Phạm vi đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của việc triển khai thực hiện Dự án Hạ tầng khu dân
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
1 Xuất xứ dự án 1
1.1 Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án (mới, mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ hoặc dự án loại khác) 1
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 2
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 2
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3
2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 3
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 6
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 6
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 6
3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án 6
3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập ĐTM 7
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 9
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 10
5.1 Thông tin về dự án 10
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: 11
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án: 11
5.4 Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án 19
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 20
Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 20
1 Thông tin về dự án 21
1.1 Thông tin tên, chủ dự án, tiến độ thực hiện dự án 21
Trang 41.1.1 Tên dự án 21
1.1.2 Chủ dự án 21
1.1.3 Vị trí địa lý 21
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 23
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 25
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 25
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 26
1.2.1 Các hạng mục công trình của dự án 26
1.2.2 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 31
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 35
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 38
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 38
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 43
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 47
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 47
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực dự án 47
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 47
2.1.1.2 Đặc điểm địa chất công trình 47
2.1.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn 47
2.1.1.4 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 48
2.1.1.5 Điều kiện về thủy văn 53
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án 53
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 55
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 55
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 60
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 61
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 62
Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 63
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 63
Trang 53.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 63
3.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn xây dựng có liên quan đến chất thải 63
3.1.1.2 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn xây dựng không liên quan đến chất thải 79
3.1.1.3 Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 87
3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 89
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 101
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 101
3.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 114
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 125
3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và dự toán chi phí cho các công trình bảo vệ môi trường 125
3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 126
3.3.3 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác 126
3.3.4 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 127
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 127
Chương 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 130
Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 131
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 131
5.2 Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án 136
5.3 Kinh phí cho công tác quan trắc, giám sát môi trường 136
Chương 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 137
6.1 Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 137
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, CAM KẾT 138
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 142
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 1 Tọa độ ranh giới của Dự án 22
Bảng 1 2: Tổng hợp khối lượng san nền 28
Bảng 1 3 Bảng tính toán nhu cầu dùng nước 28
Bảng 1 4 Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống cấp nước 30
Bảng 1 5 Công suất yêu cầu cấp điện được tính toán như sau 30
Bảng 1 6 Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thoát nước mưa 32
Bảng 1 7 Tổng hợp khối lượng hệ thống thoát nước thải 33
Bảng 1 8 Nguyên vật liệu chính phục vụ thi công 35
Bảng 1 9 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong thời gian thi công 37
Bảng 1 10 Nguyên vật liệu chính phục vụ hoạt động của dự án (trạm XLNT) 37
Bảng 1 11 Tiến độ thực hiện dự án 43
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 49
Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 49
Bảng 2 3 Số giờ nắng các tháng trong năm 50
Bảng 2.4 Đặc trung gió trung bình nhiều năm 50
Bảng 2.5 Tốc độ gió trung bình tháng và năm 50
Bảng 2.6 Lượng mưa trung bình tháng trong năm 51
Bảng 2.7 Tổng lựng nước bốc hơi tháng trong năm 51
Bảng 2.8 Tỷ lệ số ngày dông sét trong năm 51
Bảng 2.9 Các hiện tượng thời tiết bất thường khu vực dự án 52
Bảng 2.10 Vị trí lấy mẫu môi trường không khí xung quanh 56
Bảng 2 11 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 56
Bảng 2.12 Vị trí lấy mẫu môi trường nước mặt 57
Bảng 2.13 Kết quả phân tích môi trường nước mặt 57
Bảng 2 14 Vị trí lấy mẫu môi trường nước ngầm 58
Bảng 2.15 Kết quả phân tích môi trường nước ngầm 59
Bảng 2 16 Vị trí lấy mẫu đất 60
Bảng 2 17 Kết quả phân tích thành phần chất lượng môi trường đất 60
Bảng 3 1 Nồng độ bụi trong quá trình thi công các hạng mục công trình 65
Bảng 3 2 Ước tính tải lượng bụi phát sinh tren đường vận chuyển đất san nền 65
Bảng 3 3 Hệ số phát thải đối với nguồn thải di động đặc trưng (kg/1000km) 66
Bảng 3 4 Tải lượng phát thải do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công 66
Bảng 3 5 Nồng độ các chất ô nhiễm do vận chuyển chất thải và nguyên vật liệu thi công công trình 67
Bảng 3 6 Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) của các thiết bị thi công 68
Trang 7Bảng 3 7 Nồng độ chất ô nhiễm do máy móc trong quá trình thi công 68
Bảng 3 8 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 69
Bảng 3 9 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 72
Bảng 3 10 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt 73
Bảng 3 12 Tiếng ồn phát sinh do một số máy móc, phương tiện trong quá trình xây dựng ở khoảng cách 1,5m 81
Bảng 3 13 Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách (dBA) 82
Bảng 3 14 Mức ồn tổng do các phương tiện thi công gây ra (dBA) 83
Bảng 3 15 Mức rung của các phương tiện thi công trong giai đoạn thi công xây dựng 84
Bảng 3 16 Mức rung của các phương tiện thi công theo khoảng cách (dB) 85
Bảng 3 17 Hệ số ô nhiễm từ xe hơi và xe máy 102
Bảng 3 18 Tải lượng ô nhiễm từ xe hơi và xe máy 102
Bảng 3 19 Nồng độ ô nhiễm từ xe hơi và xe máy 102
Bảng 3 20 Thành phần và tính chất NTSH (Chưa áp dụng biện pháp xử lý) 105
Bảng 3 21 Dự báo thành phần rác thải phát sinh khi Dự án hoạt động ổn định 107
Bảng 3 22 Độ ồn từ các phương tiện, máy móc, thiết bị tại khoảng cách 1,5m 109
Bảng 3 23 Mức ồn từ các hoạt động của dự án trong giai đoạn vận hành 110
Bảng 3 29 Kinh phí dự phòng cho hoạt động bảo vệ môi trường 125
Bảng 5 1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 132
Bảng 5 2 Vị trí giám sát nước thải giai đoạn vận hành ổn định 136
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1 1 Bình đồ khảo sát khu vực dự án 23
Hình 1 2 Sơ đồ quản lý và tổ chức thi công tại công trường 45
Hình 3 1 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 116
Hình 3 2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 117
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Thành phố Sông Công là đô thị công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên Thành phố Sông Công là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thái Nguyên Với trị trí cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, cách sân bay quốc
tế Nội Bài 45km, thành phố Sông Công là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, đầu mối giao thông và giao lưu phát triển kinh tế giữa thủ đô Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên
và các tỉnh vùng núi phía Bắc, thành phố Sông Công nằm trong vùng thủ đô Hà Nội có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng chung cho toàn vùng, đặc biệt là của tuyến hành lang kinh tế Hà Nội – Thái Nguyên - Bắc Kạn – Cao Bằng
Quy hoạch chung thành phố Sông Công được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 9/7/2019 và điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Sông Công tại Quyết định số 583/QĐ-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên là cơ sở để thành phố thu hút và huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch được duyệt
Đến nay, tiếp tục để cụ thể hóa Quy hoạch chung thành phố Sông Công, việc lập các đồ quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị làm cơ sở để xây dựng các khu dân cư trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tăng đất ở và hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị thành phố HĐND thành phố Sông Công đã có Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 19/10/2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hạ Tầng Khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè Vì vậy việc lập Quy hoạch chi tiết Khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè thành phố Sông Công là hết sức cần thiết
Theo Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 14/11/2022 về phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư số 3, phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công, khu dân cư được quy hoạch đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích khoảng 66.014 m2 (6,6
ha, 1000 dân) Tuy nhiên do hạn chế về kinh phí đầu tư nên dự án Hạ tầng Khu dân cư
số 3, phường Mỏ Chè được lập với quy mô m2 (4,8 ha, 900 dân), một số hạng mục theo quy hoạch 1/500 sẽ được triển khai trong thời gian tới gồm: Các khu đất cây xanh cảnh quan, đất cây xanh cách ly; Các khu đất ở mới, đất ở hiện trạng giữ lại, đất ở xã hội, công cộng, giáo dục, đất hạ tầng ký thuật như hệ thống đường giao thông, cây xanh, cấp thoát nước, điện – chếu sáng
Dự án Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè thuộc phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công có vị trí thuận lợi cho đời sống của người dân, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo lợi ích cho các hộ dân một cách tốt nhất, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh tạo động lực cho việc phát triển kinh tế
Trang 11xã hội của phường Mỏ Chè nói riêng và toàn thành phố Sông Công nói chung, cũng như góp phần giải quyết bài toán về sử dụng đất cho nhân dân địa phương cùng đồng hành và phát triển Dự án sau khi hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị, tăng thêm quỹ đất ở cho người dân
Dự án Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè là một khu ở mới kết hợp hài hòa với các khu ở hiện hữu xung quanh và các chức năng công cộng, được quy hoạch đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật Các hạng mục triển khai của dự án gồm: san nền, hệ thống giao thông; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống cấp nước, cấp điện; hệ thống thoát nước mặt, hệ thống thoát và xử lý nước thải
Dự án có tổng diện tích đất khoảng 4,8 ha trong đó có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là 2,2 ha Căn cứ điểm b, khoản 1 điều 30 và điểm đ, khoản
4, điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 và theo quy định tại mục số 6, phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ đối với dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai, như vậy Dự án thuộc nhóm II và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Theo khoản 3, điều 35 của Luật này, Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND cấp tỉnh
Đây là dự án được đầu tư xây dựng mới hạ tầng khu dân cư
Phạm vi đánh giá tác động môi trường:
Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của việc triển khai thực hiện Dự án Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè với quy mô diện tích 47.991,94m2, đáp ứng nhu cầu nhà ở khoảng
900 người, gồm các hoạt động: giai đoạn chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư; khi khu dân cư đi vào hoạt động
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự
án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
Uỷ ban Nhân dân thành phố Sông Công
Địa chỉ: đường Cách Mạng Tháng 8, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
* Mối quan hệ của dự án với quy hoạch
Dự án phù hợp với quy hoạch Quy hoạch chung thành phố Sông Công được
Trang 12UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 9/7/2019
và điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Sông Công tại Quyết định số 583/QĐ-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên là cơ sở để thành phố thu hút và huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị theo quy hoạch được duyệt Dự án được triển khai góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sông Công và làm cơ sở cho công tác quản lý và xây dựng đô thị trước tình hình thực tế hiện nay khó quản lý trong quá trình xây dựng tự phát của nhân dân
Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Sông Công về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu dân cư
số 3, phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công
* Mối quan hệ của dự án với các dự án khác
Trong các năm 2019 đến 2021, rất nhiều các dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật
đô thị trên địa bàn thành phố được triển khai, với đa dạng các nguồn vốn: ngân sách, vốn ngoài ngân sách, vốn của các nhà đầu tư Nhiều dự án trọng điểm, từ giao thông, cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, rác thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang… đã và đang được triển khai thực hiện đồng bộ, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị, từng bước tạo diện mạo mới cho đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
* Mối quan hệ của dự án với quy hoạch sử dụng đất thành phố Sông Công
Dự án Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè là khu dân cư được quy hoạch đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị, với đầy đủ chức năng sử dụng đất như nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ, công viên cây xanh mặt nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác nhằm mục tiêu hình thành một khu dân cư có chất lượng cao, phát triển đô thị trong tương lai Phù hợp với Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 14/11/2022 của UBND thành phố Sông Công về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công với diện tích 4,8ha
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
- Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;
Trang 13- Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13 thang 11 năm 2008;
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17 thang 06 năm 2009;
- Luật Điện lực số 03/VBHN-VPQH được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 thang 06 năm 2018;
- Nghị định 72/2012/NĐ-CP ngày 14/01/2022 Của Chính phủ quy định chi tiết
về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
Trang 14- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
* Các thông tư, quyết định
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết ban hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ
về thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 10/3/2017 của Bộ Xây dựng về quản lý chất thải rắn xây dựng
- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 6/2/2018 của Bộ Xây dựng quy định về BVMT trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo các công tác BVMT ngành xây dựng
- Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 22/06/2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025
- Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 28/06/2021 ban hành quy định về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bản tỉnh Thái Nguyên
* Các quy chuẩn, tiêu chuẩn
Trong báo cáo ĐTM này, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường, xây dựng được áp dụng:
Trong báo cáo ĐTM này, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường, xây dựng được áp dụng:
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về giới hạn của một số kim loại nặng trong đất
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nồng độ một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn về ngưỡng chất thải nguy hại
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
Trang 15- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 19/10/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Sông Công về chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng Khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè
- Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 14/11/2022 của UBND thành phố Sông Công về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu dân cư số 3, phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong
5 Kết quả phân tích mẫu môi trường nền khu vực dự án
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án
Báo cáo ĐTM của Dự án Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè được thực hiện bởi chủ dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sông Công và đơn
vị tư vấn là Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dựng Việt Xanh theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Các thông tin liên quan về cơ quan tư vấn như sau:
Chủ dự án : Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sông Công
Đại diện : Ông Trần Quang Hải
Địa chỉ : Số 2, đường Trần Phú, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Trang 16Điện thoại : 0208 3.861657 Fax: 0208 3.662209
Tài khoản 9522.3.7949716 tại Kho bạc Nhà nước Sông Công
Tên đơn vị
tư vấn : Công ty CP Đầu tư và Công Nghệ Xây dựng Việt Xanh
Đại diện : Ông Ngọ Quang Tuân
Địa chỉ : Số 9, Lô P- X3, tổ 8, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội Điện thoại : 04.858.29.286 Fax: 04.3793.8367
Các bước tiến hành ĐTM như sau:
1 Thu thập và nghiên cứu các tài liệu chủ dự án cung cấp;
2 Thu thập dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH của phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công;
3 Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực xây dựng Dự án, hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, có khả năng chịu tác động ảnh hưởng đến môi trường của Dự án;
4 Tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước (nước mặt, nước ngầm) trong khu vực dự án;
5 Xây dựng Dự thảo báo cáo ĐTM của Dự án Hạ tầng khu dân cư số 3, phường
Mỏ Chè
6 Tiến hành tham vấn cộng đồng, xin ý kiến đóng góp của chính quyền địa phương nơi triển khai dự án;
7 Hoàn thiện và trình hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án tới
Sở Tài nguyên và môi trường thẩm định và phê duyệt;
Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, chủ Dự án đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn thực hiện cung cấp các thông tin dự án, thực hiện giám sát việc điều tra, khảo sát lấy mẫu môi trường; thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng
3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập ĐTM
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập ĐTM như trong bảng dưới đây
Trang 184 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1 Phương pháp ĐTM
a Phương pháp chỉ số môi trường
Phân tích các chỉ thị môi trường nền (điều kiện vị trí, chất lượng không khí, nước dưới đất, nước mặt,…) của dự án Trên cơ sở các số liệu nền này, có thể đánh giá chất lượng môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án, làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi trường sau này, khi dự án đi vào vận hành Phương pháp này được sử dụng tại chương II của báo cáo
b Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
Phương pháp này do tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn) Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tùy theo từng ngành sản xuất và các biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo, phương pháp cho phép dự báo tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi triển khai xây dựng và vận hành Phương pháp này được sử dụng trong báo cáo ĐTM tại chương III
4.2 Phương pháp khác
a Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Phương pháp này được sử dụng trong chương II của báo cáo Cụ thể:
- Lấy mẫu theo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và tuân thủ nghiêm túc các quy trình
- Đối với các chất khí gây ô nhiễm: NOx, SO2,… hấp phụ trong các dung dịch thích hợp, bảo quản mẫu và đưa về phòng thí nghiệm phân tích Đối với các thông số môi trường nước: Đo bằng thanh máy TOA tại hiện trường, phòng TN…
b Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu các đối tượng xung quanh của dự
án, vị trí thực hiện dự án, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của khu vực dự án, hiện trạng các công trình tại kho phục vụ cho quá trình thực hiện lập ĐTM dự án
Trang 195 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về dự án
a Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án
- Tên dự án: Hạ tầng Khu dân cư số 3, phường Mỏ Chè
- Địa điểm thực hiện dự án: phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sông Công
b Phạm vi, quy mô, công suất
* Phạm vi dự án: Dự án Hạ tầng Khu dân cư số 3, phường Mỏ Chè, được xây
dựng tại phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công Tổng diện tích 47.991m2 (4,8ha)
* Quy mô dân số: 900 người
* Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè
với diện tích khoảng 4,8 ha với các nội dung sau:
- Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ, bó vỉa, hè, dải phân cách đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành
- San nền, đảm bảo hướng thoát nước phù hợp với khu dân cư
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải đồng bộ, phù hợp đảm bảo tiêu thoát nước tốt cho cả khu
- Đầu tư hệ thống điện, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc
c Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
- Hệ thống đường giao thông; san nền
- Hệ thống cấp nước
- Hệ thống thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước thải
- Hệ thống thông tin liên lạc
Trang 20Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không xả nước thải vào nguồn nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Khu vực dự án không có công trình tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, không có di tích lịch sử nào cần bảo vệ
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động
xấu đến môi trường:
- Quá trình thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án gồm san nền, giao thông, cấp thoát nước, trạn xử lý nước thải, cấp điện
- Hoạt động của trạm xử lý nước thải
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các
giai đoạn của dự án:
5.3.1 Đối với quá trình giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng các hạng mục công trình
a Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
+ Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí: Do bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải xây dựng; các hoạt động đào đắp, san ủi, lu đầm và hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng; khí thải từ quá trình hàn
+ Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; nước thải từ máy móc, thiết bị thi công; nước mưa chảy tràn
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt của công nhân; chất thải rắn xây dựng; chất thải nguy hại
b Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Tiếng ồn, độ rung, nhiệt từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thi công
c Các đối tượng bị tác động
+ Môi trường đất;
+ Môi trường nước;
+ Môi trường không khí: Chất lượng không khí khu vực dự án; Chất lượng không khí khu vực dọc tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, đất thải và khu vực xung quanh dự án (Tuyến đường QL 37, các tuyến đường nhánh xung quanh, các khu dân cư phường Mỏ Chè)
+ Hệ sinh thái khu vực;
+ Môi trường kinh tế - xã hội: Công nhân thi công xây dựng dự án; khu dân cư lân cận
5.3.2 Giai đoạn vận hành
a Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Trang 21+ Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí: Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông; Khí thải, mùi hôi từ trạm xử lý nước thải, khu lưu giữ chất thải của khu dân cư
+ Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn + Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại phát sinh từ khu dân cư
b Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Tiếng ồn, độ rung, tác động đến kinh tế xã hội
c Các đối tượng bị tác động
+ Môi trường đất;
+ Môi trường nước;
+ Môi trường không khí;
+ Môi trường kinh tế - xã hội: Khu vực dân cư phường Mỏ Chè, thành phố Sông Công
5.3.3 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án
5.3.3.1 Quy mô, tính chất của nước thải
a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân giai đoạn thi công xây dựng: 40 người x 100 l/người/ng.đ = 4 m 3 /ngày.đêm.
- Nước thải thi công phát sinh bao gồm:
+ Nước thải từ quá trình rửa dụng cụ như bay, xẻng ước tính: 0,5 m 3 /ngày;
+ Nước thải rửa xe: 4,5 m 3 ;
- Nước mưa chảy tràn :
+ Lượng nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công xây dựng: 0,8179 m 3 /s
+ Lượng chất bẩn tích tụ từ nước mưa trong khoảng 5 ngày ở khu vực dự án sẽ vào khoảng 849,51 kg
b Giai đoạn vận hành
- Nước thải sinh hoạt: 407,99 m 3 /ngày đêm
5.3.3.2 Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
a Giai đoạn thi công xây dựng
- Bụi và khí thải phát sinh khi thi công đào, đắp, phá dỡ các hạng mục công trình:
- Khối lượng đào bóc lớp hữu cơ bề mặt là 16.440,45 m³ tương đương khoảng 21.372,6 tấn (Tỷ trọng đất là 1,3)
Trang 22- Khối lượng đào nền là 3.504,86 m3 tương đương khoảng 4.556,318 tấn (Tỷ trọng đất là 1,3)
- Khối lượng đắp nền dự án là 50.586, m³ tương đương khoảng 65.761,8 tấn (Tỷ trọng đất là 1,3)
+ Tải lượng bụi phát sinh do vận chuyển đất đắp san nền là 0,79 mg/m.s
+ Tải lượng bụi từ quá trình bốc xúc và vận chuyển đất cát trong khi thi công
các hạng mục công trình là 31,45 µg/m².s
- Bụi và khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu: Nồng độ của các thông số CO, SO2, Bụi nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT Nồng độ khí NO2 vượt tiêu chuẩn tại khoảng cách từ 20m trở lại Nồng độ các khí giảm dần theo khoảng cách
- Khí thải phát sinh từ các thiết bị máy móc thi công: Nồng độ ô nhiễm của khí thải do hoạt động của máy móc trong quá trình thi công dự án đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT Hoạt động này có tác động ở mức độ nhỏ sức khỏe của cán bộ công nhân trên công trường, tuy nhiên hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu công nhân được trang bị bảo hộ lao động như kính, khẩu trang, quần áo bảo hộ
- Tác động môi trường do bụi, khí thải phát sinh từ các nguồn khác:
+ Hoạt động ô nhiễm chéo của các phương tiện giao thông lưu hành trên tuyến hiện hữu phát sinh bụi và khí thải từ các động có góp phần gia tăng ô nhiễm trong giai đoạn thi công Tuy nhiên lưu lượng bụi, khí thải này là rất nhỏ so với phát sinh từ các hoạt động thi công;
+ Hoạt động lưu giữ chất thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt trong quá trình lưu giữ cũng phát sinh các khí thải gây ra mùi hôi, thối, … do sự phân huỷ các chất hữu cơ
có trong rác thải
+ Tuy nhiên, do việc bố trí công trường thi công được triển khai trên toàn Dự
án nên các tác động đối với môi trường không khí do các hoạt động này là không lớn
và có thể hạn chế được
b Giai đoạn vận hành
- Khí thải từ hoạt động giao thông: nồng độ khí và bụi phát sinh so với quy chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh (trung bình 1 giờ) đều nằm trong quy chuẩn
5.3.3.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường
5.3.3.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng
a Chất thải rắn sinh hoạt
Trang 23- Giai đoạn thi công xây dựng: 40 người x 0,5 kg/người/ngày = 20 kg/ngày
b Chất thải rắn xây dựng
- Chất thải do phát quang sinh khối, dọn dẹp mặt bằng: 7,09 tấn
- Đất thải hữu cơ khoảng 16.440,45 m3 Dự án sẽ tận dụng 1 phần đất bóc tầng mặt để phục vụ trồng cây xanh trong khu vực dự án
- Phế thải xây dựng gồm vỏ bao bì xi măng, cống, gạch vỡ lượng phế thải phát sinh tính bằng 0,5% lượng nguyên vật liệu, khoảng 0,8 (tấn/ngày)
5.3.3.3.2 Giai đoạn vận hành
a Chất thải rắn sinh hoạt: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 1.170 kg/ngày;
b Bùn thải từ trạm xử lý nước thải: 1,6 m3/ngày
c Chất thải rắn từ hoạt động chăm sóc cây xanh: khối lượng chất thải phát sinh
sẽ là 2,9 kg/tháng (khoảng 35,16 kg/năm)
5.3.3.4 Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
Giai đoạn thi công xây dựng: Các loại CTNH như dầu mỡ rơi vãi, giẻ lau dính
dầu mỡ, bóng đèn neon hỏng phát sinh khoảng 10kg/tháng
5.3.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.3.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng
a Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải
* Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
- Tất cả các phương tiện vận tải và máy móc thi công phải được chứng nhận kiểm định định kỳ của các cơ quan chức năng cho phép hoạt động mới được phép hoạt động phục vụ công tác triển khai dự án
- Tổ chức giao thông ra vào công trường được thiết lập theo đúng quy định, bố trí hợp lý đường giao thông đi lại cũng như vận tải vật tư thiết bị trong nội bộ công trường
- Tất cả các loại xe chuyên chở đất cát, vật liệu xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên chở: Sàn xe vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải được lót kín, phải
có bạt che phủ vật liệu, vận chuyển đúng tải trọng, không nổ máy trong thời gian chờ xếp dỡ nguyên vật liệu, kiểm soát tốc độ, đi đúng tuyến đường được phân định Chủ các phương tiện vận chuyển chịu trách nhiệm về việc làm rơi vãi vật liệu ra đường khi vận chuyển;
- Tiến hành phun nước tưới ẩm khu vực công trình xây dựng và đường vận chuyển vật liệu gần khu vực dự án đặc biệt trong các ngày nắng để khống chế bụi Số
Trang 24lần tưới nước trong ngày cần đảm bảo đủ để khống chế ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển và xây dựng
- Đầu tư vòi phun rửa bánh xe tạm thời tại vị trí cổng ra của công trường xây dựng Các phương tiện vận chuyển sẽ được rửa sạch bánh, thân xe trước khi rời khỏi công trường;
- Thực hiện biện pháp bao che công trình và bãi vật liệu bằng lưới ngăn bụi, rào chắn với các công trình thi công ở giai đoạn phát sinh nhiều bụi;
- Tổ chức các đội chuyên trách thu dọn các vật liệu rơi vãi tại xung quanh khu vực công trường và các khu vực phụ cận;
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp tại công trường (kính, mũ, khẩu trang, nút tai), nhằm giảm thiểu các tác động của bụi đến sức khoẻ của người lao động
* Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh do hoạt động của các thiết bị thi công
- Các phương tiện, máy móc, thiết bị xây dựng phải được kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ;
- Xây dựng kế hoạch, tiến độ, tổ chức thi công hợp lý, tính toán và sử dụng đúng số lượng máy móc thiết bị để hạn chế tối đa mức độ gây tác động đến môi trường không khí khu vực;
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp tại công trường (kính, mũ, khẩu trang, nút tai), nhằm giảm thiểu các tác động của bụi, khí thải đến sức khoẻ của người lao động
b Công trình và biện pháp BVMT đối với nước thải
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất phát sinh trong giai đoạn xây dựng dự
án khoảng 4 m³/ngày đêm Nước thải này chủ yếu là nước thải vệ sinh, tắm rửa của công nhân trong công trường Toàn bộ nước thải được thu gom vào 02 nhà vệ sinh di động Định kỳ 1 tháng/lần sẽ thuê đơn vị chức năng hút bùn đi xử lý
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác thải xâm nhập vào đường thoát nước thải Phải đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng cũng như không ảnh hưởng mương thoát nước của khu vực và các hoạt động dân sinh bên ngoài khu vực dự án Tần suất nạo vét 1 tuần/lần vào mùa mưa và 2 tuần/lần vào mùa khô Bùn đất phát sinh được công nhân thu gom
xử lý cùng chất thải rắn xây dựng
- Nước mưa chảy tràn: Để đảm bảo vấn đề tiêu thoát nước bề mặt, ngay trong giai đoạn đầu thực hiện thi công hoàn trả mương đất tiêu thoát nước bề mặt Đấu nối
Trang 25mương sau khi hoàn thiện, thực hiện san gạt mặt bằng, đảm bảo mặt bằng thi công san lấp luôn khô ráo không bị ứ đọng nước Khi san nền, hoàn thiện các lô đất, trên mặt bằng theo thiết kế để nước chảy ra các rãnh thu nước mưa
c Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh toàn dự án khoảng 20 kg/ngày đêm Vì vậy, chủ dự án hoặc nhà thầu bố trí 02 thùng chứa rác tại khu vực lán trại công nhân Thùng rác có dung tích 200 lit
- Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý rác thải hàng ngày
- Bố trí công nhân dọn vệ sinh tại công trường, vệ sinh tuyến đường đi vào dự án
- Trang bị 02 thùng chứa có nắp đậy để thu gom dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu,…
d Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm khác
+ Biện pháp giảm thiểu tác động do đền bù, giải phóng mặt bằng
- Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích và đền bù, hỗ trợ các công trình xây dựng, tài sản và cây cối trên đất theo quy định pháp luật; định hướng chuyển đổi việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động bị mất đất nông nghiệp theo quy định
- Thực hiện lập phương án sử dụng tầng đất mặt đối với phần diện tích đất lúa chuyển mục đích sử dụng theo quy định tại Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 Việc thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai, phương án sử dụng tầng đất mặt hoàn thành trước khi thi công Dự án
* Giảm thiểu tác động do độ rung, ồn
- Những máy móc gây ra tiếng ồn và rung lớn như xe lu, máy xúc chỉ được phép làm việc vào ban ngày tại khu vực Nếu cần phải thi công vào ban đêm để đảm bảo tiến độ của công trình phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và sự đồng tình của nhân dân quanh khu vực dự án
- Không sử dụng các máy móc thi công đã cũ, hệ thống giảm âm bị hỏng vì chúng sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn rất lớn
- Công nhân thi công sẽ được trang bị các trang thiết bị hạn chế hoặc chống ồn như mũ bảo hiểm, chụp tai
- Bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất
- Hạn chế bóp còi và giảm tốc độ xe khi đi qua các khu vực đông dân cư và trong phạm vi công trường
- Không thi công vào các giờ nghỉ: sáng từ 11h30 đến 13h00 và tối là sau 22h00
Trang 26- Công nhân xây dựng sẽ được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động và các nút bịt tai nếu cần thiết
Các biện pháp giảm thiểu trên sẽ được ghi nhận trong hợp đồng Điều này sẽ đảm bảo việc thực thi có hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn rung trong quá trình thi công của các nhà thầu Việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ồn, rung nêu trên sẽ cho phép môi trường ồn và rung tại khu vực dự án nằm trong các giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27: 2010/BTNMT
* Phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu tác động do ngập úng
Thiết kế, thi công cao độ nền từ + 20,6 m đến +17,3 m của dự án phù hợp với thiết kế khu vực xung quanh đảm bảo thoát nước của dự án và thoát nước lưu vực xung quanh
- Đã có thiết kế, bố trí cửa thu nước từ lưu vực xung quanh kết nối với hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án đảm bảo tiêu thoát nước, không gây ngập úng cục
bộ tại khu vực dự án và xung quanh
- Ưu tiên tổ chức thực hiện và bố trí kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng phần diện tích xây dựng trạm xử lý nước thải và các tuyến đường ống thu gom, thoát nước mưa, thoát nước thải của dự án để đảm bảo việc tiêu thoát nước mưa trong quá trình thi công và thu gom nước thải khi khu dân cư đưa vào hoạt động
* Biện pháp an toàn với dân cư khu vực
- Trong quá trình thi công xây dựng, công nhân sẽ tuân thủ chặt chẽ những biện pháp đã quy định nhằm đảm bảo an toàn cho chính công nhân và cả cộng đồng dân cư xung quanh
- Có hệ thống cọc tiêu, đèn báo nguy hiểm tại lối ra vào công trường, tại những
vị trí dễ xảy ra tai nạn
- Phun nước làm ẩm công trường thi công, tránh phát tán bụi ra xung quanh
* Các biện pháp khác: Hạn chế sử dụng các thiết bị có độ ồn và rung lớn vào ban đêm và các giờ cao điểm; tuyên truyền, tập huấn các quy trình quy phạm về an toàn cho công nhân;
5.3.4.2 Giai đoạn vận hành
a Biện pháp giảm thiểu tác động do khí thải
- Tuân thủ nghiêm chỉnh về thiết kế kỹ thuật hệ thống đường giao thông nội bộ
và các tuyến nút giao thông với các trục đường chính trong khu vực
- Đảm bảo duy trì chế độ xe tưới đường định kỳ, trên tất cả các tuyến đường, đặc biệt vào thời điểm khô hanh
Trang 27- Mặt đường được thiết kế rộng thoáng không gây ùn tắc giao thông và dễ dàng khuếch tán các chất gây ô nhiễm
- Giải pháp cây xanh vẫn là giải pháp kinh tế và ngăn chặn sự phát tán bụi, mùi hiệu quả nhất, cây xanh tán rộng sẽ được bố trí xung quanh hai bên đường, tại công viên trông các cây cảnh, hoa nhằm tạo cảnh quan đồng thời có ý nghĩa về mặt môi trường
b Công trình, biện pháp BVMT đối với nước thải
- Nước mưa chảy tràn: Mạng lưới thoát nước mưa sử dụng cống tròn bê tông cốt thép bố trí trên vỉa hè và tại vị trí dưới bó vỉa Dự án gồm 1 lưu vực thoát nước được thiết kế bám sát theo địa hình tự nhiên và liên kết với các khu vực dự án lân cận, với hướng thoát từ Tây Nam lên Đông Bắc, thoát về mương thoát nước nằm phía Đông Bắc khu đất, hướng dốc theo hướng của trục đường giao thông Toàn bộ nước mưa của dự án được thu gom băng đường ống BTCT với tổng chiều dài là 1.340m
trong đó: tuyến cống tròn BTCT D300 dài 165m; cống tròn BTCT D600 dài 708m; cống tròn BTCT D800 dài 467m; đế cống các loại 1.181 chiếc; hố ga thu nước 18, hố
ga thăm 64 hố và chảy về nguồn tiếp nhận thông qua 01 cửa xả
- Nước thải: Từ các hộ gia đình, các công trình trong khu vực dự án được xử lý
sơ bộ qua bể tự hoại trước khi thoát vào các tuyến rãnh được xây dựng ở các tiểu khu sau đó đổ vào các tuyến chính, tập trung về trạm xử lý nước thải của dự án Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt gồm các cống BTCT D300 và D4000 có tổng chiều dài 1.414m chạy dọc theo các tuyến đường giao thông nội bộ để thu nước thải từ các hộ dân về trạm xử lý nước thải với công suất trạm là 200m3/ngày đêm
* Công nghệ xử lý nước thải: theo công nghệ AO và MBBR với sơ đồ như
sau: Nước thải=>Bể gom => Bể điều hòa=> Bể Anoxic=> Bể hiếu khí +MBBR => Bể lắng=> Bể trung gian=> Hệ Bồn lọc=> Bể khử trùng=> Đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A sẽ bơm ra cống thoát nước thải dẫn vào nguồn tiếp nhận là mương hiện có
c Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
- Các hộ gia đình: tự thực hiện phân loại rác tại nhà Rác được phân loại thành rác hữu cơ, tái chế và vô cơ Hàng ngày, theo giờ quy định, các hộ gia đình mang rác
từ nhà ra trước cổng Công nhân sẽ sử dụng xe đẩy bằng tay thu gom toàn bộ rác thải
về khu vực tập kết, sau đó xe vận chuyển rác của công ty môi trường đô thị sẽ vận chuyển toàn bộ rác thải đến bãi xử lý rác của hthành phố Các hộ dân tự thu gom các loại chất thải nguy hại để xử lý theo quy định
- Đối với bùn thải phát sinh tại hố ga, hệ thống thu gom nước mưa định kỳ 6 tháng/lần, đơn vị quản lý vận hành sẽ thuê công ty môi trường đô thị quận đến hút bùn
và mang đến nơi xử lý theo quy định
Trang 28- Đối với bùn thải phát sinh tại hố ga, hệ thống thu gom nước thải định kỳ thu gom 6 tháng/lần
d Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
- Kiểm tra thường xuyên trạm biến áp để phòng tránh sự cố cháy nổ
- Quy định tốc độ và tải trọng của các phương tiện khi tham gia lưu thông trên tuyến đường khu đô thị Các phương tiện vận tải phải đăng ký với bảo vệ tại cổng khu
- Nghiêm cấm không cho các xe quá tải trọng lưu thông trên đường Việc làm
này sẽ do bảo vệ tại cổng khu đô thị thực hiện
Sự cố cháy nổ
- Lắp đặt cho toàn khu vực là 07 họng cứu hỏa
- Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là 150 m
- Áp lực tối thiểu tại mỗi họng là 10m cột nước
- Lưu lượng cấp tại các điểm lấy nước là 20 l/s
Phòng ngừa sự cố tại trạm xử lý nước thải
+ Với nguyên nhân mất điện: chạy ngay máy phát điện dự phòng của dự án + Tuyển nhân viên có chuyên môn vận hành trạm xử lý nước thải
+ Thường xuyên kiểm tra máy bơm Nếu phát hiện máy bơm bị hỏng, nhất thiết thay thế hoặc sử dụng thiết bị dự phòng có sẵn trong trạm
- Liên hệ với đơn vị thiết kế thi công, đề nghị đơn vị này giúp đỡ tìm nguyên nhân để khắc phục
* Phương án sửa chữa, thay thế đường ống giai đoạn hoạt động khi các đường ống đã được chôn dưới vỉa hè
- Đường ống hư hỏng (bị nứt, vỡ) sẽ được sửa chữa bằng cách đưa vào một lớp lót bằng Poly Vinyl có khả năng kết dính với lớp vách, đáy cống cũ và phục hồi lại khả năng chịu lực của đường cống
5.4 Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án
a Giai đoạn thi công xây dựng:
- Thùng chứa chất thải sinh hoạt 200 lít: 2 chiếc;
- 01 kho chứa CTNH và 02 thùng chứa CTNH;
Trang 29b Giai đoạn vận hành:
- Hệ thống thu gom nước mưa, thoát nước mưa (01 hệ thống)
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải (01 hệ thống)
- Trạm xử lý nước thải (01 trạm)
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
5.5.1 Giám sát môi trường giai đoạn thi công xây dựng
a Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng
- Nhiệm vụ: Kiểm soát quá trình thu gom, lưu giữ
- Vị trí: Tại điểm kết chất thải
- Tần suất giám sát: liên tục trong suốt quá trình thi công
b Chất thải nguy hại
- Nhiệm vụ: Kiểm soát quá trình thu gom, lưu giữ
- Vị trí: Tại điểm lưu trữ CTNH
- Tần suất: liên tục trong suốt quá trình thi công
5.5.2 Giám sát môi trường giai đoạn vận hành
* Giám sát chất thải rắn:
- Vị trí giám sát: Khu vực tập kết rác thải tạm thời và khu lưu chứa chất thải nguy hại
- Chỉ tiêu giám sát: khối lượng chất thải sinh hoạt, khối lượng chất thải nguy hại
- Tần suất: hàng ngày
* Giám sát chất lượng nước thải
Dự án thực hiện xây dựng trạm xử lý nước thải có công suất 200 m3/ngđ Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020; Điểm b Khoản
1 Điều 97, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Khoản 5, điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì dự án không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ, chỉ phải thực hiện quan trắc đối với giai đoạn vận hành thử nghiệm
Trang 30Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
- Tên chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sông Công
- Người đại diện: Ông Trần Quang Hải
- Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, đường Trần Phú, TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
- Địa điểm thực hiện dự án: phường Mỏ Chè, TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Tiến độ thực hiện dự án:
- Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn: Theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư
- Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào khai thác vận hành:
+ Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng: năm 2022;
+ Lựa chọn nhà thầu, khởi công xây dựng: Năm 2023 – 2024;
+ Hoàn thành xây dựng và lắp đặt thiết bị: năm 2024 - 2025
+ Bắt đầu đi vào hoạt động chính thức: Quý IV/2025
1.1.3 Vị trí địa lý
Dự án Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chècó tổng diện tích 47.991,94 m2(4,8 ha)
* Ranh giới tiếp giáp của dự án
Ranh giới dự án được xác định trên cơ sở đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
Hạ tầng khu dân cư số 3 phường Mỏ Chè đã được UBND thành phố Sông Công phê duyệt tại quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 14/11/2022 cụ thể như sau:
+ Phía Đông: Giáp trường THCS Nguyễn Du và dân cư hiện có
+ Phía Tây: Giáp khu dân cư Làng May và dân cư hiện có
+ Phía Nam: Giáp dân cư An Châu 2 và dân cư hiện có
+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư Làng May và đường CMT10
* Tọa độ thực hiện Dự án
Trang 31Dưới đây là bảng tọa độ ranh giới khu đất của Dự án
Bảng 1 1 Tọa độ ranh giới của Dự án
M1 2376009.6189 428720.3081 M24 2376374.6971 428526.2048 M2 2376021.4169 428739.4259 M25 2376328.9358 428557.185 M3 2376057.1588 428717.3687 M26 2376288.8438 428563.6135 M4 2376045.605 428698.6468 M27 2376287.9886 428557.8587 M5 2376053.6304 428693.6942 M28 2376283.4124 428553.7341 M6 2376074.1859 428678.4932 M29 2376243.821 428559.8303 M7 2376087.2668 428696.1819 M30 2376226.957 428558.114 M8 2376112.3964 428677.5984 M31 2376197.919 428562.95 M9 2376147.5353 428647.0601 M32 2376178.99 428564.498 M10 2376151.7424 428644.3582 M33 2376150.79 428555.286 M11 2376154.3908 428648.482 M34 2376125.5169 428555.408 M12 2376180.4048 428631.6278 M35 2376115.2615 428539.4987 M13 2376328.5543 428628.2166 M36 2376105.3501 4285198.2653 M14 2376332.2807 428634.019 M37 2376063.087 428524.3598 M15 2376362.06 428613.8585 M38 2375960.6456 428590.1497 M16 2376359.8173 428610.5448 M39 2376006.9663 428662.2755 M17 2376387.1475 428592.044 M40 2375992.7814 428562.3853 M18 2376377.0566 828577.1385 M41 2375974.4606 428690.2702 M19 2376416.4797 428550.4612 M42 2375940.5382 428707.5834 M20 2376429.2176 428568.3932 M43 2375926.2169 428716.7808 M21 2376442.884 428559.141 M44 2375949.2968 428752.7185 M22 2376289.3471 428480.0609 M45 2375967.1947 428741.6938 M23 2376357.8789 428501.3623
Trang 32Diện tích quy hoạch là 4,8ha bao gồm:
Đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa và cây lâu năm, diện tích 40.785,36m2(chiếm 61,78%)
Trang 33Đất công viên cây xanh: diện tích 2.295,12m2 (chiếm 3,48%)
Đất mặt nước (mương thoát nước): có diện tích 485,69m2, (chiếm 0,74%)
Đất giao thông: khu vực có một số đường đường dân sinh chạy ngang dọc, rộng
từ 2,5-5,5m Tổng diện tích 4.653,14m2 (chiếm 7,04%)
b Hiện trạng công trình kiến trúc
- Các công trình kiến trúc trong ranh giới quy hoạch là các công trình nhà ở của khoảng 30 hộ dân của TDP An Châu 2 Có khoảng 20 công trình nhà kiên
cố 2-3 tầng, còn lại khoảng 18 công trình nhà cấp IV
c Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Hiện trạng hạ tầng xã hội: - Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch không có
công trình hạ tầng xã hội
- Giáp khu vực quy hoạch về phía Đông có trường Trung học cơ sở Nguyễn Du
- Siêu thị Aloha Sông Công mới được đầu tư xây dựng cách khu vực quy hoạch khoảng 500m về phía Đông Bắc
- Trong phạm vi khu vực dự án có nghĩa trang: Nhưng giữ nguyên hiện trạng
- Hiện trạng cảnh quan: Khu vực có diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu
Ngoài ra xen kẹp là đất dân cư hiện hữu các hộ dân TDP An Châu 2, đất nghĩa trang, đất trống và các loại đất khác Nhìn chung, môi trường sinh thái khu vực lập quy hoạch còn khá tốt, chưa bị ảnh hưởng ô nhiễm nhiều từ các khu công nghiệp hay đô thị lớn
- Giao thông: Giao thông đối ngoại: Khu vực quy hoạch giáp đường Cách Mạng
Tháng 10 chạy qua ở Phía Bắc, kết cấu đường nhựa, rộng 27m (theo Quy hoạch phân
khu Phường Mỏ Chè) Phía Nam giáp đường An Châu, kết cấu đường bê tông, theo
định hướng quy hoạch chung rộng 19,5m
- Trong khu vực quy hoạch có môt số đường bê tông ngõ xóm chạy ngang dọc, rộng khoảng 2,5-5,5m
- Hiện trạng cấp nước: Theo hiện trạng có đường ống D300 cấp nước sạch trên
đường Cách Mạng Tháng Mười
- Hiện trạng cấp điện: - Khu vực quy hoạch đã có hệ thống cấp điện
- Trong khu vực quy hoạch có trạm biến áp Làng May công suất 22/0,4kv nằm phía Tây Bắc
180KVA Có 01 đường điện 35kv chạy chéo qua khu quy hoạch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
Trang 34Hiện trạng thoát nước mưa: Nước mưa được thoát vào hệ thống thoát nước mưa hiện có trên các trục đường chính (đường 27m CMT10 ở Phía Bắc; đường
An Châu 19,5m ở Phía Nam)- Hiện trạng thoát nước khu vực là hệ thống rãnh hở ven đường, mương dẫn nước tưới tiêu
- Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Hiện tại trong khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước thải Nước thải từ các
hộ dân và các khu sản xuất kinh doanh sau khi thải ra môi trường tự nhiên sẽ tự thoát tràn theo tự nhiên, không qua xử lý
- Rác thải: Rác thải sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn được thu gom và vận chuyển về bãi rác thành phố
- Rác thải các cơ sở sản xuất cơ bản đã được thu gom xử lý tại nơi quy định tùy theo loại hình rác
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm
về môi trường
+ Cách trường Tiểu học và THCS Vinh Sơn khoảng 400m
+ Cách Trường Mầm non Vinh Sơn khoảng 400m
+ Cách UBND phường Mỏ Chè khoảng 900m
+ Trạm y tế phường Mỏ Chè khoảng 700m
+ Trung tâm văn hóa – thể thao phường Mỏ Chè khoảng 1,2km
+ Khu vực thực hiện dự án không có các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa được xếp hạng
+ Yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án là chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lua khoảng 22.000m2 Dự án không xả nước thải vào nguồn tiếp nhận có mục đích cấp nước sinh hoạt
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
a Mục tiêu của dự án
- Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung thành phố Sông Sông đến năm 2040 tại Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 09/7/2019 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Kết nối giao thông giữa đường CMT10 với đường Thắng Lợi, giảm tải giao thông và ùn tắc cục bộ tại cổng trường THCS Nguyễn Du
- Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hỗi để trỉnh trang đô thị, phát triển quỹ đất ở mới cho thành phố Góp phần đáp ứng về cơ sở
hạ tầng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Sông Công
Trang 35b Loại hình: Dự án “Hạ tầng Khu dân cư số 3, phường Mỏ Chè” thuộc loại
hình dự án Công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư mới
c Quy mô dự án
* Quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích đất của dự án khoảng 4,8 ha Cụ thể như bảng sau:
* Quy mô dân số: 900 người
* Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu dân cư số 3, phường Mỏ Chè,
với diện tích khoảng 4,8 ha với các nội dung sau:
- Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, bó vỉa, hè, dải phân cách đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành
- San nền, đảm bảo hướng thoát nước phù hợp với khu dân cư
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải đồng bộ, trạm xử lý nước thải phù hợp đảm bảo tiêu thoát nước tốt cho cả khu
- Đầu tư hệ thống điện, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1 Các hạng mục công trình của dự án
a Đường giao thông
- Mạng lưới đường giao thông được thiết kế đảm bảo lưu thông nhanh chóng
thuận lợi và an toàn giữa các khu chức năng của đô thị với các khu vực lân cận
- Mạng lưới giao thông được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, mạng lưới công trình ngầm được bố trí hợp lý, đảm bảo về mặt kiến trúc mỹ quan đô thị Đảm bảo thoát nước mặt dễ dàng và nhanh chóng, tránh tình trạng úng ngập gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường
❖ Quy mô mặt cắt ngang:
- Độ dốc ngang: imặt = 2%; ihè = 1.5%
- Đường giao thông đối ngoại:
+ Mặt cắt 1-1 (đường chính khu vực): Lộ giới 27m; lòng đường 12m; vỉa hè 7,5 x 2 = 15,0m;
+ Mặt cắt 2-2 (đường chính khu vực): Lộ giới 20,0m; lòng đường 8,0m; vỉa hè 6,0 x 2 = 12,0m;
- Đường giao thông đối nội:
+ Mặt cắt đường 3-3 (đường nhóm nhà ở): Lộ giới 19,5m; lòng đường 7,5m; vỉa hè 6 x 2 = 12m;
Trang 36+ Mặt cắt đường 4-4 (đường nhóm nhà ở): Lộ giới 16,5m; lòng đường 7,5m; vỉa hè 4,5 x 2 = 9m;
+ Mặt cắt đường 5-5 (đường nhóm nhà ở): Lộ giới 14,5m; lòng đường 7,5m; vỉa hè 3,5 x 2= 7m;
+ Mặt cắt đường 6-6 (đường nhóm nhà ở): Lộ giới 13,5m; lòng đường 7,5m; vỉa hè 3,0x 2 = 6m;
+ Mặt cắt đường 7-7 (đường nhóm nhà ở): Lộ giới 11,5m; lòng đường 6,0m; vỉa hè 2,75x 2 = 5,5m;
+ Mặt cắt đường 8-8 (đường nhóm nhà ở): Lộ giới 7m; lòng đường 7,0m; không có vỉa hè
❖ Kết cấu mặt đường Bê tông xi măng:
+ 20 cm bê tông xi măng M250 đá 2x4 + lớp ni lông lót
+ 18 cm cấp phối đá dăm loại I
- San nền theo nguyên tắc đảm bảo thoát nước tự chảy được thuận lợi nhất và
khối lượng đào đắp đất nhỏ nhất
- Cao độ khống chế san nền được xác định nhằm đảm bảo cho khu vực thiết kế thoát nước mặt nhanh, đồng thời phù hợp với cao độ của các khu vực lân cận, tuân thủ quy hoạch chi tiết đã được duyệt
- Thiết kế bám sát cao độ khống chế tại mép hè, cao độ san nền cao hơn cao độ
bó gáy hè từ 5-10cm
- Phù hợp địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa san gạt địa hình tự nhiên
Trang 37- Phù hợp với hệ thống thoát nước mưa, Hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi
- Phù hợp với các dự án lân cận đã được đầu tư xây dựng
Giải pháp thiết kế: Thiết kế san nền với cao độ cao hơn cao độ mép bó gáy hè
từ 5-10cm Hướng dốc san nền phù hợp với cao độ giao thông Độ dốc san nền thấp nhất 0.5%, độ dốc san nền cao nhất theo dốc mặt đường Cao độ san nền hoàn thiện cao nhất là +20.60 m và thấp nhất +17.3 m (Cos cao độ khu vực dự án cao nhất là +22 và thấp nhất là +18,6)
- Đất san nền được đầm chặt K = 0,85;
- Đào bỏ các móng công trình cũ, gốc cây, đá mồ côi, vật liệu phế thải, Tiến hành vét bùn và hữu cơ, ao hồ vét bùn 1,0m; ruộng vét bùn 0,5m; đồi bãi vét hữu cơ 0,3m Với các lô trồng cây xanh, lô đất chia lô không cần vét hữu cơ
Khối lượng san nền như sau:
Bảng 1 2: Tổng hợp khối lượng san nền
Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án, năm 2022
Sau khi cân bằng khối lượng đào đắp thì khối lượng đắp cần đắp để san nền của
dự án khoảng 47.081,14(m3), khối lượng này sẽ được chủ đầu tư mua từ các mỏ ở khu vực của thành phố theo đúng quy định Với khoảng cách khoảng 15km và dùng xe trọng tải khoảng 10 tấn
c Mạng lưới cấp nước
- Nguồn nước cấp: Sử dụng nguồn nước sạch hiện có của thành phố, nguồn nước đảm bảo đủ lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước cho khu dân cư Đấu nối bằng 02 đường ống song song D110 trên tuyến D300 cấp nước sạch trên đường Cách Mạng Tháng Mười
- Nhu cầu sử dụng nước như bảng sau
Bảng 1 3 Bảng tính toán nhu cầu dùng nước
TT Đối tượng dùng nước
Quy mô Tiêu chuẩn Lưu lượng Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ
tiêu Đơn vị m 3 /ngđ l/s
Trang 381 Nước cấp sinh hoạt, QSH 1000 người 150 l/người.ngđ 148.50
2 Nước cấp dịch vụ, công
3 Nước sinh hoạt cho ngày dùng nước trung bình QSHTB = QSH + QCC 163.35
4 Nước sinh hoạt cho ngày dùng nước max Q SHmax = 1,2xQ SHTB 196.02
5 Nước tưới cây, Q TC 18525 m2 3 lít/m2 cx 55.58
8 Ngày dùng nước lớn nhất theo K ngmax , Q max 299.99
10 Nước dự phòng cứu
hỏa, Q CH
1 đám
- Tổng nhu cầu dùng nước tối đa : Q = 407.99 m 3 /ng.đêm
- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước sạch hiện có của thành phố, nguồn nước đảm bảo đủ lưu lượng, áp lực, chất lượng cấp nước cho khu dân cư Đấu nối bằng 02 đường ống song song D110 trên tuyến D300 cấp nước sạch trên đường Cách Mạng Tháng Mười
- Quy hoạch mạng lưới đường ống: Mạng lưới đường ống sử dụng ống HDPE, đường kính D110, DN63 Mạng lưới ống cấp nước được quy hoạch kiểu mạng vòng kết hợp mạng cành cây Trên mạng bố trí các trụ cứu hỏa với khoảng cách tối đa 120m/
1 trụ
- Mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt có đường kính D63 Đối các công trình cao hơn cần có bể chứa ngầm, két nước trên mái và bơm tăng áp cục bộ
- Đường ống thiết kế đặt trên hè, sử dụng ống nhựa HDPE
+ Đường ống dịch vụ được dùng bằng ống nhựa HDPE D63- PN10, chiều cao
từ cos hoàn thiện đến đỉnh ống >0,7m
- Đường ống phân phối được dùng bằng ống nhựa HDPE D110 - PN10 Những đoạn ống qua đường được đặt trong ống lồng D=200mm bằng ống thép, chiều cao từ cos hoàn thiện đến đỉnh ống >0,7m
- Xây dựng hố van và đồng hồ tại các điểm đấu nước vào các khu chia lô đất ở
Trang 39- Các tuyến ống cấp cho các đối tượng dùng nước phải có đồng hồ đo nước để
dễ quản lý và tiết kiệm nước
Bảng 1 4 Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống cấp nước
d Mạng lưới cấp điện và chiếu sáng đô thị
Bảng 1 5 Công suất yêu cầu cấp điện được tính toán như sau
mô
Tiêu chuẩn cấp điện
Đơn vị
Hệ số
K đồng thời
Hệ số Cos Fi
Công suất (KVA)
3.1 Chiếu sáng đường
phố, bãi đỗ xe 2.53 10 (Kw/ha) 0.85 0.85 25,30 3.2 Công viên cây xanh 1.91 5 (Kw/ha) 0.85 0.85 9,53
Trang 404 Điện dự phòng 5%
Nguồn cấp điện:
Nguồn điện cấp cho khu quy hoạch dự kiến được lấy từ 01 trạm biến áp kios
560KVA-22/0,4KV xây dựng mới đấu nối từ trạm biến áp Làng May
(180KVA-22/0,4kv) nằm ở phía Tây Bắc khu quy hoạch
Các cột điện, đường điện hiện có được tháo dỡ và nắn chỉnh lại theo đường điện
quy hoạch để đảm bảo thống nhất với hệ thống hạ tầng kĩ thuật chung Đường điện
35kv hiện có đi nổi qua khu quy hoạch được hạ ngầm dưới hào kĩ thuật
Lưới điện:
*Lưới điện hạ áp:
- Lưới điện hạ áp gồm: các tuyến cáp ngầm xuất phát từ các lộ ra hạ thế của tủ
điện tổng và chia ra các nhánh đến các tủ điện phân phối của khu vực để cấp điện cho
các nhà liền kề
- Tủ điện tổng, tủ điện phân phối điện hạ áp cho các khu nhà liền kề đặt ngoài
nhà là loại kín mức độ kín tối thiểu IP55, chịu thời tiết được cố định trên bệ bê tông
đặt ngay trên hè phố
- Toàn bộ lưới hạ áp dùng cáp đi trong mương cáp kỹ thuật đặt trực tiếp trong đất
ở độ sâu tối thiểu 0,8m so với cốt vỉa hè Những đoạn cáp qua đường, cáp được luồn
trong ống bảo vệ bằng thép
e Mạng lưới cấp thông tin liên lạc
Tổng nhu cầu thuê bao: Khoảng 165 thuê bao
Nguồn cấp: Đấu nối từ hệ thống cáp viễn thông của thành phố chạy dọc tuyến
đường giao thông hiện có (phía Nam khu vực quy hoạch)
1.2.2 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
1.2.2.1 Thu gom và thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy Hết sức tận dụng địa
hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến phía đất thấp theo lưu vực
thoát nước
- Đặt mạng cống hợp lý với tổng chiều dài đường cống nhỏ nhất, tránh trường hợp
nước chảy vòng
- Hệ thống thoát nước mưa được tính toán để không gây ảnh hưởng đến các lưu
vực thoát nước xung quanh, các khu dân cư hiện có, khi mà khu quy hoạch mới được
hình thành trong tương lai