1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Án Tiến Sĩ Lâm Nghiệp Nghiên Cứu Bổ Sung Đặc Điểm Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Gây Trồng Vù Hương (Cinnamomum Balansae H.lecomte) Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc.pdf

222 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Bổ Sung Đặc Điểm Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Gây Trồng Vù Hương (Cinnamomum Balansae H.Lecomte) Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc
Tác giả Lê Văn Quang
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Văn Thắng, TS. Trần Văn Đô
Trường học Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Lâm Sinh
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 8,89 MB

Nội dung

Trang 1 ………o0o……….LÊ VĂN QUANGNGHIÊN CỨU BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG Cinnamomumbalansae H.Lecomte TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮCLUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGH

Trang 1

LÊ VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum

balansae H.Lecomte) TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

………o0o……….

LÊ VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum

balansae H.Lecomte) TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

Ngành đào tạo: Lâm sinh

Mã ngành: 9.62.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Hoàng Văn Thắng

2 TS Trần Văn Đô

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 3

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thựchiện trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2023

Một số nội dung nghiên cứu của luận án có sử dụng số liệu nghiên cứu của

đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương

(Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại tỉnh Bắc Giang” thực hiện trong giai đoạn

2021-2024 do NCS là chủ nhiệm đề tài; và một phần số liệu của đề tài quỹ gen cấp

Quốc gia “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Vù hương

(Cinnamomum balansae H.Lecomte) cung cấp gỗ lớn và tinh dầu tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” được thực hiện trong giai đoạn 2018-2022 do ThS Nguyễn

Viễn là chủ nhiệm đề tài, NCS là cộng tác viên chính, trực tiếp tham gia điều tra,

bố trí thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứucủa luận án Các số liệu thí nghiệm đã được chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viêntham gia thực hiện đề tài đồng ý cho sử dụng vào nội dung của luận án

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực Nếu sai tôixin hoàn toàn chịu trách nhiệm./

Hà Nội, tháng 9 năm 2023

Người viết cam đoan

Lê Văn Quang

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 5

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡcủa Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - ViệnKhoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam; Bộ KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang, đã tạo điều kiện cho tác giả trongquá trình học tập, thu thập số liệu ngoại nghiệp, nhân dịp này tác giả xin chân thànhcảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Hoàng Tuấn - Trường Đại

số đồng nghiệp khác đã hỗ trợ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, phân tíchthành phần hóa học và tác dụng sinh học của tinh dầu Vù hương

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Trung tâmNghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh đã tạo mọi điều kiện để tác giả theohọc và hoàn thành luận án

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã độngviên và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này./

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Lê Văn Quang

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN vi

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN viii

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN xi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của luận án 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Những đóng góp mới của luận án 3

5 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 3

6 Cấu trúc luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Trên thế giới 5

1.1.1 Các nghiên cứu về chi Cinnamomum 5

1.1.2 Nghiên cứu về loài Vù hương 11

1.2 Ở Việt Nam 11

1.2.1 Các nghiên cứu về chi Cinnamomum 11

1.2.2 Nghiên cứu về loài Vù hương 19

1.3 Nhận xét, đánh giá chung 27

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Nội dung nghiên cứu 29

2.1.1 Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của loài Vù hương ở một số tỉnh phía Bắc 29

2.1.2 Chọn cây trội, nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen và biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính Vù hương 29

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 7

2.1.3 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương 29

2.1.4 Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen Vù hương ở một số tỉnh phía Bắc 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1 Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 29

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 31

2.3 Đặc điểm khu vực bố trí thí nghiệm trồng rừng: 54

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

3.1 Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của loài Vù hương ở một số tỉnh phía Bắc 56

3.1.1 Đặc điểm phân bố, sinh thái 56

3.1.2 Đặc điểm cấu trúc, tái sinh 63

3.1.3 Đặc điểm vật hậu 75

3.1.4 Đa dạng di truyền các quần thể Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc: 79

3.2 Chọn cây trội, nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen và biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính Vù hương 84

3.2.1 Chọn cây trội Vù hương 84

3.2.2 Nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen của loài Vù hương 88

3.2.3 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính Vù hương 94

3.3 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương 108

3.3.1 Đánh giá sinh trưởng, năng suất rừng trồng Vù hương ở một số tỉnh phía Bắc 108

3.3.2 Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng đến sinh trưởng rừng trồng Vù hương 115

3.3.3 Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sinh trưởng rừng trồng Vù hương 120

3.3.4 Ảnh hưởng tỉa cành tới sinh trưởng rừng trồng Vù hương 125

3.4 Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen Vù hương ở một số tỉnh phía Bắc 129

3.4.1 Bảo tồn tại chỗ: 129

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 8

3.4.2 Bảo tồn chuyển chỗ và phát triển nguồn gen: 130

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 133

1 Kết luận: 133

2 Tồn tại: 134

3 Khuyến nghị: 135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

PHỤ LỤC 149Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

TT Từ viết tắt Diễn giải

17 ISSR Kỹ thuật nhân bản đọa DNA nằm giữa 2 vùng lặp lại giốnghệt và ngược chiều nhau

25 Nhóm IIA Các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng cónguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế

khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 10

TT Từ viết tắt Diễn giải

ngực

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

TT Bảng Tên bảng Trang

2 2.2 Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố về ảnh hưởng nhiệt độ nướcxử lý và thời gian ngâm hạt tới nảy mầm hạt Vù hương 46

3 2.3 Một số mô hình rừng trồng Vù hương hiện có ở một sốtỉnh phía Bắc 49

5 3.2 Đặc điểm địa hình nơi Vù hương phân bố tại một số tỉnhphía Bắc 58

6 3.3 Tính chất đất tại các địa điểm có Vù hương phân bố tựnhiên tại một số tỉnh phía Bắc 59

7 3.4 Một số yếu tố khí hậu tại khu vực điều tra có loài Vùhương phân bố ở một số tỉnh phía Bắc 62

10 3.7 Mức độ phong phú của loài Vù hương trong các lâmphần điều tra tại một số tỉnh phía Bắc 68

Mật độ, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh rừng tựnhiên nơi có loài Vù hương phân bố tại một số tỉnh phía

12 3.9 Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao trong các lâmphần có Vù hương phân bố tại một số tỉnh phía Bắc 72

13 3.10 Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh lâm phần rừng tựnhiên có loài Vù hương phân bố tại một số tỉnh phía Bắc 74

16 3.13 Thông số đa dạng di truyền 7 quần thể Vù hương phântích với chỉ thị phân tử SSR 80

17 3.14 Phương sai phân tử giữa các quần thể và trong quần thểVù hương tại một số tỉnh phía Bắc 82

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 12

TT Bảng Tên bảng Trang

tuyển đã chọn tại các địa phương

19 3.16 Hàm lượng tinh dầu trong rễ Vù hương thu tại một sốtỉnh phía Bắc 88

20 3.17 Hàm lượng tinh dầu trong lá Vù hương tại một số tỉnhphía Bắc 91

21 3.18 Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu rễ/lá Vù hương

25 3.22 Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý và thời gian ngâmhạt tới nảy mầm của hạt giống Vù hương 99

27 3.24 Ảnh hưởng của che sáng tới sinh trưởng của cây con Vùhương sau 3 tháng và 6 tháng gieo ươm 104

28 3.25 Ảnh hưởng của bón thúc tới sinh trưởng cây con Vùhương sau 6 tháng gieo ươm 106

29 3.26 Tỷ lệ sống, sinh trưởng và năng suất rừng trồng Vùhương ở một số tỉnh phía Bắc 110

30 3.27 Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng tới tỷ lệsống của rừng trồng Vù hương 116

32 3.29 Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng tới chấtlượng sinh trưởng rừng trồng Vù hương 120

33 3.30 Tỷ lệ sống của Vù hương trong các công thức thí nghiệmbón thúc 121

34 3.31 Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sinh trưởng rừng trồngVù hương 121

35 3.32 Ảnh hưởng của phân bón thúc tới chất lượng sinh trưởngrừng trồng Vù hương 124

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 13

TT Bảng Tên bảng Trang

tỉa cành

38 3.35 Ảnh hưởng của tỉa cành tới chất lượng sinh trưởng rừngtrồng Vù hương 128

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

TT Hình Tên hình Trang

3.2

Sinh cảnh có loài Vù hương phân bố thuộc đối tượng rừngtre nứa - gỗ (trái) và rừng gỗ (phải) ở đai cao <300m tại khuBTTN Tây Yên Tử, Bắc Giang

57

4 3.3;3.4 Quả cây Vù hương tại Hòa Bình giữa năm không sai quả(năm 2019/trái) và năm sai quả (năm 2021/phải) 79

5 3.5 Kết quả điện di DNA tổng số 50 mẫu Vù hương trên gelagarose 1% 79

6 3.6 Biểu đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền của 50 mẫuVù hương phân tích với 10 chỉ thị phân tử SSR 83

10 3.10 Tỷ lệ (%) hàm lượng Safrole trong tinh dầu rễ Vù hươngthu tại một số tỉnh phía Bắc 90

11 3.11 So sánh tỷ lệ (%) Germacrene B trong tinh dầu chiết xuất từlá Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc 92

15 3.15 Cây con Vù hương sau 6 tháng gieo ươm ở công thức TNruột bầu 103

16 3.16 Cây con Vù hương sau 6 tháng gieo ươm ở các công thứcthí nghiệm che sáng (từ trái qua phải tương ứng các CT che

0%, 25%, 50% và 75%)

106

18 3.18 Vù hương 17 năm tuổi trồng thuần loài tại xã Lương Thịnh,Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (MH1) 111

19 3.19 Vù hương 16 năm tuổi trồng thuần loài tại xã Yên Mông,TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (MH5) 111

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 15

TT Hình Tên hình Trang

20 3.20 Mô hình trồng hỗn giao trong hàng Vù hương + Giổi ăn hạt(tỷ lệ 2:1) 4 tuổi tại xã Yên Mông, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa

Bình (MH7)

112

22 3.22 Vù hương 12 tuổi trồng phân tán tại phường Quyết Tâm,TP Sơn La, tỉnh Sơn La (MH9) 113

23 3.23 Vù hương 11 tuổi trồng phân tán tại xã Đồng Bừa, huyệnSơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (MH10) 113

28

3.28;

3.29;

3.30

Vù hương 21 tháng tuổi trong các công thức tỉa cành CT1,

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của luận án

Vù hương (Cinnamomum balansae H Lecomte) thuộc chi Quế (Cinnamomum) họ Long não (Lauraceae) là nguồn gen quý, đặc hữu của Việt Nam

(IUCN, 1998) Cây bị khai thác cạn kiệt trong tự nhiên để lấy gỗ và tinh dầu nên đãđược xếp vào nhóm loài sẽ nguy cấp - VU và mới đây IUCN đã xếp loài sang nhómloài nguy cấp - EN (IUCN, 2023) Vù hương cũng được Việt Nam xếp vào nhómIIA - các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọanếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thươngmại (Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 và Nghị định 84/2021/NĐ-CPngày 22/9/2021) Điều này cho thấy, nhu cầu bảo tồn loài hiện nay là cấp thiết Cáckết quả nghiên cứu của Trần Hợp (1997), Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Hà VănTiệp và cộng sự (2010), đã chỉ ra được một số đặc điểm phân bố, sinh thái; biệnpháp kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom Đây là cơ sở quan trọngcho việc trồng bảo tồn chuyển chỗ Vù hương tại một số địa phương như Phú Thọ,Sơn La Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển loài Vù hương vẫncòn nhiều khoảng trống cần được nghiên cứu bổ sung như: Đặc điểm phân bố củaloài theo đai cao, trạng thái rừng; đất đai, khí hậu nơi loài Vù hương phân bố; sự đadạng di truyền của các quần thể Vù hương

Bên cạnh giá trị quý hiếm về nguồn gen, Vù hương cũng là loài có giá trịkinh tế cao Cây trưởng thành có thể cao 25-35m, đường kính 60-70cm, thậm chíđạt trên 1m, thân thẳng, không bị vặn xoắn (Trần Hợp, 1997) Gỗ Vù hương thuộcnhóm VI, có chứa tinh dầu nên ít bị mối mọt, màu sắc đẹp và có mùi thơm nên được

ưa chuộng để làm đồ mộc, đồ mỹ nghệ nên được thị trường ưa chuộng và có giá

15-20 triệu đồng/m3; tinh dầu cũng có giá 3-5 triệu đồng/lít (Nguyễn Viễn, 2015) Cây

có biên độ sinh thái rộng, phân bố ở nhiều tỉnh như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,

Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Gia Lai, Kon Tum,… (Trần Hợp, 1997) Vù hương sinh trưởng khá nhanh, sau 3-5năm trồng có thể tận dụng cành, lá để chiết suất tinh dầu và sau 12-15 năm trồng có

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 17

thể khai thác làm gỗ xẻ Vù hương đã thu hút được sự quan tâm gây trồng của nhiềungười dân tại một số tỉnh phía Bắc như: Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, TuyênQuang, Bắc Giang, Đây là những tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động đểphát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng gỗ lớn nói riêng Tuy nhiên, việc nhânrộng diện tích rừng trồng Vù hương còn khó khăn do thiếu cơ sở khoa học cũng nhưthực tiễn cho việc xác định lập địa trồng, thiếu nguồn giống tốt và biện pháp kỹthuật nhân giống, trồng theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng rừng,chưa kết hợp giữa bảo tồn với phát triển nguồn gen loài cây này.

Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài luận án “Nghiên cứu bổ sung đặc

điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae

H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc” được đặt ra là cần thiết, nhằm cung cấp cơ sở

khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen loài Vù hương tạimột số tỉnh phía Bắc

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

2.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án góp phần cung cấp những thông tin, kết quả nghiên cứu về đặc điểmsinh học và giá trị nguồn gen của loài Vù hương, làm cơ sở cho việc đề xuất biệnpháp bảo tồn và phát triển loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn để trồng rừng Vù hương theohướng kết hợp bảo tồn với phát triển nguồn gen, từng bước nâng cao năng suất vàchất lượng rừng trồng tại một số tỉnh phía Bắc

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 18

+ Đề xuất được biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính và biện pháp kỹthuật trồng rừng Vù hương nhằm kết hợp bảo tồn và phát triển nguồn gen loài Vùhương tại một số tỉnh phía Bắc.

4 Những đóng góp mới của luận án

- Đã bổ sung được một số đặc điểm sinh học (phân bố, sinh thái; vật hậu; đadạng di truyền) và giá trị nguồn gen (thành phần hóa học và tác dụng sinh học tinhdầu) của loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc

- Xác định được một số đặc điểm sinh lý hạt giống, biện pháp kỹ thuật nhângiống và trồng rừng Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc

5 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Vù hương (Cinnamomum balansae

H.Lecomte) có phân bố và được gây trồng ở một số tỉnh phía Bắc

5.2 Giới hạn nghiên cứu

- Về địa bàn, nội dung nghiên cứu:

Địa bàn thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện tại 8tỉnh phía Bắc bao gồm: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, BắcGiang, Thanh Hóa và Nghệ An Chi tiết cho từng nội dung nghiên cứu như sau:

+ Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của loài Vù hương:

 Điều tra đặc điểm phân bố, sinh thái của loài Vù hương; đặc điểm cấu trúc,tái sinh lâm phần rừng tự nhiên nơi có loài Vù hương phân bố được thực hiệntại 4 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ và Thanh Hóa

 Theo dõi vật hậu của loài Vù hương được thực hiện tại 3 tỉnh: Hòa Bình, PhúThọ và Thanh Hóa

 Các mẫu phân tích đa dạng di truyền các quần thể Vù hương được thu thậptại 7 tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa,Nghệ An

+ Chọn cây trội, nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen và biện pháp kỹ thuậtnhân giống hữu tính loài Vù hương:

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 19

 Chọn cây trội tại 7 tỉnh, bao gồm: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, HòaBình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An.

 Xác định hàm lượng, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tinh dầu

lá, rễ Vù hương thu mẫu tại 7 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, TuyênQuang, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An

 Các thí nghiệm nhân giống được thực hiện tại vườn ươm của Trung tâmKhoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ (xã Chân Mộng, huyện ĐoanHùng, tỉnh Phú Thọ) và vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyểngiao kỹ thuật lâm sinh (thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình).+ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương:

 Đánh giá sinh trưởng, năng suất rừng trồng Vù hương được thực hiện tại 5tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ

 Các thí nghiệm trồng rừng được thực hiện tại huyện Lục Ngạn, tỉnh BắcGiang

- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2020 - 2023.

 Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang)

liệu tham khảo (13 trang)

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trên thế giới

Vù hương (Cinnamomum balansae H Lecomte) thuộc chi Quế (Cinnamomum) họ Long não (Lauraceae) là nguồn gen quý, đặc hữu của Việt Nam

(IUCN, 1998) nên có rất ít các nghiên cứu được thực hiện ở trên thế giới Tuy

nhiên, các nghiên cứu về chi Cinnamomum có giá trị tham khảo tốt đối với việc

định hướng các nội dung nghiên cứu của luận án

1.1.1 Các nghiên cứu về chi Cinnamomum

1.1.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

* Tên gọi, phân loại, đặc điểm hình thái:

Chi Cinnamomum được đặt tên, mô tả và xếp vào họ Long não (Lauraceae) năm

1760 bởi Jacob Christian Schaeffer Mặc dù sau đó có nhiều quan điểm tranh luận

về cách phân loại này (Meissner, 1864; Bentham, 1880; Pax, 1889; Kostermans,1957; Hutchinson, 1964; Rohwer, 1993) nhưng đến nay nó vẫn được công nhậnrộng rãi trên thế giới

G Lorea-Hemández (1996) đã xây dựng khóa phân loại cho 55 loài thuộc chi

Cinnamomum thuộc khu vực Châu Mỹ và cho rằng, kích thước của các loài thuộc

chi Cinnamomum phụ thuộc vào điều kiện khí hậu Các loài có phân bố ở khu vực Trung và Nam Mỹ thường là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt trên 30 m như: C.

breedlovei, C effusum,… trong khi ở những vùng nóng hoặc khô hơn thường là cây

gỗ nhỏ hoặc cây bụi như C haussknechtii, C uninervium,… Đặc điểm chung các

loài thuộc chi này là vỏ thường nhẵn, màu sáng, nâu, nâu đỏ, nâu xám hoặc xám vàthường được bao phủ bởi địa y; cành non có thể có lông dày hoặc thưa; lá mọc

cách; chiều rộng biến động lớn; dài 5-15 cm, ngoại trừ loài C formicarium có lá dài

tới 60 cm, rộng 30 cm; mặt trên và mặt dưới lá thường khác nhau về màu sắc, trong

đó mặt dưới thường màu sáng hơn; lá bắc nhỏ tồn tại ở phần gốc của cụm hoa sớmrụng nhưng cũng có loài tồn tại cho tới khi quả trưởng thành; cụm hoa thường ở

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 21

nách lá; hoa nhỏ, lưỡng tính; cây thụ phấn chéo; quả hạch, có cuống nhỏ, mỗi quảchứa 1 hạt Kostermans (1961), P.N Ravindran và cộng sự, (2004), Soh Wuu-Kuang (2011),… cho rằng có 4 đặc điểm chính có thể sử dụng để phân biệt các loài

thuộc chi Cinamomum bao gồm: (i) chiều dài của gân lá; (ii) mặt lá có lông; (iii) đế

quả; (iv) số lượng tế bào bao phấn của nhị hoa

* Đặc điểm phân bố, sinh thái:

Ở Châu Mỹ, các loài thuộc chi Cinnamomum có phân bố ở vùng trung tâm

của Mexico đến phía Nam của Brazil, Paraguay và phía Bắc Argentina (Bernardi,1962) Đa số các loài có phân bố ở độ cao 1.000-2.000 m (30 loài), và chỉ có 8 loàiphân bố ở độ cao dưới 500 m, 3 loài phân bố ở độ cao trên 2.500 m Phần lớn cácloài có xu hướng phân bố ở vùng đất ẩm thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đớinhưng cũng có một số phân bố ở điều kiện khô hạn hơn (G Lorea-Hemández,

1996) Ở Borneo có khoảng 33 loài thuộc chi Cinnamomum Chúng mọc từ rừng

núi thấp cho đến rừng núi cao với độ cao lên tới 2.500 m ở cả 2 dạng rừng nguyênsinh và thứ sinh, trên nhiều loại đất khác nhau, ngoại trừ núi đá vôi (Soh Wuu-Kuang 2011)

G Lorea-Hemández (1996), Soh Wuu-Kuang (2011) đã mô tả phân bố, sinh

thái của 88 loài thuộc chi Cinnamomum thuộc khu vực Châu Mỹ và Borneo nhưng

các thông tin ít và tản mạn Đây cũng là tình trạng chung của nhiều loài khác thuộcchi này trên toàn thế giới Theo Manhu và cộng sự (2017), trong tổng số 369 loài đã

được ghi nhận thuộc Cinnamomum trên thế giới nhưng chỉ có khoảng 40 loài được

nghiên cứu về đặc điểm sinh học ở các mức độ khác nhau, trong đó có 5 loài được

nghiên cứu nhiều nhất là: C verum, C cassia, C zeylanicum, C camphora, và C.

osmophloeum Điều này cho thấy, tiềm năng nghiên cứu các loài thuộc chi Cinnamomum còn rất lớn.

* Giá trị sử dụng:

Nhiều loài thuộc chi Cinnamomum được biết đến là cây đa tác dụng Trong

các bộ phận vỏ, lá, thân gỗ, rễ của cây có chứa tinh dầu và được ứng dụng rộng rãi

trong lĩnh vực gia vị, hương liệu, dược liệu Hai loài được biết đến nhiều nhất là C.

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 22

Camphora và C verum, trong đó C Camphora được trồng để chiết suất long não

(Camphor); còn C verum được trồng làm gia vị hoặc chiết suất tinh dầu sử dụng

trong công nghệ dược phẩm, thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt nổi tiếng

ở Sri Lanka Một số loài khác cũng được dùng để làm gia vị, hương liệu, dược

phẩm,… như loài C cassia, C iners, C malabathrum, C nitidum, C tamala (Guenther, 1950; Kostermans, 1986) Ngoài ra, một số loài thuộc chi Cinnamomum

có thể được sử dụng để lấy gỗ làm đồ nội thất như: C javanicum (cao đến 35 m, đường kính 35 cm); C lawang (cao đến 27 m, đường kính 72 cm), C politum (cao

đến 30 m, đường kính 72 cm),… Gỗ có chứa tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, không

bị mối mọt (Soh Wuu-Kuang, 2011)

* Đa dạng di truyền:

Cinnamomum cũng là chi có nhiều nguồn gen quý cần được bảo tồn, với 8

loài được sách đỏ thế giới xếp vào mức rất nguy cấp (CR); 39 loài ở mức nguy cấp(EN); và 23 loài sắp nguy cấp (VU) (IUCN, 2023) Do vậy, việc nghiên cứu đa

dạng di truyền nguồn gen quần thể và các loài thuộc chi Cinnamomum phục vụ cho

công tác bảo tồn và phát triển bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu ở Trung

Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Matara, Canada và Nhật Bản quan tâm (Yan và cộng sự,

2017, Kameyama và cộng sự, 2017; Gwari và cộng sự, 2016; Sandigawad và Patil,

2011; Joy và Maridass, 2008) Yan và cộng sự (2017) lần đầu tiên giải mã toàn bộ

hệ gen thông tin của loài Long não dầu (C longepaniculatum) bằng kỹ thuật giải

trình tự thế hệ mới (Illumina) và đã nhận dạng được 23.463 chuỗi lặp lại đơn giản(microsatellite, SSR) Các phát hiện này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cácđoạn chứa SSR và cung cấp một bộ chỉ thị phân tử SSR sử dụng để phân tích sựkhác biệt giữa các bộ gen của Long não dầu và các loài khác trong cùng một chi,

họ, cũng như nghiên cứu sự đa dạng di truyền và nhân giống của loài này trong tương lai Kameyama và cộng sự (2017) sử dụng 11 chỉ thị phân tử SSR để phân tích sự khác biệt di truyền cho loài Long não (C camphora) từ 817 mẫu cây ước

tính hàng trăm đến hàng ngìn năm tuổi tại Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan Kếtquả phân tích đã chỉ ra sự khác biệt về di truyền giữa các khu vực địa lý (Nhật Bản

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 23

với Trung Quốc và Đài Loan) và giảm sự đa dạng di truyền ở Nhật Bản có thể đượccho là sự cô lập về mặt địa lý lâu dài Cũng theo hướng này, Gwari và cộng sự(2016) đã sử dụng chỉ thị RAPD và ISSR để nghiên cứu cấu trúc di truyền quần thể

loài Quế (C tamala) thu được từ 3 địa điểm khác nhau của Uttarakhand Himalaya,

Ấn Độ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự biến đổi di truyền cao trong loài Quế

và các dấu hiệu ISSR hữu ích đối với các nghiên cứu sự đa dạng di truyền và mốiquan hệ di truyền giữa các quần thể trong loài Joy và cộng sự (2008) cũng đã sửdụng chỉ thị phân tử RAPD để phân tích đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền

giữa 9 loài trong chi Cinnamomum như: C cassia, C riparium, C macrocarpum,

C perrotteiti, C wightii, C citronella, C glaucense, C verum và C malabaratum.

Kết quả gợi ý rằng các mối quan hệ di truyền trong các loài thuộc chi Quế sử dụngchỉ thị RAPD có thể hữu ích cho việc cải thiện giống cây trồng và là cách hiệu quả

để bảo tồn nguồn gen cũng như sử dụng những loài này

1.1.1.2 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nhân giống:

Một số loài thuộc chi Cinnamomum có thể nhân giống bằng cả 2 hình thức

vô tính và hữu tính nhưng nhân giống hữu tính vẫn phổ biến nhất hiện nay Hạt của

các loài thuộc chi Cinnamomum nhanh mất sức nảy mầm nên việc nghiên cứu kỹ

thuật thu hái và bảo quản rất quan trọng Hạt Long não bảo quản trong điều kiệnnhiệt độ 50C có thể duy trì được sức nảy mầm 1 năm Trước đây, một số quan điểmcho rằng, hạt Long não sẽ mất sức nảy mầm nhanh nếu bảo quản khô trong điềukiện nhiệt độ phòng Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, khi hạt đượcbảo quản ở điều kiện như vậy vẫn duy trì được sức nảy mầm 25% sau 6 tháng bảoquản (Orwa và cộng sự, 2009)

Cây Quế đã được thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.Kết quả bước đầu cho thấy, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng NAA và BAP ở nồng

độ 0,5 mg/l có tác dụng tốt cho ra rễ Tuy nhiên, có rất ít thông tin về môi trườngnuôi cấy cũng như tỷ lệ thành công (J Ranatunga và cộng sự, 2004) Theo K.Nirmal Badu và cộng sự (2003), Long não có thể được nhân giống bằng hạt, chiếtcành, giâm hom cành hoặc chồi rễ Tuy nhiên, các phương pháp này cho hệ số nhân

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 24

giống thấp hơn nhiều so với nuôi cấy mô để tạo cây giống chất lượng cao phục vụtrồng rừng quy mô lớn Vật liệu được lấy từ đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn cây mẹ

tốt nhất đối với sự hình thành chồi trong bình nuôi cấy Cây con sau khi tạo rễ đượccấy vào trong cốc nhiệt điện, sau đó cấy vào các túi PE để huấn luyện cây trước khiđem trồng Cây con trồng rừng đạt tỷ lệ sống trên 90%, sinh trưởng tốt, đồng đều.Điều này cho thấy, nuôi cấy mô có thể là phương thức nhân giống triển vọng đối

với nhiều loài cây khác thuộc chi Cinnamomum trong tương lai.

1.1.1.3 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng rừng:

Mặc dù có số lượng loài phong phú nhưng số loài được nghiên cứu về kỹ

thuật gây trồng thuộc chi Cinnamomum lại chưa nhiều, phổ biến vẫn là các loài quế (C verum; C cassia; C burmannii) và Long não (C camphora) Kỹ thuật trồng có

sự khác biệt giữa các loài và các quốc gia hoặc khu vực Quế Sri Lanka (C verum)

được trồng mật độ khá dày 14.000 cây/ha (1,2 m x 0,6 m) và trồng theo khóm bằngcây con (3 cây/hố) hoặc gieo hạt trực tiếp, hố có kích thước 30 cm x 30 cm x 30 cm

để kinh doanh cây chồi lấy vỏ và lá chiết xuất tinh dầu (J Ranatunga và cộng sự,

2004) Ở Ấn Độ, Quế (C verum) được trồng với mật độ 1.660 cây/ha (3 m x 2 m).

Cây con được gieo trên luống và trồng khi cây 4-5 tuổi Khi cây 8-10 tuổi bắt đầukhai thác lá cho đến hàng trăm tuổi (Akhil Baruah và Subhan C Nath, 2004) Ở

Trung Quốc, Quế Bình là địa phương trồng Quế (C cassia) nhiều nhất tỉnh Quảng

Tây, chiếm khoảng 40% diện tích đất rừng Hạt giống Quế được thu từ các câytrong vườn của hộ gia đình tại địa phương Cây giống để trồng rừng 2 năm tuổi cóchiều cao trên 50 cm Mục tiêu trồng Quế ở đây là lấy vỏ nhưng trước khi khai thác

có thể tận thu lá để chưng cất tinh dầu (dẫn theo Nguyễn Kim Đào, 2003) Ở

Indonesia hạt Quế (C burmannii) được gieo trên luống rộng 1 m, với cự ly 5 cm x 5

cm, độ sâu lấp hạt 1 cm trong vườn ươm có bón phân và che bóng Sau 15-20 ngàyhạt bắt đầu nảy mầm Khi cây con 2 tháng tuổi được cấy vào bầu PE và huấn luyệnbằng việc giảm dần mức độ che sáng cho đến trước khi trồng rừng Cự ly trồng phổ

biến 1 m x 1 m, kích thước hố 30 cm x 30 cm x 30 cm Quế (C verum) trồng ở Sri

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 25

Lanka thường được bón phân NPK (23-7-15) 2 lần/năm trong 3 năm đầu với lượngbón năm thứ nhất 200 kg/ha, năm thứ hai 400 kg/ha và năm thứ ba 600 kg/ha (J.Ranatunga và cộng sự, 2004) Còn tại Ấn Độ, phân bón được khuyến cáo dùng bón

Quế (C verum) là NPK (15-15-15), lượng bón tương tự như đối với trồng ở Sri

Lanka (Akhil Baruah và Subhan C Nath, 2004) Việc tạo lập môi trường ban đầu

cho trồng quế cũng đã được quan tâm Ở vùng Sumatra loài Tephrosia candia được

khuyến cáo như loài cây phù trợ cho Quế Loài cây này được gieo theo hàng với cự

ly 1 m trước khi trồng Quế 6 tháng Sau đó Quế được trồng trong hàng Tephrosia

candia Cành của cây Tephrosia candia được cắt và rải đều trên mặt đất (J.

Ranatunga và cộng sự, 2004) Ở Ấn Độ, Quế có thể được trồng xen với cây nôngnghiệp như Lạc và Gừng trong 1 - 2 năm đầu Quế được chăm sóc như đối với câyrừng Ngoài chăm sóc và phân bón, tác động duy nhất là tỉa các cành thấp ở thâncây (Akhil Baruah và Subhan C Nath, 2004)

Long não được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản Chínhphủ Nhật Bản đã trồng Long não quy mô lớn để đáp ứng nguồn nguyên liệu chongành công nghiệp sản xuất tinh dầu Tới năm 1947 toàn nước Nhật có khoảng 12triệu cây Long não có thể thu được 40.000 tấn tinh dầu Đến năm 1952, Nhật Bản

có khoảng 13.750 ha rừng Long não do nhà nước quản lý không kể số rừng của tưnhân mà nhà nước khuyên khích phát triển Ở Đài Loan, năm 1900, Chính phủ đãbắt đầu một chương trình trồng rừng Long não trên quy mô lớn, có hệ thống và tớinăm 1950, Đài Loan đã trồng thêm được 44.000 ha Tại Trung Quốc, việc chuẩn bịđất trồng Long não bao gồm cày, xới toàn diện sâu 30 cm, sau đó cuốc hố kíchthước 60 cm x 60 cm x 50 cm Thời vụ trồng rừng tùy thuộc vào điều kiện thời tiếttừng khu vực, nhưng thường là đầu mùa mưa Cây được trồng mật độ dày, khoảngcách 2 m x 2 m (2.500 cây/ha) hoặc 1,8 m x 3,5 m (1.587 cây/ha) với mục tiêu khaithác cành, lá để chiết xuất tinh dầu Rừng trồng đến tuổi 5 có thể khai thác cành, lásau đó vun gốc cho cây phát triển chồi cho lần khai thác tiếp theo (Orwa và cộng

sự, 2009)

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 26

1.1.2 Nghiên cứu về loài Vù hương

Theo một số trang Web có uy tín về định danh tên khoa học của thực vật ởtrên thế giới như http://www.theplantlist.org (Vườn thực vật hoàng gia Kew vàVườn Bách thảo Missouri thành lập năm 2010) hoặc https://tropicos.org (VườnBách thảo Missouri thành lập năm 1982) Vù hương có tên khoa học là

Cinnamomum balansae H.Lecomte, thuộc chi Cinnamomum của họ Lauraceae.

Loài không có tên đồng nghĩa

Cho tới nay, loài Vù hương mới được ghi nhận ở Việt Nam (IUCN, 1998;IUCN, 2023) Do vậy, hầu như có rất ít các tài liệu nghiên cứu về loài Vù hương ởtrên thế giới, ngoài việc định danh tên khoa học và tình trạng nguồn gen của loài

Vù hương được sách đỏ thế giới ghi nhận lần đầu tiên năm 1998 và được xếp vàonhóm sẽ nguy cấp (VU) Tuy nhiên đến năm 2023, loài đã được chuyển sang nhómnguy cấp (EN) (IUCN, 2023) Điều này cho thấy công tác bảo tồn loài cần đượcquan tâm hơn trong thời gian tới

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu về chi Cinnamomum

1.2.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

* Tên gọi, phân loại, hình thái:

Ở nước ta, số loài thuộc chi Cinnamomum khá phong phú Năm 1991, Phạm

Hoàng Hộ đã mô tả tóm tắt đặc điểm hình thái, phân bố của 40 loài thuộc chi này vànăm 2003 tăng thêm 3 loài nâng tổng số lên 43 loài Nguyễn Kim Đào (1994) đãthống kê được 42 loài, năm 2003 thống kê được thêm 2 loài và một thứ, nâng tổng

số loài thống kê được lên 44 loài và 1 thứ (chiếm khoảng 12% tổng số loài của chi

Cinnamumum trên toàn thế giới).

Đặc điểm chung về hình thái của các loài thuộc chi Cinnamomum này là cây

gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ Trong thân thường có tế bào chứa tinh dầu thơm Cành nonthường xanh, chồi có nhiều vảy bọc Lá đơn mọc cách không có lá kèm, có 3 gângốc Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính khác gốc, ít khi tạp tính, mẫu 3 Hoa tự tán hoặcxim viên chùy ở đầu cành hoặc nách lá Cánh đài xòe rộng hoặc quặp xuống không

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 27

bao quả Đế hoa hình đĩa hoặc chậu đỡ quả Quả nhỏ hình cầu hoặc hình trứng,đường kính thường < 3 cm (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2006).

* Đặc điểm phân bố, sinh thái:

Đặc điểm phân bố của loài theo đai cao; đặc điểm đất đai, khí hậu nơi loàiphân bố tự nhiên là căn cứ quan trọng để xác định điều kiện gây trồng Liên quantới lĩnh vực này đã có một số tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu đối với một

số loài có giá trị kinh tế thuộc chi Cinnamomum Một số kết quả cụ thể như sau:

Trần Hợp (1997) đã mô tả một số thông tin cơ bản về phân bố, sinh thái của

hơn 20 loài thuộc chi Cinnamomum bao gồm loài Vù hương (C balansae) và nhiều loài có giá trị khác như: Re gừng (C bejolghota - C obtusifolium), Long não (C.

camphora), Quế (C cassia), Re hương (C parthenoxylon), Từ các kết quả đánh

giá cho thấy, phần lớn các loài thuộc chi Cinnamomum hơi chịu bóng khi còn nhỏ,

sau ưa sáng

Quế có phân bố tự nhiên ở độ cao 500 m trở xuống ở các tỉnh Nghệ An,Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ninh; cây ưa sáng, lúc nhỏ hơi chịu bóng, thích hợp ởkhu vực có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ bình quân năm 19-22,50C, lượng mưa bìnhquân năm 1.200-2.000 mm; cây ưa đất tầng dầy, chua (pH 4,5-5,5), thoát nước, pháttriển trên đá mẹ granit, sa thạch (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2006) Quế dưới 1tuổi chịu bóng và nhu cầu ánh sáng tăng dần đến 3 tuổi thì ưa sáng hoàn toàn (ĐỗThanh Hoa, 1977; Trần Hợp, 1984; Hoàng Cầu, 1993; Phạm Xuân Hoàn, 2001)

Long não có phân bố rải rác trong rừng thứ sinh ở hầu hết các tỉnh của nướcta; cây trưởng thành ưa sáng, lúc nhỏ cần che bóng; cây có khả năng tái sinh hạt vàchồi tốt (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2006) Cây sống được trên nhiều loại đất,mọc tốt trên đất sét ẩm phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, tầng đấtdầy, mát, có nhiều mùn, pH dao động từ 4,5-6,0 Long não phân bố ở đai cao dưới1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm dao động 20-230C, lượngmưa trung bình năm 1.500-2.000 mm (Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương chọnloài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam, 2004)

Re gừng có phân bố ở độ cao 200m so với mực nước biển trở lên, ở các trạng

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 28

thái rừng thứ sinh thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, TháiNguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk(Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2003; Viện điều tra quy hoạch rừng, 2009) Cây phân bố

ở nơi có lượng mưa bình quân năm 800-2.500 mm, nhiệt độ trung bình năm

20-220C, độ cao 50-1.500 m Cây lúc nhỏ chịu bóng, cây trưởng thành ưa sáng hoàntoàn Cây sinh trưởng được trên nhiều loại đất, thích hợp với đất nâu đỏ, nâu vàng,phát triển trên đá bazan; đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất; đất vàng

đỏ phát triển trên đá mác ma axit Tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn, tỉnh PhúThọ, Re gừng là một trong những loài cây chiếm ưu thế ở trạng thái rừng Iib, vớimật độ Re gừng ở tầng cây cao dao động 60-75 cây/ha, hệ số tổ thành tầng cây caodao động 8,5-22,0 %; khả năng tái sinh của Re gừng tốt, với mật độ cây tái sinh daođộng 1.040-2.640 cây/ha (Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Huy Sơn, 2011)

Re hương có phân bố trong rừng thường xanh ẩm, phát triển trên núi đấthoặc núi đá vôi, ở độ cao 100-600m so với mực nước biển thuộc các tỉnh Cao Bằng,Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị và Đà Nẵng (Nguyễn Tiến Bân

và cộng sự, 2007) Do bị khai thác cạn kiệt để lấy gỗ và tinh dầu nên số lượng cây

Re hương trưởng thành trong tự nhiên hiện còn không nhiều Cây có khả năng táisinh chồi và tái sinh hạt nhưng mật độ cây tái sinh thấp Kết quả điều tra ở các trạngthái rừng tự nhiên tại VQG Bạch Mã cho thấy, mật độ Re hương tái sinh chỉ daođộng 80-120 cây/ha (Lê Thị Diên và cộng sự, 2010) Tại khu vực Hang Kia - Pà Còcủa tỉnh Hòa Bình, Re hương có phân bố ở các trạng thái rừng tự nhiên đã bị tácđộng mạnh hoặc rừng phục hồi Tuy nhiên không phát hiện các cây lớn, chỉ gặp câynhỏ hoặc cây tái sinh Cây có khả năng tái sinh chồi rất mạnh, tái sinh hạt kém(Phùng Văn Phê và cộng sự, 2013)

* Giá trị sử dụng:

Các loài thuộc chi Cinnamomum rất đa dạng về giá trị sử dụng, bao gồm cho

gỗ, làm thuốc, cho dầu béo và tinh dầu, đặc biệt giá trị tinh dầu rất được quan tâm(Nguyễn Kim Đào, 2003; Lê Công Sơn, 2013; Lê Công Sơn, Dương Đức Huyến,

Đỗ Ngọc Đài, 2013)

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 29

Theo Nguyễn Mê Linh và cộng sự (1989), Quế trồng ở Việt Nam có hàmlượng tinh dầu biến động 1,1-4,0 % là cao hơn các nước khác bình quân từ 1-2 %.Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế thay đổi 0,5-5 % và trung bình là 1-2 %, trong lá0,5-0,6 %, trong cành 0,3-0,33 % Thành phần chủ yếu của tinh dầu quế làCinnamic Aldehyde với hàm lượng từ 65-95% Giá trị tinh dầu thay đổi tùy theovùng và bộ phận lấy mẫu (Đỗ Tất Lợi, 1985)

Re hương (C parthenoxylon) có thành phần chính trong tinh dầu chiết suất

từ gỗ là Safrole (90,3 %) Hàm lượng Safrole tối đa trong tinh dầu thu ở gỗ rễ đạt

>90 %, với hàm lượng tinh dầu dao động từ 3,20-3,56 %, và tinh dầu này hầu nhưchỉ chứa methyleugenol với hàm lượng 97-98 % Về mặt tích lũy tinh dầu, Safrolechủ yếu ở phần gỗ, đặc biệt là gỗ rễ, ở phần vỏ ít hơn và giảm dần từ vỏ rễ đến vỏthân và thấp nhất ở lá Ngược lại, methyleugenol có nhiều ở phần vỏ, tăng dần từ vỏ

rễ đến vỏ thân và cao nhất ở lá (Nguyễn Xuân Dũng, 1996; Nguyễn Thị Tâm vàcộng sự, 1996; Đỗ Tất Lợi, 2004; Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2006) Theo các tác giả,thành phần chính trong tinh dầu Re hương phụ thuộc vào bộ phận thu mẫu, thậm chí

có sự khác biệt giữa các cá thể trong quần thể

Hoàng Văn Chính (2019) khi nghiên cứu về tinh dầu loài Re xanh phấn (C.

glaucescens) tại VQG Bến En cho thấy: Hàm lượng tinh dầu trong lá 0,42 %; đã

phân lập được 43 chất có chứa trong tinh dầu, các chất chính gồm Graniol (36,2 %),Terpinen-4-ol (19,7 %), α-Pinen (6,0 %), Sabinen (6,0 %) và Limonen (5,2 %).Theo Lưu Đàm Cư và cộng sự (2020), hàm lượng tinh dầu trong lá Re xanh phấn ởTây Nguyên là 0,125 %, thấp hơn so với mẫu tinh dầu thu tại VQG Bến En Thànhphần chính của tinh dầu lá thu ở khu vực Tây Nguyên là α-phellandrene (64,0%),1(6),4-diene-trans cadina (14,97 %), terpinolene (7,66 %) là có sự khác biệt đáng kểvới mẫu thu tại VQG Bến En của Hoàng Văn Chính (2019)

Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu về tinh dầu 1 số loài thuộc chi Cinnamomum

của các tác giả như: Nguyễn Xuân Dũng (1996), Lê Công Sơn (2013), Đỗ Ngọc Đại

và cộng sự (2020), Lê Duy Linh (2020), kết quả cho thấy: Quế cam bốt hay còn gọi

là Re lá dày (C Cambodianum) tinh dầu có thành phần chính là -terpineol (33,4

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 30

%), linalool (22,4 %) và terpinen-4-ol (13,3 %); Quế hoa trắng hay Re lá cong (C.

Albiflorum) thành phần chính là eugenol (37,0 %), 1,8-cineol (29,2 %); loài C.

(2,7 %); Quế lợn C iners là α-phellandrene (38,88 %), α-pinene (18,7 %), cymene (8,51 %), terpinen-ol-1 (7,46 %), terpinen-4-ol (6,93 %); Quế tuyệt C.

O-magnificum chứa 1,8-cineole (60,43 %), α-terpineol (12,08 %); tinh dầu vỏ thân

Quế bời lời C polyadelphum có chất chính 1,8-cineole (53,78 %), O-cymene (11,52

%), Spathulenol (11,09 %),… Tuy nhiên, các dẫn liệu về thành phần hóa học và tác

dụng sinh học của tinh dầu Vù hương (C balansae) hầu như ít được công bố.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, hầu hết các tác giả chỉ tập trung đánh giá

giá trị nguồn gen tinh dầu của các loài thuộc chi Cinnamomum, giá trị khai thác gỗ

còn ít được quan tâm Mặt khác, các nghiên cứu mới chỉ đánh giá hàm lượng vàthành phần hóa học của tinh dầu mà ít các minh chứng khoa học về tác dụng sinhhọc Điều này phần nào hạn chế giá trị sử dụng của chúng

* Đa dạng di truyền:

Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể và loài thực vật phục vụ chocông tác bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen một số loài có giá trị thuộc chi

Cinnamomum đã được một số tác giả trong nước quan tâm.

Hà Văn Huân (2015) đã sử dụng kỹ thuật PCR-RADP trong phân tích đadạng và quan hệ di truyền của quần thể Long não trồng rừng thực nghiệm củatrường Đại học Lâm nghiệp Kết quả cho thấy quần thể Long não ở đây có mức độ

đa dạng di truyền cao Tương tự, Hà Thị Phúc và cộng sự (2015) đã nghiên cứu tính

đa dạng di truyền của các quần thể Quế (C cassia) trồng ở hai vùng Mã Đà và Cát

Tiên, tỉnh Đồng Nai Các tác giả đã phát hiện được 2 băng đa hình với kích thướckhoảng 1,4 kb với mồi OPA4 và OPA12, một băng có kích thước khoảng 1,6 kb vớimồi OPA10 Các băng này chỉ có ở mẫu Mã Đà, không có ở mẫu Cát Tiên Tuynhiên các tác giả chưa đánh giá được mức độ tương đồng di truyền của Quế trồng ởhai vùng địa lý khác nhau này Khuất Hữu Trung và cộng sự (2017) đã sử dụng chỉ

thị phân từ RAPD để đánh giá đa dạng di truyền của 32 mẫu giống Quế (C cassia)

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 31

ở Thanh Hóa Kết quả đã xác định được hệ số tương đồng di truyền của 32 mẫugiống Quế này dao động từ 0,67 đến 0,97 và được chia thành 6 nhóm lớn Các tácgiả đã đề cập sâu hơn về bản chất di truyền quần thể và loài liên quan đến sự suygiảm mức độ đa dạng di truyền Các nghiên cứu cho thấy sự suy giảm tính đa dạng

di truyền liên quan đến kích thước quần thể nhỏ và số lượng quần thể ít và cô lập.Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu đa dạng di truyềnquần thể tự nhiên của các loài trong chi Quế, đặc biệt là loài Vù hương

1.2.1.2 Nghiên cứu về nhân giống:

Hạt giống các loài thuộc chi Cinnamomum đều mất mức nảy mầm rất nhanh

nên các nghiên cứu về bảo quản hạt giống khá được quan tâm Theo Nguyễn HuySơn, Phạm Văn Tuấn (2006), hạt giống quế nếu bảo quản theo phương pháp cất trữtruyền thống (trộn hạt với cát ẩm bảo quản nơi râm mát), thời gian bảo quản chỉ 2-3tuần, nhưng nếu bảo quản trong điều kiện 50C và độ ẩm hạt lớn hơn 40 % (độ ẩmban đầu của hạt), sau 9 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 25 % Nguyễn Đức Kiên vàcộng sự (2012) cho rằng, hạt Re gừng sau khi thu hái, sơ chế có độ ẩm ban đầukhoảng 37 %, có thể đạt tỷ lệ nảy mầm xấp xỉ 90% Tuy nhiên, nếu hút ẩm để giảm

độ ẩm lô hạt xuống 25 % thì tỷ lệ nảy mầm lô hạt giảm rất nhanh, và mất hoàn toànsức nảy mầm nếu rút ẩm xuống dưới 20 % Hạt Re gừng bảo quản tốt nhất ở nhiệt

độ -300C, độ ẩm hạt từ 30-37 % có thể duy trì được tỷ lệ nảy mầm 30-40% sau 6tháng; ở nhiệt độ -50C với độ ẩm hạt 30-37 % có thể duy trì tỷ lệ nảy mầm 45-55 %sau 3 tháng; và nếu bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì hạt giống chỉ còn duy trìđược tỷ lệ nảy mầm ở mức 30 % sau 1 tháng bảo quản Các kết quả nghiên cứukhác về ảnh hưởng của độ ẩm hạt tới tỷ lệ nảy mầm của các loại hạt có chứa tinhdầu khác như: Giổi xanh, Hồi, cho kết luận tương tự, hạt đạt tỷ lệ nảy mầm caonhất khi giữ nguyên độ ẩm ban đầu mà không cần rút ẩm

Các loài thuộc chi Cinnamomum thường chịu bóng khi còn nhỏ nhưng mức

độ thay đổi theo từng loài và giai đoạn tuổi Quế mới gieo ươm thích hợp ở tỷ lệ chesáng từ 75-100 % ánh sáng trực xạ, sau đó giảm xuống khoảng 50 % ở giai đoạncây con được 5-12 tháng tuổi (Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn, 2006) Re gừng ở

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 32

giai đoạn đầu gieo ươm thích hợp ở tỷ lệ che sáng 40-50 %, sau đó điều chỉnhxuống còn 25 % khi cây được 3-4 tháng tuổi (Nguyễn Bá Chất, 2002a; 2002b).Thành phần hỗn hợp ruột bầu và chế độ bón thúc có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởngcủa cây con giai đoạn vườn ươm Theo Nguyễn Bá Chất (2002a; 2002b) có thể sửdụng bầu PE, có kích thước 8 cm x 12 cm, ruột bầu là đất có thành phần cơ giớinhẹ, trộn 10-15 % phân chuồng hoai để gieo ươm hạt Re gừng Khi cây con được 4tháng bón thúc phân NPK với lượng bón 0,1 g/cây (Nguyễn Bá Chất, 2002a;Nguyễn Văn Tiến, 2012).

Bên cạnh phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt, một số loài thuộc

chi Cinnamomum cũng đã được thử nghiệm các phương pháp nhân giống khác như

giâm hom, phương pháp ghép hoặc nuôi cấy mô

Quế được thử nghiệm giâm hom từ khá sớm (Nguyễn Thị The, 1996; HoànCầu, 2000) Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộcvào tuổi cây lấy hom, mùa vụ giâm hom, loại và nồng độ chất kích thích ra rễ, Quế có thể giâm hom bằng hom cành hay hom chồi vượt ở cây mẹ 1-7 tuổi, hom dài5-7 cm, có 2 lá, mỗi lá cắt để lại 1/2 đến 1/3 phiến lá Hiệu quả giâm hom ở vụ Hèbằng các chất kích thích ra rễ IAA, IBA, ABT1 (nồng độ 0,5-1,5 %) giao động từ43,2-76,9 % là tốt hơn vụ Xuân, chỉ đạt 5,1-34,9 % và tốt hơn hẳn đối chứng(không xử lý chất kích thích ra rễ) chỉ đạt 5,7-6,3 % ở cả 2 vụ giâm hom; sử dụngIBA nồng độ 1 %, giâm hom vào vụ Hè cho hiệu quả ra rễ cao nhất đạt 76,9 %(Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Huy Sơn, 2007) Sử dụng phương pháp ghép nêm đểnhân giống Quế bằng phương pháp ghép có triển vọng hơn các phương pháp ghépmắt, ghép áp và giâm hom; thời vụ ghép thích hợp nhất vào tháng 10; đường kínhgốc ghép thích hợp nhất từ 0,5-0,7cm; vật liệu ghép lấy từ cây 10-13 năm tuổi, tỷ lệsống của cây ghép đạt từ 55,6-63,3%, cao hơn vật liệu ghép lấy từ cây trên 13 nămtuổi chỉ đạt dưới 50% (Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Huy Sơn, 2007) Nguyễn ĐứcKiên và cộng sự (2012) đã thử nghiệm giâm hom Re gừng bằng IBA, IAA, NAA ở

4 mức nồng độ 0,5 %; 1,0 %; 1,5 %; và 2 % Kết quả cho thấy, Re gừng đạt hiệuquả ra rễ cao nhất (68,9 %) khi xử lý bằng IBA nồng độ 1,5 % Phùng Văn Phê

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 33

(2012), khi thực hiện giâm hom cây Re hương (C parthenoxylon) ở VQG Tam Đảo

bằng các loại chất kích thích IBA, IAA và NAA ở các nồng độ 150 ppm, 200 ppm,

250 ppm, 300 ppm cho thấy, sử dụng IBA nồng độ 250 ppm, thời gian xử lý 30phút, giá thể giâm hom 60 % cát vàng + 40 % mùn cưa là phù hợp nhất (cho tỷ lệ ra

rễ cao nhất 75,6%) Lê Hồng Én và Nguyễn Thanh Nguyên (2020) đã thử nghiệmảnh hưởng của 3 loại chất kích thích ra rễ α-NAA, IAA và β-IBA ở 4 nồng độ 0,5

%, 1 %, 1,5 % và 2 % đến khả năng ra rễ của hom Re hương Hom bánh tẻ được lấy

từ cây mẹ khoảng 20 năm tuổi Kết quả cho thấy, sử dụng β-IBA 1,0 % cho hiệuquả ra rễ cao nhất đạt 64,44 % Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2012) khi thực hiệnnuôi cấy mô Re gừng cho thấy, phương pháp khử trùng bằng HgCl2 ở nồng độ 0,1

% với thời gian 8 phút là tối ưu, cho tỷ lệ bật chồi 29 % Môi trường tái sinh chồi

MS đạt hệ số nhân chồi cao nhất 1,36 chồi/cụm chồi và chỉ tiêu chiều dài chồi cũngđạt cao nhất trong các công thức thí nghiệm, đạt 1,36 cm Môi trường MS + BAPnồng độ 2,0mg/l là môi trường thích hợp nhất cho nhân chồi Re gừng với hệ sốnhân chồi đạt 1,59 và chiều dài chồi đạt 1,31 cm Kết quả tương tự khi thử nghiệmnuôi cấy mô với loài Re hương cho thấy, khử trùng chồi non thông qua HgCl2 0,1 %trong 5 phút cho tỷ lệ mẫu sạch và nảy chồi 38,9 % Môi trường tái sinh chồi hiệuquả là MS, bổ sung 0,5 mg/l BAP và 0,1 mg/l kinetine Nhân nhanh chồi trong môitrường MS, bổ sung 2,2 mg/l BAP, 0,1 mg/l kinetine và 0,1 mg/l NAA Giai đoạn ra

rễ cần bổ sung vào môi trường MS 0,4 mg/l NAA cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 94,4%(Khuất Thị Hải Ninh và cộng sự, 2017)

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 34

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số TCLN ngày 05/01/2022 về việc “Ban hành hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm, trồng,

14/QĐ-BNN-chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm Quế (Cinnamomum

cassia BL)” theo đó quy định đầy đủ các bước từ xác định điều kiện trồng, thu hái

hạt giống, gieo ươm, tạo và chăm sóc cây con trong vườn ươm, kỹ thuật trồng,chăm sóc, bảo vệ và phòng trữ sâu bệnh hại cho cây Quế

Re gừng cũng được quan tâm nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Nguyễn AnhDũng (2011) đã sử dụng Re gừng để thiết kế các thí nghiệm về trồng rừng trên đấttrống (hỗn giao với cây bản địa khác, hỗn giao với Keo lai, trồng xen với Cốt khí),trồng dưới tán rừng Keo tai tượng và trồng bổ sung dưới tán rừng tự nhiên Kết quảđánh giá sau 5 năm cho thấy, tỷ lệ sống của Re gừng trong các thí nghiệm đạt rấtcao, dao động 87,8-91,1 % Tuy nhiên, Re gừng sinh trưởng chậm, lượng tăngtrưởng bình quân năm về đường kính gốc (D00) dao động 0,7-0,8 cm/năm; Hvn daođộng 0,7-0,8 m/năm Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2012) đã thực hiện thí nghiệmảnh hưởng của mật độ trồng (4 m x 4 m, 4 m x 3 m, 3 m x 3 m, 4 m x 2 m) tại VQGXuân Sơn, tỉnh Phú Thọ; và thí nghiệm ảnh hưởng của phương thức hỗn giao giữa

Re gừng và Keo tai tượng (1 hàng Re + 1 hàng Keo; 2 hàng Re + 2 hàng Keo; 4hàng Re + 4 hàng Keo), hỗn giao giữa Re gừng và cây bản địa (1 hàng Re + 1 hàngKháo vàng; 1 hàng Re + 1 hàng Dẻ đỏ; 1 hàng Re + 1 hàng Giổi xanh) tại huyệnBình Thanh, tỉnh Hòa Bình Kết quả cho thấy, ở tuổi 3, D00 của Re gừng dao động2,3-2,4 cm, Hvn dao động 2,5-2,7 m và chưa có sự khác biệt rõ rệt về thống kê.Hoàng Văn Thắng (2019) đã đánh giá sinh trưởng của cây Re gừng trong mô hìnhtrồng hỗn loài theo dải 3 hàng (3 hàng Re gừng + 3 hàng Xoan Đào) và mô hìnhhỗn loài Dẻ đỏ + Re gừng + Sồi phảng + Xoan đào (tỷ lệ 1:1) Kết quả đánh giá ởtuổi 13, sinh trưởng D1.3 của Re gừng dao động 14,6-16,4 cm, Hvn dao động 11,5-13,4 m, cây sinh trưởng tốt

1.2.2 Nghiên cứu về loài Vù hương

1.2.2.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

* Tên gọi, phân loại, hình thái, vật hậu:

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 35

Vù hương có tên khoa học Cinnamomum balansae H.Lecomte, thuộc chi Quế (Cinnamomum), họ Long não (Lauraceae) Tuy nhiên, còn có sự chưa thống

nhất về tên gọi tiếng Việt (Vù hương hay Gù hương) giữa các tài liệu và tác giả

trong nước Một số tài liệu, công trình nghiên cứu gọi loài Cinnamomum balansae

là Vù hương (Trần Hợp, 1997; Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2003) trong khi một

số tài liệu lại sử dụng tên gọi Gù hương (Sách đỏ Việt Nam, 2007; Nghị định84/2021/NĐ-CP) Như vậy, cả 2 nhóm tác giả đều sử dụng tên gọi Vù hương hoặc

Gù hương để chỉ loài Cinnamomum balansae, trong đó tên gọi Vù hương được

nhiều tác giả sử dụng hơn (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006; Hà Văn Tiệp, 2010;Nguyễn Viễn, 2015; Trần Ngọc Hải, 2016; Nguyễn Viễn, 2022)

Theo Trần Hợp (1997), Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2007), Vù hương làcây thường xanh, cao 25-35 m, có thể tới 50 m; đường kính 60-70 cm, có thể 1,2 m;gốc có bạnh vè Cành non nhẵn, lúc khô màu đen nhạt, với sọc nhỏ chạy dọc Vỏnứt dọc, mùi thơm, nhanh bị biến màu Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục dài hay bầudục rộng, nhẵn, dài 9-11 cm, rộng 4-5 cm, đầu nhọn với một mũi dài, gốc không cânđối và hơi nhọn; gân bên 4-5 đôi Cuống lá nhẵn, mặt trên lõm, cuống dài 2-3cm.Cụm hoa chùy ở nách lá, dài 4-5 cm, phủ lông ngắn màu nâu Hoa lưỡng tính, baohoa màu trắng nhạt; 6 thùy, hình bầu dục dài, phủ lông nhung ở mặt ngoài Nhị đực9; chỉ nhị nhẵn, ngắn; bao phấn 4 ô; 3 chiếc trong có 2 tuyến ở gốc Bầu dạng trứng,nhẵn; vòi ngắn, đầu dạng đĩa, nhỏ Quả hình cầu, đường kính 8-10 mm, đính trênmột đế hoa nửa cầu; cuống quả dày Tuy nhiên, 2 nhóm tác giả chưa có sự thốngnhất về thời gian ra hoa và quả chín của Vù hương Trần Hợp (1997) cho rằng, cây

ra hoa tháng 4, quả chín tháng 9-11 còn Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2007) lại chorằng cây ra hoa tháng 1-5, quả chín tháng 6-9 Điều này có thể do sự khác biệt vềvùng sinh thái nơi quan sát mẫu Nhìn chung các thông tin về vật hậu của loài cònchưa đầy đủ, chưa rõ thời điểm ra hoa, quả của từng vùng; chưa xác định được chu

kỳ sai quả,… nên gây khó khăn cho việc chủ động thu hái hạt giống phục vụ côngtác gieo ươm

* Đặc điểm phân bố, sinh thái:

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 36

Theo sách đỏ Việt Nam (2007), Vù hương có phân bố tại VQG Cúc Phương

và VQG Ba Vì Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Trần Hợp (1997), Vùhương có phân bố ở nhiều tỉnh như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, NinhBình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, vàKon Tum Các kết quả nghiên cứu bổ sung sau đó đã cho thấy cây còn có phân bố ởnhiều tỉnh khác như: VQG Bến En - tỉnh Thanh Hóa (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006;Trần Ngọc Hải và cộng sự, 2016); huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang (Vũ Tài Anh,Nguyễn Nghĩa Thìn, 2014; Hoàng Thị Hường, Đỗ Khắc Hùng, 2015); Khu bảo tồnthiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Phùng Văn Phê, Nguyễn Văn Lý, 2009;Trần Ngọc Hải và cộng sự, 2018); Khu BTTN Sốp Cộp - tỉnh Sơn La (Vũ Thị Liên

và cộng sự, 2019); Khu BTTN Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang (Chi cục Kiểm lâmtỉnh Bắc Giang, 2010); huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên (Lê Thị Thanh Hương

và cộng sự, 2013; Lê Thị Thanh Hương, 2015); VQG Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lắk(Bảo Huy và cộng sự, 2014) Cây có phân bố trong rừng thường xanh mưa ẩm nhiệtđới, rải rác ở rừng thứ sinh (Trần Hợp, 1997) Tại VQG Bến En, Vù hương phân bố

ở các trạng thái rừng IIb, IIIa1, IIIa2 và trạng thái cây gỗ hỗn giao tre nứa (TrầnNgọc Hải và cộng sự, 2016) Khu vực loài phân bố thường là vùng đồi và núi thấp,địa hình bằng phẳng hay dốc thoải (Trần Hợp, 1997) Tại VQG Bến En và VQGCúc Phương, Vù hương phân bố ở độ cao <600 m so với mực nước biển, độ dốc 10-

250 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006; Trần Ngọc Hải và cộng sự, 2016) Tuy nhiên, kếtquả khảo sát của Bảo Huy và cộng sự (2014) tại VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lắkcho thấy, cây có phân bố tương đối tập trung ở độ cao 1.078-1.534 m so với mựcnước biển, nơi có độ dốc 5-350 Tương tự, Phan Thanh Lâm (2016) khi khảo sát sựphân bố của loài Vù hương tại rừng quốc gia Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) cho thấy,cây Vù hương có phân bố rải rác ở độ cao 200-1.000 m Điều này cho thấy, đai caonơi loài phân bố tùy thuộc vào từng địa phương và vùng sinh thái

Vù hương phân bố trên các loại đất feralit, phù sa hay dốc tụ, có tầng đấtdầy, ẩm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thoát nước (Trần Hợp, 1997) Kếtquả khảo sát của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 37

Hóa cho thấy, cây có phân bố trên đất feralit vàng hoặc vàng đỏ phát triển trênphiến thạch Mica và Gnai, thuộc các trạng thái rừng thường xanh mưa mùa ẩm, núiđất hoặc núi đá vôi thoát nước, nhiều mùn Tại VQG Tam Đảo, Vù hương phân bốtrên đất feralit mùn vàng nhạt trên núi cao, phát triển trên đá Rionit, đá biến chấtnhư Diệp thạch, Phiến thạch và Sa thạch (Nguyễn Văn Tuân, 2013) Theo Trần Hợp(1997), Vù hương là cây trung tính, thiên về ưa sáng, tái sinh cần tàn che thưa,trưởng thành là cây ưa sáng hoàn toàn Kết quả này cho thấy sự khác biệt về nhucầu ánh sáng của Vù hương so với một số loài khác cùng chi hơi chịu bóng giaiđoạn đầu như Quế, Re gừng, Re hương, Long não Vù hương là cây trung tính,thiên về ưa sáng Như vậy, có thể không cần thiết lập môi trường che bóng giaiđoạn đầu khi trồng rừng Vù hương như một số loài nêu trên Tuy nhiên, việc cây táisinh cần độ tàn che thưa cho thấy, mức độ che sáng có ảnh hưởng tới tái sinh củaloài Điều này cần làm rõ hơn trong các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là ảnh hưởngcủa che sáng ở giai đoạn vườn ươm tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con.

Bên cạnh các nghiên cứu về phân bố, sinh thái (đất đai) thì các nghiên cứu vềđặc điểm cấu trúc, tái sinh, mối quan hệ giữa loài Vù hương với các loài trong quần

xã thực vật nơi có loài Vù hương phân bố cũng được quan tâm Theo Trần NgọcHải và cộng sự (2016), tại VQG Bến En mật độ Vù hương ở tầng cây cao rất thấp,dao động 2-11 cây/ha nên Vù hương ít có vai trò kiến tạo hoặc chi phối hoàn cảnhcủa lâm phần; không phát hiện thấy cây tái sinh của loài Vù hương trong lâm phần.Theo Bảo Huy và cộng sự (2014), tại khu vực VQG Chư Yang Sin, Vù hương cóquan hệ dương với các loài cây tiên phong ưa sáng như: Đỗ quyên, Sòi Kết quảtương tự được đưa ra khi Nguyễn Viễn và Cộng sự (2022) khi điều tra ở 3 vùng sinhthái (Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ) Kết quả cho thấy, số lượng và thànhphần loài cây bạn trong các lâm phần có sự khác biệt rất lớn, lên tới 82 loài (Mỡ,Máu chó, Thôi ba, Lim xẹt, Xoan đào,…) Từ các kết quả nghiên cứu này, các tácgiả cho rằng Vù hương không kén loài cây bạn đi kèm

* Giá trị sử dụng:

Gỗ Vù hương có mùi thơm, dác lõi không phân biệt, gỗ lõi có màu xám pha

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 38

hồng (Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Thị Tuyên, 2016) Gỗ tốt, không bị mối mọt, cómùi thơm nên rất được ưa chuộng để đóng đồ mộc giá trị cao, đóng tàu thuyền, trụmỏ,… (Trần Hợp, 1997; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006) Gỗ Vù hương không cầnphải bảo quản khi sử dụng ở điều kiện thông thường (TCVN 7958:2017) Ngoài ra,thân và rễ cây Vù hương còn được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian nhưthuốc trị vôi hóa cột sống của người Sán Chỉ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên(Lê Thị Thanh Hương và cộng sự, 2013) Theo tiêu chuẩn Việt Nam về phân loại gỗtheo mục đích sử dụng (TCVN 12619-1:2019) thì Vù hương được xếp vào loại I đểsản xuất đồ gỗ nội thất Đặc trưng của nhóm gỗ loại này là: Gỗ có vân đẹp, mặt gỗmịn; hệ số co rút thể tích dưới 0,5; khối lượng riêng 0,65-0,85 g/cm3; độ bền tựnhiên trên 7 năm

Bên cạnh giá trị về gỗ thì tinh dầu Vù hương còn gọi là tinh dầu xá xị rất cógiá trị Năm 1999, Nguyễn Mạnh Cường đã phân lập được 5 hợp chất thơm có cấutrúc thay đổi ở mạch nhánh trong lá Vù hương bao gồm: E isoeugenol methyl ete,Z-isoeugenol methyl ete, Eugenol methyl ete và 2 aldehyl thơm methylvanillin và

E-3,4-dimethoxycinnamaldehyde Các chất này được dùng rộng rãi trong công

nghiệp hương liệu, mỹ phẩm và bảo vệ thực vật Đây gần như là công trình duy nhấtđến nay được công bố về thành phần hóa học loài Vù hương

1.2.2.2 Nghiên cứu về nhân giống:

- Nhân giống bằng hạt:

Do nguồn hạt giống khan hiếm, số lượng cây mẹ gieo giống trong tự nhiêncòn lại không nhiều nên các nghiên cứu về nhân giống Vù hương bằng hạt còn ítđược quan tâm Nguyễn Viễn và cộng sự (2015) đã thử nghiệm gieo hạt Vù hươngnhưng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đạt khá thấp, trung bình chỉ đạt 53 % Tuy nhiên

do thiếu biện pháp chăm sóc phù hợp nên cây con sinh trưởng khá chậm, sau 6tháng gieo ươm cây chỉ đạt D00 trung bình 0,31 cm và Hvn 35,6 cm

- Nhân giống bằng hom:

Nghiên cứu nhân giống Vù hương bằng phương pháp giâm hom được thựchiện từ sớm, khá đa dạng và đạt được nhiều kết quả tốt Các nghiên cứu đã đánh giá

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 39

ảnh hưởng của loại và nồng độ chất kích thích ra rễ, mùa vụ giâm hom tới khả năng

ra rễ của hom giâm Có thể kể tới một số nghiên cứu sau:

Nguyễn Hoàng Nghĩa đã thí nghiệm giâm hom Vù hương bằng 4 loại chấtkích thích IAA, IBA, NAA và ABT1 ở 4 loại nồng độ 0,5 %, 1 %, 1,5 % và 2 %.Hom có chiều dài 15-17 cm được lấy từ cây mẹ khoảng 15 tuổi mọc rải rác trongrừng tự nhiên và vườn hộ Giá thể giâm hom là cát sạch trong vườn ươm có mái che

và hệ thống tưới phun tự động Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuốc kích thích ra rễ

đã giúp tăng tỷ lệ hom ra rễ lên 1,5-2,0 lần so với không sử dụng Sử dụng IAAhoặc ABT1 nồng độ 1,5 % cho hiệu quả ra rễ cao nhất (80 %) Các loại thuốc kíchthích IBA hoặc NAA cho hiệu quả ra rễ thấp hơn, dao động 50-60 % ở nồng độ 1,5-2,0 % (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006)

Hà Văn Tiệp và cộng sự (2010) đã sử dụng 2 loại chất kích thích ra rễ IAA

và ABT1 để đánh giá ảnh hưởng của mùa vụ giâm hom tới khả năng ra rễ của hom

Vù hương Nhóm tác giả đã thử nghiệm giâm hom ở mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng

8 dương lịch) và mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch) với 4 loại nồng độkhác nhau 0,5 %; 1 %, 1,5 % và 2 % cho từng loại chất kích thích Hom được cắt từcây hơn 1 năm tuổi với chiều 6-7 cm, được giâm trong giá thể cát vàng trong vườnươm có mái che và hệ thống tưới phun tự động Kết quả nghiên cứu cho thấy, giâmhom Vù hương vào mùa khô cho hiệu quả nhân giống cao hơn so với mùa mưa ởhầu hết các công thức thí nghiệm và nồng độ chất kích thích ra rễ 1,5 % là phù hợpnhất (đạt tỷ lệ ra rễ ở mùa khô 63,3 % đối với IAA và 78,9 % đối với ABT1)

Nguyễn Viễn và cộng sự (2015); Nguyễn Minh Thanh, Đào Hùng Mạnh(2016) đã sử dụng 3 loại chất kích thích ra rễ là IAA, IBA và NAA ở 4 loại nồng độkhác nhau 0,5 %; 1 %, 1,5 % và 2 % để nghiên cứu giâm hom Vù hương Homđược cắt trong vườn vật liệu giống đã được trẻ hóa, dài 10-15 cm, giâm trên luốngcát Kết quả nghiên cứu cho thấy, giâm hom vào tháng 8 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất(55,9 %); tiếp đến là tháng 10, 11 (45,5 %) và thấp nhất là tháng 5 (chỉ đạt 44,4 %).Các chất kích thích ra rễ IBA và IAA cho hiệu quả tốt nhất ở nồng độ 1,5 % (đạt tỷ

lệ hom ra rễ tương ứng là 66,1 % và 63,2 %); IAA đạt hiệu quả cao nhất ở nồng độ

Luận án tiến sĩ mới nhất

Trang 40

1,0-1,5 % (dao động từ 61,8-63,7 %).

Nguyễn Văn Tuân (2013) sử dụng chất kích thích IAA nồng độ 1.000-2.000ppm với thời gian xử lý 15 giây đã cho thấy, nồng độ 2.000 ppm là phù hợp nhấtđối với giâm hom Vù hương, đạt tỷ lệ hom ra rễ 56,0%

- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô:

Phí Hồng Hải và cộng sự (2010) đã thử nghiệm nuôi cấy mô Vù hương bằnghạt giống và chồi vượt Kết quả cho thấy, hóa chất khử trùng thích hợp đối với cảmẫu hạt và mẫu chồi Vù hương là HgCl20,1%; thời gian khử trùng thích hợp vớimẫu hạt từ 5 đến 7 phút và mẫu chồi từ 5 đến 10 phút Mẫu hạt được khử trùng theophương pháp này có tỷ lệ bật chồi khá cao (đạt từ 10 đến 23,3%) trong khi mẫu chồiđạt khá thấp (đạt từ 2 đến 6 %) Theo nhóm tác giả, nguyên nhân có thể do lá của

Vù hương có lông nên rất khó khử trùng Thời điểm lấy mẫu cũng là một nhân tốquan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy

mô Thời điểm lấy mẫu thích hợp nhất cho Vù hương là vào tháng 5-8 Lấy mẫuvào thời điểm này tỷ lệ nhiễm thấp nhất (65,4%) và tỷ lệ bật chồi cao nhất (20,1%).Kết quả bước đầu xác định môi trường tái sinh ban đầu cho thấy môi trường MS làmôi trường thích hợp cho Vù hương Số chồi/cụm và chiều dài chồi lần lượt là 2,15

và 5 cm, cao hơn nhiều so với hai môi trường WPM và B5 Như vậy, môi trường

MS có thể sử dụng và cải thiện cho các thí nghiệm tiếp theo

1.2.2.3 Nghiên cứu về trồng rừng:

Hà Văn Tiệp và cộng sự (2010) đã sử dụng Vù hương trồng làm giàu rừngtheo băng (băng chặt rộng 2 m, băng chừa rộng 3m) đối với 2 trạng thái rừng phụchồi sau canh tác nương rẫy và phục hồi sau khai thác kiệt, mật độ trồng 660 cây/ha;thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ cây trồng làm giàu rừng (400 cây/ha; 660 cây/ha

và 800 cây/ha), ảnh hưởng của phân bón lót (bón 3kg phân chuồng/hố; bón 0,2 kgphân NPK (5:10:3)/hố và đối chứng không bón phân) đối với trạng thái rừng phụchồi sau khai thác kiệt Kết quả đánh giá sau 17 tháng trồng, Vù hương đạt tỷ lệ sốngtrên 90% ở tất cả các thí nghiệm; sinh trưởng đường kính gốc (D00), chiều cao vútngọn (Hvn) của Vù hương làm giàu rừng ở trạng thái phục hồi sau khai thác kiệt đạt

Luận án tiến sĩ mới nhất

Ngày đăng: 22/02/2024, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w