1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường bệnh viện c đà nẵng

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Bệnh Viện C Đà Nẵng
Trường học Bệnh viện C Đà Nẵng
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 15,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (19)
    • 1. Tên chủ cơ sở (3)
    • 2. Tên cơ sở (3)
      • 2.1. Địa điểm cơ sở (3)
      • 2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần (5)
      • 2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) (5)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (12)
      • 3.1. Công suất hoạt động của bệnh việc C (12)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (13)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (14)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã hs, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu) , điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án (16)
      • 4.1. Nguyên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của Bệnh viện C (16)
      • 4.2. Vật liệu phụ và hóa chất sử dung cho xử lý nước thải (17)
      • 4.3. Nguồn cung cấp và nhu cầu điện, nước của Bệnh viện C (17)
  • CHƯƠNG II (56)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (19)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (19)
  • CHƯƠNG III (0)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (21)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (21)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (22)
      • 1.3. Xử lý nước thải (26)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (39)
      • 2.1. Công trình thu gom khí thải trước khi xử lý (39)
      • 2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải (41)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường (41)
      • 3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường (42)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (0)
      • 4.1. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Bệnh viện (46)
      • 4.2. Công trình thu gom, lưu trữ chất thải nguy hại phát sinh tại Bệnh viện (46)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ( nếu có) (0)
      • 5.1. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung tại Bệnh viện (49)
      • 5.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung tại Bệnh viện (49)
    • 6. phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (0)
      • 6.1. Giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình hoạt động (50)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác ( nếu có) (52)
      • 7.1. Cây xanh (52)
      • 7.2. Về PCCC và sự cố cháy, nổ (53)
      • 7.3. Về ảnh hưởng bức xạ tia X trong chẩn đoán khám và chữa bệnh (54)
    • 8. các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (54)
  • CHƯƠNG IV (0)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (56)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (56)
      • 2.1. Nguồn phát sinh khí thải (56)
      • 2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa (56)
      • 2.3. Dòng khí thải (57)
      • 2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải (57)
      • 2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải (57)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (57)
      • 3.1. Nguồn phát sinh (57)
      • 3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung (57)
    • 4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (58)
    • 5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (58)
  • CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (0)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (59)
  • CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (0)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (62)
      • 1.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm Công trình Xử lý chất thải (0)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (62)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo qui định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở (62)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (63)

Nội dung

Hệ thống cấp nước: Nguồn cung cấp nước cho Bệnh viện được lấy từ ống cấp đường kính Ø250 nằm trên vỉa hè đường Quang Trung và đường Hải Phòng đưa về các bể nước ngầm 70m3 , 120m3 70m3 đặ

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

- Địa chỉ văn phòng: Số 122 đường Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải

Châu, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0236.3821480 - Fax: 0236.3821480

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Nguyễn Trọng Thiện - Chức vụ: Giám đốc

- Bệnh viện C Đà Nẵng được Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động Khám chữa bệnh số

Tên cơ sở

- Số 122 đường Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Ranh giới các phía tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông giáp: Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng; khu dân cư

+ Phía Tây giáp: Bệnh viện Đà Nẵng

+ Phía Nam giáp: Đường Hải Phòng và khu dân cư

+ Phía Bắc giáp: Đường Quang Trung

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 2

Hình 1 Vị trí dự án

Hình 2 Tổng mặt bằng hiện trạng của Bệnh viện C

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 3

2.1.1 Các văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án đầu tư:

- Quyết định số 10971/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND Quận Hải Châu về việc phê duyệt Tổng mặt bằng chi tiết TL1/500 Bệnh viện C Đà Nẵng;

- Quyết định số 515/QĐ-BYT ngày 25/5/1976 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Bệnh viện C Đà Nẵng;

- Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 223/ BYT-GPHĐ ngày 23/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Văn bản số 644/ BYT-KHTC ngày 18/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh của Bệnh viện C Đà Nẵng;

- Quyết định số 2244/ QĐ-BYT ngày 04/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh cho các đơn vị thuộc Bộ Y tế;

- Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện C Đà Nẵng;

- Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng hạng mục Hệ thống xử lý chất thải bệnh viện C Đà Nẵng ngày 28/12/2017

2.2 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần

- Quyết định số 1701/QĐ-BTNMT ngày 26/6/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Bệnh viện C Đà Nẵng, quy mô 800 giường bệnh tại số 122 đường Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng;

- Văn bản số 3670/BTNMT-TCMT ngày 30/7/2019 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc kết quả kiểm tra công trình bảo vệ môi trường của Bệnh viện C Đà Nẵng;

- Sổ đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số: QLCTNH: 48.0000023.T ngày 22/10/2008;

- Giấy phép đấu nối thoát nước số 21/GPĐNTN-SXD ngày 25/6/2014;

- Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (vận hành máy gia tốc xạ tri từ xa) số 488/GP- ATBXHN ngày 1/7/2022;

- Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Sử dụng thiết bị X-Quang chẩn đoán trong y tế) số 51/GP-SKHCN ngày 25/9/2020;

- Quyết định số 4076/QĐ-UBND ngày 26/5/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện C Đà Nẵng”;

- Quyết định số 195/QĐ-STNMT ngày 30/6/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng về việc chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng chính phủ

2.3 Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

- Công trình thuộc loại dự án: dự án nhóm B, công trình Y tế

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 4

- Tổng giá trị dự án khoảng 581.524.414.417 đồng

- Bệnh viện C đã hoạt động từ trước năm 1975 đến nay

- Bệnh viện loại I tuyến trung ương với qui mô 800 giường bệnh

Gồm các Nội dung chính sau:

2.3.1 Thông tin chung về Bệnh viện C Đà Nẵng:

Bệnh viện C Đà Nẵng hiện tại, là đơn vị duy nhất còn lại của Ban dân y Khu Trung Trung bộ (Khu 5 cũ) và các Bệnh viện 1, Bệnh viện 2, Khu ủy Khu 5 Tháng 3 năm 1975, ngay sau ngày giải phóng, Ban Dân y Khu 5, Bệnh viện 1, Bệnh viện 2 từ chiến khu về cùng với các nhân viên y tế còn ở lại tiếp quản trọn vẹn và toàn bộ Bệnh viện Việt Đức Đà Nẵng (do hội MALTERSER CHLB Đức xây dựng năm 1968) vốn là một bệnh viện dã chiến chủ yếu là điều trị ngoại khoa nằm trên khu đất rộng hơn 5 héc-ta giữa thành phố Đà Nẵng Thường vụ Khu ủy Khu 5 quyết định lấy Bệnh viện Việt Đức Đà Nẵng làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ Khu 5, đặt tên là Bệnh viện C

Ngày 26-5-1976, Bộ trưởng Bộ Y tế, bác sĩ Vũ Văn Cẩn, ký quyết định 515-QĐ/BYT thành lập bệnh viện phục vụ sức khỏe cán bộ khu Trung Trung bộ (cũ) trên cơ sở toàn bộ cơ sở Bệnh viện Việt Đức vừa được tiếp quản, vẫn giữ nguyên tên Bệnh viên C Đà Nẵng

Từ đó đến nay, Bệnh viện C Đà Nẵng trực thuộc Bộ Y tế, có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung cao các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên Sau đó được giao thêm nhiệm vụ Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II tại Đà Nẵng

Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện C Đà Nẵng: a Chức năng:

+ Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước khu vực miền Trung - Tây Nguyên

+ Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố lân cận

+ Tham gia đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công

+ Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao hiện đại để phục vụ người bệnh

+ Tham gia chỉ đạo công tác giám định y khoa đối với các tỉnh, thành phố được phân công tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên b Nhiệm vụ:

+ Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho các bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên

+ Đào tạo cán bộ y tế

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 5

2.3.2 Quy mô Bệnh viện C Đà Nẵng:

Tổng diện tích qui hoạch đất của bệnh viện C: 24.647m 2

Trong đó: Cân bằng đất như sau

Bảng 1 Quy hoạch sử dụng đất theo qui hoach

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI STT THÀNH PHẦN SỬ DỤNG ĐẤT

QH SAU KHI ĐIỀU CHỈNH DIỆN TÍCH (M2) TỶ LỆ (%)

1 Đất xây dựng công trình 11.093 45,00

2 Đất cây xanh cảnh quan 6.807 27,62

2.3.2.1 Qui mô nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức:

Bệnh viện có quy mô 800 giường bệnh, với 43 khoa, phòng,trung tâm và 712 người làm việc Hàng năm, Bệnh viện khám bệnh ngoại trú cho gần 300.000 lượt bệnh, điều trị nội trú gần 15.000 bệnh nhân, phẫu thuật cho 2.000 bệnh nhân, xét nghiệm 600.000 test Bệnh viện C - Đà Nẵng có tổng số cán bộ, nhân viên bệnh viện là 712 người gồm: 158 bác sĩ, 409 điều dưỡng, kỹ thuật viên; 32 dược sĩ và 70 chức danh khác

Bệnh viện có 31 khoa, 9 phòng chức năng và 3 trung tâm, cụ thể như sau:

6 Khoa Nội thần kinh cơ xương khớp

11 Khoa Ngoại Chấn thương thần kinh

12 Khoa Hồi sức tích cực chống độc

17 Khoa Phục hồi chức năng

18 Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức

20 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

22 Khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 6

25 Khoa Thận nhân tạo lọc máu

Các khoa cận lâm sàng:

1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh

6 Khoa Thăn dò chức năng

1 Phòng Kế hoạch tổng hợp

2 Phòng Hành chính quản trị

3 Phòng Vật tư thiết bị y tế

5 Phòng Quản lý chất lượng

6 Phòng Tổ chức cán bộ

7 Phòng Công nghệ thông tin

8 Phòng Tài chính kế toán

3 Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến

2.3.2.2 Các hạng mục chính phục vụ khám chữa bệnh:

Bảng 2 Các hạng mục công trình chính của bệnh viện

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 7

TT Hạng mục công trình Số tầng

Các khoa, phòng trong tòa nhà

Khu hành chính 3 475 -Khối hành chính

-Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu

Khu nhà nghiệp vụ, kỹ thuật

5 1.198 -Khoa chấn đoán hình ảnh

-Khoa cấp cứu -Khoa PT-GMHS -Khoa Mắt

-Khoa huyết học -Khoa vi sinh -Khoa Hóa sinh -Khoa Dược -Khoa Giải phẫu bênh Nhà 3 tầng (Khám bệnh,

-Khoa Ngoại chấn thương thần kinh

-Khoa Tai mũi họng -Khoa Răng hàm mặt

Nhà 3 tầng 3 814 -Khoa thăm dò chức năng

-Cấp thuốc ngoại trú -Khoa ngoại tổng hợp -Khoa Ung bướu Nhà Nội đa chức năng, khối Hội trường và khoa

11 3.730 -Đơn vị can thiệp tim mạch; Ban giám đốc; Phòng CNTT; Phòng tổ chức cán bộ; Phòng thu viện phí -Khoa Hồi sức tích cực chống độc -Khoa Nội thân; Thận nhân tạo lọc máu

-Khoa nội tim mạch -Khoa Nội Thần kinh Cơ xương khớp

-Khoa Nội tiêu hóa -Khoa Nội tiết -Khoa Nội hô hấp -Khoa Nội lão khoa; Trung tâm Đột quỵ

-Khoa Phục hồi chức năng Khu nhà 3 tầng 3 1.003 -Khoa Y học nhiệt đới

-Khoa Nội A -Khoa Y học cổ truyền

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 8

Khu kiểm soát nhiễm khuẩn

2.3.2.3 Qui mô hạ tầng kỹ thuật của bệnh viện:

Hạ tầng kỹ thuật trong khu vực Bệnh viện đã đầu tư khá hoàn chỉnh a Hệ thống giao thông, vận chuyển nội bộ:

- Đường giao thông bên ngoại: trải nhựa thâm nhập, từ cổng chính và các công phụ ra, kết nối các tuyến đường chính Hải Phòng và Quang Trung

- Cổng ra vào: Cổng chính từ 122 Hải Phòng cạnh quầy thuốc và phòng bảo vệ; Cổng phụ nằm trên đường Quang Trung

- Đường nội bộ: đường nội bộ liên kết giữa các khối nhà được thiết kế với dạng hành lang giữa (kiểu xương cá) gồm có: đường bê tông- đá 1x2M200 dành cho ô tô và đường dành cho người đi bộ, đường lát gạch Dramic 250x250x50 (16 viên/m2) (chi tiết xem Sơ đồ tổng mặt bằng định vị - Phần phụ lục)

- Vận chuyển nội bộ trong các tòa nhà: việc vận chuyển, đi lại giữa các tầng trong một tòa nhà được thực hiện bằng hệ thống cầu thang máy và thang bộ Các tòa nhà đều được lắp hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt (hệ thống này bao gồm: cửa sổ đổ rác, ống thải rác composite, ống thoát khí) để chuyển rác từ tầng trên xuống tầng trệt và tới kho lưu chứa Đối với chất thải rắn y tế lây nhiễm và chất thải nguy hại được cho vào túi nilon theo mẫu đã qui định, để trong thùng chứa rác nguy hại đặt tại mỗi tầng và được nhân viên vệ sinh chuyển xuống kho lưu chứa bằng cầu thang bộ, định kỳ 2lần/ngày b Hệ thống thông tin liên lạc

Bệnh viện nối mạng thông tin hữu tuyến với Viễn thông thành phố Đà Nẵng thông qua mạng điện thoại VNPT, đảm bào thông tin thông suốt trong phạm vi cả nước Toàn bệnh viện các khoa phòng đều được lắp điện thoại cố định, 01 tổng đài điện thoại nội bộ và hệ thống mạng internet, Wifi nội bộ c Hệ thống cấp điện

Nguồn điện của Bệnh viện được lấy từ mạng lưới điện do Công ty Điện lực thành phố Đà Nẵng cung cấp Để cung cấp điện cho các phụ tải điện toàn bệnh viện, bệnh viện có

2 trạm công suất 1250KVA, điện áp 22/0.4 KV 3 pha 4 dây 50Hz

Ngoài ra, để duy trì điện của Bệnh viện trong những lúc bị lưới điện cúp, bệnh viện sẽ trang bị 02 máy phát điện dự phòng với công suất 600KVA và 400KVA cấp điện áp 380/220V - 50Hz d Hệ thống cấp nước:

Nguồn cung cấp nước cho Bệnh viện được lấy từ ống cấp đường kớnh ỉ250 nằm trờn vỉa hè đường Quang Trung và đường Hải Phòng đưa về các bể nước ngầm 70m 3 , 120m 3 70m 3 đặt tại vị trí sân sau của các khối nhà Mỗi bể dùng 2 máy bơm nước lên bể mái nước của khối nhà và sau đó phân phối về cho các khu vực dùng nước Trên bể nước trung tâm có đặt thước đo mực nước gắn liền với các thiết bị điều khiển để có thể khởi động và tắt máy khi mực nước không phù hợp Nước được qua van lọc chữ Y trước khi vào bể nước mái

Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt như sau:

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 9

Sơ đồ hệ thống cấp nước cứu hỏa như sau:

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của bệnh việc C:

Bệnh viện C Đà Nẵng đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 223/BYT-GP HĐ ngày 23/8/2022 Bệnh viện hoạt động từ năm 1976 với diện tích khuôn viên đất 24.647m2, số lượng cán bộ nhận viên: 712 người Công suất giường bệnh: khoảng

800 giường Theo quyết định số 2244/QĐ-BYT ngày 4/04/2018 của Bộ Y tế về chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh năm 2018, Bệnh viện C Đà Nẵng được giao chỉ tiêu 772 giường bệnh, trong đó: giường điều trị nội trú: 750 giường bệnh, giường phục hồi chức năng: 15 giường bệnh, ghế nha khoa 7 ghế

Bảng 3 Danh sách giường bệnh các khoa Bệnh viện C Đà Nẵng

TT Tên khoa Số giường bệnh (ngân sách nhà nước)

6 Khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp 77

7 Khoa Nội thận – Tiết niệu 30

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 11

11 Khoa Hồi sức tích cực chống độc 20

13 Khoa Ngoại chấn thương – thần kinh 40

17 Khoa Hồi phục chức năng 15

Riêng với Khoa chụp X-quang được thiết kế xây dựng riêng biệt do đặc thù là chụp chiếu cắt lớp CT, xử lý tia X và các tia khác theo đúng QCVN Hằng năm có kiểm tra định kỳ của Trung tâm đo lường chất lượng đạt chuẩn về quy định an toàn bức xạ của Bộ LĐ- TBXH cho các phòng chụp, chiếu, chụp CT Khoa có đội ngũ cán bộ chuyên môn đầy đủ và được đào tạo chính quy, thiết bị máy móc tiên tiến có kiểm tra định kỳ sử dụng, diện tích mỗi phòng chụp là 50 m 2 , riêng phòng chụp C.Arm có diện tích 65 m 2 theo quy chuẩn quy định Đối với Khoa Ung bướu: được bố trí xây dựng trên khu đất phía Đông Nam của bệnh viện để phục vụ điều trị bệnh nhân ung thư và các Khoa ngoại tổng hợp, thăm dò chức năng, chấn đoán hình ảnh, bộ phận cấp thuốc ngoại trú từ tầng 1 đến tầng 3 và kho boongke để đặt hệ thống gia tốc tuyến tính/ xạ trị

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chính của Bệnh viện C qui định tại Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện C Đà Nẵng Nhiệm vụ chính của Bệnh viện là Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho các bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên Ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế và quản lý cơ sở vật và nhân lực của bệnh viện

Sơ đồ dây chuyền công năng chính Bệnh viện:

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 12

Hình 3 Sơ đồ công năng chính của Bệnh viện

Công nghệ áp dụng chính trong hoạt động của bệnh viện

Các kỹ thuật về khám chữa bệnh:

- Kỹ thuật ECLIA: Aniti- HBs, HbsAg, HbeAg, Anti-Hbe, Anti- HCV, Rubella IgM- IgG, CMV IgM-IgG, Anti-HAV, AFP

- Kỹ thuật: nội soi thực quản – dạ dày gắp dị vật; nội soi thắt tĩnh mạch trướng thực quản vỡ, nội soi cắt đốt polyp dạ dày, polyp đại trực tràng; nội soi phế quản sinh thiết xuyên thành phế quản, tách các thành phần máu bằng máy; kỹ thuật PCR định lượng HBV-DNA, HCV-RNA bằng phương pháp realtime; xét nghiệm kháng nguyên NS1 virus Dengue…

- Định lượng PSA, CEA, CA125… trong tầm soát bệnh ung thư

- Siêu âm Doppler màu tim phát huy tác dụng trong việc phát hiện các bệnh lý tim phức tạp

- Hệ thống gia tốc tuyến tính dùng trong khoa Ung bướu, xạ trị: Bệnh viện đã đầu tư máy móc gia tốc tuyến tính cùng các trang thiết bị phụ trợ đi kèm để phục vụ cho việc điều trị, xạ trị Đây là gia tốc hiện đại nhất hiện nay, chủ yếu sử dụng năng lượng photon, electron, năng lượng tia X để điều trị nên không phát sinh chất thải phóng xạ (thông số kỹ thuật của máy gia tốc tuyến tính thể hiện ở phần phụ lục)

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chính của Bệnh viện C qui định tại Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện C Đà Nẵng Nhiệm vụ chính của Bệnh viện là Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho các bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên Ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế và quản lý cơ sở vật và nhân lực của bệnh viện

 Về công tác Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho các bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 13

Bảng 4 Tình hình khám chữa bệnh năm 2022

Stt Chỉ tiêu thực hiện năm

2022 Tổng số Đạt so với kế hoạch So với năm 2021

1 Tổng số lượt khám bệnh và thăm dò chức năng 288.976 104,8% tăng 49.501 lần

2 Số lượt khám bệnh 243.667 100,7% tăng 33.181lần

3 Số lượt thăm dò chức năng 45.309 134,3% tăng 16.320 lần

4 Tổng số bệnh nhân nội trú 14.698 99,3% tăng 5.059 BN

5 Tổng số ngày điều trị nội trú 139120,5 91,7% tăng 45.330 ngày

6 Ngày điều trị TB một BN nội trú 9,5 giảm 0,2 ngày

7 Giường sử dụng bình quân 381,2 49,3% tăng 124,2 G

8 Tổng số phẫu thuật 1680 104,8% tăng 551ca

 Về công tác đào tạo:

Bệnh viện là cơ sở thực hành của một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Y, Dược Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung học

Tổ chức công tác đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu Đào tạo về thực hành cho các thực tập sinh người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Bệnh viện khi có đồng cho phép của Lãnh đạo Bộ Y tế

Mỗi năm bệnh viện C đào tào thực hành cho hàng ngàn Y Bác sỹ, Điều dưỡng và cán bộ y tế

 Về nghiên cứu khoa học:

Bênh viện C Đà Nẵng là đơn vị nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ y tế, góp phần phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực Chủ trì và tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp bệnh viện, quốc gia và quốc tế Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

 Về công tác phòng chống bệnh:

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai theo chỉ đạo của Bộ Y tế

Bệnh viện C tham gia chỉ đạo công tác Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ và công tác Giám định Y khoa cho tuyến trước trong khu vực được Bộ Y tế phân công Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài Ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 14

 Về Hợp tác quốc tế:

Khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo quy định của pháp luật

 Về Quản lý bệnh viện:

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật Tạo nguồn kinh phí cho Bệnh viện từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã hs, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu) , điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án

HS, KHỐI LƯỢNG PHẾ LIỆU DỰ KIẾN NHẬP KHẨU) , ĐIỆN NĂNG, HOÁ CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN

4.1 Nguyên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của Bệnh viện C

Chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho bệnh nhân nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm thuốc các loại Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện thực hiện đúng theo Danh mục thuốc thiết yếu được ban hành kèm theo thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 và Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013 về việc Ban hành danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh và điều trị, Bệnh việc C Đà Nẵng thường xuyên sử dụng các loại hóa chất chủ yếu thuộc 02 nhóm chính là:

-Nhóm hóa chất xét nghiệm hóa sinh, bao gồm:

+ Hóa chất xét nghiệm hóa sinh miễn dịch;

+ Hóa chất xét nghiệm điện giải;

+ Hóa chất xét nghiệm điện di;

+ Hóa chất xét nghiệm khí máu;

+ Hóa chất kiểm tra chất lượng ngoại kiểm sinh hóa;

- Nhóm hóa chất xét nghiệm huyết học:

+ Hóa chất huyết học: Miễn dịch;

+ Hóa chất kiểm tra chất lượng ngoại kiềm huyết học;

+ Hóa chất huyết học: Truyền máu;

+ Hóa chất huyết học: Đông máu;…

-Nhóm hóa chất khử trùng

-Nhóm hóa chất dùng cho xử lý nước thải: dung dịch Javen 15 lit/ngày đêm, hóa chất sinh học DW97, bổ sung 10lit/tuần

Trong quá trình sử dụng và bảo quản hóa chất, bệnh viện tuân thủ theo quy định của

Bộ Y tế Hóa chất được lưu giữ trong kho có diện tích 28m 2 , phía sau tòa nhà 11 tầng mới được xây dựng Để hóa chất được lưu giữ một cách an toàn, trong kho có hệ thống điều hòa nhằm đảm bảo nhiệt độ trong kho luôn ở nhiệt độ phòng (25 o C) và kết hợp với quạt thông

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 15 gió Ngoài ra, các hộp hay lọ chứa hóa chất được cất giữ tạm thời trong thùng xốp có đá lạnh và một số hóa chất đặc biệt còn được cất giữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp từ 2 – 16 o C trước khi lấy ra khỏi kho để sử dụng

+ Hóa chất xét nghiệm của bệnh viện được Bảo quản và sử dụng hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm trong việc xét nghiệm vi sinh tại bệnh viện được thực hiện đúng quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư 33/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức hoạt động xét nhiệm vi sinh tại bệnh viện

4.2 Vật liệu phụ và hóa chất sử dung cho xử lý nước thải

-Nhóm hóa chất dùng cho xử lý nước thải: dung dịch Javen 15 lit/ngày đêm, hóa chất sinh học DW97, bổ sung 10lit/tuần

Bảng 5 Danh mục hóa chất sử dụng cho xử lý nước thải

TT Hóa chất Đơn vị tính Số lượng

2 Hóa chất DW97 Lít 1,43 42 Xử lý sinh học

3 Clorin Kg 5 150 Xử lý sinh học

4.3 Nguồn cung cấp và nhu cầu điện, nước của Bệnh viện C

4.3.1 Nguồn cung cấp và nhu cầu dùng điện:

Hiện nay, bệnh viện đang sử dụng mạng lưới điện chung của Tổng công ty điện lực miền Trung được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia và do Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng phân phối qua 02 trạm biến áp 1250KVA Ngoài ra còn có 02 máy phát điện dự phòng có công suất 400 KVA và 600KVA, có thể phát điện cho bệnh viện khi sự cung cấp điện của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cho bệnh viện bị gián đoạn

Nhu cầu cấp điện cho hoạt động khám chữa bệnh và thắp sáng của bệnh viện từ 146.640- 181.776 KW/tháng (Xem phần phụ lục hóa đơn tiền điện tháng 12 năm 2022 và tháng 1 năm 2023)

Bảng 6 Nhu cầu sử dụng điện của bệnh viện

Thời gian Hàng tháng Hàng quý Hàng năm

4.3.2 Nguồn cung cấp và nhu cầu dùng nước

Nước được cung cấp từ Công Ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng, đấu nối trên 2 tuyến ống cấp nước chính của thành phố từ đường Quang Trung và đường Hải Phòng qua cỏc đồng hồ, theo cỏc tuyến ống ỉ 114 dẫn về cỏc bể chứa ngầm trung gian dung tớch 70m 3 , 120m 3 và 300m 3 tại các khối nhà chính, sau đó bơm lên Bể nước mái có dung tích 50 đến

150 m 3 để cấp nước cho toàn bệnh viện Lưu lượng và áp lực nước đảm bảo cho bệnh viện hoạt động bình thường ( bản đồ Hiện trạng cấp nước kèm theo phần phụ lục)

Nước cấp được sử dụng với mục đích chủ yếu: thứ nhất là sử dụng cho mục đích sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên, đội ngũ y - bác sĩ của bệnh viện và bệnh nhân cùng người

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 16 nhà đến điều trị; thứ hai là cung cấp cho hoạt động của máy móc và các thiết bị y tế Ngoài ra một phần nước để tưới cây và vệ sinh sân vườn

Với qui mô bệnh viện 800 giường, (theo TCVN4470:2012 – Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế bệnh viện) nhu cầu cấp nước 1m 3 /giường/ ngày; lưu lượng nước cấp tối đa 800m 3 /ngđ

Nhưng thực tế, mức tiêu thụ hiện tại của bệnh viện, trung bình hàng tháng Bệnh viện tiêu thụ từ 9.538 – 10.771 m 3 nước (Xem phần phụ lục hóa đơn nước tháng 10,11,12 năm

Bảng 7 Nhu cầu sử dụng nước thực tế của bệnh viện

Thời gian Hàng tháng Hàng Quý Hàng năm

Nhu cầu nước bình quân hiện trạng khoảng 338m 3 /ngày, bình quân tháng cao nhất 350m 3 /ngày

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 17

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG Đà Nẵng là thành phố ven biển, thuộc vùng duyên hải miền Trung, đường bờ biển dài khoảng 30km Đây là một trong những vùng có tiềm năng du lịch, dịch vụ lớn và trọng điểm không chỉ của vùng mà còn là của cả nước, không chỉ đối với du khách Việt Nam mà cả đối với du khách quốc tế

Thành phố Đà nẵng có vai trò rất quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung độ của cả nước, nằm trên trục giao thông quốc gia Bắc Nam và trục hành lang kinh tế thương mại quốc tế Đông Tây, nơi giao thoa của các điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội của hai miền Nam Bắc Với vị trí quan trọng của vùng; thành phố Đà Nẵng đang từng bước phấn đấu xây dựng và phát triển toàn diện để giữ vai trò xứng đáng là cửa ngõ tuyến hành lang kinh tế thương mại Đông Tây

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Đà Nẵng là thành phố ven biển, thuộc vùng duyên hải miền Trung, đường bờ biển dài khoảng 30km Đây là một trong những vùng có tiềm năng du lịch, dịch vụ lớn và trọng điểm không chỉ của vùng mà còn là của cả nước, không chỉ đối với du khách Việt Nam mà cả đối với du khách quốc tế

Thành phố Đà nẵng có vai trò rất quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung độ của cả nước, nằm trên trục giao thông quốc gia Bắc Nam và trục hành lang kinh tế thương mại quốc tế Đông Tây, nơi giao thoa của các điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội của hai miền Nam Bắc Với vị trí quan trọng của vùng; thành phố Đà Nẵng đang từng bước phấn đấu xây dựng và phát triển toàn diện để giữ vai trò xứng đáng là cửa ngõ tuyến hành lang kinh tế thương mại Đông Tây

Bệnh viện C Đà Nẵng ngày nay, là đơn vị duy nhất còn lại của Ban dân y Khu Trung trung bộ (Khu 5 cũ) và các Bệnh viện 1, Bệnh viện 2, Khu ủy khu 5 Tháng 3 năm 1975, ngay sau ngày giải phóng, Ban Dân y Khu 5, Bệnh viện 1, Bệnh viện 2 từ chiến khu về cùng với các nhân viên y tế còn ở lại tiếp quản trọn vẹn và toàn bộ Bệnh viện Việt Đức Đà Nẵng (do hội MALTERSER CHLB Đức xây dựng năm 1968) vốn là một bệnh viện dã chiến chủ yếu là điều trị ngoại khoa nằm trên khu đất rộng hơn 5 héc-ta giữa thành phố Đà Nẵng Thường vụ khu ủy 5 quyết định lấy Bệnh viện Việt Đức Đà Nẵng làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ Khu 5, đặt tên là Bệnh viện C Ngày 26-5-1976, Bộ trưởng Bộ Y tế , bác sĩ

Vũ Văn Cẩn, ký quyết định 515- QĐ/BYT thành lập bệnh viện phục vụ sức khỏe cán bộ khu Trung Trung bộ (cũ) trên cơ sở toàn bộ cơ sở Bệnh viện Việt Đức vừa được tiếp quản, vẫn giữ nguyên tên Bệnh viên C Đà Nẵng Từ đó đến nay, Bệnh viện C Đà Nẵng trực thuộc Bộ

Y tế, có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung cao các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên Sau đó được giao thêm nhiệm vụ Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II tại Đà Nẵng

Căn cứ bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 10971/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của Chủ tịch UBND Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Bệnh viện C Đà Nẵng phù hợp với qui hoach chung thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Căn cứ bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 10971/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của Chủ tịch UBND Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Bệnh viện C Đà Nẵng phù hợp với qui hoach chung thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 18 duyệt Điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

Trong quá trình Bệnh viện C hoạt động, cũng sẽ gây nên những tác động ô nhiễm môi trường từ hoạt động khám chữa bệnh, trong đó chủ yếu phát sinh là ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và chất thải y tế Đối với môi trường không khí, do Bệnh viện được qui hoạch cách ly với khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Về nước thải y tế phát sinh của Bệnh viện được thu gom và xử lý đạt cột B – QCVN28:2010/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của thành phố và chuyển về Trạm xử lý nước thải tập trung Phú Lộc tiếp tục xử lý đạt cột A – QCVN40:2011/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải ra sông Phú Lộc

Nguồn tiếp nhận nước thải của Trạm xử lý nước thải tập trung Phú Lộc là sông Phú Lộc, phù hợp với Quyết định số 40/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Do đó hoạt động của Bệnh viện không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của môi trường khu vực.

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa cả Bệnh viện được tách riêng với hệ thống thu gom nước thải Nước mưa từ mái nhà được thoát xuống hệ thống mương bao quanh các khu nhà, sau đó thoát ra hệ thống cống dọc theo 2 phía tường rào rồi thoát ra cống thoát nước trên đường Quang Trung Nước mưa sân vườn được thu trực tiếp vào hệ thống cống dọc theo 2 phía tường rào Hệ thống cống thoát nước mưa dùng cống hộp mặt cắt chữ nhật, có kích thước B@0-600mm; H@0-1000mm, có độ dốc 0,5%, kết cấu chủ yếu của cống là thành và đáy cống bằng bê tông đá 2x4 M150, đệm đáy lớp đá 4x6 dày 100, nắp cống BTCT đá 1x2 M200, đan cống có lỗ để thoát nước mặt, hố ga bê tông cốt thép kich thước: 800x800xH và 1000x1000xH; chiều dài cống thoát các loại khoảng 1200m

(Bản vẽ Hiện trạng thoát nước mặt – phần phụ lục),

Hình 4 Hình ảnh các tuyến cống thoát nước mưa

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 20

Hình 5 Mặt bằng thoát nước mưa hiện trạng của bệnh viện

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

Toàn bộ Bệnh viện có tuyến ống thu gom nước thải nước thải riêng với tuyến thoát nước mưa

* Nguồn phát sinh: Đây là lượng nước thải phát sinh do nhu cầu sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong Bệnh viện của cán bộ nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và hoạt động khám chữa bệnh Lượng nước này phát sinh phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cán bộ nhân viên trong Bệnh viện, số giường bệnh, số lượng người đến khám và điều trị,…

- Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn (được minh họa hình 2.1) được bố trí dưới mỗi tòa nhà; nước thải nhà bếp được lọc qua song chắn rác và bể tách dầu mỡ, nước thải khu giặt là được xử lý sơ bộ bằng bể lắng lọc (có dung tích 10m 3 ) để xử lý sơ bộ chất tẩy rửa bề mặt trước khi đưa vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung

- Nước thải nhiễm hóa chất từ các khoa xét nghiệm, lâm sàn, phẩu thuật được thu gom vào các la-bô đặc chủng và xô nhựa lưu giữ trong kho chất thải lây nhiễm, sau đó bàn giao cho đơn vị đã ký kết hợp đồng đưa đi xử lý

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 21

1.2.1 Công trình thu gom nước thải:

Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải của Bệnh viện C Đà Nẵng như sau:

Hình 6 Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải của Bệnh viện C Đà Nẵng

1.2.1.1 Thông số thiết kế hệ thống thu gom

1.2.1.2 Vị trí tuyến ống thu gom

+ Căn cứ vào bản vẽ hiện trạng thoát nước thải của bệnh viện, tất cả nước thải bệnh viện được thu gom và tách hoàn toàn ra khỏi tuyến thoát nước mưa

+ Nước thải của bệnh viện gồm: Nước thải từ bồn cầu, bồn tiểu; nước thải tắm, sinh hoạt, vệ sinh sàn; nước thải từ nhà bếp; nước thải giặt; nước thải nhiễm hóa chất phòng thí nghiệm và phẩu thuật Mỗi loại nước thải được thu gom riêng, xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào tuyến thu gom chung toàn bệnh viện

+ Nước thải từ bồn cầu, bồn tiểu tại mỗi khối nhà, từ các tầng theo tuyến ống D114PVC - D140PVC về các bể tự hoại được xây dựng tại mỗi khối nhà Toàn bộ bệnh

Nước thải từ bồn cầu & bồn

Hệ thống tuyến ống thu gom, bể gom trạm bơm

Bể tách mỡ Nước thải bệnh viện; Lưu lượng: 350 m 3 /ngđ

02 hệ thống xử ý nước thải công suất: 450m3/ngđ và

Nước thải sau xử lý đạt cột B – QCVN 28:2010/BTNMT Đấu nối vào tuyến cống thoát nước đường Quang Trung

Nước thải Nhiễm hóa chất, phẩu thuật

Thu gom xử lý – chất thải y tế lây nhiễm

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 22 viện có 14 bể tự hoại 3 ngăn, kết cấu bê tông cốt theo có kích thước: 5x3x2m và 3x2x1,5m Sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự hoại sẽ được kết nối vào tuyến thu gom chung D200PVC

+ Nước thải tắm, rửa và vệ sinh được theo tuyến ống D114PVC và đấu nối vào tuyến thu gom chung D200PVC

+ Nước thải từ nhà bếp: theo tuyến D114PVC đấu nối vào bể tách mỡ, nước thải sau khi tách mỡ đấu vào tuyến thu gom chung D200

+ Nước thải giặt, được xử lý sơ bộ và đấu vào tuyến thoát nước thải chung

Riêng nước thải nhiễm hóa chất phòng thí nghiệm và nước thải phẩu thuật, thu gom vào các thùng riêng và đưa đi xử lý như chất thải y tế lây nhiễm

Tuyến thu gom nước thải chung của bệnh viện là tuyến các ống PVC có kích thước D200 -D250, có độ dốc 0,5% , tuyến ống được kết nối bằng các hồ ga kín 500x500 xH, toàn bộ nước thải được thu gom về trạm bơm ngầm có thể tích 50m3, trước khi bơm phân phối về 02 hệ thống xử lý

+ Tổng chiều dài tuyến thu gom nước thải khoảng 850m, ống D200-D250, PVC PN8; 30 hồ ga 500x500 x H ( 500-800)mm, kết cấu hố ga đáy bê tông M200, thành gạch thẻ vữa M75, tô trát vữa M75, đan hố ga bê tông cốt thép

+ Trạm bơm ngầm có kich thước 4x6x2m đáy, thành, nắp kín bê tông cốt thép M250 có phụ gia chống thấm

Hình 7 Mặt bằng hiện trạng thu gom nước thải

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 23

1.2.2 Công trình thoát nước thải và điểm xả nước thải sau xử lý:

Toàn bộ nước thải của Bệnh viện được thu gom theo hệ thống thu gom riêng bằng ống PVC từ D200mm đến D250mm quanh các khối nhà trong bệnh viện và gom về trạm bơm nước thải để bơm về 02 trạm xử lý nước thải với công suất 450m 3 /ngđ và công suất 350m 3 /ngđ; nước thải sau xử lý đạt cột B – QCVN 28/2010/BTNMT – Qui chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải Y tế

Nước thải sau khi xử lý tại mỗi trạm sẽ theo 02 tuyến ống PVC D200mm từ Trạm xử lý dọc theo tường rào và đấu nối vào Hố ga mương thoát nước dọc đường Quang Trung tại 02 điểm, theo Giấy phép Đấu Nối Thoát Nước số 21/GPĐNTN-SXD ngày 25/6/2014 do

Sở Xây Dựng thành phố Đà Nẵng cấp (Giấy phép đấu nối thoát nước kèm theo phần phụ lục) Điểm đấu tại vị trí 1: Từ hố ga nội bộ của nước thải sau xử lý đấu nối vào Hố ga thoát nước dọc đường Quang Trung, khẩu độ đấu nối D250 (ống PVC), cao độ đáy cống đấu nối -0,77 Điểm đấu tại vị trí 2: Từ hố ga đầu ra nước thải theo ống D200 (PVC) chạy dọc theo mương khẩu độ B800 ( mương xây gạch đậy đan) đấu nối vào Hố Ga mương thoát nước dọc đường Quang Trung cao độ đáy cống đấu nối -0,8 ( kèm theo văn bản số 3670/BTNMT- TCMT – Kết quả các công trình bảo vệ môi trường của Bệnh viện C Đà Nẵng và văn bản số 866/BC-BVC-QLDA ngày 30/8/2019

Với kết cấu các hố ga dọc đường Quang Trung có kết cấu bê tông cốt thép, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đối với điểm xả

Với nước thải sau xử lý của cơ sở đạt cột B – QCVN 28/2010/BTNMT, được đấu vào Hố ga tiếp nhận trên đường Quang Trung và tiếp tục chuyển về Trạm xử lý nước thải tập trung Phú Lộc với công suất 105.000m 3 / ngày đêm để xử lý đạt cột A - QCVN 40/2011/BTNMT trước khi đổ vào Sông Phú Lộc, phù hợp với Quyết định số 40/2020/QĐ- UBND ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trạm nước thải Phú Lộc đã được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp Giấy phép Xả nước thải vào nguồn nước số 210/GP-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2021

- Địa giới hành chính: Số 122 đường Quang Trung, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 24

Hình 8 Mặt bằng hiện trạng đấu nối nước thải

1.3.1 Các hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng hoàn thiện tại bệnh viện

Hiện tại bệnh viện C có 02 hệ thống xử lý nước thải, tổng công suất 02 hệ thống 800m 3 / ngày đêm:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Công trình thu gom khí thải trước khi xử lý:

* Nguồn phát sinh và giải pháp thu gom;

Nguồn tác động đến môi trường không khí của bệnh viện chủ yếu là do mùi phát sinh do phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt tại khu tập kết CTR; hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải từ máy phát điện dự phòng, khí thải từ điều hòa, máy lạnh,…

+ Rác thải y tế thông thường ( chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt) được tập kết nơi qui định trong khuôn viên bệnh viện, cách xa khu lưu trú và khám bệnh nhân; được thu gom chứa vào các thùng chứa rác tiêu chuẩn 140 lít, 240 lít có nắp đậy và được thu gom đi xử lý hằng ngày nên phát sinh mùi rất ít

Tập kết trước nhà chứa trước giờ thu gom Nhà chưa rác y tế thông thường

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 38

Các vị trí tập kết rác tạm mới thu gom tại các Khu nhà trong bệnh viện

Hình 11 Tập kết rác thải y tế thông thường

+ Hệ thống XLNT và các bể tự hoại, tuyến ống thu gom nước thải được xây kín Mùi phát sinh từ bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải theo các tuyến ống thoát PVC D114 lên trên mái mỗi tòa nhà

+ Bệnh viện cũng đã hợp đồng với đơn vị chuyên thu gom, vệ sinh thường xuyên, do đó không làm phát sinh mùi bên trong bệnh viện

* Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:

- Khống chế khí thoát ra từ máy điều hòa, máy lạnh:

+ Có hệ thống hút khí thải riêng lẻ để đảm bảo cho sự trao đổi không khí được duy trì theo các tiêu chuẩn về thông gió, nhằm đảm bảo thống thoáng cho tất cả các khu vực;

+ Hệ thống giải nhiệt cho điều hòa trung tâm cho các khối nhà được bố trí thông thoáng, thông gió tốt, cách xa khu vực bệnh nhân hoặc bố trí trên mái các tòa nhà

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 39

Hình 12 Dàn giải nhiệt cho hệ thống điều hòa

- Giảm thiểu khí thải từ 02 máy phát điện dự phòng: Bệnh viện lắp đặt 02 máy phát điện dự phòng công suất 400KVA và 600KVA sử dung nhiên liệu dầu DO

+ Vị trí lắp đặt xa nơi khám, chữa bệnh, có vỏ cách âm, chống rung, ống khói được lắp đặt cao hơn trạm máy phát khoảng 2m Máy phát điện dự phòng hoạt động ít nên khả năng gây ồn cũng như phát sinh khí thải là không đáng kể

Hình 13 Máy phát điện dự phòng 400KVA và 600KVA 2.2 Công trình xử lý bụi, khí thải:

Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường

Hiện tại, Bệnh viện triển khai việc phân loại, thu gom, quản lý chất thải y tế trong bệnh viện theo đúng Quy trình được ban hành kèm theo tại Quyết định số 667/QĐ-BVC ngày 28/4/2022, triển khai việc thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 20/2021/TT- BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Trưởng Bộ Y tế Quy định về quản lý chất thải y tế trong bệnh viện ( kèm theo phần phụ lục)

+ Thể hiện rõ qui trình hướng dẫn thực hiện, có:

+ Bảng hướng dẫn phân loại chất thải y tế

+ Sơ đồ vận chuyển chất thải y tế trong khuôn viên Bệnh viện

+ Hồ sơ lưu theo đúng biểu mẫu qui định gồm: Sổ giao nhận chất thải y tê; Biên bản bán chất thải tái chế; Chứng từ chất thải nguy hại

Bảng hướng dẫn phân loại rác thải y tế trong bệnh viện – bảng hướng dẫn được để tại nhưng nơi bố trí các thùng chứa rác

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 40

Hình 14 Bảng hướng dẫn phân loại chất thải tại bệnh viện

3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường:

+ Tại bệnh viện thành phần chất thải rắn thông thường được phân loại, thu gom, lưu trữ theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT, trong đó bao gồm cả phần chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số

01 ban hành kèm theo Thông tư này

+ Hiện tại mỗi tháng lượng chất thải rắn thông thường bệnh viện phát sinh khoảng 90m 3 /tháng

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 41

+ Chất thải rắn thông thường được phân loại theo đúng bảng hướng dẫn tại mỗi phòng, khoa trong bệnh viện Tại mỗi vị trí được bố trí 1 thùng màu xanh loại 10 lít, có ghi chú cụ thể để mọi người trong bệnh viện thực hiện

Hình 15 Các thùng chứa rác thải

Tần suất thu gom rác bên trong bệnh viện 2 lần trong ngày, tập kết về nơi qui đinh Chất thải rắn thông thường sẽ được gom về các thùng chứa 120 lít và 240lit, có nắp đậy tại nhà lưu giữ chất thải rắn thông thường có kích thước DxRxC = 3,3x3,2x4m ( hơn khoảng 10,56m 2 Nhà lưu giữ có kết cấu trụ dầm bê tông, tường xây gạch, ốp gạch men cao 2m, mái khung thép lợp tôn, cửa kín, nền bê tông chống thấm, có miêng thu nước rửa về tuyến gom nước thải

Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Đà Nẵng, thu gom và xử lý với tần suất ngày 1 lần theo hợp đồng số 15/2023/YTSH/HĐKT ngày 1/1/2023

Hình 16 Sơ đồ thu gom chất thải rắn thông thường của bệnh viện

CTR thông thường đã được phần loại

Thùng chứa CTR thông thường 100lit

Tập kết về nhà lưu giữ

Xe chuyên dùng của Công ty CP Môi trường thu gom đi xử lý

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 42

Hình 17 Nhà chứa rác thải thông thường

+ 01 khu lưu trữ chất thải tái chế khoảng 15m 2 , chứa toàn bộ chất thải rắn được tái chế đã phân loại theo đúng qui định gồm: vật liệu giấy, vật liệu nhựa chai dịch chuyền, can nhựa, nhựa các loại ( không chứa các yếu tố lây nhiễm, đặc tính nguy hại) Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Nguyễn Đức Hường, thu mua, vận chuyển với tần suất 1lần/ tháng theo hợp đồng số 10/2022/YTTC/HĐKT ngày 10/3/2022 ( kèm theo phần phụ lục)

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 43

Hình 18 Kho chứa chất thải tái chế

4 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Tương tự chất thải thông thường, Bệnh viện triển khai việc phân loại, thu gom, quản lý chất thải y tế trong bệnh viện theo đúng Quy trình được ban hành kèm theo tại Quyết định số 667/QĐ-BVC ngày 28/4/2022, triển khai việc thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Trưởng Bộ Y tế Quy định về quản lý chất thải y tế trong bệnh viện ( kèm theo phần phụ lục) Thể hiện rõ qui trình hướng dẫn thực hiện, Bảng hướng dẫn phân loại chất thải y tế; Sơ đồ vận chuyển chất thải y tế trong khuôn viên Bệnh viện; Hồ sơ lưu theo đúng biểu mẫu qui định gồm: Sổ giao nhận chất thải y tế; Biên bản bán chất thải tái chế; Chứng từ chất thải nguy hại Bảng hướng dẫn phân loại rác thải y tế trong bệnh viện – bảng hướng dẫn được bố trí tại nhưng nơi đặt các thùng chứa rác Chất thải nguy hại trong bệnh viện gồm:

Phân loại chất thải lây nhiễm:

+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng; + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng; + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng; + Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; + Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín Đối với chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ phòng thí nghiệm như nuôi cấy vi sinh sẽ xử lý sơ bộ bằng hấp hơi nước trước khi phân vào túi đựng

Phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm:

+ Chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp Sử dụng chung bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với các chất thải nguy hại có cùng tính chất; Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen; Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa

+ Bệnh viện đã có sổ đăng ký Chủ nguồn chất thải nguy hại có mã số 48.000023T do

Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Đà Nẵng cấp ngày 22/10/2008 ( kèm theo phần phụ lục)

4.1 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Bệnh viện

Theo chứng từ chất thải nguy hại của Bệnh viện năm 2022, khối lượng chất thải nguy hại tại bệnh viện phát sinh

Bảng 14 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của bệnh viện

Tên, mã CTNH/khối lượng phát sinh (kg)/ tháng

Chất thải lây nhiễm (gồm cả chất thải sắc nhọn) (Mã 13 01 01)

Chất thải nguy hại không lây nhiễm (Mã:

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tháng thấp nhất khoảng: 1.515 kg

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tháng cao nhất khoảng: 7.156 kg

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tháng trung bình khoảng: 3.260 kg

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 1 năm khoảng: 39.120 kg

4.2 Công trình thu gom, lưu trữ chất thải nguy hại phát sinh tại Bệnh viện

+ Chất thải nguy hại được quản lý đúng qui định có Sổ giao nhận chất thải y tế, Chứng từ chất thải nguy hại

+ Mỗi loại chất thải y tế lây nhiễm được thu gom riêng, vào các bao bì, thùng chứa có mã, màu, biểu tượng tương ứng với loại chất thải thu gom; đối với các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao chưa được xử lý sơ bộ được bỏ vào lớp túi thứ 2 trước khi bỏ vào thùng chứa chất thải lây nhiễm có dán nhãn “ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao “

+ Tần suất thu gom trong bệnh viện 2 lần/ ngày và khi cần thiết; Lộ trình thu gom, vận chuyển CTYT theo đúng sơ đồ đã qui định ( kèm theo phần phụ lục)

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 45

+ Tại mỗi khoa, phòng bệnh đều có bố trí các thùng chứa, bao bì có màu, biểu tượng và có dán nhãn; tất cả các loại chất thải được phân loại ngay tại khoa phòng bệnh nhân

Hình 19 Các thùng chứa chất thải tại các khoa phòng

* Đối với chất thải y tế lây nhiễm: Thùng màu vàng, túi màu vàng để thu gom Dung tích các thùng từ 10lít, 20lít, 120 lít đến 240 lít Bên ngoài thùng có ghi nhãn, còn có ghi vạch bỏo mức ắ thựng và ghi dũng chữ khụng được đựng quỏ vạch này

Nhà lưu giữ chất thải y tế lây nhiễm có kích thước DxRxC = 3,3x3,2x4m (khoảng 10,56m 2 Nhà lưu giữ có kết cấu trụ dầm bê tong, tường xây gạch, ốp gạch men cao 2m, mái khung thép lợp tôn, cửa kín, nền bê tông chống thấm, có miệng thu nước rửa về tuyến gom nước thải Nhà lưu giữ được lắp 01 máy điều hòa để bảo quản chất thải y tế lây nhiễm trong thời gian lưu giữ

Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với tần suất 2 ngày/1 lần theo hợp đồng số 01/2023/YTNH/HĐKT ngày 20/12/2022

Chủ Cơ sở: Bệnh viện C Đà Nẵng 46

Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh trung bình trong 01 tháng tại cơ sở:

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

1 Chất thải có chứa tác nhân gây nhiễm

2 Hóa chất thải bao gồm hoặc chứa các thành phần nguy hại

3 Các loại dược phẩm gây đọc tế bào

4 Chất hàn răng almagam Rắn 0,1 13 01 04

Hình 20 Sơ đồ thu gom chất thải rắn thông thường của bệnh viện

+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm: Được lưu trữ riêng

Nhà lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm có kích thước DxRxC = 3,3x3,2x4m (khoảng 10,56m 2 ) Nhà lưu giữ có kết cấu trụ dầm bê tông, tường xây gạch, ốp gạch men cao 2m, mái khung thép lợp tôn, cửa kín, nền bê tông chống thấm, có miệng thu nước rửa về tuyến gom nước thải

CT y tế lây nhiễm đã được phân loại

CT y tế lây nhiễm 10 lít,

Tập kết về nhà lưu giữ

Xe chuyên dùng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh thu gom, vận chuyển, xử lý

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ( nếu có)

Nhà lưu giữ chất thải y tế lây nhiễm Nhà lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm Hình 21 Nhà lưu giữ chất thải y tế lây nhiễm và nguy hại không lây nhiễm

5 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG ( NẾU CÓ) 5.1 Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung tại Bệnh viện

+ Tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ phương tiện giao thông ra vào bệnh viện như xe mô tô, xe đưa đón bệnh nhân, xe nhân viên Để giảm thiểu, bệnh viện bố trí phân luồn nhà để xe cho bệnh nhân đến khám bệnh định kỳ, người nhà, khách và học sinh thực tập riêng, trước khi vào gởi xe đều phải tắt máy Xe cá nhân của nhân viên bệnh viện được đi cổng đường Quang Trung và để khu vực để xe riêng Tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện

+ Tiếng ồn và độ rung gây ra do máy phát điện dự phòng, hệ thống giải nhiệt…; Máy phát điện được bố trí khu vực riêng xa khu bệnh nhân điều trị, chỉ hoạt động trong thời gian mất điện, máy phát điện lắp trong nhà có bao che và máy có vỏ giảm âm do đó khi hoạt động đảm bảo yêu cầu qui định tại QCVN 26: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn đối với khu vực bệnh viện từ 6-21h

Ngày đăng: 24/02/2024, 08:19