Ngoài ra nhóm chúng em cũng xin cảm ơn anh Đoàn Tiến Hải, người ở xưởng hỗ trợ chúng em trong việc gia công cũng như trao cho chúng em rất nhiều kinh nghiệm để thiết kế sản phẩm này một
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
GVHD:
: ĐINH PHÚ VINH
ThS PHẠM QUÂN ANH ThS DƯƠNG THỊ VÂN ANH SVTH
PHẠM MINH ĐỨC PHẠM TUẤN KIỆT THiẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN 3 TÁM CHO SẢN PHẨM
NÚT TUÝT KEM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
Giảng viên hướng dẫn: ThS PHẠM QUÂN ANH
ThS DƯƠNG THỊ VÂN ANH Sinh viên thực hiện: ĐINH PHÚ VINH 19144327
PHẠM TUẤN KIỆT 19144274 PHẠM MINH ĐỨC 19144249
Trang 3NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Học kỳ: II/ năm học 2022-2023
Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Quân Anh
ThS Dương Thị Vân Anh
Sinh viên thực hiện:
1 Đinh Phú Vinh MSSV: 19144327 SĐT: 0339646489
2 Phạm Tuấn Kiệt MSSV: 19144274 SĐT: 0886083845
3 Phạm Minh Đức MSSV: 19144249 SĐT: 0982549317
1 Mã số đề tài: 080301
Tên đề tài: Thiết kế, chế tạo khuôn 3 tấm cho sản phẩm nút tuýp kem
2 Các số liệu ban đầu:
- Máy phay CNC Mazak VQC-20150B
- Máy ép nhựa Toshiba FA 100
- Kích thước tổng thể bộ khuôn : 325x285x242mm
- Thông số hình học mẫu ép
- Vật liệu nhựa PP
- 24 sản phẩm mỗi lần ép
3 Nội dung chính của đồ án:
- Tính toán và thiết kế khuôn ép mẫu thử , dựa trên nguyên lý thiết kế khuôn 3 tấm tiêu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
Trang 4- Thiết kế bảng thông số ép, bảng thông số thí nghiệm
- Kiểm nghiệm độ chính xác các mẫu thử
- Lập bảng số liệu so sánh, đánh giá khả năng ép của khuôn
- Thực hiện tổng kết, nghiệm thu đề tài, đánh giá khả năng và hướng phát triển đề tài
- Chuyển giao doanh nghiệp
7 Ngôn ngữ trình bày Bản báo cáo: Tiếng Anh Tiếng Việt
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Được phép bảo vệ………
( GVHD ký, ghi rõ họ tên)
Trang 6LỜI CAM KẾT
- Tên đề tài: Thiết kế, chế tạo khuôn 3 tấm cho sản phẩm nút tuýp kem
- GVHD: ThS Phạm Quân Anh
ThS Dương Thị Vân Anh
- Họ tên sinh viên: Đinh Phú Vinh
- Ngày nộp khóa luận tốt nghiệp ( ĐATN):
- Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp (ĐATN) này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”
Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng……năm 2023
Ký tên
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trải qua năm tháng mài dũa, trau chuốt kiến thức được các thầy cô tận tình chỉ dạy trên môi trường học tập bậc đại học, cuối cùng nhóm em cũng được thầy cô tin tưởng để cho phép thực hiện đồ tốt nghiệp Với đề tài không quá mới nhưng sản phẩm làm ra thì lại là một thử thách với nhóm chúng em vì yêu cầu về sản phẩm khá là cao Tuy vậy, cùng với sự
nổ lực kiên trì vượt qua khó khăn thì sản phẩm cũng đã được hoàn thành đáp ứng được yêu cầu ban đầu mà thầy cô giao phó cho chúng em Bên cạnh sự thành công của nhóm chúng
em luôn có những bước chân âm thầm hỗ trợ hết lòng của các thầy Nhân đây, nhóm chúng
em xin được gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các thầy đã giúp đỡ nhóm chúng
em trong thời gian qua
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Phạm Quân Anh và cô Dương Thị Vân Anh, các thầy cô là người đã trao cho chúng em cơ hội được thực hiện đề
tài lần này Các thầy cô đã cung cấp đầy đủ các tài liệu, bài báo liên quan và hơn hết là đưa
ra các giải pháp tối ưu để giải quyết những vấn đề khó khăn mà nhóm chúng em gặp phải trong thời gian thực hiện đề tài Nhờ những sự hỗ trợ đó mà chúng em mới có thể giải quyết các vấn đề một cách tối ưu và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực Ngoài ra nhóm
chúng em cũng xin cảm ơn anh Đoàn Tiến Hải, người ở xưởng hỗ trợ chúng em trong việc
gia công cũng như trao cho chúng em rất nhiều kinh nghiệm để thiết kế sản phẩm này một cách tối ưu nhất Đó là các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm vô cùng quý giá đối với sinh viên chúng em
Lời cuối, nhóm chúng em cũng xin chân thành cảm ơn đến khoa Cơ khí chế tạo máy vì
đã có những sự hỗ trợ tuyệt vời về trang thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy trong khoa, người đã dạy cho bọn em vô số các bài học về chuyên môn cũng như những bài học làm người đáng giá trong cuộc sống Chúng em thực sự biết ơn các thầy các cô, nếu mà không có công thầy cô dạy dỗ thì có lẽ chúng em sẽ khó trưởng thành được như ngày hôm nay
Trang 8Những nội dung chính của đồ án tốt nghiệp:
• Tìm hiểu hình dạng hình học của nút tuýp kem
• Tìm hiểu vật liệu và công nghệ ép phun
• Chế tạo khuôn 3 tấm cho sản phẩm trên phần mềm Creo Parametric 8.0
• Thiết kế bộ khuôn hoàn chỉnh với Modul Expert Moldbase Extension 14
• Mô phỏng dòng chảy trong khuôn ép nhựa với phần mềm Moldex3D Studio 2021
• Lập trình, gia công và lắp ráp bộ khuôn có sự giám sát
• Ép thử sản phẩm mẫu trên máy ép nhựa
• Chuyển giao cho doanh nghiệp
• Viết tập thuyết minh ĐATN
Kết luận: Sau khi thực hiện đề tài, nhóm chúng em sẽ tích lũy được một số kinh nghiệm trong thiết kế và trong gia công, cũng như trong quá trình phun ép nhựa Điều này
sẽ giúp cho nhóm thêm tự tin khi bước vào trong sản xuất thực tế
Giải pháp và hướng phát triển: Tối ưu hóa thông số ép nhựa, tinh toán tối ưu hóa số lòng khuôn cho bộ khuôn, tạo hệ thống lấy sản phẩm tự động bằng hệ động truyền xích
Trang 9ABSTRACT
With the strong and continuous development of society in modern times, the industry demands the production of fast, high-volume, and particularly accurate products Therefore, the mold technology industry was born and has been increasingly developing in parallel with the development of the plastic industry
With the goal of applying the knowledge learned in practical situations and challenging our own abilities to meet the requirements of businesses, our group decided to choose the topic:
"DESIGN AND MANUFACTURE OF 3-PLATE MOLD FOR TUBE BUTTON PRODUCT" guided by Professor Pham Quan Anh
The main contents of the graduation project are:
• Investigating the geometric shape of the tube button product
• Studying materials and injection molding technology
• Manufacturing the 3-plate mold for the product on Creo Parametric 8.0 software
• Designing a complete mold set with Modul Expert Moldbase Extension 14
• Simulating the flow in the plastic mold with Moldex3D Studio 2021 software
• Programming, processing, and assembling the mold set under supervision
• Testing the sample product on a plastic molding machine
• Handing over to the enterprise
• Writing a project report
Conclusion: After completing the project, our group will accumulate some experience
in design, processing, and injection molding This will help us become more confident when entering actual production
Solution and development direction: Optimizing plastic injection parameters,
Trang 10MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
LỜI CAM KẾT iv
LỜI CẢM ƠN v
TÓM TẮT vi
ABSTRACT vii
MỤC LỤC viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xvi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 2
1.3.1 Mục tiêu chung 2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu 2
1.4.1 Đối tượng nguyên cứu 2
1.4.2 Phạm vi nguyên cứu 3
1.5 Phương pháp nguyên cứu 3
1.5.1 Các cơ sở pháp luận 3
1.5.2 Các phương pháp nguyên cứu cụ thể 4
1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGUYÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
2.1 Tổng quan về vật liệu polymer 5
2.1.1 Khái niệm 5
2.1.2 Phân loại 5
2.2 Kết cấu của bộ khuôn 3 tấm 6
2.3 Một số sản phẩm khuôn ép nhựa cho nút có ren 9
2.3.1 Khuôn ép nhựa cho nắp chai dầu động cơ 9
2.3.2 Khuôn ép nhựa cho nắp can đựng dung dịch 10
2.3.3 Khuôn ép nhựa cho nắp chai nhựa 10
Trang 113.1 Tìm hiểu thị trường 11
3.2 Sơ lược về tuýp kem 12
3.3 Vật liệu sử dụng cho thân 12
3.4 Ứng dụng của tuýp 14
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ KHUÔN 3 TẤM CÓ UNDER CUT 15 4.1 Thông tin doanh nghiệp 15
4.2 Yêu cầu của đề tài 15
4.3 Phương hướng và giải pháp thực hiện 16
4.3.1 Phương án 1 16
4.3.2 Phương án 2 16
4.3.3 Phương án 3 17
4.4 Lựa chọn phương án 18
4.5 Trình tự công việc tiến hành 18
CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUÔN 3 TẤM 19
5.1 Tổng quan về CAE 19
5.1.1 Khái niệm CAE 19
5.1.2 Các phương pháp phân tích trong CAE 19
5.1.3 Cách thực hiện CAE và lợi ích 19
5.2 Thiết kế sản phẩm nút 20
5.3 Vật liệu, khối lượng và kiểm tra sản phẩm 20
5.3.1 Vật liệu 24
5.3.2 Khối lượng và thể tích sản phẩm 25
5.3.3 Góc thoát khuôn 26
5.4 Tách mặt phân khuôn bằng phần mềm Creo 8.0 27
5.5 Tính toán thiết kế khuôn 34
5.5.1 Loại khuôn và số lòng khuôn 48
5.5.2 Tính toán kênh dẫn 48
5.5.3 Hệ thống làm nguội 39
5.5.4 Thiết kế các chi tiết tiêu chuẩn 40
5.5.5 Tính toán thiết kế hệ thống đẩy sản phẩm bằng nhông xích 44
Trang 126.1 Chuẩn bị trước khi gia công 95
6.1.1 Máy gia công 95
6.1.2 Dụng cụ cắt 95
6.1.3 Xét chuẩn phôi và đo dao 96
6.2 Gia công 6 mặt các tấm khuôn 96
6.3 Gia công các tấm khuôn 96
6.3.1 Tấm kẹp trên 96
6.3.2 Tấm runner 98
6.3.3 Tấm khuôn dương 99
6.3.4 Tấm core 100
6.3.5 Tấm cố định 102
6.3.6 Tấm đẩy 104
6.3.7 Tấm giữ 106
6.3.8 Gối đỡ 107
6.3.9 Tấm kẹp dưới 108
6.4 Gia công các chi tiết phụ 109
6.4.1 Vòng định vị 109
6.4.2 Insert dương 1 110
6.4.3 Insert dương 2 112
6.4.4 Insert âm 113
6.4.5 Trục xoay 115
6.4.6Trục I 116
6.4.7 Trục II 117
6.5 Đánh bóng lòng khuôn 118
6.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh bóng khuôn 119
6.5.2 Kỹ thuật đánh bóng 119
6.5.3 Phương pháp và quy trình đánh bóng lòng khuôn 119
6.5.4 Các vấn đề cần lưu ý khi đánh bóng 119
6.6 Lắp ráp 120
6.7 Thực nghiệm 128
6.7.1 Chuẩn bị trước khi ép 128
6.7.2 Quy trình ép thử 129
6.7.2.1 Các bước trong quy trình ép thử 129
6.7.2.2 Thông số ép 129
Trang 136.7.3 Đánh giá kết quả ép 130
6.7.4 Đánh giá kết quả thiết kế 132
KẾT LUẬN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ỨNG DỤNG I
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 5 1: Trình tự thiết kế sản phẩm Nút 18
Bảng 5 1: Đặc tính của nhựa PP (Polypropylene) 24
Bảng 5 2: Kích thước kênh làm nguội cho thiết kế 40
Bảng 5 3: Thông số sẽ chọn để tính toán 41
Bảng 5 4: Tiêu chuẩn chốt dẫn hướng 42
Bảng 5 2 Tiêu chuẩn bạc dẫn hướng 43
Bảng 5 2 Tiêu chuẩn bạc dẫn hướngảng đánh giá tỉ lệ sinh ra phế phẩm 130
Trang 15DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Error! Reference source not found.ản phẩm mẫu 03
Error! Reference source not found 07
Error! Reference source not found 09
Error! Reference source not found 10
Error! Reference source not found 10
Error! Reference source not found 11
Error! Reference source not found 12
Error! Reference source not found 13
Error! Reference source not found 16
Error! Reference source not found 16
Error! Reference source not found 17
Hình 5 1 Qui trình thiết kế không có CAE 19
Hình 5 2 Qui trình thiết kế có CAE 19
Hình 5 3: Dạng phân tử của nhựa PP 25
Error! Reference source not found 25
Error! Reference source not found 26
Error! Reference source not found 27
Error! Reference source not found 27
Error! Reference source not found 28
Error! Reference source not found 28
Error! Reference source not found 29
Error! Reference source not found 29
Error! Reference source not found 30
Error! Reference source not found 30
Error! Reference source not found 30
Error! Reference source not found 31
Trang 16Error! Reference source not found 33
Hình 5 21: Insert dương và âm hoàn thiện 33
Error! Reference source not found 35
Error! Reference source not found 36
Error! Reference source not found 38
Error! Reference source not found 38
Error! Reference source not found 39
Error! Reference source not found 39
Error! Reference source not found 40
Error! Reference source not found 40
Error! Reference source not found 41
Error! Reference source not found 41
Hình 5 32: Chốt dẫn hướng 42
Hình 5 33: Bạc dẫn hướng 42
Hình 5 34: Kích thước chốt giật đuôi keo hình côn ngược 43
Hình 5 35: Sơ đồ động 44
Hình 5 36: Sơ đồ minh họa đặt lực chung cho bộ truyền bánh răng trụ 55
Hình 5 37: Bộ khuôn hoàn chỉnh trên Inventor 2020 84
Hình 5 38: Chuyển file part thành file Stp 85
Hình 5 39: Môi trường làm việc của Moldex 85
Hình 5 40: Khai báo sản phẩm cũng như đường dẫn nhựa 86
Hình 5 41: Cổng vào nhựa 86
Hình 5 42: Tạo khuôn và đườnng nước làm mát 87
Hình 5 43: Chia lưới sản phẩm 87
Hình 5 44: Chia lưới đường dẫn nhựa 87
Hình 5 45: Kết quả của quá trình chia lưới 88
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 88
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 89
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 89
Trang 17Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 90
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 91
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 91
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 92
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 92
Hình 5 46: Chạy chia lưới cho chi tiết 93
Hình 6 1: Máy phay CNC Mazak VQC-20/50B 94
Hình 6 2: Dao và Collet kẹp dao 95
Hình 6 3: Tấm kẹp trên sau khi gia công 97
Hình 6 4: Tấm runner đã gia công xong 98
Hình 6 5: Tấm cavity đã gia công xong 99
Hình 6 6: Tấm core đã gia công xong 100
Hình 6 7: Tấm cố định sau khi gia công 103
Hình 6 8: Tấm đẩy sau khi gia công 105
Hình 6 9: Tấm giữ sau khi gia công 106
Hình 6 10: Tấm kẹp dưới sau khi gia công 108
Hình 6 11: Insert dương sau khi gia công 111
Hình 6 12: Insert dương 2 sau khi gia công 112
Hình 6 13: Insert âm sau khi gia công 113
Hình 6 14: Trục xoay say khi gia công 115
Hình 6 15: Trục I sau khi gia công 117
Hình 6 16: Trục II sau khi gia công 119
Hình 6 17: Insert âm sau khi lắp gioăng 119
Hình 6 18: Áo khuôn âm sau khi lắp insert âm và bạc dẫn hướng 120
Hình 6 19: Tấm kẹp trên và tấm runner sau khi lắp chốt dẫn hướng 120
Hình 6 20: Tấm kẹp trên sau khi lắp bạc cuống phun 120
Hình 6 21: Tấm kẹp trên sau khi lắp vòng định vị 121
Trang 18Hình 6 26: Ổ lăn và cục đệm sau khi lắp vào tấm cố định 122
Hình 6 27: Bánh răng và ổ lăn côn sau khi lắp vào trục xoay 123
Hình 7 28: Bánh răng sau khi lắp vào trục II 123
Hình 6 29: Bánh răng và dĩa sên sau khi lắp vào trục I 123
Hình 6 30: Lò xo sau khi lắp vào tấm khuôn dương, tấm đẩy và tấm giữ 124
Hình 6 31: Trục xoay và trục II sau khi lắp vào tấm đẩy và tấm khuôn âm 124
Hình 6 32: Chốt dẫn hướng và tấm cố định sau khi lắp vào tấm giữ 124
Hình 6 33: Bánh răng sau khi lắp vào trục II 125
Hình 6 34: Trục I sau khi lắp vào tấm cố định 125
Hình 6 35: Nhông xích sau khi lắp vào dĩa sên 125
Hình 6 36: Lắp tấm kẹp dưới vào gối đỡ 126
Hình 6 37: Hoàn thành lắp ráp khuôn 126
Hình 6 38: Máy ép nhựa Toshiba FA100 127
Hình 6 39: Nhựa P 127
Hình 6 40: Thiết lập thông số ép ban đầu 128
Hình 6 41: Cuống nhựa tự tách sau khi ép 129
Hình 6 42: Sản phẩm sau khi ép 129
Hình 6 43: Thực hiện ép 6 lần liên tiếp để đánh giá phần trăm sản sinh phế phẩm 129
Hình 6 43: Thực hiện ép 6 lần liên tiếp để đánh giá phần trăm sản sinh phế phẩmặn thử sản phẩm vào tuýp kem 130
Trang 19DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CAE Computer-Aided Engineering
PVT Pressure Volume- Teperature
Trang 20CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tại các nhà máy sản xuất, việc sử dụng công nghệ ép nhựa hiện đại giúp sản xuất ra số lượng lớn sản phẩm nhựa đồng nhất, chất lượng cao mà không tốn nhiều thời gian hay nhân lực Phương pháp này mang lại hiệu quả sản xuất cao và tạo ra doanh thu đáng kể
từ các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật đơn giản và mức sử dụng cao
Nhưng khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm ép phun cao cùng với phạm vi ứng dụng rộng rãi thì đã tạo ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan Ví dụ như cảm biến, tấm chắn nhiệt, kính bảo hộ thì hình dáng hình học cũng trở lên ngày càng phức tạp như là các bộ phận có
độ dày khác nhau, các lỗ, pin,… Để đáp ứng được những nhu cầu của thị trường, các đặc tính của sản phẩm phải được kiểm soát ở mức độ cao
Một trong những vấn đề của ngành nhựa về ép phun phải nhắc đến là liên quan đến kích thước sản phẩm Một sản phẩm có kích thước nhỏ hoặc rất nhỏ sẽ gây ra khó khăn rất lớn đến vấn đề điền đầy các dòng chảy polymer, gây ra các khuyết tật hoặc làm giảm năng suất sản phẩm Thời đại mới, nhu cầu về các sản phẩm có kích thước nhỏ gọn, độ bền cao ngày càng được ưa chuộng Điều này thì phổ biến đối với nhiều các sản phẩm có hình dáng hình học phức tạp như hiện nay Đường hàn trong các sản phẩm ép phun gây ra giảm mạnh
về cường độ Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, các đặc tính của polymer cần được cải thiện thông qua một quy trình nghiêm ngặt hơn mà không làm giảm năng xuất Hơn nữa,
để đáp ứng một cách thích hợp cho những nhu cầu này, bộ xử lý polymer cần phải được cải tiến trang bị với việc thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm mới Các quy trình này phải thực tế
và hiệu quả chi phí
Tiếp đến, một số kĩ thuật ép phun dường như có tiềm năng giải quyết vấn đề phải đối mặt với sự tiến bộ của ngành công nghệ nhựa Có nhiều hình thức khác nhau về kĩ thuật ép phun kết hợp với những yếu tố khác để tăng cường độ đường hàn như là việc hỗ trợ nhiệt,
hỗ trợ cơ học, thêm một số chất phụ gia vào vật liệu gốc hay trộn 2 loại vật liệu lại với nhau
và cuối cùng là tối ưu hóa thông số ép để tạo ra sản phẩm chất lượng
Trong các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp sản xuất nắp chai là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng, vì tính thuận tiện cũng như thời gian sản xuất ngắn nên những
Trang 21cạnh đó, nắp keo hay nắp cho tuýp kem là một loại ngành sản xuất khó và phức tạp vì kích thước nhỏ và kèm ren trong
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và mong muốn ứng dụng công nghệ phần mềm hiện đại vào trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo khuôn mẫu nhóm lựa chọn đề tài: “ NGUYÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA DÀNH CHO NÚT TUÝP KEM”
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Vận dụng các kiến thức về khuôn ép nhựa, đi sâu vào nghiên cứu
để thiết kế bộ khuôn một cách hiệu quả
- Ý nghĩa thực tiễn: Đây là đề tài thực tế, góp phần tăng năng suất sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp
1.3 Mục tiêu của đề tài
1.3.1 Mục tiêu chung
- Tổng hợp, đánh giá và phân tích những đề tài đã công bố (trong nước và quốc tế)
về áp dụng trong các khuôn ép phun sản phẩm nhựa từ đó nắm bắt nội dung và đưa ra mục tiêu nghiên cứa của đề tài sản phẩm
- Tìm kiếm, chọn lọc ghi chép lại các tài liệu tham khảo, website, phần mềm… từ nhiều nguồn có liên quan để so sánh tổng hợp lại nội dung
- Nêu ra một số phương án và lựa chọn phương án phù hợp nhất
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Tính toán, thiết kế và chế tạo khuôn ép mẫu thử nút tuýp kem
- Tính toán, thiết kế và chế tạo bộ truyền động bánh răng phù hợp
- Thí nghiệm quá trình ép phun và sau đó sử dụng hệ truyền động để tháo sản phẩm
- Kiểm nghiệm khả năng hỗ trợ truyền động bánh răng của khuôn ép phun
- Đánh giá bộ khuôn chế tạo từ đó nêu ra hướng phát triển đề tài
1.4 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
Trang 22- Đánh giá tổng hợp các đặc điểm tính chất của đề tài
- Luận chứng xác định các cơ sở của đề tài
- Giải pháp xây dựng đề tài
- Giải pháp thực hiện và hành động
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Xây dựng hệ thống hóa đề tài
Trang 231.5.2 Các phương pháp nguyên cứu cụ thể
- Tham khảo tài liệu về khuôn mẫu Kiến thức theo thời gian đã được tích lũy Tài liệu tham khảo được thu thập qua sách vở, giáo trình và Internet
- Sử dụng phần mềm PTC Creo Parametric 8.0, Inventor để thiết kế sản phẩm, từ đó tiến hành các bước tiếp theo như tách khuôn, thiết kế bộ khuôn cho sản phẩm
- Sử dụng phần mềm Moldex 3D để phân tích dòng chảy quá trình ép phun
- Tìm hiểu các thông số và đặc tính của vật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu để tiến hành thiết kế khuôn cho phù hợp
- Gia công các chi tiết khuôn đạt đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra
- Lắp ráp và hiệu chỉnh khuôn đúng với bản vẽ thiết kế
- Tiến hành ép phun với sản phẩm sau khi ép đạt đúng yêu cầu
1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
- Chương 1 Giới thiệu
- Chương 2 Tổng quan nguyên cứu đề tài
- Chương 3 Cơ sở lý thuyết
- Chương 4 Phương hướng và các giải pháp về khuôn 3 tấm có under cut
- Chương 5 Tính toán thiết kế khuôn 3 tấm
- Chương 6 Chế tạo thử nghiệm và thực hiện đánh giá khuôn
Trang 24CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGUYÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Tổng quan về vật liệu polymer
2.1.1 Khái niệm
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa polymer, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người Chất dẻo là chất liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng
Có một số chất dẻo chỉ chứa polymer song đa số chất dẻo có chứa thành phần khác ngoài polymer bao gồm chất độn (như muội than, cao lanh, mùn cưa, bột amiăng, sợi thủy tinh…làm tăng một số tính năng cần thiết của chất dẻo và hạ giá thành sản phẩm) và chất dẻo hóa (làm tăng tính dẻo và dễ gia công hơn)
Chất dẻo có thể được phun vào khuôn, được nghiền vụn lại và lập lại quá trình đó một
số lần Tuy nhiên vật liệu dẻo sẽ bị mất phẩm chất (độ bền, cơ tính, …) khi quá trình đó lặp
đi lặp lại nhiều lần
+ Polime bán tổng hợp, nhân tạo: từ các loại polime thiên nhiên con người có thể chế tạo thành những loại polymer mới này
- Theo cấu trúc hình học:
+ Polime mạch không phân nhánh
Chẳng hạn như: Nhựa PVC, nhựa PE, cao su, xenlulozơ, hay tinh bột…
+ Polyme có nhánh
Trang 25+ Polime mạch không gian
Chẳng hạn như: Cao su lưu hóa, nhựa rezit, hay nhựa bakelit…
- Theo ứng dụng:
+ Polymer thông dụng: Dùng để sản xuất các chi tiết khối kỹ thuật đòi hỏi tính chất cơ
lý hóa cao Ví dụ như: PP, PE, PMMA,…
+ Polymer kỹ thuật: Dùng để sản xuất các chi tiết kỹ thuật đòi hỏi tính chất cơ lý hóa cao hơn Ví dụ như: PA, PC, PF (teflo)…
- Theo tính chất chịu nhiệt:
+ Polymer nhiệt dẻo: Polymer mạch thẳng dưới tác dụng của nhiệt độ nó bị chảy dẻo ra, khi làm nguội nó rắn lại, quá trình này được lặp đi lặp lại Loại Polymer này có ưu điểm tái sinh được, nên được dùng làm đồ gia dụng
+ Polymer nhiệt rắn: Hay còn gọi là Polymer đặc nhiệt là loại Polymer mạng không gian, dưới tác dụng của nhiệt độ hay chất đóng rắn, nó trở nên cứng, quá trình này không lặp lại Ưu điểm của loại này là có cơ tính tốt, nên được dùng nhiều trong kỹ thuật
2.2 Kết cấu của bộ khuôn 3 tấm
Khuôn 3 tấm là khuôn ép phun dùng hệ thống kênh dẫn nguội, kênh dẫn được bố trí trên 2 mặt phẳng và khi mở khuôn thì có một khoảng mở để lấy sản phẩm ra và khoảng mở kia để lấy kênh nhựa Do đó, nếu lấy sản phẩm và kênh dẫn ra khỏi khuôn dùng hệ thống đẩy thì phải bố trí 2 hệ thống nên kết cấu khuôn sẽ phức tạp và lớn hơn khuôn 2 tấm
Đối với khuôn 3 tấm thì sản phẩm và kênh dẫn nhựa luôn tự động tách rời khi sản phẩm và kênh dẫn nhựa được lấy ra khỏi khuôn
Đối với sản phẩm loại lớn cần nhiều miệng phun hoặc khuôn nhiều lòng khuôn cần nhiều miệng phun thì có thể dùng khuôn ba tấm
Trang 26Hình 2.1: Cấu tạo của khuôn ba tấm [1]
1 Tấm kẹp trên (top clamp plate): Nằm phía trên cùng của khuôn, có tác dụng để lắp phần cố định của khuôn lên tấm cố định của máy ép
2 Tấm tách runner (Runner stripper plate): Chứa runner lock pin từ tấm kẹp trên, có tác dụng giữ runner lại và cắt đuôi keo ra khỏi sản phẩm
3 Bạc cuống phun (sprue bushing): Bạc cuống phun có tác dụng cung cấp nhựa nóng chảy từ vòi phun (nozzle) của máy ép nhựa đến lòng khuôn thông qua cổng (gate)
4 Vòng định vị (Locating ring): Tác dụng là duy trì độ đồng tâm giữa lỗ bạc cuống phun và lỗ vòi phun máy ép nhựa
5 Bulông kéo (Puller bolt): Bulông kéo có tác dụng giữ kênh dẫn lại trên tấm runner
và tách cổng dẫn nhựa ra khỏi sản phẩm nhựa khi mở khuôn
6 Chốt giữ runner (Runner lock pin): Giữ tấm runner cố định với tấm kẹp trên
7 Tấm cố định (cavity plate): Hình thành không gian để chứa lõi khuôn phần cố định (cavity)
8 Lõi cố định (cavity): Là phần rất quan trọng của khuôn, có chứa kênh dẫn nhựa và
hệ thống làm lạnh khuôn Để nhựa nóng chảy ở trong khuôn phun vào lòng khuôn hình thành hình dạng của linh kiện nhựa
9 Tấm chuyển động (core plate): Nằm ở phần chuyển động, hình thành không gian
để chứa lõi khuôn phần chuyển động (core)
10 Lõi phần chuyển động (core): Trọng tâm của phần chuyển động, có chứa kênh dẫn
và hệ thống làm lạnh khuôn bên trong Khi nhựa nóng chảy phun sẽ hình thành under cut và hình thành mặt trong của linh kiện nhựa
Trang 2711 Lõi khuôn (insert core): Chi tiết được gia công riêng lẻ dạng có lỗ và gân ở sản phẩm Sau đó chi tiết được lắp ráp vào lõi khuôn
12 Chốt dẫn hướng (guide pin): Có vai trò dẫn hướng việc xác định vị trí chính xác giữa 2 nửa khuôn phần cố định và chuyển động
13 Chốt hồi (return pin): Có tác dụng giúp cho pin đẩy và tấm đẩy trở về vị trí cũ trước khi đóng khuôn, không làm hư bề mặt của cavity
14 Vòng ngăn (O ring): Để ngăn chặn sự rò rỉ của nước làm mát
15 Khóa khuôn (P/L lock): Ngăn chặn 2 nửa khuôn không bị rời ra khi vận chuyển Ngăn cho nước không bị bắn vào trong khuôn
16 Chốt lõi (core pin): Được sử dụng giống như core để tạo lỗ ở sản phẩm injection nhưng về cơ bản còn có tác dụng thoát khí
17 Tấm chặn (plate stopper): Tránh cho việc tấm đẩy bị đẩy quá nhiều gây kẹt chốt đẩy
18 Tấm chắn (stop pin): Để giới hạn vận hành của chốt đẩy, chốt đẩy nghiêng so với
bề mặt của core, mức chênh lệch gây lên bavia tại vấu nên có thể sữa chữa dễ dàng
19 Tấm mặt phân khuôn (parting plate) Ngăn ngừa việc mold base bị võng do áp lực phun và lực kẹp khuôn gây ra
20 Tấm runner (runner plate): Tách rời đuôi đuôi keo khỏi cổng dẫn nhựa
21 Tấm đệm (Spacer block): Nằm giữa tấm kẹp dưới và tấm hỗ trợ hoặc tấm khuôn dương, hình thành không gian cho tấm đẩy
22 Tấm kẹp dưới (Bottom clamping plate): Dùng để gá phần cố định của khuôn lên tấm cố định của máy ép Đồng thời bắt bu lông để liên kết các tấm của phần chuyển động
23 Trụ hỗ trợ (support pillar): Nhận áp lực ở khuôn trong quá trình ép nhựa, ngăn cho
vỏ khuôn không bị biến dạng
24 Bạc dẫn hướng (guide bush): Có vai trò dẫn hướng cho khuôn trong quá trình đóng mở
25 Chốt dẫn hướng (guide pin): Được sủ dụng để tấm đẩy có thể vận hành về phía trước chính xác và dễ dàng
Trang 2828 Thanh giằng (tension link): Có tác dụng kéo tấm runner, tấm khuôn âm khi mở khuôn và khống chế khoảng mở của tấm khuôn âm và tấm khuôn dương
29 Khóa mặt phân khuôn [Parting lock: Được sử dụng ở khuôn 3 tấm, có tác dụng đảm bảo khoảng runner mở ra đầu tiên và khoảng mở tấm khuôn âm xảy ra sau cùng
Ưu điểm của khuôn ba tấm:
Tách đuôi keo tự động nên có khả năng tự động hóa cao hơn so với khuôn phải tách đuôi keo thủ công
Nhược điểm:
Kết cấu phức tạp
Chi phí đầu tư khuôn cao hơn
Để tự động hóa cần kết hợp với robot để gắp đuôi keo ra ngoài
Láp ráp và bảo trì khuôn phức tạp
2.3 Một số sản phẩm khuôn ép nhựa cho nút có ren
2.3.1 Khuôn ép nhựa cho nắp chai dầu động cơ
Hình 2.2: Khuôn ép nhựa cho nắp chai dầu động cơ [2]
Thiết kế này sử dụng insert dương và insert âm tách rời với tối đa 8 lòng khuôn
Trang 292.3.2 Khuôn ép nhựa cho nắp can đựng dung dịch
Hình 2.3: Khuôn ép nhựa cho nắp can đựng dung dịch vụ [3]
Thiết kế sử dụng tối đa 24 lòng khuôn với hệ thống bánh răng truyền để vặn ren trong quá trình đẩy sản phẩm ra ngoài
2.3.3 Khuôn ép nhựa cho nắp chai nhựa
Hình 2.4: Khuôn ép nhựa cho nắp chai nhựa [4]
Khuôn với tối đa 24 lòng khuôn sử dụng thanh răng bánh răng để vặn ren trong quá trình đấy sản phẩm khỏi lòng khuôn
2.4 Một số vấn đề và phương hướng giải quyết trong đề tài
Sau khi tham khảo một số sản phẩm khuôn và phương hướng giải quyết cho cơ cấu vặn ren trong quá trình thoát khuôn, nhận thấy chủ yếu lòng khuôn được phân bố thẳng hàng,
Trang 30CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Tìm hiểu thị trường
Trên thị trường, đã có xuất hiện nhiều loại nút dạng trụ côn, thu nhỏ về phần đầu; xung quanh thân trụ côn sẽ tạo thêm các rãnh gân để tạo độ bám vào da người sử dụng Tuy không phải là một thiết kế mới về hình dáng, nhưng độ thuận tiện trong khi sử dụng cũng như kích thước thực tế thì hiện tại là tốt nhất Để hiểu rõ hơn về tính dễ dàng sử dụng, nhóm xin lấy thí dụ về một sản phẩm gắn liền với đời sống sinh hoạt Đó là nắp tuýp kem đánh răng
Xuất phát từ những tìm hiểu trên, nhóm đã chọn hình dáng cho chiếc nắp tuýp kem là dạng trụ tròn, côn và sẽ tạo thêm các rãnh trên phần thân côn để tạo độ bám khi sử dụng
Trang 313.2 Sơ lược về tuýp kem
Theo như tìm hiểu như trên về thị hiếu của khách hàng: chiếc tuýp kem phải có kích thước nhỏ, hình dáng đơn giản, dễ dàng sử dụng cũng như không được chiếm nhiều thời gian
Vỏ tuýp là dạng bao bì có thân như hình trụ và xòe về phần đuôi chiếc tuýp, thiết kế này
sẽ giúp người dùng có thể giữ và tháo gỡ ở bất kì góc nào mà không cần phải chỉnh lại Phần đuôi được hàn kín hoặc gấp nếp với công dụng chặn sản phẩm chỉ có thể thoát ra khỏi
từ nắp đậy, vì thế, phần nắp đậy phải linh hoạt Cơ cấu vặn sử dụng ren có thể đáp ứng tốt hai yêu cầu đề ra trên, vừa tạo sự kín giúp bảo quản sản phẩm cũng như việc tháo nắp cũng rất nhanh Nhờ những phần thiết kế như thế mà cách sử dụng cũng như cách bảo quản chất lượng bên trong sản phẩm rất dễ dàng và bảo đảm tốt
Hình 3 2 Hình dáng vỏ tuýp [6]
Theo tìm hiểu của nhóm : Tuýp sẽ thường có dung tích đa dạng từ: 5ml, 10ml, 15ml, 20ml, 30ml, 50ml, 60ml, 80ml, 100ml, 150ml, 200ml, 250ml… Tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Sản phẩm của tuýp kem thường được sử dụng là nhôm, PE và nhựa PE và nhựa nhiều lớp Vì dạng tuýp thường rất mỏng, do đó phải cẩn thận trong việc lựa chọn vật liệu chế tạo thành, tránh thành phần bên trong có thể thẩm thấu hoặc chảy ra bên ngoài
Trang 32 Vài nét đặc trưng của nhôm:
Nhôm (hay Alumini) là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố, có
ký hiệu là Al và số hiệu nguyên tử bằng 13 Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất, chiếm khoảng 17% khối lớp rắn của Trái Đất Quặng chính chứa nhôm là boxide
Hình 3 3 Dạng phân tử của nhôm [ 7]
Nhôm là một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện tượng thụ động Rất khó để có thể tìm thấy nhôm nguyên chất trong tự nhiên, thông thường kim loại này được tìm thấy khi kết hợp cùng oxygen cùng với những nguyên tố khác Nhôm và hợp kim của nó được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm phục vụ đời sống thường ngày, cho đến ngành giao thông vận tải, công nghiệp hàng không vũ trụ Trong gia công cơ khí, nhôm thuộc nhóm kim loại màu, ký hiệu là N
Nhôm thuộc kim loại màu có dạng thù hình, có sắc trắng bạc ánh kim mờ, mềm và nhẹ Nhôm có mạng lập phương tâm mặt với thông số mạng a = 4.04 Ao, có các tính chất như sau:
- Khối lượng riêng nhỏ (g = 2,7g/cm3)
- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao, có độ giãn nở nhiệt nhỏ
- Tính chống ăn mòn cao (do có lớp oxit Al2O3 bảo vệ)
- Không nhiễm từ và không cháy khi để ngoài không khí ở điều kiện thông thường
- Nhiệt độ chảy thấp (660oC) dễ dàng cho quá trình nấu luyện song các hợp kim nhôm không làm việc được ở nhiệt độ cao
- Tính đúc không cao do độ co ngót lớn, lên tới 6%
Trang 33- Sức bền của nhôm tinh khiết là 7-11 MPa, trong khi hợp kim nhôm có độ bền từ 200 MPa đến 600 MPa
Về sản phẩm chính của nhóm, thì phần thân của chiếc tuýp kem có vật liệu chính là nhôm với độ tinh khiết nhôm lên đến 99% và những thành phần kim loại khác có lẫn trong nhôm như Si, Fe, Cu, Mn, Mg chiếm một phần không đáng kể
3.4 Ứng dụng của tuýp
Một trong những lợi ích tốt nhất của việc sử dụng tuýp nhôm là vật liệu có thể tái chế Bên cạnh đó, tuýp nhôm cho phép đóng gói nhẹ hơn nhiều Nhiều người tiêu dùng thích thiết kế nhẹ này hơn chai thủy tinh và nhựa nặng
Tuýp nhôm cũng cho phép một thiết kế hiện đại hơn nhựa Có rất nhiều tùy chỉnh có thể được thực hiện đối với bao bì, nhưng bản thân kim loại cũng tạo ra một cái nhìn hiện đại Điều đáng nói nữa là bao bì nhôm có thể làm tăng tuổi thọ của sản phẩm
Lớp lót cần thiết để làm cho nhôm trở thành một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho sản phẩm cũng bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân bên ngoài, cho phép nó tồn tại lâu hơn bên trong hộp đựng
Trang 34CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ KHUÔN 3 TẤM CÓ
UNDER CUT 4.1 Thông tin doanh nghiệp
Tên công ty: Công Ty Cơ Điện Công Nghệ Hòa Phát
Địa chỉ: 1110B24 Lô B, Khu nhà ở tái định cư Phường Linh Đông, Đường Phạm Văn Đồng, KP.8, Phường Linh Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế: 0305753671
Người đại diện: Cao Văn Đáp
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất máy móc, thiết bị
4.2 Yêu cầu của đề tài
- Thông số hình học sản phẩm mẫu
- Sản phẩm sau khi ép tự tách rời khỏi runner
- Năng suất một lần 24 pcs
- Sản phẩm có ren vì vậy yêu cầu khi tháo khuôn không làm hỏng ren
- Khuôn đảm bảo ép được liên tục một ngày 12 tiếng
- Sản phẩm ép ra tỉ lệ sinh ra phế phẩm thấp
- Các linh kiện trong khuôn dễ dàng sửa chữa thay thế khi có hư hỏng xảy ra
→ Kết luận: Sử dụng khuôn 3 tấm 24 lòng khuôn với cơ cấu mở khuôn bằng hệ thống truyền động 24 trục tháo ren hoạt động độc lập
Trang 354.3 Phương hướng và giải pháp thực hiện
+ Khó kiểm soát sự đồng bộ trong việc tháo khuôn
+ Tốn thêm diện tích và khối lượng khuôn để liên kết hệ thống tháo ren
+ Sử dụng lâu ngày dễ hỏng vì sử dụng nhiều liên kết để truyền lực
+ Lực kéo khuôn nhanh quá có thể gây hỏng bộ tháo khuôn
4.3.2 Phương án 2
Trang 36Phương án này sử dụng bộ lõi gập - trục thu để tháo khuôn
- Ưu điểm:
+ Nhanh, gọn, dễ dàng trong quá trình thiết kế
+ Bộ khuôn đơn giản linh hoạt giúp tăng năng suất tạo ra sản phẩm
- Nhược điểm:
+ Giá thành mắc vì chi phí gia công lõi gập phức tạp
+ Lõi gập có nhiều khe sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng nhựa chảy vào làm kẹt
lõi gập
4.3.3 Phương án 3
Hình 4 3 Phương án 3
Phương án này sử dụng đông cơ bánh xích trên máy ép nhựa kết hợp với bánh xích trong khuôn để làm nguồn cho chuyển động bánh răng trong khuôn
- Ưu điểm:
+ Dễ gia công chế tạo, sử dụng các chi tiết có bán sẵn
+ Chi phí tương đối thấp
+ Sản phẩm sau khi ép xong tự rơi ra không cần phải dùng ty đẩy hỗ trợ
+ Độ bền theo thời gian cao
- Nhược điểm:
+ Cần thêm động cơ để kéo bánh xích
+ Năng suất tạo ra sản phẩm thấp hơn hai phương án trên
Trang 37Độ khả thi về mặt chế tạo, thiết bị
(x/10)
Tổng điểm
4.5 Trình tự công việc tiến hành
Các nội dung, công việc
- Nắm rõ được quy trình công nghệ hiện đại
Thiết kế khuôn ép phun 3 tấm
24 lòng
- Thiết kế sản phẩm và tách khuôn trên Creo 8.0
- Thiết kế khuôn và các chi tiết trong khuôn trên Inventor
2020
Gia công các chi tiết khuôn - Gia công các chi tiết khuôn đạt đúng yêu cầu kỹ thuật Lắp ráp và hiệu chỉnh khuôn - Mô hình được lắp thành công, đúng với bản vẽ thiết kế
Trang 38CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUÔN 3 TẤM 5.1 Tổng quan về CAE
5.1.1 Khái niệm CAE
CAE là cụm từ viết tắt của kỹ thuật phân tích có trợ giúp máy vi tính (Computer-Aided Engineering) Lợi dụng khả năng phân tích và tính toán chính xác, nhanh chóng của máy vi tính, để hiểu mô hình nguyên lý của hệ thống (Theoretical Model), đồng thời kết hợp chức năng đồ họa vi tính (Computer Graphics), giúp người sử dụng thu được kết quả phân tích nhanh chóng, và sử dụng kết quả để sửa đổi tối ưu hóa tham số thiết kế và ép phun
5.1.2 Các phương pháp phân tích trong CAE
1 Finite Element Method (FEM): Phương pháp phần tử hữu hạn
2 Finite Difference Method (FDM): Phương pháp sai phân hữu hạn
3 Boundary Element Method (BEM): Phương pháp phần tử biên
5.1.3 Cách thực hiện CAE và lợi ích
Quy trình dưới đây so sánh các bước thực hiện:
Hình 5 1 Qui trình thiết kế không có CAE
Trang 39Có thể thấy, trên quy trình thiết kế chế tạo khuôn truyền thống, việc thử khuôn được tiến hành sau khi đã chế tạo xong khuôn và quá trình thử cần phải được tiến hành trên khuôn thật, nên khi có lỗi phải sửa khuôn hoặc làm lại khuôn mới để khắc phục lỗi
để tạo 1 khối từ
đường cơ sở
3
Trong lệnh Helical Sweep
vẽ đường dẫn của của
ren
Trang 404
Vào lệnh sketch trong Helical Sweep