Vì vậy, vấn đề ở đây là các ngân hàng thương mạinếu muốn cạnh tranh bền vững cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm cho mục đíchhuy động vốn đặc biệt là huy động qua tiền gửi từ các sản ph
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Thông tin khái quát
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(với tên giao dịch bằng tiếng Anh là
Asia Commercial Joint Stock Bank), hay thường được gọi tắt là Ngân hàng Á
Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm
1993 do ông Nguyễn Quang Phúc đảm nhiệm chức vụ Chủ Tịch HĐQT Hiện nay chức vụ này do ông Trần Huy Hùng đảm nhiệm.
Vốn điều lệ: 27.019.480.750.000 đồng (dựa theo báo cáo thường niên của Ngân Hàng TMCP Á Châu năm 2021).
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình hình thành và phát triển
ACB được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp vào ngày
24 tháng 4 năm 1993 và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993.
ACB chính thức đi vào hoạt động vào ngày 4 tháng 6 năm 1993.
Hình 1 – Logo của Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Cổ phiếu bắt đẩu được đưa vào giao dịch từ ngày 21 tháng 11 năm 2006.
Sau đó vào ngày 20 tháng 11 năm 2020 ACB chuyển sang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và được đưa vào giao dịch từ ngày 9 tháng 12 năm 2020.
ACB bắt đầu khai trương đi vào hoạt động từ ngày 4 tháng 6 năm 1993.
Nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.”
Hướng về khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân.
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa
Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện
Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng diện rộng và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện)
Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở
Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, và trở thành cổ đông chiến lược của ACB
Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm
2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010
Thành lập Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL)
Phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008) Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai Được Nhà nước Việt Nam tặng hai Huân chương Lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2015: Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất
Trang| 12 Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hê ˆ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhâ ˆn Viê ˆt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhâ ˆn năng lực thử nghiê ˆm và hiê ˆu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005
Sự cố tháng 8 năm 2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8, nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian ngắn sau đó, và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm
Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 10,3% và 4,3%.
Nợ xấu của ACB được kiểm soát dưới mức 3% Quy mô nhân sự cũng được tinh giản ACB thực hiện lộ trình tái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm, hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05 tháng 01 năm 2015), hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao
Năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênh phân phối, (ii) hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn 1), (iii) hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở;đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (priority banking), quản lý bán hàng (customer management system), v.v nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm 2016, ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu như chuyển đổi hệ thống core chứng khoán ACBS; cải tiến các chương trình CLMS, CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống các máy ATM, website ACB, gia tăng tiện ích, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, v.v Ngoài ra, ACB tiếp tục hoàn thành các dự án chiến lược như (i) ngân hàng giao dịch, (ii) ngân hàng ưu tiên, (iii) xây dựng quy trình kinh doanh – ACMS (giai đoạn 1), v.v nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Và đặc biệt, trong năm ACB tái cấu trúc thành công tổ chức và mô hình hoạt động, hiệu quả hoạt động của kênh phân phối tăng, tổ chức tại Hội sở được tinh gọn hơn.
Năm 2017, ACB tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đạt kết quả khả quan về hoạt động vận hành và chất lượng dịch vụ khách hàng Tăng 20% hiệu suất nhân viên Giảm 50% lỗi nghiệp vụ Mức độ hài lòng của khách hàng tăng đều qua các năm và được đánh giá thuộc nhóm các ngân hàng dẫn đầu về chất lượng dịch vụ trên thị trường Thực hiện Kế hoạch kiện toàn tổ chức và hoạt động mạng lưới theo mô hình vùng và cụm. Điều chỉnh, phân bố lại địa bàn kinh doanh và mở rộng mạng lưới tại các thị trường tiềm năng Hiệu quả hoạt động kinh doanh của mạng lưới kênh phân phối năm 2017 tăng cao hơn so năm 2016, trên 94% đơn vị hoạt động có lãi. Nguồn nhân lực tiếp tục được tái cấu trúc theo hướng tập trung nhân sự cho hoạt động kinh doanh trực tiếp, có năng lực và hiệu suất cao, phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực kế thừa
Thành tích của Ngân hàng TMCP Á Châu
Cho đến nay Ngân hàng ACB đã đạt được rất nhiều giải thưởng hàng đầu trong lình vực ngân hàng, bao gồm:
"Ngân hàng TMCP của năm tại Việt Nam" và "Ngân hàng TMCP vững mạnh nhất Việt Nam" từ tạp chí The Banker thuộc Financial Times năm 2020.
"Ngân hàng TMCP tốt nhất về phục vụ khách hàng cá nhân năm" từ tạp chí Global Banking & Finance Review năm 2020.
"Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" từ Euromoney (2020).
"Ngân hàng có chất lượng dịch vụ cao và năng lực tài chính vững chắc nhất Việt Nam" từ Vietnam Report (2020).
"Ngân hàng kỹ thuật số tiên phong tại Việt Nam" từ The Asset Triple A Digital Awards (2020).
"Ngân hàng số tiên tiến nhất Việt Nam" từ tạp chí Euromoney năm 2019.
"Ngân hàng số tiên tiến nhất Việt Nam" từ tạp chí Vietnam Economic Times năm 2019.
"Ngân hàng trực tuyến tốt nhất Việt Nam" từ Agribanking.vn năm 2019. "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam" từ The Asian Banker (2019).
"Ngân hàng kỹ thuật số hàng đầu tại Việt Nam" từ IDC Financial Insights (2019).
"Ngân hàng của năm tại Việt Nam" từ tạp chí Asiamoney năm 2018.
"Ngân hàng thông minh hàng đầu tại Việt Nam" từ Asian Banking & Finance (2018).
"Ngân hàng có phần mềm quản lý tài sản tốt nhất Việt Nam" từ TheAsian Banker (2018).
Nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu
Những sản phẩm mà Ngân hàng ACB cung cấp cho khách hàng có thể được kể đến như sau:
Huy động vốn: bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Sử dụng vốn, cung cấp tín dụng, đầu tư và hùn vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Các dịch vụ trung gian như: thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Các dịch vụ quản lý tiền mặt, các hoạt động tư vấn tài chính và ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu
Trang| 18 Đại hội đồng cổ đông
Các ủy ban Văn phòng HĐQT
Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp
Khối thị trường tài chính
Khối quản lý rủi ro Khối vận hành
Khối quản trị nguồn nhân lực
Khối quản trị hành chánh
Khối CNTT Khối tài chính Khối ngân hàng số
Ban định giá tài sản
Các chi nhánh và phòng giao dịch Ban chiến lược
Ban kiểm tra kiểm soát Ban đảm bảo chất lượng
Phòng quan hệ quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng
NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Mô tả nghiệp vụ huy động tiền gửi qua tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ huy động tiền gửi qua tiết kiệm
Nghiệp vụ huy động tiền gửi qua tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu là quá trình mà Ngân hàng ACB tiến hành thu hút các khoản tiền gửi từ khách hàng bằng cách sử dụng sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của mình Từ đó sử dụng khoản vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng để thực hiện cấp các khoản vay cho những khách hàng có nhu cầu vay, và đồng thời nghiệp vụ này cũng góp phần tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
2.1.2 Quy trình huy động tiền gửi qua tiết kiệm
Quy trình được bắt đầu bằng việc khách hàng tới các chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng TMCP Á Châu và yêu cầu mở tài khoản tiết kiệm. Nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm tiết kiệm khác nhau và các quyền lợi đi kèm Từ đó khách hàng có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn gói tiết kiệm phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của bản thân.
Sau khi quyết định mở tài khoản tiết kiệm, khách hàng sẽ cần đăng ký, cung cấp thông tin cá nhân và yêu cầu của mình Bên cạnh đó, khách hàng sẽ phải đưa số tiền muốn gửi vào tài khoản tiết kiệm và thời gian gửi.
Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, ngân hàng ACB sẽ cung cấp cho khách hàng các tài liệu và giấy tờ để chứng thực việc thực hiện mở tài khoản tiết kiệm. Một số tài liệu này bao gồm giấy khai báo thông tin cá nhân, hợp đồng hoặc giấy cam kết gửi tiền, và giấy tờ khác liên quan.
Sau khi khách hàng hoàn tất các thủ tục, ngân hàng ACB sẽ tiếp nhận số tiền của khách hàng và ghi nhận vào tài khoản tiết kiệm Số tiền này sẽ được ngân hàng TMCP Á Châu sử dụng như một khoản vốn cho các mục đích kinh doanh của mình, bao gồm cho vay và đầu tư với mục tiêu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Trong quá trình gửi tiền, khách hàng có thể theo dõi số dư và lãi suất tích lũy trong tài khoản tiết kiệm của mình thông qua các kênh thanh toán và dịch vụ trực tuyến của ngân hàng ACB.
Khi thời gian gửi tiền kết thúc, khách hàng có thể quyết định rút toàn bộ hoặc giữ lại một phần số tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm để tiếp lục sinh lời Ngân hàng TMCP Á Châu sẽ tiến hành thanh toán số tiền này cho khách hàng theo yêu cầu.
2.1.3 Quy chế thực hiện huy động tiền gửi qua tiết kiệm Để tiến hành thực hiện huy động tiền gửi qua tiết kiệm, Ngân hàng ACB cần phải tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn về phía khách hàng thì cần phải tuân theo các điều khoản quy định do Ngân hàng ACB đưa ra.
Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu gửi tiền qua hình thức tiết kiệm.
Tuân thủ các quy định về giao dịch tài chính của ACB.
Tiết kiệm không kỳ hạn: Khách hàng có thể gửi và rút tiền bất cứ khi nào mà không cần tuân theo khoản thời gian nhất định.
Tiết kiệm có kỳ hạn: Khách hàng gửi tiền và thỏa thuận khoản thời gian gửi hàng ngày, từ 1 tháng trở lên Rút tiền trước thời hạn có thể áp dụng các khoản phí/tỷ lệ lãi suất phạt tùy theo quy định của ACB.
Các khoản tiền gửi qua tiết kiệm sẽ được tính lãi suất hàng tháng hoặc cuối kỳ tuỳ thuộc vào loại tiết kiệm và thỏa thuận ban đầu.
Mức lãi suất được ngân hàng công bố và có thể thay đổi tùy theo biến động thị trường và quy định của NHNN.
2.1.3.4 Quy trình gửi và rút tiền::
Khách hàng có thể gửi tiền qua các phòng giao dịch của ACB hoặc thông qua dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking.
Rút tiền tiết kiệm có thể được thực hiện tại các phòng giao dịch hoặc thông qua các kênh trực tuyến. Đối với rút tiền trước thời hạn, khách hàng phải tuân thủ quy định của ACB và có thể phải chịu các khoản phí/kỳ hạn lãi suất phạt.
2.1.3.5 Bảo mật và bảo vệ thông tin khách hàng:
ACB cam kết bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân của NHNN.
Khách hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của thông tin đó.
Việc truy cập và sử dụng dữ liệu khách hàng chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có quyền hạn và được đào tạo.
Phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi qua tiết kiệm tại Ngân hàng ACB
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi và vay các
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng tài sản của Ngân hàng ACB tăng dần qua từng năm với cơ cấu tăng trưởng hợp lý và bền vững Năm 2020, tổng tài sản tăng lên 444.530 tỷ đồng tương ứng với 15,91% so với năm 2019. Năm 2021, tổng tài sản lại tiếp tục với xu hướng tăng lên 527.770 tỷ đồng tương ứng 18,72% so với năm 2020 Điều này xảy ra tương tự với nguồn vốn
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu tiền gửi của khách hàng chiếm phần lớn tỷ trọng trong nguồn vốn và tăng dần theo năm Điều này là tín hiệu tích cực cho sự gia tăng khối lượng nguồn vốn của ngân hàng, Khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, ngân hàng có thể sử dụng số tiền này để cho vay cho các khách hàng khác hoặc đầu tư vào các dự án kinh doanh Điều này giúp tăng cường nguồn vốn của ngân hàng và cung cấp tài nguyên tài chính cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2.2.2 Phân tích huy động tiền gửi
Tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân lên đến 80% trong tổng huy động Trong năm 2021, trước áp lực về việc giảm lãi suất huy động, ACB đã
Hình 2 - Tốc độ tăng trưởng của tiền gửi khách hàng trong giai đoạn 2017 – 2021 của Ngân hàng TMCP ACB Bảng 1 – Phân tích tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2019 – 2021 tiến hành đưa ra hàng loạt các sản phẩm hoặc chương trình ưu đãi phù hợp với từng phân khúc khách hang với lãi suất cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh ngân hàng số với mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn so với tiền gửi tại quầy Huy động không kỳ hạn tăng trưởng ấn tượng với mức 27%, đưa tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn từ 22% lên 25% trên tổng tiền gửi, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn và cải thiện biên sinh lời Đối với năm 2020, quy mô tiền gửi của khách hàng tăng 45 nghìn tỷ đồng, con số này tương đương với tăng 15% so với năm 2019. Quy mô huy động tiền gửi vào cuối năm 2019 đạt được 308 ngàn tỷ đồng, tương đương với tăng 38 ngàn tỷ đồng (+14%) Kết quả mà ACB đạt được trong giai đoạn 2019 – 2021 là nhờ việc ngân hàng đã không ngừng nỗ lực trong việc đưa ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh trạnh so với thị trường, ACB cũng liên tục mở rộng thêm nhiều mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nhằm mục đích đưa dịch vụ và các sản phẩm của ngân hàng đến gần hơn với người dân.
Tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân lên đến 80% trong tổng huy động Trong năm 2021, trước áp lực về việc giảm lãi suất huy động, ACB đã tiến hành đưa ra hàng loạt các sản phẩm hoặc chương trình ưu đãi phù hợp với từng phân khúc khách hang với lãi suất cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh ngân hàng số với mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn so với tiền gửi tại quầy Huy động không kỳ hạn tăng trưởng ấn tượng với mức 27%, đưa tỷ trọng tiền gửi không
Hình 3 – Tỷ lệ phần trăm huy động tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2017 – 2021 kỳ hạn từ 22% lên 25% trên tổng tiền gửi, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn và cải thiện biên sinh lời Đối với năm 2020, huy động không kỳ hạn tăng trưởng với mức 30%, chiếm 22% trên tổng huy động Còn lại năm 2019, ACB đã đạt mức tăng trưởng huy động không kỳ hạn là 25% chiếm 19% trên tổng huy động.
NHẬN XÉT VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Những thành tựu mà Ngân hàng TMCP Á Châu đạt được
Trong giai đoạn 2019 – 2021 Ngân hàng ACB đã không ngừng nỗ lực trong việc tăng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng từ tiết kiệm qua từng năm ACB đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như tận dụng lợi thế ngân hàng bán lẻ tập trung vào khách hàng cá nhân, doanh nghiệp để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kèm theo mức lãi suất linh hoạt để đáp ứng được phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường qua từng mốc thời gian cùng với các điều khoản có lợi cho khách hàng, và phát triển hệ thống ngân hàng số Năm 2020 là một năm cả nước phải đối diện với đại dịch “COVID-19” vô cùng khó khăn,nhưng với những nỗ lực cố gắng của ban điều hành và nhân viên nên đối vớiACB thì năm 2020 lại là một năm tăng trưởng rất tốt bởi hầu hết các chỉ tiêu tài chính thực hiện đều vượt so với kế hoạch ngân hàng đã đề ra từ đầu năm.
Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
3.2.1 Những mặt còn hạn chế
Tuy là theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2019 – 2021 tình hình huy động tiền gửi của ngân hàng ACB tăng dần theo năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại không ổn định cụ thể như vốn huy động trong năm 2021 lại tăng 1 lượng thấp hơn so với các năm trước, nhưng ACB vẫn thuộc tốp 3 có tốc độ tăng tiền gửi bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2017-2021 Trong bối cảnh lãi suất huy động trên thị trường có sự điều chỉnh giảm theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguồn tiền gửi huy động có kỳ hạn có xu hướng tăng trưởng
Trang| 24 chậm Đối với năm 2019, huy động tiền gửi tăng 14% thấp hơn so với kế hoạch là 15%.
Ngoài ra, chính sách lãi suất tại ngân hàng ACB chưa thực sự là đủ cạnh tranh so với các ngân hàng TMCP khác trên thị trường hiện tại Lãi suất của ngân hàng mặc dù đã linh hoạt hơn nhưng vẫn chưa thay đổi kịp so với yêu cầu của thị trường Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thu hút tiền gửi của ngân hàng. Đối với hình thức gửi có kỳ hạn, ACB áp dụng mức lãi suất 7,4%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 1 năm TPbank là 8,35%/năm và của Sacombank là 7,6%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Lãi suất không kỳ hạn của ACB là 0,05%/năm, đối với Sacombank là 0.1%/năm và TPBank là 1%/năm.
Các nguyên nhân gây ra mặt hạn chế này đến từ việc các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Á Châu chủ yếu cạnh tranh với các ngân hàng khác bằng lãi suất, nhưng cách thức gửi tiền và rút tiền tuy nhiên còn có nhiều bất cập và gây khó khăn cho khách hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn có sự hạn chế về thời gian Vì thế ngân hàng cần có thêm những chính sách làm việc trong giờ hành chính và chế độ cho nhân viên tại các chi nhánh và sở giao dịch Đồng thời, quy trình giao dịch của ngân hàng còn chưa đồng nhất, thủ tục rườm rà và năng suất lao động thấp ảnh hưởng đến niềm tin khách hàng.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng TMCP Á Châu còn tồn tại những nguyên nhân khách quan như sau:
Nền kinh tế nước Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên chưa kiểm soát tốt được lạm phát vì thế nên đồng VNĐ cũng trở nên mất giá trên thị trường, nên thay vì gửi tiết kiệm thì người dân sẽ ưu tiên đầu tư và tích trữ.Bên cạnh đó, người dân Việt Nam có thói quen là sử dụng tiền mặt để thanh toán nên họ cũng không có nhiều hiểu biết về các sản phẩm của ngân hàng.
Ngoài ra, với sự mở cửa của nền kinh tế hiện nay ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài có tên tuổi xâm nhập vào thị trường Việt Nam Điều này khiến ngân hàng ACB vừa phải cạnh tranh trong nước và cả ngoài nước.