Vậy nên đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất là phải xóa bỏ quan hệ sảnxuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sảnxuất đã phát triển.Ví dụ: Vào giai đoạn c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM HIỆN NAY.
NHÓM: 4 LỚP HP: 2275MLNP0221 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
HÀ NỘI, 2022
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
19 Trương Linh Chi
Phần 1.2: Mối quan hệ biệnchứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất(đề tài 2)
20 Hoàng Đăng Cường Chuẩn bị phần câu hỏi vàtrả lời phản biện
21 Vũ Hùng Cường Tổng hợp, chỉnh sửa thôngtin làm Word (Chưa hoàn thành
nhiệm vụ)
22 Đinh Thế Đạt Phần 2.2: Phương hướnggiải quyết (đề tài 1)
23 Nguyễn Đỗ Minh Đức Làm PowerPoint
24 Vũ Thị Thùy Dung
Phần 2.1: Thực trạng vậndụng quy luật BC giữa lựclượng sản xuất và quan hệsản xuất của Đảng Cộngsản Việt Nam hiện nay (đềtài 2)
25 Nguyễn Tuấn Dũng
Phần 1.3: Ý nghĩa phươngpháp luận của quy luật vàmục 2.3(đề tài 2); chỉnh sửa nộidung
26 Nguyễn Thùy Dương Bổ sung ví dụ và phần 1.3chương 1 (đề tài 1)
27 Nguyễn Thùy Dương Tổng hợp, chỉnh sửa thôngtin làm Word
Trang 328 Nguyễn Thị NgọcDuyên
Phần 2.1: Một số mâuthuẫn của bản thân (nhậndiện 2-3 mâu thuẫn, phântích mâu thuẫn)
29 Trần Thị Mỹ Duyên Làm PowerPoint
30 Vũ Hương Giang
Chương 1: Nội dung quyluật thống nhất và đấutranh giữa các mặt đối lập(đề tài 1); tổng hợp, chỉnhsửa nội dung và bản Word
31 Vũ Hương Giang Phần 2.1.1: Thành tựu (đềtài 2)
32 Nguyễn Phương Hà Thuyết trình, viết kết luận,phần 2.1 và 2.3 chương 3
33 Phạm Hải Hà Thuyết trình, viết lời nóiđầu
Phần 2.2: Nguyên nhân củathành tựu và hạn chế (đề tài2), chuẩn bị phần câu hỏi
và trả lời phản biện
35 Hoàng Thị Bảo Hân
Phần 1.1: Khái niệm và kếtcấu của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất (đề tài
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 3
1.1 Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 3
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 5
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật 8
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 9
2.1 Thực trạng vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Đảng ta hiện nay 9
2.1.1 Thành tựu 10
2.1.2 Hạn chế 11
2.2 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế 12
2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Đảng ta hiện nay 16
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Triết học là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội của bất kỳ quốc gia nào Triết học không chỉ tác động đến sự phát triển trong tư tưởng của con người mà nó còn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Triết học là nền tảng, cơ sở của mọi đường lối quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước, ngay cả trong thời đại hội nhập ngày nay
Một trong những vấn đề lớn của Triết học Mác – Lênin là quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất Chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người tiến hành sản xuất theo một cách thức nhất định, tức là có một cách sinh sống, cách sản xuất riêng của mình Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” Mác viết: “…Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức của mình, do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình Phương thức sản xuất - cách thức mà con người tiến hành sản xuất chính là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Trong mỗi nấc thang lịch sử nhất định của xã hội, một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó
sẽ phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy
Ở nước ta, trước thời kỳ Đổi mới, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã không được nhận thức một cách đầy đủ, cơ chế quan liêu, bao cấp kéo dài khiến nền kinh tế trở nên trì trệ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đưa nước ta chính thức bước vào thời kỳ Đổi mới Từ đây, Đảng đã không ngừng nâng cao về nhận thức và
lý luận, áp dụng linh hoạt vào việc Đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển, được ứng dụng rộng rãi trong xã hội, năng suất lao độngkhông ngừng tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện
1
Trang 6Sau khi nghiên cứu môn triết học Mác - Lênin, chúng em tâm huyết với đề tài biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vì vậy chúng em lựa chọn nội dung: “Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” để viết thu hoạch Trong quá trình hoàn thiện, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Thu
Hà đã luôn đồng hành cùng chúng em Mặc dù có nhiều cố gắng song cũng không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, cần được chỉnh sửa bổ sung Chúng em mong rằng sẽnhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình từ cô để bài thu hoạch được hoàn thiện nhất
2
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Cơ sở văn hóa
việt nam
Trường Đại học…
154 documents
Go to course
Trang 8CHƯƠNG 1: BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN
XUẤT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.1.1 Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất
a) Khái niệm lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội Về cấu trúc, lựclượng sản xuất được xem xét trên hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ thuật (tư liệu sảnxuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động) Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động sống” và “lao động vật hoá” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộ
những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định.
b) Kết cấu của lực lượng sản xuất
- Người lao động: với tính cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất, người lao động là những người có khả năng lao động, tức là phải có phẩm chất: sức mạnh trí tuệ, sức mạnh thể chất, kinh nghiệm và kĩ năng lao động, Ở những thời đại khác nhau, các phẩm chất trên cũng có những vai trò khác nhau; trong các xã hội tiền tư bản, khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thủ công, yếu tố thể chất nổi bật hơn cả; trong xã hội tư bản, yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng lao động lại được ưu tiên hơn để phục vụ cho các dây chuyền công nghiệp, điều khiển các loại máy móc; hiện nay, khi lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại, tin học hóa, tự động hóa thì yếu tố tri thức có vai trò đặc biệt quan trọng Con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực đặc biệt và vô tận Chính sức mạnh trí tuệ của con người đã đem lại những thành tựu lớn lao trong nền sản xuất hiện đại
- Tư liệu sản xuất: là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất
+ Đối tượng lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người
3
Bài thảo luận - nhóm
7 - Đặc trưng vùng…
Cơ sở vănhóa việt… 94% (50)
20
Bài thảo luận Đặc trưng vùng văn hóa…
Cơ sở vănhóa việt… 100% (9)
23
Đặc trưng văn hóa Tây Bắc
Cơ sở vănhóa việt… 84% (25)
25
ĐẶC TRƯNG VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC
Cơ sở vănhóa việt… 100% (3)
26
Cơ sở văn hóa Tây Nguyên - bài thảo…
Cơ sở vănhóa việt… 100% (2)
45
Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở vănhóa việt… 100% (2)
39
Trang 9+ Tư liệu lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.
Phương tiện lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vật chất
Công cụ lao động: là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp
sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng, tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội
1.1.2 Khái niệm và kết cấu của quan hệ sản xuất
a) Khái niệm quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất xã hội là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất Đây chính là mối quan hệ quan trọng nhất - quan hệ kinh tế, trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người Quá trình sản xuất vật chất chính là tổng thể các yếu tố trong một quá trình thống nhất, gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất.b) Kết cấu của quan hệ sản xuất
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội Đây là mối quan hệ quy định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất, từ đó quy địnhquan hệ quản lý và phân phối Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định quan hệ khác bởi vì lực lượng xã hội nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm
- Quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất: là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất và phân công lao động Quan hệ này có vai trò quyếtđịnh trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất, có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội Ngày nay khoa học
4
Trang 10tổ chức quản lý sản xuất hiện đại có tầm quan trọng đặc biệt trong nâng cao hiệuquả quá trình sản xuất.
- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: là quan hệ giữa các tập đoàn người trongviệc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng Quan hệ này có vai trò đặc biệt quan trọng, kích thích trực tiếp lợi ích con người; là “chất xúc tác” kinh tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất, làm năng động hoá toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội Hoặc ngược lại, có thể làm trì trệ, kìm hãm quá trình sản xuất
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan
hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất Đây là quy luật cơ bản của sự vận động xã hội Cụ thể là:
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thìthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
- Nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
a) Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, có tính năng động cáchmạng, thường xuyên vận động biến đổi => Lực lượng sản xuất quyết định quan hệsản xuất (là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính ổn định tương đối, cókhuynh hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển của lực lượng sản xuất)
Ví dụ: Nội dung quyết định hình thức: Não bộ chính là nội dung còn lớp vỏ
bên ngoài là hình thức, khi não bộ ngày càng phát triển thì tất yếu lớp vỏcũng phải mở rộng để phù hợp với kích thước của bộ não, nếu lớp vỏ khôngthay đổi, phát triển thì sẽ làm cho bộ não không thể lớn lên, dẫn đến những
dị dạng về cơ thể, những căn bệnh như thiểu năng trí tuệ, mất khả năng nhậnthức…
- Lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất ấy, lực lượng sản xuất biến đổi thìquan hệ sản xuất cũng phải biến đổi theo
5
Trang 11- Khi lực lượng sản xuất không ngừng vận động phát triển thì đến một lúc nào đó sẽphá vỡ mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất => “mâu thuẫn” với tính đứng im tương đối của quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển củalực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượngsản xuất Vậy nên đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất là phải xóa bỏ quan hệ sảnxuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sảnxuất đã phát triển
Ví dụ: Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến với nhiều khủng khoảng,
biến động, khi lực lượng sản xuất mới tiến bộ ra đời và không ngừng pháttriển, lớn mạnh (đại diện là giai cấp công nhân, tư sản) sẽ tạo ra mâu thuẫngay gắt với quan hệ sản xuất phong kiến cũ, lỗi thời, lạc hậu => tất yếu phảidẫn đến cách mạng xã hội và đấu tranh giai cấp quyết liệt để xóa bỏ quan hệsản xuất cũ không phù hợp, tạo tiền đề cho sự ra đời của quan hệ sản xuấtmới - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất tiến bộ
Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuấtmới trong lịch sử, quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất.b) Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ người lao động,
đến tổ chức phân công lao động xã hội,…được thực hiện thông qua sự phùhợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất – đòi hỏi kháchquan của nền sản xuất
Trước khi tìm hiểu về sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sảnxuất, chúng ta cần phải biết sự phù hợp là gì:
- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng tháitrong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất, tạođịa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển
6
Trang 12- Sự phù hợp chứa đựng cả sự khác biệt, diễn ra trong sự vận động và pháttriển, là một quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâuthuẫn.
- Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo haichiều hướng: hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm
+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuấtphát triển đúng hướng, quy mô sản xuất được mở rộng, người lao độngnhiệt tình, hăng hái sản xuất, lợi ích của người lao động được đảm bảo,lực lượng sản xuất phát triển
Ví dụ: Xã hội cộng sản nguyên thủy tồn tại chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất, vì vào thời gian đó lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụsản xuất còn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là đồ đá, cung tên nên để tồn tạingười nguyên thủy buộc phải gắn bó với nhau, cùng ăn chung, làmchung, hưởng chung, sản phẩm làm ra đều được chia đều giữa cácthành viên và được tiêu dùng hết nên không có của cái dư thừa dẫn đếnkhông có việc chiếm đoạt làm của riêng, tất cả mọi người trong xã hộiđều bình đẳng, không có áp bức, bóc lột, bất công
+ Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như: quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu, hay phát triển trước lực lượng sản xuất, thì sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
Tác động của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất là:
- Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực
7
Trang 13lượng sản xuất tiếp tục phát triển Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.
Bên cạnh đó, quan hệ sản xuất lại tác động trở lại lực lượng sản xuất như sau:
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối Do đó, nó trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động
Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng, hoặc là tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp hoặc tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt trong một phương thức sảnxuất có tác động biện chứng,
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có
ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng
- Muốn phát triển kinh tế phải phát triển từ lực lượng sản xuất, trước hết là pháttriển lực lượng lao động và công cụ lao động
- Muốn xoá bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là kết quả của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ chính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế Việc xoá bỏ một mối quan hệ sản xuất không được tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy trí màphải từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế
- Nhận thức đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
8