Thiết kế bộ đếm nhị phân, thuận nghịch, đồng bộ Kđ=16, sử dụng JKFF hiển thị số đếm trên LED 7 thanh. Bởi vậy thông qua việc làm đồ án sẽ giúp cho mỗi sinh viên có cái nhìn sâu hơn về môn kỹ thuật xung số này và qua đây giúp học sinh sinh viên đánh giá được khả năng tích lũy kiến thức về môn này ngày đồng thời biết cách vận dụng môn học vào thực tế. Từ những điều đã được thấy đó và khả năng của chúng em, chúng em muốn làm một điều gì nhỏ để góp phần vào giúp người lao động bớt phần mệt nhọc chân tay mà cho phép tăng hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời đảm bảo được độ chính xác cao. Nên chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Thiết kế bộ đếm nhị phân, thuận nghịch, đồng bộ Kđ=16, sử dụng JKFF hiển thị số đếm trên LED 7 thanh” Qua bài thiết kế mạch chúng em đạt được trang bị thêm kiến thức về chuyên môn cũng như về thực tế thế để tích lũy thêm kinh nghiệm cho sau này.
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN
KỸ THUẬT XUNG SỐ
Tên đề tài: Thiết kế bộ đếm nhị phân, thuận nghịch, đồng bộ Kđ=16, sử dụng JK-FF hiển thị số đếm trên LED 7 thanh
Giảng viên hướng dẫn: Hà Thị Phương
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Dũng – 2021603513 Triệu Ngọc Trung – 2021604795 Ngô Thiện Tùng – 2021605157
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Họ và tên sinh viên :
PHIẾU GIAO ĐỒ ÁN MÔN HỌC
KỸ THUẬT XUNG SỐ
Nguyễn Ngọc Dũng Mã sinh viên: 2021603513
Triệu Ngọc Trung Mã sinh viên: 2021604795
Ngô Thiện Tùng Mã sinh viên: 2021605157
Lớp: 20231FE6021002 Khoá: 16
Giảng viên hướng dẫn: Hà Thị Phương
Tên đề tài: Thiết kế bộ đếm nhị phân, thuận nghịch, đồng bộ Kđ=16, sử dụng JK-FF hiển thị số đếm trên LED 7 thanh
NỘI DUNG THỰC HIỆN
2 Phân tích lựa chọn ý tưởng tốt nhất và khả thi L1.2; L1.3
3 Tính toán thiết kế, xây dựng và phân tích mô
Trang 3I Yêu cầu thực hiện:
1 Phần thuyết minh:
* Trình bày đầy đủ các nội dung đồ án, bao gồm:
Chương 1 Tổng quan (Nêu cơ sở lựa chọn đề tài đồ án, ứng dụng trong thực tiễn …);
Chương 2 Tính toán, thiết kế mô phỏng;
Chương 3 Chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm và hiệu chỉnh;
- Đề tài thuộc lĩnh vực điện tử trong phạm vi kỹ thuật xung số
- Vật tư, trang thiết bị: dụng cụ cầm tay, vật liệu (theo đề tài của các nhóm), linh kiện điện tử cơ bản…
- Đảm bảo an toàn lao động
Ngày giao: 21/11/2023 Ngày hoàn thành: 23/12/2023
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2023
Trang 4MỤC LỤC
Phần 1 Tổng quan 7
1.1 Mục đích nghiên cứu 8
1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 8
1.3 Phạm vi nghiên cứu 8
1.4 Ứng dụng 8
1.5 Ý nghĩa đồ án 9
Phần 2 Tính toán, thiết kế, mô phỏng 10
2.1 Tính toán 10
2.2 Thiết kế 13
2.2.1 Khối tạo xung 13
2.2.2 Khối đếm 16
2.2.3 Khối giải mã 18
2.2.4 Khối hiển thị 20
2.3 Mô phỏng 21
Phần 3 Chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm, hiệu chỉnh 21
3.1 Chế tạo 21
3.1.1 Vẽ mạch in 21
3.1.2 Chuẩn bị linh kiện 22
3.2 Lắp ráp 23
3.3 Thử nghiệm, hiệu chỉnh 23
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Đồ hình trạng thái 10
Hình 2 Sơ đồ khối 13
Hình 3 Sơ đồ chân IC555 14
Hình 4 Mạch nguyên lý IC555 14
Hình 5 Sơ đồ chân IC7476 16
Hình 6 Mạch nguyên lý IC7476 17
Hình 7 Sơ đồ chân IC7447 18
Hình 8 Sơ đồ chân led 7 thanh 20
Hình 9 Cấu tạo led 7 thanh anode chung 20
Hình 10 Mô phỏng mạch trên proteus 21
Hình 11 Mạch in vẽ trên Altium Design 22
Hình 12 Mạch đếm thuận nghịch, đồng bộ kđ =16 23
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Bảng kích JK-FF 10
Bảng 2 Bảng chuyển đổi trạng thái 13
Bảng 3 Giải mã NBCD sang 7 mã vạch sử dụng cho LED 7 thanh 19
Bảng 4 Danh sách linh kiện 22
Bảng 5 Thử nghiệm và hiệu chỉnh 23
Trang 7Phần 1 Tổng quan
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ các thiết bị điện tử đang và
sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cũng như trong đời sống xã hội, việc xử lý tín hiệu trong các thiết bị điện tử hiện đại đều dựa trên nguyên lý số số Bởi vậy việc hiểu sâu sắc về điện tử số là điều không thể thiếu đối với kỹ sư cơ điện tử Hiện nay nhu cầu hiểu biết về kỹ thuật số số không phải chỉ riêng đối với các kỹ sư điện tử mà còn đối với tất cả ai yêu thích môn học này
Bởi vậy thông qua việc làm đồ án sẽ giúp cho mỗi sinh viên có cái nhìn sâu hơn về môn kỹ thuật xung số này và qua đây giúp học sinh sinh viên đánh giá được khả năng tích lũy kiến thức về môn này ngày đồng thời biết cách vận dụng môn học vào thực tế
Từ những điều đã được thấy đó và khả năng của chúng em, chúng em muốn làm một điều gì nhỏ để góp phần vào giúp người lao động bớt phần mệt nhọc chân tay mà cho phép tăng hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời đảm bảo được độ chính xác cao Nên chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Thiết kế bộ đếm nhị phân, thuận nghịch, đồng bộ Kđ=16, sử dụng JK-FF hiển thị số đếm trên LED 7 thanh”
Qua bài thiết kế mạch chúng em đạt được trang bị thêm kiến thức về chuyên môn cũng như về thực tế thế để tích lũy thêm kinh nghiệm cho sau này
Trang 81.1 Mục đích nghiên cứu
Nắm chắc được nguyên lý làm việc của các thành phần điện tử cơ bản
Biết cách kết hợp các thành phần điện tử khác nhau tạo ra một mạch đếm đạt được các yêu cầu của đồ án
Biết cách sử dụng một số phần mềm mô phỏng mạch phổ biến để mô phỏng được bộ đếm sản phẩm trước khi đi vào chế tạo
Nắm được quy trình chế tạo mô hình thực một mạch đếm sản phẩm
Hiểu được cấu tạo, cách thức hoạt động của bộ đếm sản phẩm
1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Bộ đếm sản phẩm sử dụng trong công nghiệp và cách chế tạo một bộ đếm sản phẩm đơn giản
Các phần tử logic và phần tử nhớ cơ bản (JK-FF), bộ IC giải mã hiển thị số trên LED 7 thanh
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu; Phương pháp phân tích; Phương pháp thử nghiệm và chọn lọc
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung lý thuyết: Kiến thức được áp dụng trong suốt bài tập lớn thuộc phạm vi học phần Kỹ thuật xung số, khoa điện tử trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Sản phẩm bài tập lớn sử dụng phần mềm Proteus 8 Professional và Altium Design để phục vụ mô phỏng và chế tạo
Đồ án cùng với sản phẩm được nghiên cứu và hoàn thiện để phục vụ việc đánh giá chất lượng sinh viên và cho mục đích tham khảo trong phạm vi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Các thiết bị được sử dụng trong quá tình làm đồ án: Máy tính và một số dụng cụ điện khác
1.4 Ứng dụng
Sản phẩm bộ đếm sản phẩm có thể được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất tự động và bán tự động để đếm sản phẩm trên băng chuyền, làm thiết bị hỗ trợ việc đóng gói Ngoài ra bộ đếm sản phẩm còn được sử dụng trong đời sống như việc đếm xe ra vào trong bãi đỗ xe, đếm
số lượng hành khách qua cửa,… Bộ đếm sản phẩm giúp việc kiếm kê số lượng sản phẩm chính xác và nhanh chóng hơn, thay thế sức lao động con người, nâng cao năng suất trong sản xuất
Trang 91.5 Ý nghĩa đồ án
Đồ án giúp sinh viên bước đầu hiểu rõ hơn về mô hình bộ đếm được
sử dụng trong thực tế Biết được cách thức hoạt động của những linh kiện điện tử trong hệ thống đếm Bên cạnh đó bài tập lớn cũng tạo điều kiện cho sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu và hoàn thiện một sản phẩm, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng các phần mềm mô phỏng thành thạo Đây là
cơ sở nền tảng để phát triển các sản phẩm lớn hơn trong tương lai
Trang 10Phần 2 Tính toán, thiết kế, mô phỏng
Trang 11Giả sử gọi tín hiệu điều khiển là R ta quy ước như sau:
Trang 131 S1 1110 1101 x0 x0 x1 x1
Bảng 2 Bảng chuyển đổi trạng thái
Các phương trình đầu vào kích:
𝑘1 = 𝑘1 = 1
𝑘2 = 𝑘1 = 𝑘 × 𝑘1 + 𝑘1 × 𝑘 = 𝑘1 ⊕ 𝑘 𝑘3 = 𝑘1 = 𝑘 × 𝑘1 × 𝑘2 + 𝑘2 × 𝑘1 × 𝑘 = 𝑘2 × (𝑘2 ⊕ 𝑘) 𝑘4 = 𝑘1 = 𝑘 × 𝑘1 × 𝑘2 × 𝑘3 + 𝑘3 × 𝑘2 × 𝑘1 × 𝑘 = 𝑘3 × (𝑘3 ⊕ 𝑘)
Khối giải mã
Khối đếm
Khối hiển thị
Trang 14Hình 3 Sơ đồ chân IC555
b Nguyên lý hoạt động
Trang 15Ở trên mạch H đang ở mức 1 và gần bằng Vcc; L là mức 0 Sử dụng FF – RS.
sẽ mở dẫn, cực C sẽ được nối đất Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp
mức 0, FF sẽ không được reset
(OA viết tắt: OP – AMP)
Tụ C nạp qua ngưỡng ⅔ Vcc:
Trang 16với điện áp ban đầu là ⅓ Vcc.
2.2.2 Khối đếm
- Linh kiện cần dùng: IC7476
Hình 5 Sơ đồ chân IC7476
Trang 17a Chức năng Mạch đếm là loại mạch điện sử dụng các FF ghép lại với nhau để thực hiện các thao tác đến khi có tín hiệu xung đầu vào như vậy mạch đến lần thực hiện thao tác nghiệp tín hiệu xung ở đầu vào sau mỗi xung đầu vào thì đầu ra có bộ đếm có thể tăng lên hoặc giảm 1 đơn vị hoặc thay đổi theo một trình tự logic nhất định
b Nguyên lý hoạt động
Hình 6 Mạch nguyên lý IC7476
JK-FF là một loại của Flip Flop có hai đầu vào chức năng J,K và hai đầu ra Đầu vào J đóng vai trò thiết lập, đầu vào K đóng vai trò xóa theo quy tắc:
- JK = 00 : FF Giữ nguyên trạng thái cũ
- JK = 01 : FF luôn chuyển đến trạng thái 0
- JK = 10 : FF luôn chuyển đến trạng thái 1
- JK = 11 : FF đảo trạng thái hiện tại
Trang 182.2.3 Khối giải mã
- Linh kiện cần dùng: IC7447
Hình 7 Sơ đồ chân IC7447
a Chức năng Mạch giải mã là mạch có chức năng ngược lại với mạch mã hóa tức
là nếu có một mã số tác động vào ngõ vào thì tương ứng sẽ có một ngõ ra được tác động ,mã ngõ vào thường ít hơn mã ngõ ra
Mạch giải mã được ứng dụng chính trong ghép kênh dữ liệu, hiển thị LED 7 đoạn, giải mã địa chỉ bộ nhớ
b Nguyên lý hoạt động
Trang 19Bảng 3 Giải mã NBCD sang 7 mã vạch sử dụng cho LED 7 thanh
- Nhìn bảng chân lý trên ta thấy với 4 đầu vào sau khi giải mã nó cho ra
15 giá trị của LED 7 đoạn và hiển thị lên được LED 7 đoạn
- Sự hoạt động của mạch được thể hiện ở bảng chân lý, trong đó đối với các ngõ ra 0 là tắt và 1 là sáng Nghĩa là nếu 74LS47 thúc đèn led 7 đoạn thì các đoạn a,b,c,d,e,f,g của đèn sẽ sáng hay tắt tùy vào ngõ ra tương ứng của 74LS47 là 1 hay 0
- Ngõ vào xóa RBI được để 0 hay nối lên mức 1 dùng để xóa số 0 (số 0 thừa phía sau số thập phân hay số 0 trước số có nghĩa) Khi RBI và các ngõ vào A,B,C,D ở mức 0 nhưng ngõ vào LT ở mức 1 thì các ngõ ra đều tắt và ngõ vào xóa dạng sóng RBO xuống mức thấp
- Khi ngõ vào BI/RBO nối lên mức 1 và LT ở mức 0 thì ngõ ra đều sáng
- Kết quả là khi mã số nhị phân 4 bit vào có giá trị thập phân từ 0-15 đèn led hiển thị các số như ở hình bên dưới
Trang 202.2.4 Khối hiển thị
- Linh kiện sử dụng: Led 7 thanh anode chung
Hình 8 Sơ đồ chân led 7 thanh
a Chức năng
Hệ thống hiển thị là một hệ thống điều khiển logic nhằm làm hiển thị các ký
tự hoặc hình ảnh mong muốn (chữ cái ,chữ số ) 1 hệ thống hiển thị bao gồm các phần tử hiển thị và vi mạch điều khiển chúng
Trong các thiết bị để báo trạng thái hoạt động của thiết bị đó người ta sử dụng với thông số chỉ ra các dãy số đơn thuần theo yêu cầu của đề bài hiển thị ra LED
7 thanh
b Nguyên lý hoạt động Tất cả các chân anode được nối với nhau với logic là 1 Mỗi phân đoạn được chiếu sáng bằng cách sử dụng điện trở tín hiệu logic 0 (hay low) vào các cực cathode (từ a đến g)
Hình 9 Cấu tạo led 7 thanh anode chung
Trang 21Hình 10 Mô phỏng mạch trên proteus
Phần 3 Chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm, hiệu chỉnh 3.1 Chế tạo
3.1.1 Vẽ mạch in
- Sử dụng phần mềm Altium Design để thiết kế mạch in
- Altium Design là một trong những công cụ vẽ mạch điện tử mạnh nhất hiện nay Được phát triển bởi hãng Altium Limited Altium designer là một phần
Trang 22mềm chuyên nghành được sử dụng trong thiết kế mạch điện tử Nó là một phần mềm mạnh với nhiều tính năng thú vị, tuy nhiên phần mềm này còn được ít người biết đến so với các phần mềm thiết kế mạch khác như orcad hay proteus.
Hình 11 Mạch in vẽ trên Altium Design
3.1.2 Chuẩn bị linh kiện
- Các linh kiện sử dụng trong mạch gồm:
Trang 231 Mạch không hoạt động Nối lại 1 số chỗ mạch in bị đứt
2 Mạch hoạt động sai Hàn chập 1 chân linh kiện
Bảng 5 Thử nghiệm và hiệu chỉnh
Trang 24Kết luận
Qua quá trình học tập chúng em đã được cô “Hà Thị Phương” truyền lại các kiến thức về môn “Kỹ thuật xung số” Chúng em cũng đã tiếp nhận được kiến thức và đã quyết định lựa chọn đồ án đề tài: “Thiết kế bộ đếm nhị phân, thuận nghịch, đồng bộ Kđ=16, sử dụng JK-FF hiển thị số đếm trên LED 7 thanh”
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong nhóm chưa
có, với sự giúp đỡ và chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn đã giúp nhóm em hoàn thành nhiệm vụ của mình Nhóm em sẽ cố gắng tiếp thu những kiến thức và không ngừng học hỏi để áp dụng vào những công việc thực tế sau này
Nhóm em chân thành cảm ơn!