1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỎ CÁT TRÊN SÔNG TIỀN, ĐOẠN THUỘC THỊ TRẤN THƯỜNG THỚI TIỀN, HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

396 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Mỏ Cát Trên Sông Tiền, Đoạn Thuộc Thị Trấn Thường Thới Tiền, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp
Trường học Công Ty Cổ Phần Hải Đăng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 396
Dung lượng 14,39 MB

Nội dung

Trang 1 ---  --- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH MỎ CÁT TRÊN SƠNG TIỀN, ĐOẠN THUỘC THỊ TRẤN THƯỜNG THỚI TIỀN, HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP Đị

Trang 1

-  -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của Dự án ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỎ CÁT TRÊN SÔNG TIỀN, ĐOẠN THUỘC THỊ TRẤN THƯỜNG THỚI TIỀN, HUYỆN HỒNG NGỰ,

TỈNH ĐỒNG THÁP Địa chỉ: Thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

ĐỒNG THÁP, NĂM 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của dự án 1

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 14

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 16

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 19

Chương 1 35

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 35

1.1 Thông tin về dự án 35

1.1.1 Tên dự án 35

1.1.2 Tên chủ dự án 35

1.1.3 Vị trí địa lý 36

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 52

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 59

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 66

1.4.1 Lựa chọn hệ thống khai thác 66

1.4.2 Lựa chọn phương tiện, thiết bị công nghệ thi công khai thác cát tại mỏ 68

1.4.3 Công nghệ, thiết bị khai thác 70

1.4.4 Hoạt động thi công khai thác 75

1.4.5 Hoạt động vận tải mỏ 78

1.4.6 Hoạt động vận chuyển sản phẩm sau khai thác 78

1.4.7 Công nghệ phụ trợ 79

1.4.8 Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng 80

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 81

1.5.1 Mô tả các biện pháp tổ chức thi công 81

1.5.2 Vị trí và phương án mở vỉa 82

1.5.3 Kế hoạch khai thác 83

1.5.4 Kỹ thuật an toàn thi công khai thác 83

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 90

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 90

1.6.2 Vốn đầu tư 90

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 91

Chương 2 94

Trang 4

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG 94

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 94

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 94

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 94

2.1.2 Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận 105

2.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội 112

2.1.4 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 113

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 114

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 124

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 124

Chương 3 126

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 126

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng cơ bản 127

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 127

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 137

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành khai thác mỏ 139

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 139

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 201

3.3 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn kết thúc khai thác mỏ 224

3.3.1 Đánh giá, dự báo các tác động 224

3.3.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 225

3.4 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 226

3.4.1 Kế hoạch thực hiện các công trình, biện pháp BVMT 226

3.4.2 Dự toán kinh phí đối với các công trình, biện pháp BVMT 228

3.4.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT 230

3.5 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 232

Trang 5

Chương 4 234

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 234

4.1 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản 234 4.1.1 Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường 234

4.1.2 Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường 240

4.1.3 Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án 244

4.1.4 Tính toán chỉ số phục hồi đất 245

4.2 Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 245

4.2.1 Thiết kế, tính toán khối lượng công việc công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường 245

4.2.2 Kế hoạch thực hiện 249

4.2.3 Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 250

4.2.4 Danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường 251

4.2.5 Thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 252

4.2.6 Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 252

4.3 Kế hoạch thực hiện 255

4.3.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 255

4.3.2 Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường, kế hoạch giám sát chất lượng công trình 256

4.3.3 Kế hoạch tổ chức, giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung của các phương án cải tạo phục hồi môi trường 258

4.3.4 Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận 258

4.4 Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 259

4.4.1 Dự toán chi phí cải tạo phục hồi môi trường 259

4.4.2 Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 271

Chương 5 272

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 272

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 272

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 286

Chương 6 290

Trang 6

KẾT QUẢ THAM VẤN 290

I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 290

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 290

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 291

II THAM VẤN CHUYÊN GIA 292

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 293

1 Kết luận: 293

2 Kiến nghị: 294

3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 294

TÀI LIỆU THAM KHẢO 296

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

A - ATLĐ : An toàn lao động

B - BGTVT : Bộ Giao thông vận tải

- BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

- CTPHMT : Cải tạo, phục hồi môi trường

Đ - ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

- ĐTNĐ : Đường thủy nội địa

- ĐTXD : Đầu tư xây dựng

- NTSH : Nước thải sinh hoạt

P - PCCC : Phòng cháy chữa cháy

- QLMT : Quản lý môi trường

T - TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 8

- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

- TNMT : Tài nguyên môi trường

- TT : Thông tư

- TTg : Thủ tướng

U - UBND : Uỷ ban Nhân dân

- UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Ư - ƯPSC : Ứng phó sự cố

W - WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 1: Tiến độ thực hiện của Dự án 35

Bảng 1 2: Tọa độ các điểm khép góc khu vực dự án 36

Bảng 1 3: Thống kê bồi tụ bãi bồi Thường Thới Tiền 39

Bảng 1 4: Thống kê diễn biến cồn Thường Thới Tiền 39

Bảng 1 5: Thống kê diễn biến cù lao Long Khánh 40

Bảng 1 6: Các bến đò/phà quanh khu vực Dự án 42

Bảng 1 7: Các khu vực nuôi cá lồng bè gần khu vực dự án 44

Bảng 1 8 Bảng tính chiều dày cát trung bình theo khối tính trữ lượng 50

Bảng 1 9 Bảng tính trữ lượng cát thực tế của mỏ 50

Bảng 1 10 Bảng tính trữ lượng cát đến cốt khai thác -15m 50

Bảng 1 11 Các hạng mục công trình của dự án 52

Bảng 1 12: Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu phục vụ công tác khai thác cát trong 3 tháng cuối năm 60

Bảng 1 13: Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu phục vụ công tác khai thác cát 60

Bảng 1 14: Bảng tổng hợp thành phần độ hạt cơ bản 62

Bảng 1 15: Bảng tổng hợp thành phần khác 62

Bảng 1 16 Bảng tổng hợp thành phần khoáng vật theo cấp hạt 64

Bảng 1 17 Bảng tổng hợp hệ số trầm tích của cát 64

Bảng 1 18 Bảng tổng hợp kết quả mẫu đầm nện 65

Bảng 1 19 Bảng tổng hợp thành phần hóa học của cát 65

Bảng 1 20 Các phương pháp di chuyển ghe hút ứng với phương pháp định vị 67

Bảng 1 21 Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác 67

Bảng 1 22: Danh mục máy móc thiết bị chính và phụ trợ 80

Bảng 1 23 Bảng phân kỳ kế hoạch khai thác mỏ theo tháng 83

Bảng 1 24: Tiến độ thực hiện dự án 90

Bảng 1 25 Tổng mức đầu tư dự kiến 91

Bảng 1 26: Tổng hợp nhu cầu lao động phục vụ khai thác mỏ 91

Bảng 2 1: Thành phần hạt lớp đất bờ sông 98

Bảng 2 2: Tính chất cơ lý lớp đất bờ sông 99

Bảng 2 3: Đặc trưng nhiệt độ tại khu vực dự án 101

Bảng 2 4: Độ ẩm tương đối trung bình tháng qua các năm 102

Bảng 2 5: Lượng mưa trong tháng qua các năm 103

Bảng 2 6: Số giờ nắng trong tháng qua các năm 104

Trang 10

Bảng 2 7: Mực nước sông Tiền tại trạm thủy văn Tân Châu 107

Bảng 2 8: Tổng lượng dòng chảy mùa lũ và mùa kiệt trạm Tân Châu 108

Bảng 2 9: Đặc trưng mực nước tại các trạm đo 109

Bảng 2 10: Vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án 114

Bảng 2 11 Kết quả đo đạc môi trường vi khí hậu khu vực dự án 116

Bảng 2 12: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án 116

Bảng 2 13: Chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực dự án 117

Bảng 2 14: Chất lượng môi trường trầm tích tại khu vực dự án 118

Bảng 2 15: Đối tượng bị tác động và các yếu tố nhạy cảm về môi trường 124

Bảng 3 1: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và đối tượng, quy mô tác động môi trường gây ra bởi dự án trong giai đoạn chuẩn bị 128

Bảng 3 2: Khối lượng dầu DO sử dụng tối đa trong giai đoạn chuẩn bị 129

Bảng 3 3: Tải lượng và nồng độ ô nhiễm từ thiết bị thi công sử dụng dầu DO 130

Bảng 3 4: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải và đối tượng bị tác động giai đoạn xây dựng cơ bản tại dự án 132

Bảng 3 5: Mức ồn các thiết bị thi công trong giai đoạn thi công xây dựng cơ bản 133

Bảng 3 6: Ước tính mức ồn từ các thiết bị thi công theo khoảng cách tính từ vị trí đặt thiết bị tại dự án 134

Bảng 3.7: Ước tính mức ồn từ toàn bộ các thiết bị thi công theo khoảng cách 134

Bảng 3 8: Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn khai thác mỏ 140

Bảng 3 9: Tải lượng và nồng độ ô nhiễm từ thiết bị thi công sử dụng dầu DO trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2024 142

Bảng 3 10: Tải lượng và nồng độ ô nhiễm từ thiết bị thi công sử dụng dầu DO trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2024 143

Bảng 3 11: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong nước thải sinh hoạt trên 01 thiết bị khai thác tại Dự án 144

Bảng 3 12: Ước tính khoảng cách lan truyền chất lơ lửng 148

Bảng 3 13: Dự báo khối lượng CTNH phát sinh 157

Bảng 3 14: Các nguồn gây tác động đến môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn khai thác cát 159

Bảng 3 15: Mức ồn các thiết bị thi công trong quá trình khai thác cát 162

Bảng 3 16: Ước tính mức ồn từ 01 thiết bị khai thác theo khoảng cách tính từ vị trí đặt thiết bị 163

Bảng 3 17: Ước tính mức ồn từ các thiết bị khai thác theo nhóm và cộng hưởng tất cả thiết bị theo khoảng cách 163

Trang 11

Bảng 3 18: Thứ tự các bến đò bị ảnh hưởng theo mức độ từ cao đến thấp 165

Bảng 3 19: Các tác động đến hệ sinh thái sông trong quá trình khai thác 169

Bảng 3 20: Nguồn tác động trong giai đoạn kết thúc mỏ 224

Bảng 3 21: Dự toán kinh phí đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp BVMT 229

Bảng 3 22: Tổng hợp dự toán kinh phí xử lí môi trường trong khai thác mỏ 230

Bảng 3 23: Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức giám sát môi trường 231

Bảng 3 24: Tổng hợp mức độ tin cậy của các đánh giá trong báo cáo 233

Bảng 4 1 So sánh ưu và nhược điểm của từng phương án 239

Bảng 4 2: Kế hoạch thực hiện trồng cây chống sạt lở bờ sông 246

Bảng 4 3: Các bước trong quá trình đóng cọc theo dõi ổn định đường bờ 247

Bảng 4 4 Khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường 249

Bảng 4 5 Công trình cải tạo, PHMT và khối lượng công việc thực hiện 250

Bảng 4 6: Tổng hợp khối lượng các công tác CTPH môi trường 251

Bảng 4 7: Các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho quá trình CTPHMT 252

Bảng 4 8: Tiến độ thực hiện và chương trình kiểm tra và giám sát thực hiện cải tạo phục hồi môi trường 256

Bảng 4 9 Đơn giá tính chi phí đóng cọc theo dõi sự ổn định đường bờ 262

Bảng 4 10: Chi phí đóng cọc theo dõi sự ổn định đường bờ (Cđc) 263

Bảng 4 11: Chí phí cải tạo phục hồi môi trường ổn định đường bờ sau thuế 263

Bảng 4 12: Tính khối lượng công việc thực hiện đo vẽ bản đồ địa hình dưới nước 264

Bảng 4 13: Định mức khối lượng và đơn giá tính chi phí đo vẽ địa hình 265

Bảng 4 14: Chi phí đo vẽ địa hình đáy mỏ 265

Bảng 4 15: Tổng hợp chi phí khác của dự án 266

Bảng 4 16: Chí phí khác sau thuế tại khu vực khai thác của dự án (Mk) 267

Bảng 4 17: Chi phí hành chính để cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ 267

Bảng 4 18: Tổng dự toán kinh phí phục hồi môi trường trong khai thác mỏ 268

Bảng 4 19: Tiến độ thực hiện công tác cải tạo, phục hồi 269

Bảng 5 1: Chương trình quản lý môi trường 273

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1: Vị trí dự án trong khu vực 37

Hình 1 2 Cồn, cù lao và bãi bờ xung quanh dự án 40

Hình 1 3 Hình ảnh bãi tắm cồn Long Khánh 42

Hình 1 4: Vị trí nuôi cá lồng bè gần phạm vi dự án 45

Hình 1 5: Vị trí tương đối của dự án và các đối tượng xung quanh dự án 46

Hình 1 6: Vị trí các mỏ cát đang và các mỏ cát đã ngưng hoạt động khai thác xung quanh dự án của Dự án 47

Hình 1 7 Phạm vi khai trường 49

Hình 1 8: Sơ đồ công nghệ khai thác của dự án 72

Hình 1 9: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của xáng cạp 73

Hình 1 10: Sơ đồ hệ thống khai thác thực hiện tại khu mỏ của Dự án 75

Hình 1 11: Vị trí các điểm mở vỉa của dự án 76

Hình 1 12 Vị trí mở vỉa 82

Hình 1 13: Sơ đồ tổ chức nhân sự của dự án 93

Hình 3 1 Vị trí so sánh SSC khi có khai thác và khi không khai thác 151

Hình 3 2 Kết quả mô phỏng phù sa lơ lửng kịch bản hiện trạng mùa kiệt 151

Hình 3 3 Kết quả mô phỏng phù sa lơ lửng kịch bản khai thác cát mùa kiệt 152

Hình 3 4 Kết quả mô phỏng phù sa lơ lửng kịch bản hiện trạng mùa lũ 153

Hình 3 5 Kết quả mô phỏng phù sa lơ lửng kịch bản khai thác cát mùa lũ 154

Hình 3 6 Trình tự thiết lập mô hình 172

Hình 3 7 Khu vực dùng để phân tích kết quả tính toán 173

Hình 3 8 Kết quả phân bố vận tốc dòng chảy lúc triều lên vào mùa kiệt KB1 174

Hình 3 9 Kết quả phân bố vận tốc dòng chảy lúc triều lên vào mùa kiệt KB2 174

Hình 3 10 Kết quả phân bố vận tốc dòng chảy lúc triều lên vào mùa kiệt KB3 175

Hình 3 11 Kết quả phân bố vận tốc lúc triều xuống vào mùa kiệt KB1 175

Hình 3 12 Kết quả phân bố vận tốc lúc triều xuống vào mùa kiệt KB2 176

Hình 3 13 Kết quả phân bố vận tốc lúc triều xuống vào mùa kiệt KB3 176

Hình 3 14 Các vị trí trích xuất so sánh vận tốc KB1 và KB2 177

Hình 3 15 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T1 - mùa kiệt 177

Hình 3 16 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T2 - mùa kiệt 178

Hình 3 17 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T3 - mùa kiệt 178

Hình 3 18 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T4 - mùa kiệt 179

Hình 3 19 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T5 - mùa kiệt 179

Trang 13

Hình 3 20 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T6 - mùa kiệt 179

Hình 3 21 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T7 - mùa kiệt 180

Hình 3 22 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T8 - mùa kiệt 180

Hình 3 23 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T9 - mùa kiệt 180

Hình 3 24 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T10 - mùa kiệt 181

Hình 3 25 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T11 - mùa kiệt 181

Hình 3 26 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T12 - mùa kiệt 181

Hình 3 27 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T13 - mùa kiệt 182

Hình 3 28 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T14 - mùa kiệt 182

Hình 3 29 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T15 - mùa kiệt 183

Hình 3 30 Kết quả mô phỏng vận tốc ở khu vực nghiên cứu lúc triều xuống vào mùa lũ KB1 184

Hình 3 31 Kết quả vận tốc ở khu vực nghiên cứu lúc triều xuống vào mùa lũ KB2 184 Hình 3 32 Kết quả vận tốc ở khu vực nghiên cứu lúc triều xuống vào mùa lũ KB3 184 Hình 3 33 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T1 - mùa lũ 185

Hình 3 34 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T2 - mùa lũ 186

Hình 3 35 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T3 - mùa lũ 186

Hình 3 36 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T4 - mùa lũ 187

Hình 3 37 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T5 - mùa lũ 187

Hình 3 38 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T6 - mùa lũ 187

Hình 3 39 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T7 - mùa lũ 188

Hình 3 40 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T8 - mùa lũ 188

Hình 3 41 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T9 - mùa lũ 189

Hình 3 42 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T10 - mùa lũ 189

Hình 3 43 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T11 - mùa lũ 189

Hình 3 44 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T12 - mùa lũ 190

Hình 3 45 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T13 - mùa lũ 190

Hình 3 46 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T14 - mùa lũ 190

Hình 3 47 Diễn biến vận tốc dòng chảy qua các thời kỳ tại T15 - mùa lũ 191

Hình 3 48 Kết quả mô phỏng diễn biến đáy kịch bản hiện trạng 192

Hình 3 49 Kết quả mô phỏng diễn biến đáy sau 1 năm khai thác KB2 193

Hình 3 50 Kết quả mô phỏng diễn biến đáy sau 2 năm khai thác KB3 193

Hình 3 51: Sơ đồ nguyên nhân gây bồi lắng lòng dẫn 197

Hình 3 52: Hình minh họa vị trí nhà vệ sinh trên thiết bị thi công xáng cạp 205

Trang 14

Hình 3 53: Mô hình bể tự hoại gắn với nhà vệ sinh di động đặt trên phương tiện khai

thác 205

Hình 3 54: Sơ đồ quy trình thu gom chất thải nguy hại 210

Hình 3 55: Sơ đồ quy trình tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu 223

Hình 3 56: Cơ cấu tổ chức quản lý thi công và quản lý môi trường tại khu mỏ 232

Hình 4 1: Sơ đồ tổ chức quản lý và giám sát thực hiện cải tạo phục hồi môi trường 256

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Hiện tại, nhu cầu cung ứng cát cho các công trình trong tỉnh và các tuyến cao tốc của Trung ương tăng đột biến so với nhu cầu của những năm trước, trong khi nguồn khai thác cát có hạn Chính vì thế nhu cầu cát đang là vấn đề rất nóng và hết sức cấp bách Vì vậy, Chính phủ đã phải cấp cơ chế đặc thù để đơn giản hóa các thủ tục cấp phép Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý cấp phép thăm dò và khai thác cát, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Tỉnh thực hiện nâng công suất khai thác cát áp dụng cơ chế đặc thù căn cứ theo các nghị quyết của Chính phủ để bảo đảm cát ưu tiên phục vụ công trình phục hồi kinh tế, các dự án trọng điểm

Tiếp nhận Công văn số 935/BGTVT-CQLXD ngày 3/2/2023 của Bộ Giao thông Vận tải về việc hỗ trợ nguồn vật liệu cho cao tốc trung ương

Ngày 17/2/2023 UBND tỉnh Đồng Tháp có Công văn số 50/UBND-ĐTXD gửi

Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cung ứng nguồn cát xây dựng công trình cao tốc

Ngày 07/02/2023 Ban quản lý dự án Mỹ Thuận ban hành công văn số 279/PMUMT-ĐHDA1 về việc Hỗ trợ xác định mỏ và thủ tục mở mỏ khai thác vật liệu cát cho Nhà thầu thi công dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Ngày 30/3/2023 Bộ Giao thông Vận tải ban hành Công văn số CQLXD gửi UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thông tin nhà thầu thi công được lựa chọn

3094/BGTVT-để khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và đoạn Hậu Giang – Cà Mau

Thực hiện thông báo số 175/TB-VPCP ngày 11/5/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải

Thực hiện Công điện số 573/CĐ-TTg ngày 21/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng thông thường cho Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Công văn số 4691/VPCP-CN ngày 23/6/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc tình hình triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia trọng điểm ngành Giao thông vận tải;

Trang 16

Ngày 3/5/2023 của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận có Công văn số ĐHDA1 về việc giới thiệu đơn vị đầu mối thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác

1437/PMUMT-mở mỏ khai thác VLXD thông thường phục vụ thi công dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Trên cơ sở đó, nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về vật liệu xây phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, Công ty Cổ phần Hải Đăng (là nhà thầu thi công DATP Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025) đã có công văn số 280/KT-KH ngày 22/6/2023 gửi Ban QLDA Mỹ Thuận về việc nguồn nguyên vật liệu cung cấp xây dựng cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang và cao tốc Hậu Giang – Cà Mau Căn cứ đề nghị của Công ty Cổ phần Hải Đăng, Ban QLDA Mỹ Thuận đã có công văn số 2062/PMUMT-ĐHDA ngày 22/6/2023 gửi UBND tỉnh Đồng Tháp và Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Đồng Tháp về việc: Đề nghị hỗ trợ giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho nhà thầu thi công DATP Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Để nhanh chóng có mỏ phục vụ cho các dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 thì các bước lập, phê duyệt Đề án, Báo cáo khảo sát khoáng sản và hồ sơ khai thác mỏ thực hiện theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021, Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 và Nghị quyết số 18/NQ-

CP ngày 11/2/2022 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 8/9/2022 của Chính phủ) các Nghị quyết của Chính phủ nêu trên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết tại Văn bản số 1411/BTNMT-ĐCKS ngày 18/3/2022, Văn bản 4766/BTNMT-KSVN ngày 20/6/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v hướng dẫn khai thác khoáng sản làm VLXD TT phục vụ các dự án XDCT đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù, Công ty Cổ phần Hải Đăng đã phối hợp với Công ty CP Địa chất và Môi trường Miền Nam tiến hành khảo sát xác định trữ lượng cát trên sông Sông Tiền, thuộc Thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nhằm mục đích xác định trữ lượng và chất lượng cát có trong khu vực

Vị trí thực hiện dự án khai thác có bờ phải giáp xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, bờ trái thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, Huyện Hồng Ngự, khoảng cách với đường bờ gần nhất là 205m phù hợp với quy định tại Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai

Trang 17

đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (theo cột địa danh thuộc mục huyện Hồng Ngự của phụ lục 2)

Việc thực hiện dự án nhằm cung cấp cho nhu cầu vật liệu để thi công các tuyến đường cao tốc trọng điểm Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động và lợi nhuận cho Doanh nghiệp Góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực miền Tây Nam Bộ nói chung Ngoài ra, việc khai thác cát sông góp phần giúp khai thông luồng lạch, thuận lợi cho dòng chảy và các hoạt động giao thông trên tuyến đường thủy nội địa

Loại hình dự án: Đây là dự án mới, thuộc loại hình đầu tư khai thác khoáng sản (cát) trên sông Phân loại thuộc nhóm C (theo tiêu chí Luật Đầu tư công)

Khu vực khảo sát có diện tích 11,96ha; nằm trong quy hoạch khảo sát, khai thác cát của UBND tỉnh và không nằm trong khu vực cấm khai thác, khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khối lượng cát dự kiến khai thác 701.383m3

Theo điểm d “Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường”, khoản 4 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường, thì Dự án “Mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” thuộc Dự

án nhóm II Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của dự án là UBND tỉnh Đồng Tháp (theo quy định tại khoản 3, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường)

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2020 và các quy định pháp luật

về môi trường, Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty CP Địa chất và Môi trường Miền Nam tổ chức lập báo cáo ĐTM của Dự án Đầu tư xây dựng công trình mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”, nhằm đánh giá các tác động môi trường phát sinh do các hoạt động của dự án, dự báo các loại chất thải phát sinh, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn thực hiện dự án Báo cáo ĐTM thể hiện nhận thức và trách nhiệm của Chủ dự án về các vấn đề môi trường liên quan đến dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình Báo cáo cũng là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước

về môi trường theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ dự án trong suốt quá trình thực hiện dự

án

Trang 18

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương

- Căn cứ theo Khoản 2, Điều 5, Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 có nêu “Trong 2 năm 2022 và 2023 các nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp GPKT khoáng sản làm VLXD thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát VLXD phục vụ dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia thuộc trương trình ”

- Công văn số 50/UBND-ĐTXD, ngày 17/02/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp v/v cung cấp nguồn cát cho công trình cao tốc

- Quyết định số 828 /QĐ-UBND-HC ngày /8/2023 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp về việc Phương án phân bổ tổng lượng cát sông khai thác trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Công văn số 4766/BTNMT-KSVN ngày 20/6/2023, của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù Đây là Dự án khai thác cát sông làm vật liệu xây dựng thông thường được hưởng

cơ chế đặc thù Dựa trên các Nghị quyết Quốc hội đã cho phép nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát VLXD phụ vụ dự án (thời gian áp dụng cho từng dự

án căn cứ từng nghị quyết Quốc hội)

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Đầu tư xây dựng công trình mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”, công suất 540.000 m3/năm được lập, phê duyệt bởi Công ty Cổ phần Hải Đăng

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Dự án Đầu tư xây dựng công trình mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”, công suất 540.000 m3/năm của Công ty Cổ phần Hải Đăng hoàn toàn phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012; phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư

số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như

Trang 19

nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm

2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020

Việc triển khai dự án là hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển như sau:

- Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng, chiến lược khoáng sản công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện tại Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản, công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020;

- Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030;

- Văn bản số: 4766/BTNMT-KSVN ngày 20/6/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục

vụ các Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù

- Văn bản số: 1411/BTNMT-ĐCKS ngày 18/3/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục

vụ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn

2021-2026 được áp dụng cơ chế đặc thù

- Công văn số 280/KT-KH ngày 22/6/2023 của Công ty Cổ phần Hải Đăng gửi Ban QLDA Mỹ Thuận về việc nguồn nguyên vật liệu cung cấp xây dựng cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang và cao tốc Hậu Giang – Cà Mau

- Công văn số 2063/PMUMT-ĐHDA ngày 22/6/2023 của Ban QLDA Mỹ Thuận gửi UBND tỉnh Đồng Tháp và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp về việc:

Đề nghị hỗ trợ giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho nhà thầu thi công DATP Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Việc triển khai dự án phù hợp với quy hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Cụ thể:

Trang 20

- Vị trí khu mỏ của dự án không nằm trong khu vực cấm, tạm cấm thăm dò, khai thác cát sông căn cứ theo Quyết định số 221/QĐ-UBND.HC ngày 05/03/2013 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc công bố khu vực cấm khai thác, khu vực không đấu giá khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (cát sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

- Mỏ cát khai thác của dự án thuộc một phần thân cát C2 và với khoảng cách tới đường bờ ≥200m là phù hợp với Quy hoạch (điều chỉnh) thăm dò, khai thác, chế biến

và sử dụng khoáng sản (cát sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, được phê duyệt tại Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp; Nghị quyết số 48/2021/NQ-HĐND ngày

17/08/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc "Kéo dài thời gian thực hiện Nghị

quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân Tỉnh

về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm

2020 và Nghị quyết số 21/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân Tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho đến khi Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo quy định."

- Vị trí khu mỏ của dự án không nằm trong khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Quyết định số 1393/QĐ-UBND.HC ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát sông làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Phạm vi khu mỏ nằm ngoài tuyến luồng ĐTNĐ sông Tiền căn cứ theo Thông báo số 565/CĐTNĐ-QLKCHT ngày 12 tháng 04 năm 2019 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về việc thông báo luồng định kỳ tuyến đường thủy nội địa quốc gia Tuyến sông Tiền từ thượng lưu cảng Mỹ Tho 500m đến Biên giới Campuchia và Nhánh cù lao Long Khánh Do đó vị trí thực hiện dự án hoàn toàn phù hợp với Luật và các quy định về giao thông đường thủy nội địa cũng như Quy hoạch phát triển vận tải tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 được thông qua theo Nghị quyết số 220/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với những dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được phần lớn nguồn cung khối lượng cát cần cung cấp cho dự án xây dựng công trình DATP Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang –

Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Trang 21

Trong phạm vi bán kính 5km của Dự án tính về 2 phía thượng và hạ nguồn có các dự án khai thác khoáng sản khác đang khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

- Phía thượng nguồn dự án trong vòng bán kính 5km hiện tại không còn mỏ cát nào đang hoạt động trên sông

- Phía hạ nguồn dự án hiện tại là mỏ cát Khu 1 trên sông Tiền thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đang hoạt động trên sông theo giấy phép khai thác khoáng sản số 695/GP-UBND ngày 30/06/2023 với diện tích 23,93 ha của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp với công suất khai thác: 95.000 m3/6 tháng; Thời hạn khai thác từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2013; Cao độ đáy kết thúc khai thác: -15 m

1.4 Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp

Dự án Đầu tư xây dựng công trình mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”, công suất 540.000 m3/năm không nằm trong khu công nghiệp/khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng chống thiên tai và luật đê điều

số 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2021

Trang 22

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về việc

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước

 Thông tư:

- Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT ngày 13/01/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định kỹ thuật công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông, và đất làm vật liệu san lấp

- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án thăm dò khai thác đóng cửa mỏ khoáng sản mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản các mẫu văn bản và hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản

Trang 23

- Thông tư số 51/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án thăm dò khai thác đóng cửa mỏ khoáng sản mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản các mẫu văn bản và hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, trình tự, thủ tục đóng cửa

để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế

- Thông tư số 91/2021/TT-BTC ngày 05/4/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 của Bộ Tài chính về mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/03/2023 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

- Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết

số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025

Trang 24

- Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 08/09/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025

- Nghị quyết số 48/2021/NQ-HĐND ngày 17/08/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 08/07/2009 và Nghị quyết số 21/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp

- Nghị quyết số 58/2021/NQ-HĐND ngày 17/08/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định

đề án thăm dò, khai thác nước mặt, nước dưới đất; đánh giá tác động môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 58/2021/NQ-HĐND ngày 17/08/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định đề án thăm dò, khai thác nước mặt, nước dưới đất; đánh giá tác động môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

 Các văn bản khác:

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020;

- Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về hoạt động thăm dò, khai thác vận chuyển cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;

- Quyết định số 220/QĐ-UBND.HC ngày 05/03/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc công bố khu vực đấu giá quyền khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Quyết định số 221/QĐ-UBND.HC ngày 05/3/2013 của UBND tỉnh Đồng Tháp

về việc công bố khu vực cấm khai thác, khu vực không đấu giá khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND.HC ngày 28/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt dự án đo đạc và dự báo diễn biến lòng dẫn các đoạn sông xói lở trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Quyết định 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (cát sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm

2020

Trang 25

- Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản

- Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 29/3/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng quản lý, khai thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (phục vụ tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)”

- Công văn số 1411/BTNMT-ĐCKS ngày 18/03/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

- Quyết định số 1393/QĐ-UBND.HC ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát sông làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Thông báo số 199/TB-BTNMT ngày 12/04/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Kết luận của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên tại buổi làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp về công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh

- Công điện số 572/CĐ-TTg, ngày 21/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tháo

gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng VLXD TT cho dự án đường cao tốc Bắc –Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

- Công văn số 4766/BTNMT-KSVN ngày 20/06/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù

 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn:

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 04:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

- QCVN 43:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

- QCVN 08:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

Trang 26

- QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- QCVN 05:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 24:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- QCVN 01:2021/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- TCVN 7570- 2006 Tiêu chuẩn về cốt liệu cho bê tông và vữa (khoáng sản cát lòng sông không đáp ứng được tiêu chuẩn làm cốt liệu cho bê tông và vữa thì sử dụng làm vật liệu san lấp)

2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0312947533 do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 29/09/2014 và đăng

ký thay đổi lần thứ 4 ngày 07/06/2019

- Văn bản số 1411/BTNMT-ĐCKS ngày 18/3/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục

vụ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn

2021-2026 được áp dụng cơ chế đặc thù

- Công văn số 50/UBND-ĐTXD ngày 17/2/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp gửi

Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cung ứng nguồn cát xây dựng công trình cao tốc

- Thông báo số 78/TB-VPUBND ngày 7/3/2023 của Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn tại buổi làm việc với Ban QLDA Mỹ Thuận về cung ứng cát cho cao tốc trung ương

- Công văn số số 527/VPUBND-ĐTXD ngày 17/5/2023 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện thủ tục khai thác mỏ cung cấp cho cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau

Trang 27

- Thông báo số 286/TB-VPUBND ngày 19/6/2023 của Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn tại cuộc họp cung ứng cát cho cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau

- Thông báo số 336/TB-BTNMT ngày 20/6/2023, kết luận của Thứ trưởng BTNMT Trần Quý Kiên và Thứ trưởng BGTVT Trần Duy Lâm tại cuộc họp với UBND tỉnh Đồng Tháp v/v rà soát hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù đối với thủ tục khai thác mỏ VLSL phục vụ các dự án trọng điểm trong ngành giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

- Công văn số 4766/BTNMT-KSVN ngày 20/6/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v hướng dẫn khai thác khoáng sản làm VLXD TT phục vụ các dự án XDCT đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù;

- Công văn số 6492/BGTVT-CQLXD ngày 20/6/2023 v/v giới thiệu đơn vị đầu mối đại diện các nhà thầu thi công để thực hiện các thủ tục khai thác mỏ vật liệu cát đắp nền đường cho dự án thành phần đoạn Cần Thơ- Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau

- Căn cứ Công văn số 280/KT-KH ngày 22/6/2023 của Công ty Cổ phần Hải Đăng gửi Ban QLDA Mỹ Thuận về việc nguồn nguyên vật liệu cung cấp xây dựng cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang và cao tốc Hậu Giang – Cà Mau

- Công văn số 2056/PMUMT-ĐHDA1 ngày 22/6/2023 của Bản quản lý dự án

Mỹ Thuận v/v đơn vị đầu mối thực hiện các thủ tục liên quan đến mở mỏ khai thác VLXD TT phục vụ thi công dự án thành phần Cần Thơ-Hậu Giang và Hậu Giang-Cà Mau thuộc dự án XDCT đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025

- Công văn số 2063/PMUMT-ĐHDA ngày 22/6/2023 của Ban QLDA Mỹ Thuận gửi UBND tỉnh Đồng Tháp và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp về việc:

Đề nghị hỗ trợ giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho nhà thầu thi công DATP Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

- Công văn số 4766/BTNMT-KSVN của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 27/6/2022 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cung cấp cát tuyến đường Mỹ Thuận – Cần Thơ

- Công văn số 267/CV/KT-KH ngày 27/04/2023 về việc thông báo kế hoạch thực hiện công tác khoan thăm dò khảo sát trữ lượng vùng mỏ đoạn thuộc Thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất khu vực dự án

Trang 28

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cát trên sông Tiền đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

- Báo cáo Kinh tế kỹ thuật (Thuyết minh và bản vẽ) của Dự án Mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

- Kết quả quan trắc phân tích hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường nền khu vực dự án

- Kết quả tham vấn cộng đồng về nội dung báo cáo ĐTM của dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM

Báo cáo ĐTM của dự án Đầu tư xây dựng công trình mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” do Công ty Cổ phần Hải Đăng làm chủ đầu tư thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Xây dựng Đại Hùng Long Trình tự các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Tư vấn môi trường (TVMT) tiến hành Nghiên cứu và thu thập các tài liệu về Dự án và các tài liệu liên quan đến Dự án;

- Bước 2: TVMT lập kế hoạch và tiến hành khảo sát sơ bộ dọc tuyến khu vực dự

án và chụp ảnh thị sát Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường, tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện Dự án, các khu vực lân có khả năng chịu tác động, ảnh hưởng bởi Dự án;

- Bước 3: TVMT làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự án (bao gồm các nội dung chính của Dự án, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến cho

Dự án);

- Bước 4: TVMT tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, hệ thủy sinh ), điều tra kinh tế- xã hội và tiến hành tham vấn cộng đồng qua đăng tải thông tin điện tử của cơ quan quản lý trang thông tin điện tử UBND tỉnh Đồng Tháp; tham vấn bằng hình thức gửi văn bản xin ý kiến UBND và UBMTTQ các xã địa phương nơi thực hiện dự án

- Bước 5: Sau khi có các kết quả khảo sát môi trường và kết quả tham vấn cộng đồng tại địa phương, tham vấn cộng đồng qua đăng tải thông tin điện tử, TVMT về tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn cộng đồng, sàng lọc các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo và lập báo cáo ĐTM hoàn chỉnh;

- Bước 6: TVMT nộp báo cáo ĐTM tới chủ dự án trình nộp báo cáo ĐTM tới Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp để thẩm định và phê duyệt

- Bước 7: Giải trình báo cáo ĐTM trước Hội đồng thẩm định

- Bước 8: Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và trình UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt

Trang 31

+ Số liệu đánh giá nồng độ không khí trong khu vực dự án đã được đo đạc thực

tế tại hiện trường trong điều kiện hoạt động bình thường, có thể áp dụng để đánh giá ô nhiễm cho dự án

Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 của báo cáo

 Phương pháp liệt kê:

Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động

và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết Đối với phương pháp này, có 02 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động

Sử dụng phương pháp này nhằm nhận dạng được tất cả các yếu tố môi trường và

xã hội chịu ảnh hưởng của dự án, đồng thời cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động

sử dụng trong chương 1, 3 của báo cáo, định hướng các tác động cơ bản nhất đến môi trường không khí, nước, đất, KT-XH ở khu vực dự án

 Phương pháp so sánh

Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án

Sử dụng trong chương 2, 3 của báo cáo

 Phương pháp nhận dạng

Phương pháp này được ứng dụng qua các bước cụ thể sau:

+ Mô tả hệ thống môi trường;

+ Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường;

+ Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết

Sử dụng phương pháp này trong quá trình xây dựng báo cáo ĐTM cho phép nhận dạng các tác động sơ cấp, thứ cấp và hậu quả môi trường của dự án trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công khai thác cát và đóng cửa mỏ trong chương 3 của báo cáo

 Phương pháp đánh giá nhanh

Dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA) thiết lập để ước tính nhanh tải lượng, lưu lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm (bụi, khí thải, nước thải) do các hoạt động khác nhau của dự án, phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường, đánh giá về hiệu quả của các biện

Trang 32

pháp giảm thiểu tác động môi trường theo các chỉ dẫn kỹ thuật của WHO trong chương 3 của báo cáo

 Phương pháp mô hình hóa

Mô hình hoá được xem là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động đến môi trường Đây là phương pháp có ý nghĩ lớn nhất để dự báo khả năng lan truyền chất thải phát sinh từ dự án đến môi trường xung quanh nói chung và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân nói riêng Từ đó sẽ đề xuất biện pháp kiểm soát các ô nhiễm hiệu quả hơn

 Phương pháp phân tích hệ thống

Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải Phương pháp này được ứng dụng dựa trên cơ sở xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, các thành phần môi trường,… như các phần tử trong một hệ thống có mối quan hệ mật thiết với nhau Từ

đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động

Phương pháp này được áp dụng trong chương 3 của báo cáo

4.2 Các phương pháp khác

 Phương pháp kế thừa và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu

Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở khu vực thực hiện dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, khí tượng thủy văn, báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan Đồng thời kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, khắc phục những mặt cần hạn chế.… làm cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu và đánh giá trong chương 2; 3 của báo cáo

 Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường để xác định hiện trạng khu đất đang thực hiện dự án, các đối tượng lân cận

có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện,… Đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng thủy văn phục vụ thiết kế đúng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam Các kết quả khảo sát này được sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án (chương 2 của báo cáo)

Trang 33

 Phương pháp lấy mẫu, phân tích thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường

Phương pháp này được sử dụng để xác định hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án Phương pháp lấy mẫu và phân tích được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành trong các QCVN tương ứng trong chương 2 của báo cáo

 Phương pháp tham vấn cộng đồng và công bố thông tin

Tham vấn cộng đồng dân cư các xã nằm trong vùng thực hiện dự án và chịu ảnh hưởng tác động trực tiếp từ việc triển khai dự án nhằm giúp chủ đầu tư thu thập thêm nguyện vọng và yêu cầu của người dân; tận dụng được kiến thức bản địa để lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tác động của dự án; tạo niềm tin của cộng đồng, chính quyền

và các bên liên quan khác đối với Chủ đầu tư; hạn chế được các xung đột khi triển khai

dự án

Công bố thông tin cho phép cộng đồng tiếp cận thông tin về các khía cạnh môi trường và xã hội của các dự án

 Phương pháp sơ đồ mạng lưới:

Phân tích, đánh giá các tác động song song và nối tiếp do các hoạt động dự án gây ra và được diễn giải theo nguyên lý “nguyên nhân – hệ quả”

 Phương pháp đánh giá dòng chảy:

Ứng dụng phần mềm Mike 11 chuyên dụng mô phỏng lưu lượng, chất lượng nước, vận chuyển bùn cát và phần mềm Mike 21 sử dụng để tính toán các quá trình động lực, bùn cát để chỉnh trị dòng chảy sông nhằm đánh giá, dự báo các tác động đến thuỷ văn, địa hình, vận chuyển bùn cát khi không có dự án, sau khi có dự án khai thác

và sau khi kết thúc khai thác

 Phương pháp dự báo khả năng sạt lở bờ sông:

Ứng dụng modul Mike 21c để dự báo diễn biến xói lở khu vực nghiên cứu liên quan đến hoạt động khai thác

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án:

5.1.1 Thông tin chung:

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng công trình mỏ cát trên sông Tiền, đoạn thuộc thị

trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”

- Địa điểm thực hiện dự án: thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Hải Đăng

Địa chỉ: Số 20, đường số 22, khu phố 2, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức,

Trang 34

Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 02866523632

Người đại diện: Ông THÁI TRƯỜNG GIANG- ĐỖ ĐỨC BÌNH

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

- Quy mô:

+ Diện tích khu vực khai thác mỏ: 11,81ha

+ Trữ lượng địa chất được duyệt tính đến cost- 15m: 797.712m3, trữ lượng huy động vào khai thác tính đến cost- 15m: 797.712m3

- Công suất khai thác: 701.383m3 (tuổi thọ mỏ: 1 năm 3 tháng),

5.1.3 Công nghệ khai thác

Cát ở đáy sông → Phương tiện khai thác (xáng cạp dung tích gàu từ 2,5 và 7m3)

→ Phương tiện chuyên chở (sà lan, tàu kéo) → Phương tiện vận chuyển đến nơi tiêu thụ

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

a) Các hạng mục công trình của dự án

Đặc điểm khoáng sản là cát nằm dưới lòng sông, sử dụng thiết bị cơ giới xúc bốc trực tiếp do vậy công tác mở mỏ và chuẩn bị khai trường của dự án là lắp đặt phao báo giới hạn điểm góc diện tích khu vực khai thác và đưa máy móc thiết bị vào vị trí thực thực hiện khai thác (không thực hiện xây dựng các hạng mục công trình)

- Khu khai trường khai thác của dự án có diện tích 11,81ha

- Khu vực bãi chứa, tập kết: dự án thực hiện khai thác và bán cát trực tiếp trên sông nên Công ty không sử dụng bãi chứa tập kết trên bờ

- Máy móc thiết bị phục vụ khai thác: Sử dụng 4 thiết bị là phương tiện xáng cạp thực hiện khai thác

- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

+ Nhà vệ sinh và hệ thống chứa chất thải trên sà lan: 4 nhà vệ sinh tương ứng với

Trang 35

+ Trang bị phương tiện, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố: tương ứng với mỗi thiết bị khai thác trang bị: 1 bình cứu hỏa, 1 thùng cát, 1 phao quây dầu, vật liệu thấm hút (giẻ lau)

b) Các hoạt động của dự án

- Hoạt động của xáng cạp thực hiện thi công khai thác lấy cát từ đáy sông lên: sử dụng 4 thiết bị xáng cạp, dung tích gàu từ 2,5 - 7m3

- Hoạt động đổ cát lên sà lan, hoạt động vận chuyển cát sử dụng tàu kéo sà lan

- Hoạt động của cán bộ công nhân viên tham gia khai thác

- Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)

Dư án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nằm trong nội thành, nội thị của đô thị; không xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; không sử dụng đất, đất

có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; không sử dụng đất, đất

có mặt nước của di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; không có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên; không có yêu cầu di dân, tái định cư; dự án nằm cách xa các khu dân cư tập trung, nhà dân riêng lẻ cũng như các công trình, dự án xung quanh Do đó, khi triển khai thi công khai thác ít gây ảnh hưởng tới các đối tượng trên

Kết quả khảo sát dọc tuyến sông theo phạm vi chiều dài mỏ cát của dự án cho thấy trong khu vực dự án có một số bến đò ngang hoạt động và một số yếu tố nhạy cảm có khả năng bị ảnh hưởng bởi hoạt động thi công khai thác mỏ Cụ thể:

- Tuyến sông Tiền qua khu mỏ dự án là nguồn nước mặt được sử dụng cho mục đích sinh hoạt (thông qua hệ thống xử lý nước cấp), cung cấp tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lưu thông công trình thủy

- Đoạn sông Tiền trong phạm vi khu vực dự án là khúc sông phân nhánh chảy theo chảy theo hướng gần á vĩ tuyến Tây nam - Đông bắc có chiều rộng trung bình khoảng ~2000m Đáy sông đoạn khảo sát có hình dáng chữ “U”, chiều sâu khoảng từ -3,3 đến -7,8m Vị trí dự án nằm ngay trên lòng sông Tiền (nhánh trái), tại ngã ba sông, nằm phía trên cù lao Long Khánh ở hướng Tây Bắc cù lao Cù lao Long Khánh liên tục xói đầu cù lao và phía hạ lưu cù lao xuất hiện nhiều bãi bồi nhỏ

- Vị trí dự án nằm tiếp giáp phía biên trái tuyến luồng đường thủy nội địa sông Tiền (bao gồm cả hành lang an toàn biên trái tuyến luồng ĐTNĐ) Vị trí các khu vực khai thác của dự án nằm bên ngoài tuyến luồng ĐTNĐ sông Tiền, với các khoảng cách

Trang 36

Vị trí gần nhất của dự án cách biên đường hành lang bảo vệ luồng trái khoảng 20m, cách tim luồng khoảng 120m

- Phạm vi khu vực mỏ không có bến đò ngang sông cắt qua khu vực dự án

- Khu vực nuôi cá bè có vị trí gần nhất cách dự án khoảng 958m về hướng Tây Nam (phương nằm ngang) của dự án

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:

Bảng 1 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án kèm theo các tác động

xấu đến môi trường

và trồng cây theo dõi đường

bờ, tập kết thiết

bị ra khu vực khai trường

- Hoạt động vận chuyển của tàu kéo sà lan

- Hoạt động của CBCNV

- Hoạt động vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị

- Bụi, khí thải từ vận hành thiết bị xáng cạp, tàu kéo sà lan do sử dụng nhiên liệu dầu DO

- Nước thải từ gàu múc cát, nước tràn từ

sà lan

- Rò rỉ nhiên liệu từ khoang máy

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải nguy hại (găng tay, giẻ lau, vật liệu thấm hút dính dầu thải, dầu thải)

- Tác động của tiếng ồn do vận hành thiết bị

- Khuấy động bùn cát từ đáy sông làm lan truyền bùn cát lơ lửng, gia tăng độ đục lòng sông

- Neo đậu sà lan gây cản trở không gian hoạt động lưu thông thủy trên sông

Trang 37

- Khi khai thác không theo đúng thiết

kế, quy định cho phép về cao độ, phạm

vi, trữ lượng, khoảng cách an toàn tới

bờ thì có thể gây tác động làm:

+ Sạt lở hoặc gây mất ổn định đường

bờ sông Tiền tại các khu vực mỏ khai thác

+ Sạt lở lấn sâu vào bãi bồi ven bờ, làm giảm diện tích đất bãi bồi, gây thiệt hại cho canh tác hoa màu của người dân + Địa hình bề mặt đáy không đồng nhất tạo ra các hố xoáy sâu gây xói và làm thay đổi biến động lòng dẫn sông, dẫn đến hướng dòng chảy có thể bị thay đổi

và ép sát bờ gây sạt lở

- Mâu thuẫn, xung đột giữa các công nhân khai thác, đơn vị vận chuyển cát tại phạm vi khai trường

- Rủi ro, sự cố: cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, rò rỉ nhiên liệu, tràn dầu, sự cố sạt lở bờ

- Rà soát, thanh thải

- Giám sát trầm tích, theo dõi địa hình đáy sông, độ ổn định đường bờ

- Khí thải, tiếng ồn

- Chất thải rắn thông thường

- Sự cố tai nạn giao thông thủy do va đâm trong quá trình tháo dỡ

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

Tổng hợp dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh:

Trang 38

Bảng 2 Dự báo quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

Bụi và các khí thải (SO2, NOx,

CO, HC)

Nước thải sinh hoạt 0,5 m3/ngày

NTSH gồm các thành phần ô nhiễm hữu cơ, có nồng độ vượt

QCVN 14:2008

Chất thải rắn sinh hoạt 10,5 kg/ngày

Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy (thức ăn thừa) và các loại bao gói thực phẩm (vỏ hộp xốp, nilong, vỏ lon nước, )

QCVN 14:2008 Nước chảy theo gàu

xúc cát lên sà lan chảy ngược trở lại sông

TSS (bùn), độ đục, dầu mỡ (có

khả năng)

Bụi, khí thải

Nồng độ phát tán nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013

Bụi và các khí thải (SO2, NOx,

CO, HC)

Chất thải rắn thông thường

CTR sinh hoạt: 18,9 kg/ngày

Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy (thức ăn thừa) và các loại bao gói thực phẩm (vỏ hộp xốp, nilong, vỏ lon nước, )

CTR rơi vãi từ quá trình vận chuyển:

2,9412 m3/ngày

Hỗn hợp cát khai thác rơi vãi gây tăng độ đục và lượng chất rắn lơ lửng trong nước sông

Tiền Chất thải

Trang 39

Hoạt động khai thác mỏ cát sông Tiền gây tác động môi trường khác gồm:

Bảng 3 Dự báo các tác động môi trường khác do hoạt động của dự án Giai đoạn Tác động môi trường khác Vùng có thể bị tác động

Chuẩn bị xây

dựng cơ bản Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông thủy

Khu vực dự án tổng diện tích 11,81ha

Thi công khai

thác

- Ảnh hưởng của tiếng ồn từ phương tiện thi công khai thác (74-100dBA từ khoảng cách 30m đến 1,5m)

+ Nguy cơ sạt lở đường bờ + Thay đổi diện tích bãi bồi, độ bồi tụ

- Tác động tới hệ sinh thái (phá hủy nơi cư trú một

số động vật đáy: sò, ốc, )

- Ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản

- Ô nhiễm dầu làm giảm trao đổi oxy trong nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài thủy sinh

- Ảnh hưởng tới giao thông thủy (đặc biệt là hoạt động của bến đò ngang sông gần khu dự án: bến đò Long Khánh số 2)

- Mâu thuẫn giữa các công nhân khai thác với nhau, giữa công nhân khai thác với người dân

Trong khu vực

dự án tổng diện tích 11,81ha và xung quanh về phía thượng lưu

và hạ lưu khu vực dự án

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

 Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

Chủ dự án sẽ trang bị 01 nhà vệ sinh di động trên mỗi phương tiện thi công, có két chứa nước thải dung tích từ 1,2m3 Sau đó, khi phương tiện cập bờ, thuê đơn vị có chức năng đến hút đem đi xử lý theo định kỳ (7 ngày/lần), không xả thải ra môi trường

Trang 40

 Giảm thiểu tác động đối với môi trường nước sông Tiền

- Các phương tiện khai thác được trang bị vật liệu thấm dầu: giẻ lau, thùng chứa,… để thu gom, vệ sinh dầu rơi vãi Tuyệt đối không thải đổ trực tiếp dầu mỡ, giẻ lau dính dầu xuống sông, mà phải thu gom chuyển lên bờ và hợp đồng với cơ quan có chức năng chuyển đi xử lý theo đúng quy định Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022

- Đề phòng sự cố rò rỉ hay tràn dầu ra sông: các phương tiện thi công khai thác đều dùng nhiên liệu là dầu diesel, lượng dầu được mua sử dụng đủ trong ngày, không thực hiện dự trữ dầu trên phương tiện Thùng chứa dầu sử dụng phải là thùng kín, có đóng nắp an toàn

- Đề phòng sự va chạm của các phương tiện khi di chuyển (vì có thể gây đổ thùng chứa làm dầu chảy ra sông), phải tuân thủ đi đúng tuyến luồng và báo hiệu kịp thời

- Không thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện làm rơi vãi dầu nhớt xuống sông, tránh xả nước thải trực tiếp xuống sông làm ảnh hưởng tới sinh vật

- Thường xuyên kiểm tra các thùng đựng nhiên liệu, phát hiện kịp thời sự cố rò rỉ dầu để ngăn chặn và thu hồi

5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải

- Sử dụng nhiên liệu sạch, có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%S)

- Các thiết bị, máy móc được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn quy định

- Thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian hoạt động, thời gian vận chuyển

- Thực hiện bố trí các thiết bị khai thác theo đúng Phương án khai thác đã được duyệt

5.4.3 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

 Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

- Dự án sẽ bố trí 01 thùng rác loại (V = 50L) trên mỗi phương tiện khai thác để thu gom rác thải sinh hoạt Thùng có nắp đậy kín, không rò rỉ Tổng cộng: 04 thùng

- Chủ dự án sẽ thỏa thuận hoặc ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng tại địa phương để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt khi các phương tiện cập bờ đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Điều 49 Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa

 Thu gom, xử lý CTNH

- Đối với CTNH dạng lỏng (dầu thải):

+ Trang bị 01 thùng chứa có nắp đậy kín dung tích 20 lít để thu hồi cặn dầu thải phát sinh nếu có tại thiết bị khai thác Thùng chứa đáp ứng theo đúng yêu cầu quy định

Ngày đăng: 26/02/2024, 14:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w