1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Dự Toán Xây Dụng - Đề Tài - Vì Sao Cần Biết Bóc Tách Dự Toán

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vì Sao Cần Biết Bóc Tách Dự Toán
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 464,45 KB

Nội dung

Kiểm tra khối lượng: khi ra thi công bạn cần nắm rõ khối lượng thi cơng để làm hồn cơng, từ đó so sánh với dự toán để xác định khối lượng quyết tốn, nếu bạn khơng biết bóc khối lượng thì

Trang 1

Vì sao cần biết bóc tách dự toán ?

có thể đưa ra một số lý do sau đây :

 Bóc tách dự toán là một công việc yêu cầu độ chính xác cao, chỉ cần sai sót một chút cũng khiến giá trị dự toán bị sai lệch nhiều do đó đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận, tỷ mỉ trong từng phép tính.

 1 Biết bóc tách dự toán bạn có thể xác định được khối lượng công việc cần làm để xắp xếp, bố trí nhân công lao động, nếu bạn không thành thạo thì cực

kỳ khó khăn trong việc điều động và bố trí nhân công bởi bạn không biết được hôm nay với công việc như thế này thì cần bao nhiêu người làm.

 2 Xác định được lượng vật tư cần thiết, căn cứ vào định mức dự toán và đơn giá, bạn có thể biết được lượng vật tư cần dùng cho công việc này là bao nhiêu, từ đó lên kế hoạch chuẩn bị vật tư.

 Vd: Đào hố móng sâu 2m thì ta cần bao nhiêu công nhân…dùng thiết bị gì, đào tay hay đào máy…

Trang 2

 3 Kiểm tra khối lượng: khi ra thi công bạn cần nắm rõ khối lượng thi công để làm hoàn công, từ đó so sánh với dự toán để xác định khối lượng quyết toán, nếu bạn không biết bóc khối lượng thì bạn sẽ không nắm được rằng khối lượng đó sai hay thiếu ở phần nào so với bản vẽ thiết kế…

 Còn rất nhiều lý do nữa mà bạn có thể nhận thấy ngay khi va chạm với công việc, đây chỉ là một số lý do rất đơn giản mà mỗi doanh

nghiệp yêu cầu từ bạn trước tiên bạn đã thông thạo cách bóc tách dự toán chưa ? Nếu chưa thì hãy chuẩn bị cho bản thân mình ngay nhé,

từ kinh nghiệm công tác của bản thân, mình thấy rằng để bóc tách dự toán các bạn cần chuẩn bị những kiến thức hay kỹ năng sau đây:

Trang 3

Ba kỹ năng cần thiết khi lập dự toán

Trang 4

Thứ nhất : Kỹ năng đọc bản vẽ

Hiện nay trong chương trình đào tạo của các công ty đào tạo dự toán đều có đưa phần kỹ năng đọc bản vẽ vào vì biết đọc bản vẽ một cách thông thạo là một yếu tố quan trọng của người lập dự toán bởi bóc tách dự toán chính là bóc các khối lượng từ bản vẽ ra, nếu bạn không biết đọc bản vẽ thì thật khó để có thể dạy bạn bóc tách khối lượng của một công trình khi cầm bản vẽ, yêu cầu bạn phải biết được hình dạng, kích thước tổng thể của công trình, vị trí

và hình khối các cấu kiện, các loại vật liệu sử dụng cho

công trình…

Trang 5

Thứ nhất : Kỹ năng đọc bản vẽ

Bản vẽ là cơ sở để ta tính toán, bóc tách khối lượng vì vậy việc đầu tiên cần là bạn phải đọc thật kỹ bản vẽ để nắm được những yêu cầu của công trình mà mình đang tính toán Hiểu được cấu tạo, quy mô kiến trúc, kết cấu, vật liệu sử dụng và quy trình công nghệ mà người thiết kế áp dụng từ đó bạn có thể khái quát cho mình các bước để bóc tách dự toán, những công việc cần làm

Để tính toán được khối lượng công việc cho một công trình thì đầu tiên bạn cần phải hiểu và hình dung được công trình đó

như thế nào đã, đó là kỹ năng đọc bản vẽ của bạn, đọc bản vẽ như thế nào và xem những cái gì trong bản vẽ cho từng phần công việc

Trang 6

Thứ nhất : Kỹ năng đọc bản vẽ

 Thường thì bạn mở bản vẽ ra và chỉ xem xem công trình này mấy tầng, quy mô như thế nào và kiến trúc đẹp hay xấu …

nhưng để bóc tách được nó thì không chỉ có vậy, bạn cần biết

nó cấu tạo từ những vật liệu gì, sự xắp xếp các bộ phận cấu kiện ra làm sao và hình dáng kích thước của các cấu kiện như thế nào …và điều nữa là ban phải biết liên hệ các bản vẽ lại với nhau tức là từ bản vẽ kiến trúc đến kết cấu, điện nước…phải hình dung được chính xác vị trí và cách xắp đặt các cấu

kiện….Kỹ năng này bạn có được trong môn học cấu tạo kiến trúc và vẽ kỹ thuật đã được học trong nhà trường đấy.

Trang 7

Thứ nhất : Kỹ năng đọc bản vẽ

Hiện nay trong chương trình đào tạo của các công ty đào tạo dự toán đều

có đưa phần kỹ năng đọc bản vẽ vào vì biết đọc bản vẽ một cách

thông thạo là một yếu tố quan trọng của người lập dự toán bởi bóc tách dự toán chính là bóc các khối lượng từ bản vẽ ra, nếu bạn không biết đọc bản vẽ thì thật khó để có thể dạy bạn bóc tách khối lượng của một công trình khi cầm bản vẽ, yêu cầu bạn phải biết được hình dạng, kích thước tổng thể của công trình, vị trí và hình khối các cấu kiện, các loại vật liệu sử dụng cho công trình…

Trang 8

Ba kỹ năng cần thiết khi lập dự toán

Thứ 2: Kỹ năng tính toán:

Điều này đòi hỏi bạn phải nắm chắc được kiến thức toán học cơ bản hầu hết các cấu kiện xây dựng đều có hình dạng cơ bản là các hình lập phương, hình tròn hay chữ nhật….tính toán khối lượng chính là yêu cầu bạn phải tính thể tích của những cấu kiện này.

Ngoài ra nếu có kỹ năng tính toán tốt bạn sẽ biết kết hợp các phép tính sao cho việc tính toán là nhanh nhất, dễ hiểu nhất.

 Bạn biết đấy, các kết cấu xây dựng đa phần là những hình khối đơn giản như hình vuông, hình chữ nhật, hình hộp…và một số các bộ phận kết cấu là giao của các hình đó nên khi tính toán ta nên tách chúng ra thành các hình khối đơn giản để tính toán, như vật sẽ không bị nhầm lẫn về phép tính.

Trang 9

Ba kỹ năng cần thiết khi lập dự toán

Trang 10

Thứ 3: Kỹ năng sử dụng máy tính

Cũng dễ hiểu khi tuyển dụng nhân viên các doanh

nghiệp đều yêu cầu bạn phải thành thạo máy tính ngày nay với việc hỗ trợ của các phần mềm dự toán bạn có thể rút ngắn được tới 1/2 thậm chí thới 2/3 thời gian lập một

bộ hồ sơ dự toán so với tính toán bằng tay do đó việc bạn

sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng (hay phần mềm dự toán) là một ưu thế rất lớn khi bạn bắt tay vào công việc của một người bóc tách dự toán hay “dự toán sư”.

Trang 11

DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Dự toán công trình là chỉ tiêu biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc

thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện trong giai

đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công

trình.

Trang 12

Dự toán công trình được tính toán và xác định

Trang 13

Vai trò của dự toán công trình

 Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng công trình; là căn cứ để

đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế,

thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.

Trang 14

Nội dung dự toán công trình

Trang 15

Phương pháp lập dự toán công trình

 Dự toán xây dựng công trình được lập bằng cách: xác định từng khoản mục chi phí được kết cấu trong dự toán công trình như chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự

án, chiphí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

Trang 16

dựng được xác định bằng cách lập dự toán; Nhà tạm

để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí xây dựng được xác đinh bằng định mức tỷ lệ

Trang 17

 Dự toán chi phí xây

Trang 18

1.1 Chi phí trực tiếp:

2.2 Chi phí chung (C) bao

gồm:

 Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Chi phí điều hành sản xuất tại

công trường

 Chi phí phục vụ công nhân

 Cách tính : C=T*tỷ lệ % hoặc

C= (NC) * tỷ lệ %

 Trong đó T là chi phí trực tiếp

1.3 Thu nhập chịu thuế tính trước TL)

 Là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng ( Nhà thầu XDCT ) được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.

Trang 19

2.Chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị, kể cả chi phí đào tạo

và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt thiết

bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các

chi phí khác liên quan (nếu có)

Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng chủng loại thiết bị cần

mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị Chi

phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi

phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được

xác định bằng dự toán;

Trang 20

Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị, kể cả chi phí đào tạo

và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các

chi phí khác liên quan (nếu có).

Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng chủng loại thiết bị cần

mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị Chi phí đào tạo

và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí

nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán;

Trang 21

Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu

tư tổ chức thực hiện quản

lý dự án.

Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức chi phí tỷ lệ hoặc lập dự toán.

- Chi phí quản lý chung của dự án;

- Chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng : Chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, …; - Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng của dự án; Chi phí của Ban đền bù giải phóng mặt bằng ; - Chi phí sử dụng đất

như chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có).

- Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình;

3.Chi phí quản lý dự án, và chi phí khác

Trang 22

 - Chi phí lập hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu;

 - Chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây

dựng và lắp đặt thiết bị;

 - Chi phí kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;

 - Chi phí nghiệm thu, quyết toán và quy đổi vốn đầu tư;

 - Chi phí lập dự án ; Chi phí thi tuyển kiến trúc (nếu có) ;

 - Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng ;

 - Chi phí bảo hiểm công trình ; Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và một số chi phí khác

Trang 23

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí lập dự án đầu

tư xây dựng, khảo sát, thiết kế,

thẩm tra, giám sát xây dựng, quản lý chi phí và các chi phí tư vấn khác có liên quan

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ lệ do

Nhà nước công bố hoặc xác định bằng dự toán

4.Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Trang 24

5.Chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng

tỷ lệ phần trăm (%) trên

tổng các chi phí nêu tại điểm a,b,c,d và đ phần 1.4;

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình

và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây

dựng.

Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng

tỷ lệ phần trăm (%) trên

tổng các chi phí nêu tại điểm a,b,c,d và đ phần 1.3;

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình

và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây

dựng

Trang 25

DỰ TOÁN XÂY LẮP HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình đó Nó được

tính toán từ bản vẽ thiết kế thi công hoặc thiết kế mỹ thuật - thi công

Trang 26

Nội dung dự toán xây lắp

a) Giá trị dự toán xây dựng:

Là toàn bộ chi phí cho công tác xây dựng và lắp ráp các bộ phận kết cấu kiến trúc cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc sử dụng công trình.

- Chi phí xây dựng phần ngầm, đường dẫn nước, dẫn hơi.

- Chi phí cho phần xây dựng các kết cấu của công trình.

- Chi phí cho việc xây dựng nền móng, bệ đỡ máy thiết bị trong dây chuyền công nghệ.

b) Giá trị dự toán lắp đặt thiết bị:

Là dự toán về những chi phí cho công tác lắp ráp thiết bị máy móc vào vị trí thiết kế trong dây chuyền sản xuất (kể cả các công việc chuẩn bị đưa vào hoạt động chạy thử).

c) Khái quát giá trị dự toán xây lắp có thể chia thành 2 phần lớn:

- Giá trị dự toán xây lắp trước thuế.

- Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

Trang 27

+ Dựa vào bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công

để tính khối lượng các công tác xây lắp của công trình (tính tiên lượng dự toán)

+ Sử dụng bảng đơn giá chi tiết của địa phương (hoặc đơn giá công trình) để tính được các thành phần chi phí trong chi phí trực tiếp

+ Áp dụng các tỷ lệ định mức: chi phí chung, các hệ số điều chỉnh để tính giá trị dự toán xây lắp

+ Ngoài ra trong hồ sơ dự toán còn cần phải xác định được nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công công trình

Các bước xác định giá trị dự toán xây lắp:

Trang 28

VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA GIÁ TRỊ DỰ TOÁN:

+ Xác định chính thức vốn đầu tư xây dựng công trình, từ

đó xây dựng được kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý

xây lắp (trong trường hợp chỉ định thầu)

+ Làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch

cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, năng lực xây dựng

Trang 29

- Hình khối, cấu tạo: đơn giản, phức tạp (khó, dễ trong thi công)

- Yêu cầu về kỹ thuật

- Vật liệu xây dựng

- Biện pháp thi công

Trang 30

Những khối lượng công tác mà có một trong các yếu tố nêu trên khác nhau là những khối lượng có quy cách khác nhau Cùng một loại công tác nhưng các khối lượng có quy cách khác nhau thì phải tính riêng.

3 Các bước tiến hành tính tiên lượng:

Trang 31

Tùy theo yêu cầu, chỉ dẫn từ thiết kế mà công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình có thể gồm một số nhóm loại công tác xây dựng và lắp đặt sau đây:

(Tham khảo Quyết định số 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 của

Bộ xây dựng)

1- Công tác đào, đắp

- Khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, loại bùn, cấp đất, đá, điều

kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới)

- Khối lượng đắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu (đất, đá, cát…), cấp đất đá, độ dày của lớp vật liệu đắp, độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay

cơ giới)

- Khối lượng đào, đắp khi đo bóc không bao gồm khối lượng các công trình ngẩm chiếm chỗ (đường ống kỹ thuật, cống thoát nước…)

Trang 32

Khi đo bóc khối lượng công tác đất cần lưu ý:

a) Đơn vị: 100m3 đối với công tác đào bằng máy và m3 đối với công tác đào bằng thủ công.

b) Quy cách (cần xác định rõ những đặc điểm sau):

- Nhóm đất: có thể xem phần thuyết minh bản vẽ để biết được đất đào móng của công trình thuộc loại cấp đất nào Khó hay dễ thi

công

- Kích thước: đối với công tác đào móng tường, mương, rãnh thì:

+ Chiều rộng quy định hai cấp ≤ 3m và > 3m;

+ Chiều sâu quy định mỗi cấp bằng 1m: ≤ 1m, ≤ 2m, ≤ 3m, > 3m

+ Móng hố độc lập phân theo chiều rộng

+ Đất cần phân biệt nhóm đất

Trang 33

Phương pháp tính

Kích thước hố đào được xác định dựa trên kích thước mặt bằng và mặt cắt chi tiết móng

Công thức tính khối lượng khối hình chóp cụt:

V = [AxB + axb + (A+a)*(B+b)] x H/6

Tính khối lượng móng có taluy cần chia cắt thành các hình đơn giản

để tính:

- Tính khối lượng lấp móng (khi quyết toán):

Tính chính xác: Vlấp = Vđào – Vcông trình chiếm chỗ

- Tính gần đúng theo kinh nghiệm (khi tính dự toán): Vlấp = Vđào /3

Trang 34

Tên công việc thường có

- Đào móng cột; đào móng băng các loại bằng thủ công, máy đào…

- Đào nền đường; Đào đất đường ống, đường cáp; Đào kênh mương; Đào vận chuyển đất trong phạm vi …

Trang 36

- Khối lượng công tác xây có thể bao gồm cả công tác trát.

Trang 37

Khi đo bóc khối lượng công tác xây cần lưu ý:

a) Đơn vị tính: m3

b) Quy cách (cần xác định rõ những đặc điểm sau):

- Loại công tác: xây móng, xây tường, xây các kết cấu phức tạp…

- Loại vật liệu: đá, gạch ống, gạch thẻ, gạch chịu lửa,…

- Kích thước vật liệu: gạch đặc, gạch ống 8x8x19, 9x9x19,…

- Chiều dày khối xây: chiều dày ≤ 11cm, ≤33cm, >33cm…

- Chiều cao khối xây: chiều cao ≤ 4m, ≤ 16m, ≤ 50m, >50m…

- Mác vữa: M50, M75, M100,…

Trang 38

c) Phương pháp tính:

- Lấy chiều dài tường x chiều cao = Diện tích toàn bộ

- Trừ đi lỗ cửa và ô trống trên diện tích mặt tường

- Trừ đi các khối lượng các kết cấu khác (giằng tường, lanh tô,…)

sẽ được khối lượng xây cần tính

d) Tên công việc thường có và mã hiệu:

- Xây tường dày 110, h ≤ 4m, h ≤ 16m

- Xây tường dày 220, h ≤ 16m

- Xây cột trụ,…

- Xây tam cấp, xây bó nền, …

- Xây móng gạch thẻ, móng đá chẻ,…

Ngày đăng: 13/02/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w