Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC HIỆN NĂM 2022THỰC TRẠNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI NGOÀI GIỜ LÊN LỚ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kỹ năng Nói
Abd El Fattah Torky (2006) định nghĩa kỹ năng Nói là phương tiện giúp người học có thể giao tiếp với những người khác để đạt được những mục tiêu nhất định hoặc để bày tỏ ý kiến, ý định, hy vọng và quan điểm của mình Hijrah và Umar (2021) cho rằng Nói là hoạt động trao đổi ý kiến hay thông tin, đây là kỹ năng quan trọng vì nó giúp truyền đạt thông tin, suy nghĩ và cảm xúc của người nói Đây cũng là một hình thức luyện tập một ngôn ngữ
Trong tiếng Anh, kỹ năng Nói được xem là kỹ năng quan trọng Các nghiên cứu của Hidayah, Wennyta & Munawwaroh (2021) và Fitriani, Bandung & Kadri (2020) đều khẳng định rằng trong tiếng Anh, kỹ năng Nói được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong 4 kỹ năng vì là phương tiện trong giao tiếp hằng ngày Leong và Ahmadi (2017) cũng cho rằng Nói là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần cải thiện cho việc giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng Nói được xem là một trong những kỹ năng khó nhất của việc học một ngôn ngữ Tuy nhiên, kỹ năng Nói không thể tách rời những kỹ năng khác (Yuliandasari & Kusriandi,
Chính vì những lý do trên, kỹ năng Nói luôn được chú trọng trong việc dạy và học một ngôn ngữ Kuning (2019) đã chỉ ra một số lý do vì sao phải cần dạy kỹ năng Nói: 1 Kỹ năng Nói là kỹ năng quan trọng của việc dạy và học một ngôn ngữ mới 2 Nhiều người học ngôn ngữ ưu tiên việc thành thạo kỹ năng Nói 3 Nhiều người học đánh giá khả năng thành thạo và hiệu quả của một khóa học thông qua đánh giá kỹ năng Nói của họ 4 Kỹ năng Nói luôn được chú trọng trong các khóa học tiếng Anh.
Học trực tuyến
Trong tình hình dịch Covid-19, tất cả các cơ sở giáo dục không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chuyển sang học trực tuyến để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Họ phải sử dụng một số nền tảng trực tuyến để tiếp tục quá trình giảng dạy Học trực tuyến được xem là giải pháp tốt nhất cho việc dạy và học trong tình hình dịch bệnh này (Fitriani, Bandung & Kadri, 2020)
Một số tác giả đã đưa ra định nghĩa về học trực tuyến Theo Paulsen (2002), có nhiều thuật ngữ dùng để chỉ việc dạy học trực tuyến, nhưng nhìn chung học trực tuyến có những đặc điểm sau:
- Sự tách biệt giữa giáo viên và học sinh, điều này giúp phân biệt học trực tuyến với học trực tiếp
- Có sự tham gia của các tổ chức giáo dục, phân biệt học trực tuyến với việc tự học
- Sử dụng hệ thống máy tính để trình bày hoặc truyền đạt một số nội dung học
- Cung cấp giao tiếp hai chiều thông qua hệ thống máy tính để học sinh có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên
Cũng theo tác giả, cần phân biệt thuật ngữ E-learning - một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ việc dạy học trực tuyến E-learning là hình thức học tập tương tác bằng cách cung cấp nội dung học sẵn có và ý kiến phản hồi tự động đến hoạt động học tập của học sinh Trọng tâm của E-learning là những nội dung học hơn là sự giao tiếp giữa học sinh và giáo viên Học trực tuyến là một phương thức trao đổi nội dung học dựa các thiết bị điện tử hiện đại (điện thoại thông minh, máy tính) có kết nối với Internet Nơi cập nhật tài liệu học tập là các website học trực tuyến hay các ứng dụng có liên quan Học tập trực tuyến hay học tập trên mạng ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học viên với giáo viên -
“ảo” và trao đổi với các bạn học - “ảo” qua mạng máy tính hoặc Internet (Nguyễn Thị Thắng, 2020, tr.49) Tóm lại, học trực tuyến là hình thức học tập từ xa thông qua kết nối Internet, có sự tương tác hai chiều giữa người học và người dạy thông qua một số nền tảng như Google Meet, Zoom, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Tại sao phải luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ lên lớp?
Kỹ năng Nói là một kỹ năng quan trọng, tuy nhiên thời gian học trên trường là không đủ để sinh viên có thể phát triển kỹ năng Nói toàn diện Yuliandasari và Kusriandi (2015) cho rằng kỹ năng Nói là một trong những kỹ năng sinh viên cần thuần thục trong việc học tiếng Anh Tuy nhiên, ở các trường học, sinh viên có ít cơ hội để luyện tập kỹ năng Nói Rodrigues và Vethamani (2015) cũng cho rằng thời gian học trực tiếp giới hạn có thể ảnh hưởng đến những người học mong muốn cải thiện hơn kỹ năng Nói của mình Hệ thống giáo dục theo tín chỉ với khối lượng kiến thức nhiều nhưng thời gian học trên lớp theo truyền thống lại không đủ để sinh viên có thể được tập luyện các kiến thức và kĩ năng đó (Nguyễn Thị Thắng, 2020) Syafiq, Rahmawati, Anwari và Oktaviana (2021) nhấn mạnh thêm kỹ năng Nói khác với kỹ năng Viết ở điểm là kỹ năng Nói phải giải quyết những vấn đề về từ vựng, phát âm, ngữ pháp và độ trôi chảy gần như ngay lập tức Và trên thực tế, dù sinh viên có đủ từ vựng để diễn tả ý nghĩ và cảm xúc của mình, họ vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp và không biết cách để diễn đạt thành lời Chính vì những lý do trên, việc luyện tập kỹ năng Nói ngay cả trong và ngoài giờ học thật sự cần thiết đối với người học ngôn ngữ.
Hoạt động luyện nói ngoài giờ lên lớp
Có nhiều cách để luyện nói ngoài giờ lên lớp Yuliandasari và Kusriandi (2015) cho rằng một trong những cách để luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ học đó chính là tham gia những câu lạc bộ ngoài giờ học Những câu lạc bộ này sẽ giúp cho người học có cơ hội luyện tập nói với bạn bè cùng trang lứa Việc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh cũng giúp sinh viên có nhiều động lực hơn trong việc luyện nói cũng như tự tin khi thuyết trình, đặc biệt là thuyết trình trước đám đông (Hijrah & Umar, 2021) Chính vì vậy, việc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh thật sự hiệu quả đối với những sinh viên mong muốn luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ học Bên cạnh đó, người học cũng có thể áp dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ để luyện nói, đặc biệt trong tình hình học trực tuyến Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đang trở thành mối quan tâm đặc biệt trong việc dạy ngoại ngữ bởi nó có thể hỗ trợ và nâng cao việc học ngoại ngữ (Kholis, 2021) Samad và Ismail (2020) nghiên cứu về việc sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ELSA trong việc hỗ trợ việc luyện nói, cải thiện phát âm đã khẳng định rằng ứng dụng ELSA giúp cải thiện phát âm của người dùng Đây cũng là phương pháp hữu ích cho việc luyện nói ngoài giờ.
Khó khăn khi tham gia học trực tuyến kỹ năng Nói
Sinh viên thường gặp nhiều khó khăn trong kỹ năng Nói, đặc biệt trong tình hình học trực tuyến Nghiên cứu của Hidayah, Wennyta và Munawwaroh (2021) sử dụng phương pháp mô tả định tính để phân tích những khó khăn học sinh gặp phải khi học trực tuyến kỹ năng Nói của các học sinh lớp 12 trong năm học 2020-2021 Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu của 36 sinh viên nhưng chỉ có 33 sinh viên điền vào bảng câu hỏi Kết quả cho thấy sinh viên gặp một số khó khăn nhất định khi học kỹ năng Nói trực tuyến, trong đó có khó khăn liên quan đến công nghệ (48,4%) chính là việc không có sẵn các thiết bị học tập như máy tính, kết nối Internet và khó khăn khi thiếu tương tác giữa người học với giáo viên và với bạn bè khi học trực tuyến (63,6%) Fitriani và cộng sự (2020) lại cho rằng việc học trực tuyến chỉ có hiệu quả cho việc giao bài tập cho học sinh, trong khi đó việc giúp học sinh hiểu bài thì khó hơn Hơn nữa, điều kiện về kinh tế và công nghệ của mỗi học sinh là khác nhau Không phải tất cả học sinh đều có những phương tiện sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động học trực tuyến Không có kết nối Internet, các thiết bị đã cũ và chi phí Internet đắt đỏ khiến cho việc học trực tuyến trở nên khó khăn hơn Cũng trong nghiên cứu này, Fitriani và cộng sự (2020) đã khảo sát ý kiến của 83 học sinh không thuộc khoa tiếng Anh được lựa chọn ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi gồm 20 câu hỏi về việc học trực tuyến ở lớp học Nói trong tình hình dịch Covid-19 chỉ ra rằng hầu hết học sinh cho rằng học trực tuyến không giúp cải thiện kỹ năng Nói Một số khó khăn đó liên quan đến động lực khi học trực tuyến như chán nản, không có tương tác và phản hồi trực tiếp chiếm 48,8% Cùng với đó, 53,7% số câu trả lời cho rằng họ không hứng thú với việc học trực tuyến Học sinh cũng trở nên bị động hơn vì kết nối kém và không có tương tác trực tiếp khiến họ muốn lắng nghe hơn là thực hành nói (50%) Một số khó khăn cũng liên quan đến môi trường khi học tập trực tuyến Syafiq và cộng sự (2021) cũng đã chỉ ra một số khó khăn chung của sinh viên khi học Nói đó là: 1 Sinh viên sợ mắc lỗi trước lớp, 2 Sinh viên hỏi bạn bè về từ vựng 3 Sinh viên gặp khó khăn khi thể hiện ý kiến cá nhân thành lời 4 Sinh viên mất nhiều thời gian để nói thành câu 5 Sinh viên không biết họ đang nói gì Theo Đỗ Thị Thanh Loan (2021), khi học trực tuyến nhiều sinh viên phải vật lộn với việc tập trung vào màn hình trong thời gian dài và cũng dễ dàng bị phân tâm bởi mạng xã hội hoặc các trang web khác.
Thuận lợi khi tham gia học trực tuyến kỹ năng Nói
Bên cạnh những khó khăn khi tham gia học trực tuyến kỹ năng Nói, phương pháp học tập trực tuyến cũng đã đem lại nhiều lợi ích, phù hợp với tình hình dịch bệnh Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã nêu ra được vai trò của học trực tuyến Việc giảng dạy ngôn ngữ bằng cách sử dụng công nghệ cho phép người dạy và người học khám phá tính hiệu quả của phương pháp học trực tuyến Các hoạt động qua máy tính cung cấp nền tảng trực tuyến cho người học để có thể luyện tập kỹ năng của họ nhiều hơn khi mà việc học trực tiếp bị hạn chế (Rodrigues & Vethamani, 2015, tr.43) Việc học tiếng Anh trực tuyến ngày càng chứng tỏ vai trò của nó khi mà cuộc cách mạng công nghệ số ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới Phương pháp học này còn mang lại một lượng kiến thức khổng lồ và phù hợp với các đối tượng ở xa hay bận rộn nhờ thời gian học hết sức linh hoạt (Nguyễn Thị Thắng, 2020) Đối với một số người học, học trực tuyến lại mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn so với học trực tiếp Trong kết quả nghiên cứu của Fitriani và cộng sự (2020), có 6 câu hỏi thể hiện sự đồng ý, điều này đồng nghĩa rằng một số học sinh thích học nói trực tuyến hơn Tác giả cho rằng những sinh viên này là những sinh viên hướng nội, họ không cảm thấy ngại thể hiện ý kiến của mình khi học trực tuyến Vì thế, họ thích cách học này hơn và điều này giúp họ cải thiện kỹ năng Nói của mình Thực tế, điểm vượt trội của học trực tuyến thể hiện ở tính tương tác cao, đa dạng giữa giảng viên và học viên, thông qua các ứng dụng: chat, email, diễn đàn, hội thảo trực tuyến… Hơn nữa, học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học viên, hỗ trợ học viên tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo viên (Nguyễn Thị Thắng, 2020)
Có nhiều phương pháp học trực tuyến được giáo viên và sinh viên áp dụng và những phương pháp này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu về hiệu quả trong việc cải thiện kỹ năng Nói cho người học Nghiên cứu của Syafiq và cộng sự (2021) về cải thiện kỹ năng Nói nhờ việc sử dụng Video trên nền tảng Youtube như là tài liệu học tiếng Anh trong suốt quá trình học trực tuyến trong tình hình dịch Covid-19 đã cho thấy rằng chọn những video trên Youtube làm tài liệu học tập giúp cải thiện kỹ năng Nói của sinh viên trên các phương diện như mức độ lưu loát, từ vựng, phát âm, ngữ pháp và nội dung nói Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh không đổi và thống kê mô tả, lấy mẫu là 85 sinh viên có chọn lọc Dữ liệu thu được thập thông qua bài kiểm tra Nói và phỏng vấn
Trong tình hình dịch Covid-19, sinh viên phải học kỹ năng Nói trực tuyến, việc học trực tuyến mang lại một số lợi ích nhất định, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng Nói của sinh viên Chính vì thế, việc thực hành luyện tập Nói ngoài giờ lên lớp vốn đã quan trọng nay thật sự rất cần thiết trong tình hình học trực tuyến giúp cải thiện kỹ năng Nói cho sinh viên Tuy nhiên, những bài báo trên chỉ nghiên cứu về khó khăn hay thuận lợi của việc học kỹ năng Nói khi học trực tuyến nói chung chứ chưa tập trung nghiên cứu vào thuận lợi và khó khăn khi thực hành luyện Nói ngoài giờ lên lớp của sinh viên trong tình hình học trực tuyến và chưa có trong phạm vi Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Chính vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ lên lớp của sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trong tình hình học trực tuyến để hiểu hơn về những thuận lợi và khó khăn sinh viên đang gặp phải.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát với số lượng tham gia là 100 sinh viên (8 nam và 92 nữ) Tất cả là sinh viên năm 2 đã học trực tuyến kỹ năng Nói ở kỳ I năm học 2021-2022, thuộc khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế được lựa chọn ngẫu nhiên Trong khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu, sinh viên đang học tập trực tuyến tại nhà
Do đó, các sinh viên đều có trải nghiệm về việc luyện tập phát triển kỹ năng Nói tại nhà trong tình hình dịch bệnh
Nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên các bạn sinh viên đến từ các lớp học phần khác nhau để đảm tính khách quan trong quá trình tiến hành nghiên cứu.
Công cụ nghiên cứu
Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu định lượng bằng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được gửi ngẫu nhiên cho 100 người khảo sát Sử dụng bảng câu hỏi có tính linh hoạt, đơn giản và chi phí thấp trong khi đó vẫn thu thập được dữ liệu cần thiết vừa để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, vừa đưa ra những đề xuất thực tế (Breakwell, Wright, & Barnett, 2020, tr 344)
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 4 phần, dựa trên những nghiên cứu trước đó và được thiết kế lại cho phù hợp Bảng câu hỏi bao gồm những câu hỏi đóng và mở để thu được dữ liệu chính xác và đầy đủ:
Phần 1: Thông tin của người khảo sát
Phần này gồm một số câu hỏi nhằm thu thập thông tin của người tham gia khảo sát
Phần 2: Hoạt động luyện Nói ngoài giờ lên lớp của sinh viên trong thời gian học trực tuyến
Phần này gồm các câu hỏi nhằm giúp hiểu hơn về thói quen luyện Nói của sinh viên (gồm
Phần 3: Khó khăn và thuận lợi của sinh viên khi luyện nói ngoài giờ lên lớp
Phần này gồm các câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ 1 - Hoàn toàn không đồng ý,
2 - Không đồng ý, 3 - Trung lập, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý:
- Khó khăn khi luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ lên lớp khi học trực tuyến: Phần này gồm những câu hỏi để tìm hiểu về khó khăn sinh viên gặp phải khi tiến hành luyện nói ngoài giờ lên lớp trong tình hình học trực tuyến (11 câu hỏi)
- Thuận lợi khi luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ lên lớp khi học trực tuyến: Phần này gồm những câu hỏi để tìm hiểu về thuận lợi của sinh viên khi tiến hành luyện nói ngoài giờ lên lớp trong tình hình học trực tuyến (10 câu hỏi)
Phần 4: Các giải pháp được sinh viên áp dụng để khắc phục những khó khăn khi luyện nói trực tuyến
Phần này gồm các câu hỏi nhằm tìm ra các giải pháp sinh viên đã áp dụng để khắc phục những khó khăn nêu trên (15 câu hỏi).
Quá trình thu thập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát với số lượng tham gia là 100 sinh viên (8 nam và 92 nữ) Tất cả sinh viên đã học trực tuyến kỹ năng Nói thông qua học phần Nói 3 học kỳ I năm học 2021-2022, thuộc khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế và được lựa chọn ngẫu nhiên Thời điểm đang tiến hành khảo sát thì sinh viên vừa kết thúc học trực tuyến, chuyến sang học trực tiếp, nên ngoài thu thập dữ liệu bằng liên kết google form được gửi đến cho từng bạn, nhóm nghiên cứu còn thu thập dữ liệu trực tiếp bằng cách in ra giấy và phát cho sinh viên.
Phân tích dữ liệu
Đối với các câu hỏi đóng, dữ liệu thu thập được từ phiếu khảo sát được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Science) Đối với các câu hỏi mở, dữ liệu được tổng hợp thủ công để tìm ra những điểm đáng lưu ý Các chỉ số như: tỷ lệ phần trăm (%), giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (standard deviation) đã được sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hoạt động luyện nói ngoài giờ lên lớp trong tình hình học trực tuyến
Từ kết quả của dữ liệu thu thập được cho thấy 100% sinh viên tham gia khảo sát đều thực hiện việc luyện nói ngoài giờ lên lớp, trong đó có 19% sinh viên luyện nói trực tiếp, 32% luyện nói trực tuyến và 49% sinh viên kết hợp cả hai hình thức trên Điều này cho thấy rằng sinh viên nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc luyện nói ngoài giờ lên lớp và phần đông sinh viên lựa chọn kết hợp cả hai hình thức là luyện nói trực tuyến và trực tiếp trong tình hình học trực tuyến Kết quả cũng cho thấy rằng phần lớn sinh viên thực hành luyện nói ngoài giờ lên lớp bình quân 3-4 lần/tuần (47%) Cùng với đó, sinh viên có nhiều cách để luyện nói khác nhau, đáng chú ý là luyện nói trực tiếp với bạn bè (34%), luyện nói trực tuyến với bạn bè (29%), luyện nói một mình thông qua các ứng dụng luyện nói hay video (27%)
Có thể thấy rằng sinh viên tích cực chủ động luyện tập kỹ năng Nói ngoài giờ lên lớp và phần lớn sinh lựa chọn kết hợp cả hai hình thức luyện nói là trực tiếp và trực tuyến bằng nhiều cách khác nhau trong hình hình dịch bệnh
3.2 Khó khăn khi luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ lên lớp khi học trực tuyến
3.2.1 Khó khăn liên quan đến công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình học trực tuyến, tuy nhiên công nghệ cũng mang lại không ít khó khăn cho người học Dữ liệu trong Bảng 1 cho thấy rằng yếu tố công nghệ phần nào cản trở việc luyện nói ngoài giờ lên lớp của sinh viên Trong đó, nổi bật có yếu tố về kết nối Internet không ổn định với Mean = 3,40 đã cho thấy hầu hết sinh viên gặp khó khăn liên quan đến kết nối Internet không ổn định Đây là khó khăn chung trong quá trình học trực tuyến sinh viên gặp phải Ngoài ra, còn khó khăn liên quan đến việc không có đầy đủ các phương tiện học tập phục vụ cho việc luyện nói với Mean 3,03 Hầu hết giá trị các biến ở mức Mean > 3 và SD ~ 1 đã cho thấy rằng phần lớn sinh viên đồng ý công nghệ gây khó khăn cho quá trình luyện nói ngoài giờ lên lớp của mình Kết quả này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Sri và Tawali (2021) khi phần lớn sinh viên gặp khó khăn liên quan đến phương tiện học tập và Internet khi học trực tuyến
Bảng 1: Khó khăn liên quan đến công nghệ (n0)
1 Học trực tuyến khiến cho việc luyện nói ngoài giờ gặp nhiều khó khăn do kết nối internet không ổn định 3,40 0,974
2 Không có đủ các phương tiện học tập như máy tính, điện thoại thông minh hỗ trợ việc luyện nói 3,03 1,096
3 Luyện nói ngoài giờ gặp khó khăn do tăng chi phí chi trả cho công nghệ
(wifi, phương tiện học tập, ) 2,79 0,957
3.2.2 Khó khăn liên quan đến tương tác và môi trường học
Trong tình hình học trực tuyến, việc hạn chế tương tác ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng của sinh viên, đặc biệt là kỹ năng Nói Cùng với đó, việc luyện nói ngoài giờ lên lớp cũng gặp không không ít khó khăn vì sinh viên chỉ có thể tự luyện nói một mình hoặc luyện nói trực tuyến Kết quả thống kê ở Bảng 2 cho thấy các yếu tố về tương tác và môi trường học ảnh gây khó khăn cho sinh viên trong quá trình luyện nói Đáng chú ý, khó khăn liên quan đến hạn chế giao tiếp khi học trực tuyến khiến cho việc phát triển kỹ năng Nói bị hạn chế với Mean = 3,16 Ngoài ra, việc học trực tuyến cũng khiến sinh viên thụ động hơn trong việc luyện nói (Mean = 3.05) và không có người luyện nói cùng (Mean = 3,01) Điều này là bởi vì trong tình hình dịch bệnh, sinh viên chỉ có thể tương tác qua các nền tảng hội họp như Zoom, Google Meet, và sau khi học xong thì không có cơ hội gặp gỡ cũng như luyện tập giao tiếp ngoài giờ với nhau gây cản trở việc luyện nói ngoài giờ Kết quả này đúng với nghiên cứu của Sri và Tawali (2021) khi thấy rằng sinh viên chỉ có thể tự luyện nói, bị hạn chế trong giao tiếp, tương tác trực tiếp và thiếu nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng Nói khiến sinh viên lười hơn trong việc luyện tập kỹ năng Nói
Bảng 2: Khó khăn liên quan đến tương tác, môi trường học (N0)
1 Học Nói trực tuyến khiến bạn thụ động hơn trong luyện nói ngoài giờ 3,05 1,048
2 Học trực tuyến hạn chế việc giao tiếp (bao gồm giao tiếp ngoài giờ) khiến cho việc phát triển kỹ năng Nói bị hạn chế 3,16 1,002
3 Không có bạn bè, thầy cô, người nước ngoài, để luyện tập nói ngoài giờ khi học trực tuyến 3,01 1,049
4 Môi trường học ở nhà không thích hợp cho việc luyện nói ngoài giờ 2,47 0,948
3.2.3 Khó khăn liên quan đến động lực học tập
Esra và Sevilen (2021) khẳng định rằng động lực là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình học ngôn ngữ và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng động lực của người học khi học trực tuyến thấp hơn so với học trực tiếp Như vậy, động lực học tập là một trong những khó khăn sinh viên phải đối mặt trong tình hình học trực tuyến Kết quả của khảo sát chỉ ra rằng, đa số sinh viên dễ xao lãng khi luyện nói ngoài giờ khi học trực tuyến với Mean = 3,47 và SD ~ 1 Điều này khiến sinh viên mất động lực khi tự luyện nói ngoài giờ lên lớp Lý do một phần là vì khi học trực tuyến, sinh viên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về môi trường học, dẫn đến họ dễ bị xao lãng, không tập trung, chán nản và mất động lực luyện tập
Bảng 3: Khó khăn liên quan đến động lực học tập
1 Không có động lực luyện tập kỹ năng Nói ngoài giờ khi học trực tuyến 2,95 1,009
2 Dễ bị xao lãng khi luyện Nói ngoài giờ trực tuyến 3,47 0,969
3 Luyện Nói ngoài giờ trực tuyến không tạo hứng thú cho người học 2,76 0,986
Thuận lợi khi luyện tập phát triển kỹ năng Nói ngoài giờ lên lớp khi học trực tuyến
3.3.1 Thuận lợi liên quan đến thời gian
Lý Thị Mỹ Dung (2011) cho rằng một trong những hiệu quả của đào tạo trực tuyến đó chính là về mặt thời gian, giảm thời gian đi lại, học viên được lựa chọn thời gian học tập linh hoạt, giúp tiết kiệm thời gian Nhận định này cũng đúng với kết quả của nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4, khi phần lớn sinh viên cho rằng có thể linh hoạt lựa chọn thời gian luyện nói ngoài giờ khi học trực tuyến (Mean = 4,1) và luyện nói ngoài giờ khi học trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian hơn (Mean = 3,78) Với giá trị trung bình của các biến ở mức Mean > 3 và độ lệch chuẩn SD ~ 0,6 cho thấy sinh viên đồng ý thuận lợi về mặt thời gian khi luyện nói ngoài giờ trong tình hình học trực tuyến
Bảng 4: Thuận lợi liên quan đến thời gian (n0)
1 Sinh viên có thể linh hoạt chọn thời gian luyện nói ngoài giờ khi học trực tuyến 4,10 0,577
2 Luyện nói ngoài giờ khi học trực tuyến giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn 3,78 0,760
3.3.2 Thuận lợi liên quan đến điều kiện học tập
Luyện nói ngoài giờ khi học trực tuyến cũng tạo điều kiện cho sinh viên phát triển kỹ năng Nói nhờ những phần mềm, ứng dụng kết nối từ xa và hỗ trợ việc luyện nói Cụ thể, ở Bảng
5 cho thấy phần lớn sinh viên đồng ý việc luyện nói ngoài giờ lên lớp thuận lợi hơn nhờ có sự hỗ trợ của các nền tảng hội họp trực tuyến từ xa như Zoom hay Google Meet với giá trị Mean = 4,15 Nhờ có những nền tảng này mà sinh viên có thể luyện nói ngoài giờ với bạn bè, tăng tương tác trong khi vẫn đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh Sử dụng nền tảng hội họp Zoom trong học tập cũng được chứng minh có hiệu quả cho việc cải thiện kỹ năng Nói thông qua nghiên cứu của Bawanti và Arifani (2021) Bên cạnh đó, với giá trị Mean = 4,09, đa số sinh viên cho rằng họ tiếp cận với nhiều tài liệu luyện nói ngoài giờ dễ dàng trong khi học trực tuyến Với sự hỗ trợ của Internet, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận những tài liệu luyện nói dưới dạng các video trên Youtube từ đó vận dụng những tài liệu này để tiến hành tự luyện nói Đây là một trong những cách giúp cải thiện kỹ năng Nói hiệu quả đã được chứng minh ở nghiên cứu của Syafiq và cộng sự (2021) Phần lớn sinh viên cũng đồng ý rằng họ có thể tiếp cận nhiều ứng dụng hữu ích cho việc luyện tập phát triển kỹ năng Nói như Elsa và Flipgrid (Mean = 4,26) Những ứng dụng này phát huy vai trò rất hiệu quả cho việc tự học và tự luyện tập kỹ năng Nói nhờ đó chúng trở thành phương tiện luyện nói ngoài giờ hiệu quả cho sinh viên khi học trực tuyến Sử dụng ứng dụng luyện nói Elsa có hiệu quả trong việc cải thiện phát âm và tăng động lực cho người dùng (Kholis,
2021) Một thuận lợi khác khi luyện nói ngoài giờ trong tình hình học trực tuyến đó là sinh viên có thể xem lại video luyện nói của mình và rút kinh nghiệm (Mean = 4,26) Từ những video tự luyện nói một mình, sinh viên có thể nghe lại để rút ra được những lỗi sai về phát âm và các lỗi khác mắc phải để khắc phục, giúp cải thiện kỹ năng Nói Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Hồng Vân (2020) cũng cho thấy mặt tích cực của việc xem lại video luyện nói Ngoài ra, đa số sinh viên cũng đồng ý rằng luyện nói khi học trực tuyến giúp giảm chi phí in ấn cho các tài liệu học luyện nói với Mean = 3,93
Như vậy với giá trị trung bình của các biến ở mức Mean ~ 4,0 và độ lệch chuẩn SD ~ 0,7 đã cho thấy những thuận lợi liên quan đến điều kiện học tập của sinh viên trong việc luyện nói ngoài giờ khi học trực tuyến
Bảng 5: Thuận lợi liên quan đến điều kiện học tập (n0)
1 Sinh viên có thể luyện nói với bạn bè ở xa thông qua những nền tảng trực tuyến như google meet, zoom, 4,15 0,626
2 Học trực tuyến cho phép người học tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu luyện nói ngoài giờ một cách dễ dàng hơn 4,09 0,726
3 Người học có thể tiếp cận nhiều ứng dụng hữu ích cho việc luyện tập phát triển kỹ năng Nói như Elsa, Flipgrid, 4,12 0,671
4 Có thể xem lại các video luyện nói để rút kinh nghiệm 4,26 0,645
5 Giảm các chi phí in ấn tài liệu học luyện nói 3,93 0,856
3.3.3 Thuận lợi liên quan đến tâm lý
Luyện nói ngoài giờ lên lớp một mình hay bằng hình thức trực tuyến được xem là phương pháp hiệu quả, phù hợp trong tình hình dịch bệnh, sinh viên có thể tự do thoải mái lựa chọn thời gian và không gian luyện tập Chính vì vậy hầu hết sinh viên cho rằng cảm thấy thoải mái, giảm bớt áp lực khi tự luyện nói một mình (Mean = 4,01) và cảm thấy an toàn hơn trong tình hình dịch bệnh (Mean = 4,16) vì họ không phải ra ngoài và tiếp xúc với người khác Kết quả này tương tự với kết quả của Rodrigues và Vethamani (2015).
Bảng 6: Thuận lợi liên quan đến tâm lý (n0)
1 Cảm thấy thoải mái, giảm bớt áp lực khi tự luyện nói một mình 4,01 0,823
2 Luyện tập kỹ năng Nói trực tuyến khiến bạn cảm thấy an toàn hơn trong tình hình dịch bệnh 4,16 0,662
Các giải pháp được sinh viên áp dụng để khắc phục những khó khăn
Để khắc phục khó khăn liên quan đến công nghệ, thông qua khảo sát, 62% sinh viên trang bị thêm các thiết bị công nghệ để phục vụ cho việc học tập và luyện nói, 54% sinh viên hạn chế việc sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc để đảm bảo tính ổn định của Internet và 32% lựa chọn sử dụng mạng 4G thay cho mạng Wifi Những biện pháp trên phần nào khắc phục khó khăn về đường truyền mạng, tuy nhiên có thể gây tốn kém cho sinh viên Đối với các biện pháp khắc phục khó khăn liên quan đến hạn chế tương tác và môi trường học, có 75% sinh viên sử dụng các nền tảng hội họp trực tuyến như Zoom và Google Meet để giúp tăng tương tác Điều này cho thấy tầm quan trọng của các nền tảng hội họp trực tuyến trong việc giúp cải thiện tương tác trong tình hình học trực tuyến Bên cạnh việc sử dụng những nền tảng hội họp trực tuyến, 58% sinh viên sử dụng các trang web hay ứng dụng nói chuyện với người nước ngoài để luyện nói Đây là phương pháp hiệu quả và thú vị thay cho việc gặp gỡ trực tiếp người nước ngoài để luyện nói 71% sinh viên lựa chọn xem lại video luyện nói của mình và học tập từ những lỗi sai của chính mình Nói cách khác, sinh viên tự xem xét và rút ra những lỗi sai của mình để tự cải thiện thay vì phụ thuộc vào bạn bè và giáo viên 23% sinh viên lựa chọn tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh như E4E và SPEECUP (sinh hoạt trực tuyến) để có thêm môi trường luyện nói ngoài giờ Ngoài ra, hạn chế mở các trang web khác khi luyện nói trực tuyến để tránh xao lãng và luyện nói vào những khung giờ có ít người trong gia đình để đảm bảo yên tĩnh cũng là những cách sinh viên đã áp dụng để hạn chế cản trở về tương tác và môi trường học khi luyện nói ngoài giờ lên lớp trong tình hình học trực tuyến với tỷ lệ lần lượt là 38% và 48% Để khắc phục khó khăn liên quan đến động lực học, mặc dù học tập trực tuyến và không có cơ hội gặp mặt trực tiếp, sinh viên vẫn tích cực lập những nhóm luyện tập kỹ năng Nói để cùng nhau học tập và cải thiện kỹ năng Nói (65%) Họ cũng kết nối với người nước ngoài để tiếp thêm động lực luyện nói (49%) Đặt ra những mục tiêu trong học tập để có thêm động lực cũng được sinh viên áp dụng với tỷ lệ 79% Có thể thấy rằng, sinh viên rất quan tâm đến yếu tố động lực học tập trong tình hình học trực tuyến và đã áp dụng các cách trên với mong muốn tăng thêm động lực và từ đó có thể tự luyện tập phát triển kỹ năng Nói Đối mặt với những điều kiện bất lợi gây ra cho việc luyện nói ngoài giờ trong quá trình học trực tuyến, sinh viên đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, cùng với đó là sự nỗ lực để vượt qua những khó khăn đó.