1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lịch sử kiến trúc phương đông

216 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Kiến Trúc Phương Đông
Tác giả PGS. TS. KTS Trần Văn Khải
Trường học Đại Học Công Nghệ TP.HCM
Thể loại Ấn Bản
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 12,32 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ (9)
    • 1.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ (9)
      • 1.1.1 Điều kiện tự nhiên (9)
      • 1.1.2 Lịch sử xã hội Ấn Độ (11)
      • 1.1.3 Tôn giáo Ấn Độ (12)
    • 1.2 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ (14)
      • 1.2.1 Quy hoạch đô thị và xây dựng nhà ở (14)
      • 1.2.2 Kiến trúc tôn giáo (15)
  • BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO (28)
    • 2.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC HỒI GIÁO (28)
      • 2.1.1 Địa lý (28)
      • 2.1.2 Địa chất và vật liệu xây dựng (28)
      • 2.1.3 Khí hậu (29)
      • 2.1.4 Tôn giáo (29)
      • 2.1.5 Lịch sử (30)
    • 2.2 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC HỒI GIÁO (31)
  • BÀI 3: KIẾN TRÚC CAMPUCHIA (42)
    • 3.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC CAMPUCHIA (42)
      • 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (42)
      • 3.1.2 Lịch sử xã hội (42)
      • 3.1.3 Văn hoá (43)
    • 3.2 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CAMPUCHIA (44)
      • 3.2.1 Kiến trúc từ thế kỷ 7 (44)
      • 3.2.2 Kiến trúc thế kỷ 7 – 8 (44)
      • 3.2.3 Kiến trúc Campuchia từ thế kỷ IX - XIII (47)
  • BÀI 4: KIẾN TRÚC INDONESIA (56)
    • 4.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC INDONESIA (56)
      • 4.1.1 Điều kiện tự nhiên (56)
      • 4.1.2 Yếu tố văn hóa-xã hội (56)
    • 4.2 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC INDONESIA (58)
      • 4.2.1 Kiến trúc hoành tráng ở Java trung tâm từ TK 7 - 10 (58)
  • BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC (66)
    • 5.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC (66)
      • 5.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội (66)
      • 5.1.2 Văn hoá (67)
      • 5.1.3 Lịch sử phát triển kiến trúc Trung Quốc (68)
      • 5.1.4 Các loại hình tiêu biểu của kiến trúc Trung Quốc (70)
  • BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN (92)
    • 6.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHẬT (92)
      • 6.1.1 Điều kiện tự nhiên (92)
      • 6.1.2 Văn hóa - xã hội (93)
    • 6.2 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC (93)
    • 6.3 CÁC THỜI KỲ KIẾN TRÚC NHẬT BẢN (95)
  • BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM (107)
    • 7.1 TỔNG QUAN (107)
      • 7.1.1 Điều kiện tự nhiên (107)
      • 7.1.2 Văn hóa – xã hội (108)
    • 7.2 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC VIỆT NAM (110)
      • 7.2.1 Giai đoạn I: Kiến trúc Việt Nam từ cổ đại đến khi lập quốc TK 2 TCN (giai đoạn nền kiến trúc bản địa) (110)
      • 7.2.2 Giai đoạn II: Kiến trúc Việt Nam giai đoạn Bắc thuộc (giai đoạn đầu ảnh hưởng văn hoá Phương Đông) từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X SCN (112)
      • 7.2.3 Giai đoạn III: Kiến trúc Việt Nam giai đoạn độc lập tự chủ (TK 10 đến nửa đầu TK 20) (115)
      • 7.2.4 Giai đoạn 4: Kiến trúc Việt Nam từ nửa sau TK 19 đến giữa TK 20 (119)
      • 7.2.5 Giai đoạn 5: Kiến trúc Việt Nam nửa cuối TK XX (Hiện đại) (121)
    • 7.3 CƠ CẤU KHÔNG GIAN VÀ KẾT CẤU GỖ NHÀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (122)
      • 7.3.1 Kiến trúc nhóm nhà ở dân gian miền Bắc (123)
      • 7.3.2 Kiến trúc nhóm nhà ở dân gian miền trung và miền Nam (127)
    • 7.4 CẤU TRÚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM – KIẾN TRÚC THÀNH LŨY (134)
      • 7.4.1 Đặc điểm, tính chất của đô thị Việt Nam (134)
    • 7.5 KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN (141)
      • 7.5.1 Chức năng (141)
      • 7.5.2 Lịch sử xây dựng (141)
      • 7.5.3 Đặc điểm chung của kiến trúc cung điện thời lý trần (142)
      • 7.5.4 Bố cục hình khối & tổ chức không gian các cung điện (144)
      • 7.5.5 Đặc điểm kết cấu vật liệu (145)
      • 7.5.6 Trang trí và ánh sáng (146)
      • 7.5.7 Một số công trình cung điện (147)
    • 7.6 KIẾN TRÚC LĂNG TẨM (150)
      • 7.6.1 Tổng quan (150)
      • 7.6.2 Vị trí xây dựng (150)
      • 7.6.3 Bố cục hình khối và tổ chức không gian (151)
      • 7.6.4 Một số lăng tiêu biểu (153)
      • 7.6.5 Đặc điểm kết cấu – vật liệu (156)
      • 7.6.6 Trang trí (156)
    • 7.7 KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO: CHÙA – THÁP (157)
      • 7.7.1 Tổng quan về kiến trúc chùa - tháp (157)
      • 7.7.2 Ý nghĩa – chức năng công trình (159)
      • 7.7.3 Đặc điểm kiến trúc chùa – tháp (159)
      • 7.7.4 Bố cục tổng thể không gian kiến trúc (160)
      • 7.7.5 Đặc điểm kết cấu – vật liệu (163)
      • 7.7.6 Trang trí – điêu khắc (163)
    • 7.8 KIẾN TRÚC TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN: ĐÌNH LÀNG (166)
      • 7.8.1 Tổng quan về đình làng việt nam (166)
      • 7.8.2 Đặc điểm nghệ thuật kiến trúc (167)
    • 7.9 KIẾN TRÚC NHO GIÁO: VĂN MIẾU – VĂN CHỈ (171)
    • 7.10 KIẾN TRÚC ĐỀN – MIẾU (184)
      • 7.10.1 Lược sử về đạo giáo (184)
      • 7.10.2 Đạo giáo tại Việt Nam (185)
      • 7.10.3 Đặc điểm kiến trúc (188)
      • 7.10.4 Một số công trình tiêu biểu (191)
    • 7.11 KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN (191)
      • 7.11.1 Sơ lược lịch sử phát triển nhà ở dân gian Việt Nam (191)
      • 7.11.2 Đặc điểm kiến trúc (198)
    • 7.12 KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHĂMPA (205)
      • 7.12.1 Tổng quan (205)
      • 7.12.2 Quy hoạch tổng thể các nhóm đền tháp Chămpa (206)
      • 7.12.3 Bố cục bộ ba song song (206)
      • 7.12.4 Bố cục tháp trung tâm (207)
      • 7.12.5 Đặc điểm kiến trúc (210)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (216)

Nội dung

Sinh viên sau khi học sẽ không chỉ thấy được đặc điểm kiến trúc, quá trình phát triển của nền kiến trúc từng nước trong thế giới phương Đông mà còn thấy được mối liên quan giữa điều kiện

KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ

- Ấn độ cùng các nước Bangladesh, Nepal, Pakistan và Afgahanistan hình thành một bán đảo hình tam giác

Hình 1 1: Bán đảo Ấn độ

2 BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ

Hình 1 2: Các tuyến giao lưu giữa Ấn độ và La Mã a Địa hình: Ấn Độ có 3 địa hình phức hợp: vùng núi Hymalaya, đồng bằng Ấn - Hằng và cao nguyên Deccan nằm ở phía Nam Ấn (cao nguyên cổ đại nghèo nàn, lưu giữ nền văn minh cổ xưa) Ngoài ra còn dãy Vindya chia Ấn Độ thành 2 miền Bắc - Nam

- Phía bắc là dãy núi cao nhất thế giới hình thành rào chắn bắt đầu từ Hindu Kush ở phía tây kéo qua dãy Pamirs, Karakorams, và Himalaya cho tới vùng núi Tân cương

- Ảnh hưởng của các nền văn minh khác đến từ Trung Á phải qua các đèo núi cao phía Đông - Bắc và Tây - Bắc Một số ảnh hưởng của nền văn minh Ba Tư đến vùng đất nay gọi là Baluchistan

- Phía Đông, Nam, Tây đều ngăn cách với các nền văn minh khác do hình thế bao bọc bởi biển Nhưng những cảng biển tốt lại không nhiều tuy rằng từ thế kỷ thứ 1 sau công nguyên đã có sự giao lưu hàng hóa qua biển từ đế quốc La Mã

- Biển: Phía Bắc giáp dãy Himalaya, 3 mặt Đông, Tây, Nam là biển

- Sông ngòi: Ấn Độ có 2 con sông lớn: sông Indus (2900km) phía Tây và sông Gange (3900km) phía Đông hợp thành đồng bằng Indus – Gange b Khí hậu: Ấn Độ nằm trong vùng địa lý phức hợp do địa hình rộng: nhiệt đới nóng ẩm (Bắc Ấn) và nhiệt đới nóng khô (Nam Ấn)

BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ 3

Bắc Ấn với Hymalaya mang tính chất ôn đới (mưa trung bình 2000mm/năm) Cách Hymalaya 100km là sa mạc Thar nóng bỏng

Nam Ấn tiến gần đến xích đạo là nhiệt đới điển hình ít mưa Đông Ấn và Tây Ấn ảnh hưởng khí hậu đại dương

Tóm lại: vị trí địa lý Ấn Độ giúp nước này xây dựng nền văn hóa riêng biệt của mình và bình yên qua nhiều thế kỷ, ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia trong khu vực Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến tâm tính của dân tộc Ấn Độ rất nhiều

1.1.2 Lịch sử xã hội Ấn Độ

- Ấn Độ có dân số đông thứ 2 trên thế giới

- 3000 năm trước công nguyên, người Ấn Độ xưa là người Dravida sống ở Bắc Ấn, tạo nền văn minh bản địa

- 2000 năm trước CN, người Arya ở Bắc Ấn tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ của người Dravida tạo nên sự hòa đồng tín ngưỡng giữa người Dravida và Arya a Đầu thiên niên kỷ III Tr CN đến giữa thiên niên kỷ II Tr CN (thời tiền sử)

- Là thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn Người Dravida là cư dân bản địa tạo nền văn minh rất phát triển

- Cuộc khai quật năm 1920 đã phát hiện 2 thành phố cổ là Mohenjo Daro và Harappa cho thấy: Nền văn minh đồ đồng phát triển cao Quy hoạch đô thị rất tiến bộ Lúc đó yếu tố tôn giáo chưa phát triển mạnh

- Có nhiều công trình công cộng phục vụ cho đời sống con người b Giữa TNK II Tr CN đến giữa TNK I Tr CN:

- Thời kỳ Veđa, lịch sử phản ánh trong các tập kinh Veđa là một tác phẩm văn học

- Người Arya ở Bắc Ấn tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ của người Dravida và sống tập trung ở lưu vực sông Hằng, đẩy lui thổ dân Dravida về phương Nam

- Từ đó có sự hòa đồng tín ngưỡng giữa người Dravida và Arya tạo nên trong xã hội sự phân chia giai cấp, đẳng cấp xuất hiện → sản sinh đạo Balamon → có ảnh hưởng lâu dài và quan trọng trong xã hội Ấn Độ

4 BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ c Giữa thế kỷ I TCN đến thế kỷ XIII SCN (thời kỳ Phật giáo và Ấn giáo)

- Hình thành nhà nước thống nhất đầu tiên TK VI TCN bắt đầu có sách ghi chép về lịch sử và tình hình chính trị cụ thể

- Đạo Phật ra đời TK VI TCN Đạo Phật - Balamon đã ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên tôn giáo mới: Hinđu hay còn gọi là Ấn Giáo hay Tân Balamon giáo

- Triều đại hùng mạnh không nhiều, thống nhất rồi phân cách

- Thời vua Ashoca (273-236 TCN) thuộc vương triều Morya (VI-III TCN) là thời kỳ thịnh vượng nhất và Phật giáo trở thành quốc giáo, xây dựng nhiều

- Vương triều Gupta (VI-III TCN) miền Bắc thịnh vượng, Ấn giáo phát triển song song với Phật giáo d Giữa thế kỷ XIII đến XIX:

- 1200: vương triều Hồi Giáo Apganixtan tấn công và nhập Ấn Độ vào Apganixtan

- 1206 - 1526: Bắc Ấn tách thành nước riêng (Hồi Giáo Delhi)

- 1526 - 1857: Mông Cổ Hồi giáo chiếm Delhi lập vương triều Mogul

- Thế kỷ XVIII: Thực dân Anh chinh phục Ấn Độ, 1849 Ấn Độ là thuộc địa của Anh

- Sự thâm nhập của các quốc gia Hồi giáo góp phần làm Hồi giáo phát triển và ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa bản địa làm nghệ thuật kiến trúc cũng thay đổi theo

1.1.3 Tôn giáo Ấn Độ a Đạo Balamôn – đạo Hinđu:

- Balamôn là tôn giáo đa thần của người Arya thờ 3 thần:

• Brahma: thần sáng tạo thế giới

• Vishnu: thần bảo tồn (vị thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần 4 mùa)

- Đạo Balamon nêu ra quan niệm tuy 3 là 1 - tam vị nhất thể (tam thần nhân thể)

- Hymalaya là ngôi nhà các vị thần Balamon Truyền thuyết thần ngự trên núi Meru thần thoại được hiện thực bằng núi Hymalaya ở phía Bắc, nơi 2 dãy núi cắt

BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ 5 nhau tạo hình chữ thập gồm 4 phương 5 hướng, sau này chuyển hóa trong kiến trúc (4 tháp xung quanh và một tháp ở giữa)

- Học thuyết về sáng chế: Các chư thần khuấy động biển sữa quanh một trục vũ trụ (vũ trụ luận) để tạo nên các sinh linh

- Sau thời kỳ Phật giáo thịnh hành rồi suy thoái, đạo Balamon dần được phục hưng và thêm nhiều đối tượng sùng bái, nghi lễ… pha trộn thuyết Phật giáo thành Ấn Độ giáo

- Ấn Độ giáo (Hindu) còn thờ các thần và các loài vật khác như khỉ, bò, rắn… b Đạo Phật:

- Ra đời thế kỷ VI TCN ra đời từ dòng tư tưởng chống lại đạo Balamon

- Giáo lý: tìm sự giải thoát khỏi cái khổ của vòng luân hồi

- Thế kỷ 1 chia thành 2 phái: Tiểu thừa (tu hành để tự giải thoát mình) và Đại thừa (lấy sự cứu vớt từ bi làm căn bản)

- Cực thịnh từ thế kỷ III TCN, trở thành quốc giáo và suy sụp dần từ thế kỷ VII

- Phật giáo Ấn Độ truyền sang phần lớn các nước châu Á và trở thành quốc giáo của nhiều nước

- Thế kỷ 7 đạo Phật suy yếu tại Ấn độ, đạo Hinđu phát triển c Đạo Hồi (Islam) :

- Chính thức vào Ấn Độ từ thế kỷ XIII qua các cuộc chinh phục quân sự của Afganistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ Hiện nay là tôn giáo lớn thứ 2 ở Ấn Độ sau Ấn Độ giáo

- Thờ đấng tối cao Allah, đọc kinh Coran d Các tôn giáo khác:

Ngoài các tôn giáo kể trên Ấn Độ còn có nhiều loại tôn giáo khác có khá đông tín đồ như đạo Sik, Bái hỏa giáo,… Tuy nhiên ngoài đạo Jain (Kỳ Na), các tôn giáo này không có ảnh hưởng mang tính chủ đạo để làm đại diện cho đặc điểm và phong cách kiến trúc các thể loại công trình tôn giáo ở Ấn Độ

6 BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ

1.2.1 Quy hoạch đô thị và xây dựng nhà ở a Quy hoạch đô thị:

Người Dravida đã biết quy hoạch từ rất sớm Có 2 thành phố cổ là Mohenjo Daro và Harappa Quy hoạch đô thị rất tiến bộ Ngày nay còn tìm thấy đường ống cấp thoát nước đầy đủ

Qua khai quật Mohenjo Daro và Harappa: các đô thị cách nhau rất xa (600km) nhưng lại có nguyên tắc đều đặn, giống nhau: quy hoạch dạng ô cờ với hệ thống cấp nước hoàn hảo tương tự như các đô thị cổ La Mã Đường ống xây dựng bằng gạch đặt dưới mặt đường và có nắp đậy để thăm dò Kiến trúc hạ tầng phát triển

Yếu tố tôn giáo chưa phát triển mạnh, chưa chi phối mạnh văn hóa, hai thành phố này chưa có những công trình tôn giáo Nhiều công trình công cộng phục vụ cho đời sống con người b Nhà ở:

Phần lớn được xây dựng theo quan niệm tôn giáo và đẳng cấp: giống nhau về cách thức nhưng quy mô và số tầng cao của ngôi nhà phụ thuộc vào đẳng cấp xã hội của ngôi nhà

- Nhà có một lối tiếp cận Do khí hậu nóng khô nên cấu trúc các ngôi nhà lớn đều hướng vào sân trong Nhà nghèo chỉ có hai phòng

- Vật liệu xây dựng thường là gỗ, gạch, đất nên không còn đến ngày nay, chỉ có thể tìm thấy qua thư tịch và các bích họa trong các ngôi đền tôn giáo

Hình 1 3: a, b Vật liệu xây dựng nhà ở cổ Ấn Độ thường là gỗ, gạch, đất

BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ 7 c Xây dựng đô thị:

Sự phân chia đẳng cấp ảnh hưởng đến xây dựng đô thị do đó mỗi khu vực, mỗi hướng dành cho một đẳng cấp nhất định:

- Brahmin (tăng lữ): Bắc (hướng về núi Mêru nơi các vị thần ngự)

- Kshatriva (quý tộc, chiến binh): Đông (hướng của thần linh, sự soi sáng của mặt trời, sự sinh tồn)

- Vaishya (thợ thủ công): Phía Nam (gần biển, thuận lợi thông thương buôn bán)

- Sudra (nô lệ): Phía Tây

1 Kiến trúc Phật giáo: Được xây dựng nhiều trong khoảng từ thế kỷ III tới VII với 3 thể loại:

- Chaitya: điện thờ, đục trong hang đá hay còn gọi là chùa hang

- Vihara: tịnh xá – nơi ở của các thầy tu a Stupa:

- Được xây dựng ở những nơi linh thiêng, có sự tích về đức Phật Ban đầu Stupa là nơi chôn giữ xá lợi Phật → kiến trúc hạ tầng phát triển Về sau Stupa trở thành biểu tượng của Phật giáo tượng trưng cho vũ trụ với 4 cổng tượng trưng cho 4 phương vị của đất trời Stupa trở thành biểu tượng Phật giáo; tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của con người: 4 phương 5 hướng gọi là vũ trụ luận

- Stupa gồm bệ, thân và đỉnh Thân là một khối hình bán cầu giống một cái bát úp được xây bằng gạch trên bệ tròn, bên ngoài ốp đá, xung quanh có hàng rào và cổng làm bằng đá Đỉnh phía trên chỏm cầu là một lọng bằng vàng nhiều tầng bên trong cất xá lị

- Sau TK VII, Ấn Độ thôi không xây Stupa nữa, nhưng ở các nước mà Phật giáo truyền sang thì “tháp” - biến tướng của Stupa lại rất thịnh hành

8 BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ

❖ Stupa Sanchi (xây dựng thế kỷ II SCN)

Hình 1 4: Stupa Sanchi Hình 1 5: Cổng tại Stupa Sanchi

- Đường kính 32 m, cao 12,8m; tường rào cao 4,2m; cổng cao 10m; tường rào trước được làm bằng đất, rào làm bằng gỗ, sau được xây bằng đá đỏ do sự ngưỡng mộ

- Cổng Stupa được xây dựng bằng đá mô phỏng theo kiến trúc gỗ với điêu khắc chạm trổ rất tinh vi, hiện nay chỉ còn lại cổng phía Bắc khá nguyên vẹn Nó được xem như là một pho sách sống mô tả lại các hoạt động, sự tích ra đời của Phật giáo

- Cổng gồm 2 cột đứng và 3 thanh ngang tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai Vòng xoáy ở các thanh ngang tượng trưng cho bánh xe luân hồi, biểu tượng kiếp luân hồi của Phật giáo Cổng vào đi zichzac tượng trưng cho hướng chuyển động → kiếp luân hồi → con đường tu hành gian khổ

Biến thể của Stupa phát triển ở các nước: biến thể ở các nước phương Đông thành bảo tháp (có xu hướng thon nhỏ lên dần theo chiều cao)

• Đỉnh: Biến thành khối đá vuông đội từ 3 đến nhiều phiến đá nhô dần ra Vươn cao thành chóp nhọn Số đĩa tròn hay lọng tăng lên 13 đĩa tượng trưng cho quyền uy và giữ vai trò tối trọng

• Bệ và thân: Biến thể đầu tiên là bệ vươn lên cao phân thành tầng, thân trên trở nên nhỏ so với bệ quanh tượng trang trí khám đặt tượng để tín đồ khi chạy đàn vừa tụng kinh vừa chiêm ngưỡng Thân vươn lên cao hoặc dẹt

BÀI 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ 9 xuống Về sau xuất hiện thêm chân bệ (tròn đến vuông) Phát triển thành nhiều tầng có khám đặt tượng b Cột Stambhas hay Laths

Là các cột biểu tượng đứng độc lập Chữ viết được khắc trên thân cột Đầu cột tương tự kiểu Ba Tư có con vật đỡ biểu tượng “Chakra” hay bánh xe luật pháp c Chaitya: (Chùa hang-điện thờ)

- Hình thức đầu tiên của Chaitya là một cái lều che cho

Stupa, được làm bằng đất sét, tre có dạng hình bán cầu làm nơi thờ cúng, rất dễ bị hư hại Thịnh hành dưới triều đại Hupta Đến thế kỷ II, Chaitya được đục vào núi đá làm nơi thờ cúng, còn gọi là chùa hang Phát triển ở vùng

- Kiến trúc Chaiyta: Mặt bằng hình chữ nhật hay hình chữ nhật có một đầu bán nguyệt, cuối hang đặt biểu tượng thờ, bên ngoài là tường đá

- Chia làm 3 không gian: tiền sảnh, lễ đường và điện thờ Có dãy cột bao quanh có chức năng giao thông khi hành lễ và đường chạy đàn (lấy lại hình ảnh từ Stupa)

- Chaitya có loại một tầng hay hai tầng

- Mặt đứng phía ngoài có cửa sổ vòm hình lá đề là hình ảnh tượng trưng cho mặt trời của người Arya Ở lối vào Chaitya truyền thống phía trước luôn có cửa vòm lá đề, 2 bên có tượng thần giữ cửa Chạm khắc nổi (tạo tượng tròn)

- Mặt cắt: dóy cột cao xấp xỉ bằng ẵ khụng gian chung, trần hỡnh vũm, cột pha kiểu kiến trúc La Mã

KIẾN TRÚC HỒI GIÁO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC HỒI GIÁO

- Kiến trúc Hồi giáo phát triển từ tư tưởng của đạo Hồi được truyền bá bởi nhà tiên tri Muhamad và các tín đồ Hồi giáo Khác với kiến trúc La Mã, đây là kiến trúc của một tôn giáo chứ không phải của riêng một quốc gia Vì vậy ranh giới địa dư của đạo Hồi mở rộng khắp thế giới nhưng chủ yếu ở các quốc gia châu Phi và châu Á

- Kiến trúc Hồi giáo có đặc điểm thay đổi theo từng vùng nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất là các quốc gia của người Ả rập

Hình 2.1: Bản đồ thế giới Hồi giáo Hình 2.2: nhà tiên tri Muhamad

2.1.2 Địa chất và vật liệu xây dựng

Nguồn vật liệu xây dựng thay đổi theo tình hình địa chất trên phạm vi địa dư rộng rãi là cho kỹ thuật và phong cách kiến trúc thay đổi theo tại các nước khác nhau

BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO 21

Ví dụ vòm ở Ba Tư và Lưỡng Hà xây bằng gạch trát vữa Nhưng lại xây bằng đá ở

Ai Cập hay một số vùng ở Ấn Độ và ngay cả Ba Tư, có khi xây bằng gỗ Vữa trát rất đẹp ở Ai Cập và Tây Ban Nha

Khí hậu các các nước của đạo Hồi không khác nhau nhiều do phạm vi các nước này chỉ nằm trong phạm vi vĩ tuyến 20 và 45

Vì vậy cũng không gây nhiều ảnh hưởng khác nhau đến kiến trúc

Trong vùng này ảnh hưởng nóng và độ chói của tia nắng mặt trời là rất mạnh Vì vậy cửa sổ thường nhỏ, sử dụng chạm lộng bằng đá cẩm thạch (marble) hay bằng gỗ (mashra—bzyya) để che và hay sử dụng hành lang (arcades) Đền ở Ấn Độ hay dùng mái đua xa

2.1.4 Tôn giáo Đạo Hồi ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhamad sáng lập Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah - đấng tối cao duy nhất Ông Muhamad là vị thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua thiên thần Gabriel

Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cơ đốc giáo và Do Thái giáo

- Sự phân chia trong nội bộ Hồi giáo

• Hồi giáo dòng Sunni chiếm 75% – 90% số người theo Đạo Hồi

• Hồi giáo dòng Shi'a chiếm 10 – 20% số người theo đạo Hồi và là nhánh lớn thứ 2

Mỗi tôn giáo lớn trên thế giới đều có thánh địa thiêng liêng riêng của tôn giáo mình, như Phật giáo với bốn thánh địa được mệnh danh là “Tứ động tâm”, Thiên Chúa giáo với thánh địa Jerusalem và Hồi giáo là thánh địa Mecca Theo quy định

22 BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO của Hồi giáo, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương lúc họ đi vắng) Mỗi năm, hàng triệu người Hồi giáo thực hiện Hajj hành hương đến Mecca đi bộ bảy lần quanh Kaaba Vào tháng Ramadan, người Hồi giáo hành hương về đây Hồi giáo dạy rằng nếu một người thực hiện Umrah hoặc Hajj đúng với ý định chân thành cầu xin đấng Allah thì họ được tha tội Ông Muhammad cấm việc thể hiện hình ảnh con người, súc vật và các loài tự nhiên như một sự phản ứng lại dối với cách dùng hình tượng trong tranh vẽ và điêu khắc của đạo Thiên Chúa, nhất là trong nhà thờ Byzantine cùng thời với ông Do đó trang trí trong thánh đường Hồi giáo

(Mosque) là các diềm trang trí, lá cây có mô típ hình học, và các chữ viết là lời trong kinh Koran

Những người theo đạo Hồi lang thang dàn trải một khu vực rộng lớn của thế giới vào thế kỷ thứ 7 và 8, họ không có khái niệm riêng về kiến trúc – nghệ thuật nói chung Vì vậy họ tận dụng khả năng của dân bị chinh phục đặc biệt trong các nước thuộc sự thống trị của đế quốc Byzantine đã có một nền văn minh phát triển cao Khi những người theo đạo Hồi định cư, họ sống trong các ngôi nhà vùng Cận Đông tiếp thu các tập quán bản xứ nhất là việc cách ly phòng ngủ của phụ nữ (Harim)

Lịch sử sự phát triển của đạo Hồi bắt đầu từ năm 622 khi ông Muhamad chạy từ Mecca đến Medina tại Saudi Arab Mười năm sau, những người theo ông xâm lăng các nước A Rập đến năm 720

Thủ phủ chuyển từ Medina về Kufa (Lưỡng hà) sau đó năm 760 về Damascus rồi về Bagdad trở thành một trung tâm nghệ thuật khoa học do Caliph Harun al Rashid (786-809) lãnh đạo sao đó bị người Mông Cổ cướp phá năm 1258

Hình 2.3 Mô típ trang trí Hồi giáo

BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO 23

- Vùng Bắc Phi, Tây Ban Nha đến Đại Tây Dương:

Bao gồm các nước ngày nay như Cyrenaica, Libya, Tunisia, Algeria, và Morocco đã phát triển phong cách kiến trúc Hồi giáo gọi là “Moorish”, năm 711 xâm lược nam Tây Ban Nha và xây lâu thành Gibraltar sau đó xây một thánh đường Hồi giáo rất đẹp gọi là Mezquita ở Cordoba

- Thổ Nhĩ Kỳ và vùng các nước A Rập: Đế quốc Byzantine hay đông La Mã với thủ đô ở Constantinople, bị triều đại Hồi giáo Seljuk chiếm đóng, đến thế kỷ 11 - 12 chiếm bán đảo Tiểu Á từ Baghdad Họ lập thủ đô ở Konia và xây nhiều thánh đường Hồi giáo Sau năm 1300 đế quốc Ottoman của người Thổ xây nhiều thánh đường đẹp và chiếm Constantinople vào năm 1453

- Ấn Độ: Ấn Độ bị quân đội Hồi giáo xâm lược và năm 1001 - 1027 lập vương phủ Hồi giáo (Sultanate) tại Delhi năm 1206, xây một thánh đường Hồi giáo lớn vào năm 1193-

1198 Vương triều Mông cổ Hồi giáo Mogul (1526 - 1857) chuyển thủ đô từ Delhi đến Agra, sau đó lập Fatehpur — Sikri thành thủ đô gồm những công trình nổi tiếng nhất Shah Jahan (1628 - 1658) đưa đế quốc Mogul lên tuyệt đỉnh

Shah Jahan cho xây tại Bắc Ấn Độ những công trình tuyệt vời như Taj Mahal, Pearl Mosque tại Agra, Jami Masjid và cung điện tại Delhi.

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC HỒI GIÁO

Thay đổi đặc điểm theo từng địa phương bản địa do người lính Hồi giáo chiếm đóng không có phong cách kiến trúc riêng của họ

Họ điều chỉnh phong cách kiến trúc địa phương chủ yếu trên các chi tiết trang trí nhưng cũng đề xuất nhiều kiểu mặt bằng và cấu trúc quan trọng:

- Tháp Minaret là một cải tiến lớn, nơi các giáo sĩ hô lời kêu gọi đọc kinh từ trên đỉnh, khác với tháp chuông của người Ki-tô giáo

- Cột kiểu La Mã dùng với cuốn nhọn hai tâm là kiến trúc đặc trưng của Hồi giáo

Cuốn này có nguồn gốc từ Assyria cổ đại

24 BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO

- Các mô típ trang trí, màu, công nghệ xây dựng đặc trưng được áp dụng nhiều nơi Các hình tam giác, hình vuông, vòng tròn gắn liền với các ý nghĩa về tinh thần

- Tính thống nhất rất cao thể hiện trên các dạng trang trí theo chiều ngang hay kiểu ngôi sao hướng tâm

- Tường xây bằng gạch hay đá tùy điều kiện địa phương, được trát vữa gắn đá dắt tiền hay gạch men Chân tường ốp đá màu đậm là kiểu mượn của phong cách kiến trúc Byzantine

- Hành lang cột: thường dùng cột kiểu Roman và vài kiểu sau này

- Cửa: Do gỗ làm cửa thường co ngót dưới trời nóng, nên cửa thường chia làm nhiều ô nhỏ hình thành kiểu dáng hình học Cửa sổ nhỏ để chống nắng có khi che bằng các mảng chạm lộng Kính dùng từ thế kỷ 13

- Mái: Vòm lợp mái được dùng rộng rãi Mái bằng làm bằng gỗ lợp bằng đất sét hay vữa gia cường bằng cành cây cọ Trần phẳng giàu trang trí

- Cột: Có nhiều cột làm sẵn lấy từ công trình La Mã hay Byzantine cũ Các cột mới chế tạo cũng theo mẫu cũ nhưng thêm chi tiết trang trí riêng của đạo Hồi

- Gờ chỉ: Không quan trọng lắm, thường là dải băng dẹt hay gờ quanh các lỗ cửa Các hình loại kiến trúc tiêu biểu: a Caravanserai hay Khan (Tiếng Thổ nhĩ kỳ: Han)

Là một loại nhà trọ ven đường Từ thế kỷ 15, Khan thay thế tất cả các loại nhà trọ và kho hàng bán buôn bán lẻ, xuất khẩu Lý do hình thành: Các đoàn vận chuyển bằng lạc đà phát triển do ưu việt hơn xe có bánh, trong khi thương mại là nguồn phát triển của đạo Hồi, bản thân nhà tiên tri cũng gốc là thương nhân Khan còn đáp ứng việc hành hương Hajj về Mecca, các học giả đi nghiên cứu khoa học Khan đảm nhiệm vai trò nhà trọ ngắn ngày cho các đoàn có giếng cung cấp nước và hậu cần, chỉ dẫn đường đi

Công trình tiêu biểu: Ribat tại Soussa, Tunisia năm 821, Sultan Khan Aksaray năm 1229

BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO 25

Hình 2 5: Khan Sultan Khan tại

Hình 2 6: Khan tại Damascus Hình 2 7: Khan hay Caravanserai a Thánh đường Hồi gi áo (Mosque) :

Là thể loại kiến trúc tiêu biểu nhất của đạo Hồi Đặc điểm theo vùng:

- Mosque Kairouan (Tunisia) xây nửa sau thế kỷ thứ 7 là nơi thờ cúng xưa nhất của vùng Hồi giáo phía Tây Mosques tại Sicily không có đặc điểm Gothic mà mang một số đặc điểm như cung móng ngựa được đưa vào Andalusi , Maghribi và được Hồi giáo hóa

- Mosque triều Mughal tại Ấn Độ (thế kỷ 16 - 17) dùng vòm hình củ hành

- Mosque tại đế quốc Ottoman thời kỳ đầu là các nhà thờ Ki tô giáo Byzantine chuyển đổi thành, như nhà thờ Hagia Sophia

26 BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO

- Thời kỳ sau, người Ottoman hình thành phong cách Mosque riêng: cột, gian phụ, trần cao kết hợp với các thành phần hồi giáo như Mihrab

Mosques có sân trong lớn (sahn) như Atrium của nhà thờ Ki tô giáo tiền kỳ bao bọc bởi hành lang cột chống nắng (liwan) Liwan phía nhìn về Mecca rộng nhất và chứa bàn thờ Giữa sân trong có vòi nước để rửa tay (fawwara), che bởi vòm

Hình 2 8: Đại Mosque tại Kairouan

- Kiểu thứ 2: Gọi là Madrasa hay đền thờ Hội đoàn (collegiate mosque), như Mosque của Vua (Sultan) Hassan tại Cairo, mặt bằng chữ thập, trung tâm lộ thiên

Hình 2 9: Mosque Sultan Hassan và Mosque Madrasa

BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO 27

- Kiểu thứ 3: Là kiểu lăng mô thường lợp hoàn toàn bằng vòm, cuốn, mái bằng có thể dùng cho cá nhân đọc kinh như Taj Mahal hay Mosque Sultan Ahmed

Hình 2 10: Mặt bằng và vòm Mosque Sultan Ahmed Hình 2 11: Mặt bằng Taj Mahal

- Kaaba tại Mecca: Xứ A Rập là nơi sinh ra đạo Hồi (Islam ) gồm những bộ lạc du mục nên vốn không có kiến trúc bền lâu Ông Muhammad chỉ đòi hỏi họ đọc kinh ở thời gian nhất định bất cứ ở đâu, chỉ cần quay mặt về nơi thiêng Mecca, vì vậy lúc đó chưa cần đền thờ do người làm ra Vì vậy công trình Kaaba tại Mecca là nơi được coi là linh thiêng nhất lại không có giá trị đặc biệt về kiến trúc

Hình 2 12: Kaaba tại Mecca, nhìn từ trên cao và bên trong

- Mosque tại Syria , Egypt và Palestine: Đại Mosque tại Damascus (706-

715) Xây bởi Caliph Walid: Có sân trong với hành lang cột với cung hình móng ngựa cao Ngoài ra có ‘Mihrab’ cho thấy hướng Mecca và có một số cột Minarets xây sau

28 BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO

- Mosque tại Cairo: Mosque Ibn Tulun (876 - 879):

Hình 2.15: Mosque Ibn Tulun, Cairo

BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO 29

Rất lớn, mặt bằng tương tự nhưng nguyên gốc hơn

Thống đốc Samarra tu nghiệp tại Iraq đã học tập các hành lang cuốn nhọn bằng gạch tại đây về áp dụng tại

Cairo, trong số đó có tháp hình xoắn

Mosque tại Bắc Phi, Tây Ban Nha:

- Đại Mosque tại Qayrawan (gần Tunis) xây năm 670

Có một tháp Minaret xây năm 724 - 727 là loại sơ khai nhất

- Mosque Mezquita - nhà thờ Cordoba là một Mosque

Hồi giáo trung cổ bị chuyển thành nhà thờ Ki tô giáo thành phố Córdoba, Andalusia Công trình nổi tiếng về phòng nhiều cột có cuốn với 856 cột, một phần lấy từ các đền thờ La Mã tại đó

Hình 2 18: Nội thất Mezquita với cuốn móng ngựa

- Mosque tại Ba Tư, Turkestan, và Lưỡng Hà Mosque tại Kufa xây năm 638 có sân trong lớn và một bàn thờ (liwan) lợp mái bằng trên cột xưa

Hình 2.16 Tháp xoắn Mosque Ibn Tulun

30 BÀI 2: KIẾN TRÚC HỒI GIÁO

Hình 2 19: Đại Mosque tại Kufa Hình 2 20: Đại Mosque, Qayrawan

- Mosque tại Thổ Nhĩ Kỳ: Mosque Suleymaniye, xây năm 1550 - 1557 sau khi quân Thổ chiếm Constantinople năm 1453 Là Mosque lớn nhất, vĩ đại nhất xây trên ngọn đồi thứ ba tại Istanbul Được thiết kế bởi Mimar Sinan là kiến trúc sư lớn nhất của đế quốc Ottoman Không gian chính bên trong thoáng rộng là gần vuông 59m x 58m Công trình này có nhiều Minaret cao mảnh, và vòm bán cầu gắn với ẳ cầu theo kiểu nhà thờ Byzantine Hagia Sophia

KIẾN TRÚC CAMPUCHIA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC CAMPUCHIA

- Campuchia nằm trên đường giao thương chính giữa phương Đông và phương Tây Sông Mêkông ở Campuchia bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam là giao thông thủy thuận lợi quan trọng giữa Trung Quốc, Ấn Độ (bên cạnh đường biển và đường bộ), từ đó liên hệ với Trung Cận Đông và

- Campuchia có nhiều rừng, phía Bắc và phía Tây Campuchia có nhiều núi đá sa thạch, cẩm thạch dùng làm vật liệu xây dựng

3.1.2 Lịch sử xã hội a Từ đầu thế kỷ I đến thế kỷ VII:

- Thời kỳ của vương quốc Phù Nam hùng mạnh, văn hóa nghệ thuật ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ

- Hiện tại chưa khẳng định được chủ nhân của Phù Nam là ai Văn hóa Khơme về sau chưa khẳng định được là có kế thừa trực tiếp từ văn hóa Phù Nam hay không?

- Cuối thế kỷ 6 – đầu thế kỷ 7, Phù Nam tan rã b Từ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII:

- Nhà nước phong kiến đầu tiên của Khơme là Chân Lạp ra đời Đất nước với thủ đô là Ysanapura và 30 thành phố khác Đây là thời kỳ hình thành những định hướng đầu tiên cho nền kiến trúc Khơme

- Cuối thế kỷ 8, nhà nước phong kiến đầu tiên tan rã Đất nước chia thành 2 miền Bắc, Nam (Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp) c Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII:

Vào thế kỷ 9, đất nước thống nhất lập ra triều đại Ăngco Đây là thời kỳ có tên gọi là văn minh Ăngco chia làm 3 giai đoạn:

- Thế kỷ 9 đến thế kỷ 10: thời kỳ tiền Ăngco: xuất hiện yếu tố mới trong xã hội: vương triều kết hợp với thần quyền

- Thế kỷ 10 đến thế kỷ 12: Thời kỳ cổ điển: là thời kỳ cực thịnh của đế quốc Ăngco, nghệ thuật, kiến trúc phát triển huy hoàng

- Thế kỷ 12 đến thế kỷ 13: Thời kỳ suy tàn của đế quốc Ăngco

Thế kỷ 13 trở đi bước vào giai đoạn suy tàn, thời kỳ này trong nước có những mâu thuẫn giai cấp sâu sắc, chiến tranh nội chiến bùng nổ liên miên, kiến trúc phát triển đến giai đoạn tột cùng Bước đầu có những yếu tố đi xuống nhưng sau đó không còn hưng thịnh được nữa Sau thời kỳ này nghệ thuật Ăngco suy thoái dần

- Người Khơme xưa đã có phong tục thờ cúng thần linh Chữ viết Khơme xuất hiện khá sớm và bắt nguồn từ chữ ở miền Nam Ấn Độ

- Đầu Công nguyên, do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ: Phật giáo và Ấn Độ giáo phát triển trở thành quốc giáo Ấn Độ giáo thờ thần với biểu tượng Linga, tuy nhiên Campuchia nặng về thờ Vishnu hơn Phật giáo lấy truyền thuyết khuấy động biển sữa tìm thuốc trường sinh, rắn thần Naga và núi vũ trụ Meru (Tudi tọa) là nơi ngự trị của các vị thần để làm tư tưởng chính xây dựng những kiến trúc đền thờ

- Có thể nói, nghệ thuật Khơme là nền nghệ thuật tuyệt vời bặc nhất Đông Nam Á, được nghiên cứu một cách hệ thống nhất Các nhà khoa học không ngừng quan tâm nghiên cứu không chì vì tiếng tăm của công trình lớn như các di tích thời Ăngco mà còn vì nó có sự tiến hóa đặc biệt logic và gần như không có mâu thuẫn Nhờ sự phát triển liên tục của cả một tổng thể những phong cách mà

36 BÀI 3: KIẾN TRÚC CAMPUCHIA ngày nay, người ta có thể tái lập lại nghệ thuật Khơme và xác định niên đại của những tác phẩm gần như chính xác.

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CAMPUCHIA

3.2.1 Kiến trúc từ thế kỷ 7

Các nhà nghiên cứu cho rằng các phế tích kiến trúc cổ nhất ở Đông Nam Á khai quật được phần lớn thuộc văn hóa Phù Nam thuộc nhà nước Mông Cổ Dvaravati

So với các hiện vật nghệ thuật khác, di tích kiến trúc thời kỳ này hầu như không còn Ở Óc Eo đã phát hiện ra nhiều chân cọc thuộc những ngôi nhà sàn xưa Một số vết tích của những kiến trúc bằng vật liệu đá ong (vùng này gạch đá hiếm) cũng được phát hiện, phần lớn là các kiến trúc thờ thần thánh với các đặc điểm kiến trúc và trang trí giống kiến trúc Nam và Trung Ấn Độ Tuy nhiên các kiến trúc này cũng bộc lộ một khía cạnh mới rất bản địa ở kỹ thuật ghép đá

Nghệ thuật Khơme Chân Lạp thời kỳ này hình thành, phát triển và suy tàn cùng với sự khô cạn của nguồn viện trợ từ Ấn Độ Đây là thời kỳ Siva giáo trở nên quan trọng và thờ Linga trở nên thịnh hành Thời kỳ này hình thành những định hướng đầu tiên cho nền kiến trúc Khơme a Đặc điểm kiến trúc:

- Các điện thờ là dinh thự của thần linh (vị thần cư ngụ dưới dạng tượng thờ), không phải là nơi tín đồ tụ họp cầu nguyện như ở châu Âu Không gian bên trong các điện thờ chật hẹp gồm hàng loạt kiến trúc tách biệt: 1 tháp thờ chính, các điện thờ phụ, toàn bộ bao quanh bằng tường có cổng vào

- Đền thờ là hình ảnh biểu thị tín ngưỡng, trong đó các vị thần được coi như ngự trị ở trung tâm thế giới trên núi Meru Vì vậy, ”tòa nhà hạ giới” của các vị thần phải có bố cục chặt chẽ, hướng tâm và đặt theo trục, mô phỏng núi vũ trụ Meru Các cửa chính của điện thờ đặt về phía Đông – nơi mặt trời mọc và nguồn gốc của sự sống

- Ý niệm Đền – Núi và hướng tâm phù hợp với các thánh thức của hệ thống triết học tôn giáo Ấn Độ nhưng ở Campuchia lại phát triển mạnh mẽ tạo nên những hình hài kiến trúc kì vỹ Có thể nói, qua các công trình kiến trúc Campuchia thời kỳ này đã bộc lộ rõ: sức mạnh truyền thống bản địa đã tìm ra hình thức biểu hiện trong các quy pháp Ấn Độ

- Kỹ thuật xây dựng: việc dùng giải pháp kỹ thuật của gỗ và đá đã gây ra hiệu ứng

2 mặt: một mặt tạo ra được vẻ tinh tế cực kỳ ở các đường nét và trang trí nhưng mặt khác lại phản khoa học về mặt kết cấu công trình

Các đền đài, ngay cả Ăngco Vat về sau đã phải trả giá: nhiều mảng tường, trần bị sụp do kiểu liên kết của kết cấu gỗ không chịu đựng được sức nặng của đá

Ngoài ra, người ta còn dùng gạch được trát vữa để trang trí như kiểu khắc gỗ và dùng sa thạch làm giả sườn gỗ như trụ cửa, mi cửa… Việc đẽo, gọt, ghép đều theo kiểu mộc đã có tác hại không nhỏ đến các công trình kiến trúc

Hình 3 1: Một số dạng mặt bằng đền thờ Campuchia b Công trình tiêu biểu:

- Đây là một tổng thể kiến trúc lớn đầu tiên được xây bằng gạch của Chân Lạp

- Công trình gồm 3 nhóm chính: Nhóm phía Bắc, nhóm phía Nam và nhóm ở giữa Giá trị nghệ thuật chủ yếu của Sambor còn ở trang trí

- Cả 3 nhóm tháp đều có chung tính chất :tháp chính ở trung tâm, có tường bao bọc xung quanh, trên trục chính Đông – Tây có tháp cổng

• Nhóm tháp phía Nam là nhóm đẹp nhất, có 2 lớp tường hình chữ nhật bao bọc, ở giữa có ngọn tháp chính bằng gạch hình chữ nhật, xung quanh có 5 ngọn tháp nhỏ hình bát giác vây quanh Bia ký nói trong tháp chính có chứa một “Siva đang cười” nhưng nay đã mất Ở chính giữa cạnh các tường rào trên các trục chính có các tháp cổng với chân móng cao, thân tường có bổ trụ được nhấn mạnh bằng phần trang trí Trên cùng là mái hình thuyền

• Nhóm tháp giữa: cũng có 2 lớp tường bao bọc dày 2,5m,tháp chính hình chữ nhật cao 14m, cửa chính hướng Đông Giữa 2 vòng tường có 2 ngôi nhà phụ đặt đối xứng theo trục chính Đông – Tây

• Nhóm tháp phía Bắc: cũng có 2 lớp tường trong ngoài Đặc biệt, sân trong cùng có tháp chính ở giữa và 4 tháp nhỏ ở 4 góc cùng một số công trình phụ Trên trục chính có tháp cổng

- Hầu hết các tháp gạch thời kỳ này đều theo kiểu chung của Sambor nhưng khiêm tốn hơn Đây là thời kỳ đã bước đầu hình thành những định hướng cơ bản

BÀI 3: KIẾN TRÚC CAMPUCHIA 39 cho những ngôi đền núi về sau với đặc điểm: tổ hợp các tháp riêng lẻ vào một nhóm; bố trí theo lối ngũ điểm,trong đó tháp chính ở giữa cao nhất, 4 tháp 4 góc, tất cả đều trên bệ (Ví dụ: nhóm tháp phía Bắc Sambor)

- Bố cục lối ngũ điểm trong các ngôi Đền Núi sẽ ngày càng hoàn chỉnh trong các quần thể và về sau trở thành khuynh hướng thống nhất của đền đài Campuchia Các tháp cổng trên trục chính xuất hiện và ngày càng hoàn thiện

3.2.3 Kiến trúc Campuchia từ thế kỷ IX - XIII a Giai đoạn 1: thời kỳ tiền Ăngco (thế kỷ IX – X):

KIẾN TRÚC INDONESIA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC INDONESIA

Indonesia là mội nước ở Đông Nam Á có hàng trăm đảo lớn nhỏ chiếm gần như hết quần đảo Mã Lai, rải trên 2 phía Bắc - Nam của đường xích đạo từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương và giữa Châu Á với Châu Úc Với vị trí địa lý nằm trên đường hải thông quốc tế lớn nên thuận tiện cho việc thâm nhập, gặp gỡ của nhiều dòng văn hóa khác nhau trên thế giới góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội

Indonesia có khí hậu nhiệt đới ấm áp do gần biển

Do tính chất đảo của lãnh thổ, Indonesia có nhiều bãi lầy và rừng rậm nên các bộ tộc cư trú phân tán, vì vậy đất nước Indonesia phát triển không đồng đều về kinh tế

- văn hóa - xã hội, trong đó đảo Java phát triển nhất

4.1.2 Yếu tố văn hóa-xã hội

Indonesia sớm tiếp xúc với các nền văn minh cổ Ấn Độ, Trung Quốc, Địa Trung Hải

Riêng trong khu vực Đông Nam Á ,Indonesia còn chịu ảnh hưởng rất rộng của nền văn minh Đông Sơn cổ ở Bắc Việt Nam (khoảng 4000 năm TCN ở Thanh Hóa, có ảnh hưởng rất rộng trong khu vực Đông Nam Á)

Hiện nay đất nước này có 3 tôn giáo chính: tiếp nhận Ấn độ giáo (chủ yếu là Siva giáo), Phật giáo – 2 tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Hồi giáo

Trong sự phát triển không đồng đều về nghệ thuật cũng như kiến trúc thì trong đó ở đảo Java thuộc Indonesia đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ đạt tầm cao sáng lạng chia làm các giai đoạn sau:

- Từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 10: Indonesia tăng cường quan hệ thương mại hàng hóa với Ấn Độ, tạo điều kiện hình thành chế độ bộ tộc (có 30 bộ tộc)

Xã hội phân chia giai cấp, nhà nước phong kiến hình thành đầu thế kỷ 7 với 3 quốc gia lớn: Turuma ở phía Tây, Mataram ở trung tâm Java và một quốc gia đóng gần thành phố Xurabaia ở phía Đông

Từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10: rạng rỡ nhất là quốc gia trung tâm Mataram (không biết được lịch sử chính trị của quốc gia này, chỉ còn các di tích kiến trúc chứng minh nền văn hóa huy hoàng của nó) còn gọi là thời kỳ Trung Java

- Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15: chuyển thủ đô từ trung tâm Java sang phía Đông Java (không rõ nguyên nhân) Đây là thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa Java do ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ

- Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18: Quan hệ ngoại giao phát triển dần đến phát triển nhiều thành phố ở bờ biển Java Đạo Hồi xâm nhập vào Indonesia và được các ông hoàng ở đây dùng như vũ khí đấu tranh để thoát khỏi chính quyền trung ương Java bị chia cắt thành nhiều quốc gia Hồi giáo nhỏ thường xuyên đấu tranh giành chính quyền Cuối thế kỷ 16, Indonesia thống nhất lãnh thổ và thành lập quốc gia Hồi giáo Mataram

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC INDONESIA

4.2.1 Kiến trúc hoành tráng ở Java trung tâm từ TK 7 - 10

Công trình kiến trúc còn nguyên vẹn ở thời kỳ này phần lớn là các công trình tôn giáo Hầu hết các di tích tôn giáo ở Indonesia thời kỳ này đều có tên gọi là Candi là các điện thờ dưới hình thức tháp

Kiểu mẫu cơ bản của kiến trúc Candi có các đặc điểm như sau:

- Kiến trúc Candi chia làm 3 phần: đế, thân và mái giật cấp trên cùng được trang trí bằng những Stupa, bên trong mái hoàn toàn đặc

- Mặt bằng Chandi phát triển từ một gian thờ chính hình vuông, một tiền sảnh với cửa ra vào mở về hướng Đông, ngoài ra còn có thể có các gian thờ phụ gắn với nhau bởi một hành lang Nền nhà lát gạch, giữa có giếng chôn tro người chết và trên đặt tượng để thờ

- Công trình không có cửa sổ, chỉ có những hốc tường đặt tượng hay cửa giả Trang trí trên diềm mái, diềm cửa, hốc tường bằng những hình người và con vật thần thoại Đặc biệt, trong các hình trang trí kiến trúc nổi lên hình Kala - Makara là hình cách điệu hóa sư tử và Makara là con vật thần thoại

- Vật liệu xây dựng bằng đá thuộc núi lửa, kỹ thuật xây dựng không dùng vữa mạch mà dùng mộng đá kết nối lại với nhau Tường rất dày, không sử dụng cột

- Hình thức kiến trúc và phong cách chạm khắc ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ nhưng kỹ thuật xây dựng và mô túyp trang trí chứng tỏ thuộc về nghệ nhân Indonesia tài năng

Công trình tiêu biểu: a Candi Kalasan ở cao nguyên Dieng: (xây dựng TK 8-9)

Hình 4 1: Candi Kalasan, tháp chính và chi tiết

- Công trình xây dựng bằng đá

- Mặt bằng hình chữ thập: gian thờ chính ở giữa, 4 gian phụ xung quanh, phía đông có sảnh chính thông với phòng giữa, 3 phòng phụ còn lại độc lập có lối vào riêng

- Nền tháp hình vuông, mỗi cạnh 45m, trên là sân hành lang có 20 cạnh, xung quanh đền có 4 cầu thang đặt ở hướng chính của tháp

- Tường ngoài chia làm các mảng phẳng, trên có trang trí phù điêu phong phú

- Mái gồm 3 tầng giậc cấp Trên tầng mái thứ nhất, mỗi phía nổi lên 4 hình quả chuông (Stupa nhỏ) trên cùng là quả chuông lớn nhất

- Nội thất bé nhỏ đơn giản, không trang trí, giữa phòng chính đặt một pho tượng lớn

- Công trình cân đối, thanh thoát nhẹ nhàng nhờ các phân vị theo phương đứng và trang trí phong phú được nhấn mạnh bằng nét ngang của diềm mái b Quần thể kiến trúc phật giáo ở Sewu: (cuối thế kỷ 8 – đầu thế kỷ 9)

Sewu, tên đầy đủ là Candi Sewu (tiếng Java, nghĩa là "nghìn ngôi đền"), nhưng tên chính thức là Manjusrigrha (có nghĩa là "ngôi nhà của Bồ Tát"), là quần thể đền đài Phật giáo lớn thứ hai ở Trung Java sau Borobudur, và lớn nhất ở đồng bằng Prambanan Sewu là nguyên mẫu của Prambanan, một quần thể đền thờ đạo Hindu nằm cách Sewu chỉ khoảng 800 mét Sự tồn tại của hai quần thể đền đài Phật giáo và Hindu giáo gần nhau cho thấy sự hòa hợp giữa hai tôn giáo này ở Trung Java

Hình 4 2: Quần thể kiến trúc phật giáo ở Sewu Hình 4 3: Các Tháp ở Sewu

Quần thể gồm 256 công trình xây dựng trên diện tích rộng 185m*165m được bao bọc bởi tường đá cao 4 phía, có cửa ra vào

Quần thể có 2 sân, ngôi đền chính ở sân trong và các ngôi đền phụ ở sân ngoài tạo thành 3 lớp Mặt bằng đền chính có hình chữ thập, xung quanh phòng ở giữa là

4 phòng phụ, phòng phía đông làm tiền sảnh Các gian phòng liên hệ với nhau qua một hành lang bên trong Gian giữa đặt tượng thờ

Ngày nay công trình đã bị hư hỏng nặng nhưng qua hình ảnh còn sót lại chứng tỏ quần thể Xê-vu là một quần thể khá lớn, bố cục khá hoàn chỉnh đầu tiên được xây dựng ở Indonesia để sau này phát triển thành các quần thể to lớn hơn, kì vĩ hơn

(Đây là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc Indonesia Các công trình này thuộc Balamon giáo nên có đặt tượng thờ ở giữa Kiến trúc Indonesia khác kiến trúc Chăm, Campuchia) c Quần thể Burobudur (cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ 9)

Là một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn hơn nhiều so với các quần thể khác nằm trong thung lũng Kê-đu, nơi có phong cảnh đẹp Công trình là một kiến trúc gây ấn tượng rất mạnh mẽ, chế ngự cả một vùng lớn với chiều cao 42m, rộng 123m x 123m

Công trình có bố cục đặc sắc, vóc dáng cân đối hài hòa kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc và điêu khắc nhằm diễn tả hình ảnh của thế giới theo quan điểm Phật giáo Điêu khắc của công trình đạt được những thành tựu to lớn của phương Đông

Có ý kiến cho rằng, Burobudur là một phần của quần thể chưa được xây dựng xong mà tổng mặt bằng của nó cần phải là một hình chữ thập với phía Tây là Candi Mendut, phía Đông là Candi Pawon

Công trình có dáng kim tự tháp gồm 9 tầng có thể chia làm 2 phần:

- Phần dưới gồm 6 bậc với mặt bằng hình vuông, trên mỗi cạnh hình vuông chia làm 9 cạnh nhỏ, mỗi bậc là một hành lang, ngoài hành lang có lan can bao bọc Giữa 4 cạnh là một cầu thang lớn cắt dọc Cầu thang có cổng vòm được trang trí bằng những con vật thần thoại Kara-Makara Hai bên cầu thang có các hình chạm trổ mô tả học thuyết Phật giáo, đời sống tu hành để thành Phật Để xem hết các hình ảnh ở hàng lang của công trình phải đi hết 5km

KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC

5.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội

Trung Quốc là lục địa lớn nhất thế giới, nằm trên bờ tây Thái Bình Dương Trải qua hơn 4000 năm, từ địa bàn thượng lưu sông Hoàng Hà đã phát triển thành một quốc gia rộng lớn kéo dài từ Tây sang Đông, từ Bắc tới Nam với tổng diện tích 9,6 triệu km 2 (bằng cả châu Âu với 34 nước của nó)

Trung Quốc có 2 con sông lớn chảy qua:

- Sông Hoàng Hà (dài khoảng 4000km) ở phía Bắc: thường gây lũ lụt bồi đắp đất đai màu mỡ phát triển nông nghiệp

- Phần lớn đất đai Trung Quốc nằm trong khu vực khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới

- Dân số đông nhất thế giới gồm 56 dân tộc (người Hán chiếm 93,3%)

Hình 5 1: Bản đồ Trung Quốc

BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC 59

Từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN, Trung Quốc đã có nền văn minh phát triển cao vào bậc nhất thế giới

Trung Quốc là cơ sở cho những tư tưởng triết học có hệ thống Từ thời cổ đại, các triết gia Trung Quốc đã đặt nền móng cho các loại thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của người Trung Quốc (khác với Ấn Độ là xứ sở của siêu hình học và tôn giáo)

Tín ngưỡng đầu tiên của Trung Quốc cũng khởi thuỷ giống các dân tộc khác trên thế giới: họ sợ sệt, kính trọng, sùng bái những hình thể và năng lực tự nhiên Họ tin rằng có sự liên quan giữa đời sống trên mặt đất v sự huyền bí của trời – xem trời đất là 2 phần của 1 thực thể vũ trụ rất lớn → nảy sinh thuyết âm dương

Phật giáo vào Trung Quốc từ Ấn Độ từ thế kỷ I sau công nguyên đã không còn là học thuyết nghiêm khắc, ảm đạm, khổ hạnh như 100 năm trước ở nơi mà nó khởi thuỷ mà được sửa đổi, bổ sung thành một tôn giáo sinh động hơn, thờ vô số thần linh trong một cảnh thiên đường rực rỡ (môn phái Đại thừa) Xã hội Trung Quốc thường xuyên loạn lạc, nội chiến kéo dài, dân chúng càng hướng về đạo Phật Các tôn giáo ở Trung Quốc như đạo Khổng, đạo Lão có tính bao dung, không độc chiếm

Vì vậy nhiều người theo cả tâm giao

Hình 5 2: Khổng Tử Hình 5 3: Lão Tử

60 BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC

5.1.3 Lịch sử phát triển kiến trúc Trung Quốc:

Chia làm 4 giai đoạn theo niên biểu lịch sử

1 Giai đoạn 1: Thời chiến quốc, Tần, Hán (475 TCN – 220 SCN) a Đặc điểm văn hoá xã hội:

- Xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc (thời đại các triết gia)

- Tần Thuỷ Hoàng diệt 6 nước thống nhất Trung Quốc

- Đạo Phật tràn vào Trung Quốc đời Hán b Đặc điểm kiến trúc:

- Việc thống nhất đất nước làm cho giao lưu phối hợp kỹ thuật, kiến trúc các nơi thuận lợi

- Gạch được phát triển thành một loại vật liệu xây dựng quan trọng

- Đời Hán, nhiều đặc trưng của hệ thống kiến trúc Trung Quốc thời thượng cổ hình thành, kỹ thuật kết cấu gỗ – gạch có những xu thế tiến bộ

2 Giai đoạn 2: thời Tam quốc, Lưỡng Tần, Nam – Bắc triều, Tùy, Đường

(220 – 907) a Đặc điểm văn hoá xã hội:

- Xã hội nội chiến kéo dài, dân chúng khốn khổ

- Phật giáo vào Trung Quốc từ thế kỷ I, lúc này phát triển mạnh để an ủi nhân dân về tinh thần b Đặc điểm kiến trúc:

- Kiến trúc phát triển trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp trước đó; kỹ thuật kết cấu gạch, gỗ, đá hoàn chỉnh hơn

- Kiến trúc Phật giáo phát triển chịu ảnh hưởng của kiến trúc ấ Ấn Độ, Trung Á: động thạch, chùa tháp phát triển với quy mô ngày càng to lớn

- Nguyên liệu lưu ly được tìm và sử dụng trong xây dựng

- Nghệ thuật tạc tượng, bích hoạ phát triển

BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC 61

- Quy hoạch đô thị phát triển: Tường An là đô thị lớn cấp quốc tế thời bấy giờ

Từ thế kỷ VI trở đi, hệ thống kiến trúc gỗ Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đến Triều Tiên, Nhật Bản và các nước trong vùng bán đảo Đông Dương

3 Giai đoạn 3: Thời kỳ Ngũ đại, Liêu, Tống, Kim, Nguyên (907 – 1368) a Đặc điểm văn hoá xã hội: Đất nước bị chia cắt trầm trọng, chiến tranh loạn lạc vẫn liên miên, đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ Vì vậy Phật giáo lại tiếp tục phát triển b Đặc điểm kiến trúc:

- Thời kỳ này đã tổng kết được những thành tựu kiến trúc đời Đường

- Đặt ra những số liệu mẫu, chế độ định mức nguyên vật liệu, hệ thống hoá các chi tiết điển hình, biên soạn tác phẩm “Phương pháp Xây dựng” là một trong những tác phẩm kiến trúc xây dựng có nội dung hoàn chỉnh nhất thế giới thời thượng cổ

- Công trình kiến trúc có dáng thanh tao hơn, trang trí phong phú hơn, hệ thống đấu cũng ngắn hơn

4 Giai đoạn 4: Thời Minh, Thanh (1368 – 1840) a Đặc điểm xã hội: Đời Thanh: nhà nước phong kiến tập quyền được thống nhất và củng cố đưa đến cao trào phát triển kiến trúc cổ, kết hợp tính truyền thống với những thành tựu kiến trúc của các dân tộc khác thành một phong cách mới b Đặc điểm kiến trúc:

- Quy hoạch đô thị phát triển cùng các quần thể cung điện, đền miếu, vườn hoa, chùa chiền… với quy mô lớn hơn trước

- Thành phố Bắc Kinh, Nam Kinh được mở rộng thành những trung tâm thương mại và sản xuất thủ công, trên cả nước có hơn 30 trung tâm lớn như vậy

- Riêng thủ đô Bắc Kinh được chia làm 3 khu vực: Tử Cấm Thành, Hoàng Thành và Kinh Thành với bố cục theo trục Bắc – Nam

62 BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC

Do tính chất bảo thủ của chế độ phong kiến, nền văn hoá nghệ thuật trong đó có kiến trúc vẫn không thoát khỏi những quy luật đã được hình thành: tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của đời trước, kết hợp với những kinh nghiệm và phương pháp xây dựng trong dân gian Kỹ thuật xây dựng và chế tạo vật liệu đã đạt được trình độ cao

5.1.4 Các loại hình tiêu biểu của kiến trúc Trung Quốc:

- Có nguồn gốc từ Ấn Độ

- Chùa hang được đục vào trong hang đá hay được đẽo tạc vào bên trong hang động, kiến trúc mô phỏng hệ kết cấu gỗ

- Vách hang tạc tượng Phật, về sau còn tạc cả cây cối súc vật biểu hiện đời sống bình thường của người dân lao động như: cày ruộng, chăn nuôi, kéo thuyền… hoặc cả cảnh thiên đường mà tín đồ hằng mơ ước

- Đến thế kỷ VI còn xuất hiện những cột tượng lớn ở lối vào các chùa Hang

- Đặc biệt bên trong nội thất một số hang có cột đá hình tháp, có khám thờ Phật để tín đồ đi vòng quanh cúng lễ

- Sự phát triển của chùa hang Trung quốc là ví dụ về sự hợp nhất giữa văn hoá Trung Quốc và nước ngoài; cụ thể là An Độ, Ba Tư, Hy Lạp (Ví dụ: hình tượng những con sư tử oai nghiêm, động vật 2 đầu, các kiến trúc Ionic ở các hang động…)

- Công trình tiêu biểu: a Chùa Yungang ở Datong ( Sơn Tây ) b Chùa hang Mạc Cao (Mogao) còn gọi là Đôn Hoàng (“Thiên Phật động”) bên rìa sa mạc Taklamatan, Cam Túc miền Tây Bắc Trung Quốc được ghi vào sách văn hoá thế giới 1987

BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC 63

Hình 5 4: Chùa hang tại Trung Quốc

2 Chùa Tháp: Chùa tháp Phật giáo Trung Quốc được chia làm 2 loại:

Loại 1: gồm kiến trúc chùa kết hợp với kiến trúc tháp – là loại hình được chuyển sang Triều tiên và Nhật Bản

Loại 2: Xuất hiện trễ hơn gồm các toà nhà được sắp xếp xung quanh điện thờ Công trình tiêu biểu về kiến trúc chùa: a Chùa Phổ quang:

- Xây dựng năm 857 đời Đường ở Ngũ Đài Sơn tỉnh Sơn Ty

- Là kết cấu gỗ Trung Quốc xưa nhất còn tồn tại đến nay

- Mặt bằng chùa hình chữ nhật 36m*20m; cao 17,7m đặt trên một nền đá với bố cục nghiêm chỉnh, hướng Nam

64 BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC

- Chùa có 7 gian: 5 gian giữa đặt ở cửa chính, 2 gian đầu hẹp hơn xây tường cao

- Nội thất có bệ đặt tượng Phật và các La Hán, Bồ Tát (30 tượng)

- Đặc biệt, bộ khung gỗ đỡ mái cong bằng đấu củng vươn khá xa với tường ngoài

- 4 mái công trình cong nhẹ nhàng và lợp ngói lưu ly b Chùa Quan Âm thuộc tu viện Độc Lạc:

Hình 5 5: Chùa Quan Âm thuộc tu viện Độc Lạc

- Xây dựng năm 984 ở Hà Bắc, nổi tiếng thời bấy giờ

- Chùa rộng 20,2m cao 22, 5m đứng trên một nền đá và có 3 tầng

- Chùa có 5 gian: 3 gian giữa làm lối ra vào, 2 gian đầu hồi và các mặt còn lại được xây tường bịt kín

- Nội thất công trình ở giữa thông suốt 3 tầng, trong đặt tượng Quan Âm cao 15m bằng đất sét, sơn phết bên ngoài Đây là một tác phẩm nổi tiếng

- Giữa 2 tầng mi có 1 hệ thống balcony

- Đặc biệt hệ đấu củng chiếm 1/3 chiều cao tầng nhà tạo ra mái đua khá rộng

- Mặc dù sự liên hệ giữa nội thất và ngoại thất không chặt chẽ lắm nhưng nhờ tỉ lệ phân chia các mảng ngang dọc, bóng đổ từ mái xuống công trình có được một phong cách kiến trúc khá mới: nhẹ nhàng, thanh thoát c Kiến trúc tháp: Hiện Trung Quốc có hơn 2000 tháp bằng gạch đá gỗ hoặc kết hợp với gạch đá còn tồn tại Tháp là loại hình kiến trúc thể hiện nhiều đặc

BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC 65 trưng nhất của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc, có thể chia làm các nhóm chính như sau:

Hình 5 6: Các tháp với nhiều lớp diềm mái dày

Nhóm 1: Tháp với nhiều lớp diềm mái dày Công trình tiêu biểu:

Tháp ở chùa Tung Nhạn: trên núi Tung Sơn tỉnh Nam Hà

- Xây dựng 520, là tháp cổ xưa nhất Trung Quốc

- Tháp có 15 tầng diềm mi, cao 40m, kiến trúc gần với kiến trúc Ấn Độ : hình khối nặng nề, cách biểu đạt lặp lại các đĩa tròn quanh 1 trục đứng, dáng tháp có đường cong parapol

- Mặt ngoài tháp có 12 cạnh nhưng bên trong mặt bằng chỉ còn 8 cạnh

- Mặt đứng tháp có các cột bổ trụ, mỗi cạnh có hốc đặt tượng thờ

- Thân tháp có 2 phần: phần dưới là phần đế cao, các tầng trên thấp hẳn và phân chia bởi các diềm mái

- Xây dựng vào thời Liêu

66 BÀI 5: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC

- Mặt bằng có 8 cạnh, tháp cao 13 tầng diềm mi

- Tháp có phần bệ không cao cùng với trang trí và phù điêu Các tầng trên đều thấp hẳn với các lớp diềm mái dày

- Mái tháp được đỡ bằng hệ đấu củng Mái tầng dưới có trang trí hoa sen, phía trên còn điểm thêm những viên ngọc

- Mặt đứng các phía đều có cửa, 2 bên cửa chạm khắc tượng thiên thần và tượng

Tháp Bắc Kinh đời Liêu:

- Xây dựng vào thế kỷ thứ XII bằng đá Tháp có phần bệ không cao với phù điêu và tượng trang trí

- Trên mặt đứng tháp có cửa, 2 bên có đặt tượng Kim Cương gác cổng

Thịnh hành từ đời Đường Lúc đầu tháp có mặt bằng hình vuông nhưng sang thế kỷ X – XIII là mặt bằng có 8 cạnh

Xây dựng năm 652 ở Trường An do một vị sư sau khi lấy kinh ở An Độ về trụ trì ở chùa này

- Kiến trúc chùa có dáng vẻ của tháp gỗ

- Mặt bằng tháp hình vuông, càng lên cao càng nhỏ dần, cạnh đáy 25m

KIẾN TRÚC NHẬT BẢN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHẬT

- Biệt lập về mặt địa dư: là một quốc đảo nằm ở Tây Thái Bình Dương, cách xa lục địa 115 dặm

- Thường chịu tác động bởi động đất, núi lửa và bão lớn

- Vật liệu xây dựng: nhiều tre gỗ, ít đá

Hình 6.1: Bản đồ nước Nhật phong kiến Hình 6.2: Biển cách ly nước Nhật

BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN 85

Hình 6.3: Tranh cổ miêu tả cảnh sinh hoạt Nhật Bản

- Nhật Bản có một nền văn hoá thuần nhất mang đậm dấu ấn của Thần đạo (còn gọi là Shinto): là tôn giáo nguyên thuỷ của người Nhật

- Giữa TK 6, Phật giáo từ Trung Quốc thông qua Triều Tiên truyền vào Nhật Bản và ngày càng kết hợp với Thần đạo trở thành quốc giáo.

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC

- Mặc dầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Kiến trúc Nhật Bản vẫn cho thấy vẻ nhẹ nhàng nhưng bay bổng duyên dáng Các đền thờ Nhật bản cân đối vững chắc

- Mái nhà là thành phần thống trị nổi bật trong ngôi nhà Nhật, bay mạnh khác hẳn mái nhà phẳng nặng nề của kiến trúc Cận đông và Ấn Độ Việc mái nhà Nhật Bản với độ cong vươn mạnh và có nhiều chi tiết trang trí được nâng đỡ bởi một hệ thống đấu củng giản đơn là đặc điểm nổi bật hình thành thức riêng

- Hoàn thiện trong kiến trúc Nhật: Sử dụng các mô típ trang trí và khắc gỗ kỹ thuật mộc tinh xảo

- Các kiến trúc phụ trợ như cổng Torii, nhà nghỉ trong vườn nghệ thuật sân vườn đóng góp đáng kể cho vẻ đẹp công trình

86 BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN

Hình 6 4: Mái cong đua ra rất xa lợp ngói Đền thờ Nhật Bản:

- Các đền thờ Phật giáo như ở Hôriuji, Nara, và Nikkô có đặc điểm ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng khác là đẹp nhờ cảnh quan tự nhiên vùng núi sườn dốc nhiều bậc thang, ít phải xây đắp

- Các hàng cây, đèn bằng đá và đồng trong vườn nổi bật trên nền cây rừng

- Nói chung đền thờ Nhật cũng gồm các ngôi nhà riêng biệt nằm trong khuôn viên có tường với công trình chính nằm trong cùng

Hình 6 5: Hệ kết cấu chùa Nhật Bản

BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN 87

- Chùa phần lớn xây vào thế kỷ 17 cùng với sự xuất hiện trào lưu Đạo Phật từ Trung Quốc Mặt bằng chùa hình vuông, nhiều tầng, tổng chiều cao khoảng 50m

- Về kết cấu, các tấm sàn ngôi chùa được treo vào một cột gỗ trung tâm làm lõi chịu lực rất tốt khi chống lại động đất

- Các mái cong đua ra rất xa, điều này tạo sự khác biệt với kiến trúc Trung Quốc Mái chùa nhật lợp ngói khác với các ngôi đền thần đạo lợp lá.

CÁC THỜI KỲ KIẾN TRÚC NHẬT BẢN

a Kiến trúc Nhật từ TK 4 – 6 (nền kiến trúc thuần Nhật): Đặc điểm văn hoá xã hội:

- Là thời kỳ nhà nước phong kiến đầu tiên hình thành ở Nhật Bản

- Người Nhật có đời sống tín ngưỡng riêng là Thần đạo Đặc điểm kiến trúc:

- Đáng kể là đền miếu thần đạo và nhà cửa quan lại

- Đặc điểm kiến tạo: nhà có cột gỗ liên kết bằng dầm, xà ở trên cao, kèo đỡ xà nóc, nền nhà được đắp lên Ở một số công trình còn xuất hiện 2 cột độc lập đỡ 2 đầu xà nóc và tách khỏi kết cấu nhà Bộ phận vì kèo vượt qua xà nóc gọi là Tiga

Quần thể đền thần đạo ở I-Se:

- Công trình được xây dựng từ thế kỷ III, cứ 20 năm xây dựng lại một lần với kiến trúc y như cũ

88 BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN

Hình 6 6: Đền thần đạo tại I-se

- Quần thể đền đặt theo hướng Bắc – Nam, có 4 hàng rào gỗ bao quanh Cổng vào ở hướng Nam gọi là Toji

- Đền chính (còn gọi là Thần cung I-Sê) có mặt bằng hình chữ nhật

- Đền có kết cấu khung gỗ với 2 cột độc lập đỡ 2 đầu xà nóc, 2 mái lợp rơm được cắt xén ngay ngắn với những cây Tiga bắt chéo chống gió lốc trên nóc

- Sàn đền cao cách mặt đất 2m, phía Nam có cầu thang chính dẫn lên Đến thế kỷ

19 xuất hiện thêm mái hiên che thang này Các cột gỗ của đền có kích thước lớn hơn sự cần thiết về mặt chịu lực → gây cảm giác công trình khoẻ khoắn, đồ sộ, hoà hợp với rừng rậm hùng vĩ xung quanh Đền thần đạo ở Izumo :

- Xây dựng từ năm 550, được trùng tu lại nhiều lần và đến 1774 thì xây lại hoàn toàn

- Đền có đặc điểm kết cấu đơn giản giống nhà ở

- Mặt bằng đền gần vuông, bên trong ngăn 2 phòng, trong đền lưu giữ “tam chủng thần khí”: gương đồng, đá quý, neprit và gươm

- Sàn nhà cao 4m, có hành lang rộng bao quanh được che bởi mái

BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN 89

- Đặc biệt mái công trình cong thoải nằm trên các xà gồ Các Tiga trong công trình chỉ có tính trang trí và giữa phòng có cột đỡ vì kèo nhà

- Điểm độc đáo của kiến trúc đền là tính không cân đối thể hiện ở cầu thang ở mặt chính phía Nam công trình b Kiến trúc Nhật từ nửa sau TK 6 -7: Đặc điểm văn hoá – xã hội :

- Là thời kỳ văn hoá Trung Quốc đã ảnh hưởng rõ vào Nhật Bản

- Phật giáo từ Trung Quốc được truyền sang Nhật Bản (qua Triều Tiên) và được chính thức công nhận là quốc giáo bên cạnh Thần đạo → xây nhiều chùa Đặc điểm kiến trúc:

Anh hưởng kiến trúc Trung Quốc

- Là di sản kiến trúc tiêu biểu nhất cho thời kỳ này

- Được xây dựng năm 592 trong vòng 15 năm và hoàn thành năm 607

- Kiến trúc thể hiện rõ sự ảnh hưởng kiến trúc

Trung Quốc trong bố cục mặt bằng

- Công trình gồm nhiều điện riêng biệt

- Cổng, hành lang, và sân trong có rào bao quanh

- Trục chính theo hướng Bắc – Nam

- Đặc điểm riêng trong giải pháp bố trí mặt bằng là tính không cân đối: phía Đông tu viện có điện vàng Kon Đô, phía Tây tu viện có tháp Horyuji

90 BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN

Hình 6 8: Tu viện Horyuji Chùa (Toà Kim Đường)

- Tầng dưới có 5 gian Tầng trên không gian thu nhỏ lại mỗi chiều 1 gian

- Công trình có bệ cao, mái 2 tầng

- Trang trí: bức hoạ mô tả cuộc đời Phật Điện Kondo:

- Thể hiện phong cách cổ điển Nhật Bản: mặt bằng chữ nhật (13,9m*10,7m) được xây dựng bằng gỗ trên một nền nhà giậc 2 cấp, cao 25m với 2 tầng mái

- Gian trung tâm có hành lang bao quanh là nơi đặt tượng và bàn thờ Trần gian trung tâm được đan kết thành các ô vuông

- Giữa 2 tầng mái có ban công được chống đỡ bằng hệ consol Các vách ngăn trong điện được trang trí bằng các bích hoạ theo truyền thống Nhật Bản

- Công trình được xây dựng vào TK 18, cao 31,9m, mặt bằng hình vuông, 6,4m X 6,4m Tháp thu nhỏ dần, tầng trên cùng = 1/2 tầng trệt

- Các tầng tháp có hành lang nhưng bị bịt kín Mỗi tầng tháp đều có ban công nhưng không mang ý nghĩa công năng

- Đặc biệt ở giữa tháp có cột bằng cây gỗ nguyên, chân cột có đường kính 0,9m chôn chặt vào nền đá, trên nối với hệ dầm để đỡ mái tầng 2 và tầng 3 Các cột của các tầng còn lại chỉ đỡ mái tầng đó mà thôi và chúng đứng trên dầm trần dưới

BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN 91

- Mái vươn được ra xa là nhờ hệ thống con son cấu tạo ở đầu cột, ở góc nhà và ở giữa tường Đền chùa Shitenoji: Xây dựng năm 588

Quần thể chùa Yakushi-ji (xây dựng 680 chuyển đến Nara vào 718 với mẫu gốc) đều có bố cục quần thể chùa ảnh hưởng nguyên tắc bố cục kiến trúc chùa Trung Quốc c Kiến trúc Nhật từ năm 710 – 794 (thời kỳ Nara): Đặc điểm văn hoá – xã hội:

- Chấm dứt thời kỳ di đô (đến thời kì này đã có hơn 60 kinh đô trên đất nước)

- Nhật Bản gửi người sang Trung Quốc du học; văn minh Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản sâu xa hơn, Nhật Bản xây dựng quốc gia theo mô thức của Trung Quốc

- Đạo Phật đã trở thành một quyền lực thiêng liêng bảo vệ xứ sở Đặc điểm kiến trúc:

- Nhật Bản quy hoạch đô thị theo nguyên lý quy hoạch đô thị của Trung Quốc (mất thành Trường An – thủ đô của Trung Quốc với cung vua hướng về Bắc và hệ thống đường kẻ ô cờ theo 4 hướng Đông – Tây, Nam – Bắc là mẫu mực cho quy hoạch đô thị Nhật Bản bấy giờ)

- Chùa chiền phật giáo được xây dựng thêm

Viện lưu trữ quốc gia Shosoin – Kho lưu trữ

Công trình có mặt bằng hình chữ nhật dài 32,4m trên một sàn nhà nâng cao được đỡ bởi 40 cột lớn cao 2,7m; cột có đai giằng bằng sắt

Mặt bằng công trình có 9 gian, chia thành 3 phòng, mỗi phòng có cửa riêng hướng ra mặt chính

92 BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN

Tường công trình được dựng bằng những tấm gỗ có 3 cạnh được xếp đặt sao cho trong nhà mặt tường bằng phẳng, ngoài nhà để lộ 2 cạnh tấm gỗ tạo mặt tường ngoài răng cưa Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt tường cho sắc độ khác nhau, phân vị theo phương ngang

Công trình không cần cầu thang Nỗi năm, khi kiểm tra vật lưu trữ bên trong, người ta dựng thêm một hiên dọc theo mặt chính rồi dỡ bỏ sau khi xong việc Đặc biệt, do chức năng gìn giữ những vật quý quốc gia mà người ta đã quan tâm thông thoáng cho công trình bằng cách khai thác điều kiện khí hậu: vào lúc khí trời khô ráo, các tấm gỗ co lại tạo khe hở cho không khí ấm vào nhà Khi khí trời ẩm ướt, thân tấm gỗ giãn ra và làm khít các khe hở giữ cho không khí trong nhà khô ráo

Nhà Phật tổ thuộc tu viện Đông Đại Tự (Todaiji):

Hình 6 9: Nhà Phật tổ thuộc tu viện Todaiji Hình 6 10: Tháp Nara

Xây dựng năm 752, là một trong những quần thể kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới nằm phía đông thủ đô Nara

Kiến trúc ảnh hưởng kiến trúc Trung Quốc đời Đường

Lúc đầu, công trình rộng khoảng 87m*50m, cao 49m Công trình ngày nay dài 60m, rộng 55m, cao 55m

BÀI 6: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN 93 Đặt tượng Phật cao 16m ở giữa công trình, người ta phải nâng cao phần mái ở giữa lên, nên công trình có cảm giác như 2 tầng

Các cột công trình cao 21m làm bằng thân gỗ nguyên chịu hệ thống consol phức tạp đỡ mái Công trình có 11 khẩu độ theo chiều dài và 7 khẩu độ theo chiều rộng

Cột, xà và những chi tiết kiến trúc đều được sơn màu đỏ, vàng và mái lợp ngói màu xám Nóc mái ở 2 đầu trang trí hình đuôi cá mạ vàng

KIẾN TRÚC VIỆT NAM

TỔNG QUAN

7.1.1 Điều kiện tự nhiên a Địa hình :

- Vị trí địa lý: Diện tích 329.600km2 Phía đông giáp bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung quốc; tây giáp Campuchia và Lào; phía đông, nam và tây nam nhìn ra biển Đông

- Đặc điểm địa hình: đồi núi và cao nguyên chiếm gần 2/3 diện tích toàn quốc

Hình 7 1: Bản đồ Việt Nam cổ và hiện đại

- Phần còn lại là đồng bằng duyên hải miền Trung và hai vùng đồng bằng rộng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tập trung phần lớn dân cư Địa hình nói chung thoải theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

100 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

- Sông ngòi ở nước ta rất dày đặc, với hơn 2.360 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km Ngoài hai con sông: sông Hồng dài 1.149 km với 510 km chảy trên lãnh thổ nước ta và sông Mê Kông dài 4.220 km với 220 km chảy qua lãnh thổ, phần lớn các con sông còn lại đều ngắn và dốc Sông ngòi nhìn chung giàu phù sa (200 triệu tấn/năm) và cung cấp lượng nước dồi dào (839 tỉ m 3 /năm) b Khí hậu:

- Nước Việt Nam ở vào khoảng 8 o 30 đến 23 o 22 Vĩ Bắc, 102 o 20 đến 109 o 50 Kinh Đông, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng ấm quanh năm, mưa nhiều, gió bão, lụt

- Mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Nam thổi lên; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió Bắc thổi vào c Tài nguyên thiên nhiên, vật liệu xây dựng:

- Gỗ (lim, mít, xoan, sến, táu, tràm…)

- Gạch: lấy từ nguồn đất sét phong phú dọc các bờ sông do phù sa bồi lắng

- Đá: hoa cương, cẩm thạch, granite, đá Thanh, đá ong, …

7.1.2 Văn hóa – xã hội a Khái quát về các dân tộc:

- Người Việt gồm nhiều chủng tộc: Giao chỉ, Mongoloid phương nam (Nam Á) Đa đảo

- Người Việt rất anh hùng kiên cường, luôn đấu tranh giành độc lập b Đặc điểm kinh tế – xã hội:

Từ khi đánh đuổi quân thù giành độc lập tự chủ năm 938, nước ta bắt đầu giai đoạn mới của triều đại phong kiến và nhà nước phong kiến tồn tại rất lâu dài, do đó nền sản xuất phong kiến lạc hậu, kinh tế không phát triển do khoa học kỹ thuật không phát triển

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 101 c Đặc điểm văn hóa:

- Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam bao gồm nền văn hóa của các dân tộc anh em cùng sống chung trên cộng đồng lãnh thổ

- Không gian văn hóa: Văn hóa Bách Việt – (Nam Á) cạnh đáy sông Dương Tử, đỉnh là Bắc Trung Bộ, là cái nôi của nghề trồng lúa nước:

• Nền văn minh Đông Sơn (cư dân Đại Việt)

• Nền văn minh Sa Huỳnh (dân tộc Chăm)

• Nền văn minh Oc Eo (dân tộc Khmer)

- Là nơi gặp gỡ các nền văn minh Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến Việt Nam từ chữ viết, phong tục tập quán, tôn giáo (nho giáo, đạo giáo), nếp tư duy suy nghĩ của người Việt Nam Đây là sự ảnh hưởng áp chế trực tiếp qua rất nhiều đời

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ qua Phật + Bàlamôn giáo vào Việt Nam (Phật giáo và Bàlamôn giáo đã học trong phần LSKT Phương Đông)

- Triết học phương Đông: kinh dịch, âm dương ngũ hành, phong thủy… (phần LSKT Trung Quốc)

- Tôn giáo trên đất nước dung hòa nhau, không mâu thuẫn và không đối kháng nhau d Quan niệm thẩm mỹ:

- Được hình thành trên quan niệm của triết học

- Hình thành qua đấu tranh với thiên nhiên, xã hội và kinh nghiệm của cuộc sống

- Sự hài hòa giữa 3 nguyên tố thông qua các mặt: Trời, đất, con người (Thiên – Địa – Nhân) Hình khối, không gian tỷ lệ, màu sắc

102 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC VIỆT NAM

7.2.1 Giai đoạn I: Kiến trúc Việt Nam từ cổ đại đến khi lập quốc TK 2 TCN (giai đoạn nền kiến trúc bản địa) a Thời đồ đá cũ (30 – 40 vạn năm TCN): Con người nguyên thủy đã có dạng cư trú trong hang động, trong đó người ta dùng tre nứa để bện thành những tấm phên che chắn mưa gió Dấu vết đến ngày nay qua khảo cổ học đã chứng minh trong các hang động Lạng Sơn và Thanh Hóa (di chỉ ở Bình Gia và núi Đọ) b Thời kỳ đồ đá (10 000 năm TCN): Chế độ thị tộc nguyên thủy ra đời và con người vẫn tiếp tục cư trú trong các hang đá như các di chỉ ở Thẩm Khuyên (Cao Bằng), Thẩm Hai (Lạng Sơn), Hang Hùm (Hoàng Liên Sơn), Thẩm Om (Nghệ Tĩnh)

Khoảng cách đây 1 vạn năm, được đánh dấu bằng nền văn hóa Hoà Bình – dạng cư trú trong những hang ở đây rất tiện lợi, sâu 11m, rộng 27m, cao 13 m và với nền cao hơn mặt đất 4m, có thể chứa vài chục người Hang có thể che nắng mưa, gió rét, thú dữ và bản thân các hang sau này cũng trở nên các công trình tôn giáo, tín ngưỡng và cả quân sự c Sơ kỳ đồ đá mới (khoảng 5000 năm TCN): Con người vừa kết hợp sống trong hang động vừa sống ngoài trời, có di chỉ của nền văn hoá Bắc Sơn Giai đoạn tiếp theo sau đó, con người chuyển về sống ở Trung du, các vùng ven biển và đồng bằng d Thời kỳ đồng thau (3000 năm TCN): Các ngôi nhà bằng tre nứa xuất hiện và cũng có thể có những ngôi nhà kết cấu gỗ và đất ra đời Kiến trúc của ngôi nhà ra đời đầu tiên hiện nay vẫn lưu giữ được là hình ảnh ngôi nhà sàn trên trống đồng Ngọc Lũ: nhà sàn mái cong, hình thuyền và nhà mái tròn hình mui thuyền Nhà mái cong có lẽ là nhà ở, còn nhà mái tròn có lẽ là nhà kho hay có liên quan đến tín ngưỡng

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 103

Qua hình ảnh ấy có thể thấy:

- Những ngôi nhà này là nhà sàn, cho chúng ta hiểu biết về cách sống: cách ly với độ ẩm, thú dữ, rắn…

- Nhà mái cong, thể hiện nền văn hóa lúa nước, hình ảnh của chiếc thuyền

- Mái phủ xuống tận chân nhà (vừa có thêm chức năng của tường), lối vào chính ở giữa

- Việc trang trí chim muông trên bờ nóc cho thấy rõ nét văn hóa của công trình kiến trúc ngày xưa, kết hợp giữa công trình và trang trí, lấy những con vật thờ để trang trí Tại di chỉ Đông Sơn người ta còn tìm thấy dấu tích các ngôi nhà sàn với những cột gỗ Đinh dài 4,5 m, có đục lỗ để bắt sàn cách chân cột 1,25m và có nhiều đốt tre, mảnh phên đan vào thế kỷ VII TCN

- Làng xóm: Thời Hùng Vương thế kỷ VII TCN, con người biết ngụ cư ở nơi cao ráo, gần đường thủy để sinh sống, tạo thành các công xã trong đó có sự kết hợp quan hệ xóm làng với quan hệ họ hàng, quan hệ xóm giềng với quan hệ huyết thống Mỗi công xã gồm nhiều nhà sàn quây quần lại trong một khu vực thành những nơi tụ cư Có lẽ từ đó khái niệm "làng xóm" đã ra đời Đó là những xóm làng định cư lâu dài tồn tại hàng trăm năm Mỗi công xã có một ngôi nhà công cộng làm nơi hội họp và trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng Mỗi công xã có một hình thức phòng vệ chống thú dữ và sự tấn công của kẻ thù, hình thức phổ biến là rào tre Di chỉ còn lại là ở Phùng Nguyên, Vĩnh Phú, Ba Vì, Hà Nội, Hải Phòng

- Vào khoảng TK VII TCN sự liên minh của 15 bộ lạc Văn Lang – bộ lạc hùng mạnh nhất- đứng đầu là vị tù trưởng: Vua Hùng Các vua Hùng đã lập ra nhà nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu – Vĩnh Phú nhưng tiếc là thành cổ đó ngày nay không còn dấu vết

- Sang thế kỷ thứ III TCN Thục An Dương Vương đã sáng lập ra nhà nước Âu Lạc, chuyển thủ đô từ Phong Châu về vùng Cổ Loa bây giờ Thành Cổ Loa ngày nay còn một số dấu vết như sau: Hình dạng xoáy trôn ốc 3 vòng thành, 2 vòng thành bên ngoài dạng tự nhiên, vòng trong cùng hình chữ nhật; thành hướng Nam, ngoài thành có hào nước dùng cho thuỷ quân, trên thành có những ụ hoả hồi,…

104 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

7.2.2 Giai đoạn II: Kiến trúc Việt Nam giai đoạn Bắc thuộc

(giai đoạn đầu ảnh hưởng văn hoá Phương Đông) từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X SCN a Kiến trúc dân tộc Việt thời kỳ chống quân Nam Hán:

- Sau khi nhà nước Âu Lạc suy vong, đất nước rơi vào đô hộ phong kiến phương Bắc và kéo dài hàng nghìn năm Từ đó nền văn hoá bản địa bắt đầu có sự giao lưu với nền văn hoá bên ngoài như văn hoá cổ đại Trung Hoa, Ấn Độ Phong kiến phương Bắc có âm mưu huỷ diệt nền văn hoá của nhà nước Lạc Việt nhưng nhân ta vẫn anh dũng kiên cường chống lại sự xâm nhập bên ngoài và bảo vệ nền văn hoá của mình Tuy nhiên do sự thống trị của nền văn hoá bên ngoài quá lâu nên việc ảnh hưởng không thể tránh khỏi Trong kiến trúc bấy giờ có các kiến trúc thành quách phát triển như Mê Linh (Hà Nội), Luy Lâu (Hà Bắc)

- Ngoài kiến trúc thành quách còn có kiến trúc gạch nung, còn lại di tích mộ táng ở

Hà Bắc và Quảng Ninh Kiến trúc chùa tháp khá phát triển như chùa Dâu

- Nho giáo cũng bắt đầu xâm nhập vào nước ta do đó các công trình Văn Miếu, Tự Miếu phát triển Đền miếu (thờ các vị anh hùng có công với dân, với nước như Phùng Hưng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu…)

- Ngoài ra còn có kiến trúc dinh thự của các quan lại cai trị trên đất nước ta, tuy nhiên di tích của nó ngày càng không còn

- Kiến trúc dân gian: các công trình đa phần được xây dựng bằng tranh tre, vách đất, còn gạch ngói được dùng một cách hạn chế b Kiến trúc Chămpa

Trên dải đất miền Trung tồn tại vương quốc khá hùng mạnh là vương quốc Chămpa

Khảo cổ học đã tìm thấy những vết tích của một nền văn hoá của thời đại kim khí khá phát triển ở thiên niên kỷ thứ I TCN, đó là văn hoá Sa Huỳnh ở tỉnh Quảng Nam Quảng Ngãi Những di chỉ này vừa phong phú vừa có quy mô rộng lớn Các nhà

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 105 khoa học đều nhất trí cho rằng nền văn hoá này là của người Chăm hay ít nhất cũng của những cư dân đã thừa kế trực tiếp những di sản này

Vào cuối thế kỷ II TCN vì không chịu được sự cai trị hà khắc của quan lại Trung Hoa, nhân dân Chămpa đã đứng lên khởi nghĩa và giành chính quyền Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên lên làm vua, quốc gia mới được thành lập Địa bàn hoạt động chính là vùng Quảng Nam, Quảng Bình (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay) và được kéo dài trong thời gian gần 6 thế kỷ, thư tịch cổ gọi đất nước này là Lâm Ấp

Vào cuối thế kỷ IV đến đầu thế kỷ V, dưới triều đại Vua BhadraVacman I, đất nước Chămpa được phát triển mạnh mẽ, kinh đô được xây dựng tại Trà Kiệu (hay gọi là Sinhapura) cách Đà Nẵng khoảng 40 km về phía Nam Thành phố có quy mô khá lớn, những dấu tích còn lại cho đến ngày nay cho thấy xung quanh thành có hào nước bao bọc, bên trong có lâu đài, nhà ở Năm 380 vua cho xây thành phố Khu Túc ở Nam Hoành Sơn, thành có 13 cửa và cung điện hướng về phía Nam và chung quanh có 21 ngàn dân cư bao bọc quanh thành Cũng vào thời kỳ ấy, ông vua này cho xây những ngôi đền thờ đầu tiên tại Mỹ Sơn ở phía tây Trà Kiệu vì theo quan điểm của Ấn giáo, nơi thờ thần phải là nơi thâm nghiêm và Mỹ Sơn đã đáp ứng được những yêu cầu đó Trải qua nhiều đời vua Chăm, người ta đã thay nhau xây dựng biến nơi đây thành một thánh địa cổ gồm nhiều loại đền đài rất phong phú Đến nay chỉ còn 70 phế tích

Cho đến thế kỷ VIII, thị tộc Cau ở miền nam vương quốc chiếm ưu thế trong vương quyền Chămpa nên kinh đô có lần dời từ Trà Kiệu vào vùng Phan Rang và người Chăm tiếp tục xây dựng các làng mạc của mình ngày càng lấn dần bờ cõi về phía Nam, tên nước vẫn giữ là Lâm Ấp Trong thời kỳ này, cùng với Mỹ Sơn, một thánh địa nữa của vương quốc Chămpa được song song phát triển, đó là thánh địa PoNagar ở Nha Trang Đây là thánh địa thờ nữ thần của vương quốc Chămpa Về mặt tôn giáo: thế kỷ IX, đạo Phật mới thực sự chiếm ưu thế tuyệt đối mặc dù đã được truyền vào từ trước, cho nên vương triều Indra Vacman II mới dời đô từ miền Nam ra tận miền Bắc và đặt tên là Indra Pura Ông vua này cho xây dựng tại Đồng Dương (Quảng Nam) cách Trà Kiệu 20 km về phía Nam một Phật viện rất lớn (Vihara) Đây là thánh địa mới của vương quyền Phật giáo Chămpa đương thời Trong thời kỳ này, vương quốc Chămpa được đổi thành Champapura (Chiêm

106 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Từ TK 10 - 11 là thời kỳ chiến tranh tàn phá các đền đài ở Mỹ Sơn - khu thánh địa thiêng liêng của vương quốc Trong nhiều năm sau đó, Mỹ Sơn bị hoang phế Từ năm 1145 – 1149 đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa 2 nước Chămpa và Khơme Để tránh sự tổn thương do chiến tranh, triều đình Chămpa dễ dàng nhường lại vùng Indrapura (Trà Kiệu) trong đó có vùng đất thiêng Mỹ Sơn, Đồng Dương và rút về xây dựng ở phía Nam

Vào TK 9, người Chăm đã dời kinh đô của mình (đang đóng ở Trà Kiệu) vào thành Vigiya (Đồ bàn) Để không ngừng mở rộng đất nước và uy thế của Đại Việt về phía Nam, năm 1306 vua Trần Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chămpa để đổi lấy 2 ô là Châu Ô và Châu Lý thuộc Quảng Trị và Thừa Thiên bây giờ Chămpa từ giữa đến hết thế kỷ XIV bước vào một triều đại mới với nhà vua trẻ Chế Bồng Nga Vị vua này đã khôi phục binh lực, mở nhiều cuộc tấn công đánh phá thành phía nam của Đại Việt, chiếm được Nghệ An, Thanh Hoá và vây hãm Thăng Long thành

CƠ CẤU KHÔNG GIAN VÀ KẾT CẤU GỖ NHÀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

(Nội dung phần này sử dụng kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Quế Hà, trường Đại học Singapura)

Hình 7 2: Mặt cắt với khung và kèo nhà dân gian Việt nam thường gặp

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 115

Hình 7 3: Các chi tiết và tên gọi trên khung và kéo nhà dân gian Việt nam

7.3.1 Kiến trúc nhóm nhà ở dân gian miền Bắc

Thông thường, nhà ở dân gian miền bắc được xây dựng kiểu hai mái với mặt bằng bố cục đối xứng và số gian lẻ (3, 5, 7), bao gồm ba gian giữa và hai gian buồng nằm về hai phía của gian giữa Phía trước nhà thuờng có thêm một hàng hiên chạy dài suốt chiều ngang mặt đứng Bên trong nhà, giữa gian giữa và hai gian buồng được ngăn cách bởi vách ngăn bằng gỗ (bức thuận), mặt hướng ra gian giữa được chạm trổ công phu Phía trong cùng của gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên

Không gian hai bên và phía trước của bàn thờ được đặt các bộ phản hoặc bàn ghế là nơi tiếp khách và chỗ ngủ của chủ nhà

Vì kèo là yếu tố cơ bản để tạo nên cấu trúc của một ngôi nhà Mỗi buớc cột có hai vì kèo nằm theo chiều sâu của nhà với cột được đặt trực tiếp lên chân đá tảng Thông thường trong một vì kèo, câu dầu là ranh giới phân chia vì thân và vì nóc Ðối với vì thân có thể chia thành năm loại hình cơ bản dựa trên bố cục của các cột trong một vì kèo Bên cạnh dó, vì nóc cũng được chia thành bốn loại hình chính a Vì thân loại 1 thường duợc xây dựng tại những ngôi nhà có qui mô lớn, với kích thuớc cột lớn (duờng kính cột cái nằm trong khoảng từ 270~360mm), buớc cột và buớc gian rộng (chiều rộng giữa hai cột cái trong một vì kèo lớn hơn 2600mm) Vì thân loại này thường sử dụng những kỹ thuật kết cấu gỗ đơn giản, các thành phần cấu kiện có kích thước mập mạp với hình dáng ít cách điệu và

116 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM điêu khắc trang trí Cấu tạo kiến trúc liên kết giữa cột cái, kẻ ngồi và câu dầu được sử dụng kỹ thuật chồng dè, ít sử dụng đến kỹ thuật xẻ mộng

Tuy nhiên, dựa trên những đánh giá về hiện trạng cũng như kỹ thuật kết cấu vẫn có thể kết luận đây là hình thức vì kèo cổ điển nhất của nhà ở dân gian miền bắc

Hình 7 4: Các loại vì thân của nhà ở dân gian miền Bắc b Vì thân loại 2 được xuất hiện khá phổ biến tại Bắc Ninh và Hà Tây Hình thức này xuất hiện ở cả những ngôi nhà với qui mô lớn, vừa và nhỏ

Xét dưới góc độ kết cấu, loại hình này có cấu trúc ổn định hơn nhiều so với vì thân loại 1 Trên thực tế, vì thân loại 2 đã sử dụng cột có đường kính nhỏ hơn và dài hơn Kể cả các thành phần cấu kiện khác (kẻ ngồi, xà) cũng có kích thuớc mảnh mai hơn so với loại 1 Ngoài ra, ở đầu các cột đã sử dụng kỹ thuật xẻ mộng để liên kết

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 117 câu đầu, xà và kẻ ngồi Mặc dù số liệu điều tra cho thấy một vài ngôi nhà được xây dựng trong thế kỷ 18, nhưng đa số chúng duợc xây dựng trong thế kỷ 19, và còn tồn tại cả đến nửa đầu thế kỷ 20 Rõ ràng, vì kèo loại 2 mang tính phổ cập và được duy trì lâu hơn loại 1

Kết hợp những yếu tố trên và việc loại 2 đã sử dụng những kỹ thuật tiên tiến hơn loại 1 có thể kết luận rằng loại hình này đã ra đời sau loại 1 và phổ cập trong một khoảng thời gian dài c Vì thân loại 3 là hình thức vì kèo trốn cột, xuất hiện phổ biến ở cả bốn tỉnh Nhìn chung, vì thân loại này xuất hiện trong những ngôi nhà với qui mô nhỏ Việc trốn đi một hoặc hai cột trong một vì kèo, cũng như luợc bớt một vài thanh xà đã thể hiện một buớc tiến vuợt bậc về mặt kỹ thuật kết cấu so với các hình thức loại

1 và loại 2 Dựa trên những số liệu điều tra về năm xây dựng, có thể cho rằng loại hình này bắt dầu được xây dựng phổ biến từ khoảng dầu thế kỷ

Hình 7 5: Các hình thức vì nóc của nhà ở dân gian miền bắc

Thông qua việc bỏ di một số cột tại các vị trí khác nhau trong vì kèo loại 3, đã tạo nên những không gian phong phú Cụ thể là, vì thân loại 3(1) với cấu trúc trốn một cột cái phía truớc đã tạo nên một không gian rộng nằm truớc bàn thờ tổ tiên ở gian giữa, tạo nên một không gian sinh hoạt và không gian tiến hành các nghi lễ gia đình được tiến hành thuận tiện hơn Nguợc lại, với cấu trúc trốn một cột cái phía sau, vì thân loại 3(2) đã mở rộng cho không gian đặt bàn thờ và nơi tiến hành nghi lễ Trong trường hợp này xuất hiện sự ngăn cách rõ ràng giữa không gian sinh hoạt

118 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM và không gian thờ cúng, nghi lễ bằng hệ thống cửa bức bàn nằm ở hàng cột cái phía truớc Vì thân loại 3(3) với cấu trúc trốn một cột quân phía truớc là hình thức chuyển tiếp trong quá trình hình thành khái niệm không gian của hai hình thức 3(1) và 3(2) nêu trên Vì thân loại 3(4) với cấu trúc trốn một cột quân phía truớc và một cột cái phía sau đuợc xem như là hình thức hoàn thiện cuối cùng của quá trình phát triển này Bên cạnh những yếu tố truyền thống, vì thân loại 3 cũng đuợc xem như là đại biểu của những hình thức kiến trúc mới Cũng cần lưu ý rằng, tất cả những trường hợp có vì thân loại này đều đuợc xây dựng với qui mô nhỏ, cũng như sử dụng nhiều chi tiết trang trí có niên đại muộn, đôi khi còn đơn giản hóa các chi tiết cấu kiện d Vì thân loại 4 Vì loại này thuờng duợc xây dựng tại những ngôi nhà có qui mô vừa phải Việc lược bỏ xà lòng liên kết giữa hai cột cái trong vì kèo đã làm cho hình thức này có nét đặc trưng tương đồng với kiến trúc được sử dụng phổ biến trong các công trình tín nguỡng công cộng như đình, đền, chùa

Trên thực tế, một số các ngôi nhà ban đầu được xây dựng với hình thức vì thân loại 2 về sau khi chuyển đổi chức năng sử dụng từ nhà ở thành nhà thờ họ, hoặc khi trong nhà có nguời thi đỗ trạng nguyên họ đã tháo bỏ xà lòng Cũng có không ít những ngôi nhà được xây dựng với vì thân loại 4 ngay từ ban đầu, và được gọi là nhà lòng thuyền Đa số truờng hợp sử dụng vì thân loại này ngay từ thời điểm ban đầu đều là những ngôi nhà được xây dựng trong khoảng cuối TK 19 dến nửa dầu TK 20 Do đó, mặc dù hình thức này đã đuợc phổ biến trong các công trình công cộng từ truớc đó rất lâu, nhưng nó mới duợc du nhập và phổ cập trong kiến trúc nhà ở dân gian từ khoảng nửa sau TK 19, khi chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta bước vào giai đoạn suy thoái a Vì thân loại 5: Tại Bắc Ninh, Hà Tây, vì thân loại 5 đa số được sử dụng để xây nhà tiền tế hoặc nhà thờ Thông thuờng chúng đều có qui mô nhỏ ba gian Ngược lại, tại Nam Ðịnh và Thanh Hóa nó được xây dựng như những ngôi nhà ở năm gian thông thuờng Ðiều này cho thấy, hình thức vì thân này đã được sử dụng để xây dựng những công trình có chức năng sử dụng khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay chưa tìm thấy truờng hợp nào sử dụng loại vì thân này được

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 119 xây dựng vào truớc thế kỷ 19 Hình đưới đây mô tả sự phát triển của các hình thức vì thân và sự kết hợp của nó với các loại hình vì nóc chính

Hình 7 6: Quá trình phát triển của các loại vì kèo truyền thống nhà ở miền Bắc

Tóm lại, có thể khẳng định rằng vì thân loại 1 và loại 2 là những hình thức cổ truyền đặc trưng cho kiến trúc nhà ở dân gian miền bắc, chúng đã được sử dụng để xây dựng những ngôi nhà cổ với qui mô lớn, đa số chỉ thấy xuất hiện tại Bắc Ninh và

Hà Tây Bên cạnh đó, những hình thức vì kèo loại 3, loại 4 và loại 5 đuợc coi như là những hình thức mới được xây dựng phổ cập ở Nam Ðịnh và Thanh Hóa, những nơi cho đến nay không tìm thấy dấu vết của các vì thân loại 1 và loại Ngoài ra, tại Bắc Ninh, vì kèo loại 5 hầu như chỉ duợc sử dụng dể xây dựng nhà tiền tế ba gian, trong khi đó tại Nam Ðịnh và Thanh Hóa lại được phổ cập để xây dựng nhà ở

CẤU TRÚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM – KIẾN TRÚC THÀNH LŨY

7.4.1 Đặc điểm, tính chất của đô thị Việt Nam

Cơ sở hình thành ban đầu là các trung tâm chính trị và quân sự Mục đích: phòng thủ và là nơi đồn trú của giai cấp thống trị (thành lũy, cung điện, dinh thự) → phần

“đô” Để đảm bảo cuộc sống cho bộ máy quan lại, lính tráng cùng gia đình vợ con… cần phải có nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa Phần “thị” là nơi tập trung các thợ thủ công sản xuất ra hàng tiêu dùng, những người làm nghề buôn bán, trao đổi, dịch vụ

Như vậy, đầu tiên “đô thị” hình thành là do nhà nước đặt ra với mục đích để làm trung tâm quản lý hành chánh hoặc quân sự Chức năng kinh tế chỉ là thứ yếu

Thông thường phần “đô” hình thành trước rồi dần dần, phần “thị” được hình thành

Sau này khi ngoại thương phát triển mạnh, một số đô thị mang tính chất thương mại thuần túy như Hội An, Gia Định…

2 Đặc điểm đô thị Việt nam: Địa điểm: Tùy thuộc vào tính chất và tầm vóc của đô thị, là trung tâm của cả nước thuận tiện việc chỉ đạo hành chính và ở vào vị trí chiến lược về quân sự (nếu là kinh đô) hoặc nằm trên các trục lộ giao thông thủy bộ thuận tiện (nếu là thủ phủ của địa phương) Đồng thời vị trí lựa chọn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và thuyết phong thủy phương Đông

Vật liệu: đa phần là vật liệu lấy tại chỗ Các thành lũy xây bằng đất, đá tảng, đá ong…, một số khác ở vùng đồng bằng xây bằng gạch và vôi vữa

Bố cục: có hai kiểu bố cục cơ bản

- Kiểu tự nhiên: lợi dụng triệt để địa hình thiên nhiên, không có hình dáng hình học kỷ hà rõ ràng (Cổ Loa, Hoa Lư)

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 127

- Kiểu truyền thống: bố cục hình học vuông, chữ nhật hoặc đa giác, hướng Nam, thường là các đô thị được xây dựng từ TK IX trở đi Có 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành, Cấm thành

- Kiểu phương Tây: Cuối TK XVIII, triều Nguyễn xây dựng một loạt thành phỏng theo kiểu Vauban Phần lớn vòng thành bên ngoài được xây theo hình 4 góc, tường thành lồi ra lõm vào nhiều chỗ để làm vọng gác hoặc ụ súng Còn hai vòng thành trong vẫn theo kiến trúc cổ phương đông (hình vuông hoặc gần vuông)

3 M ột số đô thị điến hình – Kiến trúc thành lũy: a Thành Cổ loa :

Lịch sử: là thủ đô của nhà nước Âu Lạc, thời An Dương Vương, được xây dựng từ thế kỷ III TCN

Vị trí: thuộc huyện Đông Anh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 17 km về hướng Tây Bắc Địa thế khu đất cao, ở tả ngạn sông Hoàng Giang là một nhánh của sông Hồng Địa hình nhiều sông hồ, đầm vực, cồn gò

Bố cục: có 3 vòng thành rõ rệt được đắp bằng đất, dài tổng cộng hơn 16km Bên ngoài mỗi vòng thành có đào hào nước sâu và rộng từ 20 – 50m, phía Tây Nam và Đông Nam là sông và đầm lầy tự nhiên

- Thành Ngoài: dài khoảng 8km, cao trung bình 3 - 4 m, chỗ cao nhất 8m, chân thành rộng 12 - 20m; có 3 cửa là cửa Nam, cửa Bắc và cửa Tây Nam

- Thành Giữa: không có hình dáng nhất định, dài khoảng 6,5 km, cao trung bình

6 - 12m, mặt tường thành rộng khoảng 10m, chân thành rộng khoảng 20m; có 4 cửa là cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc và cửa Tây Nam

- Thành Trong: hình chữ nhật chu vi khoảng 1650m, mặt thành rộng khoảng 10m, chân thành rộng khoảng 20m, cao chừng 5m, quanh tường thành này có đắp 12 ụ đất nhô ra ngoài gọi là “hoả hồi”; chỉ mở một cửa chính Nam

Kỹ thuật & vật liệu xây dựng: thành được đắp bằng đất tốt, khai thác tại địa phương Cách đắp: đào đất cạnh tường phía ngoài rồi đắp cao dần lên, phần đất bị đào sâu trở thành hào ngoài Chân thành và 2 mặt thành Trong được kè đá chống sụt lở Một số đoạn trên thành được rải lớp gốm phòng sự xói mòn của mưa lũ và sự phá hoại của côn trùng

128 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Tóm lại: Thành Cổ Loa là một công trình quân sự có quy mô đồ sộ, to lớn b Thành Hoa lư :

- Lịch sử: là kinh đô của các triều đại Đinh, Tiền Lê, nhà nước Đại Cồ Việt thời phong kiến độc lập tự chủ từ năm 938

- Vị trí: thành Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100km về phía Nam, cách thị xã Ninh Bình khoảng 10km về phía Tây Bắc

Hoa Lư là vùng núi non hiểm trở Thành được xây trên khoảng đất tương đối bằng phẳng, giữa khu vực đá vôi bao xung quanh như bức tường thành thiên nhiên kiên cố Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hoàng Long như một hào lớn là đường giao thông thuận tiện từ kinh thành ra Bắc vào Nam

Diện tích toàn bộ khoảng 300ha Gồm 10 đoạn tường thành nhân tạo nối liền các dãy núi đá vôi tạo thành 2 vòng thành khép kín: “thành ngoài” (Thành Ngoại) và “thành trong” (Thành Nội) Đoạn tường thành dài nhất là thành Dền 500m, đoạn ngắn nhất là thành Bim 65m Sự liên hệ giữa 2 khu thành qua một vách núi gọi là

Thành ngoài phía Đông rộng khoảng 140ha nối bằng 5 đoạn tường thành nhân taọ đắp bằng đất

Thành trong phía Tây, diện tích tương đương cũng có 5 đoạn tường bằng đất đắp

- Kỹ thuật & vật liệu xây dựng:

Nền móng: ở những khu đất yếu, lầy, ngập nước, móng tường sâu Lớp dưới cùng của móng là lá cây, cành cây; trên là lớp đất sét pha cát; rồi lại lớp lá cành cây khác Để móng không trôi, có đoạn phải đóng cọc

Chân tường kê đá tảng và đóng cọc gỗ lớn chồng chéo

Thân tường chủ yếu bằng đất đắp, mặt trong xây gạch dày khoảng 0m45, xây choãi chân Gạch xây tường màu đỏ, mịn, độ nung không cao lắm, khuôn khổ 30 x

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 129

16 x 4 cm, có in chữ “Đaị Việt Quốc quân thành chuyên” Loại gạch to và dày hơn, độ nung cao, màu xám xanh thì in chữ “Giang tây quân”

KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN

Khi một ông vua lên ngôi Hoàng đế, sáng lập quốc gia hay triều đại mới, dòng họ khác nhau, bao giờ cũng lập đô Nơi kinh đô sẽ cho xây dựng những công trình kiến trúc cung điện, dinh thự → nơi thiết triều và cử hành lễ nghi, tỏ rõ quyền lực triều đình, uy thế thiên tử và cuộc sống đế vương, nơi ở của vua và gia đình

Các vua Hùng đóng đô ở Phong Châu, sau đó Thục An Dương Vương xây thành và lập đô ở Cổ Loa Qua hình ảnh các ngôi nhà sàn khắc trên trống đồng → phỏng đoán rằng kiến trúc cung điện dinh thự chỉ là những nhà sàn hình dáng tương tự

Năm 968, Đại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư: vua Đinh cho đắp thành, đào hào xây cung điện Đến nhà Tiền Lê năm 981 tiếp tục xây dựng thêm nhiều cung điện Ghi chép từ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” cho thấy quy mô bề thế, kiến trúc đường bệ uy nghi và trang trí lộng lẫy vàng son của kiến trúc cung điện kinh đô Hoa Lư bấy giờ Đền vua Đinh và Lê Đại Hành sau này là được xây trên nền của cung điện xưa

134 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long Kiến trúc cung điện dinh thự của vua quan nhà Lý tập trung xây dựng ở Hoàng thành và Tử Cấm Thành trong kinh đô Thăng Long như điện Càn Nguyên (nơi coi chầu); cung Nghinh Xuân, điện Cao Minh, điện Long An và Long Thụy (nơi nghỉ ngơi); cung Thúy Hoa và Long Thúy…

- Phục vụ triều đình và tầng lớp phong kiến quý tộc cầm quyền

- Thể hiện sự phát triển thịnh vượng của kinh tế văn hóa và đời sống xã hội thời

- Phát huy mạnh mẽ truyền thống nghệ thuật lâu đời và sức sáng tạo của dân tộc biểu thị ý chí tự lực tự cường của dân tộc

Năm 1029, Lý Thái Tông dựng điện Thiên An trên nền điện Càn Nguyên đã bị đổ nát, điện Trường Xuân, thềm Long Trì… và một số cung điện khác

Năm 1203, Lý Cao Tông mở mang thêm, cho dựng hàng loạt cung điện mới có quy mô to lớn hơn như xây cung mới tại phía Tây tẩm điện, điện Dương Minh, điện Thiềm Quang, điện Kính Thiên… Các vua đời Lý sau này thường xây dựng lại hoặc tu sửa trên nền cũ của những cung điện trước đó và đặt lại tên mới cho phù hợp

Năm 1230, Trần Thái Tông cho dựng thêm một loạt cung điện, lầu gác, trong đó có điện Diên Hồng, sửa sang lại Hoàng cung trong Thăng Long

Ngoài ra, các vua Trần còn cho xây dựng trên quê hương Tức Mặc (Nam Định) hàng loạt cung điện, lầu gác khác → như một kinh đô thứ hai thời bấy giờ

7.5.3 Đặc điểm chung của kiến trúc cung điện thời lý trần

- Bố cục các quần thể cung điện theo trục đối xứng, bề thế là tính tôn nghiêm

- Mặt bằng kiến trúc đơn giản: chữ nhất (-) hay chữ nhị (=)

- Có hành lang, lầu gác làm cho kiến trúc vừa phát triển theo chiều rộng, vừa chiều cao

- Kiến trúc gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên: vườn hoa, cây cỏ, mặt nước…

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 135

- Kết cấu gỗ truyền thống, số gian lẻ

- Trang trí chạm trổ trên các bộ phận chân cột, đầu cột, diềm mái, vì kèo…; thềm bậc cấp, gạch tráng men, ngói lưu ly, điêu khắc “long, ly, quy phượng”, màu sắc lộng lẫy

Cung điện thời nhà Trần có nét độc đáo riêng: tồn tại hai hệ thống cung cấm

(cung vua và cung Thái Thượng Hoàng hoặc cung thái tử); công trình xây trên bệ cao, có những công trình 3 – 4 tầng, dưới là “điện”, trên là “các” Trang trí có phần mộc mạc, giản dị hơn thơì nhà Lý (do 3 lần bị Nguyên Mông tàn phá gây ảnh hưởng đến kinh tế)

Xây dựng thành Tây Đô ở Thanh Hoá, dỡ một số cung điện ở Thăng Long vào xây lắp tại đây như điện Đại An, điện Thụy Chương…

Sau khi kháng chiến chống Minh thắng lợi, nhà Lê tiếp tục đóng đô ở Thăng Long – Đông Đô, sau đó đổi tên là Đông Kinh Xây dựng nhiều cung điện, dinh thự: điện Kính Thiên (điện chính trong toàn thể kiến trúc triều đình ở Hoàng thành, xây trên nền cũ của điện Kính Thiên thời Lý Trần, to rộng và đẹp hơn), điện Cần Chánh, điện Vạn Thọ…

Ngoài Đông Kinh, nhà Lê còn cho xây dựng kiến trúc cung điện khá rầm rộ ở Lam Sơn (Thanh Hóa), lấy tên là Lam Kinh – được coi như kinh đô thứ 2 nước ta

Nhà Nguyễn dời kinh đô về Huế, Hoàng cung của Thăng Long – Đông Đô phần bị chiến tranh tàn phá, phần bị tháo dỡ đưa vào xây dựng ở kinh đô mới

Kiến trúc cung điện và dinh thự ở Huế xây dựng trong Hoàng thành Đại Nội khởi công từ thời Gia Long (1802 – 1819), rầm rộ hơn vào thời Minh Mạng (1820 – 1840) và các vua Nguyễn tiếp theo sau cũng tu bổ, mở mang thêm

Ngày nay, phần lớn tất cả các cung điện, dinh thự kể trên đều bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian khắc nghiệt, chỉ còn được ghi chép lại trên sử sách và một

136 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM vài dấu tích rất ít ỏi Kiến trúc cung điện còn lại duy nhất đến hôm nay là các cung điện của nhà Nguyễn ở Huế

Tổng thể - Đại nội Huế :

Mặt bằng Đại nội gần vuông (606m x 622m), diện tích khoảng 37,5 ha Bên ngoài thành có hệ thống hào (Kim Thủy Hồ) Đại Nội gồm hơn 100 công trình được chia thành nhiều khu vực khác nhau, giữ các chức năng riêng biệt Mỗi khu vực xây tường cao quá đầu người để ngăn cách Khu quan trọng và rộng lớn nhất ở trung tâm Đại Nội là Tử Cấm Thành → tiểu vũ trụ của hoàng gia Đại Nội Huế có xây các miếu thờ bên trong khác với hệ thống Hoàng cung của các triều đại trước nhà Nguyễn rất trọng vọng tổ tiên của mình

KIẾN TRÚC LĂNG TẨM

Hệ thống lăng tẩm nhà Lê và nhà Trần hầu như không còn nguyên vẹn

Trong khi đó, từ khi Huế trở thành Kinh đô của nhà Nguyễn (1802 – 1945), các vị vua đều chọn những thắng cảnh dọc sông Hương và lần lượt xây lăng Triều Nguyễn có 13 vị vua nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm do những biến động phức tạp trong lịch sử Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh và Khải Định nằm trong một vùng khá riêng biệt ở phía Tây Nam thành Huế

Hầu hết các khu lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua còn tại vị theo quan niệm “tức vị trị lăng” và các chủ đề tư tưởng nghệ thuật kiến trúc đều do các vua đưa ra, duyệt khán và chính nhà vua cũng thường đi “giám sát thi công”

Vị trí xây lăng tuân thủ triệt để các nguyên tắc phong thủy, những quy luật liên quan đến các thực thể địa lý như sông núi, ao hồ, khe suối và nhất là “huyền cung” ở trung tâm điểm của mặt bằng kiến trúc phải tọa lạc đúng long mạch Cuộc đất để xây lăng được hội đủ các yếu tố sơn triều thủy tụ, tiền án, hậu chẩm, tả long

- hữu hổ, huyền thủy minh đường…

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 143

Tất cả các yếu tố này không thể chỉ xem xét trong phạm vi của lăng mà phải thấy cả tổng thể thiên nhiên hùng vĩ rộng lớn thậm chí hàng trăm hàng nghìn ha mà lăng tẩm có ảnh hưởng về mặt nghệ thuật

Toàn bộ kiến trúc của các quần thể lăng tẩm ở Huế đều được tọa lạc trên những ngọn đồi với những hàng thông, thảm cỏ, những cây đại thọ xum xuê hay soi bóng xuống mặt hồ trong xanh phẳng lặng Các quần thể kiến trúc lăng mộ luôn gắn bó với thiên nhiên xung quanh và khai thác triệt để các yếu tố của ngoại cảnh

Hình 7 15: Lăng Tự Đức Hình 7 16: Lăng Khải định

Hình 7.17: Lăng Minh mạng Hình 7.18: Lăng Gia long

7.6.3 Bố cục hình khối và tổ chức không gian

Với tư tưởng xuất phát từ nhân sinh quan của một thời kỳ lịch sử, triết lý sâu sắc về cuộc đời, về sự sống và cái chết, quan niệm chết chưa phải là hết → lăng tẩm Huế không phải chỉ là chốn mộ địa u buồn

144 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Bố cục mặt bằng các khu lăng tẩm gồm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm, nằm trên một trục hoặc hai trục Khu vực lăng là nơi chôn thi hài vua Khu vực tẩm là nơi xây các miếu, điện, đình, tạ… → như hành cung thứ hai của nhà vua Khi vua băng hà, lăng và tẩm trở thành cõi sống của người đã chết

Cảnh quan các lăng tẩm ở Huế không hề nhuốm màu tang tóc mà ngược lại, đó là cảnh vui tươi mỹ lệ giữa chốn rừng núi bao la với chim hót, hoa nở, suối chảy, thông reo Cổ nhân cho rằng cuộc sống trong cõi trần là sự tạm bợ → lăng tẩm được dựng làm “chốn vĩnh cửu cho mai sau, là hoàng cung của vua khi họ về thế giới bên kia” → lối bố cục và kiến trúc lăng cũng thể hiện những nhân sinh quan, thế giới quan theo tư tưởng nhà Phật, theo quan niệm “sinh ký tử quy” (sống gửi thác về)

Bửu thành là nơi để mộ vua, có khi là mộ hoàng hậu: hình tròn (lăng Minh Mạng, Thiệu Trị) hoặc hình vuông (các lăng còn lại)

Tường bửu thành xây cao với cổng bằng đá hoa, cánh cổng bằng đồng Cũng có lăng có 2 lớp tường (lăng Tự Đức); có lăng xây 3 lớp tường (như lăng Đồng Khánh)

Trước Bửu thành là hồ nước – yếu tố thủy tụ trong phong thủy

- Ở các lăng Minh Mạng, Thiệu Trị là hồ bán nguyệt – tượng trưng cho mặt trăng, đi với mộ tròn – tượng trưng cho mặt trời

- Riêng lăng Khải Định không có hồ

Một sân với nhiều cấp giống như sân Đại Triều Nghi trong Hoàng thành → nơi tế lễ

Toà bi đình (nhà bia) bằng gạch xây chắc chắn, trong đó có bia đá ghi những sự kiện chính khi vua cầm quyền và hai bên thường có hai trụ biểu

3 Ph ầ n t ẩ m: Điện thờ (hay gọi là Tẩm điện) với hương án, bài vị vua, sập thờ, khám thờ và các đồ dùng khi vua còn sống → kiến trúc giống các cung điện trong Hoàng thành

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 145

Các cung điện là nơi nghỉ ngơi, giải trí khi vua còn sống; các điện dành cho phi tần để ở theo hầu vua và hương khói cho vua khi đã mất

Các sân vườn tạo cảnh giữa các kiến trúc chính

Cổng vào, có sân chầu (hay sân tế, bái đình) hai bên có tượng quan hầu, tượng thú

La thành bao bọc xung quanh toàn bộ khu vực lăng

- Xung quanh lăng là khu vực đất rộng lớn cấm nhân dân lai vãng

- Tuy nhiên, phần lăng và phần tẩm không phải lúc nào cũng được tách biệt rõ ràng

- Ngoài những nét chính đã nêu trên, bố cục ở mỗi lăng vẫn có điểm khác dù có những ảnh hưởng lẫn nhau Nó phản ánh tính cách và cuộc đời của các vị vua, những đặc điểm riêng, những vẻ độc đáo của từng giai đoạn lịch sử cụ thể

7.6.4 Một số lăng tiêu biểu a L ă ng Minh M ạ ng – Hi ế u l ă ng:

Xây dựng năm 1840 – 1843 trên núi Cẩm Khê, sau đổi thành Hiếu Sơn, cách

Huế 12km, rộng 18ha, diện tích cấm địa là 475ha

Gồm hơn 40 công trình lớn nhỏ được bố trí đăng đối theo chiều sâu tạo vẻ thâm nghiêm → tất cả các công trình đối xứng qua trục thần đạo theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống như tình hình xã hội lúc bấy giờ

Từ ngoài vào có: cửa chính là Đại Hồng môn, hai bên có Tả và Hữu Hồng môn Sân chầu, trong sân có hai hàng tượng đá quan văn võ, voi ngựa, nghê đồng Nhà bia Sân tế rộng dài 3 lớp dẫn tới Hiển Đức môn trước Điện Sùng Ân thờ vua Minh Mạng và hoàng hậu Qua Hoằng Trạch môn là hồ Trường Minh với 3 nhịp cầu đá dẫn tới Minh lâu Hồ Tân nguyệt, cầu Thông minh chính trực dẫn tới Bửu thành hình tròn tượng trưng vua là mặt trời Ngoài ra, hai bên trục chính còn có những kiến trúc khác

Các công trình được bố trí khôn khéo theo địa hình lúc lên, lúc xuống → tạo xúc cảm và nhấn mạnh chức năng của các công trình chính

146 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Bố cục đóng – mở → không gian luôn được biến đổi qua mỗi cửa cổng

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO: CHÙA – THÁP

7.7.1 Tổng quan về kiến trúc chùa - tháp

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên, trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Giao Châu (Việt Nam lúc bấy giờ) là Luy Lâu – tức vùng Dâu, nay là Thuận Thành, Hà Bắc

Ban đầu chỉ là những “am”, “miếu” thờ Phật bằng tranh tre, sau rồi các ngôi chùa mới dần dần mọc lên Ở thời Tuỳ Đường, chùa xuất hiện khắp nơi trên đất nước nhưng hai trung tâm lớn nhất vẫn là Luy Lâu và Đại La

150 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Thời Lý (1010 – 1225), do các vua Lý đều tôn sùng đạo Phật → Phật giáo phát triển rầm rộ, đạt đến sự cực thịnh → nhiều chùa tháp được trùng tu và xây dựng thêm, trong đó có nhiều chùa được xây trên núi hoặc bạt sâu vào sườn núi; một số tháp còn giữ vai trò là điện thờ Phật – tượng thờ được đặt trong lòng tháp

Thời Trần (TK XIII – XIV), Nho giáo dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như trong thiết chế chính trị xã hội Tuy vậy, Phật giáo vẫn giữ sự thịnh vượng của nó và dung hòa với Nho giáo Việc xây dựng chùa tháp ồ ạt trong thế kỷ XIV, các ngôi chùa thời Trần có thể là những kiến trúc phức tạp hơn Lúc này vai trò của tháp giảm dần, tượng thờ phát triển nhiều nên điện thờ được dựng riêng Toà Tam Bảo xuất hiện Tuy nhiên, cả thời Trần cũng như thời Lý chưa có một cách xếp đặt thống nhất các tượng thờ trong chùa

Thời Lê Sơ (TK XV), Nho giáo chiếm vị trí độc tôn → Phật giáo bị hạn chế Đến thế kỷ XV, khi Phật giáo mất đi vai trò chính trị trong bộ máy nhà nước, chùa vẫn được phát triển ở các làng quê Việt Nam Một hiện tượng của thời Lê Sơ không thể bỏ qua, đó là việc thần thánh hóa các nhà sư thời Lý đưa vào thờ trong các chùa theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh”

Thời Mạc (TK XVI trở về sau): Phật giáo được phục hồi do các cuộc nội chiến liên miên của các tập đoàn thống trị khiến nhân dân ta đau khổ, muốn tìm sự an ủi nơi cửa Phật Ở điện Phật lúc này nhiều cả về số lượng và chủng loại tượng (Tam thế, Quan âm, thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp…), nhưng dù sao cũng không thể quay trở lại thời vàng son như giai đoạn Lý Trần Giai đoạn Mạc bắt đầu phải kể đến sự hưng thịnh của kiến trúc đình làng Tuy nhiên vẫn có không ít những ngôi chùa được trùng tu hoặc xây dựng mới

Xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng nhất vào TK XVI – XVII, cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn tạo điều kiện để cửa chùa rộng mở → xuất hiện việc thờ thần, thờ thánh bản địa, thờ Mẫu…, dạng chùa kiểu “nội công ngoại quốc” trở thành phổ biến với quy mô lớn, nhưng sự bài trí tượng vẫn chưa thống nhất giữa các chùa Đáng lưu ý là chùa TK XVII đa dạng do xuất hiện nhiều loại hình: chùa nước, chùa làng, chùa tư, thuộc sở hữu gia đình… Ở thế kỷ XVIII, các chúa Trịnh Nguyễn vẫn đẩy mạnh việc xây dựng và trùng tu các chùa Tuy nhiên, do tình trạng đói khổ, bước đi của chùa đôi lúc cũng gặp

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 151 nhiều trở ngại Cuối TK XVIII, khi phong trào Tây Sơn thắng lợi, Phật giáo phát triển trở lại bình thường Nhiều pho tượng thờ ở TK XVIII thật đặc sắc như tượng Kim Cương, tượng Tuyết Sơn, 18 pho tượng Tổ…

Thế kỷ XIX, một số ngôi chùa ở Huế được xây dựng cùng với các kiến trúc khác Ở miền Bắc, việc trùng tu chùa vẫn được chú trọng, gần như hầu hết đều có dấu tích của thế kỷ XIX

Thế kỷ XX, sự tiếp xúc văn hóa Đông Tây khiến kiến trúc Phật giáo có nhiều chuyển biến đáng kể Ngoài yếu tố truyền thống, nhiều ngôi chùa tân kỳ đã mọc lên, hội nhập nét Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ và cả phương Tây

7.7.2 Ý nghĩa – chức năng công trình

Chùa là nơi chủ yếu thờ Phật, sau thêm thờ thần thánh bản địa, là nơi tu luyện của các nhà sư, là cửa từ bi bác ái…

Chùa thể hiện triết lý, sự tích nhà Phật (vũ trụ luận, con đường giải thoát, tư tưởng sắc không, triết lý vô thường…) và đáp ứng ba yêu cầu cơ bản của Phật giáo: thờ Phật, thuyết pháp, tọa thiền → Chùa biểu hiện cho tín ngưỡng → là cơ sở hoạt động, truyền bá Phật giáo

Ngôi chùa còn phản ánh nhiều mặt khác của văn hóa gắn kết với các hội chùa làng đậm nét truyền thống (như lễ tắm Phật cầu mưa, hội chùa Dâu…) nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam vai trò của ngôi chùa trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã nói riêng và văn hóa vùng nói chung

Ngoài ra, còn có giai đoạn chùa làng còn làm chức năng của ngôi đình, của trường học, bệnh viện và là cơ quan Phật giáo…

7.7.3 Đặc điểm kiến trúc chùa – tháp

Việc lựa chọn đất xây dựng công trình phải kể đến một cách ứng xử với môi trường tự nhiên: đó là thuật phong thủy → là nơi “linh địa”, hội tụ khí thiêng sông núi, tinh hoa của nhật nguyệt, tận dụng được tối đa những yếu tố tự nhiên có lợi cho con người, là nơi nhiều khí tốt, tránh những vùng nước độc non thiêng…

152 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Nhìn chung, chùa thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp, có sông ngòi, hồ ao, có núi đồi và cây lá xanh tươi ôm bọc Khu đất phải là đất tươi tốt, cao ráo, sáng sủa, có gò đống chầu vào Vị trí chùa thường gắn với yếu tố “mặt nước” → lối tư duy nông nghiệp

Do tính chất thiêng liêng của tín ngưỡng thờ Phật → nơi đặt chùa phải tĩnh mịch

Chùa thuộc về cộng đồng nên vị trí xây dựng chú ý những mối liên hệ cộng đồng

Phần lớn đều quay mặt về hướng Nam (hoặc từ Đông Nam đến Tây Nam) → phù hợp điều kiện khí hậu, thuyết phong thủy, triết lý Phật giáo → hướng các đức Phật ngồi nghe lời kêu cứu của chúng sinh, là hướng vừa đề cao vừa cầu viện sức mạnh của Phật đạo

Ngoài ra, một số chùa còn quay hướng Tây → nhìn về đất gốc của Phật giáo

7.7.4 Bố cục tổng thể không gian kiến trúc

KIẾN TRÚC TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN: ĐÌNH LÀNG

1 S ơ l ượ c l ị ch s ử phát tri ể n đì nh làng Vi ệ t Nam Đình xuất hiện muộn hơn chùa, hầu như là sự mô phỏng của chùa nhưng ít chịu sự ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ và Trung Quốc

- Vào cuối thời Lý, ra đời những kiến trúc ở mỗi cung độ đường để khách bộ hành có chỗ nghỉ ngơi, dừng chân, gọi là đình trạm Ngoài ra có đình Quảng Văn là nơi niêm yết pháp lệnh của nhà vua

- Thời Trần Thái Tông (1225 – 1258), do Phật giáo bấy giờ phát trển rầm rộ nên vua ra lệnh tại các dịch đình, đình trạm phải đặt thêm các tượng Phật để thờ

- Sang thời Lê thế kỷ XV, khi vai trò các làng được cố kết mở rộng, cộng với việc Nho giáo phát triển nên kiến trúc chùa bị hạn chế – lúc này, đình mới thật sự trở thành trụ sở của hương làng gọi là Đình làng (đình trạm tiện cho việc đi lại mua bán trở thành đình chợ; đình trạm gần làng trở thành ngôi đình làng hoặc làng tự dựng thêm đình mới…)

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 159

- Cuối thế kỷ XVII, khi vai trò chùa mờ đi chút ít, đình làng phát triển đến đỉnh cao cho đến tận bây giờ

- Ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: chủ yếu là sửa chữa, làm mới và mở rộng quy mô đình làng sẵn có

2 Ý nghĩa – chức năng công trình

Thực tế, ngôi đình làng vừa là kiến trúc dân dụng vừa là kiến trúc tôn giáo

Ngôi đình làng phát triển dựa trên tư tưởng Nho giáo, đảm nhận vai trò trung tâm văn hóa của làng xã vơí các chứa năng chủ yếu sau:

- Chức năng tôn giáo: là nơi thờ thần Thành Hoàng – là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho làng đó Ngoài ra đình còn thờ thần sông núi, thần có công đánh giặc, thần là người lập làng có sự tích cụ thể…

- Chức năng hành chính: là nơi thực hiện các công việc hành chính của làng xã như niêm yết các công văn, chiếu chỉ nhà vua; thu sưu thuế; là nơi xét xử phạt vạ, khao; nơi tụ tập hội họp của cả làng; nơi bái tổ của các ông Nghè vinh quy, nơi các buổi lên lão của các cụ già trong làng… → thể hiện tư tưởng coi trọng làng xã, trọng người tài, trọng tuổi tác , đó là Nho giáo

- Chức năng văn hóa: đình là nơi diễn ra hầu hết các sinh hoạt văn hóa của làng xã: cúng đình, các lễ hội, liên hoan nghệ thuật…, đặc biệt là các lễ rước thần giống rước vua → đình như một loại tiểu triều đình thể hiện vương quyền, thần quyền khá rõ nét

Nhận xét: Đình làng là biểu tượng, là nơi có mật đậm đặc nhất của mọi sinh hoạt vật chất, tinh thần của cộng đồng cư dân làng xã → là công trình kiến trúc đa năng và tổng hợp

7.8.2 Đặc điểm nghệ thuật kiến trúc

Việc chọn đất xây dựng đình dựa vào triết lý âm dương - ngũ hành Đình làng được đặt ở nơi có thế đất đẹp, có đủ thủy – hỏa – mộc – kim – thổ Theo thuật phong thủy, xung quanh đình có bãi cỏ, lùm cây thiêng, gò đống, ao làng hoặc giếng nước… tạo không khí thanh tịnh, có hổ rồng, chim rùa chầu bái

160 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Do vai trò trung tâm của làng xã nên vị trí đình được chọn sao cho thuận tiện nhu cầu đi lại và gắn liền với khu dân cư của làng

Các đình làng thường quay mặt về hướng Nam là thuận theo thuật phong thủy

Việc chọn hướng xây đình cho thấy tầm quan trọng của đình với cộng đồng cư dân làng xã → ảnh hưởng và quyết định không nhỏ đến hướng quy hoạch chung của cả làng

3 B ố cục hình khối và tổ chức không gian kiến trúc

Nghệ thuật tổ chức không gian ngôi đình: hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh

Tầm nhìn đến đình làng thoáng rộng, tổng thể kiến trúc bố cục đối xứng qua trục chính theo kiểu bố cục trung tâm kết hợp với bố cục chiều sâu, lần lượt là:

- Bến nước, ao hay hồ rộng trước đình

- Cổng tam quan → cây đa, sân đình (tuy nhiên không phải đình nào cây đa hoặc các cây cổ thụ lớn cũng nằm trong sân đình) Tổ chức cây xanh trong sân còn có thể sử dụng nhiều loại cây khác nhau → tạo bóng mát, tạo dáng hỗ trợ mỹ quan cho công trình

- Toà đại đình (đại bái) nằm ngang hoành tráng → trọng tâm

- Có thể có các dãy Tả vu, Hữu vu

- Ngoài ra còn có nhà “tiền tế” phản ánh tình trạng tế lễ → quy mô nhỏ hơn tòa Đại đình, mặt bằng chữ nhật hay vuông, không có cửa vách bao quanh

Bố cục tổng thể mô phỏng triều đình (như sân rồng, chính điện, hậu cung…) → thu gọn nghi lễ, hoạt động của triều đình vào kiến trúc đơn giản này

KIẾN TRÚC NHO GIÁO: VĂN MIẾU – VĂN CHỈ

1 S ơ lược về nho giáo a Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử (551 – 479 TCN, người nước Lỗ) phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo gọi là các nhà Nho b Quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo:

Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử phát triển tư tưởng của

164 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo

Nho giáo nguyên thủy: Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh Sau khi Khổng Tử mất, các Nho sĩ đời sau lần lượt soạn ra 4 bộ sách: Luận ngữ, Đại học (Tăng Tử), Trung Dung (Tử Tư), Mạnh Tử gọi là bộ Tứ Thư Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần, Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng – Mạnh" Đến các đời Hán, Tống, Nho giáo tiếp tục phát triển và được gọi là Hán Nho và Tống Nho Tuy nhiên, Nho giáo thời kỳ này đã được điều chỉnh nhằm phục vụ cho tầng lớp thống trị và củng cố quyền lực của vua chúa Nho giáo đã trở thành công cụ chính trị, mang màu sắc chính trị, phân biệt giai cấp và thứ bậc trong xã hội c Nội dung cơ bản của Nho giáo

Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "Tự đào tạo", phải "Tu thân” và sau đó phải có bổn phận "Hành đạo" (Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh, thường gọi là Mệnh trời) d Tu thân:

Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình

Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:

- Đạt đạo Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần,

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 165 phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu" Đó chính là Ngũ luân Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung" Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập trung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam cương

- Đạt đức Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng" Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ)

Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức:

"nhân, nghĩa, lễ, trí" Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là:

"nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" Năm đức này còn gọi là Ngũ thường

- Biết thi, thư, lễ, nhạc Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử phải biết "thi, thư, lễ, nhạc": Người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện e Hành đạo:

Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:

- Nhân trị Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình

- Chính danh Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ) Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ)

Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì cũng gọi là tiểu nhân (như dân thường)

Mười thế kỷ đầu công nguyên: Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội Thành phần trí thức ưu tú bấy

166 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM giờ là những nhà tu, đặc biệt là các cao tăng Thông qua việc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các sư tiếp thu luôn Nho học Thế nên, khi đất nước vừa độc lập, kể từ Ngô (939-965), Đinh (968-979), Lê (980-1009), trí thức tài đức ra giúp triều đình là các đạo sĩ và thiền sư Một số thiền sư có công dạy các tục gia đệ tử trở thành nhân tài giúp nước, đặc biệt là sư Khánh Vân và sư Vạn Hạnh lần lượt là thầy dạy Lý Công Uẩn trở thành vị vua sáng lập triều đại nhà Lí

KIẾN TRÚC ĐỀN – MIẾU

7.10.1 Lược sử về đạo giáo Đạo giáo, Đạo Lão hay Lão Gia là tên gọi của một trường phái triết học hay tôn giáo do Lão Tử (Lão Đam) sáng lập vào thế kỷ IV TCN, cùng thời đại với Khổng Tử Cùng với hai nhà hiền triết sau đó là Dương Chu và Trang Tử, Đạo giáo đã được bổ sung và hoàn thiện, tạo nên một hệ thống triết học vô cùng thâm sâu, mà người đời vẫn thường gọi là tư tưởng Lão Trang

Toàn bộ tư tưởng của Đạo giáo được thể hiện qua hai cuốn sách nổi tiếng là Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh được các học trò của Lão Tử và Trang Tử biên soạn lại

Tư tưởng của các nhà hiền triết này dù có khác nhau, song chung quy lại cũng dựa trên lập trường của giai cấp bị áp bức, bất mãn về xã hội mà giải thích về bản chất của thế giới và con đường tìm đến với hạnh phúc thực sự Đạo giáo chủ yếu bàn tới tư tưởng về “Đạo” và “Đức” Đạo là cái tự nhiên, thuần phác, tĩnh lặng và trống không Đạo là cái khởi nguyên của trời đất, trên cả khái niệm “Thái Cực” của Nho gia Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, vạn vật sinh sôi đến vô cực lại quay trở về đạo Đức là sự thể hiện của Đạo ra thế giới hiện hữu thông qua tính chất các sự vật, hiện tượng Đức là hữu danh, nhưng chỉ đúng ở một hoàn cảnh và một thời điểm nhất định mà thôi

Lão Tử cho rằng Đạo, hay con người thực, sự vật thực không thể mô tả bằng ngôn từ được, vì khi đã gán ghép một “Danh” cho nó tức là đã làm sai lệch bản chất của nó rồi “Vô danh là tên của trời đất, hữu danh là mẹ của vạn vật”

Bàn về những vấn đề về nhân sinh, Lão Tử đưa ra khái niệm “Đạo Vô vi” Đây là một khái niệm chỉ phương pháp sống tự nhiên, mộc mạc, thuần phác, nguyên thủy, tự do tuyệt đối, không bị cưỡng chế, gò ép “Không làm gì mà không gì không làm” Từ quan điểm đó, Lão Tử rút ra nghệ thuật sống: từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, tri túc và kiến vi

Dương Chu tiếp nối tư tưởng của Lão Tử, đưa ra “chủ nghĩa vị ngã” Dương Chu xem vị ngã là sống đúng với bản tính tự nhiên vốn có mình, và cũng là sống vì mình, sống cho mình Ông xem con người là trên hết, sống trên đời ắt sẽ có chết,

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 177 nên hãy sống một cuộc sống hưởng thụ và không chia chác cho bất cứ ai, và không làm ảnh hưởng tới ai

Trang Tử thông qua Hoa Nam Kinh đã phát triển học thuyết vô vi, ông quan niệm một bậc đại trí, bậc chân nhân là người biết sống theo bản tính tự nhiên vốn có của mình, biết thuận theo những lẽ tự nhiên mà làm, và làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng sống Ông đưa ra hình mẫu về một xã hội lý tưởng, đó là nơi vạn vật sống bình đẳng, tự do, tất cả đều vô tri, vô dục và sống với bản tính thực sự của mình, thỏa sưc tiêu dao, thỏa sức hưởng thụ Trang Tử cho rằng con người và vạn vật đều có chung một cái giống nhau, đó là “Đạo thông vi nhất”, bởi vậy mà con người với trời đất vạn vật luôn có sự gắn bó, thống nhất không tách rời

Trang Tử là đại diện cuối cùng của Đạo gia nguyên thủy Với những tư tưởng mang màu sắc duy tâm, học thuyết của ông chính là cầu nối biến Đạo gia trở thành một tôn giáo thần bí sau này

Nhìn chung, tư tưởng của Đạo giáo mong muốn đưa văn minh loài người trở lại với thời kỳ mông muội, để vạn vật được hòa thuận, để con người được hưởng thụ cuộc sống một cách trọn vẹn nhất mà không phải chịu khổ đau, áp bức và các lề lối

“trái với tự nhiên” của xã hội đương thời Vì vậy, Đạo giáo chủ trương sống ẩn dật, lạc thú và lẩn tránh sự đời, nhằm sống an nhàn, sống khỏe, sống lâu Đây là cái gốc dẫn tới những biến tướng của đạo giáo với thuyết trường sinh bất tử, thuật tu tiên, luyện linh đan (Đạo giáo thần tiên), thuật trù phép để trừ tà bắt quỷ cầu bình yên và chữa bệnh cho người ốm, thuật Phong thủy định hướng nhà, xây mộ, thuật bói toán, tử vi, chọn ngày lành,… (Đạo giáo phù thủy) Tất cả đều phục vụ cho nhu cầu muốn được bình an, hưởng lạc và trường thọ của con người

7.10.2 Đạo giáo tại Việt Nam

1 Đạ o Lão và s ự hòa nh ậ p vào v ă n hóa b ả n đị a Đạo Lão du nhập vào nước ta, với sự tương đồng đặc biệt, đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa hình thành nên những phong tục tập quán rất riêng, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và những bậc thánh nhân có công với đất nước Có thể nói, Đạo giáo đã hòa tan vào đời sống tín ngưỡng người Việt đến mức người ta quy hết mọi tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam cho Đạo giáo và ngược lại, người Việt Nam sính đồng

178 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM bóng, bùa chú lại chẳng hề biết Đạo giáo là gì [Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm – Tr 277] Thậm chí, việc thờ Thánh nhân, tổ tiên, người có công thành lập làng trong Kiến trúc Đình làng, Lăng Tẩm cũng là sự kết hợp của Đạo giáo vào tín ngưỡng bản địa người Việt

Vì đại diện cho tầng lớp bị áp bức, Đạo giáo cũng dễ dàng kết hợp và nương nhờ vào những tôn giáo khác, đặc biệt là Nho giáo, Phật giáo và cùng tồn tại như “Tam Giáo đồng đẳng” trong xã hội Việt Nam Những Nho sĩ hết thời, bất bình với xã hội đương thời, hay đến tuổi nghỉ hưu thường lui về ở ẩn, hoặc sống ẩn dật, vui vẻ với đồng ruộng ao cá, sống cuộc đời an nhàn tự tại ở quê nhà chính là đạo lý của Lão – Trang Không những thế, Đạo giáo Phù thủy còn mượn cửa Chùa để hoạt động bói toán, xem tử vi, tướng số làm nhiều người nhầm tưởng đó là phép thuật của nhà Phật

2 Tín ngưỡ ng th ờ cúng t ổ tiên c ủa ngườ i Vi ệ t

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu được bình an vô sự và giàu có Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam Ban đầu, con cháu chỉ cần một ban thờ nhỏ đặt ở vị trí trung tâm, trang trọng nhất của ngôi nhà, trong đó có hương án, sập kệ để thờ tự Những người sống li hương cũng có thể lập bàn thờ vọng trong nhà để tiện việc cúng bái khi không thể về quê làm giỗ Trường hợp không có ai tiếp quản ngôi nhà của ông bà sau khi họ đã khuất núi thì ngôi nhà đó trở thành Từ đường của cả dòng họ, để hàng năm con cháu sum tụ và làm lễ Tất cả chỉ với một tâm niệm: Sống tốt đạo đẹp đời

Quan hệ huyết thống của Việt Nam khá phức tạp Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc Và theo "quy định" huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ Mỗi họ có một ông Tổ chung Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày

KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN

7.11.1 Sơ lược lịch sử phát triển nhà ở dân gian Việt Nam

Trong phạm vi nghiên cứu và giảng dạy, chỉ xin giới thiệu các loại hình nhà ở dân gian trong quá trình mở rộng và phát triển của quốc gia Đại Việt và Việt Nam

Th ờ i k ỳ đồ đá c ũ s ơ k ỳ (40 – 30 vạn năm TCN): Đây là thời kỳ manh nha các tổ chức xã hội đầu tiên của người Việt cổ Họ chủ yếu sinh sống trong các hang động núi đá vôi vùng Tây Bắc Việt Nam Đây là những hang động có sẵn do tự

184 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM nhiên tạo ra, và họ còn biết sử dụng tre nứa có sẵn trong rừng, đan bện thành những tấm phên che chắn khi cần thiết Các di chỉ tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) đã chứng minh sự tồn tại và cư trú của người Việt cổ cách nay khoảng 475.000 năm trong các hang động Và còn nhiều di chỉ khác ở núi Đọ, núi Nuông (Thanh Hoá), Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai), …

Th ờ i k ỳ đồ đá c ũ h ậ u k ỳ (khoảng 25 – 1 vạn năm TCN): Chế độ thị tộc, bộ lạc ra đời đánh dấu hình thức cư trú tập trung thành nhiều nhóm lớn (mỗi thị tộc gồm vài ba chục gia đình sống quây quần) Con người không chỉ sống trong các hang động lớn hơn (có thể chứa đến hàng trăm người), mà đã bắt đầu làm nhà sống ngoài trời bằng tranh tre nứa lá được đan bện kiên cố hơn Họ lựa chọn các vị trí bằng phẳng trên các gò đồi, trung du, thượng lưu và trung lưu các con sông, khe suối – dạng chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng làm nhà ở Các di chỉ tìm thấy ở hang Thẩm Ồm (Nghệ An), hang Hùm (Yên Bái), hang Kéo Lèng (Lạng Sơn),… và các nền văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn đánh dấu những bước đầu làm chủ tự nhiên của người Việt cổ: tự làm nhà ở, tự trồng trọt, kỹ thuật mài công cụ, làm đồ gốm, …

Th ờ i k ỳ đồ đá m ớ i (khoảng 10.000 – 5000 năm TCN): được đánh dấu bằng các nền văn hoá Đa Bút (Thanh Hoá), Cái Bèo (Hải Phòng), Quỳnh Văn (Nghệ An), Mai Pha (Lạng Sơn), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Bắc Trung Bộ),… phân bố ở khắp mọi nơi, và chuyển dần xuống đồng bằng và ven biển, nơi có nguồn tài nguyên phong phú hơn Các kỹ thuật đẽo, tiện, cưa, khoan,… giúp công cụ lao động của con người chắc chắn hơn, nhờ vậy họ có khả năng xây dựng những căn nhà có tuổi thọ cao hơn Mặt khác, nghề nuôi trồng, đánh bắt phát triển giúp con người có thể kiếm thức ăn trong một thời gian tương đối dài mà không cần phải di cư Điều này khiến họ phải biết làm những căn nhà kiên cố trong suốt thời gian cư ngụ tại chỗ Vì vậy, trong thời kỳ này con người có xu hướng rời bỏ hang động sống hẳn ngoài trời, hoặc sống theo phương thức vừa hang động, vừa ngoài trời Tuy nhiên, dấu vết về hình thức kiến trúc nhà ở thời kỳ này chưa có tài liệu nào nhắc đến một cách rõ ràng và cụ thể

Th ờ i k ỳ đồ đồ ng (khoảng 3000 năm TCN): được biết đến từ các nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun Người đàn ông bắt đầu thể hiện ưu thế của

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 185 mình khi kim khí được chế tạo đem lại năng suất lao động vượt trội Chế độ mẫu hệ dần được thay thế bằng chế độ phụ hệ

Các ngôi nhà sàn làm bằng tre nứa, và cả những ngôi nhà gỗ, nhà đất sơ khai đã ra đời trong thời kỳ này Đặc biệt, đây cũng là thời kỳ xuất hiện nhà nước sơ khai đầu tiên của nước ta: nhà nước Văn Lang, với nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng Trên mặt và thân trống đồng thường mô tả các hình ảnh sinh hoạt dân gian, các công cụ lao động cũng như hình ảnh ngôi nhà sàn xưa: mái cong, hình thuyền (được coi là nhà ở) và nhà sàn mái tròn hình mui thuyền (có lẽ là nhà kho hay công trình tín ngưỡng) Người ta đã tìm thấy các dấu tích nhà sàn cổ xưa với những cột gỗ đinh dài 4 – 5m, có lỗ đục mộng để bắt sàn cách chân cột 1,25m và nhiều gióng tre, mảnh phên đan, …

Có thể mô tả chi tiết ngôi nhà sàn như sau:

- Nhà sàn, xây dựng trên các con đồi và vùng đất khô ráo, mặt đất tự nhiên: thể hiện tập tục sinh hoạt chống lại thú dữ, thiên tai lũ lụt, khí hậu ẩm thấp thường xuyên,…

- Mái nhà cong vút hình thuyền, bờ nóc đầu mái trang trí hình ảnh chim Hạc và muôn thú, giữa mái võng xuống trang trí hình các con vật trong đời sống hàng ngày: thể hiện nền văn hoá lúa nước ăn sâu vào tâm thức của người Việt cổ và đời sống tinh thần phong phú, tín ngưỡng thờ các con vật linh thiêng

- Mái nhà rất dốc, cao, phủ xuống tận sàn làm nhiệm vụ tường bao che, sàn nhà đặt trên cọc thấp có lối vào hai bên hoặc chính giữa

- Không gian sinh hoạt trong nhà thường chia làm 3 phần: phần chính giữa làm bếp nấu và cũng là nơi sinh hoạt ăn uống của cả gia đình, hai bên là nơi nghỉ ngơi, vật dụng và lương thực thường treo trên tường nhà Đây có lẽ là manh nha đầu tiên cho kiểu nhà 3 gian truyền thống của người Việt

Hình thức nhà sàn được miêu tả cho thấy những nét tương đồng với Kiến trúc nhà sàn các dân tộc Tây Bắc và Tây Nguyên, hiện nay vẫn còn tồn tại, cho ta những đánh giá và đối sánh hết sức sinh động và trung thực

186 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Th ờ i k ỳ l ậ p qu ố c – Nhà n ướ c V ă n Lang – Âu L ạ c (2 879 – 111 TCN) Đây là thời kỳ phát triển rầm rộ dạng quần cư thành các “làng xóm” gồm những nhà sàn và nhà tranh vách đất quây quần trong một khuôn viên kín Đó là những lũy tre đầu làng, hay những hàng rào bằng tre gỗ cao bảo vệ ngôi làng

Từ đây, người Việt cổ bỏ hẳn thói quen sống trong hang động và trở ra sinh sống quần cư tại các vùng cao nguyên bằng phẳng, cao ráo Họ cũng bắt đầu có xu hướng chuyển dần xuống đồng bằng sinh sống, nơi có nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ phì nhiêu hơn

Ngôi nhà sàn được xây dựng với vật liệu chủ đạo là trang tre nứa lá, kỹ thuật liên kết xây dựng chưa có mộng chốt mà hầu hết vẫn là nối buộc bằng song mây

KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHĂMPA

Từ thế kỷ II – XVII trên dải đất miền Trung từ Quảng Bình vào Thuận Hải đã tồn tại Vương quốc Chămpa có nghệ thuật kiến trúc theo dòng Ấn độ giáo (Hindu) và cũng là tôn giáo chính của người Chăm Do nhiều biến động lịch sử, đến thế kỷ XVII, dân tộc Chăm đã gia nhập cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Khi làn sóng văn hóa Ấn tràn sang và bén rễ vào tầng lớp quý tộc triều đình → giao thoa văn hóa phát huy mạnh mẽ vào khoảng từ TK VII : Chămpa tiếp nhận những quan điểm Ấn về vương quyền, tôn giáo, đặc biệt là Ấn Độ giáo => chọn

198 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Siva giáo làm tôn giáo chính thống + văn hóa bản địa (tục thờ cúng tổ tiên, tôn sùng các anh hùng dân tộc) → bản địa hóa: thần thánh hóa nhà vua theo quỹ đạo Ấn giáo: tục thờ thần – vua

Kiến trúc đền tháp Chămpa có chức năng thánh đường thờ thần + đền lăng, thờ vua dưới hình thức các vị thần

Kiến trúc đền tháp là một trong những mảng kiến trúc đặc sắc nhất của người

Chăm → là sản phẩm kết tinh nền văn hóa Chămpa+ ảnh hưởng văn hóa của người Việt và nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ

7.12.2 Quy hoạch tổng thể các nhóm đền tháp Chămpa

Kiến trúc đền tháp Chămpa gồm những công trình sau:

- Tháp thờ, ngôn ngữ Chăm gọi là Kalan

- Các công trình phụ trợ tùy mục đích phục vụ mà có những tên gọi khác nhau:

• Tháp cổng – gopura: cổng vào của một khu đền tháp

• Tháp hỏa – kosa grha: là các kho lễ vật hoặc là nơi các tín đồ chuẩn bị đồ cúng tế cúng cho chư thần

• Nhà khách thập phương – mandapa: nơi dành cho khách hành hương tĩnh tâm, cầu nguyện trước khi vào kalan chính hành lễ

• Tháp bia – posah: làm chức năng của một nhà che bia

• Sân hành lễ (có thể có hoặc không)

7.12.3 Bố cục bộ ba song song

Kiến trúc chủ thể gồm 3 tháp đứng song hàng theo trục Bắc – Nam → thờ

3 vị tam thần Brahma (đức Sáng tạo), Vishnu (đức Bảo Tồn) và Siva (đức Phá hủy)

→ Đặc điểm này cho thấy, trong buổi đầu tiếp xúc với Ấn giáo, Chămpa tôn sùng cả ba vị thần với vị trí đồng đẳng như nhau

Người Chăm thờ Siva không phải với tư cách hiện thân của sự phá hủy => mà tượng trưng cho nguyên lý sinh sôi nảy nở → hình thức linga hoặc ngẫu tượng linga – yoni

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 199

Công trình quay mặt về hướng đông → hướng của thần linh

Dấu hiệu bản địa hóa của người Chăm xuất hiện → lựa chọn vị thần chủ Siva

→ tháp thờ Siva thường ở giữa và có kích thước hình dáng to hơn

Ngoài kiến trúc chủ thể, các kiến trúc phụ xung quanh hầu hết không được chú trọng nên độ bền không cao → đa phần bị hủy hoại Trong trường hợp do nhu cầu phải trùng tu lại quần thể → người ta chỉ tập trung vào ba ngôi tháp chính

Thuộc nhóm kiến trúc bộ ba song song có cụm Chiên Đàn ở xã Tân An, huyện Tam Kỳ; cụm tháp Khương Mỹ ở xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; cụm Hưng Thạnh ở thị xã Quy Nhơn (chỉ còn 2 tháp); khu Dương Long ở huyện

Tây Sơn tỉnh Bình Định; nhóm Hoà Lai ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (chỉ còn tháp Nam và tháp Bắc)

7.12.4 Bố cục tháp trung tâm

Sự bản địa hóa những yếu tố Ấn giáo rõ rệt → Chămpa lựa chọn xong quốc giáo cho riêng mình: Siva giáo → Kiến trúc chủ thể là một tháp chính thờ Siva hay thờ vua Chămpa dưới hình thức hóa thân của Siva (mukhalinga) đặt ở vị trí trung tâm của bố cục → vị trí này tượng trưng cho trục Mêru vút lên cao → khẳng định trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh

200 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Hình 7 27: Sơ đồ di tích tháp Chàm tại Mỹ sơn

Hình 7 28: Tháp Chàm tại Mỹ sơn Hình 7 29: Điêu khắc Chàm tại Mỹ sơn

BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM 201

Hướng của tháp thờ chính là hướng của toàn bộ nhóm đền tháp: hướng đông là phương mặt trời mọc, hướng của các thần linh, hướng của sự sinh sôi nảy nở – nguồn gốc của sự sống

- Đặc biệt, một số nhóm tháp ở Mỹ Sơn quay hướng tây → do điều kiện địa hình, do sự địa phương hóa tín ngưỡng: hướng tây là hướng tử – hướng của các vị vua sau khi chết và để tỏ lòng hoài niệm với tổ tiên hoàng tộc

- Một bờ tường bao vuông vức khoanh khuôn viên thờ phụng thành khu vực tôn giáo tôn nghiêm, tượng trưng cho các vòng núi

- Phần kiến trúc phụ gồm những tháp nhỏ hơn thờ các vị thần thứ yếu (số lượng thay đồi tùy theo nhóm) và các nhà phụ như tháp hỏa, nhà khách thập phương, tháp cổng được bố cục vây xung quanh tháp chính theo nguyên tắc bố cục hướng tâm là nguyên tắc cổ điển của nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ → thể hiện hình tượng núi thần Mêru

• Các tháp thờ phụ có thể có những hướng khác nhau

• Một tháp cổng xen giữa bờ tường bao phía trước hướng vào chính → điểm chuyển tiếp quan trọng, dẫn dắt không gian từ ngoài vào trong khuôn viên thờ phụng (Ấn Độ: có 4 tháp cổng vào từ 4 hướng)

• Tháp hoả – kosa grha: là các kho lễ vật → nằm trong tường bao, quay hướng bắc nhìn vào trục chính

• Nhà khách thập phương – mandapa: phần lớn nằm bên ngoài tường bao, trước tháp cổng, thẳng trục với tháp thờ chính và tháp cổng → trục chủ đạo

• Nhà bia – posah: bám theo trục chính của quần thể, nằm ngoài tường bao, lệch về một phía so với tháp cổng

• Sân hành lễ: có thể có hoặc không, nằm trên trục chủ đạo, phía trước tháp thờ chính (như ở nhóm B – Mỹ Sơn; PôNagar Nha Trang)

Tiêu biểu nhất cho bố cục dạng này là khu thánh địa Mỹ Sơn nằm tại thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Tiếp đến là khu Tháp Bà – hay tháp PôNagar ở Nha Trang; khu PôKlaung Garai ở phía Tây thị xã Phan Rang;

202 BÀI 7: KIẾN TRÚC VIỆT NAM tháp PôRômê ở xã Hữu Đức – Phan Rang; tháp Bình Lâm, khu Bánh Ít, Cánh Tiên, tháp Thủ Thiện – tỉnh Bình Định, Nhạn tháp ở Phú Yên, cụm Phú Hài ở Phan Thiết và nhóm PôDam ở thị xã Phan Rí…

Một số kiến trúc khá đặc biệt như tháp Bằng An ở Quảng Nam có hình búp tám cạnh không phân tầng, hay tháp Yang Prong ở huyện Ba súp tỉnh Đắc Lắc…

1 Các mô hình và c ấ u trúc tháp a Tháp th ờ – Kalan:

Tiếp thu mô hình của một đền Ấn giáo còn được gọi là Sikhara (đền núi)

Bình đồ cơ bản dạng chữ thập (+) → biểu thị năm hướng theo quan niệm trục vũ trụ gồm những thành phần công năng cơ bản: khám thờ, tiền sảnh, tiền đường và cửa cổng

Ngày đăng: 06/02/2024, 07:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w