1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHU DÂN CƯ MỚI NAM SÁCH

143 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Khu Dân Cư Mới Nam Sách
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 4,54 MB

Nội dung

48 Trang 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy hóa sinh học 5 ngày BTCT : Bê tông cốt thép BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường BYT : Bộ Y tế COD : Nhu

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2

1 Tên chủ dự án đầu tư 2

2 Tên dự án đầu tư 2

2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: 2

2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: 3

2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần: 5

2.4 Quy mô của dự án: 5

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 5

3.1 Công suất của dự án đầu tư: 5

3.1.1 Quy mô đầu tư xây dựng 5

3.1.2 Khối lượng các hạng mục công trình của dự án 6

3.1.3 Quy mô các hạng mục công trình chính 7

3.1.3.1 Công trình xây dựng (sau điều chỉnh) 7

3.1.3.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 8

3.1.3.3 Các công trình về môi trường 22

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 28

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 28

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 29

4.1 Nhu cầu về điện 29

4.2 Nhu cầu cấp nước 29

4.3 Các loại hóa chất sử dụng 29

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 30

5.1 Tiến độ thực hiện dự án 30

5.2 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án 30

5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 31

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 33

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 33

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 34

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 35

Trang 4

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 35

1.1 Công trình, biện pháp thu gom, thoát nước mưa: 35

1.1.1 Công trình thu gom nước mưa: 35

1.1.2 Biện pháp thu gom, thoát nước mưa: 37

1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải: 38

1.3 Công trình xử lý nước thải 40

1.3.1 Công trình xử lý sơ bộ bằng bể phốt 3 ngăn 40

1.3.2 Trạm xử lý nước thải tập trung: 41

1.3.3 Hệ thống xử lý mùi 55

1.3.4 Bể sự cố 55

1.3.5 Hệ thống quan trắc tự động 56

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 61

2.1 Hệ thống xử lý mùi tại Trạm xử lý nước tải tập trung 61

2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí do phương tiện giao thông vận tải 63

2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí do hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 63

2.4 Các biện pháp khác 63

3 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải sinh hoạt 63

4 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại 65

5 Các biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải 66

5.1 Tổ chức quản lý khu đô thị mới: 66

5.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án và xung quanh: 67

5.3 Tác động do tiếng ồn, độ rung 67

5.4 Tác động do hoạt động của tập kết rác 68

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trogn quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành: 68

6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống thu gom và xử lý nước thải 68

6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống thu gom và xử lý mùi 71

7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 71

7.1 Công trình, biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ, hỏa hoạn 71

7.2 Biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông 73

7.3 Biện pháp giảm thiểu sự cố dịch bệnh, ngộ độc do mất an toàn vệ sinh thực phẩm 73

8 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: Không 73

Trang 5

9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường,

phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không 73

10 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 73

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 75

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 75

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 75

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiềng ồn, độ rung 76

Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 77

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 77

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 77

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 77

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 78

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 78

2.1.1 Quan trắc định kỳ nước thải 78

2.1.2 Quan trắc định kỳ bụi, khí thải 78

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 79

2.2.1 Quan trắc tự động nước thải 79

2.2.2 Quan trắc tự động khí thải 79

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm: 20 triệu đồng 79

Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 80

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1 Tọa độ các mốc ranh giới dự án 2

Bảng 1 2 Các hạng mục công trình xây dựng sau khi điều chỉnh quy hoạch 6

Bảng 1 3 Quy mô và cấp hạng đường 8

Bảng 1 4 Tổng hợp khối lượng giao thông 10

Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án 11

Bảng 1 6 Tổng hợp khối lượng cấp nước 12

Bảng 1 7 Chỉ tiêu cấp điện 14

Bảng 1 8 Tính toán phụ tải điện 15

Bảng 1 9 Tổng hợp các loại trạm biến áp 15

Bảng 1 10 Tổng hợp khối lượng điện sinh hoạt 16

Bảng 1 11 Tổng hợp khối lượng cấp điện chiếu sáng 19

Bảng 1 12 Tổng hợp khối lượng hệ thống thông tin liên lạc 21

Bảng 1 13 Tổng hợp khối lượng cây xanh 22

Bảng 1 14 Tổng mức đầu tư 30

Bảng 3 1 Tổng hợp khối lượng hệ thống thoát nước mưa 35

Bảng 3 2 Tổng hợp khối lượng của mạng lưới thu gom nước thải 38

Bảng 3 3 Thông số kỹ thuật của bể trong HTXL nước thải công suất 1.200m³/ngày đêm trước khi cải tạo 46

Bảng 3 4 Thông số kỹ thuật của bể trong HTXL nước thải công suất 1.200m³/ngày đêm sau khi cải tạo từ mức B lên mức A 47

Bảng 3 5 Danh mục các thiết bị chính lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải công suất 1.200 m³/ngày đêm 48

Bảng 3 6 Danh mục thiết bị quan trắc tự động 56

Bảng 3 7 Thông số kỹ thuật của 01 hệ thống khử mùi 62

Bảng 3 8 Lượng chất sử dụng trong hệ thống khử mùi 62

Bảng 3 9 Danh mục và số lượng chất thải nguy hại phát sinh 66

Bảng 3 10 Các sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục của Trạm xử lý 69

Bảng 3 11 Những nội dung thay đổi so với ĐTM 73

Bảng 4 1 Bảng thông số và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải xin cấp phép 75

Bảng 4 2 Bảng thông số và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong khí thải xin cấp phép 76

Bảng 5 1 Kế hoạch quan trắc nước thải 77

Bảng 5 2 Kế hoạch quan trắc khí thải 77

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH , SƠ ĐỒ

Hình 1 1 Sơ đồ vị trí thực hiện dự án 3

Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa 35

Hình 3 2 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước thải 38

Hình 3 3 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án 43

Hình 3 4 Trạm xử lý nước thải được xây chìm 48

Hình 3 5 Sơ đồ công nghệ quy trình xử lý mùi 61

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5 : Nhu cầu oxy hóa sinh học (5 ngày) BTCT : Bê tông cốt thép

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

COD : Nhu cầu oxy hóa hóa học

CTNH : Chất thải nguy hại

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

GTGT : Giá trị gia tăng

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia

TSS : Tổng hàm lượng chất rắn

UBND : Ủy ban nhân dân

XLNT : Xử lý nước thải

Trang 9

MỞ ĐẦU

Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách do Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thanh và Công ty TNHH Tập đoàn Hưng Thịnh (Đại diện Liên danh: Công TNHH Hoàng Thanh) là nhà đầu tư thực hiện dự án theo Quyết định số 4160/QĐ – UBND ngày 09/11/2018

Dự án Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách được thực hiện trên tổng diện tích đã được quy hoạch theo Quyết định số 2597/QĐ-UBND ngày 26/7/2018 của UBND tỉnh Hải Dương là 400.096 m² (hơn 40 ha) và đã được Bộ tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2533/QĐ – BTNMT ngày 04/10/2019

Tháng 10/2020 dự án được điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng theo Quyết định số 3256/QĐ-UBND, ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh Hải Dương và tổng dự án giảm còn 397.268,85 m² thuộc địa giới hành chính của thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Toàn bộ diện tích đất quy hoạch xây dựng do UBND huyện Nam Sách thực hiện công tác đền bù và bàn giao quỹ đất sạch cho chủ dự án tiến hành xây dựng Thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành các hạng mục về hạ tầng kỹ thuật, bao gồm:

- Hệ thống đường giao thông

- Hệ thống cấp điện

- Hệ thống cấp nước

- Hệ thống cây xanh

- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

- Hệ thống thu gom nước thải

- Trạm xử lý nước thải công suất 1.200 m³/ngày đêm

Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích dự án giảm đồng thời các hạng mục công trình bảo vệ môi trường không thay đổi so với báo cáo đã được phê duyệt do đó theo mục c, khoản 4 điều 37 – Luật bảo vệ môi trường 2020, dự án không cần lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường mà tiến hành tích hợp trong báo cáo

đề xuất môi trường

Dự án thuộc khoản 2, điều 39 - Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do vậy dự

án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách được chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại phụ lục VIII, nghị định 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022

Trang 10

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Tên chủ dự án đầu tư

Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thanh và Công ty TNHH Tập đoàn Hưng

Thịnh

Đại diện Liên danh: Công ty TNHH Hoàng Thanh

- Địa chỉ: 145 đường Thanh Bình, Phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

- Người đại diện: Ông Hoàng Xuân Thanh Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 0220 355 8696

- Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên

do phòng Đăng ký doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp, mã số doanh nghiệp 0800281173, cấp lần đầu ngày 18 tháng 7 năm 2003, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 14 tháng 12 năm 2020

2 Tên dự án đầu tư

“Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách”

2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

- Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách được thực hiện trên diện tích 397.268,85 m² (sau điều chỉnh) thuộc địa giới hành chính của thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, có ranh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp dân cư, ruộng canh tác và đường hiện có

+ Phía Nam giáp đất dân cư, công trình công cộng hiện có

+ Phía Đông giáp đường Trần Phú, khu dân cư, công trình công cộng hiện có

+ Phía Tây giáp dân cư, ruộng canh tác xã Nam Hồng

- Tọa độ các điểm mốc ranh giới theo hệ tọa độ VN2000, cụ thể như sau:

Bảng 1 1 Tọa độ các mốc ranh giới dự án

Trang 11

Điểm X(m) Y(m) Điểm X(m) Y(m)

- Sở Xây Dựng tỉnh Hải Dương là cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép về môi trường

* Ngoài ra còn có các loại văn bản liên quan đến dự án, cụ thể như sau:

- Các loại văn bản của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương liên quan đến

dự án:

+ Quyết định số 2597/QĐ-UBND ngày 26/7/2018 của tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỷ lệ 1/500

+ Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 25/01/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu dân

cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

Trang 12

+ Quyết định số 3256/QĐ-UBND, ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh Hải Dương

về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, tỷ lệ 1/500

+ Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 22/7/2020 của UBND tỉnh Hải Dương

về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất (đợt 1) cho Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thanh – Công ty TNHH tập đoàn Hưng Thịnh thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

+ Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh cơ cấu đất giao (đợt 1); chuyển mục đích sử dụng, giao đất (đợt 2) cho Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thanh – Công ty TNHH tập đoàn Hưng Thịnh thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

+ Quyết định số 505/QĐ-UBND ngày 17/02/2022 của UBND tỉnh Hải Dương về việc chuyển mục đích sử dụng, giao đất (đợt 3) cho Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thanh – Công ty TNHH tập đoàn Hưng Thịnh thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

+ Quyết định số 3566/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh Hải Dương

về việc phê duyệt phương án xử lý tài sản nhà, đất trên địa bàn thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

+ Quyết định số 3675/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Hải Dương

về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thanh và Công ty TNHH tập đoàn Hưng Thịnh tại Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

- Các loại văn bản của Sở, ban, ngành của tỉnh Hải Dương và UBND huyện Nam Sách liên quan đến dự án:

+ Thông báo số 2289/SXD-QLXD&HTKT, ngày 31/12/2020 của Sở Xây Dựng Hải Dương về việc thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở công trình:

Hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

+ Thông báo số 196/SXD-QLXD&HTKT, ngày 08/02/2021 của Sở Xây Dựng Hải Dương về việc thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công công trình: Hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

+ Công văn số 820/SGTVT-P4 ngày 24/4/2018 của Sở Giao thông vận tải về việc thỏa thuận đấu nối giao thông phục vụ lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

+ Công văn số 756/SNN-CCTL ngày 8/5/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phúc đáp Công văn số 186/UBND-KT&HT ngày 02/5/2018 của UBND huyện Nam Sách

Trang 13

+ Công văn số 1078/CV-ĐNTTLL ngày 18/4/2018 của Viễn thông Hải Dương

về việc chấp thuận đấu nối và cung cấp thông tin liên lạc cho dự án Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

+ Công văn số 437/CV-TTĐNCN ngày 12/4/2018 của Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương về việc chấp thuận đấu nối và cấp nước cho dự án Khu dân

cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần:

- Quyết định số 2533/QĐ-BTNMT, ngày 04/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”

2.4 Quy mô của dự án:

- Quy mô của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư dự án 686.993.777.000 đồng (Sáu trăm tám mươi sáu tỷ chín trăm chín mươi ba triệu bảy trăm bẩy mươi bảy nghìn đồng), dự án thuộc nhóm B theo khoản 3, Điều 9, Luật Đầu tư công (Dự án hạ tầng kỹ

thuật khu đô thị mới có mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng)

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư:

3.1.1 Quy mô đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách được thực hiện trên tổng diện tích đã được quy hoạch theo Quyết định số số 2597/QĐ-UBND ngày 26/7/2018 của UBND tỉnh Hải Dương là 400.096 m² (hơn 40 ha), sau khi điều chỉnh theo Quyết định số 3256/QĐ-UBND, ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh Hải Dương còn 397.268,85 m² thuộc địa giới hành chính của thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Toàn bộ diện tích đất quy hoạch xây dựng do UBND huyện Nam Sách thực hiện công tác đền bù và bàn giao quỹ đất sạch cho chủ dự án tiến hành xây dựng

+ Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông

+ Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

+ Hệ thống thu gom nước thải

+ Trạm xử lý nước thải công suất 1.200 m³/ngày đêm

Trang 14

3.1.2 Khối lượng các hạng mục công trình của dự án

Bảng 1 2 Các hạng mục công trình xây dựng sau khi điều chỉnh quy hoạch

Quy hoạch đã duyệt Quy hoạch điều chỉnh cục bộ Diện tích

(m²)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất quy hoạch 400.096,0 100 397.268,85 100

8 Đất nghĩa trang tập trung 2.461,50 0,62 2.461,50 0,62

9 Đất đường giao thông, vỉa hè và đất

9.1 Đất hạ tầng kỹ thuật 10.664,40 10.306,90

9.2 Đất đường giao thông 153.182,38 152.750,57

Trang 15

3.1.3 Quy mô các hạng mục công trình chính

3.1.3.1 Công trình xây dựng (sau điều chỉnh)

a Công trình nhà ở

- Đất ở bao gồm đất ở biệt thự (06 loại lô biệt thự tương đương với 66 lô) và đất

ở liền kề (29 loại tương đương với 1241 nhà ở liền kề) có diện tích: 130.275,58 m² (tương đương với 32,79%) đáp ứng nhu cầu của người dân Các dãy nhà đều được quay ra các hướng đón gió tốt và đa dạng về sự lựa chọn cho nhu cầu sinh sống

- Quy hoạch lại toàn bộ dân cư xây dựng mới để có được các tuyến phố đẹp, hai bên là các dãy nhà ở xây dựng mới đồng bộ về kiến trúc, thoát nước, điện và đèn đường, vỉa hè lát gạch

- Đất ở phân lô liền kề có diện tích 110.343,95 m² chia thành 1241 lô nhà ở liền kề trong tương lai (tỷ lệ 27,78%) Các dãy nhà ở chia lô có chỉ tiêu diện tích theo nhiều loại Các lô góc phố có diện tích lớn hơn để thiết kế xây dựng công trình đẹp, phù hợp với vị trí góc đường và đầu phố Các công trình nhà ở chia lô được phép xây dựng cao 5 tầng và 1 tum; mật độ xây dựng từ 77% đến 92%

- Chiều cao tầng nhà ở chia lô có sự thay đổi theo từng đoạn phố nhằm tạo hiệu quả không gian kiến trúc cảnh quan

- Đất ở biệt thự diện tích 19.931,63 m² chia thành 66 lô nhà ở biệt thự trong tương lai (tỷ lệ 5,02%) Các nhà ở biệt thự có diện tích phù hợp, các công trình được phép xây dựng cao 3,5 tầng, mật độ xây dựng từ 60% đến 65%

b Công trình thương mại dịch vụ

- Các công trình thương mại dịch vụ: diện tích 4.887,80 m², bao gồm các công trình thương mại dịch vụ hỗn hợp cao tối đa 9 tầng, mật độ xây dựng 70%

- Đất bệnh viện huyện Nam Sách mở rộng có diện tích: 30,20 m² Đây là phần diện tích đất mở rộng thêm cho bệnh viện Đa khoa huyện Nam Sách đã có sẵn Việc xây dựng bệnh viện mở rộng sẽ không thuộc phạm vi trong Dự án Toàn bộ nước thải, chất thải của Bệnh viện không nằm trong Dự án

- Đất cơ quan bảo hiểm xã hội có diện tích: 2.007,40 m² Đây là quỹ đất do cơ quan chủ quan trực tiếp tiến hành xây dựng

- Đất Trạm thú y có diện tích: 931,70 m² Đây là quỹ đất do cơ quan chủ quan trực tiếp tiến hành xây dựng

- Đất trường học có diện tích: 14.404,1 m² (chiếm tỷ lệ 3,62%) là quỹ đất xây dựng các công trình giáo dục như trường tiểu học, trường mầm non đảm bảo quy mô

Trang 16

phục vụ cho cư dân của khu đô thị và khu vực lân cận Đất trường học được chia làm 2

lô đất có chức năng trường mầm non (lô TMN-01, TMN-02) và 1 lô đất có chức năng trường tiểu học (lô TH)

3.1.3.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a Hệ thống giao thông:

*Quy mô và cấp hạng đường

Đầu tư xây mới 22 tuyến đường gồm 14 tuyến ngang chạy theo hướng Đông – Tây kết nối khu dân cư với đường Trần Phú (Tỉnh lộ 390): N1÷N13; 8 tuyến dọc chạy theo hướng Bắc - Nam có ký hiệu từ tuyến D1 đến D8 Đường có 03 phân cấp: Đường đối ngoại, cấp khu vực và cấp nội bộ

- Đường đối ngoại:

+ Tuyến đường phía Bắc giáp tuyến đường bê tông nối các khu dân cư

+ Tuyến đường phía Đông giáp tuyến đường nhựa Trần Phú

+ Tuyến đường phía Nam giáp đường nhựa Nguyễn Đức Sáu

- Đường cấp đô thị, loại đường là đường trục chính khu vực: Tuyến đường D1, mặt cắt 3-3, có lộ giới B=35,0m trong đó vỉa hè hai bên rộng 2x5,0m, lòng đường 2x10,5m và dải phân cách 4m; chạy xuyên suốt khu dân cư, đấu nối ra đường Nguyễn Đức Sáu, qua cầu nối sang đường Chu Văn An

- Đường phân khu vực:

+ Tuyến đường N9 (MCN 2-2) chiều rộng lộ giới 17,5m, trong đó vỉa hè hai bên rộng 2x5,0m, lòng đường 2x3,75m

+ Tuyến đường N13 (MCN 6-6) chiều rộng lộ giới 22,1-23,4m, trong đó vỉa hè hai bên rộng 6,6-7,9+5m, lòng đường 2x5,25m

+ Tuyến đường N10 (MCN 8-8) chiều rộng lộ giới 24m, trong đó vỉa hè hai bên rộng 2x5,0m, lòng đường 2x7m

- Đường cấp nội bộ là đường nhóm nhà ở

+ Mặt cắt 2A-2A: lộ giới B= 15,2-15,4m; vỉa hè hai bên 5+2,7-2,9m, lòng đường 7,5m;

+ Mặt cắt 4 - 4: lộ giới B= 15,5m, vỉa hè hai bên 2x4m, lòng đường 7,5m

+ Mặt cắt 4A - 4A: lộ giới B= 14,5m, vỉa hè hai bên 3+4m, lòng đường 7,5m + Mặt cắt 4B - 4B: lộ giới B= 14,5m, vỉa hè hai bên 4+3m, lòng đường 7,5m + Mặt cắt 5 - 5: lộ giới B= 14,5m, vỉa hè hai bên 2x3,5m, lòng đường 7,5m + Mặt cắt 7 - 7: lộ giới B= 14m, vỉa hè hai bên 3 + 4m, lòng đường 7m

+ Mặt cắt 9A – 9A: lộ giới B= 12,5m, vỉa hè hai bên 2x3,5m, lòng đường 5,5m + Mặt cắt 9 – 9, 10-10: lộ giới B= 9,5m, vỉa hè 4m, lòng đường 5,5m

Bảng 1 3 Quy mô và cấp hạng đường

TT Loại đường Mặt cắt

3-3

Mặt cắt 2-2

Mặt cắt 6-6

Mặt cắt 8-8

2 Mặt đường 10,5m x 2 3,75m x 2 5,25m x 2 7,0m x 2

Trang 17

Mặt cắt 4A Mặt cắt 5-5

Mặt cắt 9-9

Mặt cắt 10-10

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án)

* Riêng chiều rộng vỉa hè đoạn giáp Trung tâm y tế huyện Nam Sách các tuyến N1 và N5 từ 5,0 m xuống 1,5 m Kết cấu vỉa hè: Gạch Terrazzo M150 dày 3 cm, kích thước 400 x 400 x 3 0mm; BTXM M150 dày 80mm; lớp nilon chống mất nước, cát nền đầm chặt K=0,95 (Thông báo số 1182/SXD-QLXD&HTKT, ngày 13 tháng 8 năm

2021 của Sở Xây Dựng Hải Dương)

* Các thông số kỹ thuật chính của đường

- Môđun đàn hồi tối thiểu :

+ Đối với đường cấp khu vực : Eyc: 155 Mpa

+ Đối với đường cấp nội bộ : Eyc: 120 Mpa

Trang 18

- Mặt cắt ngang đường, độ dốc ngang: Các tuyến đường bố trí mặt cắt ngang 2 mái, độ dốc mặt đường 2% Phần vỉa hè dốc 1,5% về phía lòng đường Độ dốc rãnh đan là 6%

*An toàn giao thông

- Phần tổ chức an toàn giao thông được thiết kế theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41 - 2016 Các loại vạch sơn được sử dụng gồm:

+ Vạch 1.1: Vạch đơn, đứt nét, màu vàng để phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn trở lên, không có dải phân cách giữa Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả 2 phía

+ Vạch 2.1: Vạch đơn, đứt nét, màu trắng để phân chia các làn xe cùng chiều Trong trường hợp này xe được phép thực hiện việc chuyển làn qua vạch 2.1

+ Vạch 3.1a: Vạch đơn, liền nét, màu trắng để xác định mép ngoài phần đường

xe chạy

+ Vạch 7.1: Là vạch liền nét, màu trắng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại ở vị trí trước trước vạch người đi bộ qua đường

+Vạch 7.3: Là các vạch đậm liền song song màu trắng (còn gọi là vạch ngựa vằn)

để xác định phạm vi phần đường dành cho người đi bộ cắt ngang đường

- Các loại biển báo giao thông được sử dụng bao gồm:

+ Biển cấm đi ngược chiều: P.102;

+ Biển giao nhau với đường ưu tiên: W.208;

+ Biển báo giao nhau chạy theo vòng xuyến: W.206

Bảng 1 4 Tổng hợp khối lượng giao thông

b Hệ thống cấp nước

* Tiêu chuẩn cấp nước:

- Nước cấp cho sinh hoạt: 150 lít /người/ngày đêm

- Nước công trình công cộng: 10% nước sinh hoạt

- Nước cấp cho tưới cây: 3 l/m2

- Nước rửa đường: 0,5 l/m2.

- Nước cấp cho trường học: 20 l/ 1 học sinh

Trang 19

- Nước cho trạm xử lý: 7% tổng lưu lượng

- Lượng nước thất thoát, rò rỉ dự phòng: 10% Tổng lưu lượng

- Nước chữa cháy: 15 l/s cho 1 đám cháy trong 3 giờ

- Hệ số điều hòa Kngày: Kn = 1,2 (TCXD 33-2006)

- Hệ số điều hòa Kgiờ: Kh = 1,71 (TCXD 33-2006)

* Nguồn cấp nước:

Dựa theo quy hoạch cấp nước tỉnh Hải Dương và số liệu thu thập được, nước cấp cho sinh hoạt của khu vực được lấy từ Trạm cấp nước Cẩm Thượng nằm ở phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương do Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương quản lý có công suất khai thác là 35.000 m3/ngày.đêm với nguồn cấp nước thô

từ sông Thái Bình

Tại Công văn số 437/CV – TTĐNCN ngày 12/04/2018, Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương đã chấp thuận đấu nối và cấp nước cho dự án Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách (giai đoạn 1), điểm đấu nối cấp nước đảm bảo phục vụ nước 24h/24, lưu lượng đạt 1.480 m3/ngày đêm và được đấu vào mạng lưới đường ống cấp nước sạch hiện có D250 dọc tuyến đường Trần Phú thị trấn Nam Sách của Công ty Đường ống đấu nối vào Dự án là đường ống D110 Từ đường ống chính D110 đấu nối với mạng lưới phân phối D50 cấp nước đến các lô đất

* Nhu cầu sử dụng:

Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án

TT Nhu cầu dùng nước Số lượng Tiêu chuẩn Q

(m3/ngđ)

1 Nước dùng cho sinh hoạt

nhà liền kề, biệt thự 5.280 ng 150 l/ng.ngđ 792,0

2 Nước cấp cho mầm non 256 ng 100 l/cháu/ngđ 25,6

3 Nước cấp cho trường học 1000 ng 20 l/học

Trang 20

Lưu lượng nước cấp cho dự

án ngày dùng nước max 1,2 Kng-max 1.510,7

Vậy:

- Lưu lượng cấp nước trung bình trong ngày: Q = 1.258,9 (m3/ngđ)

- Lượng nước cấp nước trong ngày dùng nước lớn nhất:

Qmax = 1.258,9 x 1,2 = 1.510,7 (m3/ngđ), với K = 1,2

Tại Công văn số 437/CV – TTĐNCN ngày 12/04/2018, Công ty Cổ phần kinh

doanh nước sạch Hải Dương đã khẳng định là hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử

dụng nước cho Dự án khi đi vào hoạt động với lượng dùng lớn nhất là 1.510,7 m³/ng.đ

* Giải pháp cấp nước:

- Mạng lưới cấp nước được lựa chọn là mạng vòng kết hợp với mạng cụt Trên

mạng lưới cấp nước có bố trí các van xả khí và xả cặn Đường ống cấp nước sử dụng

là ống HDPE PN10 được đặt trên vỉa hè và qua đường độ sâu đặt ống từ 0,7 → 1,0m

tính đến đỉnh ống Các hố van được bố trí tại các điểm nút để thuận tiện cho công tác

vận hành và quản lý mạng lưới đường ống

* Hệ thống cấp nước chữa cháy:

- Hệ thống cấp nước cứu hỏa được thiết kế là hệ thống cấp nước cứu hỏa áp lực

thấp D110, áp lực nước tối thiểu tại trụ cứu hoả là 10m Nước cấp cứu hỏa được lấy từ

các trụ cứu hỏa dọc đường, các trục cứu hỏa được bố trí tại các ngã ba, ngã tư đường

và dọc tuyến ống với cự ly 100÷120m có 1 trụ cứu hoả Dự án bố trí 60 trụ cứu hỏa

cho toàn dự án, trong đó trụ cứu hoả ống D110 từ ống D110 là 49 cái và trụ cứu hoả

ống D110 từ ống D160 là 11 cái

- Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế mạng riêng với cấp nước sinh hoạt

theo bảng 12 tiêu chuẩn (TCVN2622-1995)

- Với số dân theo quy mô thiết kế là 5.280 người, nhà xây hỗn hợp các loại tầng

không phụ thuộc vào bậc chịu lửa, số lượng đám cháy xảy ra đồng thời tại một thời

điểm là 2 đám

+ Lưu lượng nước chữa cháy cho 01 đám cháy là: 15 (l/giây)

+ Lượng nước cần thiết chữa cháy cho 02 đám cháy trong 3 giờ là:

Qcc=(15x3x3,6x1)x2=324m3

- Sơ đồ mạng: Các tuyến ống được nối với nhau thành mạng vòng có đường kính

D160, D110 Độ dốc của ống bằng độ dốc của đường

Các họng cứu hỏa được lắp đặt đồng bộ dọc theo các trục đường chính Có 60

Trang 21

TT Hạng mục Đơn vị Số lượng

3.3 Nối ống nhựa HDPE D 110 (công tác hàn nhiệt) cái 1336 3.4 Nối ống nhựa HDPE D 160 (công tác hàn nhiệt) cái 257 3.5 Đai khởi thủy D160-D160 (điểm xin đấu nối) cái 1 3.6 Đai khởi thủy D200-D160 (điểm xin đấu nối) cái 1 3.7 Van khóa ống D160 (trong hố van xả cặn) cái 1 3.8 Van khóa ống D160 (trong hố van xả khí) cái 1

Trang 22

TT Hạng mục Đơn vị Số lượng

Trang 23

- Bố trí các trạm biến áp phân phối 35(22)/0,4kV công suất máy biến áp từ 500kVA đến 800kVA trong ranh giới thiết kế để cấp điện cho các phân khu chức năng

và chiếu sáng đường phố Các trạm biến áp có tổng công suất ≥ 1000kVA ưu tiên bố trí trạm biến áp đôi 1 vỏ 2 máy để hạn chế khi phụ tải chưa lấp đầy dẫn đến máy biến

áp chạy non tải và vận hành phù hợp theo từng giai đoạn theo nhu cầu phụ tải thực tế

- Các trạm cấp điện cho một khu vực trong bán kính <300m

Bảng 1 9 Tổng hợp các loại trạm biến áp

(số lượng x công suất máy)

- Cấp điện sinh hoạt:

+ Đường dây trung thế 35kV: tuyến cáp 40.5KV- CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC/W

đi ngầm trong mặt bằng đất dự án đến từng trạm biến áp 35(22)/0,4kV Tuyến đường dây trung thế chạy ngầm trên vỉa hè đường quy hoạch đảm bảo khoảng cách an toàn (chôn ngầm cách vỉa hè hoàn thiện tối thiểu 1m)

+ Đường dây hạ thế 0,4KV: đường cáp từ các trạm biến áp chạy đến các tủ chứa công tơ tại các khu nhà chôn ngầm bằng cáp hạ thế 0,4KV Mạng hạ áp dùng dây cáp

Trang 24

ngầm CU/XLPE/DSTA/PVC đi ngầm trong mương cáp cấp điện cho tủ điện phân phối

hạ áp Các loại cáp đồng sử dụng bao gồm: cáp đồng ngầm Cu/XLPE/DSTA/PVC Cu/XLPE/DSTA/PVC (3x185+1x120) mm², (3x150+1x95) mm², (3x120+1x70) mm², (3x95+1x50) mm², (3x70+1x35) mm², (3x50+1x35) mm², (3x35+1x16) mm², (3x25+1x16) mm² có các thông số kĩ thuật đảm bảo theo quy định hiện hành

+ Mỗi khu được bố trí tủ điện được đặt trên vỉa hè đường để cấp điện cho toàn bộ các hộ dân trong khu

Bảng 1 10 Tổng hợp khối lượng điện sinh hoạt

1

- 01 khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

- 01 Áp tô mát loại MCCB 3P 415V/80A-16kA

2

- 01 khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

- 01 Áp tô mát loại MCCB 3P 415V/80A-16kA

3

- 01 khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

- 01 Áp tô mát loại MCCB 3P 415V/80A-16kA

4

- 01 khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

- 01 Áp tô mát loại MCCB 3P 415V/80A-16kA

5

- 01 khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

- 01 Áp tô mát loại MCCB 3P 415V/80A-16kA

Trang 25

STT Tên gọi và quy cách Đơn vị Số lượng

6

Tủ điện phân phối hạ áp trọn bộ 63A, bao gồm: Bộ 3

- khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

7

Tủ điện phân phối hạ áp trọn bộ 100A, bao gồm: Bộ 1

- khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

8

Tủ điện phân phối hạ áp trọn bộ 200A, bao gồm: Bộ 3

- khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

9

Tủ điện phân phối hạ áp trọn bộ 250A, bao gồm: Bộ 1

- khung tủ, tôn dày 2mm sơn tĩnh điện,

Trang 26

STT Tên gọi và quy cách Đơn vị Số lượng

18 Ống HDPE đặt sẵn vào các hộ dân: D65/50 cái 14122

19 Bộ rẽ nhánh chữ "Y" dùng cho ống HDPE D65/50 m 696

21 Hố ga kéo cáp qua đường, KT: DxRxS:

26 Ống thép D100, dày 3mm, mã kẽm luồn cáp qua đường m 730

- Cấp điện chiếu sáng:

+ Mạng điện chiếu sáng được thiết kế riêng biệt với hệ thống cấp điện sinh hoạt

và được điều khiển bật, tắt đèn bằng tủ điều khiển

+ Hệ thống chiếu sáng trên tuyến được cấp nguồn từ tủ điện hạ thế của các trạm biến áp

+ Cáp cấp nguồn: được sử dụng là cáp đồng ngầm Cu/XLPE/DSTA/PVC 4x16 mm² từ tủ điện tổng của trạm biến áp đến tủ điều khiển chiếu sáng Từ tủ chiếu sáng đi

lộ chiếu sáng đến các đèn sử dụng cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC 4x16 mm² Tất cả cáp cấp điện cho hệ thống chiếu sáng đi ngầm trong cống cáp Các cáp cấp điện cho hệ thống chiếu sáng đều được đi trong ống nhựa xoắn HDPE D65/50 để bảo vệ cáp + Dây lên đèn là dây đồng Cu/PVC/PVC 0,6-1kV có tiết điện 2x2,5mm²

+ Tủ điều khiển chiếu sáng 0,4kV: Tủ điều khiển chiếu sáng có KT: HxWxD=1000x600x400 (mm) làm nhiệm vụ phân phối điện và điều khiển đèn chiếu sáng Tủ có đáy kín và được khoan lỗ để luồn cáp lên tủ Tủ được đặt trên móng bê tông Vỏ tủ được làm bằng thép không gỉ dày 1,5mm chịu được va đập Cánh tủ phải

có gioăng cao su để chống nước mưa thâm nhập và có khoá bảo vệ

+ Điện chiếu sáng trên các trục đường được thiết kế đi ngầm trên vỉa hè đến các cột đèn

+ Trên hè: Sử dụng các đèn Led chiếu sáng đường phố lắp trên các cột đèn đơn cao 8m và 12m, cần cao 2m, độ vươn 1,5m trên vỉa hè 01 bên đường Cột và cần được

mạ kẽm nhúng nóng Khoảng cách trung bình là 27m Lắp chóa đèn Led chiếu sáng đường phố loại 100W ở độ cao 8m và 120W; độ cao 10m đến 12m

+ Trên giải phân cách: Bố trí một hàng cột đèn đôi cao 10m, cần cao 2m độ vươn 1,5m trên giải phân cách, xen giữa là các cột đèn cảnh quan Cột và cần được mạ kẽm

Trang 27

nhúng nóng Khoảng cách trung bình là 27m Lắp chóa đèn Led chiếu sáng đường phố loại 120W

+ Tủ điều khiển đèn đường đặt cạnh vỉa hè đóng cắt tự động bằng rơ le thời gian

Bảng 1 11 Tổng hợp khối lượng cấp điện chiếu sáng

1

Tủ điều khiển chiếu sáng hợp bộ, KT: 800x600x400;

- 01 Áp tô mát loại MCCB 3P 415V/50A-15kA

- 03 Áp tô mát loại MCCB 3P 415V/16A-6kA

- 02 Công tắc tơ 3 pha 380V/20A\

- 02 Công tắc thời gian (TIMER) có pin 300 giờ

Cột gang, cao 5m, cần đơn, kèm khung móng, lắp 4

bóng LED, ánh áng trắng 220V/4*70W

7

Trọn bộ cột đèn pha giao lộ 6 bóng: 6x150W: Bộ 2 Cột thép mạ kẽm nhúng nóng cao 14m, lọng lắp 6

bóng LED 6x150W

8 Trọn bộ cột đèn pha chiếu sáng quảng trường 4 bóng: Bộ 2

Trang 28

STT Tên gọi và quy cách Đơn vị Số lượng

15 Cọc tiếp địa, thép L63x63x6, mạ kẽm, L=2,5m cái 1312

16 Ống thép D60, dày 3mm, mạ kẽm luồn cáp qua đường m 1009

d Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc được phủ sóng toàn bộ khu vực

- Xây dựng các tuyến đường dây thông tin bằng ống ngầm PVC-U đường kính

D110 chạy dọc trên vỉa hè của các đường giao thông chính

- Đường cáp thông tin, hệ thống đường ống chờ luồn cáp thông tin đặt theo mép

các trục đường, được đấu nối từ tuyến đường dây chính Trên các dãy phố bố trí các hộp đầu dây rồi từ hộp đầu dây này kéo vào các hộ

- Căn cứ vào quy mô, công suất dự án, thiết kế sử dụng 2 ống trục chính PVC-U D110 chạy dọc suốt dự án Từ trục chính rẽ vào các GANIVO, từ các GANIVO lắp đặt các tuyến trục nhánh sử dụng 2 ống PVC-U D61 kéo cáp đến các khách hàng thuê bao Các hố ganivo tại giữa ranh giới 2 nhà

Trang 29

- Cáp vào của hệ thống điện thoại và dữ liệu được lắp đặt ống chờ tại các hố ganivo đặt giữa ranh giới 2 nhà

- Hệ thống thông tin liên lạc được đấu nối với hệ thống thông tin quanh khu vực hiện trạng Tất cả được đi ngầm trong ống PVC-UD110 và PVC-UD61

- Hố ganivo được xây bằng tường gạch có nắp đậy bằng bê tông, đặt tại giữa ranh giới 2 nhà

- Từ ganivo đặt chờ 1 ống PVC-U D40 chờ cho nhà dân

Bảng 1 12 Tổng hợp khối lượng hệ thống thông tin liên lạc

TT Tên gọi, đặc tính kỹ thuật Đơn vị Số lượng

5 Ống nhựa xoắn HDPE 40/30 U PVC D90 m 1.050

e Hệ thống cây xanh

Hệ thống cây xanh trong đô thị có 2 loại chính là cây xanh đường phố và công viên cây xanh vui chơi giải trí, thể dục thể thao

* Công viên cây xanh:

Công viên cây xanh vui chơi giải trí thể dục thể thao là sự kết hợp đan xen mang tính thẩm mỹ cao giữa hệ thống đường dạo, các mảng vườn cây cảnh quan nghệ thuật cùng với hệ thống sân thể dục thể thao tiêu chuẩn như sân cầu lông, bóng chuyền hơi, Bên cạnh đó, trong các công viên còn thiết kế các mảng sân cỏ nhân tạo, sân cao

su EPDM có chức năng làm khu vui chơi trẻ em ngoài trời, cũng như bố trí rất nhiều máy tập nhằm phục vụ tối đa nhu cầu vui chơi giải trí thư giãn, thể dục thể thao, mang lại sức khỏe và đem lại cuộc sống tươi mát cho cư dân khu đô thị, đồng thời các công viên này cũng có vai trò như những lá phổi xanh điều hòa không khí, cân bằng môi trường sống cho đô thị

Cây xanh trong công viên sử dụng các loại cây thường xanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và cho hoa luân phiên theo mùa: Cây lộc vừng, giáng hương, hoa ban, ngọc lan,

phượng vĩ

* Công viên vỉa hè, giải phân cách:

Trên vỉa hè của các trục đường đều được trồng cây xanh bóng mát để ngăn bụi, chống ồn chống nóng cho khu vực ở, trồng các loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, cành chắc khỏe, không giòn dễ gãy và có tán vừa phải, không cao lắm (khoảng 3÷5m), đường kính

Trang 30

thân cây từ 12÷15cm Khoảng cách giữa các cây trung bình là 10m, cách mép ngoài bó vỉa là 1m Có sự thay đổi loại cây đối với một số tuyến phố để tạo sự đa dạng, màu sắc phong phú, có nét đặc trưng riêng và tạo điểm nhấn cho đô thị

- Cây xanh trồng trên vỉa hè và giải phân cách dự kiến trồng cây: Cây me tây, cây sấu, bàng đài loan, lát hoa, dáng hương, long não, chiêu liêu, phượng vĩ, sao đen

Bảng 1 13 Tổng hợp khối lượng cây xanh

3.1.3.3 Các công trình về môi trường

a Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

- Thoát nước theo phương pháp tự chảy;

- Hệ thống thoát nước mưa riêng rẽ với hệ thống thoát nước thải;

- Tất cả các tuyến cống đa số có hướng thoát trùng với hướng dốc của san nền, các tuyến cống được vạch theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất, để tiện cho việc quản lí sau này, trên dọc tuyến rãnh bố trí các giếng thu nước để thuận tiện cho công tác kiểm tra và bảo dưỡng

Trang 31

* Hướng thoát nước mưa:

- Nước mưa toàn khu vực xây dựng dự án được thu gom vào các tuyến rãnh và cống thoát nước, rồi xả ra mương thoát nước xung quanh dự án

- Nước mưa trong khu vực dự án đuợc chia làm 2 lưu vực chính:

+ Lưu vực 1: Khu dân cư phía Tây Nam, phía Nam, và Đông Nam của Dự án thoát

ra mương hoàn trả có kích thước BxH=2(1600x2000) sau đó nước mưa từ các miệng thu chảy vào hệ thống cống tập trung rồi thoát ra kênh tiêu nước Chu Đậu phía Nam Dự án + Lưu vực 2: Khu dân cư phía Tây Bắc, phía Bắc và Đông Bắc của Dự án thoát

ra mương hoàn trả phía Tây Bắc có kích thước BxH=2(1600x1400) sau đó được dẫn ra kênh tiêu nước T3 Chu Đậu

+ Dự án gồm 6 điểm xả thải nước mưa trong đó 3 điểm xả thải vào hồ trong khuôn viên dự án; 3 điểm xả thải vào mương phía bên ngoài dự án (cụ thể điểm xả thải được trình bày tại chương 3 của báo cáo)

- Khu vực thực hiện dự án có một số tuyến kênh tưới, tiêu kết hợp (thuộc hệ thống kênh Đò Hàn và Chu Đậu) do Công ty TNHH MTV KTCT Thủy lợi tỉnh Hải Dương trực thuộc quản lý Sau khi hình thành khu dân cư mới phía Tây thị trấn Nam Sách tạo ra một lưu vực với diện tích 403.724 m2 của khu dự án và các khu vực liền kề

bị tác động về mặt thủy lợi (cấp nước tưới, tiêu thoát và xả nước thải) Trong đó các tuyến kênh: KC (từ K2+300÷K3+850) Kênh VC2, Kênh VC3, Kênh N8, Kênh N10, Kênh N13 đi qua với tổng diện tích tưới là 688,7 ha các xã trên địa bàn huyện Nam Sách Như vậy khi dự án hoàn thành, nhiệm vụ còn lại của tuyến kênh là tưới cho 648,33 ha bao gồm kênh K2+300÷K3+850, Kênh VC2, Kênh N10, Kênh N13 Do đó: Tại Công văn số 756/SNN-CCTL ngày 08/5/2018, Chi cục thuỷ lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương đã thống nhất phương án nắn chỉnh, hoàn trả mương như sau:

+ Kênh KC: Được hoàn trả bằng hệ thống mương kín BxH = 2x1,6m bố trí chạy dưới giải phân cách của trục đường chính B=35m, kết cấu là bê tông cốt thép đổ tại chỗ, kênh kín, dài khoảng 1.190 m, điểm đầu đấu nối sau xi phông vị trí khoảng K2+300 (tương ứng tọa độ: X = 2322105,77; Y = 586256,975), điểm cuối cách điểm cuối của kênh KC (K3+850) hiện trạng về phía Tây khoảng 246m, đấu nối với kênh hoàn trả N10 và N13 (tương ứng tọa độ dự kiến: X = 2323294,3916; Y = 586271,5236)

+ Kênh N13: Hoàn trả lại bằng hệ thống mương kín BxH = 1,6x1,4m dưới vỉa hè đường phía Bắc theo hiện trạng (có nắn hướng tuyến cho phù hợp với quy hoạch), kết cấu là bê tông cốt thép đổ tại chỗ, kênh kín, đoạn 1 từ điểm cuối kênh KC ngược về phía Đông khoảng 288m, đấu nối vào xi phông hoàn trả của kênh N10, đoạn 2 từ điểm cuối kênh KC ngược về phía Tây khoảng 173m (hết phạm vi dự án) đấu nối vào tuyến kênh cũ N13

+ Kênh N10: Hoàn trả lại bằng hệ thống mương kín ngầm BxH = 1,6x1,4m, vị trí theo hiện trạng (có nắn hướng tuyến cho phù hợp với quy hoạch), kết cấu bê tông cốt

Trang 32

thép đổ tại chỗ, điểm đầu đấu nối vào điểm cuối kênh N13 về phía Đông (tương ứng tọa độ: X = 2323289,7818; Y = 586491,1899), điềm cuối đấu nối vào kênh N10 tuyến kênh cũ (tương ứng tọa độ: X = 2323305,755; Y = 5686555, 99)

+ Kênh VC2: Hoàn trả lại tuyến kênh bằng kênh kín ngầm bê tông cốt thép đổ tại chỗ, điểm đầu đấu nối vào kênh KC hoàn trả (tương ứng tọa độ: X = 2322215,9919;

Y = 586252,6122), điểm cuối cách điểm đầu 120m (tương ứng tọa độ: X = 2322199,461; Y = 586151,462)

+ Hoàn trả mương đất: Đào mới mương đất, vị trí nằm giáp gianh giới phía Tây Bắc

dự án (phía ngoài dự án), điểm đầu đấu nối với kênh N13 với chiều dài khoảng 350m

- Mạng lưới ống cống BTCT đường kính 300 ÷ 1500mm đặt dưới lòng đường và

hè để dẫn nước từ các hố thu về các cửa xả Cống nối giếng thu hàm ếch dùng cống BTCT D300mm Cống gom phụ dùng cống D600mm Cống gom chính dùng cống D800mm và D1200mm, D1500mm

- Các hố thăm được bố trí tại điểm đấu nối của các đường ống với khoảng cách từ

40 m ÷ 60 m để thường xuyên nạo vét bùn đất lưu thông cống

- Hoàn trả hệ thống mương tưới KC2, N13 và VC4 thuộc hệ thống kênh tưới trạm bơm Đò Hàn, cung cấp nước tưới cho ruộng canh tác khu vực phía Đông Bắc thị trấn và khu vực xã Nam Hồng được hoàn trả bằng hệ thống mương kín BxH=2x1,6m dưới giải phân cách đường 35m và mương kín BxH=1,6mx1,4m dưới vỉa hè đường phía Bắc Các tuyến cống D300÷D1500 thu nước mưa dọc các tuyến đường rồi xả ra kênh tiêu nước Chu Đậu phía Nam khu vực quy hoạch và kênh tiêu phía Tây Bắc thuộc hệ thống trạm bơm Chu Đậu Rãnh B300mm thu nước cho các khu vực dân cư kẹp giữa đường Trần Phú và dự án

- Giáp ranh giới dự án có bố trí hệ thống rãnh B400mm để thu gom nước hiện trạng sau đó dẫn vào hệ thống thoát nước mưa chung của dự án

- Để tiện cho việc nạo vét và kiểm tra, ga thăm được bố trí tại các điểm thay đổi hướng tuyến và thay đổi kích thước cống Khoảng cách giữa hai giếng thăm từ 30 m đến 50 m

Trang 33

* Hệ thống thoát nước mưa được điều chỉnh theo Thông báo số QLXD&HTKT, ngày 08/02/2021 của Sở Xây Dựng tỉnh Hải Dương như sau:

196/SXD Đường kính cống từ nút giao N36A÷N37 thuộc tuyến N5 (giáp Trung tâm y tế huyện Nam Sách) từ cống tròn BTCT D400 thành cống tròn BTCT D600 và bổ sung rãnh thoát nước B400 xây bằng gạch chỉ vữa xi măng M75, đáy rãnh BTXM mac 150

đá 1x2 dày 12 cm trên lớp BTXM lót M100 đá 1x2 dày 10 cm, tấm đan rãnh BTCT M200 đá 1x2 dày 10 cm

- Vị trí cống thoát nước đặt dưới vỉa hè sang đặt dưới lòng đường để không ảnh hưởng đến kết cấu công trình nhà dân hiện trạng khi thi công lắp đặt cống thoát nước cho đoạn tuyến thoát nước từ hố ga WA28÷WA30 và WB28 ÷ WB32 thuộc tuyến D1

do các đoạn tuyến nằm gần các cửa xả, chiều sâu chôn cống lớn (trung bình -3,2 m so với độ cao mặt hè hoàn thiện) Tuyến cống điều chỉnh sử dụng cống tròn BTCT D1200, D1500 cấp tải TC

- Điều chỉnh vị trí cống thoát nước đặt dưới vỉa hè sang đặt dưới lòng đường để đảm bảo khoảng cách các hạng mục công trình theo quy định và không ảnh hưởng đến kết cấu công trình nhà dân hiện trạng khi thi công lắp đặt cống thoát nước cho đoạn tuyến từ hố ga VA9 ÷VA7 thuộc tuyến N13 do đoạn tuyến có mặt cắt vỉa hè rộng 5 m (giáp công trình nhà dân hiện trạng) được thiết kế bố trí nhiều hạng mục công trình, bao gồm: kênh hoàn trả 2,5 m; cống thoát nước mưa, rãnh thu nước cho các hộ dân hiện trạng Tuyến cống điều chỉnh sử dụng cống tròn BTCT D600 cấp tải TC

b Hệ thống thu gom và thoát nước thải

- Nước thải xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi thoát vào rãnh thoát nước B300 sau các lô nhà, sau đó đổ vào các tuyến ống chính đi dưới vỉa hè Các tuyến cống dùng cống D300, D400, D500 bố trí các giếng thăm tại những vị trí có cống thoát nước thải

từ các công trình thoát ra, độ dốc cống lấy theo độ dốc cống nhỏ nhất

- Mạng lưới đường ống thoát nước thải có nhiệm vụ dẫn nước thải về đến trạm

xử lý nước thải chung của cả khu dân cư đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo QCVN 14:2008/BTNMT cột A trước khi xả ra kênh Chu Đậu

- Đảm bảo độ sâu chôn cống, ở chỗ có xe qua lại độ sâu chôn cống từ đỉnh cống

> 0,5(m), hoặc có biện pháp bảo vệ ống Trên vỉa hè, cho phép độ sâu chôn cống < 0,7(m) nhưng không dưới 0,3(m)

Trang 34

* Chỉ tiêu tính toán:

Lưu lượng nước thải được tính bằng 100% lưu lượng cấp nước sinh hoạt (bao gồm cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân, dịch vụ công cộng, trường học, nước cấp cho chính trạm XLNT)

Theo Bảng 1.6 về nhu cầu sử dụng nước của Dự án thì:

- Lượng nước cấp cho sinh hoạt của các hộ dân là Q1 = 792,0 m3/ngày.đêm

- Lượng nước cấp cho khu công cộng, dịch vụ là: Q2 = 79,2 m3/ngày.đêm

- Lượng nước cấp cho nhà trẻ mầm non là Q3 = 25,5 m3/ngày.đêm

- Lượng nước cấp cho trường học là Q4 = 20 m3/ngày.đêm

- Nước cấp cho đất hạ tầng kĩ thuật: Q5 = 82,3 m3/ngày.đêm

Lấy hệ số Kngmax=1,2 Do đó tổng lượng cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, khu vực công cộng là:

Qcấp=1,2×(792+79,2 +25,6 + 20+82,3) = 1.198,8 (m3/ngày.đêm)

Như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất: Qthải=1.198,8(m3/ngđ)

* Phương án thu gom và xả thải

- Trước khi xả vào cống thoát nước thải đô thị thì nước thải từ các khu vệ sinh phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại xây đúng quy cách

- Nước thải được thu gom từ các bể tự hoại, nước thải nhà bếp, nhà tắm các hạng mục công trình trong dự án

- Nước thải sau khi thu gom được dẫn vào mạng lưới thoát nước thải chung của khu vực, dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung

- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế gồm hố ga thu, cống BTCT đúc sẵn và ống nhựa u.PVC

- Cống thoát nước BTCT đúc sẵn có D300mm, D400mm, D600mm được bố trí chủ yếu theo độ dốc địa hình và hướng về trạm xử lý nước thải Độ sâu chôn cống tối thiểu (tính từ mặt đất đến đỉnh cống) là 0,3m

- Đối với cống đặt dưới lòng đường:

+ Ống nhựa u.PVC DN315, DN400 mm, Class2 đối với ống đặt dưới vỉa hè

+ Ống nhựa u.PVC DN110mm, Class2 đối với ống dẫn từ công trình ra

- Hố ga thăm đồng thời là giếng thu nước thải có kích thước tối thiểu là 1000x1000 mm bố trí dọc theo cống Hố ga thoát nước thải trên vỉa hè được bố trí với khoảng cách 20-50m/1 hố ga và bố trí tại các chỗ giao nhau giữa các đường cống, góc ngoặt Hoặc bố trí sao cho việc thoát nước của các hộ dân phù hợp, chiều sâu H < 2m

- Giao cắt giữa các tuyến cống thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa được

xử lý bằng các ga giao cắt

- Xây dựng 01 Trạm xử lý nước thải công suất thiết kế Q = 1200 m3/ngày.đêm tại

vị trí phía Tây Nam của Dự án và chia thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1 là 600

m3/ngày.đêm; giai đoạn 2 là 600 m3/ngày.đêm), áp dụng công nghệ sinh học Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT cột B - Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt Thực tế chủ đầu tư đã xây dựng Trạm xử lý

Trang 35

nước thải công suất 1.200 m³/ngày đêm (không phân giai đoạn), được chia thành 2 modun, mỗi mô dun 600 m³/ngày đêm và đạt mức A QCVN 14:2008/BTNMT

Theo Công văn số 756/SNN-CCTL ngày 08/5/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương – Chi cục thủy lợi thì nước thải đã qua trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định được thoát trực tiếp ra điểm xả theo quy hoạch chung thị trấn tại kênh tiêu nước trạm bơm Chu Đậu phía Nam Dự án, kênh Chu Đậu làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước cho toàn bộ ruộng nội đồng trong phạm vi huyện Nam Sách, điểm cửa xả thải cách cống xiphong Lò ngói Chiến Thắng 95m về phía Tây có toạ độ dự kiến X= 2322093; Y= 586160 Theo quy định của QCVN 14:2008/BTNMT, nước thải của Dự án có 50 căn hộ trở lên xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt thì nước thải sau xử lý chỉ cần đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT, K=1, tuy nhiên thực tế chủ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý đạt mức

A QCVN 14:2008/BTNMT, K=1

c Trạm xử lý nước thải

Với lưu lượng nước thải tính toán lớn nhất của dự án là 1.198,8 m3/ngày.đêm Dự

án xây dựng trạm XLNT tập trung với công suất 1.200 m3/ngày.đêm, hệ thống được xây dựng tại khu đất đặt ở phía Tây Nam của Dự án với tổng diện tích để xây dựng trạm là 1.379,1 m2 Nước thải được xử lý thông qua sự kết hợp của các phương pháp

xử lý cơ học, hóa lý và xử lý sinh học Nước thải sau khi qua xử lý đảm bảo đạt QCVN14:2008/BTNMT (mức A)

- Toàn bộ các hạng mục bồn bể công nghệ được xây dựng ngầm hoàn toàn Phía trên đổ nắp làm kín toàn bộ các bồn bể này và có bố trí các lỗ thăm, cửa lên xuống để quản lý và vận hành trạm XLNT Phần nắp bể phía trên có thể được sử dụng làm khu vực quản lý và vận hành hệ thống

- Toàn bộ phần bể xử lý được xây dựng bằng BTCT Nhà quản lý, vận hành và giám sát, Trạm quan trắc tự động được kết hợp với nhà kỹ thuật đặt máy móc thiết bị (máy thổi khí, bồn hóa chất, ), tủ điện điều khiển được bố trí trên nắp bể xử lý để thuận tiện cho việc kiểm soát vận hành và tiết kiệm chi phí đầu tư do không chiếm diện tích của khu vực khác

- Các máy móc, thiết bị (tủ điện - điều khiển, máy thổi khí, ) được bố trí lắp đặt trong nhà điều hành, nhà đặt máy thổi khí đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

- Máy thổi khí - nguồn gốc phát sinh ra tiếng ồn: được lựa chọn thiết bị có tốc độ vòng quay thấp (1.350 ÷ 1.700 vòng/phút) có thiết bị giảm thanh đầu hút & đầu đẩy để giảm thiểu tối đa việc phát sinh tiếng ồn ra môi trường xung quanh

- Hệ thống thu gom và xử lý mùi hôi của nước thải: Giữa các bể phát sinh mùi làm lỗ thông trần và đặt các ống hút khí để thu gom toàn bộ lượng khí phát sinh trong

hệ thống bồn bể để đưa về hệ thống xử lý mùi tập trung

- Bể sự cố + bể kiểm chứng bằng bê tông cốt thép với diện tích là 883m2, sâu 2,5

m, phần dung tích chứa nước là 1.829 m3 để đảm bảo chứa nước thải trong vòng 36h nếu trạm xử lý xảy ra sự cố không thể xử lý được nước thải

Trang 36

Thuyết minh công nghệ và thiết kế chi tiết hệ thống XLNT sẽ được trình bày cụ thể trong nội dung Chương III của báo cáo

d Chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt

+ Dân số trong khu vực dự án khoảng: 5.280 người

+ Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt 1,0 kg/người/ngày (Theo QCXDVN 01:2021/BXD) chất thải sinh hoạt phát sinh 5,280 tấn/ngày

+ Rác thải khu vực trường học, dịch vụ thương mại: Tính bằng 20% lượng chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư Tỷ lệ thu gom rác là 100% Chất thải sinh hoạt phát sinh 1,056 tấn/ngày

+ Tổng khối lượng chất thải rắn của khu vực: 6,336 tấn/ngày

- Chất thải nguy hại:

+ Khi khu đô thị đi vào hoạt động phát sinh các loại CTNH (chủ yếu là thành phần nguy hại trong rác thải sinh hoạt) gồm: Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt các loại, bình ắc quy, pin hết công năng sử dụng, thùng và giẻ lau dính dầu mỡ thải, chai lọ đựng chất tẩy rửa (nước lau sàn, nước vệ sinh bồn cầu)

Theo báo Hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2020 thì thành phần nguy hại trong rác thải sinh hoạt tối đa chiếm 0,05% Với lượng CTRSH phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án dự báo là 6,336 tấn/ngày thì tổng lượng CTNH ước tính tối

đa là 3,2 kg/ngày

+ Bao bì đựng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong quá trình chăm sóc cây xanh, đựng hóa chất của Trạm xử lý nước thải, ước khoảng 20 kg/năm

+ Ngoài ra còn có than hoạt tính thải từ hoạt động của tháp hấp thụ mùi của Trạm

xử lý nước thải và dùng làm vật liệu lọc trong bồn lọc cao áp là 1.650 kg/năm (800 kg/năm thải từ hoạt động của 2 hệ thống khử mùi và 850 kg/năm thải từ hoạt động của bồn lọc cao áp) Cát thạch anh đã dùng làm vật liệu lọc thải là 2.560 kg/năm và sỏi lọc dùng làm vật liệu lọc thải là 2.880 kg/năm

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Dự án thuộc nhóm các dự án về xây dựng, không phải thuộc nhóm dự án sản xuất do đó không có công nghệ sản xuất vận hành Hiện tại, hạ tầng cơ sở của dự án đã được hoàn thiện Trong giai đoạn vận hành dự án, phương tiện, máy móc, thiết bị trong giai đoạn này chủ yếu gồm máy móc thiết bị phục vụ vận hành hệ thống đèn đường và tổ chức giao thông, vận hành hệ thống cấp điện và trạm biến áp, vận hành trạm xử lý nước thải, vận hành hệ thống cấp nước, thoát nước

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm đầu ra của dự án bao gồm:

- Nhà ở liền kề: 1.241 lô; nhà ở biệt thự: 66 lô Các quỹ đất xây dựng hạ tầng xã hội (Đất công cộng, cơ quan: UBND thị trấn Nam Sách, nhà văn hoá, trạm thú y, trường mầm non, giáo dục, quảng trường; đất công viên cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao; đất bãi đỗ xe, nghĩa trang tập trung,…, quỹ đất thương mại dịch vụ

Trang 37

- Hệ thống giao thông và công trình phụ trợ (bãi đỗ xe, cây xanh), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 1.200 m³/ngày đêm, hệ thống cấp điện sinh hoạt và điện chiếu sáng công cộng, hệ thống thông tin liên lạc;

- Mặt bằng đất nhà ở biệt thự, đất nhà ở liền kề, đất công trình trường học, khu dịch vụ,

- Hệ thống cây xanh cảnh quan: Cây xanh nội bộ các khu vực, cây xanh dọc các tuyến đường, cây xanh khu vực công cộng

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu về điện

- Nguồn điện cấp cho dự án được lấy từ đường dây 35kVA trên tuyến đường Trần Phú chạy qua khu vực dự án

- Căn cứ vào quy mô dự án, với công suất tính toán là 6.774,27 kVA, dự kiến đặt

7 trạm 22/0,4kV cấp điện chiếu sáng và điện sinh hoạt cho khu nhà ở và các công trình công cộng

- Bố trí các trạm biến áp phân phối 35(22)/0,4kV công suất máy biến áp từ 500kVA đến 800kVA trong ranh giới thiết kế để cấp điện cho các phân khu chức năng

và chiếu sáng đường phố Các trạm biến áp có tổng công suất ≥ 1000kVA thì ưu tiên

bố trí trạm biến áp đôi 1 vỏ 2 máy để hạn chế khi phụ tải chưa lấp đầy dẫn đến máy biến áp chạy non tải và vận hành phù hợp theo từng giai đoạn theo nhu cầu phụ tải thực tế

4.2 Nhu cầu cấp nước

Tổng lượng nước cấp cho toàn bộ dự án trong ngày sử dụng nhiều nước nhất là 1.510,7 m3/ngày đêm, trong đó nước sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt trong ngày sử dụng nước nhiều nhất là 1.198,8 m3/ngày đêm (làm tròn 1.200 m3/ngày đêm)

Dựa theo quy hoạch cấp nước tỉnh Hải Dương và số liệu thu thập được, nước cấp cho sinh hoạt của khu vực sẽ được lấy từ Trạm cấp nước Cẩm Thượng nằm ở phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương do Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương quản lý có công suất khai thác là 35.000 m3/ngày.đêm với nguồn cấp nước thô từ sông Thái Bình

4.3 Các loại hóa chất sử dụng

Hóa chất phục vụ cho dự án bao gồm hóa chất phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ cho việc chăm sóc cây xanh thảm cỏ và hóa chất phục vụ cho việc vận hành hệ thống

xử lý nước thải Nhu cầu hóa chất phục vụ cho dự án như sau:

- Hóa chất dùng cho trạm XLNT tập trung, công suất 1.200 m³/ngày đêm: + Dinh dưỡng: Mật rỉ: 6kg/ngày, 180kg/tháng, 2.160kg/năm

+ Hóa chất khử trùng: Javen: 36kg/ngày, 1.080 kg/tháng, 12.960kg/năm

- Hóa chất dùng cho chăm sóc cây xanh thảm cỏ:

+ Phân bón hóa học: 2.500 kg/năm

Trang 38

+ Thuốc BVTV: 10 kg/năm

+ Thuốc trừ sâu: 10 lít/năm

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

5.1 Tiến độ thực hiện dự án

* Theo ĐTM:

- Năm 2019: Thực hiện giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án

+ Từ Quý1/2020÷ hết năm 2021: Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong khu vực quy hoạch như hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, đường giao thông, hồ điều hòa, hệ thống điện

+ Từ Quý1/2022 đến hết năm 2023: Đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ các hạng mục còn lại như trạm xử lý nước thải, hệ thống TTLL, quảng trường, bãi đỗ xe

- Thực tế: Đến thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường, tất cả các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng xong

5.2 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án

Tổng vốn đầu tư bao gồm cả lãi vay (làm tròn) là: 686.993.777.000 đồng (Bằng

chữ: Sáu trăm tám mươi sáu tỷ chín trăm chín mưới ba triệu bảy trăm bẩy mươi bẩy nghìn đồng)

Bảng 1 14 Tổng mức đầu tư

Các khoản chi phí Giá trị trước thuế Giá trị sau thuế

Chi phí GPMB 169.009.496.000 169.009.496.000 Chi phí xây dựng 358.007.268.694 393.807.995.563 Chi phí thiết bị 20.928.787.873 23.021.666.660 Chi phí quản lý dự án 5.016.221.533 5.517.843.686 Chi phí tư vấn ĐTXD 19.385.778.350 21.324.356.185 Chi phí khác 25.532.606.567 27.136.645.797

Chi phí khác 25.532.606.567 27.136.645.797 Chi phí dự phòng 42.887.066.302 47.175.772.932

Tổng cộng 640.767.225.318 686.993.777.000

Kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của Dự án ước tính như sau:

+ Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản: 92.255.635.000 đồng

+ Chi phí hàng năm: 775.000.000 đồng/năm

Trong đó:

- Xây dựng hệ thống thoát nước thải: 10.519.201.000 đồng

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa: 64.892.692.000 đồng

- Xây dựng trạm xử lý nước thải: 15.903.742.000 đồng

- Thùng chứa rác thải, container kín chứa rác: 850.000.000 đồng

- Thùng chứa CTNH chuyên dụng 100l, 200l: 90.000.000 đồng

Trang 39

- Vận chuyển, thu gom, xử lý CTNH: 45.000.000 đồng/năm

- Thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH: 190.000.000 đồng/năm

- Kinh phí nạo vét các hệ thống thoát nước mưa: 20.000.000 đồng/năm

- Kinh phí vận hành trạm xử lý nước thải: 300.000.000 đồng/năm

- Kinh phí giám sát môi trường: 20.000.000 đồng/quý

- Phòng chống rủi ro: 200.000.000 đồng/năm

Nguồn vốn đầu tư của dự án gồm vốn tự có của Liên danh công ty TNHH Hoàng Thanh và Công ty TNHH Tập đoàn Hưng Thịnh, vốn vay thương mại và vốn huy động

từ các nguồn hợp pháp khác

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư như sau:

- Vốn tự có của Công ty: Chiếm tỷ lệ 20% và được huy động theo tiến độ đầu tư

- Vốn vay Ngân hàng thương mại và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác: Chiếm tỷ lệ 80% và được huy động theo tiến độ đầu tư

5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

a Quản lý và thực hiện dự án trong giai đoạn đầu tư:

Chủ đầu tư – Liên danh Công ty TNHH Hoàng Thanh và Công ty TNHH Tập đoàn Hưng Thịnh trực tiếp quản lý thực hiện dự án và thực hiện dự án theo hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất Chủ đầu tư thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Thanh tại Nam Sách để quản lý và tổ chức triển khai dự án theo các quy định hiện hành Các công việc thực hiện bao gồm:

- Tổ chức tuyển chọn và ký hợp đồng với một hoặc một số đơn vị tư vấn thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, lập dự án trình cơ quan nhà nước thẩm định;

- Lập kế hoạch huy động, sử dụng vốn đầu tư; tiến độ xây dựng và tiến độ sử dụng đất của dự án;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện Nam Sách, thống nhất quản lý xây dựng toàn bộ dự án theo quy hoạch được duyệt;

- Tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu Giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư thứ cấp (nếu có) phù hợp với quy hoạch chi tiết và tiến độ dự án đã được phê duyệt;

- Sử dụng các chức năng được phép hành nghề của mình để thực hiện khối lượng xây lắp tự thực hiện;

- Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường của dự án và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

b Quản lý sử dụng và khai thác dự án sau đầu tư

- Diện tích đất kinh doanh của dự án (đất ở liền kề và đất ở biệt thự): Chủ đầu tư triển khai xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật hiện hành, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các lô đất ở còn lại để người dân tự xây dựng theo quy hoạch được duyệt Việc chuyển

Trang 40

nhượng các lô đất này chỉ thực hiện sau khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý phát triển nhà ở, bất động sản và quy định của UBND tỉnh

- Đối với khu đất công cộng (trường mầm non, nhà văn hóa và các công trình công cộng phụ trợ khác):

+ Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý khu đất dành cho xây dựng các công trình công cộng này Trường hợp chính quyền địa phương có nhu cầu sử dụng các khu đất này mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án chưa hoàn thành, chủ đầu tư sẵn sàng bàn giao trước các lô đất này địa phương tiến hành sử dụng đầu tư các hạng mục thứ cấp hoặc kêu gọi đầu tư

+ Sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư tiến hành bàn giao cho địa phương quản lý, đầu tư, khai thác, sử dụng UBND thị trấn Nam Sách có kế hoạch bố trí vốn để đầu tư các công trình thứ cấp tại các lô đất nhà văn hóa, trường mầm non vào thời điểm từ năm 2022-2023 để khi dự án hoàn thành thì sẽ có một khu dân cư có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết được duyệt

- Chủ đầu tư thành lập pháp nhân mới là Chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Thanh tại Nam Sách trực thuộc Chủ đầu tư Trách nhiệm của bộ máy này là phối hợp với chính quyền địa phương và các ban quản trị các khu nhà để thực hiện quản lý sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình kỹ thuật sử dụng chung cho toàn bộ dự án khi chưa bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý

- Khi dự án đi vào hoạt động chủ dự án bàn giao cho UBND huyện Nam Sách quản lý hoạt động của dự án Trong quá trình khai thác, sử dụng các đơn vị quản lý tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình đúng quy trình bảo trì Số lượng lao động trực tiếp quản lý dự án khoảng 30 người, trong đó: quản lý và kế toán: 5 người; nhân viên

kỹ thuật, vận hành hệ thống XLNT: 3 người; nhân viên vệ sinh môi trường: 16 người; Bảo vệ, trông giữ xe: 6 người

Ngày đăng: 24/02/2024, 20:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN