24 Trang 7 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH BTCT Bê công cốt thép BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CBCNV Cán bộ công nhân viên CTNH Ch
TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên Chủ dự án đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ LẠT
- Địa chỉ văn phòng: Số 90 Phan Đình Phùng, phường 2, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Người đại diện pháp luật: Ông Phạm Hùng Vĩnh Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần mã số doanh nghiệp: 5800194459; đăng ký lần đầu ngày 20/7/2005; đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 25/4/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 034515142; chứng nhận lần đầu ngày 31/5/2022, chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất ngày 21/11/2022 (cấp theo Giấy chứng nhận đầu tư số 42121000852 ngày 03/8/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng) của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng.
TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên dự án đầu tư: “Mở rộng, nâng cấp Khu du lịch Thác Prenn”
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Phường 3, thành phố Đà Lạt và xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Các văn bản thẩm định thiết kế xây dựng và các loại giấy phép của liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Văn bản số 419/SXD-KTQH ngày 28/05/2012 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng Khu du lịch Thác Prenn
+ Quyết định số 148/QĐ-BTNMT ngày 25/01/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch Thác Prenn
+ Công văn số 2441/TTr-SXD (kèm Văn bản thẩm định số 289/SXD-QHKT ngày 25/11/2021) ngày 25/11/2021 của Sở Xây Dựng trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu du lịch thác Prenn
+ Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 7/12/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu du lịch thác Prenn, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
+ Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 09/06/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 2914/QĐ- UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu du lịch thác Prenn, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Quy mô của Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B (dự án thuộc lĩnh vực du lịch có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng).
CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Công suất của dự án đầu tư
Khi Dự án đi vào hoạt động vào mùa cao điểm của du lịch ước tính Khu du lịch (gọi tắt là KDL) sẽ đón khoảng 1.000 khách (bao gồm cả khách tham quan và lưu trú)
2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư Đặc thù của dự án là Du lịch tham quan và nghỉ dưỡng, vì vậy khi đi vào hoạt động, KDL Thác Prenn sẽ tiến hành tiếp đón, phục vụ khách tham quan trong ngày và khách lưu trú nghỉ dưỡng
Tổ chức đón khách tham quan và nghỉ dưỡng tại KDL như sau:
+ Đối với khách tham quan theo đoàn hoặc cá nhân tự túc: mua vé vào cổng tại quầy vé và sử dụng các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí bên trong KDL thông qua hình thức mua vé Nhân viên trong tổ hướng dẫn du khách sẽ thường trực tại các khu vực để hướng dẫn du khách tham quan
+ Đối với khách theo đoàn, theo tour du lịch có đặt trước: Công ty bố trí hướng dẫn viên đi cùng đoàn để hướng dẫn tham quan dựa trên lịch trình đã được sắp xếp trước giữa các bên
+ Đối với khách lưu trú: việc đăng ký lưu trú được thực hiện ở quầy lễ tân tại khu nghỉ dưỡng Khách lưu trú không cần mua vé tham quan KDL và có thể tham gia các loại hình dịch vụ tại KDL theo hình thức mua vé tại quầy hoặc trọn gói trong chương trình nghỉ dưỡng
3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Sau khi nâng cấp, mở rộng KDL Thác Prenn có tổng diện tích là 70,5 ha, với các hạng mục công trình: khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ, vui chơi, giải trí… phục vụ khoảng 1.000 khách (bao gồm cả khách tham quan và lưu trú).
NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Nhu cầu sử dụng hóa chất
Hóa chất sử dụng của dự án bao gồm hóa chất xử lý nước thải và một số loại phân bón phục vụ chăm sóc cây xanh, thảm cỏ Dự kiến nhu cầu sử dụng hóa chất như sau:
Bảng 1.1 Dự kiến nhu cầu sử dụng hóa chất của Dự án
STT Tên hóa chất Đơn vị Khối lượng Mục đích sử dụng
1 Clorine kg/năm 240 Xử lý nước thải tại 02 HTXL nước thải
2 Dinh dưỡng kg/năm 260 Nuôi cấy vi sinh
3 Than hoạt tính kg/năm 100 Xử lý mùi phát sinh tại 02 HTXL nước thải
4 Phân NPK kg/năm 2.000 Chăm sóc cây xanh, thảm cỏ
(Nguồn: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Du Lịch Đà Lạt)
2 Nguồn và nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cấp cho dự án được lấy từ tuyến cáp điện trung thế chạy dọc đường Quốc lộ 20 qua 02 trạm biến áp 3 pha
Tổng nhu cầu sử dụng điện của Dự án ước tính khoảng 756kW
3 Nguồn và nhu cầu sử dụng nước
Hiện tại, nguồn nước cấp được lấy từ công trình khai thác nước dưới đất trong khu vực dự án và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 79/GP-UBND ngày 15/9/2022 cho 02 giếng với lưu lượng cấp phép là 180 m 3 /ngày
Bảng 1.2 Thông số khai thác của các giếng
Số hiệu giếng Tọa độ (VN 2000,
Chế độ khai thác (giờ/ngày đêm)
Chiều sâu đoạn thu nước
Chiều sâu mực nước tĩnh (m)
Chiều sau mực nước động lớn nhất cho phép (m)
(Nguồn: Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 79/GP-UBND ngày 15/9/2022 của
UBND tỉnh Lâm Đồng) (Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 79/GP-UBND được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo)
Chủ dự án đã xây dựng 01 hệ thống xử lý nước dưới đất để phục vụ sinh hoạt có công suất 15m 3 /ngày, với sơ đồ công nghệ xử lý sau:
Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp Công nghệ xử lý nước cấp:
Nước dưới đất → Bồn chứa nước giếng → Cột lọc I (khử sắt và kim loại nặng)
→ Cột lọc II (khử màu, mùi, độc tố ) → Bồn lọc tinh → Bồn chứa nước sạch
Hình 1.2 Hình ảnh khu xử lý nước cấp
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt đảm bảo đạt QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
Khi Dự án đi vào hoạt động, Chủ dự án sẽ tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước dưới đất đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của KDL
- Nhu cầu sử dụng nước: Nhu cầu dùng nước của KDL được xác định trên cơ sở số người khách, số nhân viên làm việc trong dự án
Chi tiết nhu cầu dùng nước của dự án được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3 Tổng nhu cầu sử dụng nước tại KDL
T T Đối tượng dùng nước Ký hiệu Quy mô Tiêu chuẩn
1 Nước sinh hoạt cho khách lưu trú Qsh 250 200 50
2 Nước sinh hoạt cho khách vãng lai Qvl 750 15 11,25
3 Nước dùng cho nhân viên lưu trú Qnv 234 160 37,44
4 Nước sinh hoạt công trình công cộng Qdl (Qsh+Qvl+Qnv)
5 Nước tưới cây, rửa đường Qrd (Qsh+Qnv)*10% - 7,74
6 Nước hao hụt, dự phòng Qdp (Qsh+Qvl+Qnv+
Tổng (không bao gồm nước PCCC) 136,45
(Nguồn: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Du Lịch Đà Lạt)
- Tổng lượng nước sử dụng tối đa tại dự án (bao gồm nước tưới cây, rửa đường và nước dự phòng) được ước tính khoảng: 136,45 m 3 /ngày;
- Nước dự kiến cho hoạt động phòng cháy chữa cháy (PCCC)
+ Lưu lượng nước cấp cho một đám cháy phải đảm bào >15 1/s; số lượng đám cháy đông thời cần được tính toán >2 (theo QCVN 01:2021/BXD)
+ Tính lượng nước cấp chữa cháy cho 3 đám cháy đồng thời xảy ra trong thời gian 40 phút là:
Qcc = 15 lít/giây.đám cháy x 3 đám cháy x 40 phút x 60 giây/1.000 = 108 m 3
CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN TỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
*) Quá trình hình thành Dự án
Thác Prenn là thác nước đẹp của tỉnh Lâm Đồng, nằm cạnh Quốc lộ 20 Từ năm 1977-1990, khu Thác Prenn được quản lý bởi Công ty Du lịch Lâm Đồng và được kinh doanh phục vụ ăn uống
Giai đoạn 1990-1994, cửa hàng Thác Prenn được giao cho Công ty Phát triển Kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo đầu tư, khai thác theo hợp đồng liên doanh với Công ty
Du lịch Lâm Đồng Trong giai đoạn này, Công ty Phát triển Kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo đầu tư một số cây cảnh, tiểu cảnh phục vụ du khách tham quan
Ngày 30/08/1994, cửa hàng Thác Prenn được giao trả lại cho Công ty Du lịch Lâm Đồng quản lý, khai thác và thành lập Khu Du lịch (KDL) Thác Prenn Tuy nhiên, các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí trong giai đoạn này còn khá nghèo nàn Ngày 15/10/1998, Thác Prenn đã được BVHTT công nhận và xếp hạng là “Khu Di tích thắng cảnh quốc gia” tại Quyết định số 04/BVHTT
Ngày 01/01/1999, KDL Thác Prenn được giao cho Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt (là một thành viên tách ra từ Công ty Du lịch Lâm Đồng, và đến năm 2004 Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt chuyển thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt) tiếp quản, trực tiếp quản lý và khai thác kinh doanh
Trong giai đoạn tiếp quản KDL, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt vẫn tiếp tục khai thác KDL theo mô hình du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh với các quầy phục vụ các dịch vụ như: ăn uống, thuê xe tham quan các Đền, hàng lưu niệm, bơi thuyền, cưỡi voi Trong đó, quần thể các Đền thờ được khánh thành vào năm
2004 Tổng diện tích KDL Thác Prenn trong giai đoạn này là 25,284 ha
Ngày 14/01/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định số 247/QĐ-UB về việc chấp thuận ranh giới danh lam thắng cảnh Thác Prenn với tổng diện tích 225,97 ha, trong đó nêu rõ:
■ Khu vực gốc của thắng cảnh (khu vực I): 1,7 ha
■ Khu vực gắn liền với thắng cảnh phải quản lý chặt chẽ và lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất (khu vực II): 48,3 ha
■ Khu vực cảnh quan thiên nhiên cần được bảo vệ để tôn thêm vẻ đẹp của cảnh quan (khu vực III): 175,97 ha
Năm 2011, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quyết định đầu tư mở rộng, nâng cấp KDL Thác Prenn (với tổng diện tích 70,5 ha) nhằm mục đích hoàn thiện cơ sở hạ tầng (kể cả hạ tầng bảo vệ môi trường), tôn tạo cảnh quan Di tích thắng cảnh Thác Prenn và phục vụ tốt hơn cho du khách thông qua các dịch vụ được tăng cường cả về loại hình, số lượng lẫn chất lượng So với dự kiến ban đầu về quy hoạch dự án năm 2009, diện tích dự án giảm đi (từ 225,97 ha giảm còn 70,5 ha) do có sự phân tích, tính toán lại nhu cầu mở rộng KDL nhằm đảm bảo hiệu quả trong sử dụng đất và phát triển KDL
Dự án mở rộng, nâng cấp KDL Thác Prenn (với tổng diện tích 70,5 ha) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 24/01/2011
Ngày 01/12/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số
4098/BVHTTDL-DVSH về việc thỏa thuận quy hoạch chi tiết xây dựng Thác Prenn
Ngày 04/05/2012, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đã làm việc với Sở Xây dựng để được hướng dẫn điều chỉnh giải pháp quy hoạch chi tiết KDL Thác Prenn căn cứ vào thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngày 28/5/2012, Sở Xây dựng đã trình điều chỉnh Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KDL Thác Prenn tại văn bản số 419/SXD-KTQH lên UBND tỉnh Lâm Đồng và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận điều chỉnh nội dung quy hoạch dự án mở rộng, nâng cấp KDL Thác Prenn (tổng diện tích từ 225,97 ha giảm xuống còn 70,5 ha) tại văn bản số 3606/UBND ngày 11/7/2012
Năm 2013, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đã tiến hành lập báo cáo ĐTM Dự án “Mở rộng, nâng cấp Khu du lịch Thác Prenn” và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 148/QĐ-BTNMT ngày 25/01/2014 đã thể hiện phạm vi thực hiện dự án là 70,5ha
Ngày 07/12/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch số 2914/QĐ-UBND về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu du lịch thác Prenn, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Ngày 09/06/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ký Quyết định số 1151/QĐ-UBND về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 2914/QĐ- UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu du lịch thác Prenn, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Hiện nay, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đã tiến hành hoàn thiện công tác thi công và chuẩn bị để Dự án đi vào vận hành Căn cứ vào Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2022, Dự án “Mở rộng, nâng cấp Khu du lịch Thác Prenn” thuộc đối tượng phải lập hồ sơ giấy phép môi trường do
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép
Tổng hợp các hạng mục công trình đã đầu tư so với Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.4 Tổng hợp các hạng mục công trình của dự án theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch số 1151 /QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng và
Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM
STT Hạng mục công trình
Theo Báo cáo ĐTM (Quy hoạch theo Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 24/01/2011)
Quy hoạch theo Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 7/12/2021
Quy hoạch điều chỉnh theo Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 09/06/2023 Thực tế đã đầu tư
I Đất xây dựng công trình có mái che 36.234,72 30.679,04 28.654,71
A Đất công trình điều hành và dịch vụ 28.127,54 23.171,86 21.147,53 Theo Quyết định số 1151/QĐ-UBND
3 Quầy ẩm thực và mua sắm 7 847,73 7 847,73 7 847,73
4 Cổng biểu tượng xuống thác 1 52,00 1 52,00 1 52,00
8 Đầu khổng lồ phun nước 1 181,75 1 181,75 1 181,75
12 Khu giải trí trong nhà 5 880,22 5 880,22 5 880,22
15 Tượng khổng lồ trang trí 6 906,76 4 906,76 4 906,76
19 Đất nhà điều hành ( nhà tiếp đón, quảng trường khu vực )
20 Đất nhà điều hành kết hợp dịch vụ 1 5.298,25 1 3.615,30 1 3.615,30
21 Khu vực quầy lưu niệm – đặc sản 12 1.766,68 10 1.472,00 10 1.472,00
22 Nhà hàng – điểm dừng chân 1 596,00 0 0,00 -
23 Café thùy tạ - bến thuyền 1 480,65 1 480,65 1 480,65
B Đất công trình nghỉ dưỡng 4.230,49 3.630,49 3.630,49 Theo Quyết định số 1151/QĐ-UBND
C Đất công trình hiện trạng
(cải tạo) 3.276,69 3.276,69 3.276,69 Theo Quyết định số 1151/QĐ-UBND
D Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 600,00 600,00 600,00 Điều chỉnh
2 Trạm xử lý nước thải 1 200,00 1 200,00 1 200,00
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Dự án đầu tư đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch tại các Quyết định sau:
- Dự án mở rộng, nâng cấp KDL Thác Prenn (với tổng diện tích 70,5 ha) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 191/QĐ- UBND ngày 24/01/2011
- Ngày 01/12/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 4098/BVHTTDL-DVSH về việc thỏa thuận quy hoạch chi tiết xây dựng Thác Prenn
- Ngày 04/05/2012, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đã làm việc với
Sở Xây Dựng để được hướng dẫn điều chỉnh giải pháp quy hoạch chi tiết Khu du lịch Thác Prenn căn cứ vào thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Ngày 28/5/2012, Sở Xây Dựng đã trình điều chỉnh Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Thác Prenn tại văn bản số 419/SXD-KTQH lên UBND tỉnh Lâm Đồng và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận điều chỉnh nội dung quy hoạch dự án mở rộng, nâng cấp KDL Thác Prenn (tổng diện tích từ 225,97 ha giảm xuống còn 70,5 ha) tại văn bản số 3606/UBND ngày 11/7/2012
- Ngày 07/12/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu du lịch thác Prenn, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 2914/QĐ-UBND
Ngày 09/06/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ký Quyết định số 1151/QĐ-UBND về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 2914/QĐ- UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu du lịch thác Prenn, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Ngoài ra, Dự án triển khai phù hợp với các văn bản pháp lý về quy hoạch bảo vệ môi trường và các quy hoạch khác của UBND tỉnh Lâm Đồng:
- Phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022;
- Phù hợp với quy định về Phân vùng môi trường được quy định tại Nghị định
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
- Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt Quy hoạch Quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 14/6/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Qua các kết quả giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công cuối năm 2021, và năm 2022 nhận thấy chất lượng môi trường không khí xung quanh, chất lượng nước mặt suối Prenn vẫn nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn hiện hành về môi trường như QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh, QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt (Cột B1)
Chất lượng môi trường khu vực chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, có khả năng tiếp nhận nguồn thải phát sinh từ quá trình hoạt động
Khi Dự án đi vào hoạt động, không phát sinh khí thải độc hại ra môi trường, nước thải sau xử lý xả vào nguồn tiếp nhận là suối Prenn Lưu lượng nước thải lớn nhất của Dự án là 112,11 m 3 /ngày (nước thải sinh hoạt), tương đương 0,0013 m 3 /s Để đảm bảo khả năng chịu tải của suối Prenn, Chủ dự án cam kết xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B, K=1)
(Các phiếu kết quả phân tích được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo)
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1 Thu gom, thoát nước mưa
Với diện tích của dự án là 70,5ha, Chủ dự án đã xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải Cụ thể như sau:
Hệ thống thoát nước mưa gồm mương gạch xây kết hợp cống BTCT, tận dụng địa hình dốc thiết kế mạng lưới theo nguyên tắc tự chảy Nước mưa trên mặt đường và mái nhà chảy về các mương, hố ga rồi tập trung về tuyến ống chính và chảy ra suối thác Prenn qua các cửa xả
Nước mưa được thu gom bằng hệ thống đường thoát nước BTCT D1000 – D600 – D400 và ống uPVC D168, tại miệng các hố ga bố trí lưới chắn rác các tuyến mương thu nước mưa chủ yếu dọc taluy mái dốc và mặt đường Toàn bộ nước mưa của khu vực được thu gom qua các mương thoát nước được làm bằng gạch xây có độ sâu trung bình 0,5m Trong đó, tại vị trí băng qua đường được thay bằng cống BTCT;
Trong đó, cống và mương thoát nước có độ dốc imin= 0,0025, hố ga tập trung có kích thước (DxR) 1x1m, 1,2x1,2m, 1,4x 1,4m, chiều cao của hố ga sẽ thay đổi phụ thuộc vào chiều cao của địa hình
- Số điểm xả nước mưa: 7 điểm
- Vị trí điểm xả nước mưa:
+ Điểm xả nước mưa 1: Tọa độ điểm xả nước mưa: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1312918 - Y: 577843
+ Điểm xả nước mưa 2: Tọa độ điểm xả nước mưa: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1312989 - Y: 577921
+ Điểm xả nước mưa 3: Tọa độ điểm xả nước mưa: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1313088 - Y: 577988
+ Điểm xả nước mưa 4: Tọa độ điểm xả nước mưa: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1313164 - Y: 578031
+ Điểm xả nước mưa 5: Tọa độ điểm xả nước mưa: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1313268 - Y: 578138
+ Điểm xả nước mưa 6: Tọa độ điểm xả nước mưa: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1313279 - Y: 578175
+ Điểm xả nước mưa 7: Tọa độ điểm xả nước mưa: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1313289 - Y: 578177
- Chế độ thoát: tự chảy
Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa tại Khu du lịch được thể hiện tại hình sau:
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa
Hiện nay, Dự án đã hoàn thành đầu tư mạng lưới thu gom, thoát nước mưa Hệ thống thu gom nước mưa đã hoàn thành xây dựng được thống kê tại bảng sau:
Bảng 3.1 Tổng hợp khối lượng mạng lưới thoát nước mưa
STT Hạng mục ĐVT Khối lượng
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt) Bản vẽ mặt bằng tổng thể thoát nước mưa của Dự án sẽ được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo
Bản vẽ hoàn công của hệ thống thu gom và thoát nước mưa được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo
*) Biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm:
- Do Dự án có hệ thống thu gom nước thải và nước mưa riêng cho nên hầu như nước mưa không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt của Dự án
- Định kỳ tiến hành nạo vét các mương thoát nước
2 Thu gom, thoát nước thải
2.1 Công trình thu gom nước thải Đường ống thoát nước thải được thiết kế tách riêng biệt với đường ống thoát nước mưa Dự án gồm 2 khu vực phía Bắc và phía Nam, tại 2 khu vực sẽ tiến hành thu gom, xử lý cục bộ tại từng khu vực
Suối Prenn Đường ống, mương thu Hố ga
- Khu vực phía Bắc KDL: đây là khu vực tham quan và viếng Đền, lưu lượng nước thải phát sinh thấp Do các địa điểm tại khu vực này nằm khá xa nhau và bị chia cắt về địa hình vì vậy lựa chọn giải pháp là thu gom và xử lý cục bộ tại từng vị trí Chủ dự án bố trí 02 khu vệ sinh (gồm 1 tự hoại 5 ngăn có dung tích 8 m 3 và khu lọc thực vật/1 khu) và 01 hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m 3 /ngày
+ Nước thải phát sinh tại khu cà phê nhà hàng - điểm dừng chân và Khu quầy lưu niệm được thu gom theo đường ống dẫn về bể tự hoại 5 ngăn dung tích 8 m 3 /bể xử lý, sau đó theo đường ống thoát nước chung dẫn vào khu lọc thực vật để tiếp tục xử lý
+ Nước thải phát sinh tại các địa điểm khác được dẫn về hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m 3 /ngày tại khu vực phía Bắc: do có địa hình tương đối dốc nên giải pháp thu gom nước thải tại các công trình theo nguyên tắc tự chảy Các tuyến nhánh bố trí tuyến ống D160, đồng thời bố trí các hố ga thu nước thải Từ đó dẫn nước thải về tuyến chính D160 đưa nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 30 m 3 /ngày
- Khu vực phía Nam KDL: đây là khu vực tập trung hầu hết các công trình nghỉ dưỡng, điều hành, dịch vụ và có địa hình tương đối phức tạp, vì vậy nước thải sẽ được thu gom theo nguyên tắc tự chảy đối với các trên cao dốc, đối với một số lưu vực mà nước thải không thể tự chảy về trạm xử lý nước thải, dự án bố trí 1 trạm bơm trung chuyển Qm 3 \h Các tuyến nhánh bố trí tuyến ống D300, đồng thời bố trí các hố ga thu nước thải Từ đó dẫn nước thải về tuyến chính D400 đưa nước thải về HTXL nước thải tập trung công suất 160 m 3 /ngày
Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật các hạng mục thu gom nước thải
TT Hạng mục Kích thước, kết cấu Số lượng
1 Đường ống thu gom nước thải từ nhà vệ sinh
(từ hố tiờu, hố tiểu) về bể tự hoại 5 ngăn Ống nhựa PVC ỉ160mm 20m
2 Đường ống thu gom nước thải từ bể tự hoại 5 ngăn vào khu lọc thực vật Ống nhựa PVC ỉ160mm 5m
3 Đường ống thu gom nước thải từ bồn rửa tay vào đường ống thoỏt nước chung Ống nhựa PVC ỉ34mm 120m
4 Đường ống thu gom nước thoát sàn nhà vệ sinh vào đường ống thoỏt nước chung Ống nhựa PVC ỉ90mm 32,5m
5 Rãnh thu gom nước khu vực nhà hàng
Gạch xây, trát vữa xi măng, kích thước RxS=(20 x 20)cm
6 Đường ống thu nước từ rãnh khu vực nấu ăn vào thiết bị tách dầu mỡ và sau thiết bị tách mỡ vào đường ống thoát nước chung Ống nhựa PVC ỉ110mm 8,5m
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt) Đường thoát nước thải được sử dụng là các ống nhựa uPVC, độ dốc tối thiểu
1/D và được đi dưới lòng đường, độ sâu chôn cống điểm đầu tối thiểu là 0,5m, trên các tuyến cống thu gom nước thải bố trí các hố ga với khoảng cách 30m/1 hố
Bản vẽ mặt bằng tổng thể thoát nước thải của Dự án sẽ được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo
Bản vẽ hoàn công của hệ thống thu gom và thoát nước thải được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo
2.2 Công trình thoát nước thải
Nước thải phát sinh tại KDL được dẫn về 02 HTXL nước thải và 02 khu vệ sinh để xử lý Nước thải sau xử lý được xả ra ngoài môi trường qua đường Ống uPVC D90
Hình 3.3 Hình ảnh cống xả nước thải sau xử lý tại hệ thống XLNT công suất 160 m 3 /ngày
- Số điểm xả nước thải: 4 điểm
- Vị trí điểm xả nước thải:
+ Điểm xả nước thải 1: Từ HTXL nước thải công suất 160 m 3 /ngày Tọa độ: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1312934 - Y: 577854
+ Điểm xả nước thải 2: Từ HTXL nước thải công suất 30 m 3 /ngày: Tọa độ: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ) X: 1313553 - Y: 578432
+ Điểm xả nước thải 3: Từ khu vệ sinh số 1 Tọa độ: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1313547 - Y: 578325
+ Điểm xả nước mưa 4: Từ khu vệ sinh số 2 Tọa độ: (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 ): X: 1313425 - Y: 578219
3 Công trình, biện pháp xử lý nước thải
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI
Mục đích kinh doanh của dự án là du lịch, phục vụ dịch vụ lưu trú ngắn ngày nên nguồn phát sinh khí thải chủ yếu của dự án là Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng, mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải và khu tập kết rác thải Tuy nhiên, đây là nguồn phát sinh khí thải gián đoạn vì vậy dự án sẽ có các biện pháp quản lý, phòng ngừa để giảm thiểu tác động từ nguồn khí thải này như sau: a Đối với mùi từ HTXLNT
- Dự án lắp đặt 01 quạt thông gió tại phòng điều hành của mỗi hệ thống XLNT nhằm giảm mùi hôi ứ đọng
- Sử dụng tháp khử mùi tại các hệ thống XLNT nhằm thu gom và xử lý khí thải phát sinh từ các bể rồi xả thải với động lực quạt gió thải
Thuyết mình quy trình công nghệ xử lý khí thải: Khí thải phát sinh trong các bể xử lý nước thải gồm H2S, NH3, Methyl Mercaptan các khí thải này sẽ tập trung tại khoảng không phía trên bể và được thu gom về tháp khử mùi qua quạt hút Dòng khí khi vào tháp sẽ di chuyển qua các khay chứa than hoạt tính để loại bỏ các chất gây mùi Sau quá trình hấp phụ, hỗn hợp khí sạch sẽ được thoát ra ngoài môi trường thông qua ống thải
Hình 3.10 Tháp khử mùi của HTXLNT b Đối với khí thải, mùi từ khu vực tập kết chất thải rắn
- Thu gom rác và vận chuyển ra khỏi KDL trước 24 giờ;
- Chùi rửa thường xuyên các dụng cụ chứa rác;
- Vệ sinh, khử trùng thường xuyên phòng chứa rác thải sinh hoạt
- Bố trí khu vực tập kết CTR ở vị trí dễ thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng hằng ngày vận chuyển và xử lý c Đối với chất thải khí từ hoạt động của máy phát điện dự phòng:
Máy phát điện dự phòng có công 800 kVA được bố trí tại một phòng riêng đặt trong khu vực của dự án Lắp đặt ống khói máy phát điện đi lên mái và thải ra ngoài, khí thải được pha loãng và không gây ảnh hưởng đến môi trường không khí của các công trình xung quanh.
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG
Chất thải rắn phát sinh khi dự án đi vào vận hành chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt Chủ dự án đã xây dựng 01 kho chứa chất thải có diện tích 50 m 2 gồm 2 ngăn, trong đó diện tích ngăn chứa CTR sinh hoạt là 40 m 2 và diện tích ngăn chứa CTNH là
1 Công trình lưu giữ, xử lý CTR sinh hoạt
Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của khách du lịch, cán bộ công nhân viên tại KDL trong giai đoạn này khoảng 685 kg/ngày (hệ số phát thải theo WHO 250 kg/người/năm) Thành phần chất thải báo gồm chủ yếu là các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa
- Mỗi khu vực khác nhau của KDL đã được trang bị các thùng chứa có dung tích khác nhau, phù hợp với đặc thù sinh hoạt của từng khu vực, cụ thể:
+ Dọc các đường tham quan, đường nội bộ: đặt các thùng chứa có dung tích
60 lít có mái che với khoảng cách 30 – 50 m/thùng (tùy theo khu vực) để thuận tiện cho du khách bỏ rác
+ Các khu vườn hoa, tiểu cảnh: đặt các thùng chứa có kích cỡ, màu sắc, hình dáng khác nhau, phù hợp với đặc thù cảnh quan của từng khu
+ Khu nhà hàng: do thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà hàng chủ yếu là rác thực phẩm và khối lượng phát sinh là khá lớn, do đó, chủ đầu tư đã trang bị tại mỗi khu nhà hàng 01 thùng chứa loại lớn (dung tích 500 lít – loại có bánh xe) để thu gom rác thải thực phẩm và khoảng 10 thùng rác loại nhỏ (dung tích 5 lít) tại các bàn ăn, hành lang Tổng là 3 thùng chứa loại lớn và 30 thùng loại nhỏ
+ Khu văn phòng, nhà điều hành: tại mỗi phòng làm việc trang bị thùng chứa loại 5 lít, đội vệ sinh có trách nhiệm thu gom rác từ khu này về thùng chứa loại lớn để vận chuyển về khu tập trung Tổng số lượng thùng rác tại khu vực này là 06 thùng
+ Khu vui chơi, giải trí: ngoài các thùng rác bố trí tại các khu tiểu cảnh, vườn hoa, đường tham quan, tại mỗi khu vui chơi, giải trí trang bị 1 thùng rác loại 240 lít, loại có bánh xe để thuận tiện trong việc thu gom và tập kết rác thải Tổng số lượng thùng rác tại khu vực này là 05 thùng
+ Khu nghỉ dưỡng: các khu vực công cộng của khu nghỉ dưỡng như khu vực lễ tân, khu vui chơi… trang bị các thùng chứa cỡ vừa (dung tích 15 lít) để thu gom rác, tổng số lượng là 10 thùng Đồng thời, mỗi phòng nghỉ trang bị 01 thùng rác loại 5 lít, tổng số lượng là 30 thùng Ngoài ra, giữa 2 căn liền kề của khu nghỉ dưỡng cũng được trang bị 01 thùng chứa rác loại 60 lít để thuận tiện cho du khách bỏ rác, tổng số lượng là 15 thùng
Hình 3.11 Ngăn chứa CTR sinh hoạt
CTR sinh hoạt được tập trung, thu gom tại ngăn chứa rác sinh hoạt rộng 40m 2 , có kích thước là 10m x 4m x 3m, tường xây gạch, cột thép D60, mái lợp tôn mạ dày 0,4ly, nền đổ bê tông vữa xi măng M200 dày 100mm, cos nền cao hơn cos sân đường 10cm Trong kho chứa bố trí 20 thùng rác chuyên dụng với dung tích 200l/thùng
Hiện tại, Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Du Lịch Đà Lạt đã ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt với Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Đô Thị Đà Lạt theo hợp đồng số 105/HDD-CTDVĐTĐL ngày 09/01/2023
2 Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình chăm sóc cây cảnh, hoa, tiểu cảnh tại KDL trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động khoảng 100kg/ngày
- Các biện pháp quản lý, xử lý đối với từng loại chất thải sau phân loại như sau: + Cành cây có kích thước lớn, lá khô, cành khô (lượng phát sinh ít): thu gom và xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt;
+ Hoa, hạt hoa: thu gom và đưa về để sử dụng cho khu vườn ươm;
3 Công trình lưu giữ, xử lý CTNH
CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án đến từ các nguồn:
- Hoạt động sinh hoạt của khách lưu trú, tham quan và nhân viên tại KDL: pin thải, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang thải
- Hoạt động chăm sóc cây cảnh, vườn ươm: vỏ bao bì, thùng đựng thuốc BVTV, thuốc trừ bệnh với khối lượng phát sinh không đều
Khối lượng CTNH dự kiến phát sinh trong quá trình vận hành của dự án như sau:
Bảng 3.6 Khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành
TT Tên chất thải Mã CTNH Khối lượng phát sinh
1 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải 17 02 03 230
2 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 203
4 Giẻ lau, găng tay nhiễm thành phần nguy hại 18 02 01 9
5 Bao bì (cứng, mềm) chứa hóa chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ 14 01 08 26
6 Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải 12 01 04 200
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt) Biện pháp thu gom, lưu giữ:
- Các loại CTNH được thu gom và lưu giữa trong các thùng chứa dung tích 120 lít, có nắp đậy, đảm bảo không rơi vãi, phát tán các loại CTNH ra ngoài môi trường
- Các loại CTNH phát sinh được tập kết, lưu giữ tại phần diện tích chứa CTNH có diện tích khoảng 10 m 2 trong kho chứa chất thải
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Dự án được phân loại theo đúng quy định về quản lý CTNH, thu gom, lưu giữ trong các thùng chứa chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật (có dán nhãn đối với từng mã CTNH), sau đó lưu giữ tại kho chứa chất thải tại phần diện tích chứa CTNH khoảng 10 m 2
Kho chứa chất thải của Dự án được xây dựng đảm bảo theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022:
- Tường xây gạch, cột thép D60, mái lợp tôn mạ dày 0,4ly, nền đổ bê tông vữa xi măng M200 dày 100mm, cos nền cao hơn cos sân đường 10cm, trong kho chứa bố trí 20 thùng rác chuyên dụng với dung tích 200l/thùng.
Hiện nay, lượng CTNH phát sinh ít, không đáng kể, vì vậy khối lượng phát sinh được thu gom và lưu giữ tại ngăn chứa CTNH Khi Dự án đi vào vận hành, Chủ dự án sẽ ký kết hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG
- Giảm thiểu tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng: sử dụng máy trần, cách âm và cách nhiệt, được đặt trên móng bê tông, thường xuyên được bảo dưỡng
Hình 3.13 Máy phát điện dự phòng tại khu vực dự án
- Giảm thiểu tiếng ồn từ các hệ thống XLNT:
+ Được bố trí khu vực riêng, khoảng cách tối thiểu tới các công trình lân cận
+ Máy móc thiết bị như máy bơm, máy thổi khí được mua mới 100% chất lượng đảm bảo Máy bơm được đặt trên chân đế bằng cao su hạn chế rung và ồn
+ Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị kịp thời sửa chữa thay thế, siết chặt ốc, vít lỏng hạn chế rung và ồn phát sinh
- Đối với các phương tiện ra vào Khu du lịch: Để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh, Chủ dự án áp dụng các biện pháp sau:
+ Quy định tốc độ xe ra vào khu vực Dự án