1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bộ khoa học và công nghệ

131 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Đối Với Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Tại Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng, Bộ Khoa Học Và Công Nghệ
Tác giả Phạm Thị Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Toàn Thắng
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề CƠ CHẾ T Ự CH Ủ TÀI CHÍNH C Ủ A ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP (0)
    • 1.1. T ổ ng quan v ề đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p (18)
      • 1.1.1. Khái niệm, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập (18)
      • 1.1.2. Phân lo ại đơn vị sự nghiệp công lập (19)
    • 1.2. Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (20)
      • 1.2.1. Khái ni ệm cơ chế t ự ch ủ tài chính c ủa đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p (20)
      • 1.2.2. Sự cần thiết, mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn (21)
      • 1.2.3. Nội dung của cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (23)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (36)
      • 1.3.1. Nhân tố bên ngoài đơn vị sự nghiệp công lập (37)
      • 1.3.2. Nhân t ố bên trong (39)
    • 1.4. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở đào tạo nghệ thuật, thể dục thể thao công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 30 Kết luận chương 1 (40)
    • 2.1. Khái quát v ề T ổ ng c ụ c Tiêu chu ẩn Đo lườ ng Ch ất lượ ng thu ộ c B ộ (44)
      • 2.1.1. V ị trí, chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường (44)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (46)
    • 2.2. Th ự c tr ạ ng th ự c hi ện cơ chế t ự ch ủ tài chính c ủa các đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p t ạ i T ổ ng c ụ c Tiêu chu ẩn Đo lườ ng Ch ất lượ ng, B ộ Khoa h ọ c và Công ngh ệ (50)
      • 2.2.1. Th ực trạng thực hiện nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công l ập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (50)
      • 2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp công l ập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (68)
      • 2.2.3. Thực trạng phân phối kết quả tài chính, trích lập, sử dụng các Quỹ (73)
      • 2.2.4. Th ực trạng xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 72 2.3. Đánh giá về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (82)
      • 2.3.1. Nh ững kết quả đạt được (87)
      • 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (92)
    • 3.1. Quan điểm, định hướ ng hoàn thi ện cơ chế t ự ch ủ tài chính đố i v ớ i các đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p nói chung và t ạ i T ổ ng c ụ c Tiêu chu ẩn Đo lườ ng (106)
    • 3.2. Gi ả i pháp hoàn thi ện cơ chế t ự ch ủ tài chính đố i v ớ i các đơn vị s ự (110)
      • 3.2.1. Hoàn thi ện và đồng bộ hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ và pháp (110)
      • 3.2.2. Nâng cao nh ận thức về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn (110)
      • 3.2.3. Đa dạng hóa, tăng thu nhập các nguồn tài chính của các đơn vị sự (111)
      • 3.2.4. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công l ập tại Tổng cục TCĐLCL (115)
      • 3.2.5. Rà soát, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (118)
      • 3.2.6. Nâng cao ch ất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động thực hiện công việc của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng (118)
      • 3.2.7. Đẩy mạnh việc thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý (120)
    • 3.3. Các kiến nghị (121)
  • KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (129)

Nội dung

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp trực Trang 11 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong những năm qua, thực hiện hiệu quả cải cách và đổi mới cơ chế h

CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề CƠ CHẾ T Ự CH Ủ TÀI CHÍNH C Ủ A ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

T ổ ng quan v ề đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p

1.1.1 Khái niệm, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập

Tại khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức số 58/2010/QH12, định nghĩa về ĐVSNCL như sau: “là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.”

Theo khái niệm trên, ĐVSNCLđược thành lập với vai trò:

Thứ nhất, các ĐVSNCL cung cấp các dịch vụ công phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, với chất lượng ngày càng cao và đa dạng về loại hình dịch vụ, qua đó đáp ngày càng tốt hơn các nhu cầu của xã hội

Thứ hai, các ĐVSNCL đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu đáp ứng nhu cầu của xã hội, như: về y tế, giáo dục tại miền núi, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Thứ ba, các ĐVSNCL thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước, như: thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra chất lượng SPHH; nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật theo yêu cầu; quản lý thông tin, tư liệu, số liệu về lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công;

Thứ tư, các ĐVSNCL thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao, như: thực hiện khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; thực hiện đào tạo, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu, ứng dụng các kết quả KHCN; cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật làm giàu đời sống tinh thần cho người dân

Thứ năm, ở mỗi lĩnh vực hoạt động, các ĐVSNCL đều có vai trò chính trong việc đề xuất, tham gia thực hiện các đề tài, đề án, nhiệm vụ, thông qua đó góp phần vào việc hoạch định, thực thi các chính sách phát triển chung của đất nước

Thứ sáu, việc không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định của các ĐVSNCL đã khuyến khích và huy động các nguồn lực trong xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước

1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Mỗi tiêu chí có cách phân loại ĐVSNCL khác nhau Nếu xét phân loại theo chức năng, nhiệm vụ của ĐVSNCL, gồm: ĐVSNCL phục vụ quản lý nhà nước; ĐVSNCL cung ứng DVSNC; ĐVSNCL đồng thời thực hiện phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng DVSNC

Nếu phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt động, gồm: ĐVSNCL trong lĩnh vực y tế, gồm các cơ sở khám, chữa bệnh (bệnh viện thuộc sở y tế, trung tâm y tế huyện, ); ĐVSNCL trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gồm các cơ sở giáo dục (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, ); ĐVSNCL trong lĩnh vực KHCN, là các tổ chức KHCN công lập; ĐVSNCL trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch (các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập; ĐVSNCL trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;

Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính, ĐVSNCL được chia thành

04 nhóm: ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (hay còn gọi là đơn vị nhóm 1); ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2); ĐVSNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3); ĐVSNCL do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4).

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.1 Khái ni ệm cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Từ “cơ chế”, theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000) được định nghĩa đó là “cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện” Cuối những năm 1970, khi quản lý và cải tiến kinh tế bắt đầu được chú trọng và nghiên cứu thì từ “cơ chế” được biết đến và sử dụng rộng rãi hơn tronglĩnh vực quản lý với nghĩa như là qui định về quản lý

“Tài chính”, xét về bản chất, đó là các quan hệ kinh tế trong thực hiện phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, qua đó nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế Đó là việc thực hiện quản lý các hoạt động sử dụng tài sản, nguồn lực một cách hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu tài chính đã đặt ra

“Tự chủ” là việc chủ thể có quyền tự quyết định, hành động trong khuôn khổ pháp luật, chủ động trong việc điều hành các hoạt động của mình; tự chủ là quyền được sử dụng các nguồn lực về tài chính và phi tài chính để đạt được các mục tiêu khác nhau của tổ chức

Trong một tổ chức, khi xem xét trên khía cạnh quản lý thì tự chủ thể hiện sự liên hệ giữa quyền, nghĩa vụ giữa một bên là chủ thể quản lý và một bên là chủ thể bị quản lý Nội dung chính của tự chủ bao gồm: tự chủ về hoạt động quản lý chuyên môn; tự chủ về việc quản lý nhân sự, bộ máy; tự chủ về hoạt động quản lý, sử dụng tài chính

Như vây, có thể hiểu cơ chế tự chủ tài chính của các ĐVSNCL đó là cách thức các ĐVSNCL thực hiện quản lý tài chính trong nền kinh tế quốc dân trên nguyên tắc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn tài chính cho các ĐVSNCL Theo đó, các ĐVSNCL thực hiện quyền quyết định hoạt động điều động, bố trí dùng các nguồn lực tài chính, bảo đảm cân đối giữa thu và chi, nhờ đó chất lượng các dịch vụ công của đơn vị được nâng cao Cơ chế tự chủ tài chính được coi là công cụ để các ĐVSNCL thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao nhằm hướng đến mục đích của tổ chức, của xã hội theo phương hướng Nhà nước đã xác định

1.2.2 S ự cần thiết, mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Trước khi thực hiện cơ chế tự chủ, các ĐVSNCL hoạt động gần giống như các đơn vị hành chính, biểu hiện: Về tài chính, các ĐVSNCL là đơn vị dự toán giống với cơ quan hành chính, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn NSNN được nhà nước giao đúng với số dự toán được phê duyệt; việc chi cũng thực hiện theo các nội dung theo dự toán Các kế hoạch, nội dung công việc, kinh phí hoạt động của đơn được định đoạt bởi cơ quan cấp trên; các nội dung không có trong kế hoạch của đơn vị thì không được bố trí NSNN để thực hiện

Do cách thức tổ chức và hoạt động như vậy, nên các ĐVSNCL gần như bị động trong việcquyết định các loại hoạt động chủyếucủa đơn vị Trong khi các hoạt động của các ĐVSNCL có sự đặc thù theo lĩnh vực, hàm lượng kỹ thuật cao (các ĐVSNCL trong lĩnh vực KHCN, y tế), đơn vị quản lý cấp trên không thể nhanh chóng hiểu rõ được mà cần phải có thời gian để nắm bắt, phân tích, hiểu vấn đề; do vậy việc đưa ra quyết định quản lý đúng đắn kịp thời là rất khó

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các ĐVSNCL đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó cần phải giải quyết ngay đó là thách thức về số lượng, chất lượng dịch vụ cung ứng Đặc biệt là đối với các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực KHCN, do nhu cầu về các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường,ứng dụng thành tựu KHCN, tăng nhanh; kéo theo đó là nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tăng Trong khi nguồn lực NSNN không phải là vô hạn Bên cạnh đó, những quy định cứng nhắc về cơ chế tài chính đã kìm hãm sự đột phá trong quá trình quản lý tài chính tại các ĐVSNCL Do được Nhà nước “bao bọc” quá lâu mà các ĐVSNCL trở nên không còn linh hoạt, thiếu nhạy bén, hoạt động kém hiệu quả Chính vì vậy, điều cần làm ngay để làm tăng hiệu suất, phát triển hoạt động của các ĐVSNCL đó là phải đổi mới tư duy, điều chỉnh cách thức nhà nước đang thực hiện để quản lý, chuyển từ “bao cấp” sang giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ĐVSNCL Đặc biệt coi trọng việc giao quyền tự chủ tài chính để bố trí, dùng nguồn lực tài chính sao cho mang lại hiệu suất, kết quả cao nhất cho xã hội; lôi kéo được những nguồn vốn quan trọng; bên cạnh đó còn khuyến khích, tạo động lực các ĐVSNCL tích cực, chủ động đẩy mạnh hoạt động của mình để phát triển hoạt động của đơn vị

Viêc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói chung, tự chủ về tài chính nói riêng tại các ĐVSNCL nhằm hướng tới các mục tiêu:

Thứ nhất, nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện để các ĐCSNCL có cơ sở thực hiện, nâng cao quyền tự chủ trong hoạt động của ĐVSNCL

Thứ hai, hướng đến việc tăng cường quyền tự chủ cho các ĐVSNCL trong việc quyết định các vấn đề về lựa chọn và sử dụng các yếu tố sản xuất như tài chính và nhân lực, tổ chức, hướng tới giảm mức độ kiểm soát từ cơ quan quản lý Nhà nước; giúp đẩy mạnh việc phân cấp, đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo và giảm thiểu sự tiêu cực, tính bị động của các ĐVSNCL và người đứng đầu ĐVSNCL Tách biệt vai trò quản lý nhà nước với vai trò điều hành các hoạt động của ĐVSNCL nhằm hướng tới đích đến cao nhất là phát triển cung cấp dịch vụ công cả về số lượng và chất lượng

Thứ ba, nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức công Thông qua cơ chế tự chủ, ĐVSNCL tự chủ động nguồn lực tài chính trong mối tương quan giữa tài chính và hiệu quả Việc được tự chủ tài chính giúp các ĐVSNCL không bị động trong quyết định, bảo đảm cân bằng cho chi tiêu thực hiện vai trò, chức trách của đơn vị

Thứ tư, tạo điều kiện để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các ĐVSNCL; thực hiện chủ trươngxã hội hóa, kêu gọi, tập hợp sự đóng góp của của các nguồn lực trong xã hội, dần dần xóa bỏ sự bao cấp của Nhà nước, giảm áp lực cho NSNN

Thứ năm, tạo điều kiện để gắn kết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với hoạt động sản xuất, kinh doanh; góp phần đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động cung cấp dịch vụ KHCN.

Thứ sáu từng bước thực hiện tổ chức sắp xếp, tổ chức lại hoặc giải thể ĐVSNCL hoạt động kém hiệu quả, nhằm hoàn thiện hệ thống các ĐVSNCL theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có khả năng tự chủ, có năng lực quản trị điều hành, hoạt động hiệu quả; chất lượng cung ứng DVSNC căn bản, cần thiết được nâng lên

Thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ĐVSNCL đi liền với tính chủ động về tài chính góp phần tạo lập cơ chế tài chính thúc đẩy các đơn vị hoạt độngcó hiệu quả, tập trung hướng đếnđầu ra của quá trình và sử dụng NSNN hợp lý Trên cơ sở đó gia tăng thu nhập cho NLĐ Đây chính là những nhân tố để khuyến khích các ĐVSNCL tích cực cải tổ về mặt cơ cấu, cách thức hoạt động, tăng cường khả năng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viện chức và NLĐ để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của đơn vị Việc tự chủ về tài chínhđưa lại nhiều điều có lợi, giá trị cho nhiều đối tượng khác nhau: lợi ích cho ĐVSNCL; lợi ích cho xã hội; cho những người được hưởng kết quả được tạo ra từ chính những nguồn lực tài chính đó, Điều đó càng khẳng định thêm tầm quan trọng của tài chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2 3 Nội dung của cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Nội dung cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL bao gồm: tự chủ về nguồn thu; tự chủ về việc chi tiêu; tự chủ trong trích lập và sử dụng các Quỹ (tự chủ trong phân phối kết quả tài chính trong năm), tự chủ về giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết Trong đó:

Thứ nhất, tự chủ trong quản lý nguồn thu

Các nguồn thu của ĐVSNCL bao gồm:

Một là, nguồn kinh phí do NSNN cấp:

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố Khi đứng trên góc độ thực hiện tự chủ tài chính và gốc rễ của các tác nhân ảnh hưởng đến cơ chế thực hiện, có thể chia làm hai nhóm yếu tố ảnh hưởng; đó là yếu tố bên trong ĐVSNCL và yếu tố bên ngoài ĐVSNCL

Xét về yếu tố bên ngoài thì các yếu tố chủ đạo được nhắc đến đó là sự ảnh hưởng của cơ chế, chủ trương, sách lược của Nhà nước về việc thực hiện tự chủ tài chính tại các ĐVSNCL; sự phát triển của nền kinh tế thị trường Xét về yếu tố bên trong đó chính là bản thân nội tại của đơn vị

1.3 1 Nhân tố bên ngoài đơn vị sự nghiệp công lập

Một là, môi trường thể chế, chính sách đối với ĐVSNCL: bao gồm các tư tưởng, các quan điểm, các công cụ và giải pháp được nhà nước sử dụng để tác động đến các hoạt động của ĐVSNCL hướng đến giải quyết các vấn đề liên quan tới chính sách, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định theo mục tiêu tổng thể nhà nước đã vạch ra Quan điểm đẩy mạnh xã hội hóa các ĐVSNCL, các chính sách khuyến khích xã hội hóa phù hợp, góp phần hỗ trợ các ĐVSNCL chuyển đổi đổi cơ chế hoạt động thông qua tiếp cận vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công và bảo đảm bình đẳng giữa ĐVSNCLvà ngoài công lập.

Hai là cơ chế quản lý tài chính:đây là một chuỗi các hành động, các cách thức, biện pháp để chi phối, điều chỉnh các hoạt động tài chính nảy sinh và phát triển trong suốt thời gian hoạt động của các ĐVSNCL nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính vận động và tăng trưởng đểđạt được những mục tiêu đã định

Cơ chế quản lý tài chính giữ vị trí trọng yếu đối với sự vận hành của ĐVSNCL; các hoạt động tài chính bị ảnh hưởng mang tính quyết định đến cách thức nó tồn tại, vận hành trong quá trình cơ chế quản lý tài chính được triển khai tại các đơn vị đó Khi cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ hỗ trợ hoạt động quản lý của ĐVSNCL vận hành hiệu quả, khuyến khích đơn vị đẩy mạnh những điểm mạnh, loại bỏ hoặc hạn chế những khiếm khuyết trong quá trình đơn vị vận hành, thực hiện các hoạt động của mình Nhờ đó, hoạt động quản lý của ĐVSNCL ngày một hoàn thiện và phát triển Ngược lại, khi cơ chế quản lý tài chính không phù hợp, thiếu hợp lý thì nó sẽ trở thành yếu tố ngăn cản, hạn chế sự phát triển các ĐVSNCL

Cơ chế quản lý tài chính giúp ĐVSNCL cân đối việc hình thành, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả, đạt mục tiêu hoạt động của đơn vị Khi tạo lập được một cơ chế phù hợp với mô hình, tính chất hoạt động của đơn vị sẽ có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy việc tập trung nguồn lực tài chính, tăng tính linh động, giúp đơn vị chủđộng trong việc triển khai các nhiệm vụ

1.3.1.2 Sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Khi bước vào nền kinh tế thị trường, việc quản lý các ĐVSNCL theo mô hình cũ đã không còn phù hợp, sự “ỷ lại” vào sự bao cấp của nhà nước làm cho các ĐVSNCL hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhất là khi xuất hiện các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập như mô hình đối chứng về tính hiệu quả và tính cạnh tranh Việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các ĐVSNCL theo cơ chế mới phù hợp với kinh tế thị trường là điều tất yếu Trong mọi nền kinh tế, mô hình doanh nghiệp được coi là mô hình có tính tự chủ cao nhất, vì thế các ĐVSNCL nếu có cơ chế hoạt động mô phỏng theo cơ chế của doanh nghiệp sẽ giải phóng được tiềm năng và có hiệu quả cao hơn Việc các ĐVSNCL được giao quyền tự chủ (tự chủ về tài chính, về nhân sự, về thực hiện nhiệm vụ), tự chịu trách nhiệm và tự quyết định hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật là tất yếu và phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường

1.3.1.3 Nguồn lực tài chính dành cho đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn lực tài chính ảnh hưởng đến việc cải tổ, cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các ĐVSNCL thông qua việc thực hiện sử dụng tài chính nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ; ảnh hưởng, chi phối đến phát triển chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng… Nguồn lực tài chính quyết định đến sự đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, KHCN, năng lực nguồn nhân lực của đơn vị… Thông qua đó quyết định đến kết quả hoạt động, doanh thu của đơn vị Từ đó ảnh hưởng tới việc ĐVSNCL đó có tự chủ về tài chính được không

1.3.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn

Có thể nói nguồn nhân lực chuyên môn đóng vai tác động trực tiếp đến sự phát triển của các ĐVSNCL Năng lực chuyên môn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lao động có tầm quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ được cung ứng của ĐVSNCL, chất lượng của các phát minh, sáng kiến, hiệu quả của việc áp dụng KHCN Một đơn vị dù có được đầu tư mạnh, nguồn lực tài chính dồi dào nhưng đội ngũ lao động có trình độ thấp, không đáp ứng yêu cầu của đơn vị thì hiệu quả sử dụng mà nguồn lực tài chính mang lại thấp, thậm chí có thể còn không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí

1.3.2.2 Năng lực người đứng đầu và bộ máy quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Nhân tố trung tâm của một bộ máy quản lý chính là con người Yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý tại ĐVSNCL nói chung và quản lý tài chính nói riêng chính là trình độ, khả năng của cán bộ

Năng lực quản lý của người đứng đầu ĐVSNCL có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ chế quản lý tài chính tại ĐVSNCL Người đứng đầu ĐVSNCL là đầu tàu dẫn dắt, chỉ huy các hoạt động của đơn vị; là người định đoạt các nội dung quy định trong QCCTNB của đơn vị; chỉ đạo lập kế hoạch, lên số liệu dự kiến các nội dung thu chi; định hướng, quyết định mức tiền lương, thu nhập bổ sung, phúc lợi và trích lập các quỹ của đơn vị

Thực tiễn đòi hỏi đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán phải có năng lực, kiến thức, sự hiểu biết về lĩnh vực tài chính, kỹ năng, kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề, thực hiện công việc, qua đó đưa hoạt động quản lý tài chính kế toán của ĐVSNCL ngày một đi khuôn khổ, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán, nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ĐVSNCL

Từ định hướng quản lý tài chính của Nhà nước, mỗi ĐVSNCL cần phải xây dựng cho mình những phương thức hoạt động sao cho không đi trái với các quy định về chính sách của Nhà nước Tuỳ vào trình độ phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy mà mỗi ĐVSNCL sẽ phải sửa đổi, sắp xếp lại cho hợp lý các quan hệ tài chính khác nhau như việc nghiên cứu, quyết định định các cách thức tập hợp hay kêu gọi nguồn tài chính, việc phân chia lợi nhuận thu được… Đối với các ĐVSNCL có cơ cấu tổ chức lớn, mức độ phát triển tương đối cao, nguồn lực tài chính mạnh thì không gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn lực tài chính để cải tạo, sửa chữa, trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị Với ĐVSNCL có cơ cấu tổ chức lớn, nhưng bộ máy quản lý thiếu tinh gọn, bất hợp lý, hoạt động thiếu hiệu quả tất yếu dẫn đến các ĐVSNCL gặp khó khăn trong việc thích nghi, phản ứng chậm khi môi trường cơ chế, chính sách có sự điều chỉnh Ngược lại với những ĐVSNCL có cơ cấu hoạt động nhỏ sẽ ít gặp khó khăn để thích nghi với những thay đổi; tuy nhiên, các đơn vị này gặp nhiều trở ngại để đầu tư máy móc kỹ thuật hiện đại, mở rộng hoạt động, tạo nâng cao trình độ đội ngũ chuyên môn do hạn chế về tài chính…Vì vậy nên việc nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị này chưa bao giờ là dễ dàng.

Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở đào tạo nghệ thuật, thể dục thể thao công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 30 Kết luận chương 1

Một số kết quả đạt được trong triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở đạo tạo nghệ thuật, thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch:

- Thứ nhất, chú trọng công tác thể chế hóa các quy định của pháp luật; công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách về cơ chế tự chủ được triển khai rộng rãi trong các đơn vị Nhờ đó, nhận thức của lãnh đạo, quản lý, viên chức, người lao động tại các cơ sở đào tạo đã thay đổi tích cực; tư tưởng ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước cơ bản được xóa bỏ; trình độ, tư duy của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cơ sở đào tạo về quản trị nội bộ đã được đổi mới

- Thứ hai, việc xây dựng và ban hành QCCTNB đã tạo điều kiện cho phép đơn vị chủ động trong quản lý chi, bước đầu thực hiện cơ chế khoán việc, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc, trách nhiệm của các cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao Khích lệ, tạo điều kiện để phát huy các tiềm năng, đa dạng hóa các hoạt động, tăng thu, giảm chi, từ đó thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động được cải thiện

- Thứ ba, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tính chủđộng của các cơ sở đào tạo được tăng cường Hầu hết các cơ sở đào tạo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đều chú trọng các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm chi thường xuyên để từng bước cải thiện thu nhập cho viên chức, người lao động, tăng tích lũy đểtái đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất

Từ những kết quả trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

Một là, phải nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động về cơ chế tự chủ tài chính: chủ trương của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước về cơ chế tự chủ để mỗi cá nhân đều hiểu đúng, hiểu đủ về cơ chế tự chủ Từ nhận thức đúng, đủ thì tư duy được mở rộng, hành động mới chính xác Cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến trong việc nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ trong các ĐVSNCL

Hai là, việc ban hành QCCTNB là tối quan trọng, cần thiết trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL QCCTNB có chất lượng như một bảo đảm để thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính

Ba là, một trong những giải pháp để tăng mức độ tự chủ tài chính của ĐVSNCL đó là tăng thu bằng cách đa dạng hóa nguồn thu, tiết kiệm chi, tổ chức sắp xếp lại bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu quả

Bên cạnh, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong quá trình thực hiện tự chủ của các ĐVSNCL, trong đó có tự chủ về tài chính

Với nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL được trình bày trong Chương 1, một số vấn vấn đề đã được làm rõ:

- Trình bày khái niệm về ĐVSNCL, sơ lược về vai trò và phân loại ĐVSNCL

- Tổng quát những lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL; sự cần thiết, mục tiêu và các nội dung của cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL

- Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính của các ĐVSNCL, bao gồm nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sởđạo tạo nghệ thuật, thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Toàn bộ nội dung được trình bày trong Chương 1 sẽ là căn cứ vận dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các ĐVSNCL tại Tổng cục TCĐLCL, Bộ KHCN được trình bày tại Chương 2.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG, BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Khái quát v ề T ổ ng c ụ c Tiêu chu ẩn Đo lườ ng Ch ất lượ ng thu ộ c B ộ

Bộ Khoa học và Công nghệ

2.1.1 V ị trí, chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2019/QĐ-TTg ngày

15 tháng 02 năm 2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục TCĐLCL trực thuộc Bộ KHCN Theo đó, Tổng cục TCĐLCL là đơn vị thuộc Bộ KHCN, có chức năng tham mưu, giúpviệc cho

Bộ trưởng KHCN trong hoạt động quản lý nhà nước, thực thi pháp luật lĩnh vực TCĐLCLtrong phạm vi cả nước

Tổng cục TCĐLCL được giaonhững nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý về lĩnh vực TCĐLCL: tiêu chuẩn, QCKT, đo lường, NSCL, SPHH, nhãn hàng hóa, MSMV, đánh giá sự phù hợp, thông báo và hỏi đáp quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại,giải thưởng chất lượng quốc gia

- Thực hiệntuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, các quy địnhthuộc lĩnh vực TCĐLCL.

- Tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động đo lường trong phạm vi cả nước: tạo lập, duy tu, sử dụng, nâng cấp, áp dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, thiết kế chế tạo các thiết bị đo lường; thực hiện hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến hệ thống chuẩn đo lường;…

- Thực hiện quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và QCKT: quản lý hệ thống tiêu chuẩn và QCKT của Việt Nam; tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn quốc gia, QCKT quốc gia; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn quốc gia, QCKT quốc gia; xuất bản tiêu chuẩn quốc gia, danh mục tiêu chuẩn quốc gia;

- Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng SPHH; về MSMV;

- Thực hiện quản lý nhà nước về đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và QCKT: quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và

QCKT, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp;thực hiện đăng ký hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp; chỉđịnh các tổ chức đánh giá sự phù hợp; tư vấn, đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng; quản lý hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý;

- Thực hiện thống nhất quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; thực hiện hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn, QCKT; đo lường; năng suất; chất lượng SPHH; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia; giải thưởng chất lượng quốc gia;

- Chủ động nghiên cứu, ứng dụng, tổ chức triển khai các hoạt động dịch vụ công liên quan đến tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực cơ khí; kỹ thuật hàn; kỹ thuật kiểm tra không phá hủy; kỹ thuật tự động hóa; lĩnh vực đo lường; lĩnh vực NSCL, SPHH, nhãn hàng hóa; hoạt động về cấp, duy trì, sử dụng mã số, mã vạch; hoạt động về đánh giá sự phù hợp;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực TCĐLCL: tiêu chuẩn, QCKT, đo lường, NSCL, SPHH, nhãn hàng hóa,

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục TCĐLCL, các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực

TCĐLCL; nghiên cứu, thiết lập, duy trì, bảo quản và khai thác hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ về đo lường; nghiên cứu, tổ chức các hoạt động thúc đẩy phong trào NSCL quốc gia; nghiên cứu triển khai ứng dụng các tiến bộ KHCN;

Bên cạnh đó, các ĐVSNCL cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực TCĐLCL, năng suất Bao gồm: Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm,phê duyệt mẫu phương tiện đo, kiểm tra, đánh giá các phương tiện đo, hệ thống đo; Thử nghiệm đánh giá chất lượng, an toàn SPHH, vật liệu, cấu kiện, thiết bị, công trình, hiệu suất năng lượng, sản phẩm biến đổi gen và vệ sinh an toàn thực phẩm; Giám định SPHH, vật liệu, cấu kiện, thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, chất lượng công trình; Khảo sát, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, thực trạng công nghệ, tư vấn xây dựng các giải pháp kỹ thuật, đổi mới công nghệ; Đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, công trình phù hợp tiêu chuẩn, QCKT; Đánh giá quy trình hàn, kỹ năng thợ hàn; Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Bảo trì, sửa chữa, chế tạo, lắp đặt, giám sát lắp đặt, cung ứng thiết bị, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hệ thống quản lý, chất lượng SPHH, chuyên gia, thử nghiệm; Cung cấp các dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, kiểm tra, thử nghiệm vật liệu, sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật hàn;…

2.1.2 C ơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tổng cục TCĐLCL có 23 đơn vị trực thuộc, trong đó có 09 đơn vị là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và

14 tổ chức là các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực KHCN, phục vụ quản lý nhà nước Cụ thể:

- 09 tổ chức hành chính gồm: 07 Vụ (Vụ Kế hoạch Tài chính; Vụ Tiêu chuẩn; Vụ Đo lường; Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy; Vụ Hợp tác quốc tế;

Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế - Thanh tra); Văn phòng Tổng cục; Cục Quản lý chất lượng SPHH;

- 14 ĐVSNCL, gồm: 03 Viện (Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam; Viện Đo lường Việt Nam; Viện Năng suất Việt Nam); 10 Trung tâm (Trung tâm

Kỹ thuật TCĐLCL 1; Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 2; Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3; Trung tâm Chứng nhận phù hợp; Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ TCĐLCL; Trung tâm Thông tin – Truyền thông TCĐLCL; Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1; Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2; Trung tâm MSMV quốc gia; Trung tâm Chuyển giao công nghệ Việt – Đức); Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về TCĐLCL(Văn phòng TBT Việt Nam).

14 ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL hoạt động trong lĩnh vực KHCN, còn được gọi là các tổ chức KHCN lập.

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng cục TCĐLCL

T Ổ NG C Ụ C TIÊU CHU ẨN ĐO LƯỜ NG

CH ẤT LƯỢ NG VIỆT NAM

VI ỆN ĐO LƯỜ NG

TRUNG TÂM K Ỹ THU ẬT TCĐLCL 1

TRUNG TÂM K Ỹ THU ẬT TCĐLCL 2

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TCĐLCL 3

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TRUY Ề N THÔNG TCĐLCL

TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGH Ệ VI Ệ T – ĐỨC

VĂN PHÒNG THÔNG BÁO H Ỏ I ĐÁP QUỐ C GIA V Ề TCĐLCL

CH Ứ NG NH Ậ N PHÙ HỢP

Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ĐVSNCLhoạt động trong lĩnh vực KHCN theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập, năm 2007 Bộ trưởng Bộ KHCN đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho 16 ĐVSNCLtrực thuộc Tổng cụcTCĐLCL Trong đó có 04 đơn vị được hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên đến năm 2008; 06 đơn vị thực hiện tự chủ hoàn toàn bắt đầu từnăm 2007; 04 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản Năm 2010, sau khi Văn phòng Ủy ban Codex điều chuyển sang Bộ Y tế và Văn phòng Công nhận Chất lượng điều chuyển lên Bộ KHCN, số ĐVSNCLtrực thuộc Tổng cục chỉ còn 14 đơn vị

Bắt đầu từ năm 2018, sau khi Tổng cục TCĐLCL thực hiện sáp nhập Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 4 vào Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 2, hợp nhất Trung tâm Thông tin TCĐLCL và Tạp chí TCĐLCL thành Trung tâm Thông tin

Th ự c tr ạ ng th ự c hi ện cơ chế t ự ch ủ tài chính c ủa các đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p t ạ i T ổ ng c ụ c Tiêu chu ẩn Đo lườ ng Ch ất lượ ng, B ộ Khoa h ọ c và Công ngh ệ

2.2.1 Th ực trạng thực hiện nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công l ập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Với mục tiêu cải tổcơ chế quản lý, đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL, Tổng cục TCĐLCL đã tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các ĐVSNCL trực thuộc Theo đó các ĐVSNCL tại Tổng cục TCĐLCL được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, quản lý và sử dụng tài sản, tạo điều kiện để kết hợp giữa nghiên cứu với ứng dụng kết quả KHCN vào thực tế, thúc đẩy tăng nguồn thu và được giữ để có thêm nguồn cho kinh phí hoạt động KHCN, tăng thu nhập cho NLĐ

Căn cứ các chức năng, nhiệm vụ được giao, các ĐVSNCL phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chế độ tài chính tương đối đồng bộ theo hướng nâng cao quyền tự chủ, chủ động trong việc sử dụng nguồn tài chính được giao, thu hút thêm các nguồn lực ngoài NSNN, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ KHCN cung ứng, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội

Nhìn chung, các quy định về tài chính về cơ bản đã bao quát được các hoạt động tài chính của các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL, tạo điều kiện cho các đơn chuyển đổi thành các ĐVSNCL tự chủ theo tinh thần mới tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP

Cơ cấu nguồn tài chính của các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL bao gồm: nguồn NSNN, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (nguồn thu hoạt động DVSNC, dịch vụ KHCN), nguồn thu phí (khoản được để lại), nguồn thu từ nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ; nguồn thu hợp pháp khác Cụ thể về các khoản thu như sau:

2.2.1.1 Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước

Nhà nước cấp ngân sách cho các ĐVSNCL thuộc Tổng cục Tổng cục TCĐLCL để thực hiện các nhiệm vụ KHCN, hoạt động thường xuyên, nhiệm vụ tăng cường trang thiết bị, đầu tư phát triển, sửa chữa lớn - xây dựng nhỏ Cụ thể:

* Nguồn ngân sách nhà nước được cấp để thực hiện các nhiệm vụ KHCN Các nhiệm KHCN của các ĐVSNCL thuộc Tổng cục TCĐLCL được NSNN cấp kinh phí thực hiện bao gồm: nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và nhiệm vụ KHCN của Nhà nước (nhiệm vụ cấp cơ sở, nhiệm vụ cấp bộ, nhiệm vụ cấp quốc gia) Sau khi dự toán các nhiệm vụ được lập căn cứ theo các quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền duyệt, Nhà nước cấp NSNN để thực hiệncác nhiệm vụ trên cơ sở dựtoán đã được duyệttrước đó

Tổng cục TCĐLCL được Bộ KHCN phân cấp thẩm quyền phê duyệt các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấp cơ sở do các ĐVSNCL thuộc Tổng cục chủ trì thực hiện; Bộ KHCN thực hiện phê duyệt đối với các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia

Bộ KHCN sẽ tiến hành tổng hợp nội dung, kinh phí các nhiệm vụ được duyệt, gửi

Bộ Tài chính để cân đối và phân bổ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ

Về các loại nhiệm vụ:

Thứ nhất, nhiệm vụ KHCN của Nhà nước bao gồm: nhiệm vụ KHCN cấp bộ, nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở, gồm các đề tài nghiên cứu KHCN, đề án khoa học; nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia (gồm: các đề tài nghiên cứu độc lập; nhiệm vụ thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; nhiệm vụ theo Nghị định thư với Lào; nhiệm vụ thuộc Chương trình Quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng

SPHH của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng SPHH giai đoạn

2021 - 2030; nhiệm vụ thuộc Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nhiệm vụ thuộc Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam) Các nhiệm vụ KHCN của các đơn vi sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục TCĐLCL nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở xây dựng các văn bản quản lý nhà nước cũng như thúc đẩy hoạt động sự nghiệp (thông qua việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị đo lường, thử nghiệm phục vụ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử nghiệm chất lượng SPHH…)

Thứ hai, nhiệm vụ thường xuyên nhà nước giao: là những nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ KHCN do cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho ĐVSNCL thực hiện phù hợp với nhiệm vụ, chức năng, được quy định tại quyết định thành lập, Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức, hoạt độngcủa đơn vị Các nhiệm vụ thường xuyên của các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCLđược Nhà nước cấp ngân sách để thực hiện bao gồm: nhiệm vụ về Giải thưởng chất lượng Quốc gia (do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam thực hiện); nhiệm vụ duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia (do Viện Đo lường Việt Nam thực hiện); nhiệm vụ duy trì sách báo, thông tin, tư liệu ngành, tuyên truyền, truyền thông (do Trung tâm Thông tin – Truyền thông TCĐLCL thực hiện); nhiệm vụ phân tích, tính toán các chỉ tiêu, đề xuất giải pháp nâng cao năng suất (do Viện Năng suất thực hiện); nhiệm vụ phổ biến thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thông báo, hỏi đáp, cảnh báo xuất khẩu các hoạt động liên quan tới đàm phán, hợp tác quốc tế về TBT(do Văn phòng TBT thực hiện)

* Nguồn kinh phí được cấp từ NSNN để thực hiện hoạt động thường xuyên: bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như duy trì hoạt động bộ máy; mua sách báo, thông tin, tư liệu ngành TCĐLCL; tổ chức hội nghị, hội thảo về TCĐLCL; thuê bao đường truyền internet, duy trì mạng; quản trị hệ thống máy chủ, duy trì hệ thống mạng; kiểm tra nhà nước về đo lường, kiểm tra/thử nghiệm chất lượng SPHH thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN…

Hiện trạng Nhà nước cấp kinh phí cho các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL để thực hiện các hoạt động thường xuyên, cụ thể như sau: 11 ĐVSNCL nhóm 2: nhà nước không cấp ngân sách cho các đơn vị này để thực hiện hoạt động thường xuyên; 03 ĐVSNCL nhóm 3, nhóm 4, được nhà nước cấp ngân sách để thực hiện hoạt động thường xuyên Nhà nước cấp ngân sách hoạt động thường xuyên cho các đơn vị này theo hình thức khoán Trong đó:

01 ĐVSNCL nhóm 1 (là Văn phòng TBT Việt Nam) là đơn vị không có thu được NSNN đảm bảo 100% kinh phí hoạt động thường xuyên; 02 ĐVSNCL nhóm 2 (gồm Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam; Trung tâm Thông tin – Truyền thông TCĐLCL) là các đơn vị có thu; do đó, NSNN chỉ đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm.

Nguyên tắc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đó là mức khoán kinh phí cho hoạt động thường xuyên bằng hoặc cao hơn mức của năm trước hoặc năm Đề án được duyệt Bộ KHCN quyết định mức khoán này dựa trên nguồn thu và dự toán chi hàng năm do ĐVSNCL đề xuất Luôn khuyến khích các ĐVSNCL tại Tổng cục TCĐLCL đẩy mạnh các hoạt động tăng thu, giảm dần và tiến tới không sử dụng nguồn NSNN cho chi thường xuyên

* Nguồn NSNN được cấp để thực hiện các dự án tăng cường trang thiết bị

Nhà nước cấp ngân sách cho các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL để thực hiện các dự án đầu tư tăng cường năng lực đo lường - thử nghiệm; đặc biệt là năng lực thử nghiệm phục vụ quản lý chất lượng SPHH thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ KHCN Các trang thiết bị được đầu tư của các dự án sẽ phục vụ thiết thực cho hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL, về nhiều lĩnh vực như phục vụ giải quyết nhóm thủ tục hành chính; tăng cường nguồn lực thông tin; tăng cường năng lực đào tạo kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; tăng cường năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phê duyệt mẫu phương tiện đo; tăng cường năng lực thử nghiệm, kiểm tra chất lượng SPHH trong lĩnh vực cơ khí, vi sinh; nâng cao năng lực của hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, đảm bảo độ chính xác và dẫn xuất chuẩn để được công nhận và thừa nhận lẫn nhau cho các kết quả đo, kiểm của các tổ chức/phòng thí nghiệm khác nhau; đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất để tham gia các hoạt động so sánh vòng quốc tế về đo lường, ; tăng cường năng lực kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bịlĩnh vực y yế, KHCN; …

Quan điểm, định hướ ng hoàn thi ện cơ chế t ự ch ủ tài chính đố i v ớ i các đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p nói chung và t ạ i T ổ ng c ụ c Tiêu chu ẩn Đo lườ ng

với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nói riêng

Trong lĩnh vực KHCN, từ năm 2005, các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực KHCN đã triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghịđịnh số115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ

Nghị định số 115/2005/NĐ-CP đánh dấu sự chính thức ra đời của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KHCN công lập Nghị định số 115/2005/NĐ-CP thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước trong việc cải tổ mô hình của các tổ chức KHCN công lập hoặc sang hình thức tự trang trải kinh phí hoặc sang hình thức doanh nghiệp KHCN bằng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức KHCN

Các quy định về cơ chế tự chủ theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sau hơn mười lăm năm thực hiện về căn bản đã được triển khai áp dụng ở các tổ chức KHCN công lập trên phạm vi cả nước Ngày 14/6/2016, Nghị định số

54/2016/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức KHCN công lập trên cơ sở các quy định khung được quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL nói chung

Giai đoạn 2020-2021, Chính phủ ban hành các nghịđịnh quy định về tự chủ về tổ chức bộ máy (Nghị định số 120/2020/NĐ-CP), tự chủ về xây dựng vị trí việc làm và xác định sốngười làm việc (Nghị định số106/2020/NĐ-CP) và đặc biệt là quy định về cơ chế tự chủ về tài chính trong các ĐVSNCL theo

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP Mặc dù đã giải quyết một số vấn đề bất cập của Nghịđịnh số54/2016/NĐ-CP nhưng quy định hiện hành mới về cơ chế tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP khi áp dụng đối với ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực KHCN đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động KHCN, đặc biệt là đối với tự chủ về tài chính

Hoàn thiện cơ chế tự chủ nói chung, tự chủ tài chính nói riêng đối với các ĐVSNCL nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL, từng bước áp dụng cách thức quản trị doanh nghiệp trong các ĐVSNCL thông qua hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng kế hoạch, bước đi giúp các ĐVSNCL có đủ điều kiện ghi nhận đầy đủ chi phí, chuyển từ việc giao dự toán sang cách thức đặt hàng của nhà nước, giao nhiệm vụ cung cấp DVSNC căn cứ theo hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng của từng loại hình dịch vụ công thay thế cho việc giao dự toán như trước đây, gắn liền với lợi ích mà đơn vị đã năng động tạo ra bằng nhiều hình thức cung ứng các dịch vụ khác nhau, khuyến khích các đơn vị chủđộng tăng thu, giảm dần việc thụđộng phụ thuộc vào NSNN Để đẩy mạnh cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL cần thiết phải có cơ chế tự chủ toàn diện, không chỉ là tự chủ về tài chính, mà còn bao gồm tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, nhân sự Ngày

24/6/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số100/2023/QH15 Trong đó, tại mục 2 điểm 2.3 Đối với lĩnh vực KHCN, có nội dung: “Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập theo hướng phù hợp với đặc thù của hoạt động KHCN” Trên tình thần của Nghị quyết số 100/2023/QH15, việc xây dựng quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm riêng cho các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực KHCN trên quan điểm kế thừa những quy định còn phù hợp của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, Nghị định số 54/216/NĐ-

CP, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP để hoàn thiện cơ chế tự chủ

Việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trên nguyên tắc quyền tự chủ phải đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của ĐVSNCL, mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao; thực hiện công khai và dân chủ trong các hoạt động của ĐVSNCL; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được Nhà nước giao và các nguồn lực khác của ĐVSNCL; hoàn thành với chất lượng cao các nhiệm vụ được các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng, các nhiệm vụ của đơn vị, bảo đảm sự phát triển của ĐVSNCL

- Đối với các ĐVSNCL có mức tự chủ cao về tài chính thì được giao quyền tự chủ cao về quản lý, phân phối, sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại Quy định này mục đích thúc đẩy, tạo động lực cho các ĐVSNCL đang tự chủ ở mức thấp nỗ lực để tăng nguồn thu hoạt động sự nghiệp hướng tới việc nâng mức tự chủ cao hơn Mở rộng, tách bạch, chi tiết hơn về nguồn tài chính của ĐVSNCL (nguồn NSNN, nguồn thu hoạt động sự nghiệp) giúp đơn vị thuận lợi hơn trong chi tiêu tài chính

- Về cơ cấu và phương thức đầu tư của NSNN Đối với DVSNC không sử dụng NSNN thì các đơn vị cung cấp DVSNC không thuộc danh mục DVSNC sử dụng NSNN quy định, được tự chủ sử dụng tài sản và các nguồn lực ở đơn vị để cung cấp DVSNC không sử dụng NSNN, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, được quyết định giá dịch vụ bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý hoặc giá do nhà nước quy định; được tự chủ quyết định các khoản chi để cung cấp DVSNC đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong QCCTNB; trường hợp chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vị phải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị; Nhà nước không hỗ trợ kinh phí Đối với DVSNC sử dụng NSNN thì việc hỗ trợ từ NSNN phải đi liền với số lượng, chất lượng sản phẩm DVSNC được cung cấp qua con đường đấu thầu cung cấp dịch vụ, Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các ĐVSNCL Đối với ĐVSNCL được Nhà nước giao cung cấp DVSNC theo giá, phí chưa tính đủ chi phí: Nhà nước sẽ cấp kinh phí NSNN bù đắp phần chi phí chưa cấu thành trong giá, phí DVSNC;Nhà nước chỉ cam kết phần kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các ĐVSNCL được Nhà nước giao dự toán theo nhiệm vụ gắn với số lượng người làm việc được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền và định mức phân bổ dự toán theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

- Về giá, phí và lộ trình tính giá DVSNC sử dụng NSNN

Giá, phí luôn là vấn đề quan trọng để ĐVSNCL ghi nhận, hoạch toán đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí; làm căn cứ để chuyển sang cơ chế tự chủ ở mức cao hơn, nhờ đó nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công một cách bền vững Đồng thời, đây cũng là yếu tố trọng yếu để tạo môi trường cạnh tranh công băng, tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư ngoài khu vực nhà nước

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về giá, phí và lộ trình tính giá DVSNC, danh mục DVSNC; phân loại DVSNC sử dụng NSNN và

DVSNC không sử dụng NSNN Theo đó, đối với DVSNC không sử dụng NSNN thì ĐVSNCL được tự xác định hoặc do nhà nước định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường, đủ bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý cho đơn vị cung cấp Đối DVSNC sử dụng NSNN thì Nhà nước ban hành danh mục DVSNC và Nhà nước định giá; giá DVSNC sử dụng NSNN được xác định theo quy định của pháp luật về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định; đồng thời quy định lộ trình tính giá DVSNC (tính đủ các chi phí liên quan đến việc cung cấp DVSNC: chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao TSCĐ, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá) để phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của người dân

Nhằm tạo điều kiện cho các ĐVSNCL có điều kiện tăng mức tự chủ nhanh hơn, Nghị định 60/2021/NĐ-CP cũng không quy định cứng nhắc, buộc các ĐVSNCL phải tuân thủ theo đúng quy định về lộ trình tính giá, mà căn cứ vào tình hình thực tế, các ĐVSNCL được thực hiện trước lộ trình giá

DVSNC Đối với một số loại hình DVSNC thuộc danh mục phí được thu phí theo các quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Gi ả i pháp hoàn thi ện cơ chế t ự ch ủ tài chính đố i v ớ i các đơn vị s ự

sự nghiệp công lập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng nêu trên, để khắc phục những hạn chế, tồn tại và hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL tại Tổng cục TCĐLCL, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp chính, chủ yếu sau đây:

3.2.1 Hoàn thi ện và đồng bộ hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ và pháp lu ật liên quan

Một trong những khó khăn của thực hiện tự chủ đó là sự thiếu đầy đủ, thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật Một biện pháp, một sách lược để thực hiện tự chủ có thể đúng với quy định tại luật này nhưng lại sai khi được đối chiếu, soi xét với quy định của luật khác Hệ quả là không có quyết định, chính sách, sách lược nào được triển khai thực hiện, điều đó cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ Do đó, việc rà soát, hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ và quy định của pháp luật liên quan là vô cùng cần thiết và cần phải thực hiện Đây là bản lề để thực hiện thành công cơ chế tự chủ, trong đó có tự chủ về tài chính của các ĐVSNCL

3.2.2 Nâng cao nh ận thức về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương, sách lược của Nhà nước về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL để tất cả cán bộ, viên chức, NLĐ hiểu đúng, hiểu đủ các quy định của Nhà nước; từ nhận thức đúng, hiểu đúng, hiểu đủ thì việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các ĐVSNCL mới nhận được ủng hộ, sự đồng lòng quyết tâm của cả đơn vị thì việc tổ chức thực hiện mới thực sự kiên quyết, khách quan và chính xác và kết quả cuối cùng là thực hiện thành công cơ chế tự chủ tài chính

Việc nâng cao nhận thức về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các ĐVSNCL không chỉ là nâng cao nhận thức cho viên chức, người lao động ở các vị trí, công việc khác nhau mà còn là nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo Đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu ĐVSNCL khi đã có nhận thức đúng, đầy đủ về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ có những định hướng, chỉ đạo, quyết định đúng đắn dẫn dắt đơn vị ngày một phát triển, và tiến gần đến tự chủ thành công Có thể nói nhận thức đúng đắn đầy đủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một yếu tố mấu chốt để thực hiện thành công cơ chế tự chủ tài chính

3.2.3 Đa dạng hóa, tăng thu nhập các nguồn tài chính của các đơn v ị sự nghiệp công lập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Với quan điểm, định hướng ĐVSNCL có mức tự chủ cao về tài chính thì được giao quyền tự chủ cao về quản lý, phân phối, sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại có vai trò thúc đẩy các ĐVSNCL tự chủ đang ở mức thấp nỗ lực tăng nguồn thu để hướng đến mục tiêu đạt mức tự chủ cao hơn Việc này tạo động lực để các ĐVSNCL chủ động nghiên cứu, phát triển để đa dạng hóa các nguồn thu và tăng nguồn thu của đơn vị Cụ thể:

3.2.3.1 Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua việc chủ động thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ Nhà nước đặt hàng

Các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL cần tích cực, chủ động đề xuất, đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN do nhà nước đặt hàng Các thành tố tạo ra dự toán nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN bao gồm tiền công lao động cho chủ nhiệm, thành viên chính, thư ký khoa học, hành viên, thuê chuyên gia, Do đó, việc tích cực, chủ động đề xuất, đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN do nhà nước đặt hàng không chỉ bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu, phục vụ quản lý nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn, mà quan trọng hơn là tăng nguồn thu của ĐVSNCL, tăng thu nhập của các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ.

3.2.3.2 Tiếp tục duy trì, phát triển và mở rộng các nguồn thu hoạt động sự nghiệp

Nguồn thu ngoài ngân sách của các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL chủ yếu là từ các hoạt động sự nghiệp (thu phí, thu sự nghiệp, dịch vụ KHCN, thu tài chính…) Để tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, các ĐVSNCL trực thuộc Tổng cục TCĐLCL cần tập trung:

- Tiếp tục và không ngừng chú trọng việc phát triển và duy trì tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng và độ tin cậy của công việc, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cho cán bộ, viên chức, NLĐ của tổ chức

- Tiếp tục duy trì thực hiện các giải pháp để cải tiến, nâng cao NSCL các dịch vụ thuộc thế mạnh của các ĐVSNCL thuộc Tổng cục TCĐLCL: lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, năng suất, tăng cường năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp phục vụ các yêu cầu của quản lý nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

- Chủ động đầu tư, mở rộng và tăng cường, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao như: giám định kỹ thuật, kiểm định và thử nghiệm theo yêu cầu của các dự án đầu tư, an toàn công nghiệp, an toàn môi trường, an toàn thực phẩm, tiết kiệm năng lượng; chủ động tiếp cận, đấu thầu để được tham gia các dự án lớn, trọng điểm thuộc lĩnh vực giám định, thử nghiệm, đo lường để tạo uy tín, nâng cao mức độ danh tiếng, mức độ phổ biến của thương hiệu đơn vị;

- Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ về đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, công trình phù hợp tiêu chuẩn, QCKT; hoạt động tư vấn, đào tạo, hướng dẫn áp dụng công cụ cải tiến năng suất; tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến và trang bị phòng thí nghiệm,

- Tiếp tục mở rộng, phát triển năng lực kiểm định, hiệu chuẩn trong các lĩnh vực đo lường – thử nghiệm cả về quy mô và chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút khách hàng trong xu hướng xã hội hóa dịch vụ này

- Chủ động đầu tư nâng cao năng lực kỹ thuật (đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đầu tư trang thiết bị) từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của mình để phát triển và tạo uy tín, thương hiệu của đơn vị Đẩy mạnh việc tăng cường năng lực kỹ thuật cho một số phòng thử nghiệm (năng lượng, an toàn thực phẩm, an toàn điện; an toàn hóa, môi trường …), đầu tư tăng cường thiết bị phục vụ cho công tác đánh giá, kiểm tra, giám định tại hiện trường như kiểm tra môi trường (đo bức xạ γ), kiểm tra không phá hủy (NDT), kiêm tra công trình xây dựng, kiểm định kỹ thuật an toàn và an toàn lao động… đã được các Bộ, ngành chỉ định nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực thử nghiệm, để chủ động phục vụ yêu cầu của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đang ngày càng tăng

- Tiếp tục đầu tư để nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai các phương pháp thí nghiệm mới, nâng cao khả năng đáp ứng về chất lượng và thời gian, tiến gần về năng lực kỹ thuật với các tổ chức trong khu vực và quốc tế, tăng số lượng tổ chức cung cấp các chương trình thử nghiệm thành thạo có uy tín và độ tin cậy, mở rộng khả năng, nâng cao năng lực cung ứng và phối hợp trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w