Dự án hiện hữu được xây dựng trên diện tích là 13.260 m2 và có các hạng mục công trình phục vụ sản xuất như: Nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng, nhà ăn công nhân, nhà xe 01, nhà bóc tách,
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY TNHH MINH THẮNG SA ĐÉC
- Địa chỉ văn phòng: Lô I-1 khu C mở rộng, KCN Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đông Tháp, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư : Ông Mã Hữu Đức
- Điện thoại: 0933 336 997 E-mail: paul.maduc@gmail.com
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1402100817 đăng ký lần đầu ngày 25/07/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 4: 12/08/2022 của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 8186873432, chứng nhận lần đầu ngày 27/12/2018; chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 16/01/2023 do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp cấp.
Tên dự án
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT CÁ VÀ MỠ CÁ TRA
Dự án nằm trong khu C mở rộng - KCN Sa Đéc; thuộc địa bàn xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà & Khu công nghiệp (HIDICO) làm chủ đầu tư KCN này có lợi thế là nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, cạnh quốc lộ 80 và Tỉnh lộ 848; ngay bên bờ sông Tiền, có cảng trọng tải 5.000 tấn, cách cầu Mỹ Thuận 15 km và thành phố Hồ Chí Minh 140 km, địa điểm dự án rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ cũng như đường bộ
Dự án được thực hiện trên Lô I-1, Khu C mở rộng, KCN Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Tổng diện tích mặt đất sử dụng là 40.752,4m 2 Trong đó:
+ Diện tích sử dụng trong giai đoạn hiện hữu (giai đoạn 1): 13.260,0 m 2 ;
+ Diện tích sử dụng trong giai đoạn mở rộng (giai đoạn 2): 27.492,4 Đất trong giai đoạn mở rộng có các vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
- Hướng Đông: Giáp với đường D1 Khu công nghiệp Sa Đéc;
- Hướng Tây : Giáp với đất cây xanh cách ly Khu công nghiệp;
- Hướng Nam: Giáp với trạm bơm chuyền của Khu công nghiệp;
- Hướng Bắc: Giáp với Công ty TNHH New Hope Đồng Tháp
Tọa độ các góc của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1 Tọa độ vị trí thực hiện dự án Điểm Tọa độ (VN 2000)
(Nguồn:Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc, năm 2022)
- Vị trí của dự án được thể hiện trong hình sau:
Hình 1.1 Vị trí dự án trong KCN Sa Đéc
Khu C mở rộng – KCN Sa Đéc
Hình 1.2 Vị trí dự án và các đối tượng xung quanh dự án
2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng Đồng Tháp (theo văn bản số 81/SXD-QLXD ngày 07 tháng 06 năm 2019
- Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, cụ thể:
+ Quyết định 750/QĐ-UBND-HC ngày 24/07/2019 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất bột cá và mỡ cá tại KCN Sa Đéc của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc do UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt;
+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3289/GXN-STNMT ngày 19/10/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp
Mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao từ khách hàng trong nước và ngoài nước, cần phải lưu hàng thành phẩm tại kho hàng khoảng 9.000 – 10.000 tấn sản phẩm Chính vì vậy, Công ty sẽ mở rộng thêm quy mô để xây dựng kho chứa hàng hóa
Khu nhà máy hiện hữu
Khu mở rộng (Giai đoạn 2) Đường D1 KCN Sa Đéc
Trạm bơm chuyền của KCN Sa Đéc Nhà dân
Nhà dân thành phẩm và phân loại các hàng thành phẩm với mục đích dễ quản lý kiểm tra và dễ vận chuyển
2.4 Quy mô dự án đầu tư
Dự án có tổng diện tích sử dụng là 40.752,4m 2 theo hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất số 42/HĐ – HIDICO giữa Công ty CP đầu tư phát triển nhà và KCN Đồng Tháp với Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc vào ngày 16/04/2019
Dự án hiện hữu được xây dựng trên diện tích là 13.260 m 2 và có các hạng mục công trình phục vụ sản xuất như: Nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng, nhà ăn công nhân, nhà xe 01, nhà bóc tách, phòng cân, cầu cân, nhà bảo vệ, trạm điện, khu lưu chứa chất thải rắn - chất thải nguy hại, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải và một số công trình phụ trợ khác Để mở rộng quy mô Nhà máy, Công ty đầu tư các hạng mục công trình trên lô đất dự trữ mở rộng bên cạnh dự án hiện hữu, có tổng diện tích 27.492,4 m 2 (hiện tại đang là khu đất trống, chủ yếu mọc các cây cỏ dại) Chủ dự án không tiến hành phá dỡ, thay đổi các công trình hiện hữu, không thay đổi công suất sản xuất của Nhà máy mà trong giai đoạn mở rộng sẽ tiến hành xây dựng các hạng mục bao gồm:
- Đầu tư xây dựng mới thêm 2 kho chứa thành phẩm trên lô đất dự trữ mở rộng: Kho thành phẩm 1 có diện tích xây dựng 6.000m 2 , công suất chứa hàng khoảng 62,5% trên tổng số hàng được lưu chứa; Kho thành phẩm 2 có diện tích xây dựng 3.600m 2 , công suất chứa hàng khoảng 37,5,5% trên tổng số hàng được lưu chứa
- Đầu tư xây dựng mới thêm các hạng mục công trình trên lô đất dự trữ mở rộng bao gồm: Nhà xe tải – khu bảo trì, sửa chữa xe tải có diện tích xây dựng 2.400m 2 ; Xưởng cơ khí có diện tích xây dựng 400m 2 ; Nhà nghỉ giữa ca có diện tích xây dựng 400m 2 ;
- Đầu tư xây dựng mới thêm các hạng mục công trình trên lô đất hiện hữu bao gồm: Nhà xe công nhân (xe 2 bánh) có diện tích xây dựng 256 m 2 ; Nhà xe ô tô có diện tích xây dựng 68,4m 2 ; Mái che khu xuất hàng có diện tích xây dựng 353,4m 2 ; Khu bóc tách mở rộng có diện tích xây dựng 48 m 2 ; Mái che khu nhà nồi hơi có diện tích xây dựng 240m 2
- Xây dựng hệ thống đường ống cấp nước, thu gom, thoát nước thải khu vực mở rộng
(Cụ thể các hạng mục công trình của dự án sau khi đầu tư xây dựng bổ sung, mở rộng diện tích dự án được thể hiện chi tiết tại Mục 5 – Chương I báo cáo)
- Quy mô của dự án đầu tư:
+ Dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí phân loại dự án đầu tư tại Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc Hội đối với dự án đầu tư mở rộng có tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng
+ Dự án thuộc nhóm II theo tiêu chí phân loại dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội và số thứ tự số 11 - Mục IV - Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường
Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 39 và điểm a, khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội.
Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư:
- Công suất sản xuất: 72.000 tấn nguyên liệu/năm (300 tấn nguyên liệu/ngày), tương đương 28.000 tấn thành phẩm bột cá, mỡ cá tra/năm; Việc thực hiện Giai đoạn 2 - mở rộng quy mô diện tích dự án để đầu tư xây dựng thêm 02 kho chứa thành phẩm và mở rộng một số hạng mục công trình phụ trợ không làm thay đổi công suất sản xuất của Nhà máy hiện hữu
- Số giờ hoạt động sản xuất trong ngày: 08 giờ/ca, mỗi ngày có 02 ca
- Số ngày hoạt động sản xuất trong năm: 240 ngày
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ xuất của dự án
Trong giai đoạn 2 mở rộng, Dự án đầu tư xây dựng thêm 02 kho chứa thành phẩm, nhà xe tải-khu bảo trì, sửa chữa xe tải, xưởng cơ khí, nhà nghỉ giữa ca, mái che khu xuất hàng, mái che khu nhà nồi hơi và các hạng mục mở rộng: nhà xe ôtô, khu bóc tách mở rộng, nhà xe công nhân (xe 2 bánh), không làm thay đổi công nghệ sản xuất của nhà máy sản xuất hiện hữu trong báo cáo ĐTM đã được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt trước đây (Quyết định số 750/QĐ-UBND-HC ngày 24/07/2019)
Cụ thể, công nghệ sản xuất của dự án như sau:
Hình 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất bột cá và mỡ cá
Thuyết minh quy trình sản xuất bột cá và mỡ cá:
Nguyên liệu đầu vào của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc là phụ phẩm từ quá trình chế biến cá tra của Công ty TNHH Hùng Vương Sa Đéc và một số đơn vị chế biến thủy sản khác trên địa bàn tỉnh Đồng tháp và các tỉnh lân cận Ước tính nguyên liệu đầu vào từ các đơn vị này trong năm đầu dự án đi vào hoạt động là 72.000 tấn nguyên liệu/năm và sản phẩm đầu ra ước tính khoảng 28.000 tấn thành phẩm/năm Nguyên liệu này được tận dụng những phần dư thừa còn lại như: đầu cá, xương cá, bong bóng cá còn lại trong quá trình chế biến cá nước ngọt nói chung và cá da trơn nói riêng để sản xuất ra bột cá và được dùng để phục vụ cho các ngành chế biến như: ngành chế biến thức ăn cho gia súc, thức ăn thủy sản,
Các công đoạn sản xuất:
Nguyên liệu đầu xương, thịt vụn :
Máy sấy Sàng tạp chất
Nguyên liệu Máy chặt Máy hấp
- Lựa loại bỏ vật liệu nhựa ( túi nylon, găng tay )
- Rải đều thịt vụn cá lên đầu xương trước khi đưa xuống hầm
- Vít tải đưa nguyên liệu dưới hầm lên máy chặt
(2) Máy chặt: băm nguyên liệu, kích cỡ sau khi băm là 3 – 5 cm, vít tải đưa qua máy hấp
(4) Máy ép : ép ra nước và xác ép
(5) Nước ép : được gia nhiệt
(6) Máy ly tâm : ra 3 loại là mỡ thô, bả ly tâm và nước bổi
+ Mỡ thô : được gia nhiệt
- Hút chân không : để loại nước trong mỡ
- Thành phẩm mỡ cá : bơm ra bồn lắng để kiểm tra chất lượng trước khi bơm vào bồn lớn thành phẩm
+ Bả ly tâm : vít tải đưa qua máy sấy và theo quy trình tiếp tục
+ Nước bổi : qua hệ thống cô đặc được gia nhiệt
- Nước bổi sau khi cô đặc được đưa qua máy sấy và theo quy trình tiếp tục
(7) Máy sấy : tập trung của xác ép, bả ly tâm, nước bổi được cô đặc
- Vít tải đưa qua máy sàng tạp chất
- Vít tải đưa qua máy nghiền
- Nam châm lấy kim loại còn trong bột cá
- Vít tải đưa qua máy làm nguội
- Xyclon quạt gió làm nguội
- Vít tải đưa qua máy đóng bao
(11) Thành phẩm bột cá, mỡ cá:
Theo thiết kế, dây chuyền bột cá được chia thành nhiều khâu, từng công đoạn chế biến riêng biệt và được kết nối với nhau bằng hệ thống vít tải được điều khiển bằng 2 chế độ tự động và bằng tay
Trước tiên cá nguyên liệu thu gom từ các nhà máy chế biến được tập kết tại bãi cá và được công nhân tách lấy bong bóng cá trước khi đưa vào hệ thống máy hấp nhờ các trục vít được chế tạo bằng INOX không rỉ ít mài mòn chịu được độ muối ở trong nguyên liệu cá Trong hệ thống máy hấp, nguyên liệu cá được nấu chín nhờ hơi nóng gián tiếp từ hơi của lò hơi, tại đây hơi nước do cá sinh ra sẽ được quạt hút đưa đến đường ống chung của hệ thống khử mùi, phần nguyên liệu còn lại của cá khi được nấu chín sẽ được vận chuyển sang hệ thống máy ép kiểu trục vít, hệ thống máy ép này sẽ tách phần cá được hấp chín thành 2 phần riêng biệt
Phần mỡ cá: phần này sẽ được vận chuyển đến hệ thống gia nhiệt và tạo thành thành phẩm mỡ cá
Phần nước cá: trong phần nước cá này gồm 4 thành phần cơ bản: miếng vụn cá, protein, mỡ cá và nước Phần nước cá này sẽ được dẫn tới hệ thống bồn chứa và sẽ được gia nhiệt đến 1 nhiệt độ nhất định rồi tiếp tục đưa vào máy li tâm 3 pha và được phân làm
3 loại: những miếng vụn cá (bã cá), dầu cá, nước protein
+ Bã cá được 1 hệ thống vít tải đưa trở lại hệ thống vít tải đầu vào máy sấy và tiếp tục các quá trình chế biến bột cá
+ Dầu cá sẽ được đưa vào bồn chứa
+ Nước protein sẽ được đưa vào hệ thống cô đặc để tách riêng phần protein để đưa vào bột cá Đối với các hệ thống vít tải, các cánh vít được chế tạo bằng thép CT3 dày 6mm đến 10mm để đảm bảo tuổi thọ lâu dài về sự mài mòn Các hộp vít tải được chế tạo bằng INOX dày 2,5 mm để tránh sự acid hóa do muối có trong cá Hệ thống khử mùi và đường ống dẫn từ máy hấp, máy sấy, cyclone ra hệ thống khử mùi đều làm 100% bằng INOX để tránh sự ăn mòn do muối, axit có trong hơi bay ra từ cá Các hệ thống khác như hệ thống đường bao, hệ thống làm mát được làm từ thép CT3
❖ Quy cách đóng gói thành phẩm:
+ Máy đóng bao thành phẩm bột cá theo quy cách 50kg/bao
Thành phẩm mỡ cá được trữ trong bồn thép và giao theo yêu cầu của khách hàng, được chuyên chở bằng xe bồn chuyên dụng
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án là 28.000 tấn thành phẩm bột cá, mỡ cá tra/năm Việc đầu tư dự án mở rộng trong giai đoạn 2, dự án chỉ tiến hành đầu tư xây dựng thêm 2 kho chứa thành phẩm và một số hạng mục công trình phụ trợ, dự án mở rộng không làm thay đổi số lượng sản phẩm của Nhà máy hiện hữu.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng
Nguyên liệu chính cho quá trình hoạt động của Nhà máy là phụ phẩm từ quá trình chế biến cá tra của Công ty TNHH Hùng Vương Sa Đéc và một số đơn vị chế biến thủy sản khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận
Dự án chỉ mở rộng diện tích, bổ sung xây mới 2 kho chứa thành phẩm và một số hạng mục công trình phụ trợ hiện hữu như: nhà xe ôtô, mái che khu xuất hàng, khu bóc tách mở rộng, mái che khu nhà nồi hơi, nhà xe công nhân (xe 2 bánh) Do đó, thành phần và khối lượng nguyên liệu chính phục vụ sản xuất của Nhà máy không thay đổi
Cụ thể nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của Dự án được thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 1.2 Danh mục nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng
STT Hóa chất Mục đích sử dụng Số lượng sử dụng
1 Đầu, xương, vây nội tạng cá,… Nguyên liệu sản xuất 72.000
2 Trấu Đốt, sấy (sử dụng cho lò hơi) (3,1 tấn trấu/giờ, 16 giờ/ngày,
3 NaOH, Na2SO4 Tẩy rửa 1,2
4 Chlorine Tẩy rửa, xử lý mùi, xử lý nước cấp và nước thải 0,36
5 NalCO Chống cấu cặn lò hơi 1,8
(Nguồn: Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc, 2022)
4.2 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện
Nguồn cấp: từ Lưới điện quốc gia, đi qua Khu công nghiệp Sa Đéc KCN Sa Đéc có trạm biến áp 110/22KV-2 x 40MVA được cấp điện từ Công ty Điện lực Đồng Tháp – Điện lực Sa Đéc, đảm bảo cấp điện trung thế 22KV cấp từ trạm 110KV liên tục 24/24 giờ chỉ sử dụng cho các nhà máy sản xuất trong KCN Sa Đéc Công suất máy biến áp là 1000 KVA
Nhu cầu sử dụng điện : Lượng điện năng tiêu thụ phục vụ cho các mục đích: sinh hoạt của CB-CNV và hoạt động sản xuất Nhu cầu sử dụng điện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng điện
STT Thời gian sử dụng điện Đơn vị tính Lượng điện sử dụng
Lượng điện sử dụng trung bình 01 tháng
Lượng điện sử dụng trung bình 01 ngày
(Nguồn: Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc, 2022)
Như vậy, nhu cầu điện cần thiết cho dự án hoạt động hiện tại trung bình khoảng
155.840 KWh/tháng (theo hóa đơn tiền điện 05 tháng gần nhất)
Dự kiến, sau khi dự án đầu tư Giai đoạn 2 (đầu tư xây dựng thêm 2 kho chứa thành phẩm và một số hạng mục công trình phụ trợ), ước tính tổng nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy khoảng 200.000 KWh/tháng
4.3 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước
Nguồn cấp nước: Dự án được cấp nước từ nhà máy nước cấp của Khu công nghiệp
Nhu cầu sử dụng nước cấp của nhà máy:
(1) Trong giai đoạn hiện hữu, nhu cầu sử dụng nước trung bình của nhà máy là 61,61 m 3 /ngày, căn cứ theo hóa đơn nước tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11 năm 2022 (hóa đơn đính kèm phụ lục), được cấp nước cho các hoạt động sau:
+ Nước cấp cho sinh hoạt của CB-CNV (184 người): 11,2 m 3 /ngày;
+ Nước cấp cho dập khói các lò sấy : 7,0 m 3 /ngày;
+ Nước cấp cho hoạt động lò hơi và hệ thống xử lý khí thải lò hơi: 15 m 3 /ngày; + Nước sử dụng cho tháp gải nhiệt : 1,2 m 3 /ngày;
+ Nước sử dụng cho hệ thống ngưng tụ - giải nhiệt : 10 m 3 /ngày;
+ Nước rửa sàn, vệ sinh nhà xưởng : 5,0 m 3 /ngày;
(2) Trong giai đoạn mở rộng, nhà máy không xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho sản xuất Vì vậy, không phát sinh lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất và hoạt động sinh hoạt CB-CNV (số lượng CB-CNV trong giai đoạn mở rộng bằng số lượng
CB-CNV trong giai đoạn hiện hữu là 184 người) mà chỉ phát sinh cấp nước cho hoạt động tưới cây, rửa đường khu vực mở rộng Tổng lượng nước cấp trong giai đoạn mở rộng là khoảng 28,13m 3 /ngày.đêm Cụ thể:
- Nước tưới cây: 4 lít/m 2 /lần tưới x 5.938,2m 2 = 23,75 m 3 /ngày (tính theo định mức của tiêu chuẩn về cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình QCVN01:2021/TT- BXD)
- Nước rửa đường: 0,5 lít/m 2 /lần tưới x 8.754,2m 2 = 4,38 m 3 /ngày (tính theo định mức của tiêu chuẩn về cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình QCVN01:2021/TT- BXD)
Tổng hợp như cầu sử dụng nước cấp của nhà máy trong giai đoạn vận hành dự án sau khi mở rộng là 69,28m 3 /ngày.đêm, chi tiết như sau:
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước của dự án
DỤNG ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 1
1 Nước sử dụng sinh hoạt m 3 /ngày 11,2 11,2
Nước sử dụng dâp khói các lò sấy m 3 /ngày 7 7
Nước cấp cho hoạt động lò hơi và hệ thống xử lý khí thải lò hơi m 3 /ngày 15 15
Nước sử dụng cho tháp giải nhiệt m 3 /ngày 1,2 1,2
DỤNG ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 1
Nước sử dụng cho hệ thống ngưng tụ - giải nhiệt m 3 /ngày 10 10
6 Nước rửa sàn, vệ sinh nhà xưởng m 3 /ngày 5 5
(Nguồn: Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc, 2022)
- Trong giai đoạn mở rộng mục đích chữa cháy vẫn dùng lượng nước cấp hệ thống chữa cháy từ Nhà máy hiện hữu được tính có 01 đám cháy xảy ra đồng thời, thời gian dập tắt đám cháy liên tục trong 3 giờ, lưu lượng dập tắt đám cháy là Q = 10 l/s = 36 m 3 /h Bố trí trụ cứu hỏa xung quanh Nhà máy tại những nơi dễ vận hành và thao tác khi có cháy xảy ra
Qcc = 1 đám cháy × 15 lít/s ×3 giờ ×3.600 = 108.000 lít/giờ = 108 m 3
4.4 Nhu cầu xả nước thải
Trong giai đoạn mở rộng, nhà máy chỉ xây dựng thêm 02 kho chứa thành phẩm và một số công trình phụ trợ, không xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho sản xuất, không nâng công suất sản xuất, không bổ sung thêm số lượng cán bộ công nhân viên Vì vậy, nhu cầu xả nước thải dự kiến không thay đổi so với lượng nước thải phát sinh theo thực tế hiện tại tại dự án trung bình khoảng 49,4 m 3 /ngày đêm Cụ thể như bảng sau:
Bảng 1.5 Nhu cầu xả nước thải của dự án
STT NHU CẦU XẢ THẢI ĐƠN VỊ LƯU LƯỢNG NƯỚC
1 Từ hoạt động sinh hoạt m 3 /ngày 11,2
2 Nước thải từ quá trình dâp khói các lò sấy m 3 /ngày 7
Nước thải từ hoạt động lò hơi và hệ thống xử lý khí thải lò hơi m 3 /ngày 15
4 Nước thải từ hoạt động làm mát tháp giải nhiệt m 3 /ngày 1,2
5 Nước thải từ hệ thống ngưng tụ - giải nhiệt m 3 /ngày 10
STT NHU CẦU XẢ THẢI ĐƠN VỊ LƯU LƯỢNG NƯỚC
6 Nước thải rửa sàn, vệ sinh nhà xưởng m 3 /ngày 5
(Nguồn: Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc, 2022)
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Tổng diện tích của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc là 40.752,40 m 2 (theo hợp đồng thuê đất số 42/HĐ-HIDICO ngày 16/04/2019 giữa Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và KCN Đồng Tháp với Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc), được chia thành 02 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (hiện hữu): tổng diện tích hiện hữu là 13.260 m 2 Bao gồm các hạng mục công trình hạng mục chính và công trình phụ trợ, công trình bảo vệ môi trường đã được xây dựng hoàn thành, đã có Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và dự án đã đi vào hoạt động
- Giai đoạn 2 (mở rộng): tổng diện tích mở rộng là 27.492,4 m 2 (trên phần đất dự trữ mở rộng của dự án) Bao gồm các hạng mục được xây mới như: Kho thành phẩm 1, kho thành phẩm 2, nhà xe tải-khu bảo trì sửa chữa xe tải, xưởng cơ khí, nhà nghỉ giữa ca, mái che khu xuất hàng, mái che khu nhà nồi hơi và các hạng mục đã xây dựng trong giai đoạn
1, mở rộng trong giai đoạn 2 trên diện đất của giai đoạn 1 như: Nhà xe công nhân (xe 2 bánh), nhà xe ôtô, khu bóc tách mở rộng
Các hạng mục công trình của Nhà máy hiện hữu và sau khi mở rộng được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.6.Các hạng mục công trình của Nhà máy hiện hữu và sau khi mở rộng
STT Hạng mục công trình
Hiện hữu Sau khi mở rộng
I Hạng mục công trình chính
Hạng mục hiện hữu tiếp tục sử dụng
2 Kho thành phẩm 1 - - - 6.000 6.000 14,72 Xây dựng mới
3 Kho thành phẩm 2 - - - 3.600 3.600 8,83 Xây dựng mới
II Hạng mục công trình phụ trợ
STT Hạng mục công trình
Hiện hữu Sau khi mở rộng
Hạng mục hiện hữu tiếp tục sử dụng
Nhà xe công nhân (xe 2 bánh)
8 Khu vực bóc tách 160,0 1,30 208 - 208,0 0,51 Mở rộng
Hạng mục hiện hữu tiếp tục sử dụng
Khu bảo trì, sửa chữa xe tải
16 Xưởng cơ khí - - - 400,0 400,0 0,98 Xây dựng mới
17 Nhà nghỉ giữa ca - - - 400,0 400,0 0,98 Xây dựng mới
18 Nhà xe ô tô - - 68,4 - 68,4 0,17 Xây dựng mới
19 Mái che khu xuất hàng - - 353,4 - 353,4 0,87 Xây dựng mới
20 Mái che khu nhà nồi hơi - - 240 - 240,0 0,59 Xây dựng mới
III Hạng mục xây dựng công trình bảo vệ môi trường
21 Hệ thống xử lý nước thải 192,0 1,56 192,0 - 192,0 0,5
STT Hạng mục công trình
Hiện hữu Sau khi mở rộng
22 Nhà trấu + nhà lò hơi 664,0 5,40 664,0 - 664,0 1,6
Hạng mục hiện hữu tiếp tục sử dụng
IV Hạng mục cây xanh, đường giao thông
Bố trí thêm diện tích cây xanh
Diện tích đường giao thông nội bộ
Xây dựng đường nội bộ tại khu mở rộng
(Nguồn: Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc, 2022)
A Các hạng mục công trình hiện hữu (Giữ nguyên tiếp tục sử dụng)
Hạng mục công trình chính:
- Nhà xưởng sản xuất: Có tổng diện tích xây dựng khoảng 5.336,4m 2 Kết cấu bê tông sàn, khung kèo thép, tường gạch, lợp tôn, phương án cách nhiệt và giải nhiệt trên mái
Hình 1.4 Kết cấu nhà xưởng sản xuất hiện hữu của dự án
Hạng mục công trình phụ trợ
- Nhà văn phòng: 01 nhà 02 tầng, diện tích xây dựng khoảng 266,4m 2 , xây bằng tường gạch, sơn nước, mái lợp tôn, nền lót gạch
- Bồn mỡ: 03 bồn mỡ (DxH = 9,55x10,5m, trong đó D là đường kính, H là chiều cao) vật liệu Inox, được gia cố trên nền bê tông có tổng diện tích khoảng 320m 2
- Bãi cá, khu vực bóc tách: bê tông sàn, khung kèo thép, tường gạch, lợp tôn có diện tích khoảng 160m 2
- Nhà trấu, nhà lò hơi : 01 nhà, diện tích 664,0m 2 bê tông sàn, khung kèo thép, tường gạch, lợp tôn Bên trong bố trí lắp đặt 01 lò hơi 18 tấn hơi/giờ (sử dụng nguyên liệu đốt là trấu rời) và hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi đi kèm
- Sân đường nội bộ có kết cấu bê tông cốt thép, cây xanh
- Nhà để xe công nhân: có diện tích 256m 2 , sàn bê tông, khung kèo thép, tường xây gạch và mái lợp tôn
- Nhà ăn công nhân: có diện tích 300m 2 , sàn bê tông, bê tông móng trụ đỡ, khung kèo thép, tường xây gạch và lợp tôn
- Các công trình vệ sinh, nhà tắm: sàn bê tông, tường xây gạch, mái lợp tôn
- Hệ thống PCCC: Nhà máy đã trang bị đầy đủ hệ thống PCCC theo quy định, đã được Phòng cảnh sát PCCC & CNCH cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 45/TD-PCCC ngày 19/03/2019
Hạng mục công trình bảo vệ môi trường: a) Công trình thu gom, xử lý nước thải:
− Hệ thống thoát nước mưa:
+ Nước mưa trên mái tôn được thu bằng máng thu nước bố trí dọc theo mái nhà cụng trỡnh sau đú được đấu nối với cỏc ống đứng PVC ỉ400mm, nước mưa theo cỏc ống nhựa này được xả xuống rãnh thoát nước có kích thước B x H = 100mm x 100mm, sau đó dẫn về các hố ga có kích thước L x B x H= 500mm x 500mm x 1.000mm, các hố ga được thụng với nhau bằng ống dẫn uPVC ỉ300mm (tổng chiều dài 29,5m), độ dốc i 0,5% và dẫn theo đường ống thoát nước thải chung khu công nghiệp
+ Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân bãi được dẫn tập trung về các hố ga có kích thước L x B x H = 500mm x 500mm x 1.000mm, sau đó được dẫn theo tuyến cống BTCT Φ400mm (chiều dài 138 m) thoát ra cống thoát tập trung của khu công nghiệp qua 01 điểm đấu nối trên đường D1
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải:
Nước thải trong quá trình sản xuất được thu gom bằng mương thoát nước có kích thước B x H = 100mm x 100mm được bố trí ở khu vực sản xuất bên trong nhà xưởng Bề mặt của mương thoát nước được bố trí các song chắn rác để loại bỏ rác thải cũng như nguyên vật liệu rơi rác vào mương gây cản trở quá trình xử lý nước thải và sau đó được bơm dẫn vào hệ thống xử lý nước thải
Nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý nước thải sẽ thoát ra đấu nối vào hệ thống thug om nước thải tập trung của khu cụng nghiệp bằng cống BTCT ỉ114mm, L = 34m qua 01 hố ga điểm xả bên ngoài hàng rào phía sau nhà máy
− Hệ thống xử lý nước thải:
Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 100m 3 /ngày đêm với công nghệ xử lý sinh học kết hợp hóa lý, tổng diện tích của hệ thống là 192 m 2 Nước thải sau xử lý đạt QCVN 11- MT:2015/BTNMT cột B, sau đó đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Công nghệ xử lý: Nước thải → Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể kỵ khí → Bể thiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng → Nước thải sau xử lý đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của khu C mở rộng, khu công nghiệp Sa Đéc
Công nghệ, công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải của dự án không thay đổi so với công nghệ, công suất đề xuất tại báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và đã được
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3289/GXN-STNMT ngày 19/10/2020 cho dự án Nhà máy sản xuất bột cá và mỡ cá tra của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc b) Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
* Hệ thống xử lý khí thải lò hơi:
Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý khí thải lò hơi với công suất 60.000 m 3 /giờ với công nghệ dập khói bằng nước tuần hoàn liên tục và được bồi thêm khi thất thoát, vừa thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí vận hành và đảm bảo khói thải ra khỏi tháp đạt quy chuẩn môi trường quy định về khí thải lò hơi QCVN 19:2009/BTNMT, cột B Quy trình xử lý: Khí thải → Bộ phận sấy → Cyclone → Quạt hút → Bể khử bụi → Ống khói → Khí thải sau xử lý (ống khói D1000mm; cao 20m)
* Hệ thống ngưng hơi – khử mùi xử lý mùi hôi
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Dự án được thực hiện trên Lô I-1 khu C mở rộng, KCN Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, khu đất có diện tích 40.452,4 m 2 , nằm trong KCN Sa Đéc
- Dự án đã được cơ quan nhà nước tỉnh Đồng Tháp phê duyệt các hồ sơ pháp lý, như sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1402100817 đăng ký lần đầu ngày 25/07/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 4: 12/08/2022 của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 750/QĐ-UBND-
HC ngày 24/07/2019 dự án”Nhà máy sản xuất bột cá và mỡ cá tra tại KCN Sa Đéc” của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc do UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt
+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3289/GXN-STNMT ngày 19/10/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp
Kết luận: Dự án nằm trong KCN và đã được cấp các thủ tục về môi trường Do đó dự án án phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải môi trường
Dự án nằm trong KCN Sa Đéc, thuộc tỉnh Đồng Tháp Nước thải của dự án phát sinh từ quá trình vệ sinh nhà xưởng, sàn và rửa xe; sử dụng nước dập khói các lò sấy; sử dụng nước cho lò hơi và HTXL khí thải lò hơi; sử dụng nước cho tháp giải nhiệt; sử dụng nước cho hệ thống ngưng tụ
Lượng nước từ quá trình phát sinh trong sản xuất sẽ được dẫn về HTXLNT tập trung của Nhà máy, công suất 100m 3 /ngày.đêm, đạt Tiêu chuẩn xả thải của KCN Sa Đéc trước khi dẫn về HTXLNT tập trung của KCN, công suất 7.000m 3 /ngày.đêm Chất lượng nước thải sau xử lý từ HTXLNT tập trung của KCN Sa Đéc đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột
A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là sông Tiền Đối với hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải, công suất 7.000m 3 /ngày.đêm của KCN Sa Đéc đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Quyết định số 246/QĐ-TNMT ngày 29/01/2016 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “Xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 7.000 m 3 /ngày.đêm)” và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án: “Xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 7.000 m 3 /ngày.đêm)” ngày 23/01/2018
Trong đó nội dung báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 7.000 m 3 /ngày.đêm)” đã thực hiện đánh giá sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải là sông Tiền Các nội dung này không thay đổi so với nội dung báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, do đó báo cáo không thực hiện đánh giá lại nội dung này.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
1.1 Chất lượng hiện trạng không khí tại khu vực
Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc được xây dựng tại địa chỉ Lô I-1 khu C mở rộng, KCN Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, thuộc KCN
- KCN Sa Đéc đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Quyết định số 246/QĐ- TNMT ngày 29/01/2016 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 7.000 m 3 /ngày.đêm)
- Chương trình giám sát môi trường của KCN Sa Đéc căn cứ theo Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án: “Xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 7.000 m 3 /ngày.đêm)” ngày 23/01/2018 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp, không có chương trình giám sát môi trường không khí Vì vậy, dự án sử dụng số liệu quan trắc khu vực môi trường không khí của dự án tại mục 3.1 để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại dự án
1.2 Chất lượng hiện trạng nước thải tại khu vực
Dự án nằm trong KCN Sa Đéc, thuộc tỉnh Đồng Tháp Lượng nước thải phát sinh của dự án sẽ được thu gom và xử lý qua hệ thống xử lý nước thải, công suất 100 m 3 /ngày.đêm trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN
KCN Sa Đéc đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 7.000 m 3 /ngày.đêm theo Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án:
“Xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 7.000 m 3 /ngày.đêm)” ngày 23/01/2018 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phê duyệt
Hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 7.000 m 3 /ngày.đêm gồm: module số
01 và 02 có công suất xử lý 1500 m 3 /ngày/module và module số 03 có công suất 4000 m 3 /ngày
Nước thải tại KCN Sa Đéc sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 7.000 m 3 /ngày.đêm đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là sông Tiền phù hợp với Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 25/04/2012 về phân vùng môi trường các nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến 2020
1.3 Dữ liệu hiện trạng về tài nguyên sinh vật
Công ty đã ký hợp đồng thuê đất với Công ty CP đầu tư phát triển nhà và KCN Đồng Tháp về việc thuê lại quyền sử dụng đất tại Lô I-1 trong KCN Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, Tp.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Theo báo cáo kết quả thực hiện Luật Đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố Sa Đéc, ngày 28 tháng 4 năm 2017 của UBND thành phố Sa Đéc thì hiện trạng về đa dạng sinh học như sau:
- Hệ sinh thái trên cạn: Diện tích sản xuất hoa kiểng ngày càng được mở rộng, số hộ tham gia càng nhiều Là một trong những ngành chủ lực của Thành phố; nên hàng năm Thành phố và Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí đầu tư cho công tác khuyến nông trong hoa kiểng, đầu tư phòng cấy mô đặt tại trại giống Tân Khánh Đông Giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật cho làng hoa như giống hoa, kỹ thuật điều khiển ra hoa, sâu bệnh và chủ động lịch thời vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất
- Hệ sinh thái nước bị suy thoái: Các hệ sinh thái sông, kinh, rạch cũng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do hoạt động lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các Cơ sở sản xuất, kinh doanh Sự phú dưỡng các thủy vực gia tăng
KCN Sa Đéc được các Công ty thứ cấp đầu tư nhiều và các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước cũng bị giảm dần Hiện nay, lô đất dự án mở rộng đang có các loại thực vật chủ yếu cây hoang, cỏ năng,… dự án cần san gạt các loại thực vật trên bề mặt là có thể tiến hành xây dựng
1.4 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường
Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo tiêu chí phân loại về môi trường được quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được chính phủ thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022.
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
Dự án hiện hữu tại Công ty được thực hiện trên Lô đất số I-1, KCN Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, Tp.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Hiện tại dự án hiện hữu đã xây dựng hoàn thiện về hạ tầng thoát nước mưa, nước thải, hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoàn thành của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp tại Giấy xác nhận số 3289/GXN-SRNMT ngày 19/10/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho dự án
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sa Đéc, công suất 7.000 m 3 /ngày.đêm gồm: module số 01 và 02 có công suất xử lý 1500 m 3 /ngày/module và module số 03 có công suất 4000 m 3 /ngày tiếp nhận nước thải của các nhà máy thứ cấp nằm trong KCN Với tổng lượng nước thải của dự án hiện hữu phát sinh là 28,744 m 3 /ngày (lượng nước cấp căn cứ theo hóa đơn tiền nước là 28,744 m 3 /ngày), hệ thống xử lý nước thải của KCN
Sa Đéc vẫn đảm bảo thu gom và xử lý toàn bộ lượng nước phát sinh của dự án và xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi thải ra sông Tiền
2.2 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
Dự án sử dụng nguồn nước cấp do KCN cung cấp theo hệ thống cấp nước Dự án không có hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt hoặc tái sử dụng nước sau xử lý cho mục đích sinh hoạt.
Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, không khí nơi thực hiện dự án mở rộng
án mở rộng Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực dự án trước khi thi công, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ giai đoạn xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động, nhóm khảo sát của Công ty TNHH Xử lý Chất thải Công nghiệp và Tư vấn Môi trường Văn Lang phối hợp với Công ty TNHH môi trường Dương Huỳnh (là đơn vị có chức năng phân tích đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường) tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án Thông tin về đơn vị phân tích mẫu như sau:
- Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh
- Địa chỉ: 528/5A Vườn Lài, KP2, phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường số hiệu VIMCERTS
241 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp chứng nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Việt Nam
Cụ thể về vị trí lấy mẫu, điều kiện lấy mẫu, các thông số đo đạc và phân tích được trình bày như phần nội dung bên dưới:
Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trong bản vẽ đính kèm phần phụ lục
3.1 Chất lượng không khí xung quanh a) Vị trí lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu được chọn lựa là điềm nằm cuối hướng gió và chịu tác động trực tiếp tác động của dự án khi tiến hành xây dựng cũng như hoạt động có khả năng sẽ thay đổi chất lượng môi trường không khí
Các số liệu đo đạc tại thời điểm khảo sát sẽ là cơ sở để so sánh và đối chứng với các thông số đo đạc giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án Vị trí các điểm lấy mẫu và chất lượng không khí được mô tả như trong Bảng sau:
Bảng 3.1 Vị trí đo đạc chất lượng không khí xung quanh
STT Số hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời điểm lấy mẫu
1 KK1 Khu vực mở rộng của dự án gần nhà máy hiện hữu
2 KK2 Khu vực giữa khu đất mở rộng của dự án
STT Số hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời điểm lấy mẫu
3 KK3 Khu vực mở rộng của dự án giáp ranh giới phía Bắc
X42 114 YX2 069 10/01/2023 b) Chỉ tiêu đo đạc
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án bao gồm: Độ ẩm, vận tốc gió, tiếng ồn, SO2, H2S, NH3, NO2 c) Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu
Các phương pháp đo đạc và phân tích mẫu chất lượng môi trường không khí được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3.2 Phương pháp đo đạc, phân tích mẫu
1 Độ ồn dBA TCVN 7878-2:2018 TCVN 7878-2:2018
2 Vận tốc gió - SOP.10HT_KKXQ SOP.10HT_KKXQ
3 Độ ẩm % QCVN 46:2012/BTNMT QCVN
7 H2S mg/m 3 MASA Method 701 MASA Method 701
(Nguồn: Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh, 2022) d) Kết quả phân tích
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.3 Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại dự án
TT Thông số Đơn vị
TT Thông số Đơn vị
(Nguồn: Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh, 2022) Ghi chú:
- QCVN 05: 2013/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06: 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích ta thấy: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu đất dự kiến mở rộng tương đối tốt, các thông số quan trắc tại vị trí lấy mẫu đều đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT Độ ồn nằm trong mức độ cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Các chất độc hại nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
3.2 Chất lượng môi trường đất a) Vị trí lấy mẫu
Bảng 3 4 Vị trí lấy mẫu đất qua các đợt tại Dự án
Stt Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời điểm lấy mẫu
1 Đ1 Khu vực mở rộng của dự án gần nhà máy hiện hữu
2 Đ2 Khu vực giữa khu đất mở rộng của dự án X42 048
3 Đ3 Khu vực mở rộng của dự án giáp ranh giới phía Bắc
X42 106 YX2 055 10/01/2023 b) Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu
Các phương pháp phân tích mẫu chất lượng môi trường đất được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3.5 Phương pháp phân tích mẫu
Stt Thông số Phương pháp phân tích
(Nguồn: Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh, 2022) c) Kết quả đo đạc và đánh giá
Bảng 3.6 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất khu vực thực hiện Dự án
TT Thông số Đơn vị
1 Asen (As) mg/kg KPH
(Nguồn: Công ty TNHH Môi trường Dương Huỳnh, 2022)
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các kim loại nặng trong mẫu đất đạt QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (Đất công nghiệp)
3.3 Chất lượng môi trường nước
Dự án mở rộng không phát sinh thêm nước thải, lượng nước thải chủ yếu từ các hoạt động trong giai đoạn hiện hữu Lượng nước thải phát sinh sẽ được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của dự án hiện hữu, công suất 100m 3 /ngày.đêm Vì vậy, trong mục này chất lượng môi trường nước thải của dự án sẽ sử dụng dữ liệu kết quả phân tích nước thải định kỳ Công ty kết hợp với Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn môi trường thực hiện lấy mẫu nước thải năm 2021 và 2022, cụ thể như sau: a) Vị trí lấy mẫu
Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu nước thải qua của Dự án
Stt Ký hiệu Vị trí lấy mẫu
1 N1 Hố ga HTXL trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom tập trung của
KCN b) Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu
Các phương pháp phân tích mẫu chất lượng môi trường nước được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3 8 Phương pháp phân tích mẫu
Stt Thông số Phương pháp phân tích
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn môi trường) c) Kết quả đo đạc và đánh giá
Bảng 3.9 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước thải
TT Thông số Đơn vị
6 Clo dư mg/L < 1 < 1 KPH KPH KPH KPH 2
8 Dầu mỡ ĐTV mg/L < 3 KPH KPH KPH
(Nguồn: Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc)
Nhận xét: Kết quả phân tích nước thải tại Hố ga HTXL trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom tập trung của KCN của Công ty qua các năm, các thông số đều đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột B.
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động
Hiện tại, dự án tại Giai đoạn 1 (hiện hữu) đã hoàn thiện và đi vào hoạt động tại Lô I-
1, khu C mở rộng, KCN Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Dự án đã được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quyết định số 750/QĐ-UBND-HC ngày 24/07/2019 và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo giấy xác nhận số 3289/GXN-STNMT ngày 19/10/2020
- Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 8186873432, chứng nhận lần đầu ngày 27/12/2018; chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 16/01/2023 do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp cấp thì dự án sẽ mở rộng và được xây dựng trên Lô đất I-1 khu C mở rộng, KCN Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
- Như đã trình bày ở phần trước báo cáo, để mở rộng quy mô Nhà máy, Công ty đầu tư các hạng mục công trình trên lô đất mở rộng bên cạnh dự án, Công ty sẽ tiến hành thự hiện thi công các hạng mục bao gồm:
+ Đầu tư xây dựng mới thêm 02 kho thành phẩm: Kho thành phẩm 1: diện tích 6.000m 2 , Kho thành phẩm 2: diện tích 3.600m 2 ; Nhà xe tải – khu bảo trì, sửa chữa xe tải: diện tích 2.400 m 2 ; Xưởng cơ khí: diện tích 400m 2 ; Nhà nghỉ giữa ca: diện tích 400m 2 ; Nhà xe ô tô: diện tích 68,4m 2 ; Mái che khu xuất hàng: diện tích 353,4m 2 ; Mái che khu nhà nồi hơi: diện tích 240m 2 ; và các hạng mục công trình phụ trợ như: hệ thống thoát nước mưa, nước thải,
+ Mở rộng các hạng mục công trình phụ trợ đã xây dựng trong giai đoạn 1 cụ thể như: Nhà xe công nhân 02 bánh từ diện tích từ 256m 2 lên 512m 2 ; Khu bóc tách mở rộng diện tích từ 160 m 2 lên 208m 2
- Hiện trạng khu đất mở rộng hiện nay đang là khu đất đang có cây cối mọc trên khu đất Như vậy, nguồn gây ra tác động chủ yếu trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án từ các hoạt động như sau: Hoạt động san gạt lớp thực vật khu vực mở rộng dự án; Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; Hoạt động thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án
Nguồn tác động liên quan đến chất thải gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công Giai đoạn 2 (mở rộng) được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1 Dự báo tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công
STT Nguồn gây tác động Đối tượng có thể bị tác động trực tiếp
- Bụi khí thải từ quá trình san nền, đào móng;
- Ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu xây dựng;
- Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải;
- Ô nhiễm khí thải từ các máy móc, thiết bị thi công;
- Ô nhiễm khí thải từ quá trình thi công xây dựng;
- Ô nhiễm do một số hoạt động khác: hàn, sơn,
- Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu, phụ phẩm, sản phẩm ra vào nhà máy;
- Bụi khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của nhà máy hiện hữu
- Mùi hôi từ quá trình tiếp nhận, tồn trữ nguyên liệu, lưu trữ sản phẩm tại kho chứa và khu vực tập kết rác thải
- Môi trường không khí xung quanh khu vực xây dựng;
- Nhà máy hiện hữu, nhà máy xung quanh công trình và người tham gia giao thông trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
- Công nhân làm việc tại công trường
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng;
- Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phát sinh nhà máy hiện hữu
- Chất thải rắn xây dựng;
- Rác thải sinh hoạt của công nhân
- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của nhà máy hiện hữu
- Rơi vãi các chất có thành phần nguy hại: Giẻ lau dính dầu, mỡ thải,
STT Nguồn gây tác động Đối tượng có thể bị tác động trực tiếp
Tính chất thùng sơn thải, giẻ lau dính sơn, chổi quét sơn
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nhà máy hiện hữu
Tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm nhiệt:
- Phát sinh do quá trình thi công, lắp đặt, vận hành máy móc thi công tại vị trí công trình, vận chuyển nguyên vật liệu
- Phát sinh tiếng ồn từ hoạt động nhà máy sản xuất hiện hữu
- Công nhân lao động trực tiếp, hoạt động của nhà máy hiện hữu
- Thi công xây dựng các hạng mục công trình;
- Sử dụng máy móc thiết bị;
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
- Công nhân lao động trực tiếp Tạm thời, gián đoạn
- Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và công nhân nhà máy hiện hữu;
- Gia tăng các tệ nạn xã hội
- Kinh tế - xã hội khu vực địa phương
1.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
A Đánh giá tác động của bụi khí thải a1) Đánh giá tác động trong quá trình san nền, đào móng
- Nguồn phát sinh: Quá trình san nền, đào móng mặt bằng tại khu vực dự án
- Đối tượng tác động: là cán bộ, công nhân thi công tại công trường và người lao động đang làm việc tại nhà máy hiện hữu, các nhà máy xung quanh khu vực dự án
- Đánh giá mức độ tác động:
+ Dự án thuê đất của KCN theo hợp đồng thuê đất số 42/HĐ-HIDICO ngày 16/04/2019 giữa Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và KCN Đồng Tháp với Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc nên đất khá bằng phẳng, đã được san nền nên chỉ giải phóng lớp cỏ trên bề mặt, san gạt mặt bằng và tiến hành xây dựng
+ Hoạt động đào móng, thi công xây dựng: móng của các hạng mục công trình là móng nông đặt trên nền đất trống và tự nhiên Dự án được thực hiện trên phần đất có diện tích 27.492,4 m 2 Do đó, với chiều sâu đào mương, móng tính trung bình là 0,5m; xác định được tổng khối lượng đất đào là 0,5 x 27.492,4 ≈ 13.476 m 3 Trung bình khi thực hiện đào hoặc đắp 1 m 3 đất sẽ phát sinh khoảng 0,075kg bụi, trong đó 10% là bụi lơ lửng (Nguồn:
Giáo trình môi trường trong xây dựng – TS.Nguyễn Khắc Cường – ĐHBK Thành phố Hồ Chí Minh)
Với hệ số ô nhiễm bụi là 0,075 kg/m 3 đất, thì tổng lượng bụi phát sinh là: 13.476 x 0,075 = 1.011 kg a2) Đánh giá các tác động của khí thải, bụi từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu xây dựng
- Nguồn phát sinh: khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
- Đối tượng tác động: là cán bộ, công nhân thi công tại công trường và người lao động đang làm việc tại nhà máy hiện hữu, các nhà máy xung quanh khu vực dự án
- Thành phần khí thải gồm: CO, SO2, NOx, VOC và bụi
+ Tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng của dự án khoảng 20.652 tấn
+ Thời gian xây dựng dự án sẽ kéo dài trong vòng 12 tháng (từ tháng 04/2023 – 04/2024)
+ Khoảng cách trung bình lượt đi và về của xe vận chuyển từ nơi cung cấp nguyên vật liệu đến công trình xây dựng khoảng 50 km
+ Xe tải sử dụng có trọng tải 10 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO (tỷ trọng 0,85 tấn/m 3 )
+ Nhu cầu sử dụng dầu DO của mỗi xe khoảng : 0,08 (lít/km)
+ Số ngày làm việc trong tháng : 26 ngày
+ Số giờ làm việc trong ngày : 8 h
+ Khoảng cách xe vừa đi vừa về : 50 km
+ Tần suất vận chuyển của một xe là 02 chuyến/ngày
- Tổng khối lượng vật liệu vận chuyển trong một ngày khoảng 794,31 tấn/ngày
- Số chuyến xe cần thiết để vận chuyển khối lượng trên khoảng 3 chuyến/ngày
- Số lượng xe cần để vận chuyển trong ngày: 2 xe
- Tổng quãng đường vận chuyển của một xe trong một ngày:
3 chuyến/ngày x 50 km/chuyến = 150 km/ngày = 6,25 km/h
- Lượng dầu DO sử dụng trong một ngày của một xe vận chuyển:
- Khối lượng dầu DO sử dụng trong một ngày của một xe vận chuyển:
Tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4 2 Tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng
Khí thải SO 2 NO 2 CO Bụi VOC
Hệ số tải lượng ô nhiễm (kg/tấn) (*) 20*S 55 28 4,3 12,0 Tải lượng ô nhiễm (g/h) 0,76 41,8 21,28 3,27 9,12
(*) (Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - WHO, 1993)
Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (theo WHO, S = 0,05%)
Trong quá trình đốt nhiên liệu, lượng không khí dư là 30% Khi nhiệt độ khí thải là 0oC, thì lượng khí thải thực tế sinh ra được tính theo công thức:
Trong đó: a : % lưu huỳnh có trong dầu DO (0,05%) b : % Nitơ có trong dầu DO (0,2%) c : % hydro có trong dầu DO (22,8%) d : % carbon có trong dầu DO (76,95%)
Vt : Thể tích khí thải ở nhiệt độ T (với hệ số dư 30%)
Thay số liệu về thành phần dầu DO vào công thức trên ta có Vt = 21,65 m 3 /kg nhiên liệu
Lưu lượng khí thải: QK = 21,65 x 0,76 = 16,45 m 3 /h
Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4.3 Nồng độ khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng
Chất ô nhiễm ĐVT Nồng độ khí thải
- Kết quả tính toán cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng khá cao Tuy nhiên, chỉ với 2 xe tải loại 10 tấn (loại hiện đại) và tần suất vận chuyển thấp (3 chuyến/ngày) cùng với việc điều phối xe ra vào công trường một cách hợp lý thì ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển đến môi trường và công nhân không đáng kể
- Hơn nữa, loại ô nhiễm này thường phân tán trong môi trường rộng, thoáng nên thực tế nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng đến công nhân cũng như môi trường xung quanh a3) Đánh giá các tác động của khí thải, bụi do phương tiện giao thông đến xung quanh
- Bụi có thể gây ảnh hưởng đến các cán bộ, công nhân thi công tại công trường và người lao động đang làm việc tại nhà máy hiện hữu, các công ty lân cận cách khu vực Dự án Tuy nhiên hiện tại đường nội bộ của nhà máy hiện hữu và KCN đã được trải nhựa nên lượng bụi này không lớn Đối tượng chịu tác động lớn nhất của bụi, khí thải là những người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường
- Bụi có thể sẽ tác động đến công nhân trực tiếp làm việc tại khu vực thi công và môi trường xung quanh cụ thể là:
Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn vận hành được trình bày trong bảng dưới đây
Trong giai đoạn 2 mở rộng, Dự án đầu tư xây dựng thêm 02 kho chứa thành phẩm, nhà xe tải-khu bảo trì, sửa chữa xe tải, xưởng cơ khí, nhà nghỉ giữa ca, mái che khu xuất hàng, mái che khu nhà nồi hơi và các hạng mục mở rộng: nhà xe ôtô, khu bóc tách mở rộng, nhà xe công nhân (xe 2 bánh), việc đầu tư thêm các hạng mục trên không làm thay đổi công suất, công nghệ sản xuất của nhà máy sản xuất hiện hữu đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 750/QĐ-UBND-HC ngày 24/07/2019 và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3289/GXN-STNMT gày 19/10/2020 Do đó, các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn này khi dự án đi vào vận hành là không thay đổi so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, cụ thể được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.20 Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành
Môi trường Các hoạt động Các tác động Tính chất tác động Đối tượng bị tác động, phạm vi tác động
Mức độ tác động/thời gian chịu tác động, khả năng phục hồi
- Vận chuyển nguyên vật liệu
- Dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu
- Sản xuất chế biến tại xưởng
- Bụi do tập kết nguyên vật liệu
- Khí thải từ phương tiện giao thông
- Mùi hôi phát sinh từ khu xưởng sản xuất, khu vực nhà kho chứa rác,…
- Môi trường không khí trên đường vận chuyển
- Công nhân sản xuất trực tiếp
- Dân cư xung quanh tuyến đường vận chuyển
- Các nhà máy lân cận
- Thời gian: trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy
- Mức độ: bị tác động cao do ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại xưởng
- Khả năng phục hồi cao
- Sinh hoạt của công nhân tại nhà máy
- Sản xuất chế biến tại nhà máy
- Mùi hôi từ nước thải
- Nước thải sinh hoạt của công nhân
- Nước thải từ hoạt động sản xuất
- Dân cư xung quanh và các nhà máy lân cận
- Thời gian: trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy
- Mức độ: bị tác động trung bình do dự án nằm trong khu công nghiệp, cách xa khu dân cư, tuy nhiên lại gần nguồn nước mặt
- Khả năng phục hồi cao
Nước mưa chảy tràn Lắng cặn dòng chảy, hệ sinh thái dưới nước Gián đoạn, tạm thời Môi trường nước mặt
- Thời gian: trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy
- Mức độ: bị tác động nhỏ nước mưa chủ yếu là ô nhiễm do cặn
- Khả năng phục hồi cao
Môi trường Các hoạt động Các tác động Tính chất tác động Đối tượng bị tác động, phạm vi tác động
Mức độ tác động/thời gian chịu tác động, khả năng phục hồi
- Sản xuất chế biến tại xưởng
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn: bao nilon, giấy, nhựa, xương cá, thịt cá, rác từ quá trình sàng tạp chất
- Dân cư xung quanh và các nhà máy lân cận
- Thời gian: trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy
- Mức độ: bị tác động nhỏ do dự án nằm trong khu công nghiệp, cách xa khu dân cư, và rác được thu gom định kỳ
- Khả năng phục hồi cao
- Sinh hoạt của công nhân tại nhà máy
- Dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu
- Sửa chữa, thay thế thiết bị
Dầu mỡ rò rỉ do quá trình cấp phát nhiên liệu và bảo trì, sửa chữa các phương tiện thi công, xỉ hàn, bao bì đựng sơn, dầu, hóa chất
- Công nhân làm việc tại xưởng và các nhà máy lân cận
- Thời gian: trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy
- Mức độ: bị tác động nhỏ do dự án nằm trong khu công nghiệp, cách xa khu dân cư, và rác thải nguy hại được thu gom và xử lý đúng quy định
- Khả năng phục hồi cao
Không liên quan chất thải
Tiếng ồn các phương tiện giao thông, máy móc của hệ thống làm lạnh, máy móc khác trong quá trình sản xuất
Tác động đến thính giác người lao động, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, ức chế thần kinh và sự tập trung sinh sống của các động vật
- Công nhân làm việc tại xưởng
- Dân cư và nhà máy lân cận
- Thời gian: trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy
- Mức độ: bị tác động lớn do công nhân trực tiếp làm việc
- Khả năng phục hồi cao
❖ Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
- Tiếng ồn, độ rung của các thiết bị, máy móc vận hành
- Gia tăng ô nhiễm và tai nạn giao thông
- Tác động đến môi trường kinh tế -xã hội
2.1.1 Nguồn ô nhiễm liên quan đến chất thải
A Đánh giá tác động của bụi, khí thải
❖ Khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm trong quá trình hoạt động của dự án
Nguồn nguyên liệu sản xuất của Dự án lấy từ Công ty TNHH Hùng Vương Sa Đéc và ở một số điểm lân cận nên ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu không cao Trong giai đoạn mở rộng dự án chỉ xây dựng mở rộng nhà kho chứa thành phẩm và các hạng mục công trình phụ, không thay khổi lượng nguyên vật liệu sản xuất so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Do đó, các tác động khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm trong quá trình hoạt động của dự án không thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường như đã được phê duyệt, cụ thể như sau:
- Việc vận chuyển, phân phối nguyên liệu và sản phẩm được thực hiện bởi một lượng các phương tiện vận tải với số lượng khoảng 14 xe/ngày Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu dầu DO nên sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm như NO 2 , CxHy, CO, CO 2 ,…
- Nguồn phát sinh khí thải do đốt dầu DO là nguồn thải không tập trung và phát sinh không liên tục Đặc điểm của nguồn phát sinh khí thải do các phương tiện giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm dạng thấp, chất độc hại phát tán cục bộ và nồng độ các khí thải thường không quá cao, do vậy tác động của chúng không đáng kể
- Khí thải do đốt nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải, trong khí thải có chứa các chất ô nhiễm như bụi, SOx, NOx, THC,… Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng xe và hiện trạng đường giao thông, nhiên liệu sử dụng…
- Để ước tính tải lượng ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập như sau:
Bảng 4.21 Tải lượng ô nhiễm của 1 ô tô khi tiêu thụ 1.000 lít xăng
Stt Chỉ tiêu Tải lượng
- Xe ô tô sử dụng xăng khi hoạt động sẽ thải vào không khí các chất gây ô nhiễm và tải lượng của chúng được trình bày như sau:
Bảng 4.22 Tải lượng khí thải của phương tiện giao thông
Phương tiện Đơn vị (U) TSP
Xe tải trọng > 3,5 tấn chạy xăng
Khu ngoại ô 1.000 km tấn NL
Phương tiện Đơn vị (U) TSP
Xe tải trọng 3,5 – 16 tấn chạy diesel
Khu ngoại ô 1.000 km tấn NL
Xe hơi sản xuất 1985 – 1992 (khu ngoại ô) Động cơ 1400 –
0,07 1,35 Động cơ > 2000 cc 1.000 km tấn NL
Ghi chú: S tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu dầu DO = 0,25%;
- Tuy nhiên, hiện nay lượng xăng pha chì không còn được sử dụng tại Việt Nam Theo thống kê thì định mức sử dụng nhiên liệu của một số loại xe lưu thông trên đường như trong bảng sau:
Bảng 4.23 Định mức sử dụng nhiện liệu một số phương tiện giao thông
Stt Loại phương tiện Loại nhiên liệu Định mức
Lít/100km Định mức Kg/100km
- Theo tính toán mỗi ngày có 4 lượt xe con 4 – 7 chỗ (1400 – 2000 cc), 25 lượt xe chở trấu từ 3,5 – 16 tấn Đoạn đường chịu ảnh hưởng là 3 km Lượng phát thải các chất khí trong khí thải phương tiện giao thông được tính trong bảng sau:
Bảng 4.24 Lượng phát thải các khí ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao thông
Phương tiện và nhiên liệu sử dụng
Nhiên liệu tiêu hao trên đoạn đường trong 1 ngày (Kg xăng, dầu/ngày)
Bụi SO 2 NO x CO VOC s
- Với lượng không khí dư của động cơ đốt trong là 30% và nhiệt độ khí đốt thải là
200 o C, thì lưu lượng khí thải sinh ra trong khi đốt 1 Kg dầu, xăng là 38 m³
Như vậy, lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải được tính trong bảng sau:
Bảng 4.25 Lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải
Phương tiện và nhiên liệu sử dụng
Nồng độ (mg/m³) Bụi SO 2 NO x CO VOC s
Ghi chú: (*) QCVN 19:2009/BTNMT - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp
Nhận xét: Khí thải ra từ các phương tiện vận chuyển là không cao, không vượt quy chuẩn cho phép Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đánh giá một cách tương đối nguồn phát thải vì chất lượng khí thải ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại xe, nhiên liệu sử dụng, chất lượng đường xá, do vậy, khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những phát sinh về sự cố xe cộ và đường xá có thể gây nên những nguồn phát thải có nồng độ cao hơn quy chuẩn cho phép
❖ Đánh giá tác động do mùi hôi
Mùi hôi từ quá trình sản xuất của nhà máy chính là mùi tanh đặc trưng của cá Cá có mùi tanh là do trong cá có chứa một chất có gốc amin (NH) có mùi tanh, điển hình là Metyl mercaptam là chất có mùi tanh nổi trội nhất Bên cạnh đó, Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy các protein và các axit béo, các hợp chất hữu cơ, trong thủy sản tạo các khí NH3,
H2S ,… gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động, chất lượng vệ sinh môi trường khu vực dự án và các khu vực lân cận
Hiện nay, Công ty đã xây dựng 02 hệ thống ngưng hơi – khử mùi để xử lý mùi hôi từ quá trình sấy bột cá của Nhà máy Dự án chỉ xây dựng nhà kho chứa thành phẩm và các hạng mục công trình phụ trợ, dự án mở rộng không làm thay đổ công suất, công nghệ sản xuất Do đó, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án không thay đổi so với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 750/QĐ-UBND-HC ngày 24/07/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3289/GXN-STNMT ngày 19/10/2020
Theo kết quả quan trắc định kì năm 2021 và năm 2022 tại 02 ống thoát hơi tại 02 hệ thống cấp nhiệt lạnh đang hoạt động tại nhà máy hiện hữu, nồng độ khí thải được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.26 Kết quả quan trắc khí thải mùi hôi tại nhà máy năm 2021
Ngày 16/12/2021 KT01 KT02 KT01 KT02 KT01 KT02
Bảng 4.27 Kết quả quan trắc khí thải mùi hôi tại nhà máy năm 2022
Ngày 15/09/2022 KT01 KT02 KT01 KT02 KT01 KT02
KT01: Ống thoát hơi dây chuyền ngưng tụ 1
KT02: Ống thoát hơi dây chuyền ngưng tụ 2
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đi vào hoạt động
Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.36 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
TT Các vấn đề môi trường Nội dung Khối lượng
1 Chất thải rắn sinh hoạt
Thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt loại nhỏ 20 thùng Thùng chứa chất thải sinh hoạt loại lớn 5 thùng
Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt 1 ngày/ 1 lần
Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải 1-2 tuần/1 lần Kho lưu chứa CTNH diện tích 10m 2 01 kho
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải 2 tuần/1 lần Kho lưu chứa Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 01 kho
TT Các vấn đề môi trường Nội dung Khối lượng
4 Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động cho công nhân 184 người
3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục
Dự án không thuộc trường hợp phải lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục
Dự án đã hoàn thành xây lắp và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo giấy xác nhận số 3289/GXN-STNMT ngày 19/10/2020 do Sở Tài nguyên và môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hạng mục công trình nước thải, khí thải, chất thải Và ở dự án mở rộng Công ty không xây dựng hạng mục công trình bảo vệ môi trường, vì vậy không có kế hoạch xây lắp các công trình, biện pháp BVMT
3.3 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình bảo vệ môi trường
Kinh phí bảo vệ môi trường ước tính khoảng 449.748.000 đồng Bao gồm kinh phí lập các hồ sơ thủ tục môi trường và chi phí trang bị các thiết bị bảo vệ môi trường Trong đó, hệ thống phòng cháy chữa cháy bể tự hoai, hệ thống thu gom nước thải, khu vực lưu chứa chất thải đã được trang bị và xây dựng hoàn thiện, kinh phí bảo vệ môi trường của dự án được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4.37 Kinh phí bảo vệ môi trường
TT Nội dung Đơn giá
(1.000 VND) Khối lượng Kinh phí
A Trang bị các thiết bị bảo vệ môi trường
1 Thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt loại nhỏ 300 20 thùng 6.000
2 Thùng chứa chất thải sinh hoạt loại lớn 500 5 thùng 2.500
3 Bảo hộ lao động cho công nhân 500 184 người 92.000
B Chi phí quản lý môi trường dự kiến (theo từng năm)
1 Báo cáo công tác bảo vệ môi trường 32.248 Năm 32.248
2 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt 17.000 Năm 17.000
3 Thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 30.000 Năm 30.000
4 Thu gom chất thải nguy hại (phụ thuộc vào khối lượng thực tế phát 150.000 Năm 150.000
TT Nội dung Đơn giá
(1.000 VND) Khối lượng Kinh phí
(1.000 VND) sinh tại công ty, tần suất tối thiểu
Kiểm tra, bão dưỡng, tập huất phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động (1 năm/1 lần)
Vệ sinh bể tự hoại và thông đường ống thoát nước thải, sự cố bể tự hoại
3.4 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường
Bố trí nhân sự cho công tác quản lý các vấn đề môi trường tại dự án
Bảng 4.38 Bảng bố trí nhân sự cho công tác bảo vệ môi trường
Bộ phận Nhiệm vụ Người chịu trách nhiệm chính
Ban giám đốc dự án
Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, bố trí nhân sự trong công tác vận hành các công trình môi trường
Bộ phận quản lý môi trường (phòng kỹ thuật)
Trực tiếp quản lý, chỉ đạo giám sát vận hành các công trình môi trường (hệ thống xử lý khí thải), công tác thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải rắn…
Trưởng bộ phận (trưởng phòng kỹ thuật)
Vận hành các công trình môi trường: hệ thống xử lý khí thải, hệ thống thu gom chất thải rắn
Công nhân trực tiếp vận hành hệ thống
Nhân viên vệ sinh Vệ sinh và thu gom rác, chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại
Nhân viên trực tiếp làm việc
Công ty thành lập bộ phận môi trường - an toàn lao động của Nhà máy gồm 02 người trong đó:
01 nhân viên trình độ đại học và 01 nhân viên trình độ cao đẳng quản lý chung phụ trách công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động của nhà máy gồm: PCCC, an toàn lao động, báo cáo giám sát môi trường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại, các thủ tục hành chính về môi trường
Bộ phận môi trường – an toàn lao động chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo công ty có nhiệm vụ đảm bảo vận hành tốt các công trình bảo vệ môi trường, báo cáo kịp thời các sự cố hỏng hóc thiết bị và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Báo cáo đã cố gắng bám sát nội dung và bảo đảm được các yêu cầu đặt ra theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, đã nhận dạng, định lượng hóa và đưa ra các kết quả nghiên cứu đánh giá cụ thể về các đối tượng, quy mô, mức độ tác động của các nguồn gây tác động chủ yếu, các nguồn tạo nên nguy cơ tích lũy tiềm ẩn các tác động xấu dài hạn và ngắn hạn đối với môi trường trên khu vực, với mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá là đạt yêu cầu
Nhìn chung, trong quá trình đánh giá tác động môi trường còn có một số nguồn, tác động chưa thể định lượng hóa cụ thể các tính chất đặc trưng do thiếu các căn cứ kỹ thuật tin cậy, song về cơ bản các nguồn và tác động này chỉ đóng vai trò thứ yếu, không có ý nghĩa quan trọng, hoặc quyết định trong việc gây nên các tác động chính và các tác động tích lũy lâu dài của dự án đối với trạng thái môi trường trên khu vực
Nhận xét này dựa trên các căn cứ khoa học và quản lý cụ thể như sau:
- Báo cáo đã tiến hành nghiên cứu, báo cáo đanh sgias tác động môi trường đã được phê duyệt cho dự án giai đoạn 1 (hiện hữu), khảo sát, đo đạc và đánh giá kỹ càng về hiện trạng khu vực dự án, thu thập được các nguồn số liệu tin cậy, đầy đủ về quá trình nghiên cứu đầu tư và thiết kế dự án, cũng như đã đánh giá đúng được hiện trạng và khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên trên khu vực dự án và vùng lân cận
- Phương pháp sử dụng trong báo cáo là các phương pháp đánh giá có tính ứng dụng phổ cập, bảo đảm độ tin cậy đạt yêu cầu như trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.39 Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp đánh giá đã sử dụng
Stt Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân
1 Phương pháp thống kê, lập bảng số liệu Cao Dựa theo số liệu thống kê chính thức của khu vực dự án
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
- Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại
- Dựa vào phương pháp lấy mẫu theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam
3 Các phương pháp tính toán trong báo cáo Trung bình Dựa vào các công thức tính toán đã được công bố
Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu trong nước
Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tế trong nước
5 Phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm Trung bình
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập để định lượng hoặc bán định lượng các tác động Tuy nhiên,
Stt Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân phương pháp này vẫn chưa được đơn vị có chức năng kiểm chứng kỹ tính phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam
6 Các phương pháp định tính: liệt kê, nhận diện tác động,… Thấp
Một số tác động có thể nhận diện nhưng thiếu thốn các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu nên chỉ có thể đánh giá định tính
7 Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
Kết quả phân tích, so sánh và đánh giá có độ tin cậy cao theo các quy định hiện hành của nhà nước
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học)
Dự án không đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường do dự án không thuộc các dự án khai thác khoáng sản.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Dự án không thuộc đối tượng phải cấp phép đối với nước thải theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường (do nước thải sau xử lý đã được đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Sa Đéc, không xả ra môi trường)
- Đã thỏa thuận đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Sa Đéc theo các văn bản đã ký với Công ty TNHH Khoa học Công nghệ HIDICO theo Biên bản xác nhận hoàn thành việc đấu nối thoát nước mưa, thoát nước thải ngày 01/04/2019
- Đã ký Hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải số 05/HĐ-HIDITECH ngày 01/04/2019 giữa Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc và Công ty TNHH Khoa học Công nghệ HIDICO (chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Sa Đéc)
Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải
2.1 Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn số 01: Khí thải phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu của lò hơi, công suất
- Nguồn số 02: Khí thải phát sinh từ Hệ thống ngưng hơi – khử mùi xử lý mùi hôi số 01
- Nguồn số 03: Khí thải phát sinh từ Hệ thống ngưng hơi – khử mùi xử lý mùi hôi số 02
2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa:
+ Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 24.213m 3 /giờ
+ Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 17.000 m 3 /giờ
+ Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 17.000 m 3 /giờ
Chủ dự án đề nghị cấp phép 03 dòng khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn yêu cầu trước khi xả ra môi trường, bao gồm:
- Dòng khí thải số 01: tương ứng với ống phát thải lò hơi của hệ thống khí thải lò cấp hơi, tọa độ vị trí xả khí thải: X= 582119, Y= 1141880
- Dòng khí thải số 02: tương ứng với ống khói thải số 01 của Hệ thống ngưng hơi – khử mùi xử lý mùi hôi số 01, tọa độ vị trí xả khí thải: X= 582131, Y= 114190
- Dòng khí thải số 02: tương ứng với ống khói thải số 02 của Hệ thống ngưng hơi – khử mùi xử lý mùi hôi số 02, tọa độ vị trí xả khí thải: X= 582132, Y= 114189
(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 45', múi chiếu 3 0 )
2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải:
- Nguồn số 01: Nhiệt độ, Bụi, CO, NOx, SOx
- Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và QCVN19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ, cột B; QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ, cụ thể như sau:
TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính
Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc định kỳ
Quan trắc tự động, liên tục
Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
+ Khu vực 1: Khu vực đặt máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải tập trung; + Khu vực 2: Khu vực nhà trấu + nhà lò hơi;
3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 45', múi chiếu 3 0 )
3.3 Quy chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường không để ảnh hưởng đến khu vực xung quanh theo đúng QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc định kỳ
CHƯƠNG VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư
- Dự án thuộc loại hình mở rộng, trong giai đoạn 2 (mở rộng) Công ty không có xây dựng thêm các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và trong thời gian vận hành dự án không điều chỉnh, thay đổi các hạng mục công trình bảo vệ môi trường so với Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3289/GXN-STNMT ngày 19/10/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp xác nhận cho Dự án Nhà máy sản xuất bột cá và mỡ cá tra của Công ty TNHH Minh Thắng Sa Đéc
- Vì vậy, Căn cứ theo điểm e, Khoản 1, Điều 31 NĐ 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ, dự án mở rộng thuộc đối tượng không phải thực hiện vận hành thử nghiệm Do đó, dự án không có kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
2.1.1 Trong giai đoạn xây dựng
2.1.1.1 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại Đối với chất thải rắn xây dựng, chất thải sinh hoạt
- Nội dung giám sát: Lượng chất thải, công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý
- Vị trí giám sát: Tại các vị trí lưu giữ tạm thời và công trường thi công
- Tần suất giám sát: Thường xuyên
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Đối với chất thải nguy hại
- Nội dung giám sát: Lượng chất thải nguy hại phát sinh và công tác thu gom, lưu giữ, bàn giao xử lý chất thải nguy hại
- Vị trí giám sát: Tại các vị trí lưu giữ tạm thời và công trường thi công
- Tần suất giám sát: Thường xuyên
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
2.1.1.2 Giám sát môi trường không khí
- Vị trí giám sát: 02 mẫu (01 điểm tại cổng dự án và 01 điểm tại khu vực đang thi công)
- Phương pháp giám sát: lấy mẫu môi trường không khí
- Thông số giám sát: Bụi, tiếng ồn, CO, SO2, NO2
- Tần số giám sát: 06 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
2.1.3.3 Giám sát môi trường nước thải
- Vị trí giám sát: 01 mẫu (tại điểm đấu nối hệ thống thu gom nước thải của khu C mở rộng, khu công nghiệp Sa Đéc)
- Phương pháp giám sát: lấy mẫu môi trường nước thải
- Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, Amonia, Nitơ tổng, phốt pho tổng, Coliforms, tổng dầu mỡ động thực vật, Clo dư
- Tần số giám sát: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản, cột B
2.1.2 Trong giai đoạn vận hành
2.1.2.1 Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại Đối với chất thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường
- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục
- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường
- Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Đối với chất thải nguy hại
- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục
- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại
- Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
2.1.2.2 Giám sát môi trường khí thải
- Vị trí giám sát: 01 mẫu (tại ống khói lò hơi 18 tấn hơi/h)
- Phương pháp giám sát: lấy mẫu môi trường khí thải
- Thông số giám sát: SOx, NOx, CO, bụi, nhiệt độ
- Tần số giám sát: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B
❖ Khí thải hệ thống ngưng tụ - giải nhiệt:
- Vị trí giám sát: 02 mẫu (01 mẫu tại ống thoát hơi dây chuyền ngưng tụ 1 và 01 mẫu tại ống thoát hơi dây chuyền ngưng tụ 2)
- Phương pháp giám sát: lấy mẫu môi trường khí thải
- Thông số giám sát: H2S, metyl mercaptan
- Tần số giám sát: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B, QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữ cơ
2.1.2.3 Giám sát môi trường nước thải
- Vị trí giám sát: 01 mẫu (tại điểm đấu nối hệ thống thu gom nước thải của khu C mở rộng, khu công nghiệp Sa Đéc)
- Phương pháp giám sát: lấy mẫu môi trường nước thải
- Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, Amonia, Nitơ tổng, phốt pho tổng, Coliforms, tổng dầu mỡ động thực vật, Clo dư
- Tần số giám sát: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản, cột B
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Căn cứ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường Dự án không thuộc đối tượng thực hiện quan trắc tự động, liên tục do đó Dự án không đề xuất chương trình quan trắc tự động, liên tục.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Chi phí lập báo cáp giám sát môi trường gồm:
Bảng 7.1 Tổng chi phí lập báo cáo giám sát môi trường cho 1 năm hoạt động của dự án
Stt Hạng mục Thành tiền (VNĐ)
1 Chi phí viết báo cáo 10.000.000
2 Photo, in ấn, chụp hình, … 5.000.000
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kết luận
Những nội dung chính được trình bày trong báo cáo cho thấy việc đầu tư dự án là rất cần thiết, mang lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt xã hội như tạo cơ hội việc làm cho lao động tại địa phương và khu vực lân cận, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài, phục vụ cho nhu cầu của Nhà máy, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung
Bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động xây dựng và đưa dự án vào hoạt động sẽ gây các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí Tuy nhiên, như đã trình bày trong chương 4, các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường là không lớn và chủ dự án tin tưởng có thể kiểm soát tốt bằng những biện pháp đã đề xuất trong chương 4
Như vậy, nhìn chung hoạt động của dự án mang lại những lợi ích khá lớn cho xã hội và nền kinh tế địa phương So với những lợi ích mà nó mang lại, thì những tác động xấu đến môi trường là không đáng kể.
Kiến nghị
Với những lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực của dự án, chủ đầu tư kính đề nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường làm cơ sở pháp lý để triển khai dự án Bên cạnh đó, để thực hiện tốt dự án, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Cam kết
Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ chính xác, tính trung thực, của các số liệu; thông tin, tài liệu về dự án, các vấn đề môi trường của dự án được trình bày trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án:
(1) Cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trong quá trình hoạt động
Chủ dự án cam kết trong quá trình hoạt động, dự án đảm bảo đạt các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, bao gồm:
Công ty cam kết xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa tách riêng biệt với hệ thống thoát nước thải trong khu vực dự án
Công ty cam kết xử lý nước thải đạt Giới hạn tiếp nhận nước thải đầu vào của HTXLNT của KCN Sa Đéc sau đó dẫn về hệ thống XLNT tập trung của KCN Sa Đéc để tiếp tục xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
Công ty cam kết xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường bên ngoài, cụ thể QCVN 19:2009/BTNMT cột B; QCVN 20:2009/BTNMT.