

KH chấp nhận, doanh thu và lợi nhuận cũng dần tăng Đa dạng hóa thương hiệu, mẫu mã ở giai đoạn này sản phẩm đã đc chấp nhận bới các KH tiềm năng, Doanh thu và lợi nhuận ởn định

Loại bỏ những sản phẩm kém, không mang lại lợi nhuận ở giai đoạn này doanh thu và lợi nhuận giảm

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất đối với hệ thống marketing hỗn hợp Marketing nhấn mạnh các giá trị, lợi ích của sản phẩm đem lại cho khách hàng. Để hình thành chiến lược sản phẩm người làm marketing phải có đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến nhu cầu, hành vi của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, khả năng nguồn lực của doanh nghiệp và các thông tin cụ thể về sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường.

Giá

Vai trò của chiến lược giá

Công cụ cạnh tranh: Khi các doanh nghiệp trên thị trường có trách nhiệm sản phẩm danh tính hiệu suất điện dịch vụ đồng nhất thì giá sẽ là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất.

Công cụ phát triển khách hàng: giá là một trong các yếu tố lựa chọn của người mua Chính sách giá thấp là công cụ thông tin thị trường thu hút khách hàng và giữ khách hàng

Cung cấp thông tin về chiến lược sản phẩm Ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của công ty: trong marketing mix thì chỉ có giá trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, các yếu tố khác trực tiếp tạo ra chi phí

Mối quan hệ với chính sách Marketing-Mix (Chính sách sản phẩm; chính sách phân phối; chính sách xúc tiến hỗn hợp)

Các dạng chính sách giá

Các dạng chính sách giá cơ bản

Chính sách giá đối với sản phẩm mới

Chính sách giá cho danh mục sản phẩm

Chính sách định giá phân biệt.

Chính sách định giá khuyến mại

Chính sách định giá theo vùng

Chính sách giảm giá Điều chỉnh giá

Chiến lược định giá sản phẩm mới theo chu kỳ sống sản phẩm

Các tác động ảnh hưởng

Các giai đoạn chu kỳ sống sản phẩm

Giới thiệu Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái

Giá cả Chi phí cộng lãi (giá thấp hoặc giá cao) định giá thấp, quảng bá nhiều khi doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường định giá thấp, QC ít khi lượng lớn khách hàng và đã biết đến sản phẩm của doanh nghiệp định giá cao, QC nhiều nếu thị trường lớn nhưng khách hàng chưa có nhiều thông tin về sản phẩm định giá cao QC ít khi lượng khách hàng trên thị trường lớn nhưng ít đối thủ cạnh tranh hoặc sản phẩm của doanh nghiệp độc đáo

Mục tiêu của giai đoạn này là định giá để xâm nhập thị trường mới, mở rộng kênh phân phối, điều chỉnh giá do chi phí giảm Định giá ngang hay tốt hơn đối thủ cạnh tranh

Cắt giảm giá để tiêu thị nhanh lượng hàng còn lại

Chiến lược định giá theo tâm lý người mua hàng

Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một hình thức “ảo thuật”, các Marketers dùng chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về mặt logic Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

Hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect)

Hiệu ứng mồi mang đến cho bạn sự lựa chọn thứ ba có giá trị cao hơn sản phẩm giá rẻ và được xem là có ưu thế Nhưng lại có một sản phẩm khác có giá thành cao gần hoặc cao hơn hẳn sản phẩm có giá thành cao nhất để tạo nên sự bất cân xứng.

Ví dụ: Apple đã từng hô biến sản phẩm của mình bằng hiệu ứng chim mồi Theo đó, khi cho ra mắt dòng Macbook Pro 13-inch, Apple đã đưa ra 3 mẫu.

+ Mẫu cơ bản có giá 1.499 USD.

+ Mẫu nâng cấp có thêm vài tính năng và bộ xử lý nhanh hơn có giá 1.799 USD.

+ Mẫu cao cấp có đầy đủ tính năng và có dung lượng bộ nhớ gấp 2 lần so với mẫu nâng cấp Giá bán ra của nó là 1.999 USD.

Có thể thấy rằng, mẫu nâng cấp chỉ là sản phẩm mồi nhằm giúp khách hàng thấy rõ sự khác biệt Từ đó, đưa ra lựa chọn mẫu cao cấp.

Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring effect):

Là một dạng nhận thức sai lệch khiến mọi người tập trung vào phần thông tin có sẵn đầu tiên (mỏ neo) được trao cho họ khi đưa ra quyết định Ứng dụng của hiện tượng mỏ neo trong kinh doanh.

+ Thay đổi đơn vị để neo tư duy

Nói đơn giản, nếu sử dụng neo là 1.000.000 VND, khách hàng sẽ điều chỉnh mức giá dự đoán theo đơn vị nghìn VND; trong khi nếu sử dụng neo là 999.000 VND, họ sẽ điều chỉnh dự đoán của mình theo đơn vị thấp hơn (trăm ngàn hoặc chục ngàn).

+ Thay đổi cách sắp xếp các sản phẩm để neo tư duy

Một số quán ăn, quán cà phê thường dùng chiêu này Thay vì xếp sản phẩm theo giá từ thấp đến cao, họ lại đưa sản phẩm đặc trưng, giá cao của quán lên trên đầu thực đơn Sau đó, khi khách hàng nhìn xuống dưới, họ sẽ thấy giá của các sản phẩm khác có vẻ rẻ hơn so với các sản phẩm đặc trưng kia.

+ Nhấn mạnh giá tổng trước khi giảm giá

Thay vì nói: " anh ơi, đơn hàng này tổng cộng 100 nghìn đồng, miễn phí giao hàng nha" thì hãy nói: "anh ơi, Cái này tổng cộng 120 nghìn đồng (giá sản phẩm

100, phí giao hàng 20), nhưng hiện tại anh đang được ưu đãi miễn phí vận chuyển nên còn 100 nghìn đồng thôi anh nhé." Một phần nào đó bạn sẽ cho khách hàng thấy bạn đã ưu đãi họ nhiều như thế nào

NÊU MỐI QUAN HỆ GIỮA SẢN PHẨM VÀ GIÁ CẢ TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY

Giá sản phẩm - Giá trị sử dụng sản phẩm - Giá trị thương hiệu sản phẩm

Mọi người đều nhận được những gì họ chi trả cho Điều này cho thấy rằng có một mối quan hệ tồn tại giữa giá cả và giá trị của các sản phẩm hoặc dịch vụ mà chúng ta nhận được Giá được coi là số tiền chủ yếu được trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Mặt khác, giá trị là chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà người ta nhận được sau khi trả giá có liên quan do nhà sản xuất đặt ra.

Một sản phẩm độc đáo thường cho phép giá cao hơn những sản phẩm khác cùng loại Chất lượng khác nhau thường được phản ánh qua những giá khác nhau, những mức độ không giống như tỷ lệ chi phí của hai sản phẩm so sánh Người mua thường hay quan niệm rằng hàng đắt tiền là hàng tốt, hàng rẻ là hàng có chất lượng kém Do đó người mua sẵn sàng bỏ giá cao để mua sản phẩm có chất lượng tốt, sản phẩm của các doanh nghiệp nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng Do đó, người tiêu dùng mong đợi nhiều giá trị hơn cho thương hiệu giá cao Ngược lại, họ mong đợi giá trị thấp từ thương hiệu giá thấp Đây thường là cách chúng ta có thể liên hệ giá cả và giá trị Chúng ta đều hiểu rằng có một mối tương quan trực tiếp giữa giá cả và giá trị thương hiệu Nếu ta nhìn thấy hai mặt hàng giống hệt nhau trong một cửa hàng nhưng một mặt hàng đắt hơn mặt hàng kia, điều đầu tiên chúng ta làm là tìm kiếm lý do đằng sau nó và thường có sự khác biệt giữa các sản phẩm Điều đó không có nghĩa là cái đắt hơn luôn bán được hàng Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và giá cả chỉ là một trong số đó Nếu muốn định giá một sản phẩm cao hơn nhiều so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì sản phẩm đó cần phải mang lại nhiều lợi ích hơn so với đối thủ của mình Ví dụ: Chanel, Iphone hay Gucci là những thương hiệu nổi tiếng nên những sản phẩm thường sử dụng mức giá cao hơn so với những sản phẩm cùng mặt hàng khác.

Khi muốn tung một sản phẩm mới vào thị trường, trước hết nhà sản xuất phải hoạch định trình độ chất lượng, dự kiến mức chất lượng, tiên đoán chất lượng kinh tế của sản phẩm Sau đó sản xuất thử và thử nghiệm trên thương trường Khi đã biết khá chính xác hệ số hiệu quả sử dụng của sản phẩm có khả năng cạnh tranh và nằm trong phạm vi chất lượng tối ưu, các nhà sản xuất mới tiến hành sản xuất hàng loạt sản phẩm đó Mặt khác, khi mua một sản phẩm, người tiêu dùng bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích hay tính hữu dụng, hay giá trị sử dụng mà họ mong muốn thu được khi sử dụng sản phẩm Giá cả liên quan đến giá trị và điều rất quan trọng là thúc đẩy giá cả cùng với giá trị của sản phẩm Tuy nhiên, bản thân giá cả không mang lại bất kỳ giá trị nào Một thương hiệu không cung cấp bất kỳ giá trị nào thường được coi là đắt tiền, mặc dù nó rẻ hơn vì khách hàng không thấy giá trị nào trong đó Kết quả là vai trò chính của tiếp thị là đảm bảo rằng chiến lược định giá mà họ sử dụng liên quan đến giá của sản phẩm với giá trị của nó Hai sản phẩm trông giống nhau có thể có giá khác nhau về giá trị của chúng

Ví dụ: Nếu có hai bộ bông tai, một bằng bạc và một bằng vàng với kiểu dáng giống nhau, chúng sẽ không được bán với cùng một mức giá Bộ bông tai bằng bạc thường sẽ có giá thấp hơn và bộ bông tai bằng vàng sẽ có giá cao hơn.

Giá sản phẩm - Phân khúc sản phẩm - Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng liên quan đến việc phân chia khách hàng theo các số liệu khác nhau, chẳng hạn như kỳ vọng hoặc nhân khẩu học Phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp tổ chức các nguồn lực của họ để giao tiếp hiệu quả với từng phân khúc khách hàng, tối đa hóa các nỗ lực tiếp thị của họ để duy trì và tăng trưởng doanh thu. Một phân khúc cụ thể được tạo thành một cá tính hoặc hồ sơ được gọi là nguyên mẫu. Bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng được phân khúc, các nguyên mẫu này giúp nhóm bán hàng đưa ra chiến lược tiếp thị cụ thể cho từng phân khúc, chẳng hạn như chiến lược dùng thử miễn phí cho một nhóm khách hàng cụ thể Các hoạt động được nhắm mục tiêu, chẳng hạn như chuỗi email, giúp tối đa hóa giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Phân khúc sản phẩm là khi bạn cung cấp các phiên bản khác nhau của sản phẩm cho các nhóm người khác nhau Ta cũng biết rằng không phải tất cả khách hàng đều giống nhau Khả năng tiếp cận với các loại tính cách khác nhau được tăng cường đáng kể khi khách hàng được phân khúc theo cách này Tiếp cận với những khách hàng tiềm năng đó là một chuyện, nhưng kéo họ vào và biến họ thành khách hàng trả tiền lại là chuyện khác Cùng với những đặc điểm tính cách khác nhau, nhu cầu và sở thích của khách hàng cũng khác nhau Phân khúc sản phẩm là một cách tuyệt vời để phục vụ cho tất cả các sở thích trong không gian thị trường thích hợp Nếu không phân khúc sản phẩm, ta có thể sẽ cung cấp cho khách hàng lượng sản phẩm ít hơn mức họ cần hoặc nhiều hơn mức họ cần Từ bỏ cách tiếp cận chung cho tất cả các sản phẩm đơn lẻ cũng cho phép ta từ bỏ việc định một mức giá chung cho toàn bộ sản phẩm Là một sản phẩm được phân đoạn phù hợp với các cơ sở khách hàng đó, ta cũng có thể áp dụng các chiến lược định giá lý tưởng cho từng thị trường mục tiêu đó.

Ví dụ: Hãng sản xuất ô tô General Motors với phân khúc sản phẩm trong đó có xe bán tải Chevrolet phù hợp với người tiêu dùng phổ thông, những người dùng hạng sang thì lại chọn mẫu xe tương tự do Cadillac sản xuất Đối với các doanh nghiệp và mục đích sử dụng hạng nặng, GMC là lựa chọn phù hợp hơn cả.

Giá sản phẩm - Cung cầu sản phẩm

Cung và cầu là những yếu tố quyết định của bất kỳ giao dịch nào, phản ánh bản chất của thị trường và thể hiện qua giá Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu sản xuất và chi phí sản xuất xác định Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm, cầu bằng cung thì giá về trạng thái cân bằng.

Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu của tài sản đó trên thị trường Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu của tài sản Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung của tài sản.

- Cung = cầu: Khi mà hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường bằng với nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng thì hoạt động cung và cầu sẽ bằng nhau Theo đó thì giá cả hàng hóa ở mức ổn định, thuận mua vừa bán giữa bên bán và bên mua với nhau Thị trường ở trạng thái cân bằng và ổn định.

- Cung > cầu: Khi mà hoạt động sản xuất hàng hóa lớn, một cách tràn lan ra thị trường dẫn đến số lượng hàng hóa vượt mức so với nhu cầu của người tiêu dùng thì dẫn đến là nhiều nhà sản xuất đã chấp nhận bán với mức giá thấp hơn giá trị hàng hóa sản phẩm để có thể đưa sản phẩm ra cạnh tranh trên thị trường Bởi vậy mà khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm.

- Cung < cầu: Cung bé hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ tăng Nói cách khác là hoạt động sản xuất cung ứng hàng hóa không đủ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cho nên việc mà những nhà sản xuất họ thực hiện tăng giá là một điều dễ hiểu. Khi đó thì người tiêu dùng họ sẽ phải chấp nhận chi một mức giá cao hơn so với bình thường để mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó.

Ví dụ: Vào dịp Tết, nhu cầu về quê và đi du lịch của người dân tăng mạnh trong khi lượng chuyến đi các sân bay không đáp ứng đủ dẫn đến giá vé máy bay tăng mạnh Và ngược lại, sau khi qua dịp Tết thì nhu cầu của người dân giảm nên giá vé cũng giảm theo (Bài tập đợt trước)

MÔ TẢ CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ

Hoạch định chiến lược sản phẩm

3.1.1 Xây dựng ý tưởng của sản phẩm

Doanh nghiệp cần đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đảm bảo sự cạnh tranh bền vững cho thương hiệu trên thị trường.

Trong các doanh nghiệp, bộ phận R&D hoặc Marketing tạo ra ý tưởng phát triển mới nhờ phân tích insights khách hàng Đặc biệt, bạn cũng có thể lấy ý tưởng từ việc khảo sát chính khách hàng của mình.

3.1.2 Chọn lọc và đánh giá ý tưởng

Từ những đề xuất, lựa chọn những ý tưởng hợp lý để mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp vận hành quy trình phát triển sản phẩm trơn tru, hạn chế rủi ro.

Việc loại bỏ các ý tưởng chưa đủ tốt rất quan trọng, vì chi phí cho phát triển sản phẩm sẽ tăng rất nhiều trong những giai đoạn sau Do đó, doanh nghiệp chỉ nên thực thi ý tưởng có khả quan tạo ra lợi nhuận.

3.1.3 Phát triển và thử nghiệm

Các ý tưởng sản phẩm sau khi đã vượt qua cửa ải sàng lọc sẽ được doanh nghiệp đưa vào phát triển và thử nghiệm mô hình.

Các khía cạnh thử nghiệm giai đoạn này sẽ bao gồm khả năng vận hành sản phẩm, độ bền, các tính năng và mức độ chấp nhận của thị trường Quá trình này sẽ phản ánh chính xác chi phí, thời gian và nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm mới Từ những đánh giá và khảo sát, các marketer sẽ biết được concept nào của sản phẩm là phù hợp.

3.1.4 Hoạch định chiến lược Marketing

Bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm trong quy trình phát triển sản phẩm mới là xây dựng các chiến lược marketing Doanh nghiệp cần định hình sản phẩm của mình trong mắt người tiêu dùng Một kế hoạch marketing bài bản và rõ ràng sẽ giúp nắm vững và làm chủ thị trường

Các vấn để chính cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới là: Mục tiêu marketing sản phẩm mới theo từng giai đoạn

Mô tả về thị trường mục tiêu

Mô tả về khách hàng tiềm năng

Kế hoạch marketing sản phẩm mới cụ thể

Bước này phân tích, đánh giá lại các chỉ tiêu dự kiến (như doanh thu, chi phí sản xuất, lợi nhuận, các rủi ro, ) nhằm để xác định chiến lược Marketing có thỏa mãn các mục tiêu của doanh nghiệp hay không.

3.1.6 Phát triển sản phẩm mới

Sản phẩm cần phải được phát triển thành vật chất để bảo đảm rằng ý tưởng này thực sự khả thi trên thị trường Bộ phận R&D sẽ trực tiếp phát triển và thử nghiệm một hoặc nhiều phiên bản vật lý của các concept sản phẩm Sản phẩm thường trải qua những bài kiểm tra nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả.

3.1.7 Thử nghiệm trên thị trường

Trong giai đoạn này, sản phẩm, kế hoạch marketing sẽ được thử nghiệm trong những thị trường giả lập Doanh nghiệp sẽ có cơ hội thử nghiệm tất cả các yếu tố trước khi quyết định đầu tư đầy đủ

Mục tiêu giai đoạn này của quy trình phát triển sản phẩm mới chủ yếu nhằm vào cảm nhận và đánh giá của khách hàng Các chiến dịch của đối thủ cạnh tranh và hiệu quả chạy thử nghiệm sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn

3.1.8 Thương mại hóa Đây là bước tung sản phẩm ra thị trường với số lượng lớn Bạn cần căn cứ vào hai yếu tố là thời gian và địa điểm Tuỳ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, tình hình nền kinh tế cũng như nhu cầu khách hàng để ra mắt sản phẩm thích hợp Điều này không chỉ giúp bạn thuận lợi khi phát triển sản phẩm mà còn ít bị cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ.

CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TRONG MARKETING

Product Development Strategy

Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện tại Chiến lược phát triển sản phẩm thường đòi hỏi một ngân sách lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chiến lược phát triển sản phẩm có thể tập trung vào các sản phẩm riêng biệt hoặc toàn bộ mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp.

Ví dụ: McDonald's là hãng cung cấp đồ ăn nhanh theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm Hãng đã thử nghiệm và phát triển loại bánh kẹp dành cho người sành ăn vì hãng cho rằng người tiêu dùng có xu hướng chi trả nhiều hơn cho các loại đồ ăn nhanh có nhiều các thành phần bổ dưỡng.

Product Diversification Strategy

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến.

Ví dụ: Với sản phẩm Surf của Unilever, đây là một phần chiến lược đa dạng hóa của Unilever Sản phẩm này làm tăng hình ảnh về sản phẩm chất lượng đối với OMO là sản phẩm bột giặt chủ đạo của Unilever Từ đấy sẽ làm tăng doanh thu cho sản phẩm bột giặt OMO.

Product Differentiation Strategy

Chiến lược khác biệt hóa là một chiến lược tổng quát có thể được sử dụng nhằm định hướng chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu và chiến lược marketing. Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá là trở thành “thương hiệu độc tôn” trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.

Ví dụ: Vinamilk áp dụng chiến lược khác biệt hóa, khi sử dụng một thương hiệu bảo trợ (vinamilk) trên tất cả các dòng sản phẩm tập trung cho nhiều nhóm khách hàng cụ thể Một vài trường hợp có thể kể đến như “sữa dành cho trẻ thấp còi”, “sữa cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường” hay “sữa dành cho người muốn giảm cân”.

Product Positioning Strategy

Định vị sản phẩm là quá trình xác định vị trí của sản phẩm mới trong tâm trí người tiêu dùng Nó bao gồm phân tích thị trường và vị trí của đối thủ cạnh tranh, xác định vị trí của sản phẩm mới trong số những sản phẩm hiện có và truyền đạt hình ảnh sản phẩm của một thương hiệu cụ thể.

Ví dụ: Acecook đã thành công khi định vị sản phẩm của mình dựa trên giá thành.

Mì ăn liền Hảo Hảo chính là dòng sản phẩm của Acecook có giá rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc bình dân Nhờ đó, Acecook đã trở thành thương hiệu đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền với mức độ nhận diện gần như 100% với người tiêu dùng Việt Nam.

Product Bundling Strategy

Đóng gói sản phẩm là một kỹ thuật trong đó một số sản phẩm được nhóm lại với nhau và được bán dưới dạng một đơn vị duy nhất chỉ với một mức giá Chiến lược này được sử dụng để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn.

Ví dụ: McDonald's Happy Meals là một ví dụ về chiến lược đóng gói sản phẩm Thay vì bán riêng bánh mì kẹp thịt, soda và khoai tây chiên, chúng được bán dưới dạng kết hợp, dẫn đến doanh số cao hơn so với bán riêng lẻ.

Product Line Extension Strategy

Mở rộng dòng sản phẩm là mở rộng công việc kinh doanh, bổ sung thêm sản phẩm mới, có rất nhiều lý do để bổ sung thêm các dòng sản phẩm mới vào tập hợp các sản phẩm sẵn có của công ty Dòng sản phẩm mới có thể là giải pháp để tăng doanh số và đưa công ty sang một hướng hoạt động hoàn toàn mới.

Ví dụ: Công ty Kraft đã thêm món bánh pudding ăn liền JELL-O và các biến thể khác nhau của món JELL-O này để thu hút các khách hàng mới và mở rộng thị trường sang những khu vực chưa được khai thác trước đó.

Product Elimination Strategy

Loại bỏ sản phẩm là quyết định loại bỏ một sản phẩm khỏi danh mục đầu tư do hoạt động kém hiệu quả trên thị trường, nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm đó đã giảm xuống mức không.

Ví dụ: Apple đã từ bỏ sản phẩm dẫn đầu thị trường một thời của mình - ipod vì với sự ra đời của điện thoại thông minh, nhu cầu thị trường về ipod giảm đột ngột Vì ipod của Apple đang hoạt động tốt với thị phần cao nên ipod đang trong giai đoạn thu hoạch Nhưng khi nhu cầu tiếp tục giảm và thị phần của Apple cũng vậy, nó đã bị loại bỏ.

Product Life Cycle Strategy

Vòng đời sản phẩm bao gồm bốn giai đoạn riêng biệt: giới thiệu, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái Mỗi giai đoạn được liên kết với những thay đổi trong vị trí tiếp thị của sản phẩm Mỗi giai đoạn có những chiến lược tiếp thị khác nhau để cố gắng kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.

Ví dụ: Với vòng đời sản phẩm của iPhone, sau khi iPhone 13 ra mắt thì đó là lúc mà iPhone 12 sẽ bắt đầu nhanh chóng chuyển từ giai đoạn thịnh vượng sang giai đoạn suy thoái, vì vậy iPhone 12 sẽ được thương hiệu này đẩy mạnh khuyến mãi, giảm giá.

Product Mix Strategy

Chiến lược kết hợp sản phẩm là một chiến lược tiếp thị phân tích các sản phẩm hiện có của công ty và phân bổ nguồn lực cũng như nỗ lực cho các dòng sản phẩm và từng sản phẩm để quảng bá chúng một cách tốt nhất tới một thị trường hoặc đối tượng cụ thể và theo cách này để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng và thị phần của công ty.

Ví dụ: Công ty Bajaj bổ sung ô tô trong hỗn hợp sản phẩm của mình hoặc có thể thêm các loại xe hai bánh và ba bánh mới Khi công ty cảm thấy khó đứng vững trên thị trường với các dòng sản phẩm hiện có, công ty có thể quyết định mở rộng danh mục hỗn hợp sản phẩm của mình.

Product Branding Strategy

Chiến lược thương hiệu sản phẩm là sự kết hợp chiến lược giữa thiết kế, thông điệp và trải nghiệm giúp xác định duy nhất một sản phẩm và phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm khác trong danh mục Đó là tất cả mọi thứ từ tên của sản phẩm, đến thiết kế trực quan của sản phẩm, vật liệu làm ra sản phẩm, cách thức phân phối cũng như hình thức và cảm nhận của bao bì sản phẩm.

Ví dụ: Sản phẩm của họ có thể được nhận ra ngay lập tức nhờ logo mang tính biểu tượng, bản thân thiết kế của sản phẩm và bao bì sản phẩm đẹp mắt của họ Họ bắt đầu phát triển công thức này với máy tính gia đình, hoàn thiện nó với iPod và iPhone.

Product Standardization Strategy

Nếu một công ty chỉ sản xuất ra một hệ sản phẩm theo một tiêu chuẩn giống nhau, một kiểu dáng giống nhau, một chất lượng giống nhau, cùng một lúc chào hàng cho thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài, cách làm này gọi là chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm.

Ví dụ: các nhà sản xuất TV LED và LCD tuân theo các quy tắc tiêu chuẩn hóa sản phẩm nhất định để đảm bảo rằng các sản phẩm được bán trên thị trường có các tính năng tương tự nhau Các tiêu chuẩn bao gồm các thông số kỹ thuật như độ phân giải và kích thước màn hình, đầu vào (cổng HDMI, cổng USB, v.v.), kết nối internet,v.v Các tiêu chuẩn được sửa đổi liên tục để phản ánh những tiến bộ trong công nghệ.

LIỆT KÊ CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC GIÁ TRONG MARKETING - Cho ví dụ

Chiến lược giá thành cộng dồn

Chiến lược tập trung vào chi phí sản xuất sản phẩm và dịch vụ, còn được gọi là

“markup” (sự tăng giá) Bởi vì các doanh nghiệp sử dụng chiến thuật này để

“markup” sản phẩm dựa trên mức lợi nhuận mà họ mong muốn thu về được.

Ví dụ: Chi phí sản xuất là 100.000, doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận 100.000 trên mỗi sản phẩm bán ra, vậy họ sẽ áp dụng giá bán 200.000 tức tăng gấp đôi.Thường thì Cost-Plus Pricing thường phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ hơn.

Chiến lược giá trị khách hàng

Định giá dựa trên giá trị là phương pháp định giá tập trung vào khách hàng, nghĩa là các doanh nghiệp quan tâm đến giá trị mà khách hàng nhận được từ việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

Ví dụ: Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của mô hình định giá dựa trên giá trị Thông thường, các nhà thiết kế của một thương hiệu nổi tiếng định giá cao cho sản phẩm của mình dựa trên sức ảnh hưởng của thương hiệu đối với hình ảnh của người tiêu dùng.

Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Là kiểu chiến lược áp dụng mức giá thấp cho sản phẩm ngay giai đoạn vừa tung ra thị trường nhằm thu lại lợi nhuận cao thông qua quy mô thị trường lớn Việc định giá thấp sẽ giúp kích thích nhu cầu thị trường.

Ví dụ: Thị trường giải trí trực tuyến là một trong những không gian khó khăn nhất cho các công ty mới gia nhập Các thương hiệu lâu đời như Netflix và Hulu có sự công nhận thương hiệu nghiêm túc và có lượng khách hàng trung thành Vì vậy,khi Disney+ quyết định tung ra nền tảng phát trực tuyến của riêng mình vào cuối năm 2019, họ đã quyết định rằng định giá thâm nhập là bước tốt nhất của mình.Thay vì bắt mọi người phải chọn dịch vụ phát trực tuyến nào, Disney + tự định giá rất thấp để lôi kéo khách hàng mới mua dịch vụ của họ trong khi vẫn giữ Netflix NếuDisney+ định giá gần hơn với Netflix khi ra mắt, nó có thể đã tăng doanh thu trung bình trên mỗi chuyển đổi (ARPA), nhưng sẽ không thể xây dựng cơ sở khách hàng nhanh như vậy.

Chiến lược giá động

là một chiến lược trоng đó giá sản phẩm liên tục được điều chỉnh Đôi khi là chỉ trоng vài phút, để đáp ứng cung và cầu theо thời giаn thực.

Ví dụ: Grab áp dụng phương pháp đặt giá linh động Tức là sử dụng hệ số nhân để điều chỉnh giá phù hợp với nguồn cung củа khách hàng và số lượng tài xế tại bất kỳ thời điểm nàо Trоng một số trường hợp như giờ cао điểm hоặc thời tiết không thuận lợi, mức giá có thể tăng gấp đôi sо với bình thường Người dùng sẽ được thông báо về mức giá tăng Từ đó quyết định được sẽ đặt xe ngаy hаy đợi chо đến khi giá giảm.

Chiến lược giá tâm lý

là chiến lược kinh doanh đặt giá thấp hơn một số nguyên Ý tưởng đằng sau việc định giá theo tâm lý là khách hàng sẽ đọc mức giá thấp hơn một chút và coi nó thấp hơn giá thực tế.

Ví dụ: Khi mua phần mềm quản lý bán hàng, nhà cung cấp chào giá 499.000 đồng cho 1 tháng sử dụng dịch vụ Doanh nghiệp áp những mức giá theo ví dụ trên giải thích rằng: Tâm lý người tiêu dùng khi nghe mức giá 499.000đ sẽ cảm thấy nó không quá đắt bằng mức giá 500.000đ.

Chiến lược đóng gói giá

Định giá theo gói là một chiến lược định giá trong đó hai hoặc nhiều sản phẩm bổ sung được bán cùng nhau với giá thấp hơn giá của từng sản phẩm.

Ví dụ: Nhà ѕản хuất máу tính bán ả gói bao gồm máу tính à á phần mềmᴄ ᴠ ᴄ ᴄ đượ ài đặt ѕẵn như một ѕản phẩm hoàn hỉnh Trong trường hợp nàу, phần mềm ѕẽᴄ ᴄ ᴄ đượ mua ùng ới máу tính bất kể người mua ó muốn haу không.ᴄ ᴄ ᴠ ᴄ

Chiến lược giá Freemium

là một chiến lược định giá theo đó một sản phẩm hoặc dịch vụ cơ bản được cung cấp miễn phí nhưng các tính năng, dịch vụ bổ sung mất phí thì sẽ mở rộng chức năng của phiên bản phần mềm miễn phí.

Ví dụ: Sản phẩmotify cho ra đời 2 phiên bản: miễn phí (freemium) và trả phí(premium) Bản trả phí không bao gồm quảng cáo và người dùng bản này sẽ có khả năng tự chọn nghe từng bài hát, trong khi với bản miễn phí, bạn chỉ có thể nghe các playlist đã soạn sẵn, gặp quảng cáo dưới dạng audio và gặp một số hạn chế trong việc chuyển bài hát kế tiếp.

Chiến lược giá cao cấp

doanh nghiệp sẽ đặt mức giá cao hơn với đối thủ cạnh tranh cùng ngành của mình

Ví dụ: Rolex là một ví dụ điển hình của một công ty sử dụng chiến lược giá cao cấp để thành công lớn Nếu tất cả những gì bạn muốn là một chiếc đồng hồ để báo thời gian, bạn có thể mua Timex với giá 28 đô la Timex thậm chí có thể có nhiều tiếng chuông và còi hơn Rolex, nhưng người tiêu dùng sẵn sàng trả 10.000 đô la cho

Chiến lược giá quả đầu hàng

là chiến lược định giá mà một sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá thị trường để kích thích doanh thu bán hàng hóa hoặc dịch vụ có lợi nhuận cao hơn.

Ví dụ: Một số cửa hàng điện tử tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử di động khác làm nhà hàng câu khách Công ty làm cho lợi nhuận ít hơn trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động, nhưng họ bù đắp cho điều này bằng cách bán các phụ kiện lợi nhuận cao hơn như trường hợp, tai nghe và bộ điều hợp nguồn.

5.10 Chiến lược giá cạnh tranh là quá trình doanh nghiệp lựa chọn các mức giá chiến lược cho sản phẩm của mình bằng cách lợi dụng mức giá của sản phẩm hoặc dịch vụ khác đang cạnh tranh trên thị trường.

Ví dụ: vào tháng 11 năm 2014, Amazon dự kiến thay đổi giá cho khoảng 80 triệu mặt hàng để chuẩn bị cho mùa nghỉ lễ Để đáp lại, các hãng bán lẻ khác bao gồmWalmart và Best Buy đã công bố thực hiện chương trình khớp giá Điều này cho phép khách hàng của Walmart hoặc Best Buy mua được sản phẩm với mức giá thấp hơn,còn Walmart và Best Buy thoát khỏi rủi ro mất khách cho Amazon chỉ vì lí do giá cả.

Chiến lược phân biệt giá cả

là chiến lược định giá sản phẩm hay dịch vụ với các mức giá khác nhau tùy theo thời điểm, đặc điểm khách hàng, sản phẩm hay vị trí.

Ví dụ: Trong ngành hàng không, khách hàng mua vé máy bay trước vài tháng thường trả ít hơn so với việc mua vào phút cuối Khi nhu cầu về một chuyến bay cao, các hãng hàng không sẽ tăng giá vé để đáp ứng.

Chiến lược giá theo vị trí địa lý

Là hoạt động điều chỉnh giá bán của hàng hóa, dịch vụ tùy theo địa điểm của khách hàng, có thể dựa trên chi phí vận chuyển, mức thuế tại từng khu vực hoặc mức giá người mua sẵn sàng trả.

Ví dụ: Khi bạn mua trái cây ở các tỉnh phía Nam sẽ có giá rẻ hơn hẳn khu vực phíaBắc Đó là bởi ở miền Nam, doanh nghiệp không phải trả các chi phí cho việc vận chuyển, phân phối, hoặc chi phí cho các bên trung gian

Chiến lược giá khuyến mãi

Là chiến lược giá áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn Trong đó, người bán sẽ đưa ra mức giá thấp hơn so với giá thông thường của sản phẩm Nó liên quan đến việc hạ giá sản phẩm và đưa ra các giao dịch khác nhau Mục tiêu cuối cùng nhằm tăng doanh số bán hàng.

Ví dụ: Vào các dịp lễ hoặc tết các shop thời trang thường Sale quần áo để thanh lý bớt đồ đông và có vốn nhập đồ hè.

Chiến lược giá gói

Doanh nghiệp sẽ đưa giá sản phẩm thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc Đây là cách để doanh nghiệp tận thu giá trị doanh thu trên mỗi đầu khách hàng Khi nhận thấy mua gói các sản phẩm sẽ rẻ hơn mua từng sản phẩm tách biệt, họ có xu hướng lựa chọn mua cả cụm cùng một lúc.

Ví dụ: Tại Lotteria, bạn có thể mua gà rán, đồ uống và khoai tây riêng, với mức giá cho mỗi loại sản phẩm là tách biệt Tuy nhiên, cửa hàng có cung cấp gói combo gồm tất cả các đồ ăn nói trên, với mức giá rẻ hơn nhiều so với việc mua từng thứ riêng lẻ.

PHÀN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN CUỐI BÀI

Câu hỏi của bạn Thành Đạt

1 Iphone từ dòng IphoneX trở đi đã tách cục sạc và airpods ra để bán riêng với điện thoại và đã bị chỉ trích hết sức nặng nề, bị nhiều tờ báo và người tiêu dùng gọi là “con rặc tư bản, giết ví không dao" Đánh giá chiến lược này của Apple và đề xuất một chiến lược mới để Apple bớt ăn gạch.

Thứ nhất, iphone không bao giờ bán kèm theo airpods Thứ hai, vì iphone đổi cục sạc nâng cấp linh kiện lên sạc nhanh 20W Vậy nên từ đó hãng đã đưa ra vấn đề (cần sạc nhanh cho dòng điện thoại mới sau này) đồng thời giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề Thứ ba, trước khi ra mắt iPhone X, Apple đã lựa chọn loại bỏ giắc 3.5mm từ sớm trên iPhone 7 để giúp người dùng quen dần với sự thay đổi có phần đột ngột này.

Bên cạnh đó, với một góc nhìn khác, việc loại bỏ cục sạc và tai nghe miễn phí khỏi hộp iPhone là vì môi trường, hãng có thể giúp giảm chất thải điện tử và tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên.

Tổng kết lại, việc loại bỏ cục sạc và tai nghe tặng kèm hứa hẹn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy ngành công nghiệp tiến lên và chuyển dịch sang một xu hướng mới Ai biết đâu, xu hướng của tương lai sẽ là sạc không dây hoàn toàn và không còn các cục sạc có dây truyền thống?

2 Khi mua 1 chai xà phòng OMO 100ml thì giá là 50.000 còn mua 300ml thì giá chỉ 100.000 còn mua cả 1lit thì chỉ 200.000 Có thể nói là doanh nghiệp đã bán lỗ không? Tại sao doanh nghiệp lại chọn chiêu thức bản như vậy?

Một khi doanh nghiệp đã đưa một sản phẩm nào đó ra thì trường thì đã trải qua các giai đoạn phân tích giá cả trên thị trường để đưa ra những mức giá phù hợp và chắc chắn không thể làm cho doanh nghiệp lỗ OMO đưa ra chiêu thức này bởi đã áp dụng chiến lược giá hiệu ứng chim mồi Hiệu ứng chim mồi mang đến cho bạn sự lựa chọn thứ ba có giá trị cao hơn sản phẩm giá rẻ và được xem là có ưu thế Nhưng một sản phẩm khác lại có giá thành cao hơn hẳn sản phẩm có giá thành cao nhất để tạo sự bất cân xứng.

Câu hỏi của bạn Trịnh Yến Nhi

William Poundstone, tác giả sách "Vô giá: Thực hư về giá trị công bằng" đã viết:

"Con người thường phản ứng với giá cả một cách mù quáng Khác với những giả thuyết kinh tế thường gặp, khách hàng thực tế thường không xem trọng việc so sánh giữa giá cả và giá trị của hai sản phẩm A và B mà họ liên tục phỏng đoán giá trị của từng sản phẩm dựa trên tri thức của bản thân rồi đưa ra quyết định rằng sản phẩm này có "xứng đáng" với số tiền họ sắp bỏ ra hay không." Hãy nhận định đúng sai và nêu quan điểm.

Theo câu hỏi này, trong ngành marketing chỉ có phù hợp hoặc ko phù hợp, tùy theo nhận định sẽ phù hợp với ngành hàng của các doanh nghiệp tại mỗi thời điểm khác nhau

Câu hỏi của bạn Mỹ Huyền

Giá thành iphone 13 lúc mới ra giá rất cao nhưng khi sử dụng một thời gian đặc biệt là khi vừa hết bảo hành thì bị lỗi sọc màn hình xanh màn hình khi nâng cấp lên phiên bản IOS cao hơn thì đây liệu có phải là chiến lược của apple để đẩy mạnh tiêu thụ iphone 14 hay nó đang tự mình gây ảnh hưởng đến sự tin cậy của khách hàng vào sản phẩm ở phân khúc cao cấp.

Từ giữa tháng 8, nhiều người dùng phản ánh trên mạng xã hội việc chiếc iPhone

13 Pro/Pro Max của khách hàng gặp lỗi xanh, tím, giật chớp màn hình Trùng hợp, vấn đề xuất hiện sau bản cập nhật iOS 15.6 Tuy nhiên, theo các trung tâm sửa chữa, đây không phải lỗi phần mềm và buộc phải thay thế phần cứng Đến nay, nhiều chiếc iPhone 13 Pro/Pro Max vẫn tiếp tục xuất hiện lỗi như trên Vấn đề xảy ra ngẫu nhiên trên các thiết bị, không phân biệt phiên bản phần mềm Tới nay hãng vẫn không có nhiều phản hồi về vấn đề này Nhưng theo góc nhìn khách quan của nhóm mình, đây chỉ là một vấn đề phần cứng của nhà sản xuất, không liên quan đến chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ iPhone 14 Đồng thời, phần nào đó hãng cũng làm một nhóm khách hàng lung lay về việc an tâm chọn mua lại iPhone.

Câu hỏi của bạn Phương Cúc

Brand value là thứ quyết định giá trị tài chính mà thương hiệu tạo ra cho công ty trên thị trường Vậy brand value có gì khác so với brand equity? Và làm thế nào để xây dựng giá trị thương hiệu khi nguồn tài chính không đủ?

-Brand equity (tài sản thương hiệu) khác với brand value (giá trị thương hiệu). Brand equity lấy trọng tâm, xuất phát từ khách hàng của thương hiệu đó, vì tài sản thương hiệu có được từ nhận thức, trải nghiệm, cảm xúc và mối liên hệ của người tiêu dùng liên quan đến thương hiệu Mặt khác, brand value là thứ quyết định giá trị tài chính mà thương hiệu tạo ra cho công ty trên thị trường Bên cạnh đó, Brand equity không có sẵn, nó được tạo ra hoặc phát triển bởi công ty trong một khoảng thời gian, thông qua các sản phẩm của họ, không dễ thay thế Thật vậy, thương hiệu được công nhận là tên thứ hai cho chính mặt hàng đó, vì chất lượng và độ tin cậy Ngược lại, brand value là một yếu tố quan trọng để đo lường thiện chí và giá trị của công ty.

- Doanh nghiệp muốn xây dựng giá trị thương hiệu khi nguồn tài chính không đủ trước hết phải tạo ra một sản phẩm tốt, cùng với đó là những câu chuyện, thông điệp của sản phẩm mang lại để chiếm được niềm tin ban đầu của khách hàng sẽ tạo ra một kết nối mạnh mẽ đối với thương hiệu Những yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là cách thiết kế logo, cách đặt tên cho thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu.

Ngày đăng: 01/03/2024, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w