Mục đích của đề tài Tiểu luận này được viết nhằm nêu lên quan điểm của Triết học Mác-Lêninvề mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, đồng thời trên cơ sở: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên”
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
……….***……….
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Anh
Mã sinh viên: 2214510011
Số thứ tự: 4
Lớp tín chỉ: TRI114K61.2
Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Trang
Hà Nội, tháng 11 2022
Trang 2MỤC LỤ
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Khái niệm tự nhiên, xã hội 5
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội 5
1.2.1 Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên 5
1.2.2 Tự nhiên là nền tảng của xã hội 6
1.2.3 Tự nhiên - con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất .7
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 8
2.1 Môi trường là gì? 8
2.2 Môi trường ở Việt Nam đang bị tàn phá trầm trọng 9
2.2.1 Môi trường đất 9
2.2.2 Môi trường nước 9
2.2.3 Môi trường không khí 10
2.2.4 Khoáng sản 10
2.2.5 Rừng và đa dạng sinh học 10
2.3 Sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường 11
2.4 Các giải pháp khả thi 12
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
3
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài tiểu luận
Một trong số những vấn đề làm cho con người phải tư duy nhiều nhất, có lịch sử lâu dài nhất là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội Kể từ khi ra đời, quan điểm về mối quan hệ này đã thay đổi khá nhiều
Thực tế và lí luận khoa học đều chứng tỏ tự nhiên và xã hội có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, cùng nằm trong một tổng thể bao gồm: tự nhiên, con người và xã hội Con người và xã hội đã dựa trên nền tảng tự nhiên mà tồn tại và phát triển, nhưng chính trong quá trình này, nền tảng tự nhiên lại bị phá hủy Đặc biệt, trong thời đại hiện này, khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và dân số toàn cầu đang bùng nổ thì tự nhiên và môi trường càng bị phá hủy kinh khủng hơn
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên thực sự là một đề tài hấp dẫn, gợi mở vốn tri thức phong phú, giàu tính thực tiễn Và đây là lí do khiến em chọn đề tài:
Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
2 Mục đích của đề tài
Tiểu luận này được viết nhằm nêu lên quan điểm của Triết học Mác-Lênin
về mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, đồng thời trên cơ sở: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên” phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam Bên cạnh đó, nó cũng hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, tác động qua lại giữa hai yếu tố trên
- Thực trạng môi trường của nước ta hiện nay
4
Trang 4- Những biện pháp bảo vệ môi trường cần áp dụng.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người quan tâm từ rất sớm, cho đến nay quan niệm về vấn đề này đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết
1.1 Khái niệm tự nhiên, xã hội
Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận Theo nghĩa này thì con người xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên (Chúng ta xem xét tự nhiên theo nghĩa này)
Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấ
y mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau"
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
1.2.1 Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên
Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất
ấy-là bộ phận của tự nhiên
Nguồn gốc của con người là tự nhiên Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên, ngay cả bộ óc con người, cái mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người
Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng
5
Trang 5đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội
Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người"
Vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên Song bộ phận này có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và bản năng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên
1.2.2 Tự nhiên là nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên có tương tác với nhau Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều Trước hết ta xét chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội đựoc hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Đó
là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất ra sản phẩm
6
Trang 6Tóm lại, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ
mà lao động của con người cần Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã hội, do đó vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội
Tự nhiên tác động đến xã hội bao nhiêu thì xã hội cũng tác động lại vào tự nhiên bấy nhiêu Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh mẽ
Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ
và tự nhiên"
Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh, tức là làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng
vô cùng đa dạng như khai thác, đánh bắt hải sản, đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự nhiên Thực tế xã hội luôn tác động vào tự nhiên Với sức mạnh của khoa học công nghệ hiện nay, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vấn đề là trong quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa
7
Trang 7Discover more
from:
TRIE101
Document continues below
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
Trường Đại học…
622 documents
Go to course
Vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ "Chiều…
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (17)
3
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ…
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (4)
16
Chapter-3-Translation
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (3)
18
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Note bài
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (3)
16
Trang 81.2.3 Tự nhiên - con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất
Theo nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới tuy vô cùng phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người Ba yếu
tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống, bởi chúng là môi trường sống,
có quan hệ với mọi vật chất đang vận động
Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo những quy luật, tất cả các quá trình trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định Hoạt động của các quy luật đó đã nối liền các yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong không gian và theo thời gian
Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội Thật vậy, con người là sản phẩm của tự nhiên Con người tạo ra xã hội Để trở thành một con người đích thực con người cần được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người Con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội Chính vì thế ta có thể nói rằng con người còn là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 2.1 Môi trường là gì?
Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống Khái niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Ở đây, chúng ta sẽ chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên, gồm có đất, nước, không khí Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại
và phát triển của xã hội Như vậy trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thì môi trường đại diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự nhiên là xã hội
Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau, nhưng luôn
8
Nội dung đề tài Sinh viên học tập và làm…
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (3)
20
Đề cương ôn tập cuối kỳ
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (2)
18
Trang 9đứng ở vị trí rất quan trọng, thiết yếu Với tốc độ phát triển vượt bậc của xã hội, thiên nhiên không đơn thuần tác động vào cuộc sống của con người như ở thời
kỳ khai sinh sự sống nữa, mà ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc sống, sinh hoạt của con người
Với sự ra đời của công nghiệp, sự gia tăng dân số, con người đang dần chiếm lĩnh, phá huỷ tự nhiên Xã hội ngày càng phát triển thì con người càng phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường Với một môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề, xã hội loài người sẽ không thể bền vững, sớm sẽ bị diệt vong
2.2 Môi trường ở Việt Nam đang bị tàn phá trầm trọng
2.2.1 Môi trường đất
Quỹ đất Việt Nam với tổng diện tích hơn 33 triệu ha đang ngày càng thu hẹp vì hiện tượng xâm thực, quỹ đất sử dụng eo hẹp do tình hình dân số tăng nhanh Đất không được quy hoạch, sử dụng hợp lý Ở Việt Nam hiện nay đang
có xu hướng thu hẹp đất nông nghiệp, tăng quy hoạch các khu công nghiệp và xây dựng, đảm bảo tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng việc thực hiện
ở nhiều nơi còn lề mề, quy hoạch bừa bãi, lại có rất nhiều dự án treo, gây lãng phí tài nguyên đất, nhất là đất màu mỡ
Môi trường đất không những không được khai thác, sử dụng hợp lý mà còn
bị ô nhiễm trầm trọng với việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, tích tụ rác thải không hoai trong lòng đất
2.2.2 Môi trường nước
Việt Nam có các hệ thống sông lớn, nhiều sông ngòi nhỏ, mạch nước ngầm, cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt của người dân và hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, nguồn sông suối, ao hồ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
Dân số tăng nhanh, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân sinh ra rất nhiều chất thải Ý thức, quan niệm của nhiều người dân Việt Nam còn rất lạc
9
Trang 10hậu, khiến việc xử lý chất thải không được tiến hành một cách khoa học Mọi người cứ tự do trực tiếp thải rác ra môi trường, nhất là sông, hồ, biển Rác thải tích tụ gây ra những dòng sông chết, ô nhiễm môi trường nước trầm trọng
Việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp không những gây ô nhiễm môi trường đất, mà còn gây độc, nhiễm bẩn mạch nước ngầm trong lòng đất Nhiều vụ tràn dầu xảy ra trên biển gây ô nhiễm biển nặng nề, ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật biển, làm mất cân bằng sinh thái
2.2.3 Môi trường không khí
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Chúng ta là nước đi sau, phải nhập khẩu nhiều máy móc từ nước ngoài Những máy móc này có thể hiện đại nhưng vẫn là thứ lạc hậu so với nhiều nước, nhiều nhà máy còn sử dụng máy móc bị các nước hiện đại loại thải - những máy móc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu hao năng lượng, xử lý chất thải kém, Chúng ta có thể khẳng định lượng khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp ở Việt Nam thải ra là rất lớn, gây ô nhiễm không khí trầm trọng
Không khí bị ô nhiễm cũng phần nhiều do khí thải từ các phương tiện giao thông, mà đặc trưng ở Việt Nam là xe máy Nhiều chiếc xe được dùng trên 10 năm, ống xả hoạt động không hiệu quả thường rất tiêu hao năng lượng, thải ra thứ khói đen kịt, chứa đầy khí CO2
Những khí thải độc hại đó không những gây ô nhiễm không khí hít thở của con người, gây nhiều bệnh liên quan đến phổi, mà còn gây nguy cơ thủng tầng ôdôn, làm biến đổi khí hậu trái đất, ảnh hưởng đến sự tồn vong của con người
2.2.4 Khoáng sản
Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng việc khai thác không hợp lý đã khiến những tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khan hiếm dần Nhiều nơi, việc khai thác nhỏ lẻ do tư nhân thực hiện, không được kiểm soát bởi
10
Trang 11nhà nước nên tài nguyên nhanh chóng bị khai thác ham lợi nhuận làm cho cạn hết
Hiện nay, rất đáng buồn là chính quyền Việt Nam đồng ý cho Trung Quốc vào khai thác khoáng sản ở nước ta tự do ở một số mỏ Bất kì người dân nào cũng phản đối quyết liệt Chính sách hòa hoãn như thế với Trung Quốc là rất ngu dốt, kém cỏi Việc này không những là một sự lãng phí tài nguyên của đất nước một cách phi lí mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến môi trường sinh thái ở Việt Nam
2.2.5 Rừng và đa dạng sinh học
Rừng ở Việt Nam rất phong phú, nhiều động thực vật quý hiếm, diện tích rừng lớn Nhưng xét cho đến nay, sau khi trải qua chiến tranh tàn phá, và sự khai thác trái phép không giới hạn, không có sự trồng mới kịp thời của con người, diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp chỉ còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh Diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều nơi còn rất lớn
2.3 Sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường
Với hiểu biết về mối quan hệ mật thiết giữa xã hội và tự nhiên, chúng ta phải hiểu rằng việc bảo vệ môi trường không phải là việc của riêng ai, đó là vấn
đề của toàn xã hội
Môi trường tự nhiên ở Việt Nam đang bị tàn phá nặng nề về mọi phương diện: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên Việc này sẽ có tác động to lớn đến sự tồn tại bền vững của xã hội Môi trường ô nhiễm tác động làm biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, thời tiết thất thường, khắc nghiệt với nhiều thiên tai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người Hiện nay, Việt Nam đang là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của sự nóng lên của trái đất Lượng khí thải ra không khí quá nhiều khiến con người không còn một môi trường khí thở trong lành, gây nhiều bệnh, nhất là về đường hô hấp; ngoài ra có thể gây tác động làm thủng tầng ô dôn, các tia cực tím từ vũ trụ một khi đã chiếu vào thì trái đất sẽ không còn một môi trường ánh sáng bình thường Tia cực tím
11